Đề tài Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh Ng hệ An

doc 42 trang nguyendu 4530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh Ng hệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_nang_cao_chat_luong_cong_tac_tham_dinh_du_an_dau_tu_t.doc

Nội dung text: Đề tài Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh Ng hệ An

  1. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .1 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH NGHỆ AN (VPBANK NGHỆ AN) .3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An 3 1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VPBank .3 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An 4 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của VPBank Nghệ An 5 1.2. Đặc điểm hoạt động của VPBank Nghệ An 7 1.2.1.Tình hình huy động vốn .7 1.2.2. Tình hình sử dụng vốn .9 1.2.3. Các hoạt động khác 11 PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Ở VPBANK NGHỆ AN .13 2.1. Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư của VPBank Nghệ An 13 2.1.1. Tình hình hoạt động cho vay của VPBank Nghệ An 13 2.1.1.1. Khách hàng của VPBank Nghệ An 13 2.1.1.2.Doanh số cho vay 15 2.1.1.3.Tình hình thu nợ 16 2.1.2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại VPBank Nghệ An 17 2.1.2.1. Đối tượng cho vay trung dài hạn 17 2.1.2.2. Kết quả hoạt động cho vay trung và dài hạn tại VPBank Nghệ An 17 2.1.3. Ví dụ về thẩm định tài chính dự án - Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất da và các sản phẩm giả da Châu Tuấn tại Xã Xuân An – Nghi Xuân – Hà Tĩnh của công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn 18 2.1.3.1. Một vài nét chung về công ty TNHH XNK Châu Tuấn .18 2.1.3.2. Mô tả dự án .19 2.1.3.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án tài trợ xây dựng nhà máy mới của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn 20 2.1.4. Đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư của VPBank Nghệ An 24 2.1.4.1. Những kết quả đạt được .24 2.1.4.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân .25 Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
  2. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng 2.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng 27 2.2.1. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh VPBank Nghệ An 27 2.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của VPBank Nghệ An 29 2.2.3. Một số kiến nghị 34 2.2.3.1.Với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan 34 2.2.3.2. Với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác 35 2.2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư .36 2.2.3.4. Với VPBank 37 KẾT LUẬN 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
  3. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh Nghệ An. Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Nghệ An Bảng 1.3: Chỉ tiêu hoạt động tín dụng Bảng 1.4. Tình hình kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế tại VPBank Nghệ An 2008 - 2011 Bảng 2.1. Cơ cấu khách hàng Bảng 2.2. Cơ cấu khách hàng tổ chức theo ngành nghề. Bảng 2.3. Tình hình tín dụng tính đến 31/12/2011 Bảng 2.4. Tình hình thu nợ trong các năm qua Bảng 2.5. Hoạt động cho vay trung dài hạn tại VPBank Nghệ An Bảng 2.6. Lợi nhuận từ tín dụng TDH DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 : Tình hình huy động vốn Biểu đồ 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh Biểu đồ 3 : Tình hình dư nợ Biểu đồ 4 : Tình hình kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế Biểu đồ 5 : Cơ cấu khách hàng Biểu đồ 6 : Cơ cấu khách hàng theo ngành Biểu đồ 7 : Tình hình thu nợ trong những năm gần đây Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
  4. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới bị biến động liên tục bởi các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, khủng hoảng nợ công làm cho nền kinh tế của Việt Nam xuất hiện các yếu kém cần phải khắc phục nhằm hoàn thiện nền kinh tế giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Ngành ngân hàng là một ngành rất quan trọng trong nền kinh tế đang phát triển của nước ta. Với hoạt động đi vay để cho vay các ngân hàng đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức, đơn vị hoạt động kinh doanh để cho các đơn vị, tổ chức cần vốn vay để tiến hành các hoạt động tiêu dùng, kinh doanh của mình. Qua những tác động của nền kinh tế thế giới ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) nói riêng đã xuất hiện những điểm yếu cần phải khắc phục nhằm thoát khỏi những nguy cơ, khó khăn và thách thức do sự phát triển của nền kinh tế tạo nên. Cac hoạt động trong ngành ngân hàng có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn vậy cần có những biện pháp tốt hơn để giải quyết những rủi ro đó. Một trong các biện pháp đó là nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh Nghệ An.” Nhằm nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. 2. Mục đích nghiên cứu - Nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu việc phân tích, đánh giá và tìm hiểu thực tiễn về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBank chi nhánh Nghệ An. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng VPBank chi nhánh Nghệ An. - Trên cơ sở tình hình hoạt động đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm, tình hình hoạt động của công tác thẩm định và cho vay theo dự án của ngân hàng VPBank Nghệ An Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động thẩm định và cho vay vốn các dự án đầu tư trong phạm vi VPBank Nghệ An Hoàng Huy Thục 1 Lớp 49B2 - TCNH
  5. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, báo cáo đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận giải thực tiễn : Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp tổng hợp thống kê 5. Kết cấu của đề tài. Kết cấu của báo cáo ngoài phần nội dung và kết luận bao gồm hai phần: Phần 1 : Tổng quan về ngân hàng VPBank chi nhánh nghệ An. Phần 2 : Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án ở VPBank Nghệ An Trong quá trình phân tích, do còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về mặt nhận thức, báo cáo thực tập của em còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để Báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Lưu Tâm và các cán bộ nhân viên VPBank Nghệ An đã giúp đỡ tận tình giúp em hoàn thành báo cáo này. Sinh viên Hoàng Huy Thục Hoàng Huy Thục 2 Lớp 49B2 - TCNH
  6. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH NGHỆ AN (VPBANK NGHỆ AN) 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An 1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VPBank VPBank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Tên gọi đầy đủ ban đầu của VPBank là ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Ngày 27/7/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1815/QĐ-NHNN, chấp thuận đổi tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và là một bộ phận không thể tách rời của giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP ngày 12/8/1993 do Ngân hàng Nhà nước cấp. Đây là một bước ngoặt quan trọng mang tính quyết định, nó đánh dấu sự thay đổi về diện mạo, mục tiêu hoạt động và thương hiệu của VPBank. Khi mới thành lập vốn điều lệ của VPBank là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển và quy định của ngân hàng nhà nước, VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến ngày 13/10/2011, vốn điều lệ của VPBank đạt 4433 tỷ VND. Tiếp đó đến ngày 30/12/2011, vốn điều lệ của VPBank được tăng lên mức 5050 tỷ VND. Hiện nay VPBank đã trở thành một trong mười 12 ngân hàng thương mại cổ phần mạnh nhất Việt Nam (G12). * Các sản phẩm dịch vụ : Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng; sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ; các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng; kinh doanh ngoại tệ; phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ * Về đội ngũ cán bộ : Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng cán bộ nhân viên chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát Hoàng Huy Thục 3 Lớp 49B2 - TCNH
  7. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến hết 30/06/2011, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: hơn 3.000 CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học. * Mạng lưới hoạt động : VPBank đã có tổng số hơn 180 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc. Với 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union * Sứ mệnh phát triển VPBank hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. - Đối với Khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh. - Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng. Đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hoá - Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm - Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An Trong suốt quá trình hình thành và phát triển,VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Ngày 30/01/2007, VPBank Nghệ An một trong 90 chi nhánh của VPBank được khai trương và chính thức đi vào hoạt động.Trụ sở của VPBank Nghệ An nằm tại Nhà A, khu TMDV nhà ở C1, Đường Quang Trung, T.p Vinh. Hoàng Huy Thục 4 Lớp 49B2 - TCNH
  8. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức và nền kinh tế, thông qua đó, sử dụng đồng vốn đã huy động được để cho vay. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động khác như: thanh toán xuất nhập khẩu, phát hành thẻ và thanh toán thẻ, chuyển tiền cá nhân VPBank chi nhánh Nghệ An hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh theo luật định; - Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng; - Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; Huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi được ngân hàng nhà nước cho phép; - Hoạt động bao thanh toán; Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền dưới nhiều hình thức đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union; 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của VPBank Nghệ An + Về nhân sự Hiện nay Chi nhánh có 60 cán bộ, trong đó 48 đại học và trên đại học, 9 là cao đẳng và trung cấp, còn lại là sơ cấp. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên là sức mạnh của Ngân hàng, giúp Ngân hàng sẵn sàng đương đầu với mọi cạnh tranh, vì thế Ngân hàng luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị. + Về cơ cấu tổ chức Có thể khái quát về mô hình tổ chức của Chi nhánh như sau: + Ban giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám Đốc + Các phòng ban: - Phòng hành chính tổ chức. - Phòng phục vụ khách hàng. - Phòng kế toán giao dịch (Bao gồm cả tin học). - Phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ. - Phòng giao dịch chợ Vinh. - Phòng giao dịch Cửa Đông. - Phòng giao dịch Bến Thủy. - Phòng giao dịch Xô Viết nghệ tĩnh. - Phòng giao dịch Đội Cung. Hoàng Huy Thục 5 Lớp 49B2 - TCNH
  9. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng - Ban quản lý tín dụng ( C/A). Sơ đồ tổ chức của chi nhánh VPBank Nghệ An Giám đốc Ban Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng quản lý phục vụ kế toán hành giao giao giao dịch giao dịch giao giao dịch tín dụng khách giao chính tổ dịch dịch Bến Đội Cung dịch Chợ Xô Viết hàng dịch chức Ng.Văn Cửa Thủy Vinh Nghệ Cừ Đông Tĩnh * Giám đốc. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh hằng ngày của Ngân hàng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và trước hội đồng quản trị Ngân hàng VPBank đối với tất cả mọi hoạt động của chi nhánh có nhiệm vụ lãnh đạo, xây dựng đội ngũ nhân viên, lập kế hoach kinh doanh cho chi nhánh và chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kế hoạch của toàn thể nhân viên trong chi nhánh. * Phòng tổ chức hành chính. Nhiệm vụ của phòng là phối hợp với văn phòng VPBank để thực hiện công tác tổ chức, quản lí và phát triển nguồn nhân lực, cộng tác với văn thư, hành chính và lễ tân. Quản lí và mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của cả chi nhánh; tổ chức tốt công tác bảo vệ cơ quan, phối hợp bộ phận kho quỹ đảm bảo an toàn kho quỹ; đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển tiền an toàn. * Phòng phục vụ Khách hàng. Bao gồm khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Nhiệm vụ chính là thu thập các tài liệu về khách hàng, theo dõi, giám sát hoạt động của khách hàng trước và sau khi cho vay. Nghiên cứu thị trường, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo thu hút khách hàng. Chịu trách nhiệm về pháp lí liên quan đế hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng là cả cá nhân và doanh nghiệp, đề xuất chính sách tiếp thị, sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, thực hiện nhiệm vụ phân tích món vay và thực hiện cho vay, đôn đốc việc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn của các khoản vay, đề Hoàng Huy Thục 6 Lớp 49B2 - TCNH
  10. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng xuất điều chỉnh các quy định về hợp đồng tín dụng cho phù hợp với thực tế trên địa bàn chi nhánh. * Phòng Kế toán giao dịch. Thực hiện chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm dịch dịch vụ của Ngân hàng, thực hiện mở các tài khoản tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, giữ hộ, thu chi hộ, v.v thực hiện giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá hạn. Thực hiện thu đổi ngoại tệ mặt cho khách theo đúng các quy định của các phòng có liên quan và đúng với quy định của VPBank. Phía bên tin học thực hiện quản lí và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí, phải thu, phải trả. Kiểm tra và giám sát việc thu chi đúng tính chất. Tiếp nhận và kiểm soát lại chứng từ từ Phòng giao dịch Ngân quỹ và các bộ phận khác đưa đến, đưa vào máy tính, lên cân đối tài khoản. Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, thông tin trên máy tính, quản lí mạng vi tính của toàn chi nhánh. * Ban quản lý tín dụng Thực hiện đánh giá, thẩm định tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản đảm bảo. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ liên quan tài sản. Xây dựng tiêu chuẩn phân hạng và thực hiện việc phân hạng tài sản đảm bảo. Khai thác các hệ thống thuê kho bãi để quản lí tài sản cầm cố, soạn thảo các hợp đồng thuê kho bãi. Định kì tái định giá tài sản đảm bảo, kiểm tra thường xuyên các tài sản, hệ thống kho bãi và đề xuất các biện pháp xử lí kịp thời các vấn đề phát sinh để đảm bảo an toàn tín dụng. Thực hiện kiểm soát hồ sơ tín dụng, nhập số liệu máy tính. 1.2. Đặc điểm hoạt động của VPBank Nghệ An 1.2.1.Tình hình huy động vốn Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh ngân hàng. Trong 3 năm gần đây đặc biệt là năm 2008 và năm 2009, thị trường tài chính trong nước rất sôi động. Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, chi nhánh VPBank Nghệ An đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng, đóng góp vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống. Các kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh Nghệ An. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 TG Doanh nghiệp 67.582 120.273 89.127 70.235 TG dân cư 257.423 394.323 484.690 597.426 Tổng 325.005 515.606 573.817 667.661 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng) Hoàng Huy Thục 7 Lớp 49B2 - TCNH
  11. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn 700000 600000 500000 400000 TG Doanh nghiệp 300000 TG Dân cư 200000 100000 0 2008 2009 2010 2011 Như vậy nguồn vốn huy động của VPBank chi nhánh Nghệ An tăng trưởng qua các năm. Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hoá các sản phẩm huy động cũng như các chương trình khuyến mãi có quà tặng hấp dẫn. Mặt khác trong những năm gần đây mạng lưới hoạt động của VPBank Nghệ An được mở rộng. Đến cuối năm 2011, nguồn vốn huy động đạt 667.661 triệu, tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2008; 1,3 lần so với cuối năm 2009; và so với năm 2010 nguồn vốn huy động tăng là 16,35%. Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của VPBank Nghệ An ( khoảng 80%). Chi nhánh VPBank Nghệ An đã thực hiện rất tốt các chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn góp phần hoàn thành kế hoạch hoạt động chung của toàn hệ thống.Thấy được những bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn VP Bank Nghệ An đã có những cố gắng rất lớn trong công tác huy động vốn bằng cách đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt cho tiền gửi không kì hạn chi nhánh đã áp dụng lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi không kì hạn bằng VND. Theo đánh giá thì chi nhánh là một trong các ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao. Bên cạnh đó ngân hàng thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng như thực hiện ưu đãi lãi suất tiền gửi, thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng bằng máy móc thiết bị mới, hiện đại. Với trụ sở khang trang thuận tiện cho khách hàng giao dịch, thái độ phục vụ của nhân viên tận tình, hòa nhã, lịch sự và có những biện pháp quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và một số biện pháp khác. Do vậy, nguồn vốn huy động của VPBank Nghệ An không những tăng đều mà còn nhanh, đảm bảo được cân đối cung cầu, tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh tín dụng của chi nhánh. Trong tổng vốn huy động từ khách hàng của chi nhánh, huy động từ Hoàng Huy Thục 8 Lớp 49B2 - TCNH
  12. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng dân cư chiếm tỷ trọng lớn. Xu hướng trên thể hiện trạng thái dư tiền trong dân do đời sống kinh tế tăng, thu nhập của dân cư tăng, nên tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư tăng. Mặt khác, đó còn là do trong thời gian qua chúng ta đã kiểm soát được tốc độ lạm phát giữ cho đồng tiền ổn định không bị trượt giá nhiều nên dân chúng đã tin tưởng vào giá trị đồng tiền và dần chuyển từ hình thức tiết kiệm vàng sang hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2011, với việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại theo mô hình ngân hàng bán lẻ và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, việc quảng cáo các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cùng với việc bố trí đội ngũ giao dịch viên trẻ trung năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp văn minh đã góp phần tăng trưởng vốn hoạt động của chi nhánh. 1.2.2. Tình hình sử dụng vốn Song song với việc hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Trong hoạt động này cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh cuả chi nhánh. Ngân hàng cho vay ngoài các dự án trong nước còn có các dự án lớn liên kết với nước ngoài. Với uy tín của mình, ngân hàngVPBank Nghệ An có rất nhiều khách hàng truyền thống làm ăn có hiệu quả và thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Kết quả kinh doanh của chi nhánh được trình bày trên bảng 1.2. Hiện nay, nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của chi nhánh VPBank Nghệ An nói riêng. Là một ngân hàng thương mại cổ phần vốn hoạt động là do các cổ đông đóng góp, huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ vô cùng khó khăn nếu chỉ lơ là một chút thôi thì hậu quả rủi ro tín dụng sẽ khôn lường. Nhận thức được điều này, VPBank Nghệ An rất chú trọng đến khâu tín dụng, coi đó là hoạt động trọng tâm của Ngân hàng. Ngân hàng luôn thực hiện cho vay với 3 mục tiêu cơ bản: Hiệu quả, an toàn vốn, đầu tư và phát triển. Nhờ làm tốt công tác huy động vốn, VPBank Nghệ An đã tích cực nhanh chóng đa dạng hóa các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Ngân hàng trong đó trọng tâm là công tác tín dụng. Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Nghệ An Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng thu nhập 16.300 26.700 53.700 73.752 Tổng chi phí 14.600 22.700 39.700 43.752 Lợi nhuận 1.700 4.000 14.000 30.000 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh.) Hoàng Huy Thục 9 Lớp 49B2 - TCNH
  13. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Biểu đồ 2: Tình hình hoạt động kinh doanh 80000 60000 Tổng thu nhập 40000 Tổng chi phí 20000 Lợi nhuận 0 2008 2009 2010 2011 Bảng 1.3: Chỉ tiêu hoạt động tín dụng. Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng doanh số cho vay 893.313 790.113 957.365 1012.475 Tổng doanh số thu nợ 884.658 851.634 882.193 892.934 Tổng dư nợ 632.973 646.173 1.019.224 933.973 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng.) Biểu đồ 3: Tình hình dư nợ 1200000 1000000 800000 600000 Tổng dư nợ 400000 200000 0 2008 2009 2010 2011 Qua bảng 1.3 cho thấy doanh số cho vay, thu nợ cũng như dư nợ bình quân qua các năm có nhiều diễn biến phức tạp, tỉ lệ tăng khá chậm. Doanh số cho vay năm 2011 tăng 4% so với năm 2010. Điều này cho thấy rằng khối lượng khách hàng đến với VP Bank Nghệ An chậm, VP Bank tập trung khai thác khách hàng hiện có, cùng các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu đầu tư, chính sách lãi suất để tăng doanh số cho vay tăng thu nhập cho ngân hàng. Doanh số thu nợ có nhiều biến động. So với năm 2008, năm 2011 được chú trọng hơn tăng 3,5%, Hoàng Huy Thục 10 Lớp 49B2 - TCNH
  14. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng chủ yếu là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thẩm định khách hàng, lựa chọn khách hàng có khả năng cấp tín dụng của ngân hàng chưa được thực hiện tốt. Số dư nợ bình quân có xu hướng tăng, để thể hiện sự cố gắng của chi nhánh trong quản lý điều hành, tiếp cận khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống VPBank nghệ An. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của VPBank Nghệ An khá cao trong những năm gần đây vì cho vay khá cao trong tổng nguồn vốn huy động năm 2008 do vậy đạt 98,3%, năm 2009 đạt 94,8%, năm 2010 là 102%, và năm 2011 là 104%. Kết quả là năm 2009 ngân hàng có lãi gần 4 tỉ đồng, năm 2010 đạt 14 tỉ đồng và năm 2011 ngân hàng lãi gần 30 tỷ đồng. Con số không lớn song thể hiện sự cố gắng của VP Bank Nghệ An trong việc khắc phục hậu quả trong quá khứ, khôi phục năng lực hoạt động trong tương lai. Về nợ quá hạn ngày càng giảm, thể hiện năm 2008 là 48.1%, năm 2009 là 36.9%, năm 2010 giảm còn 29.5% và năm 2011 giảm 20%. Tỷ lệ nợ quá hạn cao như vậy là do quá khứ để lại, còn trong những năm gần đây tỉ lệ nợ quá hạn là thấp không đáng kể, kế hoạch năm 2011 của VPBank Nghệ An là thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước. Với tốc độ hoạt động như kế hoạch đặt ra trong tương lai không xa hình ảnh VPBank Nghệ An sẽ khôi phục lại. 1.2.3. Các hoạt động khác - Hoạt động Thanh toán quốc tế Trong năm 2008 thị trường ngoại tệ diễn biến khá bất thường, lúc thì dư thừa các NHTM từ chối không mua, lúc lại thiếu hụt nghiêm trọng không ai bán ra, vì vậy trong nhiều giai đoạn VPBank buộc phải thắt chặt điều kiện mở L/C (tăng tỷ lệ ký quỹ, yêu cầu khách hàng tự lo nguồn ngoại tệ thanh toán, ). Trước khó khăn đó, doanh số và số lượng của hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank Nghệ An năm 2009 đã không đạt được kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, tổng thu phí dịch vụ TTQT trong năm 2008 chỉ giảm 4% so với năm 2009. Doanh số thanh toán quốc tế (thanh toán hàng nhập, thanh toán hàng xuất), doanh số mua bán ngoại tệ năm 2009 đều tăng so với năm 2008 thể hiện sự nỗ lực của ngân hàng trong hoạt động ngoại hối. Cụ thể năm 2009 thanh toán hàng nhập cho khách hàng là 147.997 ngàn USD tăng 44.550 ngàn USD hay tăng 43,07%, thanh toán hàng xuất tăng 57,31% (hay tăng 33.868 ngàn USD), ngoại tệ mua vào của ngân hàng tăng 43,83% (hay tăng 47010 ngàn USD), ngoại tệ ngân hàng bán ra tăng 41,03% (hay tăng 44.883 ngàn USD). Nhưng sang năm 2010 thì những doanh số trên nhìn chung có tăng nhưng lượng tăng không đáng kể chỉ có thanh toán hàng xuất mức tăng cũng tương đối cao nhưng thanh toán hàng nhập lại giảm mạnh giảm 74.247 ngàn USD hay giảm Hoàng Huy Thục 11 Lớp 49B2 - TCNH
  15. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng 50,17% so với năm 2007, trong khi đó so với năm 2007 thì kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tăng 29,5%, kim ngạch nhập khẩu tăng 28,3%. Điều đó cho thấy chất lượng thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng còn hạn chế bởi xuất nhập khẩu tăng trong khi đó thì thanh toán qua ngân hàng lại giảm. Bảng 1.4. Tình hình kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế tại VPBank Nghệ An 2008 - 2011 Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thanh toán hàng nhập 103.447 147.997 73.750 68.349 Thanh toán hàng xuất 59.099 92.967 112.322 130.574 Mua ngoại tệ 107.263 154.273 162.758 172.752 Bán ngoại tệ 109.404 154.287 159.687 168.315 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm.) Biểu đồ 4: Tình hình kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế 200000 150000 Thanh toán hàng nhập 100000 Thanh toán hàng xuất Mua ngoại tệ 50000 Bán ngoại tệ 0 2008 2009 2010 2011 Hoàng Huy Thục 12 Lớp 49B2 - TCNH
  16. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng PHẦN 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Ở VPBANK NGHỆ AN 2.1. Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư của VPBank Nghệ An 2.1.1. Tình hình hoạt động cho vay của VPBank Nghệ An. Năm 2011 là năm thứ hai thực hiện kế hoạch phát triển 5 năm của VPBank và cũng là năm thứ hai thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng, tiếp tục tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững, xây dựng toàn hệ thống ngân hàng thành tập đoàn tài chính tín dụng đa năng phát triển vững mạnh và hội nhập kịp thời với quốc tế. Hoạt động tín dụng ngân hàng diễn ra trong điều kiện môi trường kinh tế có những khó khăn thách thức lớn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu Thực hiện chủ chương “phát triển hệ thống ngân hàng bền vững và hội nhập“ của Đảng và Nhà nước, hoạt động tài chính tiền tệ đã có nhiều biến chuyển rõ rệt, ngành ngân hàng thực hiện chính sách điều chỉnh lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thắt chặt các công cụ; chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến thị trường, chất lượng tín dụng được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm mạnh.VPBank Nghệ An đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chủ trương mở rộng kết hợp nâng cao chất lượng cho vay dự án của ban giám đốc, một mặt bảo đảm an toàn vốn mặt khác lại có thể góp phần giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn về vốn phục vụ đầu tư phát triển. Chỉ tính riêng trong năm 2011 VPBank Nghệ An đã tiến hành duyệt cho vay 6 dự án thương mại với tổng trị giá 60 tỷ đồng chủ yếu là dành cho đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp. Năm 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên VPBank Nghệ An còn hạn chế cho vay đầu tư nhằm ổn định tỷ lệ nợ Để có được cái nhìn khái quát hơn về hoạt động cho vay dự án đầu tư của Chi Nhánh, chúng ta xem xét một số chỉ tiêu có liên quan : 2.1.1.1. Khách hàng của VPBank Nghệ An. Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Những khách hàng này thường sử dụng những dịch vụ khép kín cho ngân hàng và thời giam vay vốn của họ thường kéo dài từ 3-8 năm. Hiện nay cơ cấu tiền vay tại CN như sau: 85% khách hàng vay vốn ngắn hạn. 15% khách hàng vay vốn trung dài hạn phục vụ đầu tư. Đây là chính sách phát triển của ngân hàng VPBank do ngân hàng còn có quy mô trung bình. Hoàng Huy Thục 13 Lớp 49B2 - TCNH
  17. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Khách hàng của CN hiện nay có thể nói là đa dạng, không chỉ tập trung vào cá nhân mà bắt đầu mở rộng cho vay các doanh nghiệp đầu tư phát triển chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bảng 2.1. Cơ cấu khách hàng. Đơn vị :( %). Loại hình Năm 2009. Năm 2010. Năm 2011. Cá nhân 60. 70. 73. Doanh Nghiệp. 40. 30. 27. (Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng.) Biểu đồ 5: Cơ cấu khách hàng 100 30 27 80 40 60 40 70 73 Doanh Nghiệp 60 20 Cá Nhân 0 2009 2010 2011 Bảng 2.2. Cơ cấu khách hàng tổ chức theo ngành nghề. Đơn vị: ( %). Ngành nghề. %. Xây dựng cơ bản. 25 Sản xuất công nghiệp. 30 Thương mại dịch vụ 35 Ngành nghề khác. 10. (Nguồn: Báo cáo hoạt động tài chính.) Hoàng Huy Thục 14 Lớp 49B2 - TCNH
  18. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Biểu đồ 6: Cơ cấu khách hàng theo ngành 10 25 Xây dựng cơ bản Sản xuất công nghiệp 35 Thương mại dịch vụ Ngành nghề khác 30 Với cơ cấu khách hàng như hiện nay của CN sẽ thấy chủ trương phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế tư nhân tiếp xúc với vốn, công nghệ. với chủ trương này nền kinh tế Việt Nam đang có những biến đổi hình thành lên một xu hướng kinh tế mới. Điều này nói lên các doanh nghiệp này là khách hàng phù hợp cho ngân hàng hiện nay. 2.1.1.2.Doanh số cho vay. Bảng 2.3. Tình hình tín dụng tính đến 31/12/2011 Chỉ tiêu. 31/12/2011 Tăng giảm Tỷ trọng dư nợ. so với 2010. (Đơn vị : triệu đồng) 2010. 2011. Theo thời gian 933.973 -85.251 100% 100% Ngắn hạn. 785.056 -80.011 90% 84%. Trung, dài hạn TM. 148.917 -5.240 10% 16%. Theo loại hình 933.973 -85.251 100% 100%. C.ty Cổ phần TNHH 246.566 -45.321. 27,2% 26,4% C.ty Cổ phần khác 225.322 -37.765. 24,9% 24,1% Doanh nghiệp tư nhân 38.767 -22.911 4,7% 4,2% Kinh tế tập thể 659 -73 0,08% 0,07% Kinh tế cá thể 422.659 20.819 43.12 45,23% (Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng) Hoàng Huy Thục 15 Lớp 49B2 - TCNH
  19. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhìn chung dư nợ của tất cả các khu vực đều giảm. Khu vực đầu tư trung dài hạn nhìn chung cũng có giảm nhưng đó là con số không đáng kể nhìn vào đó cho chúng ta thấy chất lượng các khoản vay đang được nâng cao lên làm cho các khoản tín dụng đầu tư dự án ngày càng tốt lên, đó là tín hiệu tốt chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và có cách đầu tư hiệu quả hơn. 2.1.1.3.Tình hình thu nợ. Cùng với việc cho vay tình hình thu nợ của VPBank Nghệ An đã có nhiều đổi mới cùng với xu hướng toàn ngân hàng cũng như toàn ngành ngân hàng nói chung giúp cho việc thu nợ gia hạn nợ có những cải thiện tốt hơn. Bảng 2.4. Tình hình thu nợ trong các năm qua. Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng doanh số thu nợ 884.658 851.634 882.193 892.934 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,82% 0,8% 0,7% 0,6% (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng) Biểu đồ 7: Tình hình thu nợ trong những năm gần đây 900000 880000 860000 Doanh số thu nợ 840000 820000 2008 2009 2010 2011 Nhìn vào số liệu trên cho thấy các khoản thu ngày càng tăng lên đồng thời các khoản nợ quá hạn đang giảm dần cho thấy chất lượng các khoản vay được nâng cao, đồng thời đó công tác thẩm định tín dụng trung và dài hạn nói chung thẩm định dự án đầu tư nói riêng đã được cải thiện một cách đáng kể. Tuy vậy công tác thẩm định cũng còn nhiều thiếu sót cần phải khắc phục để cho chất lượng các khoản tín dụng điều này sẽ được làm rõ trong phần sau của bài báo cáo. Hoàng Huy Thục 16 Lớp 49B2 - TCNH
  20. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng 2.1.2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại VPBank Nghệ An 2.1.2.1. Đối tượng cho vay trung dài hạn Các pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự: - Cá nhân và hộ gia đình - Tổ hợp tác - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty hợp danh Khảo sát tình hình thực tế cho thấy hoạt động cho vay trung dài hạn diễn ra chủ yếu ở 2 bộ phận tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp thuộc phòng kinh doanh của Ngân hàng. Khách hàng vay trung và dài hạn chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông và xây dựng. 2.1.2.2. Kết quả hoạt động cho vay trung và dài hạn tại VPBank Nghệ An. Hoạt động cho vay trung dài hạn được đánh giá qua diễn biến hoạt động vay vốn của khách hàng, kết cấu của các khoản vay trung dài hạn. Bảng 2.5. Hoạt động cho vay trung dài hạn tại VPBank Nghệ An ( Đơn vị: tỷ đồng) 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền % tăng Số tiền % tăng 1. Doanh số cho vay TDH 116,573 135,652 16,4% 136,156 0,37% 2. Doanh số thu nợ TDH 86,523 113,436 31,1% 121,32 6,9% 3. Dư nợ TDH 121,244 154,157 27,15% 148,917 - 3,4% 4.Tỷ lệ dư nợ TDH/tổng dư nợ 19% 15% 16% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm.) Có thể thấy doanh số cho vay TDH tăng khá đều và nhỏ trong các năm nhưng số dự nợ thì đã có giảm nhẹ trong năm 2011 chứng tỏ khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng lớn trong việc cho vay TDH. Nhưng so với tổng dư nợ thì cho vay TDH có chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Hoàng Huy Thục 17 Lớp 49B2 - TCNH
  21. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Bảng 2.6. Lợi nhuận từ tín dụng TDH ( Đơn vị: tỷ đồng) 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền % tăng Số tiền % tăng 1. Dư nợ TDH 121,244 154,157 27,15% 148,917 - 3,4% 2. Tổng lợi nhuân cho vay 4 14 250% 30 114% 3. Lợi nhuận tín dụng TDH 1 4 300% 12 200% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm) Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng TDH tăng trưởng liên tục trong vòng 3 năm qua. Lợi nhuận tăng vọt từ 4 tỷ năm 2009 lên 14 tỷ năm 2010 và tăng mạnh vào năm 2011 là 30 tỷ đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với diễn biến của hoạt động cho vay TDH tại Ngân hàng mà chúng ta vừa phân tích ở trên. Như vậy có thể nói tín dụng TDH đã góp phần vào tổng thu nhập chung của VPBank Nghệ An. Điều này cho thấy hướng tiếp theo mở rộng tín dụng TDH của Ngân hàng là một hướng đi đúng đắn. 2.1.3. Ví dụ về thẩm định tài chính dự án - Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất da và các sản phẩm giả da Châu Tuấn tại Xã Xuân An – Nghi Xuân – Hà Tĩnh của công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn 2.1.3.1. Một vài nét chung về công ty TNHH XNK Châu Tuấn Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn được thành lập theo giấy chứng nhận ĐKKD số 3000276035_ Do Sở KH & ĐT tỉnh Hà Tĩnh cấp ngày 27/02/2002 Tên giao dịch: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn Địa chỉ trụ sở chính: - Khối 8A – TT Xuân An – Huyện Nghi Xuân – Tỉnh Hà Tĩnh - Điện thoại: 0393.821.889 Fax: 0393.821.899 Vốn điều lệ: 50.000.000.000 (Bằng chữ năm mươi tỷ đồng) Vốn có khả năng huy động: 60.000.000.000 đồng Người đại diện theo pháp luật của công ty: Bạch Thị Hường – Chức vụ: Chủ tịch HĐTV – Giám đốc công ty Hoàng Huy Thục 18 Lớp 49B2 - TCNH
  22. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Nghành nghề kinh doanh: - Xuất nhập khẩu nông, lâm sản - Kinh doanh xăng dầu - Khai thác đá - Kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp - Sản xuất giấy, nhựa, bao bì, da và sản phẩm giả da các loại - Khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi ) - Khai thác các loại khoáng sản - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, trạm và đường dây điện đến 35KV - Kinh doanh bất động sản, mô giới và định giá bất động sản. 2.1.3.2. Mô tả dự án Tên dự án : Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất da và các sản phẩm giả da Châu Tuấn Chủ dự án : Bà Bạch Thị Hường Thiết bị máy móc: Thiết bị mua mới 100% từ các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Địa điểm : Xã Xuân An, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh Tiến độ thực hiện : Dự án được triển khai vào đầu tháng 6/2011 và đi vào hoạt động vào cuối tháng 8/2012. Đầu tư của dự án : Tổng đầu tư của dự án cho cả 3 giai đoạn là 20 tỷ VND, trong đó giai đoạn 1 là 11,310 tỷ . Nhu cầu vốn vay: Giá trị khoản vay: - Dài hạn: 5.000.000.000 đ (năm tỷ đồng), lãi suất 18%/năm. Thời gian ân hạn 10 tháng. - Ngắn hạn: 500.000.000 đ (năm trăm triệu đồng), lãi suất 17%/năm. Thời gian vay: 6 năm. Mục đích vay vốn: Hoàng Huy Thục 19 Lớp 49B2 - TCNH
  23. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng - Đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị - Bổ sung vốn lưu động. Tài sản đảm bảo: - Khu đất rộng 2000 m2 ở Thị trấn Xuân An – Huyện Nghi Xuân – Tỉnh Hà Tĩnh thuộc sở hữu của Bà Bạch Thị Hường - Công trình xây dựng nhà xưởng và máy móc mới của dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất da và các sản phẩm giả da Châu Tuấn Phương thức trả nợ : Trả lãi và gốc hàng quý Nhà máy sẽ hoạt động 25 ngày/tháng, 12 tháng/năm. Số công nhân sẽ là 250 người, làm việc một ca, 8 tiếng/ngày. 2.1.3.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án tài trợ xây dựng nhà máy mới của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn Cán bộ thẩm định của VPBank Nghệ An tiến hành thẩm định các nội dung sau: Tổng vốn đầu tư Bảng 1. Thẩm định dòng tiền ra của dự án Đơn vị: 1000đ Cơ cấu đầu tư Chi phí của dự án T1- 6/2011 (%) Tổng chi phí tiền đất & san lấp mặt bằng 4.191.800 37,1% Tổng chi phí xây dựng nhà xưởng 3.539.000 31% Tổng chi phí thiết bị sản xuất 1.927.000 17% Thiết bị vận tải 367.000 3% Thiết bị văn phòng + cứu hoả 150.000 1.33% Tổng chi phí cố định 10.174.800 Chi phí tiền dự án 300.000 2.7% Dư phòng 100.000 0.9% Chi phí vốn lưu động 735.200 6.5% Tổng chi phí của dự án 11.310.000 100% Tổng dòng tiền ra của dự án 11.310.000 (Nguồn: Báo cáo thẩm định của VPBank Nghệ An) Hoàng Huy Thục 20 Lớp 49B2 - TCNH
  24. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Về cơ cấu vốn, Công ty dự kiến thực hiện như sau Bảng 2. Cơ cấu vốn của dự án Cơ cấu vốn Triệu đồng Tỷ lệ Vốn tự có 5.810 51% Vốn vay 5.500 49% Trong đó - Vốn vay dài hạn 5.000 - Vốn vay ngắn hạn 500 Tổng nguồn vốn 11.310 100% (Nguồn: Báo cáo thẩm định của VPBank Nghệ An) Trong giai đoạn 1 công ty đề xuất một khoản vay dài hạn là 5.000 triệu đồng trong thời gian 5 năm với lãi suất 18%/năm, thời gian ân hạn 10 tháng. Số tiền này chủ yếu là để mua máy mới và trang trải cho một phần chi phí xây dựng nhà máy. Thời điểm giải ngân dự kiến được thực hiện từ tháng 4/2012. Và một khoản vay ngắn hạn 500 triệu đồng để mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trong các giai đoạn 2 và 3 số vốn đầu tư dự kiến sẽ lấy từ lợi nhuận trong kinh doanh và khấu hao, số còn thiếu sẽ vay ngân hàng. Dự kiến mức doanh thu trung bình của dự án khoảng 7 tỷ đồng/năm với công suất sử dụng như sau: Bảng 3. Công suất sử dụng Năm Công suất sử dụng Năm thứ 1 60% Năm thứ 2 70% Năm thứ 3 80% Năm thứ 4 90% Năm thứ 5 100% Từ năm thứ 6 trở đi 100% (Nguồn: Báo cáo thẩm định của VPBank Nghệ An) Hoàng Huy Thục 21 Lớp 49B2 - TCNH
  25. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Bảng 4. Tóm tắt dự kiến doanh thu Đơn vị: nghìn đồng Danh mục 9/1012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 CS đạt được 60% 70% 80% 90% 100% 100% 100% của dự án 1-Ba lô xuất khẩu Số lượng 24.000 56.000 64.000 72.000 80.000 80.000 80.000 Đơn giá 80,65 80,65 80,65 80,65 80,65 80,65 80,65 Thành tiền 1.935.600 4.516.400 5.161.600 5.806.800 6.452.000 6.452.000 6.452.000 2-Túi đựng Barit loại 1 tấn Số lượng 54.500 61.500 70.000 90.000 100.000 100.000 100.000 Đơn giá 164 164 164 164 164 164 164 Thành tiền 8.938.000 10.086.000 11.480.000 14.760.000 16.400.000 16.400.000 16.400.000 3-Cặp sách học sinh, cán bộ Số lượng 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000 10.000 10.000 Đơn giá 60 60 60 60 60 60 60 Thành tiền 360.000 420.000 480.000 540.000 600.000 600.000 600.000 Tổng doanh 11.233.600 15.022.400 17.121.600 21.106.800 23.452.000 23.452.000 23.452.000 thu (Nguồn: Báo cáo thẩm định của VPBank Nghệ An) Bảng 5. Kết quả tài chính của dự án Đơn vị: Nghìn đồng Năm 9/2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh thu 11233600 15022400 17121600 21106800 23452000 23452000 23452000 Lãi gộp 6532600 8697500 10568600 15364200 18621300 18621300 18621300 Lãi ròng 2167000 3862400 4589200 6235100 8261000 8261000 8261000 (Nguồn: Báo cáo thẩm định của VPBank Nghệ An) Hoàng Huy Thục 22 Lớp 49B2 - TCNH
  26. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Bảng 6. Kế hoạch trả nợ Đơn vị:nghìn đồng Chú Chỉ tiêu T4/2012 2013 2014 2015 2016 T4/2017 giải Vốn ngắn hạn 500000 500000 500000 500000 500000 500000 (VLĐ) Tỷ lệ lãi suất năm 17% 17% 17% 17% 17% 17% Thanh toán tiền lãi 85.000 85.000 85.000 85.000 85.000 85.000 Trả tiền gốc 500000 500000 500000 500000 500000 500000 Dư nợ cuối năm _ _ _ _ _ _ Vay dài hạn Khoản vay 5000000 Thời gian ân hạn 10 th Tỷ lệ lãi suất năm 18% 18% 18% 18% 18% 18% 18% Thời hạn thanh 5 n toán Thanh toán tiền lãi 600.000 900.000 720.000 540.000 360.000 180.000 Trả tiền gốc _ 1000000 1000000 1000000 1000000 1000000 Dư nợ cuối năm 5000000 4000000 3000000 2000000 1000000 _  số tiền vay 5500000  thanh toán tiền lãi 685.100 985.000 805.000 625.000 445.000 265.000  thanh toán tiền _ 1500000 1500000 1500000 1500000 1500000 gốc  dư nợ cuối năm 5000000 4000000 3000000 2000000 1000000 _ (Nguồn: Báo cáo thẩm định của VCB) Hoàng Huy Thục 23 Lớp 49B2 - TCNH
  27. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Thẩm định các chỉ tiêu tài chính Giá trị hiện tại ròng (với lãi suất chiết khấu 18%) 4.561.369 Giá trị hiện tại ròng (với lãi suất chiết khấu 15%) 5.698.245 Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR (r=18%) 30% Thời gian hoàn vốn : 5 năm 1 tháng 8 ngày Kết luận của Phòng đầu tư dự án Trên cơ sở thẩm định cơ sở pháp lý, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và bản nghiên cứu khả thi cho việc vay, đầu tư vào sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Châu Tuấn, Phòng cho rằng việc cho vay đối với dự án nhà máy sản xuất da và các sản phẩm giả da có những điểm thuận lợi và khó khăn như sau: Những thuận lợi - Thị trường sản phẩm giả da đang ngày càng phát triển và mở rộng. - Chủ doanh nghiệp có năng lực và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành da giày - Sản phẩm của nhà máy được xuất khẩu theo đơn đặt hàng có sẵn, sản phẩm tiêu thụ trong nước sẽ được bán thông qua các đại lý sẵn có của công ty Ladoda. - Địa điểm xây dựng nhà máy rất thuận tiện. Những bất lợi - Hiện đang phụ thuộc vào 2 khách hàng nhập khẩu duy nhất và dựa vào uy tín của công ty Ladoda. - Thâm nhập vào thị trường Mỹ khi đã có Hiệp định Thương Mại Việt - Mỹ. - Việt Nam gia nhập AFTA đây sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước có thể xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn. - Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu lớn. - Trên cơ sở những phân tích trên, Phòng cho rằng theo chế độ tín dụng hiện hành, thực hiện chủ trương của Ban Lãnh đạo ngân hàng thời điểm hiện tại về mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân tích tư cách, năng lực thực tế của Chủ doanh nghiệp, đặc trưng riêng của ngành hàng sản xuất may xuất khẩu và qua tính toán hiệu quả và khả năng trả nợ của Dự án; Tài sản đảm bảo tiền vay do Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn đề xuất thì Ngân hàng chấp nhận tài trợ cho dự án. Hoàng Huy Thục 24 Lớp 49B2 - TCNH
  28. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng 2.1.4. Đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư của VPBank Nghệ An 2.1.4.1. Những kết quả đạt được. - Về quy trình thẩm định: Công tác phân tích thẩm định dự án đầu tư tại VPBank Nghệ An được đặc biệt chú trọng. Để phát triển lâu dài thì cần phải đầu tư dài hạn mà muốn đầu tư có hiệu quả thì không thể không coi trọng công tác thẩm định dự án. Các dự án được xem xét về nhiều mặt, nhiều khía cạnh, điều đó giúp cho các kết luận thẩm định dự án chính xác hơn, việc tài trợ cho dự án gặp ít rủi ro hơn. Các chỉ tiêu NPV, IRR cũng bắt đầu được đưa vào tính toán, giúp các quyết định thẩm định đưa ra có cơ sở khoa học. Điều này làm cho phương pháp thẩm định của VPBank Nghệ An tiến gần hơn đến các phương pháp tiên tiến trên thế giới. Với quy trình thẩm định như hiện nay, cán bộ thẩm đinh có thể phát hiện ra những khoản mục đầu tư không hợp lý, cách tính khấu hao cơ bản, không đúng từ đó đưa ra những đánh giá đúng đắn về dự án . VPBank Nghệ An đã đưa ra một quy trình thẩm định tương đối khoa học và hợp lý: - Về con người : Đội ngũ cán bộ có trình độ cao, năng động và sáng tạo là một điểm mạnh của Ngân hàng. Trong quy trình thẩm định, cán bộ tín dụng tự chịu trách nhiệm từ khâu nhận hồ sơ dự án, thẩm định và đưa ra quyết định tín dụng. Điều đó đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ vững chắc, nắm chắc quy trình thẩm định, phải hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực và phải có độ nhạy cảm đối với các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, trình độ quản lý điều hành của ban lãnh đạo dã tạo điều kiện phát huy thế mạnh này. Những kết quả của Ngân hàng trong những năm qualà bằng chứng xác thực nhất để khẳng định điều này là giúp các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Trong các năm qua Ngân hàng đã tài trợ cho nhiều dự án lớn, có tính khả thi cao do đó mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, Ngân hàng và nền kinh tế, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động. 2.1.4.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân. Những tồn tại. - Về phương pháp thẩm định: Việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR tuy đã được đề cập nhưng chỉ mang tính hình thức, không được coi là chỉ tiêu trọng yếu. Giá trị theo tiền Hoàng Huy Thục 25 Lớp 49B2 - TCNH
  29. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng vay của tiền vay bước đầu được quan tâm nhưng chưa được đề cập nhiều đến trong dự án. Hiện nay, vấn đề rất được quan tâm khi cho vay là xác định nguồn trả nợ. Trong công tác thẩm định này, dòng tiền ròng thực sự trong năm của dự án chưa được đánh giá một cách chính xác. Ngân hàng chỉ quan tâm tới con số trên sổ sách. Bên cạnh đó , lợi nhuận để lại của dự án là khác và nhỏ hơn với lợi nhuận sau thuế, nhưng trong thực tế khi tính toán nguồn trả nợ của Ngân hàng lại chưa được phân biệt rõ ràng. - Về thực hiện quy trình thẩm định: Thẩm định dự án đầu tư được thực hiện trong giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay, song hầu hết chỉ đề cập tới giai đoạn thẩm định ban đầu còn việc thường xuyên đánh gía, thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình sử dụng vốn, tiến độ thực hiện dự án chưa được quan tâm thường xuyên xuyên suốt dự án. Một số tài sản tuy thời gian khấu hao đã hết nhưng khi kết thúc dự án vẫn còn giá trị sử dụng. Việc hoàn trả hay định giá tài sản cũng như hoàn trả vốn lưu động khi kết thúc dự án chưa có quy định cụ thể. Đối với các dự án đầu tư cho vay có tài sản thế chấp hoặc thông thường tài sản đầu tư bằng vốn vay là tài sản thế chấp, thì việc đánh giá định kỳ tài sản thế chấp được thực hiện với hiệu quả chưa cao. Phân tích rủi ro có biện pháp đề phòng tuy đã được đề cập trong tờ trình thẩm định, song trong quá trình thực hiện, các dự án chủ yếu được phân tích trong trạng thái tĩnh, chưa đánh giá đúng sự biến động của các nhân tố liên quan, điều này làm tăng nguy cơ rủi ro trong công tác cho vay. - Về đội ngũ cán bộ thẩm định: đội ngũ nhân viên của Ngân hàng hoạt động chưa đồng đều, số nhân viên thực sự có năng lực vẫn còn thiếu. - Về công tác thu thập thông tin còn hạn chế: các thông tin về doanh nghiệp và dự án thường không đầy đủ. Thông tin là báo cáo tài chính doanh nghiệp và hồ sơ dự án của chủ đầu tư cung cấp. Nguyên nhân. * Nguyên nhân chủ quan: Chính sách đào tạo và tuyển dụng của Ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện. Phương pháp thẩm định thống nhất hoàn chỉnh nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn. VPBank Nghệ An thu hút được nhiều dự án nhưng do cơ chế cho vay, do khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng nên hiệu quả còn kém. Hoàng Huy Thục 26 Lớp 49B2 - TCNH
  30. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng * Nguyên nhân khách quan: Những thay đổi không ngừng của nền kinh tế là một khó khăn cho công tác thẩm định. Nó kéo theo sự thay đổi trong các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế. Các mối quan hệ với những khách hàng mới, với các đối tác nước ngoài đã tạo ra thử thách về cạnh tranh, rủi ro về mất vốn, Tuy đã những bước tiến vượt bậc nhưng so với sự phát triển công nghệ Ngân hàng trên thế giới chúng ta còn thua kém nhiều, do vậy công tác thẩm định còn lạc hậu, chưa bắt kịp với sự phát triển của thế giới. Về phía Nhà nước, các văn bản quy chế liên quan đến thẩm định còn hạn chế hoặc chưa rõ ràng, chồng chéo. Hoạt động của các ngành có liên quan còn chưa hiệu quả, gây khó khăn cho công tác thẩm định. Trình độ quản lý chưa đồng đều, thống nhất dẫn đến khó khăn cho công tác thẩm định, bên cạnh đó luật đất đai , đầu tư còn nhiều bất cập gây khó khăn cho công tác thẩm định. Các quy hoạch về phát triển kinh tế vùng, địa phương chưa cụ thể, khoa học dẫn đến tình trạng đầu tư không hợp lý, nơi thiếu nơi thừa nên Ngân hàng khó đưa ra kết luận thẩm định hiệu quả đối với các dự án cho vay theo kế hoạch Nhà nước. Nói tóm lại, nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều có thể gây khó khăn cho công tác thẩm định của Ngân hàng.Vậy để giải quyết đòi hỏi sự nỗ lực của VPBank Nghệ An và cả từ phía các Bộ, Ban ngành, chính quyền địa phương có liên quan. 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng 2.2.1. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh VPBank Nghệ An Hoạt động kinh doanh năm 2011 có nhiều biến động kinh tế làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói chung và công tác thẩm định dự án nói riêng. Việc tái cơ cấu ngành ngân hàng làm cho toàn Ngân hàng phải thật sự có các chiến lược để vượt qua và tồn tại được qua đó nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của mình lên. Cơ cấu tổ chức của VPBank Nghệ An được hoàn thiện hơn nhờ đó mà công tác tín dụng cũng có những thay đổi tích cực. Ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay nhằm mục đích đầu tư trung dài hạn. Nắm được tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu thị trường Ngân hàng ưu tiên tập trung vốn cho vay các dự án phục vụ các ngành có chất lượng hoạt động tốt và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoàng Huy Thục 27 Lớp 49B2 - TCNH
  31. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Chất lượng , hiệu quả , an toàn, rủi ro thấp trong hoạt động tín dụng chỉ có được khi công tác thẩm định dự án được nâng cao. Vì vậy, để đạt được điều đó công tác thẩm định phải được đặt đúng vị trí của nó dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo, có cơ chế quy trình toàn diện và đồng bộ kết hợp quy trình công nghệ tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng phát triển cũng như điều hành. Củng có và phát triển công tác này trong thời gian tới, VPBank Nghệ An đã đưa ra một số nội dung chính về phương hướng nhiệm vụ cụ thể như sau: - Xác định phương hướng nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vai trò, vị trí và nội dung của công tác thẩm định dự án. Thực hiện công tác này là một trong những yếu tố quyết định góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín cũng như sức mạnh của Ngân hàng. - Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức thẩm định dự án: Phòng tín dụng của Ngân hàng sẽ được phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm đương tốt nhiệm vụ thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hướng dẫn công tác thẩm định dự án. Trong thời gian tới Ngân hàng sẽ xây dung phòng thẩm đinh chuyên làm công tác này. - Xây dung quy chế hoạt động, quy trình thực hiện, điều hành công tác thẩm định dự án. Xác định rõ nội dung chức trách và mối quan hệ công tác giữa phòng thẩm định với các phòng khác phối hợp phân công hợp lý giữa công tác thẩm định và quản lý tín dụng. + Tổ chức xét duyệt theo nguyên tắc mà pháp luật quy định. + Hoàn chỉnh hơn nữa quy trình cho vay. - Ngoài việc tiếp tục thẩm định dự án trong kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng sẽ chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay. Để đạt được nhu cầu vay Ngân hàng chủ động tiếp cận các dự án ngay từ đầu, từ trong kế hoạch đến ý tưởng đầu tư của doang nghiệp để cùng với họ lập dự án. - Tăng cường công tác khoa học kỹ thuật thông tin: Tổ chức thu thập thông tin, xử lý và quản lý thông tin nhằm cung cấp kịp thời phục vụ cho công tác thẩm định dự án, đồng thời có kế hoạch báo cáo thông tin cần thiết để tư vấn cho lãnh đạo. + Đẩy mạnh việc phân tích tổng hợp các thước đo chỉ tiêu khoa học kỹ thuật, giá thành sản phẩm, tỷ suất hoàn vốn với một số ngành hay loại hình đầu tư. Thí điểm thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường tập hợp thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của dự án thuộc các ngành kinh tế khác nhau. Tiến tới thành lập trung tâm dữ liệu về doanh nghiệp, thông tin kinh tế thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng. Hoàng Huy Thục 28 Lớp 49B2 - TCNH
  32. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng + Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để thích ứng với xu hướng hội nhập khu vực quốc tế. - Quan tâm phát triển công tác đào tạo và trao đổi nghiệp vụ, tạo điều kiện cho cán bộ Ngân hàng nâng cao trình độ. Đào tạo nghiệp vụ thẩm định chuyên sâu theo ngành nghề, lĩnh vực dựa trên đặc điểm thế mạnh của địa phương. - Công tác thẩm định dự án phải trở thành một thế mạnh trong cạnh tranh và trong kinh doanh, coi đó là một yếu tố thu hút khách hàng, tạo uy tín cho Ngân hàng qua việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. 2.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của VPBank Nghệ An. Qua học hỏi kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên Ngân hàng, xem xét các hồ sơ dự án của Ngân hàng, đọc tài liệu tham khảo, căn cứ vào những đánh giá ở phần trước em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của VPBank Nghệ An như sau : Giải pháp thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin báo cáo về dự án đầu tư. Để tránh những đánh giá không chính xác phiến diện thì cán bộ thẩm định phải có đầy đủ các thông tin xung quanh dự án. những thông tin này phải trung thực có độ tin cậy cao. Muốn vậy, cán bộ thẩm định không nên sử dụng những thông tin một chiều mà phải có sự đối chiếu, so sánh từ nhiều nguồn khai thác khác nhau, cụ thể như: * Thông tin trực tiếp từ phía khách hàng: Bằng sự khéo léo linh hoạt của cán bộ tín dụng trong khi thực hiện phỏng vấn trực tiếp đã phát hiện được những gian lận mà khách hàng đã cố tình dấu diếm. Mục đích của cuộc phỏng vấn nhằm thu được những thông tin sau: + Làm rõ hơn mục đích và yêu cầu của vay vốn. + Biết rõ hơn khả năng trả nợ uy tín của người xin vay. + Thu thập thêm thông tin về lịch sử phát triển, xu hướng phát triển đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. + Giải trình những điểm chưa rõ hoặc còn có những mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn. Để thu được kết quả tốt trong phỏng vấn, cán bộ thẩm định cần chuẩn bị các kỹ năng thật tốt như phải nghiên cứu kỹ hồ sơ dự liệu về khách hàng để đưa ra những điểm đặc biệt cần lưu ý. Xây dưng công trình phỏng vấn thật chi tiết và chi tiết. Hoàng Huy Thục 29 Lớp 49B2 - TCNH
  33. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng + Khả năng tạo ra các nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng vốn vay của ngân hàng để trả nợ. + Các nguồn thu khác để huy động thay thế nguồn trả nợ cho ngân hàng khi phương án sản xuất kinh doanh gặp nhiều rủi ro. + Những khó khăn thuận lợi có thể xảy ra khi tiến hành dự án và biện pháp khắc phục nếu có rủi ro. Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn phải xuống tận nơi sản xuất của doanh nghiệp để tham quan khảo sát thực tế, gặp gỡ nhân viên để tìm hiểu mối quan hệ của họ với chủ doanh nghiệp. * Thông tin từ bên ngoài: Nguồn thông tin này mang tính đa dạng và khách quan sẽ góp phần giúp cho cán bộ thẩm định nhận định một cách chính xác hơn và đưa ra những quyết định có hiệu quả hơn.Các nguồn thông tin khai thác gồm: + Các Ngân hàng mà khách hàng có quan hệ tín dụng, thông qua đó mà Ngân hàng sẽ nắm bắt những thông số cần thiết cho biết uy tín và khả năng hoạt động của doanh nghiệp. + Số liệu đánh giá của công ty kiểm toán cũng là một căn cứ khi đánh giá về khách hàng. + Liên hệ với các chuyên gia kỹ thuật để biết chính xác vềtình trạng máy móc, thiết bị để so sánh, đánh giá, đối chiếu với phần khách hàng đã trình bày. + Tham khảo tài liệu về chu trương chính sách của Nhà nước, các phân tích thị trường, mạng Internet sẽ giúp cán bộ nhìn nhận dự án đầu tư tổng thể và đi đến kết luận dự án hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin. Giải pháp về tổ chức điều hành, nhân sự. - Liên tục tổ chức đào tạo và đào tạo lại, tập huấn cho cán bộ thẩm định tín dụng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và năng lực kinh nghiệm làm việc. Đặt ra những yêu cầu chuyên môn bắt buộc, đòi hỏi đội ngũ này phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có khả năng phân tích tài chính. Kiên quyết điều chuyển những cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc. - Tổ chức đội ngũ cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp các cán bộ có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, trách nhiệm làm công việc này. Trong phân công công tác cũng phải căn cứ vào trình độ kinh nghiệm, thế mạnh của từng người để công tác thẩm định đạt kết quả cao nhất. Nên phân các cán bộ thẩm định phụ trách khối doanh Hoàng Huy Thục 30 Lớp 49B2 - TCNH
  34. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng nghiệp theo ngành nghề, cho cán bộ đi tìm hiểu, học tập về loại ngành nghề đó nhằm tiến tới chuyên môn hoá công tác thẩm định. - Khi phân công việc cho cán bộ thẩm định cũng phải gắn quyền hạn và trách nhiệm trực tiếp của cán bộ đối với kết quả, chất lượng thẩm định. Chi nhánh phải có biện pháp kiểm tra thường xuyên tránh những sai sót và ngăn ngừa những hành vi cố tình làm sai, tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp. - Đối với những dự án có vốn đầu tư lớn, phức tạp chi nhánh nên tổ chức cho nhiều cán bộ cùng thẩm định, kết hợp thuê chuyên gia thẩm định để đánh giá chính xác các số liệu tài chính mà doanh nghiệp đưa ra, từ đó có quyết định đúng đắn cho việc tài trợ. - Phải có chính sách ưu đãi, khen thưởng thoả đáng đối với cán bộ giỏi, có trách nhiệm, hiệu quả công việc cao và kỷ luật hành vi tiêu cực. - Nên phân công cán bộ tín dụng giỏi, có kinh nghiệm kèm cặp hướng dẫn những cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm từ đó nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên. Giải pháp hoàn thiện quy trình, kỹ thuật thẩm định. * Sử dụng phương pháp giá trị hiện tại: VPBank Nghệ An chưa áp dụng triệt để biện pháp này trong tất cả các dự án. Ngân hàng nên sử dụng các giá trị như NPV,IRR, thời gian hoàn vốn có chiết khấu và nên được dùng trong mọi dự án, xem đó là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính. * Phân tích độ nhạy, tính điểm hoà vốn: Cần phải yêu cầu tất cả các dự án phải phân tích độ nhạy để ước lượng và quản lý rủi ro.Chỉ cần giả thiết sự biến động bất lợi của vài yếu tố chủ chốt nhằm tránh sự rắc rối quá mức từ đó lập thành bảng để so sánh, tiến hành ước lượng xác suất các yếu tố có thể xảy ra, từ đó có những điều chỉnh cần thiết. Ngoài ra chi nhánh còn phải thực hiện tính điểm hoà vốn cho dự án, chú ý điểm hoà vốn trả nợ.Việc tính toán này nhằm xác định công suất huy động tối thiểu cần thiết để dự án không bị thua lỗ, không mất khả năng thanh toán, cơ sở cho việc yêu cầu chủ dự án có kế hoạch điều chỉnh công suất, kế hoạch sản xuất thích hợp. * Đánh giá kế hoạch trả nợ: Để nâng cao chất lượng thẩm định, VPBank Nghệ An phải tránh tình trạng chỉ chú trọng vào kế hoạch trả nợ, đánh giá dự án theo quan điểm của người cho vay và coi năng lực trả nợ là hàng đầu. Phải phân tích toàn bộ thời gian tồn tại của dự án, đánh giá một cách khách quan. * Thẩm định dự án sau khi giải ngân và khi dự án đang hoạt động: Hoàng Huy Thục 31 Lớp 49B2 - TCNH
  35. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Cần liên tục tiến hành kiểm tra sự hoạt động của dự án, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư, quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng bảo quản tài sản thế chấp. Định kỳ phân tích tình hình tài chính dự án từ đó có những yêu cầu, giúp đỡ chủ dự án hoặc đề ra phương án thu hồi vốn. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chú ý kế hoạch trả nợ. * Quy trình thẩm định: Chi nhánh VPBank Nghệ An cần xây dựng bản hướng dẫn quy trình thẩm định dự án một cách chi tiết cụ thể, cập nhật các phương pháp, chỉ tiêu mới, không nên dựa vào bản hướng dẫn chung của các Nghị định, thông tư Giải quyết những khúc mắc trong vấn đề tài sản thế chấp. Khi thực hiện hoạt động cho vay, nếu có tài sản thế chấp thì phải thực hiện một cách nghiêm túc mọi nguyên tắc thủ tục quy trình cho vay, giám sát và thu nợ như trường hợp không có thế chấp. Điều đó giúp chúng ta có cách xử lý đúng đắn với mức độ rủi ro thấp nhất. Vì vậy cán bộ thẩm định cần tập trung vào các điểm sau: - Tài sản thế chấp phải có đầy đủ tính pháp lý tức phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đi vay. - Tài sản thế chấp không thuộc đối tượng bị pháp luật cấm mua bán chuyển nhượng, không có tranh chấp hoặc đang không có thế chấp ở một tổ chức tín dụng khác. - Ngân hàng phải nắm giữ các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản thế chấp. - Phải kiểm tra chất lượng cũng như khả năng dự trữ lâu dài của tài sản, căn cứ vào cung cầu của tài sản trên thị trường ở thời điểm hiện tại . Phải thường xuyên đánh giá lại tài sản để yêu cầu bổ sung thế chấp hoặc điều chỉnh mức cho vay tránh giảm giá tài sản thế chấp khi hết thời hạn cho vay. - Nên nhờ các chuyên gia cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đánh giá tài sản thế chấp. - Phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đánh giá tình hình cũng như kiểm tra, quản lí tài sản thế chấp. Giải pháp về chiến lược khách hàng. * Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: Việc thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và Ngân hàng quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, từ đó có điều kiện tham gia vào các dự án ở giai đoạn tiền khả thi, làm công tác tư vấn đầu tư giúp doanh nghiệp phân tích các dự án và cũng là cách thu thập thông tin về khách hàng Hoàng Huy Thục 32 Lớp 49B2 - TCNH
  36. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng một cách chính xác, đầy đủ, là cơ sở để Ngân hàng thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, tránh rủi ro đạo đức, kế hoạch hoá nguồn vốn của mình đáp ứng nhu cầu tín dụng trung dài hạn. * Mở rộng chọn lọc đối với khách hàng mới: Bằng mọi biện pháp thu hút khách hàng thuộc khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh để cho vay ngắn, trung và dài hạn đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý thông tin tín dụng và mở rộng thị phần khách hàng với công ty. Tuy nhiên đối với những khách hàng mới việc thẩm định sẽ khó khăn hơn, tính rủi ro cao hơn nên Ngân hàng cần chú ý, phải chủ động trực tiếp tham gia vào những dự án của doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu, qua đó nắm rõ hơn dự án, giúp cho việc thẩm định được tiến hành nhanh chóng và đơn giản hơn. * Tư vấn cho khách hàng: Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hay tư nhân thì chi nhánh nên có sự tư vấn để giúp khách hàng lựa chọn được dự án có hiệu quả, loại được những dự án không khả thi. Từ đó Ngân hàng có thể chủ động tìm và khai thác những dự án khả thi để ra quyết định cho vay. Chi nhánh có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn sau: - Tư vấn về lập dự án đầu tư. - Tư vấn về thẩm định dự án. - Tư vấn về quy trình và việc lựa chọn công nghệ của dự án. - Tư vấn về quy mô sản xuất sản phẩm hàng năm. - Tư vấn về lựa chọn thị trường tiêu thụ cho dự án. - Tư vấn về quản lý dự án. Giải pháp về hỗ trợ thẩm định * Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng tin học trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Công tác thẩm định diễn ra hết sức phức tạp và khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi mất rất nhiều công sức và thời gian của cán bộ thẩm định. Vì vậy dẫn đến tư tưởng bỏ qua những công đoạn mà cán bộ cho là “ không cần thiết”. Để giảm bớt khối lượng công việc, tạo thuận hợi cho cán bộ thẩm định trong việc tính toán các chỉ tiêu nhất thiết phải ứng dụng tin học vào thẩm định. Như đã biết việc phân tích các chỉ tiêu NPV, IRR hay phân tích độ nhạy của dự án trên thực tế khá phức tạp và độ chính xác không cao, thời gian lại lâu vì các lý do sau: Hoàng Huy Thục 33 Lớp 49B2 - TCNH
  37. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng - Với mỗi sự thay đổi về công suất của dự án, thông tin đầu vào hay đầu ra đều làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định. - Việc tính IRR phải áp dụng phương pháp gần đúng và rất nhiều lần mới đưa ra được kết quả. - Với mỗi thay đổi của tỷ suất hiện đại hoá sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng của dự án. Trong trường hợp dự án có vấn đề cần phải điều chỉnh thời hạn thu nợ thì việc tính toán chọn phương án thích hợp là phức tạp. Vì vậy Ngân hàng nên đưa ra các thông tin tổng hợp về doanh nghiệp và dự án đầu tư vào máy tính để ứng dụng các chương trình phần mềm. Việc tính toán các chỉ tiêu thực chất là quá trình xử lý thông tin. Khi công việc xử lý này được đơn giản hoá, giảm chi phí và thời gian thì công việc thu thập thông tin mới nhiều hơn, chính xác hơn, chất lượng thẩm định cao hơn. * Tổ chức quản lý sau thẩm định, đánh giá dự án đầu tư. Tại phòng tín dụng của chi nhánh, nên thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án, so sánh các ý kiến thẩm định trước đó rút ra kinh nghiệm. Mặt khác nên thường xuyên kiểm soát quá trình bỏ vốn đầu tư, xem xét vòng luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho, nhu cầu đầu tư cho tong giai đoạn, từng hạng mục. Từ đó có biện pháp giải ngân hợp lý, tránh lãng phí và ứ đọng vốn, kết hợp kiểm soát chủ đầu tư sử dụng vốn có mục đích. 2.2.3. Một số kiến nghị 2.2.3.1.Với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan Thứ nhất, Nhà nước cần công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. Quy hoạch này sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại có cơ sở để bố trí kế hoạch tín dụng để vừa đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo về mặt lợi ích cho các ngân hàng. Thứ hai, nhà nước cần không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách. Nhà nước cần đưa ra các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, tránh những đột biến xuất hiện làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng, gây thiệt hại cho ngân hàng, chủ đầu tư và toàn thể nền kinh tế. Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động của ngân hàng nói chung và quy chế thẩm định dự án đầu tư nói riêng. Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp chế nhằm có đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện luật ngân hàng, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả, năng động và an toàn. Hoàng Huy Thục 34 Lớp 49B2 - TCNH
  38. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng Chính phủ cũng cần sửa đổi pháp lệnh hợp đồng kinh tế, điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến hoạt động tíndụng ngân hàng và những vấn đề phát sinh do chưa có quy định cụ thể. Chính phủ cũng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của các bên với kết quả thẩm định trong nội dung dự án, quy định từng bước về từng bước mở rộng quyền và trách nhiệm thẩm định đối với những đối tượng thường xuyên liên quan đến lập và thẩm định dự án như Ngân hàng, Bộ thương mại, Bộ Kế hoạch đầu tư Thứ ba, nhà nước cần có quy định buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát tình hình của doanh nghiệp, qua đó có thể phòng ngừa rủi ro. Mặt khác cần đẩy mạnh hoạt động của kiểm toán nhà nước và kiểm tóan độc lập trong nền kinh tế, đặc biệt là kiểm toán độc lập vì đây là nơi cung cấp thông tin cho công tác thẩm định tương đối chính xác. Để nâng cao hoạt động của kiểm toán trước hết cần có sự thống nhất giữa các công ty kiểm toán Việt Nam, tiêu chuẩn hoá các chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với những chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt quốc hội nên có quy định các báo cáo tài chính phải được xác nhận bởi của cơ quan kiểm toán. Thứ tư nhà nước cần đẩy mạnh các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và thực sự cần thiết, tạo điều kiện cho đầu tư có trọng điểm và đem lại hiệu quả cao. Cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá cá doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao tính trách nhiệm, tự chủ và chất lượng quản lý các doanh nghiệp Nhà nước. Thứ năm các Bộ chủ quản như Bộ công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, tổng cục thống kê cần phối hợp trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án. Bên cạnh đó, các Bộ cần hệ thống hoá thông tin liên quan đến lĩnh vực mà mình quản lý, đồng thời hàng năm công bố công khai các thông tin này để các ngân hàng thương mại cũng như chủ đầu tư dễ dàng thu thập thông tin. 2.2.3.2. Với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đặc biệt trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Để đẩy mạnh việc sắp xếp, kiện và củng cố lại các ngân hàng này theo hướng phát triển, an toàn và ổn định thì vai trò chủ đạo của ngân hàng nhà nước là rất cần thiết. Do đó ngân hàng nhà nước cần có những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng nói chung và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nói riêng Ngân hàng nhà nước cần ban hành nội dung quy trình thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch Hoàng Huy Thục 35 Lớp 49B2 - TCNH
  39. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ khoa học môi trường, của các ngân hàn sao cho phù hợp với điều kiện nước ta, đồng thời hoà nhập với thông lệ quốc tế. Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho các ngân hàng bằng cách tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ ngành, cần chú trọng kỹ năng thực hành bằng phầm mềm thẩm định trên máy tính với các ví dụ thực tiễn. Hàng năm Ngân hàng nhà nước nên tổ chức các hội nghị tổng kết đầu tư của các ngân hàng thương mại vào từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và góp phần định hướng đầu tư trong thời gian tới. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro và trung tâm tín dụng ngân hàng để cung cấp các nguồn thông tin hữu ích, đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng nhà nước nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của trung tâm tín dụng (CIC), đồng thời cung cấp thêm các thông tin kinh tế- kỹ thuật có liên quan cho công tác thẩm định. Công tác thanh tra giám sát cần được đẩy mạnh nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tín dụng nhất là công tác thẩm định để hạn chế những rủi ro. Ngoài ra các ngân hàng thương mại cũng cần tăng cường sự hợp tác trong việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Bởi vì mỗi ngân hàng đều có những thế mạnh riêng nên sự hợp tác này rất có ý nghĩa, nhất là đối với các dự án đồng tài trợ. 2.2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc thẩm định dự án, trước hết các doanh nghiệp nên chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính và năng lực quản lý của mình. Các dự án đầu tư xin vay vốn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển của từng ngành từng vùng để ngân hàng không phải mất thời gian và chi phí để thẩm định những dự án không được phép hoạt độn. Khi xem xét để đi đến quyết định đầu tư cần nghiên cứu kỹ về các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính Các chủ đầu tư cần nhận thức đúng vai trò của công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả, tránh coi việc lập dự án chỉ là hình thức để xin vay. Các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính và hồ sơ tài liệu có liên quan được gửi lên ngân hàng cần đảm bảo tính trung thực, chính xác để kết quả thẩm định được chính xác. Muốn vậy các chủ đầu tư cần có sự hợp tác cao với ngân hàng. Các chủ doanh nghiệp cần biết rằng, khi công tác thẩm định được tiến hành tốt, ngân hàng ra được những quyết định đúng đắn thì sẽ Hoàng Huy Thục 36 Lớp 49B2 - TCNH
  40. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Như vậy cả ngân hàng và doanh nghiệp đều có lợi. 2.2.3.4. Với VPBank Thường xuyên điều các đoàn kiểm tra giám sát hỗ trợ hoạt động thẩm định tại ngân hàng, cử các cán bộ thẩm định có kinh nghiệm và lâu năm, các chuyên gia thuộc trung tâm đào tạo của VPBank đến tham tán và đóng góp xây dựng ý kiến cho công tác thẩm định tại ngân hàng. Mặt khác ngân hàng cũng cần có chính sách khen thưởng đãi ngộ xứng đáng với các cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, các hội thi cán bộ thẩm định giỏi nghiệp vụ toàn ngân hàng nhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. Ngân hàng không nên ngồi một chỗ mà nên chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận tìm hiểu nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, từ đó tư vấn cho doanh nghiệp có phương hướng đầu tư có hiệu quả căn cứ vào định hướng của nhà nước và kế hoạch cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cũng thẩm định luôn tư cách pháp lý và tình hình tài chính doanh nghiệp. Việc cải tiến như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và doanh nghiệp trong việc thẩm định. Hoàng Huy Thục 37 Lớp 49B2 - TCNH
  41. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng KẾT LUẬN Công tác thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò rất quan trọng. Nó tạo tiền đề cho các quyết định đầu tư hay cho vay chính xác và có hiệu quả. Việc thẩm định dự án đầu tư cần được thực hiện một cách nghiêm túc để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án và đem lại những dự án có hiệu quả cho xã hội . Qua thời gian tìm hiểu thực trạng tại ngân hàng VPBank Nghệ An, em đã hoàn thành xong báo cáo thực tập. Song do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong nội dung phân tích, cũng như các kiến nghị, giải pháp còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong được các thầy cô đóng góp ý kiến để Báo cáo hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Lưu Tâm - Giáo viên hướng dẫn trực tiếp và tập thể các cán bộ của Ngân hàng VPBank chi nhánh Nghệ An đã giúp đỡ tận tình em trong quá trình thực tập và để em hoàn thành báo cáo thực tập của mình. Hoàng Huy Thục 38 Lớp 49B2 - TCNH
  42. Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của VPBank Nghệ An 2. Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng hàng năm của VPBank Nghệ An 3. Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư của VPBank Nghệ An 4. Các quy định hướng dẫn công tác thẩm định dự án của VPBank 5. Giáo trình Thẩm định tài chính dự án của PGS.TS. Lưu Thị Hương, xuất bản năm 2004. 6. Các tạp chí Ngân hàng, Thời báo kinh tế, Thị trường tài chính tiền tệ. 7. Các báo cáo thực tập của các khóa trước Hoàng Huy Thục 39 Lớp 49B2 - TCNH