Đề tài Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_lap_ke_hoach_san_xuat_va_tieu_thu_san_pham_tai_cong_t.doc
Nội dung text: Đề tài Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Lời mở đầu Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện nền kinh tế mở. Sự chuyển mình sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cùng với sự bung ra của mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp không còn giữ được thế độc quyền như trước, mà để tồn tại cũng như thể hiện được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân các doanh nghiệp phải xác định được chỗ đứng của mình, nắm bắt được sự tác động của môi trường kinh doanh và mọi thời cơ để kinh doanh có hiệu quả. Để thích nghi với cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra đáp án của 3 vấn đề kinh tế lớn đó là : Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ? phù hợp với năng lực và ngành nghề của mình . Điều quan trọng nhất là làm thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường. Đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Đó cũng chính là lí do tại sao mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương án sản xuất tối ưu . Có thể nói, kế hoạch hoá là một công cụ chủ yếu, hữu hiệu để doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển của mình và trong đó việc lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện đổi mới công tác kế hoạch, đặc biệt là lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc và tiếp tục được hoàn thiện trên nhiều phương diện từ nhận thức của người làm kế hoạch đến phương pháp nội dung làm kế hoạch. Công ty Xây dựng cấp thoát nước và Hạ tầng kỹ thuật (Cometco) là một doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Trong những năm qua công ty đã có những thành công nhất định trong sản xuất kinh doanh. Đó là sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty mặt khác cũng là do lãnh đạo Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 1
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng công ty đã hiểu được công tác lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: "Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật" Em mong rằng đề tài này trước hết có thể giúp bản thân mình tổng hợp được tất cả những kiến thức đã học được và sau đó có thể phần nào giúp ích cho quá trình đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. Ngoài lời mở đầu và kết luận bố cục của đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Chương 2: Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty Xây dựng cấp thoát nước và Hạ tầng kỹ thuật - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại công ty Xây dựng cấp thoát nước và Hạ tầng kỹ thuật Song do thời gian có hạn và sự nhận thức còn hạn chế, kinh nghiệm còn chưa có nên bài viết của em chắc chắn còn không ít khiếm khuyết. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo, các đồng chí lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân viên trong Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn ./. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 2
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Chương I lý luận chung về lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 1.1 Doanh nghiệp xây dựng và vị trí của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân 1.1.1 Doanh nghiệp xây dựng và phân loại doanh nghiệp xây dựng. Theo khái niệm chung nhất , doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi sản phẩm , hàng hoá trên thị trường theo nguyên tắc tối đa lợi ích giữa các bên để đạt được mục đích của mình. Như vậy doanh nghiệp xây dựng cũng là một tổ chức kinh tế , có tư cách pháp nhân kinh doanh các sản phẩm đặc biệt ( sản phẩm có giá trị lớn , thời gian sản xuất dài ) trên thị trường xây dựng để đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Doanh nghiệp xây dựng hình thành trên cơ sở pháp lý của mỗi quốc gia, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định. Trong kinh tế thị trường sự đa dạng , phong phú của loại hình doanh nghiệp xây dựng là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Ta có thể chia doanh nghiệp xây dựng theo các tiêu thức sau : - Theo quyền sở hữu đối với vốn của doanh nghiệp: Doanh nghiệp xây dựng Nhà nước, vốn kinh doanh do Nhà nước cấp. Doanh nghiệp xây dựng tư nhân , vốn kinh doanh của chủ tư nhân. Công ty xây dựng cổ phần , vốn kinh doanh của các cổ đông. Công ty trách nhiệm hữu hạn về xây dựng, vốn kinh doanh của các thành viên thành lập doanh nghiệp. Công ty liên doanh về xây dựng, vốn kinh doanh do các bên tham gia liên doanh đóng góp. - Theo quy mô sản xuất kinh doanh: Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 3
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Doanh nghiệp xây dựng có quy mô lớn : Các Tổng công ty xây dựng , Các Tập đoàn xây dựng. Doanh nghiệp xây dựng có quy mô vừa : Các công ty xây dựng Doanh nghiệp xây dựng có quy mô nhỏ : Các doanh nghiệp xây dựng tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn về xây dựng. Quy mô của doanh nghiệp xây dựng thường được đánh giá thông qua vốn đầu tư , tình hình trang bị TSCĐ và số lượng lao động cho doanh nghiệp. -Theo ngành kinh tế kỹ thuật trong xây dựng : Doanh nghiệp xây dựng dân dụng Doanh nghiệp xây dựng giao thông vận tải . -Theo cấp quản lý đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp xây dựng trung ương. Doanh nghiệp xây dựng địa phương. - Theo tính chất hoạt động ( mục đích của doanh nghiệp theo yêu cầu của xã hội hoặc cơ chế thị trường ). Doanh nghiệp xây dựng phục vụ cho mục đích công cộng. Doanh nghiệp xây dựng vì mục tiêu lợi nhuận. Việc phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối, khái quát, trong thực tế các doanh nghiệp xây dựng hoạt động kinh doanh mang tính chất tổng hợp, đa ngành hoặc có sự đan xen nhau nhiều chủ sở hữu về vốn tạo lập doanh nghiệp. Trên phương diện quản lý vĩ mô của một quốc gia , các doanh nghiệp xây dựng đều được thành lập theo phép của cơ quan có thẩm quyền , tổ chức quản lý hoạt động theo pháp luật quy định để đạt được mục đích của mình. 1.1.2. Vị trí của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân. Lịch sử phát triển xã hội loài người đã trải qua hàng ngàn năm , trong mỗi thời kỳ sự tồn tại của con người luôn gắn với các công trình kiến trúc để chứng tỏ sự văn minh của thời ký đó. Do vậy nhu cầu về xây dựng là nhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế , xã hội của mỗi quốc gia. Ngày nay, sản xuất càng phát triển , phân công lao động xã hội ngày Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 4
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng càng sâu sắc thì vị trí, vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân ngày càng được khẳng định. Nếu như trong điều kiện kinh tế chưa phát triển , hoạt động xây dựng chỉ phục vụ cho các công trình nhỏ với hình thức đơn giản và kỹ thuật thô sơ. Khi nền kinh tế phát triển , xây dựng đã trở thành một ngành sản xuất vật chất quan trọng phục vụ cho nền kinh tế . Các doanh nghiệp xây dựng cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội .Khi nền kinh tế chưa phát triển, các doanh nghiệp xây dựng với số lượng lao động ít, trình độ thấp, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, chủ yếu xây dựng thủ công. Ngày nay với số lượng lao động dồi dào , trình độ tay nghề cao, trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng các phương pháp thi công tiên tiến, áp dụng các thành tựu khoa học vào xây dựng các công trình. Xuất phát từ thực tế, do vậy hầu như các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đủ sức đảm nhận thi công những công trình có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp trong và ngoài nước. Về mặt tổ chức quản lý sản xuất, các doanh nghiệp xây dựng ngày càng thay đổi để phù hợp với nhu cầu của xã hội. Từ những doanh nghiệp nhỏ, phân tán, hoạt động trong phạm vi hẹp, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, đến nay đã hình thành những Tổng công ty, các Tập đoàn xây dựng có tính toàn quốc và xuyên quốc gia . Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp xây dựng phụ thuộc vào từng quốc gia , ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ , Anh , Pháp chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ phát triển . Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp này tương đối gay gắt dẫn tới có sự chuyên môn hoá theo ngành xây dựng . Công nghệ xây dựng thế giới hiện nay thường tập trung vào xây dựng nhà cao tầng , xây dựng đường hầm và ngoài biển với các khoản chi phí đầu tư nghiên cứu tương đối lớn ở các nước đã và đang phát triển. Ngành xây dựng ở bầt kỳ một quốc gia nào cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc nộp thuế cho ngân sách Nhà nước , thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Sau đây ta sẽ nghiên cứu vai trò của ngành xây dựng trong một số nước có nền kinh tế phát triển. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 5
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Bảng 1.1 Các chỉ tiêu chứng tỏ vai trò quan trọng của ngành xây dựng Tỷ trọng sản phẩm XD Tỷ trọng lao động XD Tên nước trong tổng SPQN trong tổng số lao động ( tính theo % , 1989 ) ( tính theo % , 1988 ) 1. Cộng hoà Đức. 11 6,6 2. Cộng hoà Pháp. 11,4 7,1 3. Anh . 10,1 6,3 4. Hoa kỳ. 8,7 5,4 5. Canada. 14,9 5,9 6. Nhật. 19,3 9,1 Qua số liệu trên ta thấy , ngành xây dựng đã đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân của mỗi quốc gia , thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của các nước , khu vực và thế giới. Đặc biệt ở các nước có nền kinh tế đang phát triển thì ngành xây dựng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , giảm bớt nạn thất nghiệp . Mặt khác vốn đầu tư cho ngành xây dựng thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng ngân sách của mỗi quốc gia, do đó việc tiết kiệm , quản lý tốt các khâu trong xây dựng có ý nghĩa quan trọng đối với ngân sách Nhà nước. Đối với Việt Nam , Nhà nước ta thường quan tâm tới ngành xây dựng , coi đây là một ngành công nghiệp đặc biệt , khi ngành xây dựng phát triển là tiền đề để các ngành công nghiệp khác phát triển theo. Chính vì thế vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước cấp cho ngành xây dựng ngày càng tăng để xây dựng cơ sở hạ tầng kiến trúc. Trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay , với xu thế hội nhập và phát triển , nước ta đang thu hút một lượng vốn đầu tư rất lớn từ phía nước ngoài. Các dự án đầu tư đó ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế : Dự án giao thông, điện , nước, nông nghiệp, y tế, giáo dục Tất cả các dự án này đều có sự tham gia của các doanh nghiệp xây dựng. Điều đó càng khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân , nó là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 6
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia. 1.1.3. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng Sản phẩm xây dựng tuy là sản phẩm công nghiệp, nhưng nó có đặc thù riêng, đặc thù đó quyết định tới quá trình tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Sản phẩm xây dựng mang tính chất đơn chiếc, đối với sản phẩm xây dựng thường được sản xuất theo đơn đặt hàng thông qua hợp đồng kinh tế giữa người mua và người bán đó là những công trình kiến trúc. Trong khi sản phẩm của những ngành khác thường sản xuất hàng loạt, trong điều kiện ổn đinh. Sản phẩm xây dựng được phân bố ở khắp mọi nơi tuỳ theo địa điểm yêu cầu của người mua do vậy dẫn tới các chi phí cũng khác nhau cho cùng một loại sản phẩm. Nơi sản xuất sản phẩm xây dựng cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm : Các công trình xây dựng đều được sản xuất , thi công tại một địa điểm nơi đó đồng thời gắn liền với quá trình tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng. Địa điểm thi công xây dựng thường do chủ đầu tư quyết định để thoả mãn các giá trị sử dụng của sản phẩm. Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội, môi trường của nơi tiêu thụ. Sản phẩm xây dựng bao giờ cũng gắn với địa điểm của một địa phương nhất định do vậy phải lựa chọn công trình phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu, phong tục tập quán, môi trường. Đặc điểm này chi phối tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng như là khảo sát, thiết kế , thi công. Sản phẩm xây dựng thường kéo dài thời gian sản xuất, yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật cao. Thời gian sử dụng sản phẩm xây dựng thường kéo dài, nhiều công trình kiến trúc có thể tới hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Xuất phát từ mục đích của công trình xây dựng không những chỉ phục vụ cho mục đích hiện tại mà còn phục vụ cho tương lai. Do vậy khi tiến hành sản xuất sản phẩm xây dựng chất lượng được coi là hàng đầu. Mặt khác sản phẩm xây dựng cần phải có tính thẩm mỹ cao , bởi vì sản phẩm xây dựng là những ngôi nhà , khách sạn, sân bay càng cần vẻ đẹp bề Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 7
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng ngoài để gây sự chú ý, thu hút lòng người. Tính thẩm mỹ của các công trình còn là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, phong tục tập quán của một quốc gia. Sản phẩm xây dựng thường có giá trị lớn , tốn nhiều chi phí . Chi phí đầu tư cho một công trình thường dải ra trong một thời gian dài, có thể do nhiều nguồn vốn hình thành. Sản phẩm tuy đơn chiếc nhưng do nhiều hạng mục công trình hợp thành do vậy có thể do nhiều bộ phận tiến hành, do đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng khác biệt với các ngành khác. 1.2. Tổng quan về kế hoạch hoá 1.2.1 Khái niệm kế hoạch hoá Kế hoạch hoá là một nội dung và là một chức năng quan trọng nhất của quản lý. Bởi lẽ, kế hoạch hoá gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Kế hoạch hoá cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu định trước. Kế hoạch hoá là cơ sở để thực hiện chức năng kiểm tra, vì không có kế hoạch thì không thể kiểm tra. Vì vậy, mọi cơ quan quản lý ở các cấp đều phải làm tốt công tác kế hoạch hoá. Kế hoạch hoá là ra quyết định; nó bao gồm việc lựa chọn môt đường lối hành động mà một công ty hoặc một cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó, sẽ tuân theo. Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, và khi nào và ai sẽ làm. Việc lập kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của chúng ta tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai. Các quyết định chính trong quá trình xây dựng kế hoạc là: Xác định các mục tiêu và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó Xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Xác định các nguồn lực cần thiết về vật chất, công nghệ, vốn, lao động . Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 8
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Xác định các mốc thời gian bắt đầu và hoàn thành các công việc, các nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra. Phân công trách nhiệm cho các tổ chức, các tập thể và cá nhân. Trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây, người ta đã đề cao quá mức, thâm chí đã tuyệt đối hoá kế hoạch hoá, xem kế hoạch hoá là bao trùm có tính pháp lệnh bắt buộc. Người ta tiến hành kế hoạc hoá áp đặt từ trên xuống dưới, nên kế hoạch hoá mang tính tập trung quan liêu, không áp đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường. Khi chuyển sang cơ chế quản lý mới, lại có những người phủ nhận hoàn toàn vai trò của kế hoạch hoá. Nhận thức này cũng không đúng. Ngày nay trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp và các tổ chức cần coi trọng vai trò của kế hoạch hoá, đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch gắn kế hoạch với thị trường. 1.2.2 Nguyên tắc lập kế hoạch của các doanh nghiệp xây dựng Khi lập kế hoạch ở các doanh nghiệp xây cần vận dụng các nguyên tắc sau. Kế hoạch phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường xây dựng Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp xây dựng là cung cấp sản phẩm cho thị trường với chất lượng tốt và thu lợi nhuận. Vì vậy nếu kế hoạch không xuất phát từ nhu cầu của thị trường thì kế hoạch không có tính hiện thực và doanh nghiệp sẽ thua lỗ. Khi lập kế hoạch phải dựa trên định hướng lớn của Nhà nước và phù hợp với qui định của pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường quyền chủ động của doanh nghiệp được bảo đảm. Tuy nhiên khi lập kế hoạch các doanh nghiệp xây dựng (nhất là doanh nghiệp nhà nước) vẫn phải dựa trên các định hướng lớn của nhà nước, vì các định hướng này bảo đảm lợi ích cho toàn quốc gia và cộng đồng, nó đã được dựa trên các dự báo khoa học. Nếu doanh nghiệp biết khai thác nó sẽ có thể làm lợi cho bản thân mình. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 9
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch phải dựa trên khả năng thực lực của doanh nghiệp. Nếu kế hoạch không tính đến nhân tố này thì tính hiện thực của nó thấp. Kế hoạch phải có mục tiêu rõ rệt, bảo đảm tính tập trung dứt điểm, thoả mãn các yêu cầu của đơn đặt hàng của các chủ đầu tư. Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và bảo đảm tính chính xác cao nhất có thể được Kế hoạch phải linh hoạt, có khả năng thích ứng tốt với tình hình thay đổi của thị trường. Kế hoạch phải cố gắng bảo đảm tính liên tục và có kế hoạch gối đầu. Điều này rất phụ thuộc vào khả năng tranh thầu, vào khối lượng xây dựng của thị trường và vào thời tiết. Phải phối hợp tốt giữa kế hoạch theo công trình (hợp đồng) và theo niên lịch. Điều này rất quan trọng vì kế hoạch theo niên lịch có liên quan đến khoản chi phí bất biến, một nhân tố quan trọng bảo đảm cho doanh nghiệp có lãi hay bị lỗ. Kế hoạch phải bảo đảm tính tin cậy, tính tối ưu và hiệu quả kinh tế – xã hội. Đặc biệt phải bảo đảm độ an toàn về tài chính thể hiện ở tính bảo đảm nguồn vốn, bảo đảm khả năng trả nợ, khả năng thanh toán và tối thiểu phải bảo đảm doanh thu hoà vốn. 1.2.3. Phân loại kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng 1.2.3.1 Phân loại theo thời gian thực hiện kế hoạch Theo tiêu chuẩn này thường được phân thành kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn (kế hoạch hàng năm) và kế hoạch tác nghiệp (kế hoạch hàng ngày và hàng tháng). Kế hoạch dài hạn thường là kế hoạch có tính chiến lược. Trong ngành xây dựng kế hoạch xây dựng một công trình có thể kéo dài nhiều năm. 1.2.3.2 Phân loại theo nội dung công việc sản xuất – kinh doanh Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 10
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Theo tiêu chuẩn này thường phân ra các kế hoạch như: Chương trình sản xuất sản phẩm xây dựng (kế hoạch thi công xây lắp), kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch lao động, kế hoạch tài vụ, kế hoạch tìm kiếm hợp đồng Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 11
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng 1.2.3.3 Phân loại theo nguồn vốn xây dựng công trình Theo tiêu chuẩn này thường phân ra các loại kế hoạch do: nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn từ các chủ đầu tư (tức là từ vốn của các doanh nghiệp) từ mọi thành phần kinh tế, từ nhân dân (nhất là xây dựng nhà ở) Trong hợp tác quốc tế còn phân thành vốn nước ngoài cho vay (ODA), vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư của các cơ sở hạ tầng theo kiểu chủ đầu tư nước ngoài đứng ra xây dựng và kinh doanh, sau đó chuyển giao cho nước chủ nhà (ký hiệu là BOT) 1.2.3.4 Phân loại theo đối tượng kế hoạch Theo tiêu chuẩn này ta phân ra kế hoạch theo niên lịch và kế hoạch theo công trình xây dựng (tức là theo hợp đồng với các chủ đầu tư) 1.2.4 Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng thường gồm các bộ phận sau: 1.2.4.1. Kế hoạch tìm kiếm hợp đồng xây dựng, tranh thầu và marketing Đây là bộ phận kế hoạch rất quan trọng vì tất cả sự phát triển của doanh nghiệp xây dựng đều phụ thuộc vào khả năng thắng thầu và tìm được hợp đồng xây dựng. Trong phần này kế hoặch nghiên cứu nhu cầu của thị trường xây dựng cần được chú ý đặc biệt 1.2.4.2 Kế hoạch thực hiện xây dựng theo từng hợp đồng ở kế hoạch này phải xác định được tiến độ thi công, khối lượng công việc phải thực hiện cho từng giai đoạn, nhu cầu vật tư, xe máy nhân lực và vốn cho từng giai đoạn và chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho toàn bộ công trình 1.2.4.3 Kế hoạch năm Trong kế hoạch năm thường bao gồm các phần: a. Chương trình sản xuất sản phẩm (tức là kế hoạch thi công xây lắp) Trong chương trình sản xuất phải ghi rõ tên các công việc phải thực hiện cho từng tháng, thời hạn bàn giao, các công trình chuyển tiếp và gối đầu Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 12
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Đây là bộ phận quan trọng nhất, vì nó là xuất phát điểm để tính toán các bộ phận kế hoạch tiếp theo. b. Kế hoạch cung ứng vật tư Trong này phải chỉ rõ chủng loại vật tư, nguồn vật tư, nhu cầu về số lượng và yêu cầu về chất lượng, tiến độ cung cấp, phương tiện vận tải, kho bãi, dự trữ chi phí cho mỗi đơn vị vật tư được tính đến chân công trình, xác định loại vật tư tự sản xuất và đi mua c. Kế hoạch nhu cầu và sử dụng xe máy thi công Trong này phải chỉ rõ chủng loại xe máy, số lượng xe máy, số ca sử dụng, tiến độ sử dụng, tiến độ cung cấp, số lượng xe máy đi thuê, số lượng xe máy tự có, chi phí di chuyển, chi phí cho công trình tạm phục vụ này, tổng chi phí sử dụng máy. d. Kế hoạch về nhân lực và tiền lương Trong này phải gồm các chỉ tiêu như số lượng nhân lực, trình độ nghề, phân công sử dụng tiến độ sử dụng, tổng nhu cầu về tiền lương và phụ cấp lương, năng suất lao động, nguồn bổ sung, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ e. Kế hoạch tài chính Trong này bao gồm các bộ phận kế hoạch như kế hoạch về vốn, kế hoạch chi phí sản xuất, kế hoạch hạ giá thành, lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận, kế hoạch trích nộp ngân sách nhà nước f. Kế hoạch sản xuất phụ và các dịch vụ khác g. Kế hoạch đầu tư Trong này gồm có kế hoạch mua sắm thiết bị xây dựng, xây dựng các xưởng sản xuất phụ và các dự án đầu tư khác có liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp xây dựng. h. Kế hoạch nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật mới Trong này chỉ rõ các loại kỹ thuật mới cần phát triển, chi phí cho phát triển, khối lượng và hiệu quả do áp dụng kỹ thuật mới cho xây dựng. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 13
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng i. Kế hoạch xã hội Trong này bao gồm các kế hoạch chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, kế hoạch cho các nghĩa vụ xã hội 1.2.5. ý nghĩa và vai trò của kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trong điều kiện nền kinh tế XHCN, các tổ chức xây lắp đều phải hoạt động theo một kế hoạch nhất định Kế hoạch của các doanh nghiệp xây lắp (Doanh nghiệp , Công ty, Liên hiệp, Tổng công ty v.v ) được lập nên nhằm mục tiêu sử dụng một cách hợp lý nhất toàn bộ giá trị tài sản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp trực tiếp quản lý để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho xã hội, tạo nguồn thu ngày càng lớn cho ngân sách quốc gia và cải thiện từng bước đời sống công nhân viên chức. Trong phạm vi của xã hội giao thông các mục tiêu ấy phải thể hiện cụ thể ở khối lượng lớn các công trình cầu đường đã xây dựng xong với chất lượng cao thích ứng với yêu cầu vận chuyển hàng hoá và khách hàng, ở hiệu quả của sản xuất xây lắp và hiệu quả của nền sản xuất xã hội do các công trình giao thông mang lại, phục vụ tốt nhất cho giao lưu kinh tế của đất nước Theo những mục tiêu ấy, kế hoạch của doanh nghiệp không đơn thuần là kế hoạch sản xuất. Nó cũng không chỉ là kế hoạch kinh doanh thuần tuý, càng không phải chỉ là các giải pháp kỹ thuật đơn thuần hoặc một vài biện pháp xã hội riêng rẽ. Kế hoạch của doanh nghiệp phải là kế hoạch tổng hợp của những vấn đề kinh tế, kỹ thuật, tài chính, xã hội Kế hoạch sản xuất trước hết phải được bảo đảm bằng kế hoạch giải quyết các biện pháp kỹ thuật như kế hoạch khoa học kỹ thuật, kế hoạch cơ giới hoá, kế hoạch đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công nhân v.v ở góc độ này kế hoạch của doanh nghiệp mang nội dung là kế hoạch sản xuất - kỹ thuật. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 14
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Sản xuất và kỹ thuật phải được bảo đảm bằng kế tài chính . Doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch hiện vật mà còn có kế hoạch giá trị. Cân đối giữa kế hoạch hiện vật và kế hoạch giá trị là một đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. Muốn vậy doanh nghiệp phải có các kế hoạch tương ứng về sử dụng vốn cố định, kế hoạch tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, kế hoạch giá thành, lợi nhuận, tín dụng ngân hàng v.v ở đây kế hoạch của doanh nghiệp có nội dung mới là kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính. Kế hoạch của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở các nội dung trên. Kinh tế bao giờ cũng gắn liền với những vấn đề xã hội. Trong kinh doanh hiện đại, sự thành bại của các doanh nghiệp lớn, nhỏ nhiều khi lại do cách giải quyết các vấn đề xã hội quyết định. Do vậy mỗi doanh nghiệp phải đưa vào kế hoạch những vấn đề xã hội để đồng bộ giải quyết. Những vấn đề về tăng thu nhập thực tế, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, tăng phúc lợi công cộng về nhà ở, y tế, dịch vụ ăn uống v.v đều là những vấn đề trọng yếu trong kế hoạch của doanh nghiệp . Tóm lại dù cho lúc này lúc khác có những thay đổi về cơ chế, về phương pháp, nhưng nội dung cốt lõi của kế hoạch của doanh nghiệp bao giờ cũng bao gồm các vấn đề về sản xuất, kỹ thuật, tài chính và xã hội Trong điều kiện cơ chế mới, mỗi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Quán triệt các mục tiêu của kế hoạch, quán triệt nội dung tổng hợp của kế hoạch, hàng năm các doanh nghiệp xây dựng giao thông đều xây dựng kế hoạch của mình với nhiều nội dung, nhiều tầng nấc, nhưng lại hoà hợp và thống nhất với nhau Dạng chung nhất, kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau sau đây: - Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Kế hoạch vật tư - kỹ thuật Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 15
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng - Kế hoạch lao động và tiền lương - Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản - Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - Kế hoạch tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm - Kế hoạch lợi nhuận, tài chính và tín dụng - Kế hoạch đời sống, văn hoá, xã hội Trong hệ thống các kế hoạch kể trên, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là kế hoạch khởi đầu, là cơ sở của mọi kế hoạch khác của doanh nghiệp. Nó phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất từ mọi nguồn cân đối vật tư, tiền vốn do doanh nghiệp huy động được và toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, bàn giao công trình cho tất cả các khách hàng, các chủ đầu tư của doanh nghiệp kể cả xuất khẩu cũng như các hoạt động bảo hành, dịch vụ kỹ thuật, bán sản phẩm mẫu v.v Mọi kế hoạch đều được xây dựng và thực hiện trong khuôn khổ của một giới hạn thời gian nhất định. Trên góc độ này kh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm biểu thị nhiệm vụ và chương trình sản xuất của doanh nghiệp xây dựng giao thông trong một kỳ kế hoạch là một năm. Nó vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là phương tiện để đạt tới mục tiêu. Trên phương diện quản lý: kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là tiêu điểm phản ánh tập trung các mối quan hệ kinh tế - sản xuất giữa các phân hệ trong xã hội và giữa xã hội với các pháp nhân hệ thống ngoài doanh nghiệp. Tất cả các mối quan hệ kinh tế, tài chính, lao động, tổ chức v.v đều được bắt nguồn từ kế hoạch này Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 16
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các kế hoạch khác của doanh nghiệp Tốc độ và hiệu quả sản xuất xây Kế hoạch sản xuất và lắp: tiêu thụ sản phẩm - Định hướng, cs lớn của Nhà nước - Nhu cầu thị trường - Chiến lược kinh doanh - Tiến bộ kỹ thuật Năng lực sản xuất của doanh nghiệp Tiêu chuẩn, định mức, quy chế Kế hoạch khoa học kỹ thuật Thị trường xuất, nhập Đầu tư cơ bản Vật tư kỹ thuật Kích Chính thích sách Sản xuất phụ và phụ trợ kinh tế xã hội Lao động - tiền lương xã hội Tài chính, tín dụng ngân hàng Chi phí SX, giá thành, lợi nhuận ở góc độ khác cần khẳng định rằng: trong nền kinh tế hàng hoá việc hoạch định được kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho từng năm chứng tỏ doanh nghiệp có uy tín với khách hàng và đó là một sự đảm bảo cho việc Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 17
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng tồn tại và sản phẩm của doanh nghiệp . Điều đó cũng khẳng định vai trò lớn lao của loại kế hoạch này trong sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.6. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 1.2.6.1. Những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp Khi xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần đưa vào các căn cứ sau : a. Nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao Các công trình giao thông thuộc về hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước là người thay mặt xã hội đầu tư xây dựng các công trình này. Kế hoạch mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp (dưới hình thức chỉ tiêu pháp lệnh trực tiếp hoặc cho dự thầu) phải được coi là cơ sở đầu tiên của kế hoạch của doanh nghiệp. Ngược lại đối với các doanh nghiệp xây dựng giao thong thì việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng các công trình do Nhà nước giao là nguồn sống chính của doanh nghiệp . Do vậy, ưu tiên số một trong cân đối kế hoạch hoặc chương trình sản xuất của doanh nghiệp phải giành cho các công trình trong kế hoạch Nhà nước. Đi đôi với nhiệm vụ kế hoạch mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp , các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, các chính sách, các phương án quy hoạch của ngành, những thông tin, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp v.v đều là những căn cứ quan trọng để lập kế hoạch sản xuất b. Nhu cầu thị trường Nếu như kế hoạch kinh tế quốc dân là kế hoạch định hướng, kế hoạch chỉ đạo do Nhà nước xây dựng thi kế hoạch sản xuất - tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp là kế hoạch kinh doanh, kế hoạch làm ăn - do vậy kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp phải bám sát nhu cầu của xã hội về loại công trình mà doanh nghiệp có thể thực hiện được. Nói các khác kế hoạch của doanh nghiệp phải gắn với thị trường, phải coi thị trường là đối tượng, là căn cứ của mình. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 18
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Cũng trên yêu cầu này tính nhạy bén, tính thích ứng của kế hoạch phải thể hiện ở chỗ nó được xây dựng trên cơ sở cái mà doanh nghiệp có thể làm được. Đằng sau những sôi động và đa dạng của thị trường luôn tiềm ẩn những cái tĩnh hơn, cụ thể hơn của nó, đó là khả năng ký kết các hợp đồng để thoả mãn các nhu cầu xây dựng, ở đây hợp đồng kinh tế đã ký kết được chính là hiện thân của nhu cầu thị trường và phải được coi là căn cứ, là xuất phát điểm của kế hoạch của doanh nghiệp phải được hiện thực hoá, được bảo đảm bằng cam kết của khách hàng thông qua hợp đồng. Nó là công cụ pháp lý ràng buộc các chủ kinh doanh trong quá trình thực hiện kế hoạch c. Chiến lược kinh doanh Trong điều kiện cơ chế kinh tế mới, mỗi doanh nghiệp xây lắp đều có quyền tự chủ trong xây dựng các kế hoạch của mình. Ngày nay không chỉ Nhà nước mới có chiến lược. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần có chiến lược kinh doanh của mình. Chiến lược kinh doanh là định hướng làm ăn lâu dài, là cơ sở để tổ chức sản xuất kinh doanh, khắc phục những mất cân đối lớn, hao lụt. Chính ở chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp tìm thấy lời giải cho câu hỏi mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp sẽ làm gì, quy mô doanh nghiệp đến đâu? Những đảm bảo cho thực hiện mục tiêu, những phương tiện để đạt được mục tiêu là gì. Chiến lược kinh doanh phải là căn cứ, là định hướng cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm d. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều được trang bị một lực lượng lao động có tay nghề cùng nhiều máy thi công và các máy móc thiết bị khác để thực hiện nhiệm vụ xây lắp của mình. Lực lượng ấy với một quy trình thi công khoa học, với trình độ tổ chức sản xuất tiên tiến sẽ sản xuất ra một khối lượng sản phẩm (hoặc giá trị sản phẩm) lớn nhất trong một năm. Đó chính là năng lực sản xuất của doanh nghiệp (ứng với một cơ cấu công tác xây lắp nhất định). Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 19
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch của doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở năng lực sản xuất của mình. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp không phải là cố định. Nó luôn biến động từng năm cùng với quá trình khai thác máy móc - thiết bị hiện có, cùng với quá trình đổi mới và hiện đại hoá máy móc thiết bị, cùng với quá trình biến độ lao động kỹ thuật trong doanh nghiệp. Chính vì vậy kế hoạch sản xuất hàng năm phải được cân đối với năng lực sản xuất hiện có lữ hành, máy móc thiết bị tiền vốn của từng năm tương ứng và khả năng phát triển NLSX của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch e. Các căn cứ khác Cùng với những căn cứ chủ yếu trên đây, trong khi lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, còn phải dựa vào kết quả và kinh nghiệm sản xuất của năm trước, dựa vào các tiêu chuẩn, các định mức của Nhà nước, dựa vào các hồ sơ thiết kế Dự toán của từng công trình để tính toán Khi dựa vào kết quả sản xuất và kinh nghiệm của năm trước cần đặc biệt chú ý tới khối lượng dở dang từ năm trước chuyển sang. Khối lượng này bằng lượng chênh lệch giữa tổng giá trị dự toán với tổng giá trị đã thực hiện Đối với các công trình khởi công mới và khối lượng thi công lớn phải thi công trong nhiều năm thì việc lập kế hoạch sản xuất phải căn cứ vào kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp, thời hạn huy động các hạng mục và sử dụng, thời hạn xây dựng khống chế hoặc định mức % khối lượng công tác gối đầu của từng loại công trình mà tính ra được khối lượng công tác gối đầu năm kế hoạch 1.2.6.2. Nhiệm vụ và nguyên tắc lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Nhiệm vụ chung của kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là: a. Đảm bảo thoả mãn nhu cầu của xã hội thể hiện trong nhiệm vụ Nhà nước giao và các hợp đồng kinh tế đã ký kết b. Khai thác triệt để mọi nguồn tiềm năng của bản thân doanh nghiệp và các nguồn tiềm năng do liên doanh liên kết mang lại để một mặt thoả mãn Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 20
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng nhu cầu xã hội mặt khác dần dần mở rộng quy mô kinh doanh theo đúng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp c. Đảm bảo thu được lợi nhuận, tằng bước tăng tích luỹ cho doanh nghiệp Nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng năm của doanh nghiệp xây dựng giao thông là: - Xác định danh mục các công trình, hạng mục công trình sẽ thi công, danh mục các công trình và hạng mục công trình cần hoàn thành bàn giao trong năm kế hoạch - Xác định khối lượng công tác xây lắp và gái trị sản lượng xây lắp sẽ thực hiện và sẽ hoàn thành bàn giao - Cân đối các nguồn tài nguyên, bố trí hợp lý lực lượng xây lắp nhằm tập trung thi công dứt điểm, đưa nhanh công trình vào khai thác, thực hiện các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (thể hiện các chỉ tiêu tổng hợp về lao động, vật tư, tiền vốn, lợi nhuận v.v định hướng cho các kế hoạch khác trong kế hoạch toàn diện của doanh nghiệp). Ngoài những nhiệm vụ kể trên, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần đồng thời tiến hành các công việc sau: - Nghiên cứu các định hướng lớn, các cs lớn của Nhà nước trong từng kỳ kế hoạch, làm cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp bám sát kế hoạch chung của Nhà nước, của ngành, phù hợp với pháp luật hiện hành - Thực hiện tiếp cận thị trường, thường xuyên nắm chắc quy luật cung cầu, phát hiện kịp thời những nhu cầu xã hội để hoạch định và điều chỉnh kế hoạch cho sát thực tiễn - Nắm chắc và định kỳ xác định lại năng lực hiện có của doanh nghiệp để lập và điều chỉnh kế hoạch, đảm bảo tính hiệu quả của sản xuất - kinh doanh Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 21
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng - Nắm bắt kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác có liên quan để rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch sản xuất có khả năng công trình hơn và có hiệu quả hơn Những công việc này thuộc nhiệm vụ của cơ quan kế hoạch của doanh nghiệp. Trong quá trình lập và tổ chức thực hiện kế hoạch, doanh nghiệp phải tuân theo các nguyên tắc chung của kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân và kế hoạch hoá xây dựng cơ bản đã trình bày ở phần trước. Đồng thời tuỳ điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp công tác kế hoạch phải quán triệt những điều có tính nguyên tắc sau đây: - Tập trung dứt điểm từng công trình, hạng mục công trình, không phân tán lực lương - Đảm bảo, cân đối giữa năng lực sản xuất của doanh nghiệp (có xét đến liên doanh liên kết) với nhiệm vụ sản xuất - Đảm bảo tính hài hoà ăn khớp giữa các bộ phận, các khâu trong doanh nghiệp ; giữa sản xuất chính và sản xuất phụ, giữa doanh nghiệp và đội, giữa khâu chính và khâu phụ v.v - Kế hoạch phải được xây dựng theo nguyên tắc nhiều phương án, đảm bảo tính thích ứng cao của kế hoạch - Coi trọng các quan hệ phối hợp với chủ đầu tư ngay từ khi công trình mới dược duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật. Duy trì tốt các quan hệ ngang với các tổ chức xây dựng khác cũng tham gia xây dựng công trình - Đảm bảo khối lượng công tác gối đầu cuối kỳ kế hoạch 1.2.6.3. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất Chỉ tiêu kế hoạch là một khái niệm rộng và khả biến. Tuỳ theo nhu cầu và cơ chế quản lý, số lượng các chỉ tiêu kế hoạch, trước hết là các chỉ tiêu pháp lệnh (thể hiện ở các công trình nhà nước trực tiếp giao hoặc các công trình nhà nước mà công ty thắng thầu), có thể thay đổi trong một hoặc nhiều chỉ tiêu. Việc lựa chọn đúng chỉ tiêu pháp lệnh và hệ thống các chỉ tiêu tính toán sẽ có tác động trực tiếp tới quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có ảnh hưởng lớn tới việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 22
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng trong quản lý. Nói chung số lượng chỉ tiêu pháp lệnh càng nhiều, càng chi tiết thì quyền của doanh nghiệp càng bị thu hẹp, tính tập trung càng cao Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước XHCN hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh đã có những thay đổi rất lớn. Hiện nay theo quy định của Chính phủ về các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh XHCN đối với các doanh nghiệp, các chỉ tiêu pháp lệnh đối với các doanh nghiệp xây lắp chỉ gồm từ 1 đến 3 chỉ tiêu sau đây: - Danh mục công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao - Giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành được nghiệm thu - Các khoản nộp ngân sách Trong phạm vi của kế hoạch sản xuất các chỉ tiêu chủ yếu sẽ là: * Các chỉ tiêu về danh mục công trình: - Danh mục công trình và hạng mục công trình chuyển tiếp (gồm chuyển tiếp từ năm cũ sang và chuyển tiếp từ kế hoạch sang năm sau). - Danh mục công trình và hạng mục công trình sẽ hoàn thành bàn giao trong năm kế hoạch - Danh mục các công trình và hạng mục công trình sẽ hoàn thành bàn giao trong năm kế hoạch * Các chỉ tiêu về khối lượng công tác xây lắp tính bằng hiện vật như số kilômet đường các loại, số mét cầu các loại, khối lượng công tác xây lắp từng loại v.v * Năng lực chủ yếu sẽ bàn giao trong năm * Các chỉ tiêu về giá trị sản lượng: - Giá trị sản lượng xây lắp đã thực hiện - Giá trị sản lượng xây lắp đã được nghiệm thu - thanh toán - Giá trị sản lượng các hoạt động khác - Giá trị tổng sản lượng v.v Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 23
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng 1.2.6.4. Nội dung và trình tự lập kế hoạch sản xuất Theo trình tự xây dựng cơ bản, việc xây lắp các công trình chỉ được tiến hành khi làm tốt công tác chuẩn bị xây dựng. Nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp chỉ có thể được ghi vào kế hoạch hàng năm khi các công việc trên đã kết thúc hoặc triển vọng kết thúc Dựa vào những tiền đề trên đây, công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp cần được tiến hành theo một trình tự sau đây Bước 1: căn cứ và nhiệm vụ được giao và các hợp đồng đã ký kết lập bảng danh mục và tiến độ thi công các công trình và hạng mục công trình trong năm Bàng này cần phản ánh rõ tên công trình, hạng mục công trình đã thi công trong năm trước và sẽ hoàn thành bàn giao trong năm kế hoạch; tên công trình hạng mục công trình khởi công trong năm, hoàn thành bàn giao trong năm; trên công trình, hạng mục công trình chuyển tiếp sang năm kế hoạch sau. ứng với mỗi loại công trình trên đây cần ấn định rõ thời gian khởi công và kết thúc Dạng chung của bảng danh mục này có thể mô tả như sau Bảng danh mục và tiến độ thi công các công trình năm 200 Bảng số . Thứ tự loại công trình Tên công trình, hạng Kỳ Kỳ kế hoạch (theo tháng ) Kỳ Ghi mục công trình (cả lý trước sau chú trình nếu có) I- Công trình sẽ hoàn thành và bàn giao trong năm kế hoạch. Trong đó a. Công trình khởi công từ năm trước 1- Công trình A T6 2- Công trình B T7 3- Hạng mục CTC T10 b. Công trình khởi công trong năm 1- Công trình D 2- Công trình E II. Các công trình chuyển tiếp sang kỳ kế hoạch sau. Trong đó: a. Khởi công từ kỳ trước 1- Công trình F T7 T5 2- Công trình H T9 T10 b. Khởi công trong năm kế hoạch 1- Công trình I T8 2- Công trình K T3 Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 24
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Bước 2: trên cơ sở danh mục các công trình thi công trong năm, dựa vào các hồ sơ thiết kế - dự toán tiến hành tính khối lượng công tác xây lắp phải làm trong kỳ kế hoạch ở đây cần tính tổng khối lượng công tác xây lắp cần làm trong năm kế hoạch, trong đó tách riêng phần khối lượng công tác xây lắp của các công trình trọng điểm, công trình cần hoàn thành bàn giao trong năm Dạng chung của bảng tính toán này có thể mô tả như sau Bảng tính khối lượng công tác xây lắp chủ yếu bằng hiện vật Bảng số Ước thực Khối lượng Đơn vị STT Chỉ tiêu hiện kỳ năm kế Ghi chú tính trước hoạch 1 2 3 4 5 6 1 Bê tông mác m3 2 Đào đắp đất m3 3 Cốt thép trong bê tông Tấn Trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp chủ yếu bằng hiện vật trên đây, dựa vào bảng danh mục các công trình và hạng mục công trình thi công trong năm và dự toán được duyệt tiến hành phân khai kế hoạch cho các quý trong năm theo mẫu sau: Phân khai kế hoạch cho các quý trong năm Đơn vị: 1000đ Số Công trình, hạng Khối Kinh Quý I Quý II Quý III Quý IV Đơn vị TT mục công trình lượng phí KL KP KL KP KL KP KL KP Bước 3: Tính toán lập bảng năng lực chủ yếu bàn giao trong năm kỹ thuật Đơn vị tính năng lực sản xuất ở bảng ngày lấy theo các đơn vị thích ứng với từng loại công trình Dạng chung của bảng năng lực chủ yếu bàn giao hàng năm được mô tả như sau Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 25
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Bảng năng lực chủ yếu bàn giao trong năm Bảng Số Ước thực Kế hoạch Chỉ tiêu Đơn vị Ghi chú TT hiện năm năm 1 2 3 4 5 6 I Nhà cửa m3 II Kho tàng III Vật kiến trúc IV Năng lực khác Bước 4: Tính giá trị sản lượng các loại công tác xây lắp Đây là một bước quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp xây lắp Mục tiêu cần đạt được trong bước này là xác định gái trị sản lượng xây lắp sẽ thực hiện trong năm kế hoạch. Trong quá trình tính toán cần phân định rõ giá trị sản lượng công tác xây lắp các công trình chuyển tiếp và của các công trình mới khởi công trong năm Phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản lượng xây lắp sẽ được trình bày tỉ mỷ trong mục 1.2.7 của chương này Kết quả tính toán có thể đưa vào bảng tổng hợp có dạng sau đây. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 26
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Bảng giá trị sản lượng các loại công tác xây lắp Bảng Ước thực Kế hoạch Nhịp độ phát Chỉ tiêu Chi chú hiện năm năm triển 1 2 3 4 5 1. Giá trị sản lượng xây lắp a. Giá trị sản lượng xây dựng - Giá trị sản lượng xây dựng xong - Chênh lệch giữa đầu năm và cuối năm của sản lượng xử lý b. Giá trị sản lượng lắp đặt thiết bị máy móc - Giá trị sản lượng lắp đặt thiết bị máy móc xong - Giá trị chênh lệch đầu năm và cuối năm của sản lượng lắp đặt thiết bị máy móc 2. Giá trị sản lượng xây lắp các công trình và hạng mục công trình hoàn thành cần bàn giao Trong đó giá trị sản lượng xây lắp các công trình hoàn thành bàn giao toàn bộ Sau khi lập bảng trên đây, sử dụng các kết quả của các bước trước, tiến hành lập bảng tổng hợp theo mẫu sau. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 27
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Bảng tổng hợp giá trị sản lượng năm xây lắp Bảng Thời gian thi Vốn đầu tư Ước thực hiện từ khi khởi côn đến 31/12 năm báo cáo Kế hoạch năm Cơ quan công Tên công Địa chủ Năng Giá trị sản lượng xây lắp Năng lực mới dự Giá trị SLXL Năng trình, điểm Số TT quản lực thiết Trong Trong đó XL tính được bàn giao lực mới hạng mục Khởi Hoàn xây Riêng công kế Tổng số Xây lắp đó xây Riêng Riêng Tổng Trong dự tính công trình công thành dựng Tổng số năm báo trình dựng Tổng số năm báo Tổng số năm báo số đó xây được cáo cáo cáo bàn giao 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 28
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Bước 5: Tính giá trị sản lượng các hoạt động khác ở bước này, căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp cần tính giá trị sản lượng công nghiệp, giá trị sản lượng vận tải và giá trị sản lượng các hoạt động khác Phương pháp tính một số các hoạt động này sẽ trình bày ở mục III của chương này Kết quả tính toán được đưa vào bảng có dạng giống như bảng giá trị sản lượng các loại công tác xây lắp ở bước 4 trên đây Bước 6: Tính tổng giá trị sản lượng năm kế hoạch bằng cách tổng hợp các kết quả tính toán của bước 4 và bước 5 Bước 7: Ước tính các chi tiết vật tư, tiền vốn, lao động, lợi nhuận, nộp ngân sách Căn cứ vào kết quả tính toán giá trị tổng sản lượng, căn cứ vào tiến độ và khối lượng xây lắp các công trình trong năm kế hoạch cần tính toán các chỉ tiêu về lao động vật tư, tiền vốn, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách. Những tính toán ở đây chỉ mang tính chất tổng quát, định hướng và làm tiền đề cho việc lập các kế hoạch tương ứng sau. 1.2.6.5. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp a. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm - Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là khâu cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và một bên là tiêu dùng. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất bao gồm hai loại các quá trình và các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm: các nghiệp vụ kỹ thuật, sản xuất;' các nghiệp vụ kinh tế - tổ chức và kế hoạch Để thực hiện các nghiệp vụ và các quá trình liên quan đến giao nhận và xuất bản sản phẩm đòi hỏi phải tổ chức hợp lý không chỉ lao động trực tiếp ở các kho hàng mà còn phải tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về các loại sản phẩm của doanh nghiệp (bao gồm cả việc đặt hàng sản xuất, ghép mối trong mua bán). Công việc này do các cán bộ phân tích kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 29
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng - Như vậy quan niệm về tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất. Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm là: - Nhận thức và thoả mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng - Bảo đảm tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm - Tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ tm b. Tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp Bản chất của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp là tìm mọi biện pháp để hoàn thành công trình có chất lượng và bàn giao cho chủ công trình đúng hạn như quy định trong hợp đồng xây dựng, phù hợp với các thủ tục, chế độ về nghiệm thu bàn giao công trình của Nhà nước Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất và các hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn sản xuất của mình Mẫu chung của biểu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn sản xuất của doanh nghiệp như sau Biểu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn sản xuất năm Giá trị sản lượng Công trình, hạng mục Kế hoạch bàn giao Số TT bàn giao công trình Ngày, tháng (1000đ) 1 2 3 Luật Xây dựng (2003) và Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các văn bản pháp lý liên quan khác thì việc nghiệm thu - bàn giao phải thực hiện theo các yêu cầu sau: - Việc nghiệm thu và bàn giao giữa chủ đầu tư và các tổ chức xây lắp phải làm từ đầu, ngay sau khi làm xong từng khối lượng công việc chủ yếu, Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 30
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng từng bộ phận công trình và khi đã hoàn thành từng hạng mục công trình hay toàn bộ công trình theo tiến độ đã được duyệt. - Công tác nghiêm thu bàn giao do Hội đồng nghiệm thu cơ sở tiến hành gồm: đại diện chủ đầu tư, các tổ chức nhận thầu thiết kế, xây lắp, chế tạo thiết bị, cơ quan giám định của Nhà nước tạ cơ sở (nếu có) và do chủ đầu tư chủ trì. Thủ tướng Chính Phủ sẽ quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu của Nhà nước và giao cho Bộ Xây dựng tổ chức việc nghiệm thu đối với một số công trình đặc biệt quan trọng. - Thực hiện tạm ứng ít nhất 30% khối lượng thực hiện trong năm đối với những doanh nghiệp xây lắp Nội dung chính của biên bản nghiệm thu bao gồm: - Căn cứ để nghiệm thu: + Dự án được duyệt + Thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công được duyệt + Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp + Nhật ký công trình - Nội dung nghiệm thu + Khối lượng thực hiện + Thông số kỹ thuật của hoạt động không tải và có tải của thiết bị yêu cầu. + Diện tích sử dụng theo hợp đồng kinh tế + Chất lượng công trình + Thời gian khởi công và hoàn thành + Các vấn đề tồn tại và biện pháp xử lý Nguyên tắc thanh toán giữa chủ đầu tư và tổ chức xây lắp là thanh toán theo sản phẩm hoàn thành, bàn giao tính theo hạng mục công trình hoặc công trình, căn cứ thanh toán là biên bản của Hội đồng nghiệm thu cơ sở. Sau khi nghiệm thu, bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán với tổ chức nhận thầu xây lắp theo đúng hợp đồng. Khi đến thời điểm thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, nếu chủ đầu tư không có vốn thì Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 31
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng phải trả thêm cho bên nhận thầu khoản tiền bằng lãi suất ngân hàng với phần giá trị chậm thanh toán. Nếu do ngân hàng chậm thanh toán thì ngân hàng phải trả khoản lãi này Các công trình tổ chức đấu thầu được thanh toán theo tiến độ tháng, mức thanh toán hàng tháng căn cứ vào giá trị khối lượng theo tiến độ tháng và các điều khoản cụ thể ghi trong hợp đồng kinh tế. Sau khi nghiệm thu toàn bộ và nhận bàn giao công trình, bên A thanh toán giá trị còn lại. Với công trình giao thầu thì kê khai phiếu giá khi thanh toán. 1.2.7. Giá trị tổng sản lượng Tổng sản lượng kế hoạch của doanh nghiệp xây dựng là toàn bộ khối lượng công tác xây lắp và khối lượng của các hoạt động khác bằng hiện vật mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong thời kỳ kế hoạch nhất định (thường là một năm). Tổng sản lượng kế hoạch của doanh nghiệp xây lắp bao gồm: - Sản lương xây lắp - Sản lượng của các hoạt động khác Giá trị tổng sản lượng là sự biểu thị bằng tiền của tổng sản lượng trong thời kỳ tương ứng Hoàn toàn tương tự, ta có khái niệm "giá trị sản lượng xây lắp" và khái niệm "giá trị sản lượng các hoạt động khác". 1.2.7.1. Phương pháp tính giá trị sản lượng xây lắp a. Nội dung giá trị sản lượng xây lắp Giá trị sản lượng xây lắp bao gồm: + Giá trị sản lượng xây dựng + Giá trị sản lượng lắp đặt thiết bị, máy móc + Giá trị sản lượng sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc Giá trị sản lượng xây dựng bao gồm: - Giá trị sản lượng xây dựng mới. mở rộng, khôi phục lại nhà cửa, vật kiến trúc có tính chất lâu dài và tạm thời. Giá trị cáu trúc đúc sẵn, làm sàn Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 32
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng bằng kim loại, bê tông, gỗ dùng làm một bộ phận của nhà cửa, vật kiến trúc có ghi trong dự toán và phù hợp với kế hoạch thi công. - Giá trị các thiết bị vệ sinh, thông gió, chiếu sáng, truyền hơi ấm (kể cả chi phí lắp đặt, sơn mạ) cần thiết kế bảo đảm cho công trình hoạt động bình thường theo đúng chức năng của nó. - Giá trị đặt nền móng và vật chống đỡ các thiết bị, máy móc, sản lượng xây trát bên trong, bên ngoài các lò đặc biệt: lò luyện thép, lò hơi, nhà máy điện. - Giá trị bản thân và chi phí đường ống nước, đường ống dẫn nước, hơi ép, ống dẫn dầu và tháo nước có ghi trong đồ án thiết kế (không bao gôm những đường ống trực thuộc máy, thiết bị có ghi trong lý lịch máy. - Giá trị trị bản thân và chi phí lắp đặt đường dây điện hệ thống cáp ngầm, đường dây liên lạc, đường dây truyền thanh. - Giá trị công trình thoát nước và dẫn nước (trong thuỷ lợi), giá trị lấp hò ao, lấp móng, đào đất (trong xây dựng), giá trị đào gốc, cày bừa lượt đầu (trong khai hoang ). - Giá trị sản lượng bố trí, dỡ bỏ vật kiến trúc, chuẩn bị mặt bằng để thi công và dọn dẹp, trồng cây sau khi xây dựng xong. Giá trị sản lượng lắp đặt thiết bị, máy móc bao gồm: - Giá trị sản lượng lắp đặt thiết bị, máy móc trên nền hoặc bệ máy - Giá trị sản lượng sơn, mạ, chống ẩm cho các thiết bị máy móc đã lắp đặt. - Giá trị sản lượng lắp dặt các bàn thợ cầu thang gắn liền với thiết bị, máy móc. - Giá trị sản lượng đường ống, đường dây (kể cả giá trị bản thân đường ống và đường dây) nối liền thiết bị được lắp với cầu giao, bảng điện, đồng hồ đo gần nhất và có ghi trong bản thiết bị, máy móc. - Giá trị sản lượng chạy thử nhằm xác định chất lượng công tác lắp đặt thiết bị, máy móc. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 33
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Giá trị sản lượng sửa chữa vật kiến trúc. Bao gồm: Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sửa chữa; chi phí mua sắm nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế ở bên ngoài dùng cho việc sửa chữa; chi phí về khấu hao thiết bị, máy móc dùng cho sửa chữa; chi phí quản lý hành chính và phục vụ cho sửa chữa. b. Phương pháp tính giá trị sản lượng xây lắp Sản phẩm của ngành xây dựng thường phải thi công trong thời gian tương đối dài, vì vậy căn cứ vào mức độ hoàn thành, giá trị sản lượng xây lắp năm kế hoạch bao gồm: giá trị sản lượng xây lắp xong được bên A xác nhận (còn gọi là giá trị xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước) và giá trị chênh lệch giữa cuối năm và đầu năm kế hoạch của sản lượng xây lắp dở dang: Giá trị sản lượng;xây lắp năm KH = Giá trị sản lượng XL;xong trong năm KH Giá trị chênh lệch;gi ữ a cuối năm và đầu năm;của sản lượng XL;dở dang b1. Giá trị sản lượng xây lắp xong Giá trị sản lượng xây lắp xong được tính theo công thức: QX = (Pi x qi) + C + TL + GTGT Trong đó: QX - Giá trị sản lượng xây lắp xong Pi - Đơn giá dự toán một khối lượng xây lắp thứ i 2 3 qi - Khối lượng xử lý thứ i tính bằng hiện vật thi công xong (m , m , m) C - Chi phí chung TL - Thu nhập chịu thuế tính trước GTGT - Thuế giá trị gia tăng đầu ra. Phương pháp xác định các chỉ tiêu như sau: - qi: Phải có hình dạng đo được và tính được, phải kiểm tra được chất lượng một đơn vị khối lượng và cấu tạo nên thực thể công trình. - Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý và điều hành sản xuất tại công trường của doanh nghiệp xây dựng, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp. Khoản chi phí này phụ thuộc từng loại Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 34
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng công trình được xác định ở bảng 2 phụ lục số 3 của Thông tư 04/2005/TT- BXD ngày 1/4/2005 của Bộ Xây dựng. TL: Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo loại công trình quy định tại bảng 2 phụ lục số 3 của Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ Xây dựng. TL = (T + C) x Tỷ lệ qui định T = NC + VL + M + TT (T: Cộng chi phí trực tiếp) TT: 1,5% x (VL + NC + M) (TT: Trực tiếp phí khác) GTGT: thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng theo qui định hiện hành. XD GTGT = G x T GTGT G: Giá trị dự toán xây dựng công trình chính, phụ trợ, tạm phục vụ thi công trước thuế. XD T GTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng. b2. Giá trị chênh lệch giữa cuối và đầu năm kế hoạch của sản lượng xây lắp dở dang: Sản lượng xây lắp dở dang là sản lượng xây lắp phải thực hiện trong năm để bảo đảm quá trình thi công xây lắp liên tục theo tiến độ xây lắp, nhưng chưa đến phần việc cuối cùng của đơn giá dự toán như trát xong 1m2 tường, đổ xong 1m3 bê tông chưa đủ điều kiện để bên A kiểm tra chất lượng. Giá trị sản lượng xây lắp dở dang được tính vào giá trị sản lượng xây lắp với mức chênh lệch giữa cuối năm và đầu năm kế hoạch để tránh đem thành quả lao động của thời kỳ này tính cho thời kỳ khác Công thức tính: Qdd = Qc - Qđ Trong đó: Qdd - Giá trị chênh lệch về giá trị sản lượng xây lắp dở dang giữa cuối năm và đầu năm kế hoạch. Qc - Giá trị sản lượng xây lắp dở dang ở cuối năm kế hoạch Qđ - Giá trị sản lượng xây lắp dở dang ở đầu năm kế hoạch Nếu Qc > Qđ thì chênh lệch biểu hiện bằng dấu (+) và được cộng thêm vào giá trị sản lượng. Nếu Qc < Qđ thì chênh lệch biểu hiện bằng dấu (-) và phải trừ đi mức chênh lệch đó vào giá trị sản lượng xây lắp. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 35
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Nội dung và phương pháp tính giá trị sản lượng xây lắp dở dang đầu năm kế hoạch và cuối năm kế hoạch như sau: - Giá trị sản lượng xây lắp dở dang đầu năm kế hoạch Giá trị sản lượng xây lắp dở dang đầu năm kế hoạch là giá trị sản lượng xây lắp dở dang cuối năm báo cáo chuyển sang xác định bằng cách lấy giá trị sản lượng xây lắp dở dang kiểm kê vào cuối tháng năm báo cáo cộng với giá trị xây lắp dở dang dự tính thi công trong 6 tháng cuối năm báo cáo trừ đi giá trị sản lượng xây lắp đã thi công xong trong 6 tháng cuối năm báo cáo. Giá trị sản lượng xây lắp dở dang cuối năm kế hoạch: với những đối tượng đã thi công đến phần việc cuối cùng của đơn giá dự toán thì giá trị sản lượng xây lắp dở dang cuối năm kế hoạch được tính theo công thức: Q = (p . q) + C + TL + GTGT Trong đó: Q - Khối lượng xây lắp dở dang Với những đối tượng chưa thi công đến phần việc cuối cùng của đơn giá dự toán thì ta lấy khối lượng hiện vật nhận với đơn giá phân đoạn, như đơn giá buộc 1kg cốt thép, ghép 1m2 cốp pha, Nếu không có đơn giá phân đoạn thì lấy khối lượng dở dang nhân với % lao động hao phí của từng giai đoạn hoặc động tác lắp đặt máy móc, thiết bị chiếm trong tổng số ngày công lao động hao phí cho toàn bộ các giai đoạn của khối lượng hoặc phần máy đó (tính theo ngày công hao phí định mức) để quy đổi thành khối lượng xây dựng xong rồi tính theo công thức chung ở trên. b3. Giá trị sản lượng xây lắp các công trình và hạng mục công trình hoàn thành bàn giao Giá trị sản lượng này là một bộ phận trong tổng số giá trị sản lượng năm kế hoạch của doanh nghiệp xây lắp. Đó chính là giá trị xây lắp trong năm kế hoạch của những công trình và hạng mục công trình đã kết thúc toàn bộ công tác xây lắp quy định trong thiết kế dự toán đã được duyệt, bảo đảm đưa vào sử dụng và được bàn giao cho đơn vị sử dụng theo đúng chế độ nghiệm thu của Nhà nước. Không tính vào chỉ tiêu này những chi phí sau: - Công trình và hạng mục công trình đang xây dựng dở dang. - Các hạng mục công trình tuy đã hoàn thành nhưng kế hoạch không quy định bàn giao cho đơn vị sử dụng trước khi hoàn thành toàn bộ công trình. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 36
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng - Các công trình và hạng mục công trình thực tế đã đưa vào sử dụng nhưng chưa làm xong thủ tục bàn giao theo đúng quy định của Nhà nước. Trong giá trị sản lượng xây lắp cá công trình và hạng mục công trình hoàn thành bàn giao cần tách riêng giá trị sản lượng xây lắp các công trình hoàn thành toàn bộ bàn giao. 1.2.7.2. Giá trị sản lượng các hoạt động khác Trong doanh nghiệp xây lắp, ngoài hoạt động kinh doanh chính là xây lắp, còn có các hoạt động kinh doanh và phục vụ khác như: sản xuất công nghiệp, sửa chữa, sản xuất cấu kiện, khai thác vật liệu xây dựng v.v a. Giá trị sản lượng công nghiệp Theo các yếu tố sau: - Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp G = (qi x gi) Trong đó: qi - Số lượng thành phẩm từng loại gi - Đơn giá từng loại thành phẩm, được xác định theo định mức đơn giá nội bộ doanh nghiệp. Thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những sản phẩm đã chế tạo xong trong năm kế hoạch, không còn qua một giai đoạn chế biến nào nữa và được kiểm tra kỹ thuật xác hợp quy cách tiêu chuẩn quy định, được nhập kho thành phẩm của doanh nghiệp để chờ bán cho các đơn vị sản xuất hoặc bán ra ngoài doanh nghiệp . Những nửa thành phẩm khi mới kết thúc một giai đoạn sản xuất nhất định nhưng nếu bán ra ngoài thì cũng coi là thành phẩm và được tính vào yếu tố này. Những thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra rồi lại dùng vào những công việc có tính chất công nghiệp thì không tính vào yếu tố này mà tính vào yếu tố 3. - Yếu tố 2: Giá trị chế biến sản phẩm cho khách hàng Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 37
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng + Nếu khách hàng đặt hàng với điều kiện là toàn bộ quá trình sản xuất là doanh nghiệp tự lo thì tính như yếu tố 1. + Nếu nguyên vật liệu của khách hàng Gi = (qi x gi) Trong đó: Gi : giá trị chế biến sản phẩm cho khách hàng thứ i qi - Số lượng thành phẩm từng loại gi - Đơn giá gia công - Yếu tố 3: Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp bao gồm: + Giá trị công việc thực hiện trong một giai đoạn ngắn của quá trình sản xuất công nghiệp, chỉ làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm như: mạ kẽm, đánh bóng, sơn làm cho khách hàng hoặc các tổ chức phụ thuộc của doanh nghiệp ngoài sản xuất công nghiệp. + Giá trị công việc sửa chữa các sản phẩm công nghiệp cho khách hàng. + Giá trị công việc sửa chữa lớn thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải của doanh nghiệp do quỹ khấu hao đài thọ. - Phương pháp tính trong trường hợp này giống như yếu tố 2 trong trường hợp 2. - Nếu là công việc sửa chữa thiết bị máy móc thì căn cứ vào độ phức tạp để tính giá trị sửa chữa. C = R x M0 C - Giá trị sửa chữa R - Độ phức tạp của thiết bị sửa chữa M0 - Định mức giá trị sửa chữa cho một độ phức tạp b. Doanh thu vận tải, bốc xếp Doanh thu vận tải, bốc xếp là số tiền thu được do vận chuyển bốc xếp, cho thuê phương tiện vận tải chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có phương tiện độc lập và có khả năng khai thác về mặt này Dt = (Ki x Ci) Dt - Doanh thu vận tải Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 38
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Ki - Khối lượng luân chuyển (T.km) hoặc tấn đối với bốc xếp Ci - Đơn giá bốc xếp 1 tấn hàng hoặc cước phí vận tải của 1 đơn vị khối lượng luân chuyển (Tkm), phụ thuộc: loại hàng cấp đường. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 39
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Chương II Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật (Cometco) 2.1. Khái quát chung về công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật (cometco) 2.1.1 Nhiệm vụ và mô hình tổ chức quản lý của Công ty Công ty Xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật (Cometco) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI). Công ty Cometco được thành lập ngày 9 tháng 5 năm 1997 với tên ban đầu là Công ty Kinh doanh thiết bị và Vật tư Xây dựng được thành lập theo QĐ số 293 BXD/TCLĐ của Bộ Xây dựng với mục đích nhằm đẩy mạnh sự phát triển và tăng cường sức mạnh toàn diện của Tổng Công ty với các đơn vị trong ngành Xây dựng. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07 năm 1997 với ngành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh thiết bị phụ tùng, vật tư, vật liệu xây dựng, thi công nền móng, thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị. Theo quyết định số 1371/QĐ-BXD ngày 14 tháng 12 năm 1998 của Bộ Xây dựng đổi tên thành Công ty Xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật. Sang năm 1999 do yêu cầu của sản xuất kinh doanh và quy mô phát triển đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh Công ty Cometco được bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh: Thi công các công trình cấp thoát nước, thi công các công trình đường dây, trạm biến thế điện (theo Quyết định số: Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 40
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng 02/TCT-TCCB ngày 04 tháng 01 năm 1999 của Tổng Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng). Địa chỉ: Toà nhà LICOGI, Đường Khuất Duy Tiến – Quận Thanh Xuân- Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: Thi công nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đồ thị Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp; Thi công các công trình giao thông; Thi công các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện; Thi công các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường Sản xuất kinh doanh thiết bị, phụ tùng vật tư vật liệu xây dựng. Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Ban Giám đốc Phòng Tổ Phòng Phòng Phòng Phòng chức – Tài chính Kinh tế thiết Thi hành – Kế toán kế bị công chính hoạch TT KD Đội sx Xưởng Nhà Các Thiết bị Bê tông cơ khí máy đội thi Vật tư nhựa chế tạo HDPE công Đội ngũ cán bộ của Công ty gồm có: 12 kỹ sư; 31 cao đẳng và trung cấp; 435 công nhân. Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung toàn công ty, xét duyệt, lập kế hoạch kinh Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 41
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng doanh cho công ty, quyết định mọi hoạt động của công ty. Quan tâm chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Phòng tổ chức hành chính: là phòng chuyên môn, tham mưu cho giám đốc về công tác: tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng lực lượng cán bộ công nhân viên, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, công tác định mức trả lương sản phẩm. Công tác lễ tân tiếp khách. Đảm bảo các công việc về hành chính quản trị, bảo vệ và y tế cơ quan. Phòng Kinh tế kế hoạch: là phòng chuyên môn nghiệp vụ, có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty tổ chức, triển khai, chỉ đạo và trịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, vật tư, thiết bị, đấu thầu. Phòng Tài vụ: thực hiện các chức năng tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính, các chủ trương chính sách về quản lý tài chính, đảm nhiệm trọng trách về hạch toán, đảm bảo về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Xây dựng các hoạt động tài chính, kiểm tra giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty giúp giám đốc công ty hoạch định chiến lược hoạt động kinh doanh trong tương lai. Phòng kỹ thuật thi công: Là phòng kỹ thuật, quản lý thiết kế, thi công có chức năng giúp giám đốc công ty tổ chức triển khai các công việc về công tác nghiệp vụ kỹ thuật trong thi công xây lắp, khảo sát thiết kế, quản lý công trình. Thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động. Phòng quản lý thiết bị: có chức năng quản lý, hướng dẫn thực hiện việc khai thác có hiệu quả, các thiết bị, xe máy, các dây chuyền công nghệ. Tổ chức thực hiện các công trình, quy phạm kỹ thuật trong sử dụng máy móc thiết bị. Công ty còn có các đơn vị trực thuộc: Trung tâm kinh doanh thiết bị và Vật tư xây dựng (Địa chỉ: Đường Giải phóng – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội) Đội sản xuất bê tông nhựa nóng (Địa chỉ: Xã Uy nỗ- H. Đông Anh- Hà Nội) Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 42
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Xưởng cơ khí chế tạo (Khu CN Vĩnh Tuy – H. Thanh Trì - Hà Nội) Nhà máy sản xuất ống nhựa HDPE (Khu CN Vĩnh Tuy – Huyện Thanh Trì - Hà Nội) Các đội thi công trực thuộc công ty: Đội thi công Hạ tầng số 1,2,3 và Đội lắp máy điện nước số 1,2,3. Công ty là một doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật. Công ty có 3 mảng hoạt động chính đó là: thi công các công trình hạ tầng, thi công các công trình cấp thoát nước, kinh doanh vật tư thiết bị và Bê tông nhựa. Đối với các công trình hạ tầng thì công ty thường được đảm nhận công việc san nền, làm đường nội bộ, đó là những khâu đầu tiên của một công trình xây dựng, vì vậy một yêu cầu đặt ra là những công trình mà công ty đảm nhận phải đảm bảo đúng tiến độ. Nếu không đúng tiến độ thì sẽ ảnh hưởng tới các khâu sau này của công trình. 2.1.2 Khái quát hoạt động của Công ty a) Công tác kinh tế - kế hoạch : Công ty đã chủ động cân đối kế hoạch hàng năm của Tổng Công ty giao. Công tác lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch tác nghiệp, tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực chỉ đạo sản xuất và quản lý trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý đơn giá luôn được duy trì. Định mức vật tư nhiên liệu đã được thực hiện tương đối đều đặn và luôn được cải tiến phù hợp với điều kiện thực tế vừa có tác dụng tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động vừa đảm bảo mức thu nhập hợp lý cho người lao động. Tập trung bố trí các cán bộ cốt cán có năng lực và đầu tư máy móc thiết bị, phát triển thêm nhiều đội thi công, triển khai nhiều công trình mới Hàng tháng Công ty đã thực hiện giao kế hoạch sản xuất cho các đội thi công. Giao định mức lao động và khoán tiền lương trong công tác làm Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 43
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng đường, sản xuất bê tông asphalt, thi công san nền, định mức nhiên liệu cho tất cả các loại thiết bị xe máy, khoán gọn các công trình nhỏ lẻ. Đặc biệt công tác tìm kiếm mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh luôn được quan tâm. Bên cạnh việc mở rộng phạm vi hoạt động trên những địa bàn thi công cũ, Công ty đang dần tiếp cận các dự án trên phạm vi toàn quốc. Địa bàn của Công ty đã được mở rộng tới các tỉnh như Bắc Kạn, Lạng Sơn, Đông Anh và đặc biệt là thị trường bán và rải asphalt. b) Công tác thi công các công trình * Thi công các công trình Hạ tầng Công ty đã ngày càng hoàn thiện hệ thống quản lý cấp đội, cấp Công trình vì vậy công tác sản xuất đã đi vào ổn định và nhịp nhàng. Công ty đã đảm nhận thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia gây được uy tín với khách hàng như: - Đường nội bộ khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Đường vận hành nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận Đa nhim - Đường nội bộ nhà máy CANON khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Công trình đường khu công nghiệp Vĩnh Tuy - Công trình đường khu du lịch Tam đảo Đến nay Công ty hoàn toàn vững vàng trong vận hành và thi công 2 dây chuyền làm đường đảm bảo mọi yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng cao nhất. Bên cạnh các dây truyền thi công đường chuyên nghiệp, chúng ta đã tổ chức được các tổ đội thi công tại các địa phương với biên chế gọn nhẹ nhưng chúng ta đã tự chủ và đạt hiệu quả cao như đội công trình Lạng sơn, Bắc Kạn, Văn Lâm, Sóc trăng. Tại các công trình nhỏ lẻ này, chúng ta cũng đã khẳng định được sự trưởng thành của cán bộ quản lý, sự hoàn thiện về kỹ thuật, kinh nghiệm thi công tại các đại hình khó khăn phức tạp cả về yêu cầu kỹ thuật lẫn môi sinh xã hội. *Thi công các công trình cấp thoát nước Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 44
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Công ty mới được bổ sung về nhiệm vụ thi công các công trình cấp thoát nước năm 2000, nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty, với sự quyết tâm phát triển ngành nước Công ty cũng đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Công ty đã thi công đạt chất lượng tốt một số công trình như: - Cấp nước Bắc Ninh - Thoát nước khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Lắp đặt hệ thống Cấp nước thị xã Quảng Bình - Cải tạo hệ thống thoát nước Hà nội . Ngoài ra Công ty đã tiếp cận được với các công trình có nhà đầu tư nước ngoài như dự án cải tạo vệ sinh môi trường thị xã Cẩm Phả với giá trị 61 tỷ đồng. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, máy móc, kinh nghiệm nhưng cho đến nay với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ – công nhân viên của công ty các công trình thi công đạt chất lượng tốt, gây được uy tín với chủ đầu tư và nhà tư vấn nước ngoài. c) Công tác tài chính Công tác tài chính đã dần dần được thực hiện quy củ hơn. Phòng Kế toán tài chính luôn thực hiện tốt chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kinh tế tài chính. Cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết để lãnh đạo chỉ đạo sản xuất hiệu quả. Thực hiện báo cáo tài chính đúng quy định, đúng nội dung. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý đầy đủ đúng chế độ. Phân tích hoạt động kinh tế theo chỉ tiêu 2 lần/năm. Thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh từng bộ phận sản xuất theo từng loại hoạt động kinh doanh như: Hoạt động kinh doanh vật tư, hoạt động xây lắp và phân tích kết quả cho từng công trình xây lắp theo từng quý. Cung ứng và tạo các nguồn vốn kịp thời cho sản xuất và kinh doanh trên cơ sở vốn huy động, vốn vay của Ngân hàng. Việc thu hồi công nợ cũng đã được quan tâm nhiều nên số nợ động đã giảm. Công tác kiểm kê định kỳ đã được thực hiện nghiêm túc và kịp thời sửa chữa những thiếu sót. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 45
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng d) Công tác quản lý thiết bị xe máy thi công Thực hiện công tác kiểm tra định ký thường xuyên. Kiểm tra công tác an toàn xe và công tác bảo quản xe của công nhân vận hành thiết bị. Sau kết thúc mỗi công trình tiến hành bảo dưỡng cho các thiết bị để chuẩn bị cho các công trình sau. e) Công tác an toàn lao động Công ty thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân học tập an toàn lao động trước khi thi công tại mỗi công trình. Công ty đã cử 1 cán bộ chuyên trách về công tác an toàn trong toàn Công ty. Trong quá trình thi công luôn luôn có 1 cán bộ an toàn theo dõi. Trang bị thiết bị bảo hộ lao động kịp thời. Công tác an toàn lao động và an toàn thiết bị đã được đề cao rút nhiều kinh nghiệm từ bài học mất an toàn cho các thiết bị của năm trước. Việc kiểm tra điều kiện lao động tại các công trình đã được chú trọng, nhất là việc trang bị bảo hộ lao động tại các Công trình Cấp thoát nước như găng tay, giầy ủng, mũ áo, biển báo f) Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo và hành chính Công ty đã cân đối sắp xếp lại lực lượng sản xuất lao động cho phù hợp với yêu cầu và vị trí công việc. Sau một thời gian thử thách, một số cán bộ trẻ nhiệt tình và có năng lực ngày càng nổi bật. Các đồng chí cán bộ trẻ đã thể hiện được năng lực của mình, đảm nhận được những công việc lớn, khó khăn. Công ty đã thực hiện đúng bộ luật lao động, ký hợp đồng lao động với toàn bộ công nhân viên. Kỷ luật lao động được duy trì, củng cố và xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm quy định của Công ty cũng như Tổng Công ty. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn và đoàn thanh niên tỏng công tác quản lý. Tổ chức hoạt động và động viên CBCNV nâng cao trách nhiệm cùng tập thể ban lãnh đạo Công ty khắc phục những khó khăn chung để hoàn thành nhiệm vụ của Công ty. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 46
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Bên cạnh việc thu hút kỹ sư, công nhân ngành cấp thoát nước, chúng ta cũng đang dần tự đào tạo một đội ngũ CB- CNV, đầu tư máy móc thiết bị chuyên ngành nước để kịp thời cung cấp cho loại hình công trình này. Công tác kỹ luật luôn luôn được duy trì trong Công ty, thường xuyên nhắc nhở và đôn đốc mọi cán bộ CNV thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy định. Tổ chức ban thanh tra nhằm kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty kiên quyết xoá bỏ và đề cao công tác bảo vệ chống hiện tượng tham nhũng tiêu cực. Việc chăm lo phục vụ hoạt động sản xuất luôn được duy trì đều đặn, kịp thời. Công ty đã cung cấp đầy đủ thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, không làm gián đoạn tới hoạt động sản xuất. Bộ phận phục vụ hành chính luôn nhiệt tình, tận tuỵ sẵn sàng phục vụ, không ngại khổ, ngại khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung. Hàng năm Công ty cử một số cán bộ đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ quản lý kinh tế, nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân. Đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ cấp đội đủ năng lực trình độ phục vụ công tác sản xuất. g) Công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật lao động Do yêu cầu nhiệm vụ và tiến độ thi công của các công trình trọng điểm, Công ty kết hợp với Công đoàn, đã phát động phong trào thi đua sản xuất để động viên khuyến khích CBCNV trong Công ty hoàn thành nhiệm vụ. Sau mỗi đợt thi đua Công ty đều có sự tổng kết đánh giá và khen thưởng cho những có nhân và tập thể xuất sắc. Thường xuyên giáo dục CBCNV thi đua lao động sản xuất, tích cực chăm lo đời sống CBCNV bằng cách tạo điều kiện nơi ăn chốn ở cho công nhân ở công trường, tùy theo từng tính chất công việc Công ty thường xuyên nâng cao và tăng mức ăn ca tại hiện trường cho công nhân. Kết hợp với tổ chức Công đoàn, các quyền lợi của người lao động luôn luôn được bảo vệ và Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 47
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng đảm bảo thực hiện đúng chính sách cũng như luật lao động như chế độ đối với lao động nữ, tai nạn lao động, các đối tượng chính sách 2.2. PHân tích Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật 2.2.1 Đánh giá chung a) Về giá trị tổng sản lượng Bảng 2.1 Giá trị tổng sản lượng Đơn vị: triệu đồng 2003 2004 2005 TH Tỷ TH Tỷ TH Tỷ trọng % trọng % trọng % Giá trị tổng sản lượng 56.300 100 57.121 100 58.696 100 Trong đó + Xây lắp 38.400 68,2 43.007 75 43.224 73 + Kinh doanh vật tư, 17.970 31,8 14.114 25 15.472 27 cho thuê thiết bị Qua bảng chỉ tiêu chúng ta thấy giá trị tổng sản lượng (GTTSL) của Công ty năm sau cao hơn năm trước: năm 2003 đạt 56.300 triệu đồng; năm 2004 đạt 57.121 triệu đồng; năm 2005 đạt 58.696 triệu đồng. Như vậy mức tăng trưởng giá trị tổng sản lượng hàng năm của công ty vào khoảng từ 15- 20%. Đây là một thành công đáng kể đối với một công ty có tuổi đời hơn 6 năm. Tuy nhiên trong giá trị tổng sản lượng thì giá trị xây lắp chiếm một tỷ lệ lớn: năm 2003, giá trị xây lắp chiếm 68,2% giá trị tổng sản lượng; năm 2004 giá trị xây lắp chiếm 75, còn năm 2005 giá trị xây lắp chiếm 73%. Những số liệu này cho thấy giá trị xây lắp đóng vai trò chủ yếu trong việc cấu thành nên giá trị tổng sản lượng của công ty và phần giá trị xây lắp ngày Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 48
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng càng tăng điều đó khẳng định sản xuất sản phẩm xây lắp là nhiệm vụ hàng đầu và trực tiếp của Công ty. Việc hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu sản phẩm xây lắp có ảnh hưởng rất lớn đến hoàn thành kế hoạch của công ty. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 49
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng b) Doanh thu và lợi nhuận Bảng 2.2 Doanh thu và lợi nhuận Đơn vị: Triệu đồng Doanh thu Lợi nhuận Năm % Hoàn % Hoàn Thực hiện Thực hiện thành KH thành KH 2003 40.273 93 416 71 2004 55.069 103 674 44.44 2005 60.106 103 723 61,71 Doanh thu của Công ty Cometco có sự tăng trưởng đều đặn. Năm 2003, đạt 40.273 triệu đồng; năm 2004, doanh thu đạt 55.069 triệu đồng bằng 136,7% so với năm 2003 (tăng 36,7%); năm 2005 đạt 60.106 triệu đồng bằng 109% so với năm 2004 (tăng 9%). Về lợi nhuận của công ty, thì những năm gần đây đều không đạt kế hoạch đề ra. Trong 3 năm gần đây thì cao nhất là năm 2002 đạt 71% kế hoạch, năm 2004 đạt 44,44% kế hoạch, năm 2005 đạt 61,71% kế hoạch. Bảng 2.3 Tình hình sử dụng chi phí tiền lương TT Chỉ tiêu Đ.Vị 2003 2004 2005 1 Doanh thu Tr.đồng 40.273 55.069 60.106 2 Tổng quỹ lương Tr.đồng 2.400 3.940 6.395 3 Tổng số cán bộ CBCNV Người 250 400 620 (cả thuê ngoài) 4 Thu nhập bình quân 1000đ/th 800 821 905 5 Tỷ trọng tiền lương/DT % 6 7,16 10,64 (2)/(1) Năm 2004 quỹ lương tăng 64,16% so với năm 2003 trong khi đó doanh thu tăng 36,7%. Năm 2005 doanh thu tăng 9,15% so với năm 2004, Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 50
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng còn quỹ lương tăng 62,31%. Tỷ trọngtiền lương/doanh thu tăng từ 6% năm 2003 lên 7,16% năm 2004 và 10,64 năm 2005. Như vậy là doanh thu tăng chậm hơn tiền lương tức là doanh nghiệp sử dụng tiền lương chưa hiệu quả. Nguyên nhân là nhiều lao động không làm việc hết nhiệm vụ của mình trong khi đó vẫn nhận đủ lương. Mặt khác ta thấy mặc dù quỹ lương tăng và tỷ trọng tiền lương trên doanh thu tăng nhưng mức lương bình quân ở mức trung bình (khoảng hơn 800 nghìn đồng/ tháng) điều này chứng tỏ năng suất lao động còn thấp và số lao động làm việc không hiệu quả còn nhiều. Do thu nhập bình quân còn thấp nên hiện nay công ty có hiện tượng các nhân viên sau một thời gian làm việc đã tích lũy được một số kinh nghiệm họ đã chuyển sang nơi có thu nhập cao hơn. Điều này dẫn đến việc hiện nay công ty rất thiếu cán bộ kỹ thuật có tay nghề vững, trong khi công việc đảm nhận ngày càng nhiều. c) Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Công ty là một doanh nghiệp nhà nước, do vậy công ty được quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước giao theo quy định của pháp luật. Do đó, Công ty phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp Ngân sách theo quy định của Nhà nước. Các khoản mà công ty phải nộp là thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế khác và nộp cấp trên. Bảng 2.4 Tình hình nộp ngân sách Đơn vị: Triệu đồng 2003 2004 2005 Nộp Ngân sách 256,625 375 916 - Thuế VAT 150 215 890 - Thuế TNDN 45,625 96 150 - Thuế khác 61 64 73 Nộp cấp trên 1.978 2.046 Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 51
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Năm 2004 lợi nhuận của công ty tăng hơn so với năm 2002 do đó công ty đóp góp vào ngân sách tăng so với năm 2002. Và từ năm 2004 do công ty làm ăn có lãi nên công ty đã bắt đầu nộp cho Tổng Công ty một khoản là 1.978 triệu đồng. Năm 2005 công ty nộp cho cấp trên là 2.046 triệu đồng bằng 103,43% so với năm 2004. 2.2.2 Phân tích kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật 2.2.2.1ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung phân tích a) ý nghĩa phân tích Như chúng ta đã biết, kế hoạch sản xuất xây lắp hoàn thành hay không là sơ sở để đánh giá, phân tích toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kế hoạch sản xuất thi công kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp gồm nhiều kế hoạch như: - Kế hoạch sản xuất (thi công xây lắp) - Kế hoạch lao động – tiền lương - Kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật - Kế hoạch sử dụng máy thi công - Kế hoạch giá thành – lợi nhuận Trong đó kế hoạch sản xuất thi công xây lắp quyết định một phần rất lớn đến kết quả các mặt quản lý tài chính, quản lý giá thành, quản lý lao động b) Nhiệm vụ Việc phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất thi công xây lắp và doanh nghiệp xây lắp có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch hàng năm theo từng công trình, và từng hạng mục công trình xây dựng, muốn vậy phải xác định các chỉ tiêu kỹ thuật khi phân tích như: - Sử dụng các chỉ tiêu giá dự toán công trình Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 52
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng - Các số liệu thực hiện kế hoạch theo giá dự toán công trình bằng các đại lượng tuyệt đối, tương đối. Để đánh giá được nhịp điệu xây dựng cần phải so sánh thời hạn xây dựng thực tế của từng công trình và toàn bộ việc sản xuất với thời hạn quy định. Thời hạn này không được vượt khỏi thời hạn đã xác định trong hợp đồng nhận thầu. Việc hoàn thành công trình đưa vào sử dụng có một ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Khi phân tích việc hoàn thành kế hoạch sản xuất cần phải kiểm tra việc hoàn thành chỉ tiêu hiện hành tuỳ thuộc vào công trình và thời hạn xây dựng hàng quý sau khi kết thúc công việc. Khi phân tích việc thực hiện kế hoạch sản xuất ta cần đi sâu vào các vấn đề sau: Kiểm tra phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch theo chỉ tiệu khối lượng và chất lượng công trình mà kế hoạch đã quy định Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. c) Nội dung phân tích Việc phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất thi công xây lắp là nhằm kiểm tra xem doanh nghiệp có hoàn thành khối lượng xây lắp đúng theo tiến độ hay không và có bảo đảm chất lượng đã ký kết hay không. Ngoài ra còn để kiểm tra xem khối lượng công trình trong những quý, những tháng đã hoàn thành nhanh hay chậm và chiều hướng phát triển của việc quản lý kinh doanh ở doanh nghiệp như thế nào, còn kiểm tra xem tình hình khởi công nhanh hay chậm. Như vậy, ta đi vào phân tích các mặt chủ yếu sau: - Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch về trong kỳ báo cáo. - Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch hoàn chỉnh trong XDCB từng công trình và hạng mục công trình - Phân tích sự cân đối giữa các mặt trong thi công như sau: thời gian cân đối, tự thi công và chia thầu. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 53
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng - Phân tích, kiểm tra việc thực hiện các công trình và hạng mục công trình chủ yếu. - Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch bằng 3 loại mức độ: giá trị, hiện vật và thời gian. 2.2.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch năm 2005 Bảng 2.5 Bảng báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 Đơn vi: Triệu đồng Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Hạng mục công trình %TH năm 2005 năm 2005 giá trị 1 2 3 4 5 Giá trị tổng sản lượng 58.660 58.696 36 0 San nền KCN Thăng Long 2.342 2342 0 0 Rải asphal Đường Quốc lộ 18, 800 800 0 0 Đường C.ty 1-5 và các CT khác Đường Liêm Thuỷ – Yên cư 700 700 0 0 Nhà xưởng KCN Vĩnh Tuy 1.500 1500 0 0 Đường Hàm thuận - Đa Mi 4.200 3900 -300 -7 Thoát nước CP2 Hà nội 5.354 4875 -479 -8 Đường Quốc lộ 51- Biên Hoà 4.050 3800 -250 -6 Đường Tỉnh lộ 13 – Sóc Trăng 4.100 3.980 -120 -2 Đường nội bộ nhà máy ô tô 1-5 1.500 1800 300 20 Đường Nội bộ và KCN Phú Thị 3.847 4200 353 9 Đường 14 và Các CT lẻ 4.611 4954 343 7 Thoát nước CW3 Cẩm Phả 2.300 2650 350 15 Nước sạch khu làng nghề Bát tràng 2.900 3400 500 17 – Gia lâm Nhà máy nước Tiên Yên 746 900 154 20 Đường Văn Lâm – Hưng Yên 980 1400 420 42 Rải thảm công trình Cảng Cái Lân 400 650 250 62 Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 54
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Cầu Nam Hồng – Vân Trì . ĐA 1.030 1300 170 16 Kinh doanh vật tư thiết bị 10.000 15472 5472 54 Đường Phai Dài – Lạng Sơn 3.500 4050 550 15 Đường Chợ mới - Bắc Kạn 1.200 0 Đường Chợ Đồn – Bắc Kạn 2.080 0 Đường Cột 8- Lán Bè 2.600 0 Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty a) Phân tích khái quát chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng năm 2005 Qua bảng trên ta thấy, trong năm 2005, giá trị sản lượng vượt mức kế hoạch đề ra không đáng kể bằng 36 triệu đồng. So với giá trị tổng sản lượng thực hiện năm 2004 tăng lên một lượng là: 58.696.000.000 – 57.121.000.000 = 1.575.000.000 đồng hay tăng 2% so với năm 2004. Điều này có thể kết luật rằng: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2004 là hoàn thành kế hoạch đề ra. Qua bảng trên ta thấy mặc dù công ty đã hoàn thành kế hoạch giá trị tổng sản lượng nhưng trong đó có cả hạng mục công trình chưa hoàn thành kế hoạch: - Các công trình hoàn thành kế hoạch đặt ra là: (1). Rải asphal Đường Quốc lộ 18, Đường C.ty 1-5 và các CT khác (2). Rải asphal Đường Quốc lộ 18, Đường C.ty 1-5 và các CT khác (3). Đường Liêm Thuỷ – Yên cư (4). Nhà xưởng KCN Vĩnh Tuy - Các công trình hoàn thành vượt mức kế hoạch (1). Đường nội bộ nhà máy ô tô 1-5 vượt kế hoạch 300 triệu đồng hay vượt kế hoạch 20% (2). Đường Nội bộ và KCN Phú Thị vượt kế hoạch 353 triệu đồng hay vượt kế hoạch 9% Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 55
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng (3). Đường 14 và Các CT lẻ vượt kế hoạch 343 triệu đồng hay vượt kế hoạch 7% (4). Thoát nước CW3 Cẩm Phả vượt kế hoạch 350 triệu đồng hay vượt kế hoạch 15% (5). Nước sạch khu làng nghề Bát tràng – Gia lâm vượt kế hoạch 500 triệu đồng hay vượt kế hoạch 17% (6). Nhà máy nước Tiên Yên vượt kế hoạch 154 triệu đồng hay vượt kế hoạch 20% (7). Đường Văn Lâm – Hưng Yên vượt kế hoạch 420 triệu đồng hay vượt kế hoạch 42% (8). Rải thảm công trình Cảng Cái Lân vượt kế hoạch 250 triệu đồng hay vượt kế hoạch 62% (9). Cầu Nam Hồng – Vân trì . ĐA vượt kế hoạch 170 triệu đồng hay vượt kế hoạch 16% (10). Kinh doanh vật tư thiết bị vượt kế hoạch 5472 triệu đồng hay vượt kế hoạch 54% (11). Đường Phai Dài – Lạng Sơn vượt kế hoạch 550 triệu đồng hay vượt kế hoạch 15% - Các công trình chưa hoàn thành kết hoạch đặt ra (1). Đường Hàm thuận - Đa Mi giảm so với kế hoạch là 300 triệu đồng hay giảm 7 % (2). Thoát nước CP2 Hà nội giảm so với kế hoạch là 479 triệu đồng hay giảm 8 % (3). Đường Quốc lộ 51- Biên Hoà giảm so với kế hoạch là 250 triệu đồng hay giảm 6% (4). Đường Tỉnh lộ 13 – Sóc Trăng giảm so với kế hoạch là 120 triệu đồng hay giảm 2 % - Các công trình chưa khởi công là (1). Đường Chợ mới - Bắc Kạn (2). Đường Chợ Đồn – Bắc Kạn Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 56
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng (3). Đường Cột 8- Lán Bè b) Phân tích tình hình hoàn thành các Hạng mục công trình chủ yếu Phân tích hình hình hoàn thành kế hoạch công tác xây lắp của doanh nghiệp xây dựng theo các loại công tác chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho thấy một cách cụ thể các quá trình sản xuất ở các hạng mục, đồng thời nó còn là cơ sở để xác định và phân tích hình hình sử dụng lao động, vật tư cũng như máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất thi công. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp theo các loại công tác chủ yếu còn là điều kiện cơ bản để kiểm tra sự đảm bảo cơ cấu công tác kế hoạch, vạch ra một cách đầy đủ và cụ thể các nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình hoàn thành kế hoạch khối lượng công tác xây lắp của doanh nghiệp xây dựng. Bảng 2.6 Đơn vi: Triệu đồng Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Hạng mục công trình %TH năm 2005 năm 2005 giá trị 1 2 3 4 5 Giá trị tổng sản lượng 37.204 38.151 947 2 San nền KCN Thăng Long 2342 2342 0 0 Đường Hàm thuận - Đa Mi 4200 3900 -300 -7.14 Thoát nước CP2 Hà nội 5354 4875 -479 -8.95 Đường Quốc lộ 51- Biên Hoà 4050 3800 -250 -6.17 Đường Tỉnh lộ 13 – Sóc Trăng 4100 3980 -120 -2.93 Đường Nội bộ và KCN Phú Thị 3847 4200 353 9.18 Đường 14 và Các CT lẻ 4611 4954 343 7.44 Thoát nước CW3 Cẩm Phả 2300 2650 350 15.22 Nước sạch khu làng nghề Bát 2900 3400 tràng – Gia lâm 500 17.24 Đường Phai Dài – Lạng Sơn 3500 4050 550 15.71 Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 57
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Qua bảng trên ta thấy trong năm 2005 giá trị tổng sản lượng của các công trình chủ yếu thực tế vượt mức kết hoạch một lượng là 947 triệu đồng hay vượt mức kế hoạch 2%. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất của công ty có khoa học tập trung thi công dứt điểm các công trình trọng yếu để hoàn thành đúng kỳ hạn đã định. Trong 10 công trình chủ yếu thi công trong năm 2005 thì có 6 công trình hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch và 4 công trình khác chưa hoàn thành mức kế hoạch. - Các công trình hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch là: (1). San nền KCN Thăng Long (2). Đường 14 và Các CT lẻ (3). Thoát nước CW3 Cẩm Phả (4). Nước sạch khu làng nghề Bát tràng – Gia lâm (5). Đường Phai Dài – Lạng Sơn (6). Đường Nội bộ và KCN Phú Thị - Các công trình không hoàn thành kế hoạch (1). Đường Hàm thuận - Đa Mi (2). Thoát nước CP2 Hà nội (3). Đường Quốc lộ 51- Biên Hoà (4). Đường Tỉnh lộ 13 – Sóc Trăng - Số lượng các công trình chủ yếu hoàn thành vượt mức kế hoạch là 6 công trình chiếm 60% về mặt giá trị chiếm 21.596 triệu đồng chiếm 56% giá trị tổng sản lượng của các công trình chủ yếu - Số các công trình chủ yếu không hoàn thành vượt mức kế hoạch là 4 công trình chiếm 40 %, về giá trị chiếm 44% giá trị tổng sản lượng của các công trình chủ yếu. Chính nhờ sự hoàn thành vượt mức của các công trình chủ yếu mà làm cho giá trị tổng sản lượng của các công trình chủ yếu hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 58
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng c) Phân tích tình hình khởi công và hoàn thành các công trình Thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong kì là một quá trình lao động của cả doanh nghiệp xây dựng. Việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong từng giai đoạn (tháng, quí ) của kì phân tích là điều kiện cần thiết và có tính chất quyết định cho việc hoàn thành kế hoạch của kì phân tích. Vì thế, bên cạnh các hướng phân tích khác, việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong kì là cần thiết. Sự cần thiết này còn có thể nhìn thấy từ đặc điểm mang tính đặc thù của sản xuất xây dựng là thi công chủ yếu ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết khí hậu nên doanh nghiệp xây dựng không thể tiến hành sản xuất thi công xây lắp với mức độ như nhau ở tất cả các thời đoạn trong kì phân tích. Đặc điểm này đòi hỏi công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp xây dựng không thể không chú ý tới việc lập kế hoạch sản xuất theo thời gian. Phân tích hình thực hiện kế hoạch theo các thời kì sản xuất thi công khác nhau cho phép thấy rõ những thời kì hoạt động sản xuất tốt hoặc không tốt, trên cơ sở đó có thể chỉ ra những biện pháp hạn chế những ảnh hưởng của những nhân tố ảnh hưởng có tính chất thời vụ đối với hoạt động sản xuất thi công của doanh nghiệp nhằm tăng khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Mặt khác, phân tích theo hướng này còn tạo điều kiện cho việc nghiên cứu quy luật biến động của mức sản xuất thi công theo thời gian trên cơ sở quan sát và phân tích các số liệu báo cáo nhiều năm, qua đó có thể cải tiến công tác kế hoạch của doanh nghiệp. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 59
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Bảng 2.7 Ngày khởi công Ngày hoàn thành TT Hạng mục công trình Thực Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch hiện 1 2 3 4 5 1 San nền KCN Thăng Long 1/3/2004 15/3/2004 4/2004 5/2004 2 Rải asphal Đường Quốc lộ 18, 6/4/2004 3/4/2004 5/2004 4/2004 Đường C.ty 1-5 và các CT khác 3 Đường Liêm Thuỷ – Yên cư 14/9/2002 14/9/2002 3/2004 3/2004 4 Nhà xưởng KCN Vĩnh Tuy 5/2004 5/2004 6/2005 7/2005 5 Đường nội bộ nhà máy ô tô 1-5 10/9/2004 18/9/2004 10/2005 11/2005 6 Đường Nội bộ và KCN Phú Thị 15/11/2004 17/11/2004 8/2005 8/2005 7 Đường 14 và Các CT lẻ 6/7/2004 20/7/2004 5/2005 6/2005 8 Thoát nước CW3 Cẩm Phả 15/3/2004 15/3/2004 8/2005 6/2005 9 Nước sạch khu làng nghề Bát 4/2004 4/2004 8/2005 7/2005 tràng – Gia lâm 10 Nhà máy nước Tiên Yên 6/2004 7/2004 9/2005 9/2005 11 Đường Văn Lâm – Hưng Yên 1/7/2004 20/7/2004 10/2005 9/2005 12 Rải thảm công trình Cảng Cái 3/2005 4/2005 6/2005 7/2005 Lân 13 Cầu Nam Hồng – Vân trì . ĐA 12/2004 1/2004 11/2005 10/2005 14 Đường Phai Dài – Lạng Sơn 18/3/2004 10/3/2004 11/2005 11/2005 * Phân tích tình hình khởi công Số lượng các công trình khởi công mà hoàn thành bàn giao trong năm 2005 là 14 công trình. - Số công trình khởi công đúng thời hạn là 4 công trình chiếm 28% + Đường Liêm Thuỷ – Yên cư + Nhà xưởng KCN Vĩnh Tuy + Thoát nước CW3 Cẩm Phả + Nước sạch khu làng nghề Bát tràng – Gia lâm Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 60
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng - Số công trình khởi công chậm kế hoạch là 8 công trình chiếm 57% + San nền KCN Thăng Long + Đường nội bộ nhà máy ô tô 1-5 + Đường Nội bộ và KCN Phú Thị + Đường 14 và Các CT lẻ + Nhà máy nước Tiên Yên + Đường Văn Lâm – Hưng Yên + Rải thảm công trình Cảng Cái Lân + Cầu Nam Hồng – Vân trì . ĐA - Số công trình khởi công sớm so với kế hoạch là 2 công trình chiếm 14% + Rải asphal Đường Quốc lộ 18, Đường C.ty 1-5 và các CT khác + Đường Phai Dài – Lạng Sơn * Phân tích tình hình hoàn thành Qua bảng trên ta thấy, trong năm 2005 có 14 công trình hoàn thành bàn giao, trong đó có 4 công trình bàn giao đúng thời hạn đó là: + Đường Liêm Thuỷ – Yên cư + Đường Nội bộ và KCN Phú Thị + Nhà máy nước Tiên Yên + Đường Phai Dài – Lạng Sơn - Có 5 công trình bàn giao chậm so với kế hoạch + Đường nội bộ nhà máy ô tô 1-5 + San nền KCN Thăng Long + Nhà xưởng KCN Vĩnh Tuy + Rải thảm công trình Cảng Cái Lân + Đường 14 và Các CT lẻ Nguyên nhân: Các công trình này thường khởi công chậm so với kế hoạch, việc bố trí nhân công và máy móc phục vụ cho sản xuất còn thiếu và chậm so với tiến độ công trình. Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 61
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng - Có 5 công trình bàn giao sớm so với kế hoạch + Rải asphal Đường Quốc lộ 18, Đường C.ty 1-5 và các CT khác + Thoát nước CW3 Cẩm Phả + Nước sạch khu làng nghề Bát tràng – Gia lâm + Đường Văn Lâm – Hưng Yên + Cầu Nam Hồng – Vân trì . ĐA Nguyên nhân: các công trình khởi công chậm đúng với kế hoạch, việc bố trí nhân công và máy móc phục vụ cho sản xuất kịp thời với tiến độ công trình. d) Phân tích tình hình hoàn thành các công trình bàn giao trong năm 2005 * ý nghĩa phân tích: - Chỉ tiêu này là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. - Việc hoàn thành bàn giao đưa các công trình vào sử dụng còn nói lên mức độ phấn đấu của doanh nghiệp trong một thời kỳ kế hoạch và việc hoàn thành vốn đầu tư XDCB - Chỉ tiêu hoàn thành các công trình đưa vào sử dụng còn nói lên mức độ trang bị kỹ thuật và tăng thêm năng lực sản xuất cho nền KTQD - Phản ánh kết quả tiêu thụ sản phẩm * Nhiệm vụ; Nhiệm vụ chủ yếu là đưa khối lượng các công trình đã hoàn thành bàn giao cho các đơn vị sử dụng Xem xét việc đưa các công trình đó vào sản xuất có đúng kế hoạch đã quy định hay không. * Tài liệu phân tích Dùng số liệu báo cáo về việc thực hiện kế hoạch đưa các công trình khác nhau vào sử dụng theo kế hoạch nhận thầu, danh sách các hạng mục công trình, các nguồn tài liệu về thống kê, tài liệu kế toán Lê Thị Thuý Hậu - KTXD K38TC 62
- Đề tài: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Bảng 2.8 Tình hình hoàn thành các công trình bàn giao trong năm 2005 Giá trị (triệu đồng) Chênh lệch %TH Ngày hoàn thành Hạng mục công trình Chênh lệch Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện San nền KCN Thăng Long 2342 2342 0 0 4/2004 5/2004 1 Rải asphal Đường Quốc lộ 18, Đường 800 800 0 0 5/2004 4/2004 -1 C.ty 1-5 và các CT khác Đường Liêm Thuỷ – Yên cư 700 700 0 0 3/2004 3/2004 0 Nhà xưởng KCN Vĩnh Tuy 1500 1500 0 0 6/2005 7/2005 1 Đường nội bộ nhà máy ô tô 1-5 1500 1800 300 20 10/2005 11/2005 1 Đường Nội bộ và KCN Phú Thị 3847 4200 353 9 8/2005 8/2005 0 Đường 14 và Các CT lẻ 4611 4954 343 7 5/2005 6/2005 1 Thoát nước CW3 Cẩm Phả 2300 2650 350 15 8/2005 6/2005 -2 Nước sạch khu làng nghề Bát tràng – 2900 3400 500 17 8/2005 7/2005 -1 Gia lâm Nhà máy nước Tiên Yên 746 900 154 20 9/2005 9/2005 0 Đường Văn Lâm – Hưng Yên 980 1400 420 42 10/2005 9/2005 -1 Rải thảm công trình Cảng Cái Lân 400 650 250 62 6/2005 7/2005 1 Cầu Nam Hồng – Vân trì . ĐA 1030 1300 170 16 11/2005 10/2005 -1 Đường Phai Dài – Lạng Sơn 3500 4050 550 15 11/2005 11/2005 0 63