Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An

doc 54 trang nguyendu 4110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_nang_cao_chat_luong_tham_dinh_tai_chinh_du_an_trong_h.doc

Nội dung text: Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An

  1. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV : 0854027440 Tên đề tài : NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NGHỆ AN GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 1
  2. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trang PHẦN 1: Tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An 3 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển 3 1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ 5 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây 7 PHẦN 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của đơn vị 13 1. Quy trình thẩm định dự án tại BIDV 13 2. Kết quả thẩm định tại chi nhánh trong 3 năm gần đây 15 2.1. Nội dung thẩm định tại chi nhánh 15 2.2. Tình hình hoạt động thẩm định dự án của chi nhánh 19 3. Minh họa dự án cụ thể 20 3.1. Mô tả dự án 20 3.2. Kết quả thẩm định dự án tại BIDV 21 3.3. Nhận xét và hiệu chỉnh 30 4. Đánh giá công tác thẩm định 34 4.1. Ưu điểm 34 4.2. Nhược điểm 35 4.3. Nguyên nhân 35 5. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của ngân hàng BIDV 38 5.1. Định hướng nhiệm vụ, mục tiêu cho hoạt động cho vay và thẩm định trong thời gian tới 38 5.2. Giải pháp 40 5.2.1. Giải pháp về phương pháp thẩm định 40 5.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 41 5.2.3. Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ 42 5.2.4. Giải pháp về tổ chức, điều hành 42 5.3. Kiến nghị 42 5.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 42 5.3.2. Kiến nghị với khách hàng 43 5.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 43 5.3.4. Kiến nghị với ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và ngân hàng ĐT&PT Nghệ An 44 KẾT LUẬN 45 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 2
  3. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Nghệ An 7 Sơ đồ 2.1: Sự gia tăng của các dự án đã cho vay 19 Bảng 1.1: Nguồn và sử dụng nguồn 8 Bảng 1.2: Doanh số cho vay thu nợ 9 Bảng 1.3: Chênh lệch thu phí dịch vụ 10 Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh 11 Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng qua các năm 18 Bảng 2.2: Tổng hợp hoạt động thẩm định 19 Bảng 2.3: Thông số đầu tư vào dự án 21 Bảng 2.4: Tỷ số tài chính 22 Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 23 Bảng 2.6: Tỷ số tài chính 24 Bảng 2.7: Tổng mức vốn đầu tư 26 Bảng 2.8: Doanh thu DA 27 Bảng 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh DA 27 Bảng 2.10: Ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư 28 Bảng 2.11: Ngân lưu dự án theo quan điểm chủ đầu tư 28 Bảng 2.12: Khảo sát độ nhạy 29 Bảng 2.13: Dòng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư đã hiệu chỉnh 33 Bảng 2.14: Dòng ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư đã hiệu chỉnh 34 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 3
  4. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - DAĐT Dự án đầu tư - ĐT&PT, BIDV Đầu tư và phát triển - TSCĐ Tài sản cố định - NH Ngân hàng - XDCB Xây dựng cơ bản - NHNN Ngân hàng nhà nước - QLRR Quản lí rủi ro - XD CTGT Xây dựng công trình giao thông - BGTVT Bộ giao thông vận tải - LNG/ DTT Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần - HĐQT Hội đồng quản trị - DVKHCN Dịch vụ khách hàng cá nhân -DVKHDN Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp - TTQT Thanh toán quốc tế - QLRR Quản lí rủi ro - NQH Nợ quá hạn - LNTT Lợi nhuận trước thuế - LNST Lợi nhuận sau thuế - TNDN Thu nhập doanh nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 4
  5. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 LỜI MỞ ĐẦU Thành phố Vinh là trung tâm thương mại lớn với tốc độ phát triển kinh tế xã hội vào bậc nhất khu vực bắc miền trung. Những năm gần đây rất nhiều dự án đầu tư được thực hiện đem lại cho thành phố một diện mạo mới và một nền kinh tế vững mạnh. Chủ đầu tư của những dự án này phải tìm nguồn tài trợ bên ngoài cho dự án bởi vì nguồn vốn tự có khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Kênh huy động vốn bên ngoài phổ biến nhất vẫn là đi vay. Mặt khác, các Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An nói riêng là nguồn cung cấp vốn nhanh, hiệu quả nhất cho các chủ đầu tư. Các dự án thường dài hạn và cần một lượng vốn lớn nên rủi ro từ việc cho vay vốn dự án sẽ rất cao. Vì vậy các ngân hàng rất coi trọng công tác thẩm định dự án cũng như đánh giá tình hình tài chính của các chủ đầu tư trước khi quyết định cho vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng thu lợi chủ yếu nhờ hoạt động cho vay. Chính vì vậy mỗi một khoản tín dụng được cấp ra nhất thiết phải mang lại hiệu quả, điều đó đồng nghĩa với việc đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Vì vậy, điều ngân hàng quan tâm nhất là khả năng hoàn trả khoản vay cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Do đó, việc ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án trên mọi phương diện kỹ thuật, thị trường, tổ chức quản lý, tài chính là rất quan trọng, trong đó thẩm định tài chính dự án có thể nói là quan trọng nhất. Một dự án đầu tư đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, trong một thời gian dài, phần lớn vượt quá khả năng tài chính, khả năng tự tài trợ của các doanh nghiệp. Do vậy họ phải huy động nguồn tài trợ từ các Ngân hàng thương mại. Về phía Ngân hàng thương mại, cho vay theo dự án đầu tư là một nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, có khả năng sinh lời cao nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Và để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, các Ngân hàng thương mại không có cách nào khác là phải tiến hành thẩm định các dự án đầu tư mà công việc quan trọng nhất ở đây là thẩm định tài chính dự án. Vai trò quan trọng của thẩm định tài chính dự án thể hiện ở chỗ nó chính là căn cứ chính yếu nhất để Ngân hàng thương mại đưa ra quyết định tài trợ của mình. Có thể nói thẩm định tài chính dự án là nội dung quan trọng nhất và phức tạp nhất trong quá trình thẩm định dự án. Bởi vì nó đòi hỏi sự tổng hợp của tất cả các biến số tài chính, kỹ thuật, thị trường đã được lượng hoá trong các nội dung thẩm định trước nhằm phân tích, tạo ra những bảng dự trù tài chính, những chỉ tiêu tài chính phù hợp có ý nghĩa. Và những chỉ tiêu này, sẽ là những thước GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 5
  6. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 đo quan trọng hàng đầu giúp Ngân hàng thương mại đưa ra quyết định cuối cùng: chấp thuận tài trợ hay không? Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề đối với hoạt động của ngân hàng nên em quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An”.  Mục tiêu nghiên cứu đề tài Nghiên cứu hoạt động thẩm định dự án tại đơn vị để hiểu rõ hơn quy trình thẩm định dự án trước khi cho vay, những thành tựu hạn chế của đơn vị trong hoạt động thẩm định. Từ đó đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động thẩm định dự án tại đơn vị thực tập.  Phương pháp nghiên cứu Quan sát, tìm hiểu, thu thập những thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu tại các phòng ban song song với việc tham khảo qua các phương tiện như sách vở, internet, báo đài cùng với sự hướng dẫn từ giảng viên và cán bộ ngân hàng để hoàn thành báo cáo và bổ sung thêm kiến thức thực tế về lĩnh vực đang nghiên cứu.  Bố cục đề tài Phần 1: Tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của đơn vị. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Bích Thủy – Giảng viên khoa Kinh tế Đại học Vinh cùng Ban lãnh đạo và cán bộ, nhân viên ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý cho em trong quá trình em thực tập và hoàn thành báo cáo này. Do kiến thức của em còn hạn chế, kèm theo đó là những khó khăn trong vấn đề tiếp cận nguồn thông tin nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, mong cô góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 6
  7. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NGHỆ AN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An Cùng với sự ra đời ngân hàng kiến thiết (NHKT) Việt Nam, ngày 27/5/1957, Bộ tài chính có quyết định thành lập các chi nhánh NHKT trong đó có chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết Nghệ An, tiền thân là phòng cấp vốn kiến thiết cơ bản nằm trong công ty tài chính Nghệ An Trong 55 năm qua, Ngân hàng ĐT&PT Nghệ An đã trải qua các thời kì sau: + Thời kì từ 1957-1965: Thời kì khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam với số vốn là 371,797 triệu, đã xây dựng một số công trình như: Nhà máy xay Vinh, Nhà bách hóa 2 tầng ngã tư Vinh, Khôi phục đường sắt Vinh, Về tổ chức cán bộ: lúc đầu mới thành lập chỉ có 9 đồng chí, hầu hết từ ngành khác chuyển sang, chưa được đào tạo qua trường lớp của ngân hàng Kiến Thiết. + Thời kì 1956-1975: Thời kì vừa xây dựng vừa chống chiến tranh phá hoại miền bắc, cơ sở vật chất còn non yếu. Vốn cấp phát trong thời kì này là 1289,444 triệu tăng gấp 3 lần so với thời kì trước, chủ yếu là vốn đảm bảo giao thông, phục vụ chiến tranh, song song với việc ưu tiên cho thủy lợi, nông nghiệp và một số cở công nghiệp, hàng tiêu dùng. Như vậy NHKT đã góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chính trị quan trọng là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tình hình cho vay thời kì này: Doanh số cho vay là 438,787 triệu, doanh số thu nợ là 407,671 triệu, dư nợ đến 1975 là 31,913 triệu. Với những đómg góp trên, trong năm 1973 và 1975 NHKT Nghệ An được Bộ Tài Chính tặng cờ thi đua xuất sắc. + Thời kì 1976-1980: Thời kì khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước thống nhất. Đầu năm 1976, NHKT Nghệ Tĩnh được thiết lập trên cơ sở hợp nhất NHKT Nghệ An và NHKT Hà Tĩnh. Thời kì này NHĐT&PT quản lí mỗi năm trên 200 công trình lớn nhỏ thuộc kinh tế trung ương, địa phương, 7 công trình xây dựng trên đất bạn Lào Với nguồn vốn là 1537,128 triệu. Tình hình cho vay ngắn hạn trong thời kì này là: GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 7
  8. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Doanh số cho vay là 571,106 triệu, doanh số thu nợ là 513,723 triệu, dư nợ đến năm 1980 là 89,584. Về cơ chế tổ chức: hình thành 7 ngân hàng Kiến Thiêt khu vực, số lượng cán bộ lớn lên về số lượng và chất lượng. Với nỗ lực của chi nhánh, năm 1977 ngân hàng được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 3. + Thời kì 1981-1990: Nghị định 259 ngày 24/6/1981 của chính phủ đổi tên NHKT thành NHĐT&XD, mọi điều hành trực thuộc Tổng giám đốc NHNN Việt Nam( hiện nay là thống đốc NHNN) để góp phần đổi mới hệ thống tài chính- tiền tệ- tín dụng phục vụ cho nhiệm vụ kế hoạch hóa XDCB hàng năm và thực hiện có hiệu quả 3 chương trình kinh tế: lương thực-thực phẩm- hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Vốn huy động vay ngân hàng phải chịu chế độ lãi suất. Doanh số cho vay ngắn hạn lên tới 72,2 tỷ và dư nợ là 11,6 tỷ. Vốn cấp phát để XDCB các công trình phục vụ cho giao thông như quốc lộ 1A, cầu Bến Thủy, cầu Sông Gianh + Thời kì 1990 – 2000: Năm 1990, theo yêu cầu của công cuộc đổi mới KTXH đòi hỏi ngân hàng cũng phải đổi mới theo 2 pháp lệnh ngân hàng: Nghị định 53 của hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990 đổi tên NHĐT&XD thành NHĐT&PT, đồng thời thống đốc NHNN Việt Nam cũng ban hành điều lệ NHĐT&PT Việt Nam nhằm từng bước chuyển dần cơ chế hoạt động từ bao cấp sang hạch toán kinh tế kinh doanh. Cuối năm 1994, khi được chính phủ cho thực hiện quyết định 654 là bàn giao nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư XDVB cho bộ tài chính quản lí thì trong một thời gian ngắn NHĐT&PT Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ mới theo quyết định 293 NHNN của thống đố NHNN Việt Nam là từ ngày 1/1/1995 NHĐT&PT điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ ngoài chức năng huy động vốn trung dài hạn trong và ngoài nước để cho vay các dự án phát triển kinh tế kĩ thuật, kinh tế tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong kĩnh vực đầu tư phát triển được phép thực hiện các hoạt động ngân hàng thương mại quy định tại pháp lệnh ngân hàng, đồng thời NHĐT&PT còn đảm nhận nghiệp vụ tín dụng theo kế hoạch nhà nước hàng năm, thu nợ các dự án cũ và huy động các nguồn vốn khác để cho vay. + Thời kì từ 2000 tới nay: Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây: BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả, giai đoạn 2006 – 2010, tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 8
  9. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm. BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng. Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại: Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá. Tiếp tục thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010, năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển mới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. 1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ hiện nay của chi nhánh Mô hình quản lí hiện nay của NHĐT&PT Nghệ An: Đơn vị thành viên của mô hình tổng công ty nhà nước(NHĐT&PT VN), hoạt động ngân hàng tại địa bàn Nghệ An. Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An đặt trụ sở tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ an, mô hình tổ chức theo khối cụ thể như sau: + Ban giám đốc: a. Khối quan hệ khách hàng (QHKH): Phòng QHKH 1, Phòng QHKH 2, Phòng QHKH 3, Phòng QLRR Nhiệm vụ: GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 9
  10. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 - Phòng QHKH có nhiệm vụ thực hiện công tác tiếp thị và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chịu trách nhiệm thiết lập và phát triển quan hệ khách hàng, theo dõi hoạt động của ngân hàng, dám sát quy trình sử dụng vốn, đôn đốc KH trả nợ, phát hiện và xử lí rủi ro khi khách hàng không trả đúng thời hạn. - Phòng QLRR có nhiệm vụ phân tích rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh, giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, xử lí nợ xấu b. Khối dịch vụ khách hàng gồm: Phòng DVKHCN, Phòng DVKHDN, Phòng TTQT, Phòng quản trị tín dụng, Phòng tiền tệ, kho quỹ Nhiệm vụ: - Phòng DVKHCN và DVKHDN có nhiệm vụ trực tiếp quản lí tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, bán sản phẩm tại quầy, giải ngân vốn thực hiện phòn chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh - Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lí kho tiền và quỹ (các giao dịch thu chi xuất nhập ), tham mưu đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn kho quỹ c. Khối quản lí nội bộ: Phòng tổ chức nhân sự, Văn phòng, Phòng kế toán tài chính, Phòng kế toán tổng hợp, Phòng điện toán. Nhiệm vụ: - Phòng tổ chức nhân sự: có nhiệm vụ là đầu mối tham mưu với giám đốc chi nhánh thực hiện công tác tổ chức- nhân sự và phát triển nguồn nhân lực - Phòng kế hoạch tài chính: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp, tham mưu xây dựng, triển khai và theo dõi kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh - Phòng tài chính kế toán: quản lí thực hiện các công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán chi nhánh - Phòng điện toán: trực tiếp thực hiện đúng quy trình công nghệ thông tin tại chi nhánh , quản trị mạng, an toàn mạng, an toàn thông tin d. Khối đơn vị trực thuộc: Phòng giao dịch Diễn Châu, Phòng GD Ga Vinh, Phòng GD Chợ Vinh, Phòng GD Quán Bánh, Quỹ tiết kiệm 1, Quỹ tiết kiệm. Nhiệm vụ: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, huy động vốn, cho vay và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 10
  11. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Nghệ An GIÁM ĐỐC PGĐ QUAN HỆ PGĐ QUẢN PGĐ TÁC KHỐI QUẢN KHỐI TRỰC KHÁCH HÀNG LÝ RỦI RO NGHIỆP LÝ NỘI BỘ THUỘC CÁC PHONG P. QUẢN PHÒNG CÁC PHÒNG QLRR TRỊ TÍN TC-KT PHÒNG QHKH DỤNG GIAO DỊCH P.TỔ P.QUẢN CHỨC Trong đó LÝ VÀ NHÂN SỰ CÁC có: Phòng DỊCH VỤ QUỸ Kiểm tra KHO QUỸ TIẾT nội bộ KIỆM P.KẾ CÁC HOẠCH PHÒNG TỔNG DVKH HỢP PHÒNG ĐIỆN Trong đó có: TOÁN Tổ Thanh toán quốc tế VĂN PHÒNG ( Nguồn phòng tổ chức nhân sự) 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Sản phẩm, dịch vụ của NHĐT&PT Nghệ An: Dịch vụ tiền gửi Thanh toán trong nước Dịch vụ thị trường ngoại hối Sản phẩm tín dụng Sản phẩm tài trợ thương mại Dịch vụ ngân hàng điện tử Các dịch vụ khác Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng những năm gần đây: GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 11
  12. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Tính đến 31/12/2011, tổng tài sản đạt 2.948.472 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 2.417.793 triệu đồng, năm 2009 là 2.345.369 triệu đồng. Hoạt động của ngân hàng ĐT&PT Nghệ An được phản ánh qua các nghiệp vụ chính như sau: Bảng 1.1: Nguồn và sử dụng nguồn ( đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng tiền trọng tiền trọng (%) (%) (%) I. Nguồn vốn tự huy động 2255 93% 2422 91% 2584 86% 1. Tiền gửi tổ chức kinh tế 735 30% 705 26% 750 25% 2. Huy động dân cư 1520 63% 1717 65% 1834 61% 2.1 Tiết kiệm 1223 50% 1657 62% 1823 61% + Không kỳ hạn 25 1% 52 2% 58 2% + Có kỳ hạn 1198 49% 1605 60% 1765 59% 2.2 Giấy tờ có giá 297 12% 60 2% 11 0% II. Tiền gửi định chế TC 120 5% 200 8% 340 11% III. Tiền gửi TCTD khác 57 2% 40 2% 60 2% CỘNG 2432 100% 2662 100% 2984 100% Tiền gửi VND 2060 85% 2212 83% 2448 82% Tiền gửi ngoại tệ 372 15% 450 17% 536 18% ( Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp)  Công tác huy động vốn: Năm 2009 đến năm 2011 trước những khó khăn và thách thức của nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng trong và ngoài nước, đặc biệt là năm 2011, chi nhánh vẫn đạt được những thành quả trong công tác huy động vốn, mặc dù phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm, năm 2009 đạt 2255 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 93% trong tổng nguồn vốn, năm 2010 đạt 2422 tỷ chiếm 91% trong tổng nguồn vốn tăng 9% so với năm 2009, sang năm 2011 nguồn vốn huy động là 2584 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2010. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi từ dân cư tăng lên trong năm 2011. Tiền gửi từ tổ chức kinh tế năm 2011 tăng 6% so với năm 2010, tiền gửi từ dân cư tăng lên 7%. Trong năm 2011 nền kinh tế gặp khó khăn việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ những chính sách phù hợp và uy tín của ngân hàng việc huy động vốn tăng so với năm 2010. Năm 2011 là năm khó khăn của thị trường chứng khoán vì vậy việc huy GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 12
  13. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 động tiền gửi từ giấy tờ có giá giảm so với năm 2010 giảm tận 82%. Nhưng các khoản tiền huy động từ các kênh khác tăng mạnh nên tổng số tiền huy động vốn năm 2011 tăng 12% so với năm 2010. Về tỉ trọng giữa VND và ngoại tệ cũng không thay đổi đáng kể, sự chênh lệch giữa các loại tiền vẫn xấp xỉ bằng với các năm trước. Năm 2011 nền kinh tế bị suy thoái, lạm phát tăng nhanh. Các doanh nghiệp làm ăn trì trệ, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, tình trạng đóng băng bất động sản đã kéo theo nhiều ngành nghề khác cũng làm ăn thua lỗ. Năm 2011 là một năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng. Tuy nhiên chi nhánh đã có những chủ trương kinh doanh hợp lí trong công tác thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn cùng với việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn như chính sách lãi suất, chế độ ưu đãi lãi suất đối với các khách hàng, triển khai các sản phẩm phái sinh trên thị trường ngoại hối để phục vụ khách hàng. Do vậy đã thu hút được nhiều nguồn tiền gửi từ dân cư, nhằm phục vụ tốt việc kinh doanh tiền. Bảng 1.2: Doanh số cho vay thu nợ ( đơn vị: tỷ đồng ) 2009 2010 2011 Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Chỉ tiêu tiền trọng tiền trọng tiền trọng (%) (%) (%) 1. Doanh số cho vay 1792 100% 2083 100% 2529 100% + Ngắn hạn 1375 77% 1693 81% 2161 85% + Trung, dài hạn 417 23% 390 19% 368 15% 2. Doanh số thu nợ 1264 100% 1581 100% 2121 100% + Ngắn hạn 1219 96% 1489 94% 1987 94% + Trung, dài hạn 45 4% 92 6% 134 6% ( Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp)  Công tác tín dụng: Dư nợ tín dụng năm 2009 là 1792 tỷ đồng, năm 2010 là 2083 tỷ đồng, năm 2011 là 2529 tỷ đồng. Năm 2011 tăng 21,4% so với năm 2010, tỷ trọng cho vay ở các năm thay đổi không đáng kể trong việc cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn. Năm 2011 cho vay ngắn hạn chiếm 85% trong doanh số cho vay tăng GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 13
  14. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 28%, cho vay dài hạn giảm 6% so với năm 2010. Ngân hàng thường chú trọng tới các dự án cho vay ngắn hạn hơn là dài hạn vì việc thu hồi vốn sẽ nhanh hơn, ngân hàng có thể chủ động trong việc thu hồi vốn, tránh được tình trạng lạm phát. hạn,dài hạn. Nhìn chung hoạt động tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua đạt được nhưng thành quả đáng khích lệ. Doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên qua các năm trong 3 năm qua. Năm 2010 thu nợ ngắn hạn tăng 22%, thu nợ dài hạn tăng 104%. Kết quả thu nợ tăng lên rất nhanh. Nguyên nhân là do năm 2010 nền kinh tế tăng trưởng, rất nhiều công ty doanh nghiệp làm ăn lời, nên trích lợi nhuận trả nợ tăng là một thực tế hiển nhiên. Doanh số thu nợ năm 2011 tăng 34% so với năm 2010. Đạt được kết quả này là do bộ phận tín dụng đã làm tốt công tác trước, trong khi và sau khi cho vay để có thể thu nợ. Năm 2011, chi nhánh đã tiến hành giải ngân các khoản vay, bảo lãnh theo hợp đồng hạn mức đã kí, đồng thời kí thêm các hợp đồng hạn mức với các công ty khác, tiếp nhận nhiều nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Việc quản lí tín dụng đánh giá thẩm định các dự án vay vốn được thực hiện chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro. Bảng 1.3: Chênh lệch thu phí dịch vụ ( đơn vị: đồng ) Thu phí dịch vụ 2009 2010 2011 1. Dịch vụ thanh toán 3.421.390.475 4.469.584.211 4.967.660.258 2. Dịch vụ tài trợ TM 466.464.377 1.082.688.498 792.034.387 3. Dịch vụ bảo lãnh 9.149.909.286 12.499.509.323 19.747.622.143 4. DV KD ngoại tệ 1.021.769.683 3.728.131.271 1.472.854.435 5. Sản phẩm phái sinh 310.608.313 672.640.127 2.870.000.000 6. Thẻ 223.627.036 610.948.034 894.199.060 7. Ngân quỹ 65.760.081 32.344.077 21.120.387 8. Hoạt động TD 302.409.640 279.663.560 352.993.484 9. Dịch vụ khác 770.339.415 585.140.677 103.253.295 Tổng cộng 15.732.278.306 23.960.649.778 29.010.683.780 ( Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp)  Hoạt động dịch vụ: Hoạt động dịch vụ năm 2011 đã tăng so với 2 năm trước. Trong năm 2011, thu từ hoạt động dịch vụ đạt 29.010.683.780 đồng tăng 84% so với năm 2009 và tăng 21% so với năm 2010. Dịch vụ thanh toán trong nước được mở rộng với mức tăng 12% so với năm 2010 và tăng 45% so với năm 2009. Dịch vụ tài trợ thương mại giảm so với năm 2010. Phí từ sản phẩm phái sinh tăng mạnh nhất trong 3 năm vừa qua. Công tác thẩm định và quản lý tín dụng luôn đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy trình thẩm GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 14
  15. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 định của chi nhánh. Mức thu từ hoạt động tín dụng năm 2011 tăng 26% so với năm 2010 và tăng nhẹ so với năm 2009. Về công tác bảo lãnh, là dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong các dịch vụ, thu từ công tác bảo lãnh năm 2011 tăng 58% so với năm 2010 và tăng gấp đôi so với năm 2009. Các hoạt động khác giảm nhẹ, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng thu phí dịch vụ. Hoạt động thu phí dịch vụ năm 2011 tăng so với 2 năm trước là do như đã phân tích ở trên các hoạt động cho vay và huy động tiền gửi đều tăng. Nghiệp vụ bảo lãnh tăng mạnh là do ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường tài chính, trong năm 2011 lại là năm thị trường thiếu vốn, vì vậy để đi vay thì uy tín và thương hiệu là chỉ tiêu quan trọng để đi vay, tận dụng nguồn lợi thế ngân hàng tăng mạnh khoản thu từ dịch vụ này. Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh (đơn vị: tỷ đồng ) 2008 2009 2010 2011 Số Số % tăng Số % tăng Số % tăng Chỉ tiêu tiền tiền (giảm) tiền (giảm) tiền (giảm) 1. Thu nhập thuần từ lãi 42.25 49.706 18% 64.5 30% 101 57% + Thu từ lãi 259.655 305.477 18% 441.9 45% 596 35% + Chi phí lãi 217.405 255.771 18% 377.4 48% 495 31% 2. Thu nhập thuần từ dịch vụ 17.612 19.583 11% 25 28% 30 20% 3. Thu nhập thuần từ kinh doanh kiều hối 0.63 1.167 85% 1.4 20% 1.8 29% 4. Thu nhập khác 2.45 3.45 41% 4.3 25% 5.7 33% 5. Tổng chi phí khác 27.895 31.485 13% 37.7 20% 47.5 26% 6. Chi phí dự phòng RR 1.4 1.2 -14% 2.4 100% 13 440% 7. Lợi nhuận trước thuế 33.647 41.221 23% 55.1 34% 78 42% 8. Thuế TNDN (28%) 9.42116 11.54188 23% 15.428 34% 21.84 42% 9. LNST 24.22584 29.67912 23% 39.672 34% 56.16 42% ( Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp) GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 15
  16. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440  Hiệu quả kinh doanh: Mức tăng trưởng từ các hoạt động trên là nguyên nhân khiến lợi nhuận của chi nhánh trong năm 2011 tăng 42% so với năm 2010, và tăng 34% so với năm 2009. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt được 56,16 tỷ đồng, năm 2010 đạt 39,672 tỷ đồng và năm 2009 đạt 29,67912 tỷ đồng. Đáng chú ý trong năm 2011, số tiền trích lập cho dự phòng rủi ro tăng rất mạnh, do điều kiện thị trường kinh tế trong nước gặp khó khăn, tuy nhiên các khoản lợi nhuận tăng mạnh nên lợi nhuận sau thuế của ngân hàng cũng tăng lên. Thu nhập thuần từ các hoạt động tăng mặc dù nền kinh tế trong năm 2011 gặp nhiều biến động, các chi nhánh ngân hàng mọc lên nhiều chứng tỏ ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách phù hợp và càng củng cố thương hiệu của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 16
  17. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA ĐƠN VỊ 1. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại BIDV Bước 1: Cán bộ tín dụng phòng QHKH tiếp thị nhu cầu về tín dụng từ khách hàng, kiểm tra tính chính xác và hợp lí của hồ sơ, nếu phù hợp với chính sách quy định của ngân hàng thì cán bộ thẩm định sơ bộ và lập báo cáo để xuất trình cho người có thẩm quyền phòng QHKH phê duyệt và chuyển qua phòng QLRR Dựa trên hồ sơ mà chủ đầu tư trình lên, Ngân Hàng BIDV tiến hành thẩm định dự án những nội dung sau - Thẩm định tính pháp lý của dự án: nghĩa là thẩm định tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay. - Thẩm định về mặt kỹ thuật, thực hiện dự án: nghĩa là đưa ra đánh giá chung, đánh giá tên dự án, đánh giá tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn, tổ chức xây dựng dự án, thẩm định khả năng cung cấp đầu vào của sản xuất và cuối cùng là thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh: nghĩa là xác định công suất thiết bị có thể đạt được trong thời gian vay nợ ngân hàng (công suất lý thuyết, công suất thiết kế, công suất khả dụng), xác định doanh thu theo công suất dự kiến, xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả nợ. - Thẩm định dự án về mặt tài chính - Thẩm định các điều khoản bảo đảm tiền vay (các trường hợp bảo đảm tiền vay; tính pháp lý và trị giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; phân tích khả năng kiểm soạt và tính thanh khoản của tài sản) - Kết luận của ngân hàng (thuận lợi; khó khăn khi đầu tư dự án rồi đưa ra kết luận tài trợ hay không tài trợ). Khi thẩm định tài chính dự án, ngân hàng thẩm định các yếu tố sau: Tổng vốn đầu tư dự án đã được tính toán hợp lý chưa và có tính đủ các khoản cần thiết không. Nguồn vốn đầu tư : - Vốn tự có của chủ dự án: Đối với dự án mới Ngân Hàng BIDV chỉ xem xét cho vay đối với các dự án có mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư. Đối với cho vay theo chương trình tài trợ xuất khẩu bằng vốn vay của các ngân hàng nước ngoài thì vốn tự có phải lớn hơn 15%. - Nguồn vốn vay: tổng số tiền vay, tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đầu tư, các nguồn vốn vay. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 17
  18. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 - Các nguồn khác: vốn ngân sách, vốn góp liên doanh, phát hành trái khoán, bán cổ phần, (ghi rõ số tiền, tỷ trọng trong tổng dự toán vốn đầu tư) Phân tích khả năng trả nợ Mục tiêu đặt lên hàng đầu của ngân hàng là lợi nhuận, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn về nguồn vốn cho ngân hàng. Vì vậy, đối với dự án vay vốn để đầu tư cần phải xem xét khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ (nợ gốc và lãi) phải trả hàng năm của dự án. Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận (sau khi trừ thuế thu nhập), khấu hao cơ bản và lãi phải trả hàng năm. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án - Ngân hàng thẩm định tính hợp lý của việc dự toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn, khấu hao TSCĐ, mức công suất thiết kế, công suất sử dụng, và doanh thu dự kiến hàng năm. - Ngân hàng xem xét về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào sẽ giúp ngân hàng xác định được giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí trực tiếp. - Từ những vấn đề trên, Ngân hàng sẽ đưa ra được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án như NPV, IRR, PP, PI, độ nhạy Nhận xét những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra bằng cách đưa ra các giả thiết thay đổi sản lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất, để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định, và khả năng trả nợ của dự án. Cụ thể xem xét các trường hợp: - Trường hợp sản lượng giảm 5%, 10% hoặc 15%, (mức giảm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính chất của dự án, khả năng tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ ) thì ngân hàng tính lại tổng doanh thu và tính lại các chi phí biến đổi để kiểm tra kinh doanh lỗ hay lãi, khả năng trả nợ, tính NPV, IRR của dự án khi có trường hợp rủi ro xảy ra - Trường hợp biến phí tăng 5%, 10% do giá nguyên vật liệu, tiền công tăng nhưng sản lượng, doanh số tiêu thụ được giữ nguyên không thay đổi, kiểm tra tính hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, tính lại NPV, IRR. - Trường hợp đơn giá bán giảm 5%, 10%, nhưng giữ nguyên sản lượng tiêu thụ, giữ nguyên chi phí sản xuất, từ đó doanh số bán sẽ giảm do vậy, khả năng trả nợ sẽ thay đổi như thế nào, tính lại NPV, IRR. Bước 2: Phòng QLRR sau khi đã nhận được hồ sơ tín dụng và báo cáo đề xuất tín dụng tiến hành tía thẩm định rủi ro, lập báo cáo thẩm định rủi ro, trình lãnh đạo ban QLRR phê duyệt GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 18
  19. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Bước 3: Bộ phận QLRR soạn thảo quyết định cung cấp tín dụng trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt ( có thể là lãnh đạo phòng QLRR hoặc hội đồng tín dụng chi nhánh) Bước 4: Sau khi phê duyệt cán bộ tín dụng căn cứ vào quyết định cấp tín dụng soạn thảo hợp đồng 2. Kết quả hoạt động thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh trong 3 năm gần đây 2.1. Nội dung thẩm định tại chi nhánh 2.1.1. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án  Thẩm định tổng mức vốn đầu tư Đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành phân tích tài chính dự án. Việc thẩm định chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu mức vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án sẽ không thực hiện được, ngược lại nếu dự tính quá cao sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án. Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này được chia ra thành hai loại: Vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động ban đầu. Vốn đầu tư vào tài sản cố định bao gồm: đầu tư vào trang thiết bị, dây truyền sản xuất tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến chi phí "chìm" - tức là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra không liên quan đến việc dự án có khả thi hay không. Điển hình là các chi phí khảo sát địa điểm xây dựng dự án, chi phí tư vấn thiết kế dự án Vốn lưu động ban đầu bao gồm: vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu nhằm đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế, kỹ thuật đã dự tính. Nó bao gồm: nguyên vật liệu, điện nước, nhiên liệu, phụ tùng, tiền lương, hàng dự trữ, và vốn dự phòng.  Thẩm định nguồn tài trợ cho dự án Trên cơ sở tổng vốn đầu tư cho dự án, ngân hàng tiến hành xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, trong đó phải tìm hiểu về khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về quy mô và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do chính phủ tài trợ, ngân hàng cho vay, vốn tự có của chủ đầu tư, vốn huy động từ các nguồn khác. Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà phải theo dõi cả về thời điểm nhận được tài trợ. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 19
  20. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Tiếp đó phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án được chấp nhận. Sau khi xem xét các nguồn tài trợ cho dự án cần xem xét cơ cấu nguồn vốn của dự án. Có nghĩa là xem xét tỷ lệ từng nguồn chiếm trong tổng mức vốn đầu tư dự kiến. Vậy qua nghiên cứu bước này ngân hàng có thể có được quyết định phù hợp nếu cho vay thì phải giải ngân như thế nào để đảm bảo dự án được tiến hành một cách thuận lợi. 2.1.2. Thẩm định dòng tiền của dự án  Thẩm định dòng tiền vào của dự án Dòng tiền vào của dự án là dòng tiền sau thuế mà doanh nghiệp có thể thu hồi để tái đầu tư vào một dự án khác. Dòng tiền vào thực ra chính là các khoản phải thu của dự án và vì vậy nó mang dấu dương. Các khoản phải thu của dự án thường được tính theo năm và được dựa vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định. Trong bước này, cán bộ thẩm định xác định công suất huy động dự tính của chủ dự án có chính xác hay không; khả năng tiêu thụ sản phẩm; giá cả của sản phẩm bán ra; dựa vào định hướng phát triển của nghành nghề và dự báo ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.  Thẩm định dòng tiền ra của dự án Dòng tiền ra của dự án được thể hiện thông qua chi phí của dự án nên mang dấu âm. Dòng tiền ra liên quan đến các chi phí đầu tư cho tài sản cố định, cho xây dựng và cho mua sắm. Và các chỉ tiêu phản ánh chi phí cũng được tính theo từng năm trong suốt vòng đời của dự án. Việc dự tính các chi phí sản xuất, dịch vụ được dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao, kế hoạch trả nợ của dự án. Cán bộ thẩm định xem xét tính đầy đủ của các loại chi phí, kế hoạch trích khấu hao có phù hợp hay không Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập phải nộp hàng năm của doanh nghiệp. Nếu khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu nhập doanh nghiệp giảm và ngược lại. Vì vậy, việc xác định chính xác mức khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích tài chính dự án. Mức khấu hao được xác định hàng năm lại phụ thụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao.  Thẩm định dòng tiền của dự án Trong thẩm định tài chính dự án, việc thẩm định dòng tiền của dự án có thể nói là việc khó nhất. Thẩm định tài chính dự án quan tâm tới lượng tiền đi GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 20
  21. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 vào (dòng vào) và đi ra (dòng ra) của dự án. Đảm bảo cân đối thu chi (cân đối dòng tiền vào và dòng tiền ra) là mục tiêu quan trọng của phân tích tài chính dự án. Thu chi của dự án được xác định từ những thông tin trong các báo cáo thu nhập và chi phí của dự án, song vấn đề là cần phân biệt giữa khoản thu và doanh thu, giữa chi phí và khoản chi trước khi xây dựng bảng cân đối thu chi của dự án. - Thẩm định dòng tiền ra hay chính là chi phí của dự án: cần phân biềt được giữa các chi phí và khoản chi. Đối với chi phí, doanh nghiệp đã chấp nhận mua hàng hoá, dịch vụ nhưng có thể luồng tiền đi ra chưa xuất hiện; còn các khoản chi thì doanh nghiệp đã thực sự bỏ tiền, tức là đã có luồng ra xuất hiện. Chi phí mà chủ dự án phải bỏ ra đầu tiên phải kể đến là chi phí cho máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị, ngoài ra cũng phải tính đến các chi phí đi kèm như chi phí lắp đặt, vận chuyển, bảo hiểm, chi phí cho việc đào tạo công nhân vận hành, chi phí chạy thử, Trong khi thẩm định dòng chi phí cũng cần phải chú ý đến lãi vay, lãi vay vừa là khoản chi phí vừa là khoản chi tiêu bằng tiền thật sự nhưng lãi vay thì cũng không được đưa vào dòng tiền vì lãi vay tượng trưng cho giá trị thời gian của tiền và khoản này được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai. - Thẩm định dòng thu nhập: Cần phân biệt được doanh thu và các khoản thu. Doanh thu là giá trị của hàng hoá, dịch vụ đã được bán ra và người mua tuyên bố chấp nhận mua hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, đối với các khoản được ghi nhận là doanh thu thì không xác định được người mua đã trả tiền hay chưa, còn đối với các khoản thu thì chắc chắn là doanh nghiệp đã thu được tiền. Tức là doanh thu thì có thể chưa xuất hiện dòng tiền đi vào doanh nghiệp nhưng đối với khoản thu thì chắc chắn dòng vào đã xuất hiện. Trong dòng thu của dự án cũng cấn phải tính tới giá trị còn lại của thiết bị, máy móc khi dự án kết thúc. Giá trị còn lại của một tài sản là giá trị tài sản có thể bán được tại thời điểm dự án kết thúc. Đối với dòng thu còn cần phải chú ý các khoản thu từ dự án phải loại bỏ thuế thu nhập để tính toán dòng tiền được chính xác. Chính vì vậy, dòng tiền được sử dụng để tính toán trong thẩm định dự án đầu tư là dòng tiền sau thuế. Vậy dòng tiền của dự án là chênh lệch giữa số tiền nhận được và số tiền chi ra. Dòng tiền mặt không giống như lợi nhuận hay thu nhập. Thu nhập vẫn có thể thay đổi trong khi không có sự thay đổi tương ứng trong dòng tiền mặt. Và dòng tiền của dự án được tính như sau Dòng tiền ròng năm thứ i = Lợi nhuận sau thuế năm thứ i + Khấu hao năm thứ i GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 21
  22. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 2.1.3. Thực trạng dư nợ tín dụng tại chi nhánh: Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng qua các năm ( Đơn vị: tỷ đồng ) 2009 2010 2011 Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số Chỉ tiêu trọng trọng trọng tiền tiền tiền (%) (%) (%) Phân theo nhóm nợ 1. Nợ nhóm 1 1607 85% 2160 91% 2596 93% 2. Nợ nhóm 2 212 12% 165 7% 135 5% 3. Nợ nhóm 3 11 1% 7 0% 12 0% 4. Nợ nhóm 4 3 0% 2 0% 0 0% 5. Nợ nhóm 5 7 0% 8 0% 7 0% 6. Nợ xấu 21 1.14% 17 0.73% 19 0.7% 7. Nợ quá hạn 13 0.71% 12.6 0.54% 14 0.5% Phân theo loại hình 1. Ngắn hạn 921 50.05% 1125 48.04% 1299 47.24% 2. Trung, dài hạn 919 49.95% 1217 51.96% 1451 52.76% ( Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp) Nợ tín dụng được chia làm 2 loại: theo nhóm nợ và theo loại hình cho vay. Nợ nhóm 1 luôn chiếm tỉ trọng lớn so với các nhóm nợ còn lại vì nợ nhóm 1 là loại nợ có mức độ rủi ro thấp nhất nên ngân hàng thường ưu tiên cho vay. Số tiền nợ nhóm 1 năm 2009 là 1607 tỷ đồng, năm 2010 là 2160 tỷ đồng tăng 34,4 %, năm 2011 là 2596 tỷ đồng tăng 20,2%. Các nhóm nợ còn lại biến động không đang kể luôn chiếm tỉ trọng nhỏ trong các nhóm nợ. Nhóm nợ xấu và nợ quá hạn là nhóm nợ ngân hàng cần phải hạn chế, tuy nhiên không thể lường trước do khi doanh nghiệp, cá nhân đến vay luôn tìm cách để cho cán bộ thẩm định thấy doanh nghiệp đang và sẽ làm ăn có lãi nên khó khăn trong việc thẩm định thực GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 22
  23. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 tế. Nên nhóm nợ xấu và nợ quá hạn là không thể tránh khỏi. Vì vậy việc cán bộ thẩm định phải làm việc một cách nghiêm túc đúng quy trình là một trong những giải pháp để giảm nợ xấu nợ quá hạn trong những năm tiếp theo 2.2. Tình hình hoạt động thẩm định dự án của chi nhánh: Biểu đồ 2.1. Sự gia tăng của các dự án đã cho vay 70 60 50 40 30 20 1 0 0 năm 2009 năm 2010 năm 2011 Bảng 2.2: Tổng hợp hoạt động thẩm định ( đơn vị: triệu đồng ) 2009 2010 2011 Dư nợ cho vay theo DA 629.801 1.060.827 1.452.007 Nợ quá hạn theo DA 17.004,62 19.837,46 21.432,54 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.87% 0.55% 0,51% Dự án đã cho vay 35 45 60 ( Nguồn số liệu lấy từ phòng Kế hoạch tổng hợp ) Ngay từ khi được thành lập BIDV Nghệ An đã và đang phát huy được thế mạnh và nâng cao được vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng thì công tác cho vay theo dự án của chi nhánh cũng ngày càng phát triển về cả số lượng và chấ lượng, khẳng định được ưu thế của mình trong lĩnh vực này. Năm 2011, chi nhánh đã tiến hành kí hợp đồng cho vay với các dự án trọng điểm lớn như: Dự án nhà máy xi măng 12/9 Anh Sơn Nghệ An, dự án nhà may gạch Nam Giang, dự án xây dựng lò liên hoàn nhà máy gạch 22/12, dự án xây dựng của công ty dầu khí Nghệ An Vốn đầu tư chủ yếu vào việc nâng cao năng lực và xây dựng mới các công trình trọng điểm, đầu tư thiết bị thi công sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi của một số công ty, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm, có khả năng trả nợ và có đủ tài sản đảm bảo. Theo nguồn số liệu tại phòng kế hoạch tổng hợp tại chi nhánh, trong năm 2011 tổng số dự án thẩm định là gần 60 dự án lớn nhỏ, tăng tương đối so với năm 2010, tổng GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 23
  24. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 số dư nợ cho vay theo dự án là 1.452.007 triệu đồng tăng gần 40% so với năm 2010 đạt 1.060.827 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể là do công tác thẩm định đạt chất lượng tốt hơn qua các năm. Chất lượng thông tin thu thập được hầu như là qua các phương tiện đại chúng hoặc do các doanh nghiệp, các tổ chức tự cung cấp, nên cán bộ thẩm định điều tra khách quan, cần đi thực tế nhiều hơn. Các cán bộ thẩm định tại chi nhánh đều có trình độ đại học trở lên nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tình hình nợ xấu giảm qua các năm đã phản ánh được chất lượng thẩm định dự án tại chi nhánh ngày càng được nâng cao. 3. Minh họa dự án cụ thể 3.1. Mô tả dự án Tên dự án: dự án đầu tư thiết bị thi công năm 2011- giai đoạn II, gồm 08 thiết bị Danh mục đầu tư: 1. Xe đúc hẫng thi công dầm B= 17M bao gồm: phầm kết cấu gia công cơ khí và phần thiết bị. 2. thiết bị thi công dầm SuperT, bao gồm: bộ ván khuôn dầm, giá long môn và sữa chữa xe lao dầm 33m 3. Cần cẩu bánh xíh cần dàn, sức nâng 45-50 tấn 4. Máy bơm bê tông năng suất >=90m3, bơm xa 480m, cao 20m. 5. Xe ô tô tải gắn cẩu,ô tô tải trọng tấn >=11 tấn, cẩu có sức nâng 7 tấn 6. Xe ô tô con 7. máy phát điện công suất 120KW 8. Cọc ván thép lasen type IV, chiều dài 12m. Nhu cầu vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư được duyệt 16.920 triệu đồng, trong đó: + vốn tự có (30%): 5.076 triệu đồng + Vốn vay (70%) : 11.844 triệu đồng - Lãi vay VCĐ trong năm đầu là 10,5% và các năm tiếp theo là 12% - Lãi vay vốn lưu động là 10% - Thời hạn vay là 5 năm - Thuế VAT 10%, thuế TNDN 25% Kế hoạch thu xếp vốn: - Vốn tự có 30% gồm các nguồn sau: Qũy đầu tư phát triển: 630trđ, trích khấu hao TSCĐ tái đầu tư: 670 trđ; tạm ứng (phần khấu hao thiết bị) các công trình cầu Đông Trù, Phù Đổng, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng: 3.800 trđ. - Vốn vay BIDV: 11.844 triệu đồng GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 24
  25. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Bảng 2.3: Thông số đầu tư vào dự án 1 2 3 4 5 6 7 8 Bộ xe TB thi Cần Máy Xe ô Xe ô Máy Cọc đúc công cẩu bơm tô tải tô con phát ván hẫng dầm thủy bê gắn điện thép SuperT lực tông cẩu Lasen Số lượng 1 1 1 1 1 1 2 1 200 C.suất TK 4000m3 15 45T 90m3 11T 120KW cọc dầm MTĐ(tr.đ) 3.400 2.000 3.500 2.700 1.250 550 260 3.000 Ca làm 160 140 200 200 230 200 160 200 T.hao NL 40 88 54 248 38 25 76 CPSC 5.25% 3% 3.8% 6.5% 4.35% 2.5% 3.3% 3% CPSC khác 5% 6% 5% 5% 6% 3.8% 5% 5% Tỷ lệ KHCB 17% 15% 13% 14% 17% 14% 13% 13% Nhân công 2.5tr 2.3tr 3.9tr 3.2tr 3.2tr 2.3tr 1.6tr 1.4tr Đơn giá 3.5tr 2.5tr 4.2tr 3.5tr 3.8tr 2.5tr 2tr 3tr Tình trạng TB 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% ( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp ) - Địa điểm đầu tư: Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 3.2. Kết quả thẩm định tại BIDV 3.2.1. Thẩm định năng lực pháp lí của chủ đầu tư - Tên Khách hàng: CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ 492 - Mã CIF: 791628 - Địa chỉ: Số 198- Đường Trường Chinh- TPVinh- Nghệ An - Hoạt động kinh doanh: Đầu tư xây dựng công trình giao thông, công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, bến cảng trong và ngoài nước; sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn; mua, bán vật tư thiết bị giao thông vận tải - Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng - Vốn chủ sở hữu: 14.825.634.433 đồng GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 25
  26. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 - Giấy phép thành lập và hoạt động Số 2703000504 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 05/08/2008 Công ty CP XD&ĐT 492 tiền thân là công trường 1, được tổng công ty XDCTDT 4 ra quyết định thành lập ngày 02-06-1992. Ngày 16/1/1995, công trường 1 được đổi tên là xí nghiệp công trình 1. Cho đến ngày 30/08/1997 được đổi tên là công ty CTGT 492. Theo quyết định 1227/QĐ-BGTBT ngày 29/04/2004 công ty CTGT 492 được chuyển thành công ty CP XD CTGT 492 thuộc tổng công ty XDCTGT 4 Ngày 15/05/2008 công ty được đổi tên là Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Đầu Tư 492 3.2.2 Phân tích tài chính khách hàng Bảng 2.4: Tỷ số tài chính Chỉ tiêu so sánh 2008 2009 2010 1. Doanh thu/ Sản lượng 71.2% 78.3% 49.5% 2. CP tài chính/ Doanh thu 5.2% 4.4% 6.7% 3. CP QLDN/ Doanh thu 2.5% 3.1% 5.1% 4. LN trước thuế/ Doanh thu 1.28% 2.82% 1.9% ( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp ) Dựa vào bảng tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm gần đây (xem phần phụ lục), có thể rút ra 1 số nhận xét như sau: Sản lượng có xu hướng giảm trong 3 năm qua nguyên nhân do tình hình kinh tế lạm phát, giá cả vật tư cũng như lãi suất vay vốn tăng cao. Đến quý 4 năm 2010 khi giá vật tư và lãi suất ngân hàng hạ công ty bắt đầu thi công ào ạt các công trình như cầu Thủ Biên, cầu Vĩnh Tuy, chi phí đổ vào các công trình lớn nên sản lượng đến cuối năm 2010 mới đạt được 128.292trđ. Doanh thu năm 2008 đạt 101.189 trđ, năm 2009 đạt 101.940 trđ tăng không đáng kể. Sang năm 2010 doanh thu chỉ còn 63.464 trđ giảm 37,7% so với năm 2009. Tỷ lệ doanh thu trên sản lượng năm 2010 chỉ đạt 49,5% là do đến quý 4/2010 công ty mới bắt đầu có sản lượng nhiều nhưng lại không kịp nghiệm thu thanh toán trong năm. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư không chú trọng công tác bù giá nên mất nhiều thời gian, công tác bù giá cho các công trình như cầu Thủ Biên gặp nhiều khó khăn. Doanh thu đến hết 31/12/2010 chỉ đạt 63.464 trđ, do đó phần sản lượng đã thực hiện nằm ở khối lượng dở dang thới điểm 31/12/2010 là 63.773 trđ, cao hơn nhiều so với 2 năm trước. Tỷ lệ chi phí tài chính/ doanh thu năm 2010 tăng cao so với 2 năm trước ( bằng 6). Nguyên nhân là do thời điểm hạn chế thi công dư nợ mới của công ty GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 26
  27. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 cũng hạn chế hơn. Tuy nhiên do không có khối lượng nghiệm thu, thanh toán để trả nợ cũ trong khi lãi suất ngân hàng lại tăng cao lên hàng tháng vẫn phải trả lãi lớn. Tỷ lệ chi phí QLDN/ DT năm 2010 chiếm đến 5,1%. Chi phí QLDN ở mức cao là do trong thời gian thi công cầm chừng công ty vẫn phải trả các chi phí như xăng xe, chuyển quân chuyển máy để duy trì bộ máy quản lí tại các công trình ở xa. Tỷ lệ LNTT/DT năm 2010 là 1.9% lợi nhuận giảm là do doanh thu 2010 đạt thấp trong khi tỷ lệ chi phí đều tăng và ở mức cao. Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn Chỉ tiêu so sánh 2008 2009 2010 A. Cơ cấu tài sản - TS cố định/ Tổng TS 20% 24% 16% - TS ngắn hạn/ Tổng TS 78% 72% 81% B. Cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/ Tổng NV 92% 84% 88% - Nguồn vốn CSH/ Tổng NV 8% 16% 12% ( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp ) Quy mô tài sản năm 2010 tăng lên so với 2 năm trước, chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng. Cơ cấu tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng lên, năm 2010 tài sản ngắn hạn chiếm 81% trong tổng tài sản, trong khi năm 2008 chiếm 78% và năm 2009 chỉ chiếm 72%. Nguyên nhân là do các khoản phải thu và hàng tồn kho năm 2010 tăng cao: - Các khoản phải thu 2010 tăng 39,7% so với 2009 do thời điểm cuối năm, 1 số hạng mục của các công trình như cầu Vĩnh Tuy, cảng Vũng Áng, cầu đường Trần Phú nối dài đã được nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán trong năm. - Hàng tốn kho năm 2010 tăng 63,8% so với năm 2009. Nguyên nhân là do cuối năm 2010 sản lượng thực hiện chưa kịp nghiệm thu hết nên toàn bộ chi phí đang nằm dở dang Quy mô nguồn vốn năm 2010 đạt 122.005 trđ tăng 34,6% so với năm 2009. Tuy nhiên có thể thấy nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn: - Nợ phải trả năm 2010 là 107.658 trđ, tăng 42% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010 tiền ứng của các công trình được chủ đầu tư chuyển trả nhiều như công trình 3 cầu Quốc lộ 57: 12 tỷ đồng, cầu Linh Cảm: 7.5 tỷ đồng, cầu Phù Đổng: 9.5 tỷ đồng. Trong khi đó khối lượng các công trình đã thi công trong năm chưa kịp nghiệm thu thanh toán và hoàn ứng nên chỉ tiêu người mua trả tiền trước năm 2010 ở mức cao là 48.973 trđ. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 27
  28. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn biến động qua ba năm nhưng vẫn ở mức thấp.  Phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp: Bảng 2.6: Tỷ số tài chính Chỉ tiêu thanh toán 2008 2009 2010 1. Khả năng thanh toán hiện hành 0.93 0.91 0.95 2. Khả năng thanh toán nhanh 0.47 0.37 0.34 3. Khả năng thanh toán tức thời 0.017 0.049 0.044 Chỉ tiêu hoạt động: 4. Vòng quay VLĐ 1.23 1.56 0.77 5. Vòng quay HTK 2.19 2.3 1.06 6. Vòng quay các KPT 2.75 3.39 2.49 7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4.7 4.66 3.09 Chỉ tiêu cân nợ 8. Hệ số nợ 1.09 1.2 1.13 9. Nợ dài hạn/ VCSH 0.97 0.24 0.19 Chỉ tiêu khả năng sinh lời 10. LNG/ DTT 0.119 0.101 0.141 11. LN từ HĐKD/DTT 0.042 0.027 0.023 12. LNST/ DTT 0.013 0.024 0.016 13. LNST/ VCSH BQ 0.15 0.21 0.07 14. LNST/ Tổng TS BQ 0.01 0.03 0.01 15. EBIT/ Chi phí lãi vay 1.25 1.64 1.29 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp ) Nhìn vào bảng tính các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Về chỉ tiêu khả năng thanh toán: Tất cả các chỉ tiêu thanh toán đều < 1 và chưa có dấu hiện được cải thiện qua 3 năm qua. Chỉ tiêu thanh toán hiện hành năm 2008 là 0.93, năm 2009 là 0.91 và năm 2010 là 0.95. Chỉ tiêu thanh toán tức thời năm 2010 chỉ đạt 0.044. Nguyên nhân các chỉ tiêu thanh toán đều ở mức thấp và có xu hướng giảm là do nợ ngắn hạn năm 2010 ở mức cao và cao hơn giá trị tài sản ngắn hạn. - Về chỉ tiêu năng lực hoạt động: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động đều giảm trong ba năm qua. Cụ thể: Vòng quay vốn lưu động năm 2008 là 1.23 vòng năm 2009 là 1.56 vòng năm 2010 là 0.77 vòng. Nguyên nhân các chỉ tiêu hoạt động đều giảm là do vốn lưu động hàng tồn kho và các khoản phải thu bị ứ đọng. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 28
  29. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 - Về chỉ tiêu cân nợ: Mặc dù nợ phải trả các năm của công ty đều ở mức cao nhưng hệ số nợ cả 3 năm qua đều > 1, như vậy tổng giá trị tài sản của công ty có thể đảm bảo cho các khoản nợ phải trả. - Về chỉ tiêu khả năng sinh lời: Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh sinh lời đều giảm trong 3 năm qua, ngoại trừ chỉ tiêu LNG/DTT. Chỉ tiêu này năm 2008 là 0.119, năm 2009 đạt 0.101 và năm 2010 đạt 0.141. Tuy nhiên các chỉ tiêu còn lại đều giảm, thể hiện kết quả kinh doanh năm qua của công ty không được cải thiện, khả năng sinh lời thấp. Tuy nhiên hệ số thanh toán lãi năm 2010 vẫn đạt 1.29 điều này phản ánh khả năng trả lãi tiền vay từ lợi nhuận của công ty vẫn được đảm bảo. Thực tế cũng cho thấy, trong năm qua công ty luôn thanh toán các khoản lãi vay tại ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. 3.2.3 Thẩm định phi tài chính dự án:  Sự cần thiết phải đầu tư: Máy móc, thiết bị hiện có của công ty đang được khai thác triệt để tại các công trường đang thi công dơ dang từ bắc vào nam như cầu Vĩnh Tuy- Hà Nội, cầu Xà No- Hậu Giang .nên rất khó khăn trong việc di chuyển thiết bị từ công trình này sang công trình khác năm 2011 với việc đẩy mạnh thi công để đảm bảo tiến bộ công trình, công ty sẽ phải huy động tối đa công suất của máy móc thiết bị tại tất cả các công trình. Tuy nhiên chỉ với số lượng máy móc thiết bị hiện có của công ty sẽ không đáp ứng yêu cầu thi công các công trình trong năm 2010 và các năm sau. Do đó công ty cần thiết phải đầu tư thêm 1 số máy móc trong năm 2011, không những để đảm bảo tiến độ thi công mà đồng thời làm tăng năng lực đấu thầu, cạnh tranh của công ty.  Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Thiết bị đầu tư được đưa vào sử dụng để thi công các công trình hiện có với giá trị hợp đồng trên 500 tỷ và sẽ phục vụ thi công các công trình trúng thầu trong năm tiếp theo.  Đánh giá khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào: Trên thị trường hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp thiết bị máy xây dựng. Do đó thiết bị đầu tư được tổ chức mời thầu đấu thầu rộng rãi tạo điều kiện cho công ty mua được thiết bị đảm bảo các thông số kĩ thuật và chất lượng đề ra.  Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án: GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 29
  30. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Dự án đầu tư đã được hội đồng quản trị công ty thông qua và được chấp thuận của cơ quan chủ quản là tổng công ty XDCTDT 4. Về tổ chức thực hiện, các phòng ban công ty phối hợp, thông báo đấu thầu lựa chọn thiết bị thông qua mở chấm thầu. Nhà thầu được chọn sẽ trình HĐQT duyệt, sau đó thông qua tổng giám đốc tổng công ty XDCTGT 4. Việc tổ chức mời thầu và mở chấm thầu công khai. Về quản lý thực hiện, máy móc thiết bị sau khi được đầu tư sẽ giao cho công nhân vận hành thi công các công trình theo chế độ quản lí tài sản cố định.  Kết quả thẩm định tài chính dự án  Thẩm định quy mô tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư Bảng 2.7: Tổng mức vốn đầu tư Phương án NV Giá trị Tỷ trọng Cơ cấu đầu tư Tỷ trọng Vốn tự có 4.834 30% Xây dựng 0% Vay 11.280 70% Thiết bị 100% Tổng (đã loại trừ 16.114 100% 16.114 100% VAT) ( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp ) - Tổng mức đầu tư dự án được duyệt: 16.920 trđ - Nguồn đầu tư: vốn vay 70% và vốn tự có 30% tổng mức đầu tư - Nguồn vốn tự có: Công ty sử dụng quỹ đầu tư phát triển năm 2010, trích khấu hao TSCĐ năm 2010 để tái đầu tư và 1 phần từ tạm ứng trước của quỹ đầu tư. Qua thẩm định, chi tiết nguồn vốn tự có như sau: Quỹ đầu tư phát triển: 630 trđ; trích khấu hao TSCĐ tái đầu tư: 670 trđ; tạm ứng cho các công trình cầu Phù Đổng, Đông Trù, đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng: 3800 trđ- đây là 1 phần chi phí về thiết bị thi công được ứng trước. Do đó nguồn vốn tự có của công ty là khả thi. - Nguồn trả nợ: Nguồn khấu hao thiết bị, nguồn lợi nhuận từ dự án. - Giá dầu điezen: 11.000 đ  Xác định doanh thu GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 30
  31. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Bảng 2.8: Doanh thu Khoản mục Năm hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 Doanh thu DA Bộ xe đúc hẫng 560 560 560 560 560 560 560 TB dầm SuperT 1050 1050 1050 1050 1050 1050 1050 Cần cẩu bánh xích 840 840 840 840 840 840 840 Máy bơm bê tông 700 700 700 700 700 700 700 Xe ôtô tải gắn cẩu 874 874 874 874 874 874 874 Xe ôtô con 560 560 560 560 560 560 560 Máy phát điện 1050 1050 1050 1050 1050 1050 1050 Cọc ván 840 840 840 840 840 840 840 Cộng doanh thu 6.474 6.747 6.747 6.747 6.747 6.747 6.747 VAT đầu ra 647 647 647 647 647 647 647 DT gồm VAT 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp )  Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh Khoản mục Năm hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 1. Tổng DT 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 2. CPHĐ 5.521 5.409 5.111 4.814 4.516 4.218 3.945 Chi phí sản xuất 1.706 1.706 1.706 1.706 1.706 1.706 1.706 Khấu hao 2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.068 Lãi vay VCĐ 1.184 1.083 812 541 271 0 0 Lãi vay VLĐ 289 279 252 225 198 171 171 3. TN trước thuế 1.601 1.712 2.010 2.308 2.606 2.903 3.176 4. Thuế thu 400 428 502 577 651 726 794 nhập 5. Lãi ròng 1.200 1.284 1.507 1.731 1.954 2.178 2.382 6. LN tích lũy 1.200 2.485 3.992 5.723 7.677 9.855 12.237 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp ) GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 31
  32. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440  Xác định dòng tiền dự án Bảng 2.10: Ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư Năm Năm hoạt động Khoản mục đầu tư 0 1 2 3 4 5 6 7 1. Ngân lưu vào 806 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 a. Tổng doanh 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 thu b. Hoàn thuế 806 VAT 2. Ngân lưu ra 16.114 2.872 2.872 2.872 2.872 2.872 2.872 2.872 a. Chi đầu tư 16.114 b. Chi phí SX 1.995 1.985 1.958 1.931 1.904 1.877 1.877 c. Thuế VAT 477 477 477 477 477 477 477 d. Thuế TNDN 400 428 502 577 651 726 794 3. NCF (1-2 ) (15.309) 4.249 4.231 4.184 4.137 4.042 4.042 3.974 4. NPV 4.271 5. IRR 19% ( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp ) Bảng 2.11: Ngân lưu dự án theo quan điểm chủ đầu tư Khoản mục Năm Năm hoạt động đầu tư 0 1 2 3 4 5 6 7 1. Ngân lưu vào 12.086 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 - Tổng doanh thu 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 - Hoàn thuế VAT 806 2. Ngân lưu ra 16.114 6.313 6.229 6.006 5.782 5.559 3.080 3.148 - Chi phí đầu tư 16.114 - Chi phí SX 1.995 1.985 1.958 1.931 1.904 1.877 1.877 - Trả nợ vay 3.440 3.339 3.068 2.797 2.527 0 0 - Thuế VAT 477 477 477 477 477 477 477 - Thuế TNDN 400 428 502 577 651 726 794 3. NCF (1-2) (4.029) 809 892 1.116 1.339 1.562 4.042 3.974 4. NPV 3.782 5. IRR 30% ( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp ) GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 32
  33. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440  Các chỉ tiêu tài chính Theo kết quả thẩm định: NPV = 4.271 IRR = 19% ( > chi phí sử dụng vốn 10.95%, lãi suất vay bình quân 11.75% ) Qua tính toán các thiết bị đầu tư nói trên là có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn. Thời gian trả nợ = Số tiền cho vay/ nguồn trả nợ = 11.280/2.256= 5 => Thời gian cho vay xác định: 5 năm  Khảo sát độ nhạy: Bảng 2.12: Khảo sát độ nhạy 1- Khi năng suất TB thay đổi TT Chỉ PACS Mức thay đổi tiêu -20% -19% -10% -5% -1% 1 NPV 4.271 (160) 61 2.055 3.163 4.049 2 IRR 19% 11% 11% 15% 17% 19% 3 NPV 3.782 (502) (288) 1.640 2.711 3.568 4 IRR 30% 10% 11% 20% 25% 29% 2 - Khi giá nhiên liệu thay đổi: TT Chỉ PACS Mức thay đổi tiêu 20% 40% 60% 80% 90% 1 NPV 4.271 3.896 3.467 2.984 2.447 2.158 2 IRR 19% 19% 18% 17% 16% 15% 3 NPV 3.782 3.420 3.005 2.538 2.019 1.739 4 IRR 30% 28% 26% 24% 22% 20% 3- Khi huy động ca máy thay đổi: Chỉ PACS Mức thay đổi TT tiêu -21% -20% -10% -5% -3% 1 NPV 4.271 (159) 52 2.161 3.216 3.638 2 IRR 19% 11% 11% 15% 17% 18% 3 NPV 3.782 (501) (297) 1.742 2.762 3.170 2 IRR 30% 10% 11% 20% 25% 27% GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 33
  34. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 4- Khi TMĐT thay đổi: TT Chỉ Mức thay đổi tiêu PACS 5% 10% 14% 15% 16% 1 NPV 4.271 2.956 1.577 428 134 (162) 2 IRR 19% 16% 14% 12% 11% 11% 3 NPV 3.782 2.469 1.092 (56) (350) (646) 4 IRR 30% 22% 16% 12% 11% 10% Cơ sở: Khảo sát trên các yếu tố nhạy cảm có thể ảnh hưởng tới hiệu quả dự án như: yếu tố năng suất thiết bị giảm, giá nhiên liệu tăng, số ca máy huy động giảm và tổng mức đầu tư tăng. + Năng suất thiết bị giảm: Nếu năng suất huy động thực tế giảm 20%, các yếu tố khác giữ nguyên thì dự án không có hiệu quả. + Giá nhiên liệu thay đổi: Giá nhiên liệu hầu như không ảnh hưởng đến hiệu quả dự án. + Khi huy động ca máy giảm dưới 21%, các yếu tố khác giữ nguyên thì dự án không hiệu quả. + Khi tổng mức đầu tư tăng tren 16% dự án không có hiệu quả.  Phân tích rủi ro: - Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: Không có đủ khối lượng công việc để máy móc thiết bị thi công, dẫn đến không phát huy được hiệu quả máy móc thiết bị. Trong năm 2011 giá trị sản lượng kế hoạch là 180.000 trđ nên khối lượng công trình luôn đáp ứng cho máy móc thiết bị thi công, rủi ro ở khoản này không đáng kể. - Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào: Thiết bị mua về không đảm bảo chất lượng do có một số thiết bị mua chất lượng 80%, nếu kiểm định không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình sử dụng. - Rủi ro về tai nạn, hư hỏng hoặc sự cố đối với máy móc thiết bị trong quá trình sử dụng. 3.3. Nhận xét và hiệu chỉnh: Trong quá trình thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định tính toán một số hạng mục chưa thật hợp lí, còn mang tính chủ quan như: - Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân ( WACC) ngân hàng tính theo công thức: WACC = ( % vốn vay x 10.5% ) + (% vốn tự có x 12%) = 10.95% + Lãi vay theo thông số đầu vào năm đầu là 10.5% và các năm còn lại là 12% nên phải lấy trung bình chứ không phải lấy 10.5% như ngân hàng đang áp dụng GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 34
  35. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 + Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân, lãi vay phải tính sau thuế + Chi phí sử dụng vốn tự có ngân hàng dựa trên lãi suất tiết kiệm bình quân 12 tháng để đưa ra một con số tương đối. điều này chưa phù hợp - Tính tổng mức đầu tư không thuế VAT và các chi phí như chi phí sửa chữa, chi phí khác ngân hàng đã áp dụng mức thuế là 5%, trong khi thông số đầu vào cho mức thuế VAT là 10% - Khi tính doanh thu dự án, cán bộ thẩm định đã đồng nhất doanh thu của một số thiết bị giống nhau trong khi mỗi thiết bị có thông số đầu vào khác nhau - Khi tính ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư, ngân hàng áp dụng lãi suất chiết khấu là 12%, điều này mang tính ước lệ - Không đề cập tới giá trị thanh lí khi hoàn thành dự án Dùng bảng tính EXCEL tính toán lại những mục còn chưa hợp lí cho kết quả sau:  Tổng mức đầu tư không thuế VAT là: 16.920/1.1 = 15.382 (trđ) - Khấu hao = Tổng MĐT x tỉ lệ khấu hao trung bình = 15.382 x 15.53% = 2.235 triệu - Nợ gốc trả hàng năm = Tổng vốn vay/ 5 năm = 10.767/5 = 2.153 triệu - Chi phí lãi vay = Dư nợ đầu kì x mức lãi hàng năm CP lãi năm 1 = 10.767 x 10.5% = 1.331 triệu CP lãi năm 2 = 8.614 x 12% = 1.034 triệu CP lãi năm 3 = 6.464 x 12% = 775 triệu CP lãi năm 4 = 4.307 x 12% = 517 triệu CP lãi năm 5 = 2.153 x 12% = 258 triệu  Hiệu chỉnh doanh thu = ( Đơn giá x số ca làm việc x số lượng )/ 1.000.000 - TB thi công dầm super T = 350 triệu - Ô tô con = 500 triệu - TB máy phát điện = 640 triệu - Cọc ván thép = 600 triệu Tổng doanh thu sau khi hiệu chỉnh là 5.570( gồm VAT )  Hiệu chỉnh chi phí sữa chữa và chi phí sửa chữa khác, áp dụng mức thuế VAT là 10% CPSC = ( % trên mức đầu tư từng thiết bị x số lượng)/ 1.1 - Bộ xe đúc hẫng: CPSC = ( 5,25% x 3.400 x 1)/ 1.1 = 162 tr CPSC khác = (5% x 3.400 x 1)/1.1 = 155 tr - TB thi công dầm Super T: GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 35
  36. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 CPSC = ( 3% x 2000 x 1)/1.1 = 55 tr CPSC khác = ( 6% x 2000 x 1)/1.1 = 109 tr - Cần cẩu thủy lực: CPSC = ( 3.8% x 3.500 x 1)/1.1 = 160 tr CPSC khác = ( 5% x 3.500 x 1)/1.1 = 123 tr - Máy bơm bê tông: CPSC = ( 6.5% x 2700 x 1)/1.1 = 93 tr CPSC khác = ( 5% x 2700 x 1)/1.1 = 91 tr - Ô tô tải: CPSC = ( 4.35% x 1250 x 1)/1.1 = 49 tr CPSC khác = ( 6% x 1250 x 1)/1.1 = 69 tr - Ô tô con: CPSC = ( 2.5% x 550 x 1)/1.1 = 13 tr CPSC khác = ( 3.8% x 550 x 1)/1.1 = 19 tr - Máy phát điện: CPSC = ( 3.3% x 260 x 1)/1.1 = 16tr CPSC khác = ( 5% x 260 x 1)/1.1 = 24 tr - Cọc ván thép: CPSC = ( 3% x 3000 x 1)/1.1 = 82 tr CPSC khác = ( 5% x 3000 x 1)/1.1 = 136 tr Tổng chi phí hoạt động sau khi hiệu chỉnh là 1.865 triệu  Chi phí lãi = cp lãi vay VCĐ + cp lãi VLĐ Năm 1 = 1.430 tr, năm 2 = 1.324 tr, năm 3 = 1.039 tr, năm 4 = 775 tr,năm 5 = 471 tr, năm 6 = 187 tr, năm 7 = 187 tr  Thuế VAT = VAT đầu ra - VAT đầu vào = Doanh thu x 10% - chi phí HĐ x 10% = 320 triệu  Thu nhập trước thuế và thuế TNDN TN trước thuế = Doanh thu – chi phí HĐ – khấu hao – CP lãi Thuế TNDN = TN trước thuế x 25% TN trước thuế năm 1 = 41 triệu, thuế TNDN = 10 triệu TN trước thuế năm 2 = 147 triệu, thuế TNDN = 37 triệu TN trước thuế năm 3 = 431 triệu, thuế TNDN = 108 triệu TN trước thuế năm 4 = 716 triệu, thuế TNDN = 179 triệu TN trước thuế năm 5 = 1000 triệu, thuế TNDN = 250 triệu TN trước thuế năm 6,7 = 1.284 triệu, thuế TNDN = 321 triệu Sau khi tính toán lịa những chỉ tiêu trên, ta có thể lập lại dòng ngân lưu dự án như sau: GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 36
  37. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Bảng 2.13: Dòng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư sau khi hiệu chỉnh Năm Năm hoạt động Khoản mục đầu tư 0 1 2 3 4 5 6 7 1. Ngân lưu vào 1.538 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 a. Tổng doanh thu 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 b. Hoàn thuế 1.538 VAT 2. Ngân lưu ra 15.382 2.195 2.222 2.293 2.364 2.435 2.506 2.506 a. Chi đầu tư 15.382 b. Chi phí SX 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 c. Thuế VAT 320 320 320 320 320 320 320 d. Thuế TNDN 10 37 108 179 250 321 321 3. NCF (1-2 ) (13.844) 3.375 3.349 3.278 3.207 3.135 3.064 3.064 Tính lại lãi suất chiết khấu dự án dựa trên mô hình CAPM - Tính WACC + Chi phí lãi vay bình quân 5 năm : D = ( 10.5% x 1 + 12% x 4)/ 5 = 11.7% + Chi phí sử dụng vốn vay tự có trường hợp có nợ vay ( giả sử không có lạm phát) có thể xác định dựa trên lãi suất sinh lời đòi hỏi dự tính của công ty E(r). Để tính E(r) ta sử dụng mô hình CAPM với công thức: E(ri) = rf + ßi [E(rM) – rf ] - rf là lãi suất phi rủi ro tương đương với lãi suất trái phiếu chính phủ. Hiện tại lãi suất trái phiếu chính phủ tương đương khoảng 5% (rf = 5%) - E(rM) là lợi suất dự tính của thị trường được xác định dựa trên lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm thẩm định dự án, khoảng 8% - Xác định ß của công ty, ta chạy hồi quy lợi suất trung bình suất sinh lợi trung bình theo tháng của cổ phiếu C92 với suất sinh lợi trung bình theo tháng của Vn-Index: Dựa vào bảng thông kê tỷ suất sinh lợi trung bình theo tháng của C92 và Vn- Index, chạy hồi quy ta xác định được ß của công ty là 1.18 ( xem phần phụ lục). Theo công thức ta xác định được E(ri) E(ri) = rf + ß [E(rM) – rf] = 5% + 1.18x (8% - 5%) = 8.54% - Ta có lãi suất sử dụng vốn vay: d = 11.7%, chi phí sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp: e = 8.7% GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 37
  38. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Vậy: WACC = E x e + D x d x(1-t) = 30%x8.54% + 70%x11.7% x (1-0.25) = 9% NPV của dự án theo quan điểm tổng đầu tư là 2.414 triệu đồng IRR của dự án là 14% Bảng 2.14: Dòng ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư sau hiệu chỉnh Năm Năm hoạt động Khoản mục đầu tư 0 1 2 3 4 5 6 7 1. Ngân lưu vào 12.305 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 - Tổng doanh thu 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 - Hoàn thuế VAT 1.538 2. Ngân lưu ra 15.382 5.479 5.409 5.221 5.034 4.847 2.506 2.506 - Chi phí đầu tư 15.382 - Chi phí SX 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 - Trả nợ vay 3.284 3.187 2.929 2.670 2.412 0 0 - Thuế VAT 320 320 320 320 320 320 320 - Thuế TNDN 10 37 108 179 250 321 321 3. NCF (1-2) (3.076) 91 162 394 536 724 3.064 3.064 Theo quan điểm chủ đầu tư, sau khi hiệu chỉnh NPV của dự án là 1.776 triệu đồng, IRR là 18%. Sau khi hiệu chỉnh, theo 2 quan điểm dự án vẫn đảm bảo NPV > 0 và IRR> WACC, không ảnh hưởng gì tới quyết định ban đầu của ngân hàng song dự án ít hiệu quả hơn. 4. Đánh giá công tác thẩm định: 4.1. Ưu điểm: - Đã thẩm định được những chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở cho quyết định cuối cùng, có phân tích độ nhạy dự án trên cơ sở những phân tích về mức thay đổi của các yếu tố đầu vào. - Khi tính toán dòng ngân lưu, cán bộ thẩm định tính dựa trên cả 2 quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư - Đội ngũ cán bộ thẩm định hầu hết là những người tốt nghiệp đại học và có học về chuyên ngành thẩm đinh nên được tyrang bị nền kiến thức tốt về hoạt động thẩm định, có khả năng tiếp thu những thay đổi, ứng dụng nhanh nhạy công nghệ thẩm định mới. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 38
  39. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 4.2. Nhược điểm - Việc thẩm định một số nội dung của dự án còn sơ sài, nặng tính hình thức, theo chủ quan của cán bộ thẩm định. Điều này có thể làm tăng rủi ro không thu hồi vốn đầu tư đúng kế hoạch. - Đánh giá dòng tiền ở trạng thái tĩnh mà không phản ánh được những tác động khách quan khó lường lên dòng tiền qua từng năm, qua từng giai đoạn của dự án. - Nguồn thông tin thẩm đinh chủ yếu dựa vào chính khách hàng cung cấp - Sau khi giải ngân xong, công tác thẩm định thường ít được chú trọng - Kết quả hoạt động thẩm định mang lại chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng, và còn có những dự án không hiệu quả đi vào hoạt động. Trên thực tế, có nhiều dự án không khả thi, phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ không tốt, nhưng Ngân hàng vẫn cho vay vì dự án có tài sản thế chấp lớn. - Nhiều dự án rất khả thi, có đầy đủ điều kiện là một dự án sẽ hoạt động rất hiệu quả nhưng lại không đủ tài sản thế chấp, và lại thêm chủ dự án là những công ty TNHH nên Ngân hàng không giám cho vay. Bởi vì khi xảy ra rủi ro, đặc biệt là với chủ dự án là công ty TNHH thì Ngân hàng rất khó thu hồi vốn và không có người thay thế chịu trách nhiệm về khoản vay đó. Vì vậy mà hoạt động thẩm định nhiều khi đã bỏ qua rất nhiều dự án tốt, hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Tất cả những hạn chế trên không thể quy kết trách nhiệm một cách đơn giản được. Mà để hiểu được lý do tại sao lại tồn tại, tại sao lại chưa sử lý được những hạn chế đó thì chúng ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời cũng từ việc hiểu rõ hạn chế và nguyên nhân của vấn đề thì mới tìm ra được hướng đi đúng. Vì vậy, trước khi có những giải pháp khắc phục khó khăn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân từ hai góc độ chủ quan và khách quan. 4.3. Nguyên nhân  Nguyên nhân chủ quan - Sự thiếu hụt thông tin Trong công tác thẩm định tài chính dự án thông tin là một trong những nhân tố có tính chất quyết định. Vậy mà theo tình trạng hiện nay thì thông tin hạn chế cả về số lẫn chất lượng. Khi thẩm định, thông tin được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn thông tin từ bên ngoài phục vụ cho công tác thẩm định, quyết định cho vay hiện đều do chính khách hàng cung cấp hoặc từ một số các nguồn khác như báo chí, đài Việc mua thông tin, tổ chức theo dõi phân tích và dự báo theo mặt hàng, ngành GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 39
  40. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 hàng và lĩnh vực kinh tế hầu như chưa thực hiện, kể cả tại Hội sở Trung ương. Chính vì vậy, việc thẩm định cho vay gặp khó khăn, chất lượng thẩm định phần nào bị hạn chế. Còn nguồn thông tin nội bộ, nó hết sức quan trọng để phục vụ cho công tác quản lý. Tuy nhiên, do chất lượng các loại báo cáo không cao, tỷ lệ sai lệch với thực tế nhiều khi khá lớn vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều hành quản lý. Ngoài ra, thực tế cho thấy việc cho vay và quản lý khoản vay hiện được tiến hành khá độc lập bởi riêng phòng tín dụng. Sự chia sẻ thông tin và phối kết hợp giữa các phòng với nhau còn yếu (nhất là tại các chi nhánh lớn). - Quy trình, nội dung thẩm định chưa chặt chẽ Quy trình thẩm định tuy đã được thống nhất trong toàn ngành ngân hàng những vẫn còn có những hạn chế cần phải khắc phục. + Thẩm định dòng vào và dòng ra còn chưa sát với thực tế. Trong các dự án khi tính toán doanh thu và chi phí, Ngân hàng thường dựa vào mức công suất dự kiến và giá bán dự kiến sau khi tham khảo tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại, định hướng phát triển của ngành, dự báo nhu cầu thị trường. Vì vậy trên thực tế, không thể nói là ngân hàng đã có một kết quả dự tính chính xác được, nhất là trong nền kinh tế thị trường tình hình luôn biến động khó lường trước. Ngoài ra, còn phải nói tới cách tính khấu hao của dự án. Ngân hàng dự tính giá trị thu hồi cuối cùng của dự án sau đó được trừ khỏi phần giá trị ban đầu rồi chia cho số năm để có thể có được mức khấu hao hàng năm. Như vậy là thiếu tính chính xác và tính hợp lý. Từ sự thiếu chính xác trong cách tính doanh thu, chi phí và khấu hao nói trên dẫn đến ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án, làm cho chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án không cao. + Thẩm định luồng tiền không tuân thủ một cách triệt để giá trị thời gian của tiền. + Việc đưa ra chỉ tiêu tài chính tiêu chuẩn là rất khó vì ngân hàng chưa xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn đối với từng ngành nghề. Vì vậy khi Ngân hàng đánh giá chỉ tiêu tài chính chỉ là trên góc độ tương đối. Ngoài ra việc tính các chỉ tiêu tài chính vẫn luôn tồn tại những nhược điểm đã nêu ở phần trước + Phân tích độ nhạy của dự án còn mang nặng tính chủ quan - Một số dự án khi thẩm định cán bộ tín dụng đã bỏ qua nhiều bước để đơn giản hóa, quy trình được rút gọn, với những dự án đơn giản việc thẩm định chỉ dừng lại ở phòng quan hệ khách hàng chứ không thực hiện tái thẩm định tại phòng quản lí rủi ro. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 40
  41. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 - Hầu hết cán bộ phòng quan hệ khách hàng và quản lí rủi ro đều rất trẻ là những người trực tiếp thẩm định dự án, ít kinh nghiệm thực tế cũng như kinh nghiệm trong việc thẩm định, thường dựa trên cơ sở lí thuyết là chủ yếu.  Nguyên nhân khách quan - Hệ thống thông tin giữa các Ngân hàng chưa phát triển Nhìn chung chất lượng thẩm định dự án trong ngành ngân hàng chưa cao, nhất là chưa có sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại cũng như giữa các ngân hàng thương mại với nhau trong việc cung cấp thông tin trong hoạt động thẩm định dự án ở từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước tuy đã ra đời vài năm nay nhưng cũng chưa thực hiện được đầy đủ vai trò của mình trong việc hỗ trợ các ngân hàng. Điều này cũng góp phần vào việc làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án của các ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư và phát triển nói riêng. - Hoạt động thẩm định nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung liên quan rất chặt chẽ với các quy định của pháp luật trên nhiều khía cạnh khác nhau, mà hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa đầy đủ, thiếu tính ổn định, thủ tục còn rườm rà. Điều đó đã làm cho công tác thẩm định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong tình hình hiện nay, mặc dù đã có nhiều cố gắng song các cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư, về tính công khai trong hoạt động của các doanh nghiệp, về các quy định trong hoạt động tín dụng, còn rất yếu nên đã gây trở ngại cho hoạt động thẩm định. Ngoài ra, công tác thẩm định dự án cũng đang gặp một số khó khăn về chính sách trong thực hiện cho vay, đặc biệt là vấn đề bảo đảm tiền vay. Tình trạng thiếu trung thực và năng lực hạn chế của các chủ đầu tư. - Kiến thức của khách hàng xin tài trợ về quản lý kinh doanh, về pháp luật còn thấp, trình độ lập dự án còn yếu dẫn tới dự án thiếu chính xác, thiếu căn cứ khoa học, đã gây nên không ít khó khăn cho công tác thẩm định dự án nói chung và công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng. Vì vậy, chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Ngoài ra, có những dự án khả thi nhưng do năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư kém, việc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến hậu quả là dự án khả thi nhưng khi thực hiện lại không thành công. Và cũng có trường hợp chủ dự án là giám đốc các công ty tư nhân, công ty TNHH gặp tai nạn bất ngờ, không có người thay thế chịu trách nhiệm thì mặc dù dự án có khả thi như thế nào, Ngân hàng vẫn phải chịu rủi ro đó. Đồng thời chất lượng thẩm định dự GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 41
  42. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 án bị ảnh hưởng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc Ngân hàng ngại cho vay đối với các thành phần này. Và vì vậy, nhiều khi Ngân hàng đã bỏ lỡ rất nhiều dự án có chất lượng tốt. - Nền kinh tế trong nước những năm vừa qua có nhiều biến động phức tạp hạn chế khả năng phân tích đánh giá của cán bộ thẩm định trong khi đó cán bộ thẩm định thường áp dụng máy móc quy trình và các chỉ tiêu có sẵn, ít đi khảo sát thực tế do vậy rủi ro từ việc cho vay là rất cao. 5. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của ngân hàng BIDV 5.1. Định hướng nhiệm vụ, mục tiêu cho hoạt động cho vay và thẩm định trong thời gian tới Đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay, loại hình nghiệp vụ đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngân hàng vẫn là tín dụng. Mà hoạt động của chi nhánh phải luôn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy mục tiêu của chiến lược sử dụng vốn của ngân hàng BIDV chi nhánh Nghệ An trong những năm tới là "tăng trưởng - an toàn - hiệu quả". Để tiếp tục phát huy được những thành quả đã được và thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, trong thời gian tới hoạt động cho vay tại chi nhánh được định hướng như sau: - Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuấ phát từ việc xác định đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định tài chính dự án. Thực hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố chính và là yếu tố quyết định góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của chi nhánh. - Ngân hàng tận dụng mọi thời cơ để mở rộng tín dụng, đặc biệt nâng cao tỷ trọng tín dụng đầu tư trung và dài hạn nợ, trong đó ngân hàng rất chú trọng tới hoạt động cho vay theo dự án. Bám sát định hướng của Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế, sớm tiếp cận với các dự án, các chương trình kinh tế trọng điểm để chủ động bố trí vốn, trực tiếp tham gia hoặc tham gia theo phần, đồng tài trợ với các ngân hàng thương mại khác để phát huy sức mạnh về vốn, kinh nghiệm cũng như hạn chế rủi ro. Tiếp tục mở rộng các đối tượng cho vay nhằm khai thác mọi tiềm năng trong nền kinh tế, có cơ chế thoả đáng trong chính sách tín dụng cho mục tiêu xã hội. Tuy nhiên, với thế mạnh về vốn chi nhánh sẽ tập trung một tỷ trọng vốn thích đáng đầu tư vào các dự án lớn thuộc các doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Còn đối với các đối tượng khách hàng khác Ngân hàng cũng nên thực hiện các chính sách mềmdẻo để thu hút những khách hàng tiềm năng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 42
  43. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 nước ngoài, các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ bên cạnh việc củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống. - Chi nhánh cũng phải cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng khác. Vì vậy Ngân hàng cần nâng cao khả năng cạnh tranh bằng những ưu thế và sự khác biệt như cạnh tranh bằng công cụ lãi suất, phí giao dịch hấp dẫn, phong cách phục vụ, công tác marketing đặc biệt đối với các khoản vay lớn, các dự án có tính khả thi và độ an toàn cao. Nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn được đầu tư vào các dự án có hiệu quả không chỉ hiệu quả về mặt kinh tế mà cũng cần đến hiệu quả về mặt xã hội của dự án, đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Thực chất của việc mở rộng tín dụng chính là lấp đầy những khoảng trống mà do sự hạn chế trong việc cho vay nên ngân hàng đã bỏ sót những khách hàng, những dự án tốt. Do đó, Ngân hàng cần phải thẩm định tốt để hoạt động tín dụng không những được mở rộng mà còn được nâng cao chất lượng. Đặc biệt là phải nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. - Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức thẩm định dự án: Các phòng chức năng trong công tác thẩm định của ngân hàng sẽ được phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đảm đương tốt nhiệm vụ, thực hiện tốt chức năng được chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, hướng dẫn công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế trong thời gian tới. - Công tác thẩm định tài chính dự án phải phù hợp với tính đa dạng trong đầu tư, thực hiện chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau. Công tác thẩm định tài chính phải trở thành một thế mạnh trong cạnh tranh và kinh doanh, coi đó là một yếu tố thu hút khách hàng. Đặc điểm của cho vay dự án là rủi ro cao do thời gian vay vốn thường là dài hạn. Và để hạn chế rủi ro, chi nhánh tiến hành: - Cho vay đối với các dự án đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định, phải có khả năng thu hồi vốn và thể hiện rõ hiệu quả đầu tư. - Kiểm tra, tính toán cẩn thận tính hiệu quả của dự án trên cơ sở nắm chắc thông tin về doanh nghiệp đồng thời chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp phòng ngừa. - Tăng cường giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay hay nói cách khác,cán bộ của chi nhánh cần phải thẩm định dự án trong từng giai đoạn từ khi xem xét tiếp nhận hồ sơ đến khi vận hành và kết thúc dự án đầu tư. Trên cơ sở phân tích lý luận và quan sát thực tế công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An, nhận định nguyên nhân và những tồn đọng chủ yếu trong quá trình thẩm định với tư cách như một nhà đầu tư. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 43
  44. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 5.2. Giải pháp 5.2.1. Giải pháp về phương pháp thẩm định  Thẩm định một cách kỹ lưỡng vốn đầu tư Các cán bộ thẩm định phải tích cực tìm hiểu thị trường, căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, các đơn giá của nhà nước hay qua viện nghiên cứu mức độ hiện đại của công nghệ, tình hình giá cả ở thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cần tích cực tìm hiểu, lưu trữ các thông tin của các dự án điển hình trong cả nước làm cơ sở cho việc kiểm tra, thẩm định tổng mức vốn đầu tư, trong một số trường hợp có thể thuê cơ quan tư vấn nếu cần thiết để tính toán chính xác mức vốn đầu tư cũng như các chi phí liên quan phát sinh của dự án.  Cần tính toán doanh thu và chi phí của dự án một cách sát thực và thực tế - Muốn tính chính xác doanh thu của dựa án, các cán bộ thẩm định phải xác định được xu hướng mức biến động về lợi nhuận, sự đảm bảo nguồn cung cấp, nguồn tiêu thụ. Ngân hàng cần phải nghiên cứu thị trường trên các mặt như: quan hệ cung cầu của sản phẩm, điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, đói tượng, phương thức tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là tình hình cạnh tranh trên thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, ngân hàng có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT, mô hình PORTER. - Việc tính toán chi phí sản phẩm kinh doanh phải được tham khảo quy định của Bộ Tài chính, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp và trên thị trường. Các loại chi phí như: quản lí doanh nghiệp, lãi vay vốn lưu động, chi phí thuê đất, thuê chuyên gia ngân hàng không nên chấp nhận mặc nhiên theo cách tính toán của doanh nghiệp hay tùy tiện nâng lên để an toàn hơn. - Khi xác định NCF của dự án, cán bộ thẩm định cần lưu ý đến việc thu gồi giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động kinh doanh  Nên xem chỉ tiêu NPV là yếu tố quan trọng nhất để đưa ra quyết định cuối cùng  Xác định lãi suất chiết khấu hợp lý đối với từng dự án LSCK bằn với chi phí vốn bình quân (WACC), nó thể hiện chi phí cơ hội của các nguồn vốn tham gia vào dự án. Đây là vấn đề khó khăn nhất của một dự án.  Ngân hàng cần coi dong tiền của dự án là nguồn trả nợ duy nhất cho mình Dòng tiền là nguồn tiền khả dụng đẻ trả nợ ngân hàng, là tiền mặt chứ không phải là nguồn từ khấu hao TSCĐ hay từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, bởi vì đó chỉ là những số liệu trên sổ sách kế toán, lợi nhuận cao chưa chắc khả năng thanh toán cao. Vì vậy, quan điểm nguồn trả nợ duy nhất của doanh nghiệp là dòng tiền mặt cần được tiêu chuẩn hóa trong ngân hàng. Theo đó, số liệu mà GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 44
  45. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 ngân hàng quan tâm là tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp và căn cứ để lập lịch trình trả nợ cần dựa vào chu kỳ tiền mặt của doanh nghiệp.  Tăng cường công tác thu nhập và xử lý thông tin Thông tin nên được thu thập từ nhiều nguồn và phải kiểm tra chính xác độ tin cậy của thông tin: - Qua hồ sơ dự án - Khảo sát thực tế tìm hiểu giá cả tình hình cung cầu - Qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào của dự án - Qua các phương tiện thông tin đại chúng từ các cơ quan quản lí nhà nước, quản lí doanh nghiệp - Qua báo cáo nghiên cứu hội thảo chuyên đề về ngành nghề - Dự án đầu tư cùng loại Cán bộ phòng quan hệ khách hàng và quản lí rủi ro phải kết hợp trao đổi thông tin, khảo sát thực tế nơi sản xuất kinh doanh để tìm hiểu thêm. 5.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực - Mỗi cán bộ thẩm định cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định: các cán bộ thẩm định phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng, kiến thức về lĩnh vực tài chính, phải là người có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thẩm định; phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Muốn làm được điều đó, chi nhánh cần tập trung vào các công việc sau: - Cán bộ quản lý nhân sự căn cứ vào yêu cầu công việc của từng bộ phận, từng nghiệp vụ xác định nhu cầu nhân sự cho từng phòng, có kế hoạch sắp xếp, điều chuyển nhân sự hợp lý hơn, dự báo số nhân viên tăng giảm trong tương lai. - Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ ngay từ khâu tuyển chọn nhân viên. Công tác tổ chức thi tuyển phải công khai, chặt chẽ, đảm bảo công bằng. - Những người vượt qua được kỳ thi tuyển phải qua thời gian thử việc thích hợp để đánh giá khả năng ứng dụng các kiến thức trong công việc thực tế. Hết sức tránh việc thuyên chuyển cán bộ: kế toán, kiểm ngân, văn thư sang làm công tác thẩm định. - Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Cán bộ thẩm định cần được cập nhật các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đát nước, địa phương, chiến lược phát triển ngành, các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng cũng như những kiến thức pháp luật trong lĩnh vực liên quan. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 45
  46. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 - không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức mỗi cán bộ thẩm định, cần quy định mức khen thưởng xứng đáng với một dự án phức tạp được thẩm định tốt, hoạt động hiệu quả, đồng thời phải có mức phạt thích đáng rong các trường hợp vi phạm nguyên tắc tín dụng, cấu kết với doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. - Tiến hành đánh giá trình độ cán bộ tín dụng thường xuyên qua hoạt động thực tiễn và thi tuyển định kỳ để có kế hoạch điều chuyển vị trí công tác cũng như xét duyệt mức lương hợp lý. 5.2.3. Giải pháp về trang thiết bị ngân hàng - Cần trang bị cho bộ phận thẩm định đầy đủ phương tiện máy móc để có thể truy cập, xử lý thông tin lớn, áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại, phức tạp với số liệu tính toán lớn. - Cần nghiên cứu lắp đặt một hệ thống máy tính mạng cục bộ giữa các bộ phận thẩm định và các bộ phận khác để phục vụ việc truyền tin báo cáo, khai thác thông tin. - Cập nhật những phần mềm tiên tiến hỗ trợ cho công tác thẩm định tài chính dự án hoặc trao đổi thông tin. 5.2.4. Giải pháp về tổ chức điều hành Thực tế cho thấy, với tư cách tổ chức và quản lý như hiện nay chi nhánh chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa các phòng ban liên quan. Để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho việc phat triển hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động thẩm định tài chính dự án nói riêng, chi nhánh nhất thiết phải kiện toàn lại bộ máy, điềuu chỉnh lại hình thức quản lý theo đúng ý tưởng thành lập ban đầu. Việc quản lý tập trung, phân công hợp lý, phối hợp nhịp nhàng một chi nhánh có tầm cỡ lớn như chi nhánh tại Nghệ An đòi hỏi những yêu cầu hết sức khắt khe về quy chế hoạt động, khả năng tổ chức và lãnh đạo của cán bộ quản lý. Điều đó không dễ dàng thực hiện và đòi hỏi những chi phí về thời gian, tiền của, công sức không nhỏ. Tuy nhiên, chỉ có làm được điều đó chi nhánh – NHĐT & PT NA mới có thể tạo được sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ phận trong hệ thống, phát huy được tiềm lực và các thế mạnh của một cánh tay phải đắc lực trong một hệ thống ngân hàng đồ sộ như NHĐT & PTNA. 5.3. Kiến nghị 5.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước điều tiết toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì vậy, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng Trung ương, nâng cao vai trò điều phối, chủ động trong việc thu thập thông tin từ các nguồn, từ đó hỗ trợ cung cấp thông tin cho hoạt động thẩm định tài chính có hiệu quả hơn. Ngân hàng Nhà nước cũng cần tổ GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 46
  47. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 chức những chương trình đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn nghành để tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ. 5.3.2. Kiến nghị với khách hàng Ngân hàng thường căn cứ vào các thông tin mà chủ dự án phân tích, cho nên mức độ chính xác của thông tin có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với kết quả thẩm định. Vì vậy, Ngân hàng đề nghị chủ đầu tư cần có thái độ hợp tác chặt chẽ hơn với ngân hàng. Chủ đầu tư phải đưa ra thông tin đảm bảo tính trung thực, và có trách nhiệm đối với những thông tin cung cấp làm cơ sở cho công tác thẩm định: - Các chủ đầu tư cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xây dựng và lập dự án đúng nội dung quy định của các văn bản pháp luật về lĩnh vực đầu rư xây dựng cơ bản. Chủ đầu tư phải lập đầy đủ các biểu mẫu quy định trong dự án như: bảng tính vốn đầu tư theo khoản mục, bảng tính huy động vốn hoạt động, bảng tính khả năng trả nợ theo cả gốc và lãi. Các chủ đầu tư phải tính toán đầy đủ các chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay vốn lưu động, chi phí bổ sung đói với những dự án có vòng đời kéo dài, đây là những vấn đề mà hiện nay khách hàng chưa thực hiện đúng yêu cầu của chi nhánh - Các chủ đầu tư cần tự nâng cao năng lực lập và thẩm định dự án đầu tư, cần nhận thức đúng vai trò, vị trí công tác thẩm định dự án khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự hiệu quả. Khi thi công dự án cần đảm bảo đúng những nội dung đã lập ra trong dự án theo đúng kế hoạch, cần phối hợp với chi nhánh giả quyết những vấn đề trong quá trình thi công của doanh nghiệp. 5.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan Vai trò của ngành Ngân hàng nói chung và của công tác thẩm định dự án nói riêng là rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên đây cũng là một ngành chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các biến động của môi trường như các chính sách, các văn bản pháp luật Vì vậy, Chính phủ và các Bộ ngành cần phải có đường lối chính sách đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài, tránh thay đổi liên tục các văn bản pháp luật cũng như các chính sách. Các bộ ngành thì phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành do mình quản lý. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, trước khi ra quyết định đầu tư, tổng mức vốn đầu tư của dự án phải được thông qua bởi cơ quan chức năng. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chủ quản khi phê duyệt tổng mức vốn đầu tư cần tính toán một cách khách quan, chính xác. Ngoài ra, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, cần thành lập GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 47
  48. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 những công ty chuyên trách về định giá tài sản thế chấp để tránh sự sai lệch trong việc đánh giá tài sản thế chấp nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác thẩm định, từ đó hạn chế rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Chính phủ cũng nên xem xét đến việc cho Ngân hàng và doanh nghiệp tự thoả thuận giải quyết các vấn đề giữa hai bên. Bởi vì, suy cho cùng, hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cũng như việc đi bán hàng. Nếu chủ hàng đồng ý bán hàng thì sẽ phải tự tìm cách thu hồi tiền và cũng sẽ phải có rủi ro xảy ra. 5.3.4. Kiến nghị với ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và ngân hàng ĐT&PT Nghệ An - BIDV Nghệ An cần tăng cường tổ chức các khóa học ngắn hạn, các lớp tập huấn đẻ thẩm định dự án đầu tư, tổ chức đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm công tác thẩm định nhằm nâng cao năng lực thẩm định nói chung và thẩm đinh tài chính dự án nói riêng. - Cần hoàn thiện quy trình tín dụng cũng như quy trình thẩm định dự án đầu tư phù hợp để có thể căn cứ vào đó mà thực hiện. - Các dự án được thẩm định tại các phòng QHKH cần được thẩm định lại tại phòng QLRR - Định kỳ có tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm để làm bài học chung trong lĩnh vực đầu tư. - BIDV cần chú trọng hơn công tác tái thẩm định sau khi cho vay - Đề nghị NHĐT&PTVN cần thành lập một mạng lưới thông tin, thông nhất mẫu báo cáo thẩm định trong toàn chi nhánh NHĐT&PT. - NHĐT & PTVN cần có sự chỉ đạo thống nhất tù Trung ương đến các chi nhánh. Cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình từng ngành để tạo thuận lợi cho công tác thẩm định ở mỗi chi nhánh. Bên cạnh đó, NHĐT&PTVN cần tích lũy các chỉ tiêu dự án sau khi đã kiểm chứng qua thực tế cùn với việc sưu tầm những chỉ tiêu của các ngân hàng bạn. Tập hợp thông tin về chất lượng phát triển của các ngành, tình hình đầu tư, hiệu quả đầu tư của các ngành trên toàn quốc sẽ được NHĐT & PTVN xây dựng thành hệ thống thông tin của ngành và đưa lên mạng nôi bộ. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 48
  49. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 KẾT LUẬN Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu vốn cho sự phát triển đó càng tăng mạnh. Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động tín dụng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Mà để hoạt động tín dụng ngày càng tốt hơn thì việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đóng vai trò quan trọng. Trong thời gian gần đây, hoạt động tín dụng đã gặp rất nhiều thuận lợi, đó là môi trường đầu tư được cải thiện, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ . Tuy nhiên, để hoàn thiện công tác thẩm định Ngân hàng cần phải có những giải pháp đồng bộ với sự giúp đỡ từ nhiều phía trong thời gian dài. Vì vậy, trong giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, đề tài "Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An" chỉ đề cập tới các vấn đề sau - Tổng quan về ngân hàng BIDV chi nhánh Nghệ An. Tình hình hoạt đọng kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây cũng như hoạt động cho vay của chi nhánh - Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng ĐT & PT NATừ đó, rút ra được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án và đề xuất một số kiến nghị. Em hy vọng rằng những giải pháp và kiến nghị được đề cập trong đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân Hàng ĐT & PT NA. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Bích Thủy người đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình viết chuyên đề này cùng toàn thể cán bộ nhân viên Ngân Hàng ĐT & PT NA. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 49
  50. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 PHỤ LỤC Bảng 1: Bảng cân đối kế toán công ty 492 TT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tỷ lệ Tỷ lệ 2008 2009 2010 09/08 10/09 I Tài sản 105.2 90.6 122.1 -13.9 34.6 A Tài sản NH 81.97 65.6 99.2 -20 51.3 1 Tiền mặt 1.47 3.540 4.59 140.8 29.6 2 Các khoản phải thu 38.9 21.24 29.7 -45.4 39.7 3 Hàng tồn kho 40.6 38.9 63.8 -4.2 63.8 4 Tài sản NH khác 944 1.84 1.17 94.5 -36.1 B Tài sản DH 23.3 25.1 22.8 7.9 -9.1 1 TSCĐ 21.73 22 19.1 1.3 -13.4 2 Tài sản DH khác 1.53 3.1 3.76 101.8 22 II Nguồn vốn 105.2 90.6 122 -13.8 34.6 A Nợ phải trả 96.5 75.8 107.7 -21.4 42 1 Nợ ngắn hạn 88 72.3 104.9 -17.9 45.2 2 Nợ dài hạn 8.46 3.5 2.7 -58.4 -23.3 B Vốn CSH 1 8.7 4.83 14.35 69.8 -3.2 1 Nguồn vốn CSH 8.7 14.8 14.1 70 -5 2 Quỹ khác 26 26 287 0 103 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 50
  51. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Bảng 2: Lịch khấu hao Khoản mục Năm hoạt động 0 1 2 3 4 5 6 7 1. Giá trị 16.114 13.773 11.432 9.091 6.750 4.409 2.068 TSĐK 2. ĐT mới 16.114 3. KH trong 2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.068 kỳ - Thiết bị 2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.068 - Xây lắp 0 0 0 0 0 0 0 4. KH tích lũy 2.341 4.682 7.023 9.364 11.705 14.046 16.114 5. TSCK 16.114 13.773 11.432 9.091 6.750 4.409 2.068 0 Bảng 3: Lịch trả nợ hàng năm Khoản mục Năm hoạt động 0 1 2 3 4 5 1. Dư nợ đầu kỳ 11.280 9.024 6.768 4.512 2.256 2. Nợ phát sinh 11.280 trong kỳ 3. Trả lãi trong 0 1.184 1.083 812 541 271 kỳ 4. Trả nợ gốc 0 2.256 2.256 2.256 2.256 2.256 trong kỳ 5. Tổng mức trả 0 3.440 3.339 3.068 2.797 2.527 nợ 6. Dư cuối kỳ 11.280 9.024 6.768 4.512 2.256 0 7. Khả năng trả 1.6 1.6 1.7 1.8 1.9 nợ GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 51
  52. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tỷ lệ Tỷ lệ 09/08 10/09 Tổng sản lượng 142.106 130.189 128.292 -8,4% -1,45% Tổng doanh thu 101.189 101.940 63.464 0,74% -37,7% Doanh thu thuần 101.189 101.940 63.464 0,74% -37,7% Giá vốn hàng bán 89.182 91.620 54.546 2,73% -40,5% Lợi nhuận gộp 12.007 10.320 8.918 -14% -13,6% DT hoạt động TC 65 89 52 37% -41,5% CP hoạt động TC 5.272 4.494 4.253 -14,75% -6% CP lãi vay 5.272 4.466 4.107 -14,75% -8% CP bán hàng 0 0 0 0 CP quản lí DN 2.533 3.166 3.242 25% 2,4% LN thuần từ 4.267 2.748 1.475 -35,6% -34% HĐKD Thu nhập khác 1.130 790 210 -30% -73,4% CP khác 4.095 661 476 -84% -27,9% LN khác -2.966 129 -266 104% -30,6% LNTT 1.302 2.878 1.208 121% -58% Thuế TNDN 0 403 169 -58% LNST 1.302 2.475 1.040 90% -58% Bảng 5: Suất sinh lợi cổ phiếu trung bình/ tháng C92 VN-INDEX C92 VN-INDEX Tháng 01/2010 -12,18% -7,06% Tháng 01/2011 -9,09% -3,23% Tháng 02/2010 -24,68% -22,84% Tháng 02/2011 -11,43% -17,40% Tháng 03/2010 -46,99% -18,64% Tháng 03/2011 -9,35% 13,33% Tháng 04/2010 -3,62% 026% Tháng 04/2011 1,06% 8,18% Tháng 05/2010 -9,56% -20,56% Tháng 05/2011 18% 22,28% Tháng 06/2010 -9,43% -2,09% Tháng 06/2011 20,97% 5,13% Tháng 07/2010 -44,16% 10,19% Tháng 07/2011 26,24% 8,55% Tháng 08/2010 70,97% 20,57% Tháng 08/2011 -13,48% 16,85% Tháng 09/2010 -12,44% -17,73% Tháng 09/2011 35,53% 6,06% Tháng 10/2010 -39,49% -23,63% Tháng 10/2011 66,32% 3,19% Tháng 11/2010 -6,09% -9,72% Tháng 11/2011 -29,10% -10,25% Tháng 12/2010 -0,91% 0,29% GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 52
  53. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. 2. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Giáo trình Lập và quản lý dự án, NXB thống kê. 3. Văn bản hướng dẫn thẩm định – Ngân hàng ĐT&PT Nghệ An. 4. Frederic S.Mishkin (1999), Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường Tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 5. Hoàng Kim (2001), Tiền tệ Ngân hàng-Thị trường Tài chính, NXB Tài chính . 6. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2010), Giáo trình Thẩm định tài chính dự án, NXB tài chính 7. Tổng quan về quá trình thẩm định, Ngân Hàng ĐT & PT NA. 8. Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011 của Ngân Hàng ĐT & PT NA. 9. Tin tức online: 10.Bộ tài chính: www.mof.gov.vn. GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 53
  54. SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440 GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 54