Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II

doc 86 trang nguyendu 3650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoan_trich_theo_luong_tai.doc

Nội dung text: Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II

  1. Lời mở đầu Đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH , HĐH đất nước, thời kỳ đòi hỏi mỗi người chúng ta ra sức mang hết tinh thần, khả năng, trí tuệ cùng tài năng sẵn có để cống hiến cho sự nghiệp đổi mới để xây dựng đất nước. Mục tiêu của Đảng ta là không ngừng đào tạo, bồi dưỡng cho các thế hệ, để nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, tiến cùng nhân loại thế giới trong công cuộc KHKT hiện đại . đưa đất nước ta vững bước đi lên con đường xây dựng CNXH. Với người lao động thì lao động tương xứng với sức lao động bỏ ra khuyến khích được họ tăng gia sản xuất , tăng năng suất lao động , phát huy khả năng và trách nhiệm của họ trong công việc, với doanh nghiệp đánh giá được tiền lương sẽ tiết kiệm được chi phí và đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với toàn xã hội việc sử dụng và hạch toán đúng đắn tiền lương sẽ góp phần tăng năng suất lao động , hạ giá thành sản phẩm , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống xã hội. Gắn liền với tiền lương là các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Tuy nhiên giữa người sử dụng lao động và người lao động có những mong muốn khác nhau . Vì vậy Nhà nước xây dựng các chế độ chính sách tiền lương về lao động tiền lương để làm hành lang pháp lý cho cả hai bên. Dựa trên chế độ chính sách của Nhà nước mỗi Doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm của mình để có những vận dụng phù hợp nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. ( Vì hạch toán tiền lương là một công cụ quản lý của doanh nghiệp ) và thông qua việc cung cấp chính xác số lượng lao động , thời gian lao động , kết quả lao động của kế toán các nhà quản trị có thể quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm . Là một sinh viên trong thời gian thực tập tại Công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II, nhận thấy được vai trò của tiền lương, các khoản trích theo lương trong công tác quản lý, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, các cô chú,anh chị trong phòng kế toán.
  2. Em đã lựa chọn đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Trong thời gian thực tập tuy em đã có cố gắng tìm hiểu thực tế. Song không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong các thầy cô trong khoa HTKT đóng góp ý kiến, giúp đỡ em có thể hoàn thiện hơn báo cáo của mình. Báo cáo thực tập có nội dung gồm 2 phần: Phần I: Báo cáo môn học Thực trạng công tác kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cơ khí sử chữa công trình cầu đường bộ II Phần II: Chuyên đề thực tập “Tiền lương và các khoản trích theo lương”
  3. Phần I: Báo cáo môn học Thực trạng công tác kế toán của Công ty Cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II. I/ Đặc điểm chung 1/ Đặc điểm chung về quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của Công ty Cơ khí và sửa chữa Công Trình cầu Đường Bộ II . 1.1/ Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Cơ Khí Và Sửa Chữa Công Trình Cầu Đường Bộ II là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc khu quản lý đường bộ II, Bộ giao thông vận tải.Công ty được thành lập ngày 12/10/1971.Công ty ra đời trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà tiền thân là xưởng cơ khí 2000.Trải qua 34 năm kể từ ngày thành lập cho đến nay.Công ty đã trải qua không ít khó khăn phấn đấu đi lên để trở thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để đứng vững trên thị trường hiện nay với các sản phẩm phục vụ giao thông. Là một đơn vị có nhiều thành tích trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh từ khi thành lập đến nay. Hàng năm Công ty luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và được tặng thưởng nhiều cờ và bằng khen của Bộ giao thông vận tải và các ban ngành. Cùng với sự phát triển đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, từ năm 2000 đến nay công ty đã tự đi sâu và tìm kiếm nhu cầu thị trường như : Nghiên cứu sản xuất ra các mặt hàng mới, cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã cho phù hợp với thị trường.Từ đó sản phẩm công ty sản xuất ra được thị trường chấp nhận và yêu thích, như các mặt hàng: Biển báo phản quang, gương cầu lồi phục vụ giao thông, tường phòng vệ mềm bằng máng thép phun kẽm thiết bị nấu nhựa đường và xe phun nhựa đường.
  4. Là đơn vị hạch toán độc lập hoàn toàn ,trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải lấy thu bù chi và làm ăn có lãi. Để thực hiện được yêu cầu đó ban giám đốc công ty và toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty để cố gắng vượt mọi khó khăn để từng bước đẩy mạnh công ty đi lên. Và cũng nhờ vào sự cố gắng đó mà kết quả hoạt động của công ty ngàu một tăng lên rõ rệt. 1.2/ Chức năng nhiệm vụ của công ty: a/ Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Với đặc điểm là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm phục vụ nghành giao thông như: - Tường phòng vệ mềm bằng tôn lượn sóng: Sau khi cắt tôn có chiều dày là 3mm rộng 50cm độ dài tuỳ ý, người công nhân đưa tấm tôn vào máy đột dập để đột lỗ sau đó đưa ra máy cán chỉ chưa đầy một phút ta đã có sản phẩm thô là tấm tôn lượn sóng.Bước sau đó đưa sang phòng cát để làm sạch bề mặt. Khi đã làm sạch bề mặt khi đã làm sạch bề mặt song ta đưa thành phẩm sang phòng phun kẽm và lướt một lớp sơn nhũ bảo dưỡng ra ngoài là ta đã có một sản phẩm hoàn thiện. - Biển báo phản quang: Cắt tấm tôn 2mm thành các hình tròn có đường kính 50cm sau đó làm sạch bề mặt và gián giấy phản quang của Mỹ, rồi in lướt các kí hiệu mà khách hàng yêu cầu nội dung của biển báo giao thông. Công ty không ngừng nghiên cứu tìm tòi chế tạo các sản phẩm mới để nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn và đa dạng hơn. b/ Đặc điểm về tổ chức sản xuất: Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp việc tổ chức hợp lý khoa học quá trình chế tạo công nghệ sản phẩm là vô cùng quan trọng và nó quyết định rất lớn đến năng suất chất lượng sản phẩm .Tuy nhiên việc tổ chức một quy trình công nghệ trong một doanh nghiệp có hoàn thiện hay không là phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Công ty cơ khí và Sửa chữa công trình cầu đường bộ II có S6500m2 nên việc bố trí sắp xếp các khu vực là tương đối thuận
  5. lợi cho việc vận chuyển vật liệu, thành phẩm hay nửa thành phẩm từ phân xưởng này sang phân xưởng kia, đảm bảo nhanh gọn từ khâu vật liệu vào đến khâu cuối cùng tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. -Về tổ chức sản xuất: Hiện nay công ty có một đội công trình và 5 phân xưởng sản xuất chính có chức năng cụ thể như sau: +Phân xưởng cơ khí: Chịu trách nhiệm tạo ra các khuôn mẫu thô ban đầu như: Cột biển báo ,cột tấm sóng, lan can cầu, phà, nồi nấu nhựa. +Phân xưởng chế thử: Chuyên chế thử các sản phẩm mới của công ty, đồng thời chế tạo ra các sản phẩm phun sơn kẻ đường, máy phun nhũ tường. +Phân xưởng gương giao thông:Chuyên sản xuất gương cầu lồi đử kích cỡ để phục vụ giao thông và siêu thị ,đồng thời mạ điện phân các sản phẩm thép. +Phân xưởng sửa chữa: Chịu trách nhiệm sửa chữa thường xuyên ,trung đại tu các loại xe vận tải máy thi công. +Phân xưởng biển báo:Chuyên sản xuất các loại biển báo giao thông ,cột cây số phản quang và các loại biểu mẫu quảng cáo đủ kích cỡ mà khách hàng yêu cầu. +Đội công trình: Chuyên mạ kẽm và phun sơn tường phòng vệ mềm và một số phụ kiện khác,sửa chữa đường bộ và làm mới phun cát và sơn các loại dầm thép. ở các phân xưởng và đội công trình sản xuất chính trên do sản phẩm hoàn thành phải có chất lượng và mỹ thuật cao nên phần lớn các sản phẩm hoàn thành phải có sự chuyển giao từ phân xưởng này đến phân xưởng khác vì vậy mỗi đơn vị đều phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cho ra sản phẩm đẹp về mẫu mã và tốt về chất lượng. -Về trang bị kỹ thuật: Máy móc của công ty là máy nén khí, máy tiện, máy khoan bàn,máy khoan cầu, máy mài thô, máy mài tay. Trong thời gian gần đây Công ty đã khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhờ đó công ty đã có dây truyền mạ điện phân và mạ phun kẽm mà trước đây mỗi khi cần mạ phụ kiện thì
  6. công ty phải đưa đi rất xa và giá thành lại cao. Bên cạnh đó công ty còn không ngừng học hỏi, đầu tư và nâng cao kỹ thuật sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động. 2/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cơ khí sửa chữa Công Trình cầu Đường Bộ II. Việc tổ chức quản lý trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần thiết và không thể thiếu được,nó đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của doanh nghiệp,nâng cao chất lượng sản phẩm và đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty. Sau 34 năm thành lập, Công ty đã tồn tại và không ngừng phát triển trải qua bao khó khăn thử thách nhưng Công ty đã đứng vững và dần đi vào ổn định như hiện nay. Để phù hợp với kinh tế thị trường, Công ty đã kịp thời sắp xếp lại bộ máy Quản lý gọn nhẹ, giảm thiểu các phòng ban không cần thiết. Trong những năm gần đây, Công ty đã và đang hoà nhập vào cơ chế thị trường, tạo được công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, làm ăn có hiệu quả, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước Để phát huy vai trò chủ đạo của bộ máy quản lý Công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II đã tinh giảm một số bộ phận lao động dư thừa ở các phòng ban ,phân xưởng, tổ chức lao động cho phù hợp với đặc điểm của công ty trong cơ chế mới. *Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và một phó giám đốc chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống công nhân viên trong công ty. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc. Quan hệ giữa ban giám đốc và các phòng ban là quan hệ chỉ đạo ngoài ra các phòng ban còn có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc phương án làm việc. - Các phòng ban: +Phòng tổ chức hành chính: Kiêm toàn bộ công tác tổ chức hành chính cho phù hợp với cơ chế sản xuất của từng giai đoạn.thực hiện đầy đủ các
  7. chế độ chính sách mà nhà nước quy định đối với người lao động,đảm bảo an toàn lao động và thực hiện tốt các công tác bảo hộ lao động. +Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm trước nhà nước,trước giám đốc về việc quản lý các mặt kế toán tài chính. Giám sát và phát hiện kịp thời những sai phạm về tài chính và làm tròn trách nhiệm với nhà nước. +Phòng kế hoạch kỹ thuật: Xây dựng kế hoạch và phương án sản xuất hàng năm, các định mức khoán gọn công trình ,sửa chữa lớn và sản xuất các sản phẩm. Giám sát và chỉ đạo quản lý chất lượng kỹ thuật và nghiệm thu thanh toán khối lượng công trình kịp thời theo tiến độ.Lập hồ sơ dự toán thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công ,đưa ra các sang kiến cảI tiến về đề án khoa học kỹ thuật. +Ban bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ an toàn ,toàn bộ tài sản của công ty. +Trạm y tế:Chăm lo sức khoẻ cán bộ công nhân viên trong công ty và phụ trách mảng vệ sinh an toàn cây xanh. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty: Ban giám đốc Phòng Phòng Phòng tổ chức kề tài Ban bảo Trạm y hành hoạch chính kế vệ tế chính kỹ thuật toán Quản đốc Quản đốc Quản đốc Quản đốc phân phân phân phân xưởng xưởng xưởng xưởng chế thử gương biển báo sửa chữa giao thông
  8. Cùng với hoạt động quản lý của các phòng ban ở các phân xưởng sản xuất quản đốc và đội trưởng là người chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ của phân xưởng,đội sao cho phù hợp với khả năng và trình độ của họ,thường xuyên giám sát hướng dẫn kỹ thuật của công nhân và giám sát tình hình thực hiện kế hoạch ở đơn vị mình. 3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh của Công ty là: + Chế tạo, sửa chữa, gia công các sản phẩm cơ khí trong và ngoài ngành đường bộ:Các dụng cụ cầu đường, + Xây dựng công trình giao thông công nghiệp dân dụng. + Kinh doanh vật tư, cho thiết bị nhà xưởng, văn phòng kho bãi. Sản phẩm cơ khí của Công ty chủ yếu là phục vụ ngành Đường bộ nên đòi hỏi độ chính xác, kỹ thuật cao. Để đáp ứng được điều này cần phải có máy móc, kỹ thuật hiện đại. Đa phần sản phẩm của Công ty trong quá trình sản xuất đều có các thông số kỹ thuật và định mức tiêu hao vật tư theo quy định nên sản phẩm sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ thuật của Bộ giao thông vận tảI. Sau 34 năm thành lập, Công ty đã tồn tại và không ngừng phát triển trải qua bao khó khăn thử thách nhưng Công ty đã đứng vững và dần đi vào ổn định như hiện nay. Để phù hợp với kinh tế thị trường, Công ty đã kịp thời sắp xếp lại bộ máy Quản lý gọn nhẹ, giảm thiểu các phòng ban không cần thiết. Trong những năm gần đây, Công ty đã và đang hoà nhập vào cơ chế thị trường, tạo được công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, làm ăn có hiệu quả, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước 4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty. Nhiệm vụ của phòng kế toán là tham mưu cho giám đốc về công việc kế toán, cụ thể là ghi chép, phản ánh công việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Cung cấp các thông tin kịp thời cần thiết trong sản xuất kinh doanh giúp cho Ban giám đốc có những quyết định đúng thường xuyên thực hiện chế độ kế toán báo cáo đúng quy định. Trong quá trình hạch toán tổ
  9. chức luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán của Bộ tài chính. Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm tổ chức quản lý là phương pháp kê khai thường xuyên. - Kế toán trưởng: tổ chức, kiểm tra thực hiện ghi chép ban đầu, chấp hành báo cáo thống kê định kỳ, bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ, kiểm tra tình hình biến động các loại vật tư, tài sản. Tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý hạch toán của phòng với Giám đốc Công ty. - Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các loại tài liệu của các kế toán viên khác lập các sổ , bảng phân bổ, chứng từ ghi sổ, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán định kỳ. - Kế toán vật liệu, thành phẩm, tiêu thụ: ghi chép, hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình mua bán, nhập - xuất- tồn kho vật liệu, thành phẩm, tính toán phân bổ chi phí vật liệu xuất dùng cho các đối tượng tập hợp chi phí, và tiêu thụ thành phẩm. - Kế toán tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ: Tính toán chi phí, phân bổ tiền lương, chịu trách nhiệm thanh toán tiền lương và các khoản trích có tính chất lương và cán bộ công nhân viên. - Kế toán thanh toán, kế toán TSCĐ: Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, thanh toán công nợ với ngân hàng, ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình khấu hao cho các đối tượng tập hợp chi phí. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt của Công ty. Mỗi bộ phận, mỗi thành phần kế toán tuy có chức năng, nhiệm vụ riêng song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong phạm vi và quyền hạn của mình.
  10. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty như sau: Kế toán trưởngương Kế Kế Kế Kế Thủ toán toán toán toán quỹ tổng vật liệu tiền TSCĐ hợp thành lương kế toán phẩm và thanh BHXH toán, công nợ 5. Những khó khăn, thuận lợi ảnh hưởng đến công tác kế toán. Công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II là một đơn vị hạch toán độc lập, nên việc hạch toán của các nhân viên kế toán diễn ra một cách dễ ràng, gọn nhẹ, không phải qua khâu truyền số liệu lên cấp trên. Mặt bằng công ty gọn, dễ quản lý . Việc sắp xếp, phân bố các bộ phận kế toán hợp lý nên thuận lợi cho việc quản lý vật tư, nhân lực. Mặt khác các nhân viên của phòng kế toán có trình độ, có năng lực nhiệt tình trong công việc lại được bố trí hợp lý với công việc phù hợp. Ngoài ra công ty còn trang bị máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác kế toán được nhanh tiện. Thuận lợi cho việc theo dõi, đối chiếu kiểm tra, giúp cho việc quản lý của công ty đối với công tác kế toán được tốt hơn. Bên cạnh những thuận lợi trên , công tác kế toán của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Vì là một công ty chuyên sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ ngành giao thông. Nên sản phẩm của công ty có rất nhiều chủng loại, sản phẩm hoàn thành trải qua nhiều giai đoạn ( 1số sản phẩm ) nên rất khó khăn trong việc tính gía thành sản phẩm . Hình thức tổ chức kế toán là : Chứng từ ghi sổ:
  11. Sau đây là sơ đồ hạch toán theo hình thứ chứng từ ghi sổ mà công ty áp dụng Chứng từ gốc,bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng đối chiếu Bảng tổng hợp phát sinh chi tiết Bảng cân đối kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc cảu các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Kế toán tiến hành phân loại và phản ánh vào Sổ quỹ , sổ kế toán chi tiết và chứng từ ghi sổ.Từ chứng từ ghi sổ lập lên sổ cái và sổ đăng ký chứng từ gốc sổ. Số liệu ở sổ đăng ký chứng từ gốc từ ghi sổ được đối chiếu với Bảng đối chiếu phát sinh. Căn cứ vào sổ cái cuối tháng lập lên Bảng đối chiếu phát sinh. Căn cứ vào sổ chi tiết cuối tháng lên Bảng tổng hợp chi tiết và từ
  12. Bảng tổng hợp chi tiết và Bảng đối chiếu phát sinh lê báo cáo tài chính và Bảng cân đối kế toán. II. Thực trạng công tác kế toán 1. Kế toán Nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ(NVL,CCDC) Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa. Nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất . Nguyên vật liệu thuộc TS lưu động, nó thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Công cụ là những tư liệu lao động, nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình sử dụng chúng giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Về mặt giá trị trong quá trình sử dụng công cụ, dụng cụ hao mòn dần và chuyển từng phần giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào vai trò, tác dụng của nguyên vật liệu, yêu cầu thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở Công ty, nguyên vật liệu được phân ra các loại sau: 1.1. Nguyên vật liệu. - Nguyên liệu và vật liệu chính: Là những nguyên liệu, vật liệu và quá trình gia công chế biến cấu thành hình thái vật chất chủ yếu của sản phẩm. Tại Công ty nguyên vật liệu chính bao gồm: Các loại thép, tôn 2 ly, Tôn 8 ly, Ray P43, Nhôm các loại 1.2. Công cụ dụng cụ: Căn cứ vào tác dụng vai trò của công cụ, dụng cụ, yêu cầu của công tác kế toán, công cụ, dụng của Công ty được phân loại như sau: - Công cụ dụng cụ tại Công ty bao gồm: máy khoan, máy tiện, máy màI thô, máy mài tay 1.3. Việc đánh giá nguyên vật liệu, CCDC theo quy định của Công ty. - Đối với nguyên vật liệu, CCDC mua ngoài. Giá thực tế Giá mua ghi trên Chi phí thu Các khoản chiết khấu, = + - NVL, CCDC HĐ mua giảm giá (nếu có) - Đối với NVL Doanh nghiệp tự gia công chế biến:
  13. Giá thực tế Giá thực tế vật liệu xuất kho, Chi phí gia = + vật liệu gia công chế biến công chế biến 1.4. Giá thực tế xuất kho: Công ty áp dụng tính giá thực tế xuất kho theo phương pháp tính đơn giá bình quân cuối kỳ. Giá thực tế xuất kho = số lượng xuất kho x đơn giá bình quân. Giá thực tế tồn đầu kỳ + giá thực tế nhập trong kỳ Đơn giá bình quân = Số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ 1.5. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng: Để hạch toán chi tiết NVL, CCDC kế toán sử dụng: - Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, Biên bản kiểm kê, . - Sổ sách sử dụng: Thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu, bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn, chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 152, 153. 1.6. Phương pháp hạch toán chi tiết NVL, CCDC tại Công ty. Do điều kiện sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản xuất Công ty hiện nay đang áp dụng phương pháp thẻ song song. Phương pháp thẻ song song là phương pháp tương đối đơn giản, theo phương pháp này để hạch toán nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho NVL, CCDC ở Kho để ghi chép về mặt số lượng và ở phòng kế toán phải mở thẻ chi tiết để ghi chép về mặt số lượng và giá trị. - Kế toán tại kho: Thủ kho căn cứ vào các chứng từ Nhập kho, Xuất kho thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho có liên quan và sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày tính ra số tồn kho ghi trên thẻ kho. - Tại phòng kế toán: Tiến hành ghi chép tính giá, theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị trên các sổ kế toán chi tiết NVL, CCDC tương ứng với thẻ kho mở ở kho mà thủ kho chuyển lên.
  14. Cuối tháng kế toán phải cộng sổ sách, so sánh số lượng tồn kho phản ánh trên sổ kế toán chi tiết phải được đối chiếu khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho tương ứng. 1.7. Sơ đồ luân chuyển chứng từ, sổ sách. Thẻ kho Phiếu nhập Phiếu xuất Bảng phân bổ kho kho NVL, CCDC. Sổ chi tiết NVL, CCDC Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 152, 153 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán tiến hành ghi vào thẻ kho. Từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán ghi vào sổ chi tiết NVL, CCDC. Từ sổ chi tiết NVL, CCDC cuối tháng kế toán tiến
  15. hành ghi vào Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn NVL, CCDC.Từ các phiếu xuất kho cuối tháng kế toán tiến hành ghi vào Bảng phân bổ NVL, CCDC. Từ các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán tiến hành phản ánh vào chứng từ ghi sổ.Từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 152, 153. Nhận xét: - Ưu điểm: Các mẫu sổ sách kế toán, NVL, CCDC ở Công ty được lập theo mẫu của Bộ Tài chính, việc ghi chép rõ ràng hợp lý, NVL, CCDC được quản lý chặt chẽ theo từng kho. Giá trị NVL, CCDC thực tế xuất kho tính theo đơn giá bình quân gia quyền rất hợp lý với đặc điểm của NVL và sự biến động của giá cả thị trường. - Nhược điểm: Việc hạch toán vật liệu muốn được chính xác và thuận lợi thì vật liệu phải được phân loại khoa học hợp lý. Vì vậy Công ty nên có “Sổ danh điểm vật tư” để tiện cho việc theo dõi, phân loại. Có như vậy thì việc hạch toán vật liệu sẽ chính xác hơn, thuận tiện hơn, giảm được thời gian khi có công tác kiểm kê, kiểm tra. Không những thế việc cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất sẽ kịp thời hơn. 2. Kế toán TSCĐ. 2.1. TSCĐ là các tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu. Theo quy định kế toán hiện hành thì TSCĐ là những tài sản có giá trị từ 10.000.000đ trở lên và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm. 2.2. TSCĐ tại Công ty: bao gồm toàn bộ TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể. TSCĐ hữu hình tại Công ty được chia ra làm nhiều loại như: Nhà cửa vật kiến trúc; máy móc thiết bị; thiết bị dụng cụ quản lý; phương tiện vận tải. Mỗi loại tài sản lại bao gồm các tài sản phân loại. Tổng TSCĐ hữu hình tại Công ty có giá trị hơn 4 tỷ. Cụ thể: - Nhà cửa vật kiến trúc bao gồm: Tổng trị giá: 2.175.457.043 + Nhà rèn trị giá 72.646.060
  16. + Nhà cơ khí trị giá 118.655.680 + Kho thiết bị: trị giá 15.980.800 + Nhà ăn ca trị giá 36.322.880 + Nhà 2 tầng trị giá 148.544.370 - Máy móc thiết bị: Tổng giá trị = 1.785.072.419 + Máy rập 50 tấn trị giá 31.428.570 + Máy cưa trị giá 10.000.000 + Máy tiện 1 K62 trị giá 41.279.000 - Phương tiện vận tải: Tổng giá trị = 639.312.000 + Ô tô Huynđai trị giá 94.500.000 + Ô tô tải 1T25 Huyndai trị giá 210.476.000 + Ô tô TOYÔTA Coroila 1.6 trị giá 334.336.000 - Thiết bị dụng cụ quản lý: Tổng giá trị = 106.703.770 + Máy tính + máy in Las: trị giá 13.343.160 + Máy in HP1200 trị giá 5.658.600 + Máy đo độ cứng trị giá 7.000.000 TSCĐ tại Công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐ chỉ thay đổi khi đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo dỡ bớt một phần TSCĐ: + Giá trị còn lại = Nguyên giá - Hao mòn luỹ kế. + Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm (cả mới hoặc cũ) = giá thực tế phải trả + chi phí phát sinh (lắp đặt, chạy thử ) Phương pháp tính khấu hao: Công ty trích khấu hao TSCĐ hữu hình theo phương pháp khấu hao đường thẳng (theo QĐ 166/1999 của Bộ tài chính).
  17. Gđ NG MKH = = T Tsd 2.3. Chứng từ và sổ sách sử dụng. - Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận, biên bản thanh lý, hoá đơn GTGT, các chứng từ về chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử. - Sổ sách sử dụng: Bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ; Bảng phân bổ và tính khấu hao TSCĐ; Thẻ TSCĐ, Sổ chi tiết TSCĐ, chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK211, 214, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. 2.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ, sổ sách kế toán. Biên bản thanh lý. Hoá đơn GTGT Biên bản giao nhận Bảng tổng hợp Thẻ TSCĐ tăng, giảm TSCĐ Bảng tính và phân Chứng từ ghi sổ Sổ TSCĐ bổ khấu hao TSCĐ Sổ Sổ cái đăng TK ký 221, chứng 214 từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi vào Biên bản thanh lý, Biên bản giao nhận TSCĐ. Căn cứ vào biên bản thanh lý, biên bản giao
  18. nhận kế toán ghi vào bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ và thẻ TSCĐ. Từ thẻ TSCĐ kế toán ghi vào sổ chi tiết TSCĐ. Từ sổ TSCĐ cuối tháng kế toán ghi vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Từ hoá đơn GTGT, Biên bản thanh lý, Biên bản giao nhận, Bảng phân bổ và tính khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc. Kế toán tiến hành ghi vào chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 211, 214. 2.5. Nhận xét: Ưu điểm: Mọi sổ sách kế toán để theo dõi TSCĐ đều được lập cơ bản theo mẫu của Bộ Tài chính, cách ghi sổ rõ ràng, thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu, theo dõi. Công ty hạch toán TSCĐ theo từng loại TSCĐ rất thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý TSCĐ. Việc Doanh nghiệp áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng rất đơn giản dễ tính, thuận lợi cho quá trình hạch toán. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Công ty luôn quan tâm đến việc mua sắm TSCĐ kịp thời cập nhập các thiết bị, máy móc hiện đại áp dụng vào sản xuất. Nhược điểm: Việc sửa chữa lớn TSCĐ Công ty tính một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ như vậy chi phí sản xuất trong kỳ sẽ lên rất cao. Vì vậy theo ý kiến của riêng em Công ty lên lập dự toán về sửa chữa lớn TSCĐ và tiến hành trích trước vào chi phí để chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ đỡ biến động và việc lập kế hoạch sản xuất được chủ động hơn. Mặc khác để tiện cho việc theo dõi, đối chiếu cụ thể Công ty lên lập một sổ chi tiết theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc đối chiếu số liệu giữa nơi sử dụng và phòng kế toán được dễ dàng và chính xác hơn. 3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tiền lương là phần thù lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí sức lao động do người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.1. Tiền lương tại Công ty được áp dụng tính và trả theo 2 hình thức :
  19. Ttiền lương cơ bản đó là lương sản phẩm và lương thời gian. Ngoài ra còn có các khoản lương khác như: Lương gián tiếp, lương làm thêm, làm đêm, thưởng, . Lương cơ bản Lương thời gian = x số ngày làm việc thực tế. 26 Lương cơ bản = HSL x Mức lương tối thiểu. Lương sản phẩm: được chia làm 2 loại tiền lương. + Tiền lương dựa trên đơn giá lương sản phẩm: Đơn giá lương do Công ty quy định. Công thức tính: Số lượng sản phẩm hoàn thành x đơn giá lương + Tiền lương chia theo lương sản phẩm tập thể: V SP Công thức chia: Ti m tidi  t d j 1 i i Trong đó: Ti: Tiền lương của người thứ i được nhận Vsp: tiền lương sản phẩm tập thể. ti: Cấp bậc công việc người thứ i đảm nhiệm di: Số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành việc (cụ thể sẽ phân tích ở phần chuyên đề). 3.2. Các khoản trích nộp khác như BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ. BHXH: 15% trích vào chi phí sản xuất của Doanh nghiệp. 5% tính vào tiền lương của công nhân viên. BHYT: 2% trích vào chi phí sản xuất của Doanh nghiệp 1% tính vào lương của công nhân viên. KPCĐ: 1% tính vào chi phí của Doanh nghiệp. 1% tính vào lương công nhân viên. Công ty áp dụng trích:
  20. BHXH và BHYT trích trên tiền lương cơ bản của công nhân viên KPCĐ trích trên tiền lương thực tế (tổng lương) phải trả. 3.3. Chứng từ vào sổ sách kế toán sử dụng. + Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, Bảng lương sản phẩm cá nhân, Bảng lương sản phẩm tập thể, biên bản nghiệm thu sản phẩm, Bảng thanh toán lương (tổ trực tiếp phân xưởng, tổ gián tiếp phân xưởng, phân xưởng, phòng ban, toàn công ty), + Sổ sách sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 334, 338. 3.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ, sổ sách kế toán. Bảng lương sản phẩm cá Bảng thanh toán lương Bảng nhân tổ trực tiếp phân xưởng thanh Bảng lương sản phẩm tập toán thể lương Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương tổ phân phiếu nghỉ hưởng gián tiếp phân xưởng xưởng BHXH Bảng thanh Bảng tổng hợp Bảng phân bổ toán lương bộ thanh toán lương tiền lương và phận phòng ban toàn Công ty BHXH Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 334, 338 Ghi chú: Ghi cuối tháng Căn cứ vào các chứng từ gốc (Bảng lương sản phẩm cá nhân, Bảng lương sản phẩm tập thể, Bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH ) kế
  21. toán vào Bảng thanh toán lương tổ trực tiếp phân xưởng, Bảng thanh toán lương tổ gián tiếp phân xưởng, Bảng thanh toán lương bộ phận phòng ban. Từ Bảng thanh toán lương tổ trực tiếp phân xưởng và Bảng thanh toán lương tổ gián tiếp phân xưởng kế toán lên bảng thanh toán lương phân xưởng. Từ bảng thanh toán lương phân xưởng, Bảng thanh toán lương bộ phận phòng ban kế toán lên bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty. Từ các Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty và Bảng thanh toán lương bộ phận phòng ban, bảng thanh toán lương phân xưởng kế toán lên bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán lên chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK 334, 338. 4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá mà Doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. 4.1. Đối tượng tập hợp chi phí: Là từng sản phẩm, từng hạng mục công trình. 4.2. Chi phí sản xuất của Công ty được phân theo các khoản mục. - Chi phí NVL trực tiếp (NVL chính, NVL phụ, ): Chi phí NVL trực tiếp bao gồm giá trị NVL chính, NVL phụ, được xuất dùng cho việc chế tạo sản phẩm và có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng (từng sản phẩm, từng hạng mục công trình) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập hợp chi phíán trực tiếp cho đối tượng đó. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên.
  22. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản thù hao phải trả cho công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phải trả khác, - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất (không trực tiếp) phát sinh trong phạm vi các phân xưởng. 4.3. Phương pháp tính giá thành: Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. Tức là căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí trong kỳ và sản phẩm làm dở cuối kỳ để tính. Cụ thể theo công thức: Tổng giá Chi phí phát Chi phí sản phẩm Chi phí sản phẩm thành sản = + - sinh trong kỳ làm dở đầu kỳ làm dở cuối kỳ phẩm Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm = sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành + sản phẩm hoàn thành tương đương 4.4. Chứng từ, sổ sách sử dụng. - Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ NVL, CCDC; Bảng phân bổ tiền lương, BHXH; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Hoá đơn GTGT, Phiếu chi, Giấy báo nợ. - Sổ sách sử dụng: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký ghi sổ sách, sổ cái TK 154, 155, 621, 622, 627, Bảng tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp, Bảng tính giá thành.
  23. 4.5. Sơ đồ luân chuyển chứng từ, sổ sách kế toán. Hoá đơn Bảng phân bổ NVL, CCDC. GTGT, phiếu Bảng phân bổ lương, BHXH chi, giấy báo Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ nợ, Bảng tổng hợp chi phí toàn Doanh nghiệp Chứng từ ghi sổ Bảng tính giá thành sản phẩm Sổ đăng ký Sổ cái TK 621, 622, chứng từ ghi sổ 627 Ghi chú: Ghi cuối tháng Cuối tháng căn cứ vào các bảng phân bổ (NVL, CCDC, tiền lương, BHXH, khấu hao TSCĐ) và các hoá đơn GTGT, giấy báo nợ Kế toán lên bảng tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí toàn Doanh nghiệp kế toán lên bảng tính giá thành sản phẩm. Từ các bảng phân bổ, hoá đơn GTGT, giấy báo nợ, bảng tính giá thành sản phẩm kế toán lên chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái các TK 621, 622, 627. 4.7. Nhận xét: - Ưu điểm: Nhìn chung kế toán tập hợp chi phí và tính giá giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tạo điều kiện cho Công ty thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí theo từng sản xuất rất phù hợp với đặc điểm và cơ cấu sản xuất của Công ty.
  24. Bên cạnh những ưu điểm thì công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm vẫn tồn tại nhược điểm sau: Việc áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn là chưa thật phù hợp với Công ty. Vì phương pháp này chỉ phù hợp với Doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín từ khi đưa NVL vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mà Công ty lại có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp. Vì vậy theo em Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp hơn đối với đơn vị mình. 5. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ. Thành phẩm là sản phẩm đã kết thúc quy trình công nghệ sản xuất do Doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công chế biến đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho để bán. Tiêu thụ là quá trình trao đổi, chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (thành phẩm, hàng hoá) sang hình thái tiền tệ. Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. 5.1. Hình thức tiêu thụ, thanh toán: Hình thức tiêu thụ của Công ty là tiêu thụ trực tiếp (không qua đại lý, gửi bán, ) Hình thức thanh toán: Công ty áp dụng 2 hình thức thanh toán đối với khách hàng: trả ngay và trả sau (trả chậm) Tại Công ty khi sản phẩm hoàn thành qua bộ phận kiểm tra (bộ phận KCS) nếu đủ tiêu chuẩn kỹ thuật thì sẽ đưa vào nhập kho tại kho thành phẩm. Nếu có khách hàng đặt mua thì sẽ bán thẳng (không qua nhập kho). + Trị giá thành phẩm nhập kho được tính theo giá thành sản phẩm hoàn thành. + Trị giá xuất kho thành phẩm chính là giá vốn của sản phẩm. Giá vốn của thành phẩm kế toán áp dụng theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền. Trị giá thành phẩm tồn đầu kỳ + trị giá thành Đơn giá bình phẩm nhập trong kỳ quân gia = Số lượng sản phẩm tồn đầu kỳ + số lượng thành quyền phẩm nhập trong kỳ
  25. + Giá bán thành phẩm do Công ty quy định: Tức là căn cứ vào tổng chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm, căn cứ vào giá vốn của sản phẩm, căn cứ vào nhu cầu của thị trường, Công ty định lên giá bán thành phẩm. 5. 2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng. + Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm thành phẩm, phiếu thu, giấy báo có. + Sổ sách sử dụng: Chứng từ ghi sổ; sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết thành phẩm, hàng hoá, sổ chi tiết phải thu khách hàng, sổ chi tiết bán hàng, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn thành phẩm, bảng tổng hợp doanh thu, sổ cái TK 632, 641, 642, 511. 5.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ, sổ sách kế toán Phiếu nhập kho Hoá đơn Sổ chi tiết Thẻ kho Phiếu xuất kho GTGT phiếu phải thu thu phiếu chi khách hàng Sổ chi tiết thành phẩm Bảng tổng hợp Chứng từ Sổ đăng ký Sổ chi tiết Nhập - Xuất - ghi sổ chứng từ ghi sổ bán hàng Tồn thành phẩm Sổ cái Tk 632, Bảng tổng hợp 641, 642, 511 doanh thu Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu
  26. Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho kế toán ghi vào thẻ kho sổ chi tiết sản phẩm hàng hoá. Từ hoá đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo cáo kế toán ghi vào sổ chi tiết phải thu khách hàng và sổ chi tiết bán hàng. Từ sổ chi tiết sản phẩm, hàng hoá cuối tháng kế toán lên bảng nhập - xuất tồn. Từ sổ chi tiết bán hàng kế toán lên bảng tổng hợp doanh thu. Từ bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kế toán lên chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản 632, 641, 642, 511. Nhận xét: Nhìn chung kế toán thành phẩm tiêu thụ đã thực hiện tốt việc hạch toán của mình, tạo điều kiện giúp cho công tác quản lý được kịp thời trong việc nắm bắt thông tin. Sổ sách kế toán tương đối đầy đủ và rõ ràng thuận lợi trong việc đối chiếu, theo dõi. Tuy nhiên về phương diện bán hàng Công ty áp dụng quá hạn chế hình thức tiêu thụ (chỉ có tiêu thụ trực tiếp) làm cho việc bán hàng không thể diễn ra một cách nhanh chóng. Như vậy sẽ làm cho Công ty mất nhiều cơ hội trong việc tiếp cận với khách hàng, việc tiêu thụ sẽ diễn ra chậm chạp. Ngoài ra Công ty có quá nhiều khách hàng mua chịu tiền hàng (phải thu khách hàng rất lớn) đây là điều sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc quay vòng vốn trong sản xuất của Công ty. Công ty luôn trong tình trạng bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Điều này đòi hỏi Công ty phải mở rộng hơn nữa việc tiếp cận với khách hàng bằng cách đa dạng hoá loại hình tiêu thụ và làm sao phải hạn chế bớt khoản phải thu khách hàng để việc chiếm dụng vốn của Công ty vừa phải mà vẫn đảm bảo việc quay vòng vốn vào sản xuất luôn kịp thời và đạt hiệu quả cao nhất. 6. Kế toán vốn bằng tiền. 6.1.Kế toán vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi các ngân hàng, các công ty tài chính. Vốn bằng tiền tại công ty cũng bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Công ty mở tài khoản tại ngân hàng ngoại thương. 6.2.Chứng từ và sổ sách sử dụng. - Chứng từ sử dụng:phiếu thu, phiếu chi,giấy báo nợ,giấy báo có,
  27. - Sổ sách sử dụng:Sổ qũy tiền mặt,sổ tiền gửi,chứng từ ghi sổ,sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,sổ cái TK 111,112. 6.3.Sơ đồ luân chuyển chứng từ,sổ sách. Phiếu thu,phiếu Giấy báo nợ,giấy báo chi có Chứng từ ghi Sổ quỹ sổ Sổ tiền gửi Sổ cái TK Sổ đăng ký chứng từ 111,112 ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày III. Một số ý kiến đóng góp về công tác kế toán. Trong thời gian thực tập tại công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II qua tìm hiểu thực tế của Công ty em có một số ý kiến sau. Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tại Công ty đã tương đối hoàn thiện. Mọi chứng từ, sổ sách vẫn luôn đảm bảo đúng mẫu quy định của Nhà nước mà lại phù hợp với đặc điểm cụ thể của đơn vị. Công tác kế toán luôn kịp thời. Đội ngũ kế toán có trình độ nên việc hạch toán diễn ra nhanh gọn, chính xác. Tuy nhiên công tác hạch toán vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục (cần linh động hơn trong vấn đề tiêu thụ, cần lập kế hoạch và sửa chữa lớn TSCĐ, ) có như vậy thì hạch toán kế toán mới thực sự trở thành cánh tay đắc lực, bộ tham giúp nhà quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ, và vai trò của mình trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường như hiện nay.
  28. Phần II: chuyên đề “kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương”. I. Lý do chọn chuyên đề: Trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội của đất nước,tiền lương và đời sống của người lao động luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, các chính sách và chế độ tiền lương của nhà nước ngày càng có tác động sâu rộng tới toàn bộ các hoạt động kinh tế của đất nước .Đồng thời điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến các tầng lớp dân cư trong xã hội . Tiền lương là một vấn đề phức tạp, điều này không phải kỹ thuật tính toán mà ở chỗ nó có quan hệ mật thiết ,thường xuyên tới người lao động, đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là cầu nối giữa con người với sản xuất tác động đến con người và sản xuất không chỉ từ phía là giá cả sức lao động, mà còn chi phối tới tâm tư tình cảm của người lao động. Trong mỗi doanh nghiệp, tiền lương là thu nhập của người lao động và là chi phí sử dụng lao động. Đối với người lao động tiền lương là mục đích là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy họ tham gia vào lao động với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Ngược lại đối với doanh nghiệp tiền lương là một khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh và mục tiêu của họ là giảm thiểu chi phí sản xuất. Chính vì vậy, việc hạch toán tiền lương tại các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hạch toán lao động, hạch toán chi phí nói riêng và quản lý kinh tế nói chung , hạch toán tiền lương khoa học hợp lý một mặt kích thích người lao động từ lợi ích vật chất trực tiếp của mình mà quan tâm đến thời gian lao động, kết quả và chất lượng lao động. Mặt khác còn góp phần tính đúng tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ,giúp doanh nghiệp có biện pháp tiết kiệm hợp lý chi
  29. phí về lao động sống,góp phần hạ giá thành sản phẩm ,tăng doanh lợi cho doanh nghiệp. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của tiền lương cũng như hạch toán tiền lương ,trong thời gian thực tập tại Công ty cơ khí sửa chữa công trình Cầu Đường Bộ II tôi đã chọn đề tài "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cơ khí Sửa Chữa Đường Bộ II" làm chuyên đề thực tập của mình .Mục tiêu của chuyên đề là dựa trên cơ sở lý luận về tiền lương, từ đó xem xét thực trạng công tác hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty. Đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí tiền lương đối với Công ty cơ khí Sửa Chữa Công Trình Cầu Đường Bộ II. II. Cơ sở lý luận. 1. ý nghĩa của việc quản lý lao động tiền lương và các khoản trích theo lương. Nền sản xuất xã hội được cấu thành từ 3 yếu tố cơ bản gồm: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó lao động là yếu tố cơ bản, quyết định. Người lao động bỏ sức lao động của mình kết hợp với tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Khi đó họ sẽ nhận được ở người chủ của mình một khoản thù lao để tái sản xuất sức lao động và khoản thù lao này chính là tiền lương. Như vậy: Tiền lương là số thù lao lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động cuả họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp: phụ cấp về BHXH, BHYT, KPCĐ. Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp: Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất
  30. Quỹ BHYT được sử dụng để hạch toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang, cho người lao động trong thời gian ốm đau sinh đẻ. Kinh phí công đoàn phục vụ cho chi tiêu hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra. Do vậy việc sử dụng hợp lý lao động là tiết kiệm được chi phí về lao động sống, từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho quản lý, huy động và sử dụng hợp lý lao động trong doanh nghiệp cần thiết phải phân loại công nhân viên của doanh nghiệp. Xét về chức năng trong một doanh nghiệp có thể phân loại công nhân viên thành 3 loại sau: + Chức năng sản xuất chế biến. - Nhân công trực tiếp: bao gồm những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ - Nhân công gián tiếp: Là những nhân công phục vụ cho nhân công trực tiếp hoặc chỉ tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. + Chức năng lưu thông tiếp thị: Bao gồm bộ phận nhân công tham gia hoạt động bán hàng tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu tiếp cận thị trường. + Chức năng quản lý hành chính: là bộ phận nhân công tham gia quá trình điều hành của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh nhà quản lý giỏi có thể định hướng cho doanh nghiệp hướng tới mức lợi nhuận cao nhất. Do đó họ phải kết hợp nhịp nhàng các yếu tố trong kinh doanh. Huy động sử dụng lao động hợp lý, phát huy được đầy đủ trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động là một trong các vấn đề cơ bản thường xuyên cần được quan tâm thích đáng của Doanh nghiệp.
  31. 2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Người làm kế toán tiền lương và khoản trích theo lương phải luôn phản ánh đầy đủ chính xác về thời gian, kết quả lao động, tính đúng, thanh toán đủ tiền lương và các khoản liên quan cho công nhân viên. Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác các chi phí về tiền lương, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. Ngoài ra kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương định kỳ phải phân tích tình hình sử dụng lao động và quản lý sử dụng quỹ tiền lương, cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan. Cụ thể: + Hạch toán lao động: - Hạch toán số lượng lao động: Là việc hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động, theo chuyên môn, cấp bậc, công việc, trình độ tay nghề của công nhân viên để phản ánh số hiện có và sự biến động về lao động trong doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành các chế độ về lao động. Việc quản lý sẽ được thực hiện trên sổ sách kế toán, trên sổ danh sách lao động của Doanh nghiệp và của từng bộ phận theo mẫu quy định. - Hạch toán thời gian lao động: là việc ghi chép, kịp thời chính xác thời gian lao động của từng người lao động trên cơ sở đó tính tiền lương phải trả cho người lao động được chính xác. Hạch toán thời gian lao động phản ánh số ngày công, số giờ làm việc thực tế, ngừng sản xuất, nghỉ việc của từng lao động, từng bộ phận trong doanh nghiệp. - Hạch toán kết quả lao động: Là việc theo dõi, ghi chép kết quả lao động của công nhân viên biểu hiện bằng khối lượng công việc đã hoàn thành của từng người hoặc từng bộ phận. Tổ chức công tác kế toán, hạch toán lao động và kế toán tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích được người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công và giá thành sản phẩm được chính xác.
  32. 3. Nguyên tắc hạch toán lao động và tiền lương: Theo điều 55 Bộ luật lao động, tiền lương của người lao động do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương trong hợp đồng lao động phải lớn hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định (290.000đ/tháng). Theo NĐ/197/CP ngày 31/12/94: Làm công việc gì hưởng lương theo công vệc đó, chức vụ đó thông qua hợp đồng lao động và thoả ước tập thể. Việc trả lương phải theo kết quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện theo các quy định của Nhà nước , không được thấp hơn mức lương tối thiểu quy định hiện hành. 4.Các hình thức tính lương. Hiện nay doanh nghiệp thường áp dụng 2 hình thức tính lương cơ bản là hình thức tính lương theo sản phẩm . - Hình thức tiền lương thời gian: được tính trên hệ số cấp bậc, chức vụ và ngày công thực tế người lao động được hưởng. - Hình thức tiền lương sản phẩm : dựa trên khối lượng sản phẩm mà người lao động hoàn thành với đơn giá tiền lương hay sản phảm chia lương, sản phẩm có thưởng, sản phẩm kỹ tín. Ngoài ra hiện nay doanh nghiệp cũng thường áp dụng các hình thức tính lương khác như: Tiền lương khoán, tiền lương gián tiếp, tiền lương kinh doanh Các hình thức trả lương: Cùng với các hình thức tính lương doanh nghiệp cũng đang áp dụng các hình thức trả lương tương ứng. 5. Các hình thức trả lương: Việc trả lương có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh , tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. 5.1. Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng 2 hình thức trả lương cơ bản là hình thức trả lươg theo thời gian và trả lương theo khối lượng sản
  33. phẩm ( đủ tiêu chuẩn) do công nhân viên làm ra. Tương ứng với 2 chế độ trả lương đó là 2 hình thức tiền lương cơ bản - Hình thức tiền lương thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo th ời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và lang thang của người lao động . Theo hình thức này tiền lương thời gian phải trả được tính bằng thời gian làm việc nhân với mức lương cấp bậc ( áp dụng với từng bật lương) Tiền lương thời gian chia ra: + Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động . + Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng cách tính: Lương tháng Lương tuần = 4 + Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tuần, cách tính Lương tuần Lương ngày = số ngày làm việc Hình thức tiền lương theo sản phẩm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo số lương và chất lượng lao động , khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng sản phẩm mà họ làm ra. Do đó các doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm - Ngoài hai hình thức : tiền lương cơ bản ( lương sản phẩm , lương thời gian) thì một số doanh nghiệp còn áp dụng hình thức tiền lương khoán, tiền lương làm thêm ). 5.2. Một số chế độ khác khi tính lương: - Chế độ thưởng: là khoản tiền bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Nó phụ thuộc vào chỉ tiêu thưởng và kết quả sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng trở thành công cụ khuyến khích vật chất cho người lao động, giúp cho người lao động và chủ doanh nghiệp gắn bó với nhau hơn.
  34. - Chế độ phụ cấp: Trong một số doanh nghiệp một số loại phụ cấp thường được áp dụng như sau: + Phụ cấp làm đêm: Theo khoản 3, điều 8 của Nghị định số 197/CP thì: Tiền lương cấp bậc chức vụ x 30% (40%) x số giờ làm đêm Phụ cấp làm đêm = Số giờ tiêu chuẩn quy định trong tháng. + Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc vừa làm công tác chuyên môn, vừa kiêm nghiệm công tác quản lý không phụ thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp trách nhiệm gồm có 3 mức: 0,1; 0,2; 0,3. + Phụ cấp độc hại: áp dụng với doanh nghiệp có các nghề có mức độc hại. - Chế độ trả lương khi ngừng việc: áp dụng cho những trường hợp người lao động làm việc thường xuyên buộc phải ngừng việc do các nguyên nhân khách quan (bão lũ, mất điện, ). - Chế độ trả lương khi làm sản phẩm hỏng: áp dụng hco những trường hợp người lao động làm sản phẩm xấu, hỏng, không đúng quy định. - Chế độ trả lương thêm giờ: áp dụng với những trường hợp làm việc trong thời gian ngoài giờ làm việc theo quy định trong hợp đồng lao động. Cách tính: Tiền lương làm Tiền lương cấp bậc chức vụ 150% Số giờ làm = X X thêm giờ số giờ quy định tháng (200%) thêm 6. Quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương doanh nghiệp trả cho tất cả lao động mà doanh nghiệp quản lý. Quỹ tiền lương bao gồm các khoản: - Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm, tiền lương khoán. - Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định.
  35. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian điều động công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học, - Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm, - Các khoản tiền lương có tính chất thường xuyên. Ngoài ra trong quỹ tiền lương, tiền lương kế hoạch còn được tính cả các khoản chi đóng BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên. Về phương tiện hạch toán quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: tiền lương phụ,tiền lương chính. Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, khu vực, ). Để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp thì việc quản lý và chi tiêu quỹ lương phải được đặt trong mỗi quản lý cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu tiết kiệm và hợp lý quỹ lương. 7. Nội dung các khoản trích theo lương trong Doanh nghiệp. Quỹ BHXH,BHYT,KPCĐ của công ty. Công ty Cơ Khí Sửa Chữa Công Trình Cầu Đường Bộ Ii là một doanh nghiệp nhà nước,vì vậy công ty là đối tượng bắt buộc nộp BHXH,BHYT và KPCĐ theo quy định của nhà nước. +Quỹ BHXH: Không phân tách độc lập như quỹ lương, quỹ BHXH của công ty được kế toán bảo hiểm công ty trích lập cho toàn công ty(nhân viên quản lý công ty), nhân viên quản lý dưới các phân xưởng trực thuộc và đội công trình,công nhân viên biên chế của công ty. Cuối quý sau khi trích nộp, toàn bộ quỹ bảo hiểm của công ty được nộp lên cơ quan BHXH. Hiện nay theo chế độ hiện hành công ty trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% tổng quỹ lương cơ bản(cấp bậc) của người lao động. Thực trong toàn công ty mỗi kỳ hạch toán (quí).Thông thường BHXH được công ty trích lập quỹ mổi quý một lần với mức tính cụ thể cho các đối tượng cụ thể như sau.
  36. -Nhân viên quản lý công ty. .5% khấu trừ trực tiếp vào lương cơ bản của mỗi nhân viên .15%tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Các phân xưởng,đội công trình phảI trích 5% và nộp lên quỹ BHXH của công ty theo quy định. +Quỹ BHYT: Giống như quỹ BHXH,quỹ BHYT được trích lập tập trung tại công ty với mức trích là 3% tổng quỹ lương cơ bản của người lao động trong cả công ty trong kỳ hạch toán và được nộp lên cơ quan BHXH mỗi tháng một lần. Các mức phân bổ trích BHYT cho các đối tượng sau: -Nhân viên quản lý công ty. .1% khấu trừ trực tiếp vào lương cơ bản của người lao động. .2% tính vào chi phí quản lý công ty. Các phân xưởng đội công trình phảI nộp 1% này lên quỹ BHYT của công ty theo quy định. +QuỹKPCĐ: Khác với quỹ BHYT,BHXH,quỹ KPCĐ của công ty sau khi tập trung lại sẽ nộp lên quỹ KPCĐ trên tổng công ty để tổng công ty trực tiếp thanh toán với công đoàn cấp trên.Quỹ KPCĐ được trích lập theo tỷ lệ 2% tổng quỹ lương thực trả cho người lao động trong công ty trong mỗi kỳ hạch toán. Trong 2% này thì 0.8% sẽ được giữ lại làm KPCĐ chi trả cho các hoạt động công đoàn .tại mỗ bộ phận trích lương ( công ty,xí nghiệp) còn lại 1.2% phải nộp lên quỹ KPCĐ Là quỹ được sử dụng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh. Theo chế độ quy định thì quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích 3% trên số thu nhập tạm tính của người lao động. Trong đó người sử dụng lao động phải đóng góp 2% tính vào chi phí sản xuất, người lao động trực tiếp nộp 1% tính vào lương. Tiền lương phải trả cho người lao động, cùng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
  37. 8. Chứng từ, quy trình luân chuyển chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng về lao động và tiền lương, các khoản trích theo lương. 8.1. Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu giao nhận sản phẩm, hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu sản phẩm, bảng lương sản phẩm cá nhân, bảng lương sản phẩm tập thể, . 8.2. Sổ sách sử dụng: Bảng thanh toán lương tổ, phân xưởng, Công ty; Bảng phân bổ tiền lương; chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 334, 338, sổ chi tiết tài khoản 334, 338. 8.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. Bảng chấm công, bảng thanh toán lương (tổ, phân xưởng, Công ty), bảng phân bổ tiền lương, Sổ chi tiết Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi TK 334, 338 sổ Sổ cái TK 334, 338 Bảng tổng hợp chi Bảng cân đối phát sinh tiết TK 334, 338 Báo cáo tài chính và báo cáo về lao động tiền lương Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu
  38. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, phiếu báo làm thêm, làm đêm, giấy nghỉ hưởng BHXH, kế toán tập hợp lên bảng thanh toán lương tổ. Từ bảng thanh toán lương tổ lên Bảng thanh toán lương phân xưởng và từ các bảng thanh toán lương phân xưởng kế toán lên bảng thanh toán lương toàn Công ty. Từ các bảng chấm công, các bảng thanh toán lương (tổ, phân xưởng, toàn công ty) lên Bảng phân bổ tiền lương và sổ chi tiết TK 334,338. Từ bảng phân bổ tiền lương lên chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 334,338. II. Đặc điểm liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Quy trình hoạt động của đơn vị Sản phẩm của Công ty cơ khí sửa chữa công trình cuầ đường bộ II rất phong phú và đa dạng, với quy trình công nghệ phức tạp trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi phân xưởng hoàn thành một phần hoặc toàn bộ sản phẩm trong phạm vi máy móc thiết bị của phân xưởng mình. Sau đó nếu chưa hoàn thiện chuyển tiếp sang phân xưởng khác hoàn thiện nốt và bộ phận kiểm nhận (KCS) của Công ty sẽ nghiệm thu và được nhập vào kho của Công ty hoặc xuất bán cho khách hàng. 2. Đặc điểm cụ thể liên quan đến chuyên đề. 2.1. Quy mô, cơ cấu lao động và phân loại lao động. Lao động tại Công ty được quản lý theo từng phân xưởng, phòng ban. Do quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là phức tạp kiểu chế biến liên tục, sản xuất sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp nhau. Nên để đảm bảo cho một sản phẩm hoàn thành thì rất cần sự phối hợp của các công đoạn phân xưởng. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 161 người trong đó số lao động gián tiếp gồm 35 người chiếm 21,73%. Số lao động quản lý 18 người chiếm 11,18% về trình độ lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
  39. Trình độ lao động toàn Công ty. Trình độ Bậc thợ Đại học CĐ-TC Sơ cấp Số người 7/7 6/7 5/7 4/7 3/7 2/7 Số người 27 5 2 9 30 39 19 17 13 Cơ cấu phân bổ lao động gián tiếp ở Công ty. STT Đơn vị Tổng Giới tính Trình độ số lao Nam Nữ Đại học CĐ-TC Sơ cấp Công nhân động 1 Cán bộ lãnh đạo 3 3 3 2 Trạm y tế 3 1 2 3 Phòng kế toán tài 6 1 5 5 1 chính 4 Phòng kỹ thuật 4 3 1 3 2 5 Phòng nhân chính 6 4 2 5 1 6 Phân xưởng Sửa 3 3 2 1 chữa 7 Phân xưởng Chế 3 3 2 1 thử 8 Phân xưởng gương 3 3 2 1 9 Phân xưởng biển 2 2 1 1 báo Cộng 35 24 11 27 5 2 2 Như vậy ở Công ty hiện nay trình độ Đại học của cán bộ nhân viên chiếm tỷ lệ tương đối cao 16,7% (so với trình độ lao động toàn Công ty). Bậc thợ bình quân là 4/7. Công ty cần tăng cường hơn nữa về chính sách đào tạo và tuyển dụng để có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. - Hạch toán thời gian lao động. Hàng ngày các bộ phận chức năng theo dõi thời gian lao động của công nhân viên phản ánh ghi chép vào
  40. chứng từ sổ sách liên quan (Bảng chấm công, Bảng lương sản phẩm, cá nhân, ) - Hạch toán kết quả lao động: Hàng tháng các tổ trưởng đơn vị kiểm tra, ký duyệt những chứng từ (bảng chấm công, bảng lương sản phẩm tập thể, ) sau đó gửi lên bộ phận lao động tiền lương của Phòng Tài chính - Kế toán. Tại đây kế toán phụ trách sẽ xác nhận và tính lương, tính thưởng, tính trợ cấp BHXH và thanh toán lương cho người lao động. 2.2. Tình hình quỹ lương tại Công ty. Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm các khoản sau: * Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động bao gồm: - Tiền lương trả theo thời gian (bộ phận gián tiếp, quản lý, lãnh đạo của Công ty) - Tiền lương trả theo sản phẩm (trực tiếp sản xuất) - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan. - Tiền thưởng có tính chất thường xuyên. - Phụ cấp thuộc quỹ lương: phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm thêm, làm đêm. - Tiền lương phải trả khác thuộc quỹ lương (ăn ca, ăn trưa, ). * Quỹ tiền lương dự phòng: Theo quy định cứ mỗi tháng Công ty trích 5% tổng quỹ lương của Công ty làm quỹ tiền lương dự phòng (việc chi quỹ tiền lương dự phòng do phòng tài chính -kế toán tham mưu trình giám đốc). Quỹ tiền lương của Công ty phải trả cho người lao động được xác định theo tháng, chia làm 2 kỳ. Kỳ I vào ngày15 hàng tháng, kỳ vào cuối tháng. 2.3. Các hình thức tính lương áp dụng tại Công ty. Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức tiền lương cơ bản: tiền lương (t) và tiền lương sản phẩm. Ngoài ra còn có tiền lương gián tiếp, tiền lương nghỉ việc ngừng việc.
  41. + Tiền lương thời gian: dựa trên số ngày làm việc thực tế của người lao động và hệ số lượng mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định, áp dụng với bộ phận gián tiếp sản xuất. Lương cơ bản Lg (t) = x số ngày làm việc thực tế. số ngày công chế độ tháng (26) Lương cơ bản = Mlmin x HS cấp bậc, cục. + TLg sản phẩm: Công ty áp dụng 2 loại lương sản phẩm cho bình quân trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Lương sản phẩm theo đơn giá: Tiền lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành X Đơn giá lương - Tiền lương sản phẩm tập thể: thực hiện chia lương theo giá trị sản phẩm hoàn thành của cả tổ. + Tiền lương năng suất: Dựa trên số điểm và hệ số phức tạp Công ty tính và quy định áp dụng đối với bộ phận gián tiếp toàn Công ty. + Tiền lương nghỉ việc, ngừng việc: áp dụng cho những trường hợp người lao động ngừng việc, nghỉ việc do nguyên nhân khách quan như cháy nổ, bão lụt, . được Nhà nước quy định. 2.4. Các hình thức trả lương. Dựa trên các hình thức tiền lương mà Công ty áp dụng. Công ty cũng có 2 hình thức trả lương cơ bản: Trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm hoàn thành. Ngoài ra còn trả lương theo tiền lương năng suất, lương ngừng việc, nghỉ việc. Công ty trả lương cho người lao động vào 2 kỳ. Kỳ I tạm ứng vào giữa tháng (200.000/1ng) và kỳ 2 (thực lĩnh) vào cuối tháng. Căn cứ vào bảng thanh toán lương của các bộ phận và các chứng từ tiền lương liên quan kế toán tiền lương thanh toán lương, thưởng cho người lao động. Tiền lương thời gian: áp dụng với bộ phận nhân viên gián tiếp sản xuất như nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên các phòng ban,
  42. Trả lương thời gian dựa trên số ngày làm việc thực tế và hệ số lương, Mlmin do Nhà nước quy định. Lương thời gian = x số ngày công thực tế Lương cơ bản = Mlmin x Hệ số lương. Ví dụ: Anh Xuân tạo ở tổ nguội có : HSL: 2,33, người làm việc thanh toán: 26 người => Lương cơ bản = 290.000 x 2,33 = 675.000 675.000 Lg(t) = x 26 = 674.999 đ/tháng 26 Tiền lương (sản phẩm): Do đặc thù của Công ty là sản xuất sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến, quy trình công nghệ phức tạp, nên sản phẩm mà người lao động làm ra được chia làm 2 loại lương sản phẩm. - Tiền lương tính theo đơn giá tiền lương sản phẩm: Đây là loại tiền lương trả cho bộ phận sản xuất sản phẩm trải qua một giai đoạn hoàn thành sản phẩm. Đơn giá tiền lương sản phẩm được Công ty quy định sẵn cho từng loại sản phẩm khi sản xuất. Hàng quý phòng tài chính kế toán căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được giám đốc ký duyệt dựa trên những hướng dẫn cơ bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hình thành lên đơn giá tiền lương. Kèm theo đơn giá tiền lương sản phẩm của từng loại sản phẩm là đơn giá tiền lương chi tiết của sản phẩm kèm theo từng qui trình công nghệ sản xuất. Đơn giá tiền lương của một số sản phẩm của Công ty. Đơn giá tiền STT Tên sản phẩm ĐVT lương (đồng) 1 Biển báo phản quang Chiếc 8.700 2 Gương cầu lôi Chiếc 9.450
  43. Ví dụ: Trong tháng 3 Anh Hồng Anh sản xuất được 90 biển báo phản quang và 22 chiếc gương cầu lồi với đơn giá biển báo phản quang= 8.700đ/chiếc. Gương cầu lồi = 8.500đ/chiếc Vậy tiền lương theo đơn giá sản phẩm của anh Hồng Anh sẽ là: Tiền lương sản phẩm tháng = (90 x 8.700) + (22 x 8.500) = 970.00đ - Tiền lương tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành của tập thể. Đây là hình thức tiền lương không áp dụng trên đơn giá lương sản phẩm mà phải tiến hành chia lương dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành (Vì sản phẩm sản xuất ra trải qua nhiều công đoạn). Đối với hình thức này tại Công ty áp dụng trả lương theo hệ số cấp bậc công việc đảm nhiệm (không theo hệ số mức lương được xếp theo Nghị định 26/CP/của Chính phủ) và số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc. V SP Công thức như sau: Ti m diti  d t j i i i Trong đó + Ti: tiền lương của người thứ i được nhận. + Vsp: tiền lương sản phẩm tập thể. + ti: Là cấp bậc công việc của người thứ i đảm nhận. + di: Là số điểm đánh giá mức độ đóng góp đẻ hoàn thành công việc của người thứ i. (Số điểm đánh giá thông qua bình xét tập thể và được phụ trách đơn vị ký duyệt) Cụ thể cách chia lương như sau: Ví dụ: Một tổ sản xuất có 6 công nhân. Trong kỳ có thu nhập tiền lương sản phẩm là:
  44. Bảng lương sản phẩm tập thể Tổ: Nguội 2 Phân xưởng:Biển báo ĐVT: Đồng Tên sản phẩm công việc ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1. Gương cầu lôi Chiếc 400 6.000 2.400.000 2. Căn vuông Chiếc 150 4.000 600.000 3. Biển báo Chiếc 500 8.500 4.250.000 4. Bu lông K1 Chiếc 120 5.000 600.000 5. Lập lách đặc biệt Đôi 11 2.500 27.500 6. Bu lông tà vẹt Chiếc 20 4.000 80.000 Cộng 6,9750,000 Cấp bậc công việc, hệ số đánh giá mức đóng góp hoàn thành công việc chung của tổ được tập hợp theo biểu dưới đây. Số Hệ số Tổng số Số điểm ngày cấp bậc điểm Tổng STT Tên công nhân đánh Ghi chú tham công việc trong diti giá gia (ti) tháng (di) 26 12 2,49 312 776,88 Làm công việc Nguyễn huy cấp bậc cao 1 Tưởng hơn cấp bậc công nhân 15 12 2,49 448,2 672,6 Làm công việc 2 Đàm Thị Khánh 11 10 2,04 224,4 nặng nhọc 15 12 2,49 448,2 707,16 Làm công việc 3 Vũ Công Thành 8 10 2,49 199,2 độc hại 3 8 2,49 59,76 18 10 2,49 244 607,56 Không đảm 4 Nguyễn thị Huyền 8 8 bảo chất lượng sản phẩm Nguyễn Hữu 26 10 2,04 260 530,4 5 Xuân 25 10 2,49 258 642,12 Không hoàn 6 Nguyễn thi quý 1 8 thành công việc Tổng 3.937,02
  45. Dựa vào tổng tiền lương sản phẩm tập thể và dựa vào biểu trên áp dụng công thức ta có thể tính lương sản phẩm của cả tổ cho mỗi công nhân như sau: Ví dụ: V 8.380.000 Công nhân 1 => Ti SP d t = 776,88 1.653.600 m i i 3.937,02  d t j i i i V m Ti SP diti TT Tên công nhân  diti m Ghi chú j 1  diti j 1 1 Nguyễn huy Tưởng 776,88 1.653.600 2 Đàm Thị Khánh 672,6 1.431.638 3 Vũ Công Thành 707,16 1.505.200 4 Nguyễn thi huyền 607,56 1.293.200 5 Nguyễn Hữu Xuân 530,4 1.128.963 6 Nguyễn thi Quý 642,12 1.367.400 Cộng 3937,02 8.380.000 * Tiền lương gián tiếp: Chỉ áp dụng cho bộ phận gián tiếp sản xuất. Dựa trên hệ số phức tạp mà người lao động đảm nhiệm. Tính trên số điểm mà phòng Nhân chính chuyển lên phòng kế toán tài chính vào cuối mỗi tháng. Khi phòng Nhân chính tính điểm và chuyển lên phòng tài chính kế toán sẽ căn cứ vào số điểm để tính lương gián tiếp cho người lao động. Cụ thể cách tính: Lương gián tiếp = ni hi x số điểm Trong đó ni: là số ngày công thực tế hi: là hệ số phức tạp công việc Việc tính điểm phòng nhân chính sẽ căn cứ vào tìnhưngình sản xuất cụ thể của từng phân xưởng trong một tháng và tổng lương cơ bản dựa trên cấp bậc, chức vụ của bộ phận gián tiếp toàn công ty. Số điểm này sẽ phụ
  46. thuộc vào tình hình sản xuất của các phân xưởng. Cụ thể sẽ căn cứ vào số sản phẩm làm ra của người công nhân trong quá trình sản xuất sản phẩm và Đơn giá tiền lương sản phẩm. Nếu sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì lương sản phẩm càng cao dấn đến số điểm sẽ cao theo tỉ lệ thuận. - Trình tự tính điểm như sau: Khi có lệnh sản xuất Quản Đốc phân xưởng sẽ bố trí công nhân mình sản xuất kèm theo với đơn giá tiền lương đã qui định và trong tháng dựa vào số lương sản phẩm sản xuất ra nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm. Cuối tháng Quản Đốc sẽ tình được tổng tiền lương sản phẩm của phân xưởng mình và thống kê phân xưởng sẽ tập hợp tiền lương sản phẩm của các phân xưởng lại tạo thành tổng tiền lương sản phẩm của các phân xưởng. + Trước tiên phòng Nhân chính phải tập hợp và tính được tổng tiền lương sản phẩm của 4 phân xưởng và tổng tiền lương cơ bản dưạ trên cấp bậc, chức vụ của người lao động trong bống phân xưởng để tính ra hệ số năng suất của từng phân xưởng và hệ số năng suất bình quân chung của bốn phân xưởng. Ví dụ: Tổng tiền lương sản phẩm và tổng tiền lương cơ bản, hệ số năng suất và hệ số năng suất bình quân chung của bốn phân xưởng trong tháng 3 được tập hợp như sau: Tổng lương Hệ số chỉ tiêu Tổng lương cơ Hệ số sản phẩm của năng suất Tên đơn vị bản theo bậc, chức năng từng phân bình quân vụ của từng PX suất xưởng chung PX Chê thử 17.842.300 12.402.800 1.4 PX Sửa chữa 18.900.205 13.205.800 1.4 PX gương 16.208.790 12.102.700 1.3 PX biển báo 15.909.270 10.103.800 1.6 5.7 1.42 Khi tính được hệ số giữa tiền lương sản phẩm và tổng tiền lương cơ bản của từng phân xưởng thì sẽ tính được hệ số năng suất bình quân chung của 4 phân xưởng bằng cách:
  47. 5.7 Hệ số năng suất bình quân chung= =1.42 4 + Tiếp theo phải thống kê được tổng tiền lương cơ bản của bộ phận gián tiếp toàn Công ty (lương cơ bản = Mlg tối thiểu (290.000đ) x Hệ số cấp bậc, công việc. + Tiếp theo tính ra một số lượng bộ phận quản lý toàn Công ty bằng cách lấy tổng tiền lương cơ bản của bộ phận gián tiếp toàn Công ty nhân với hệ số năng suất bình quân chung vừa tính được. + Tiếp theo lấy số lương của bộ phận quản lý toàn Công ty trừ ngược lại tổng tiền lương cơ bản của bộ phận gián tiếp toàn Công ty để tính ra lương phần mềm. + Tiếp theo sẽ tính được số điểm bằng cách lấy lương phần mềm chia cho tổng số ngày công thực tế làm việc nhân với hệ số phức tạp trách nhiệm của người lao động (tổng của nihi). Trong đó hệ số phức tạp, trách nhiệm do Công ty quy định dựa trên chức vụ trách nhiệm mà họ đảm nhiệm. Cụ thể: * Tiền lương gián tiếp: Công ty tính tiền lương gián tiếp STT Chức danh Tổng số người Hệ số phức tạp(hi) 1 Giám đốc 1 6,67 2 Phó giám đốc 2 11,32 3 Chủ tịch công đoàn 1 5,66 4 Quản đốc 4 5,0 5 Kỹ sư, chuyên viên 13 3,13 6 Nhân viên kỹ thuật 15 2,33 7 Nhân viên phục vụ 5 2,13 .
  48. + Tiếp theo phải tập hợp được số ngày công thực tế làm việc của đối tượng hưởng lương. Ví dụ: Tổ văn phòng phân xưởng cơ khí I. Tiền lương gián tiếp như sau. Trong tháng 3 tiền lương cơ bản của bộ phận gián tiếp toàn Công ty là 70.600.800đ (Tổng lương cơ bản các bộ phận gián tiếp sản xuất cộng lại). + Hệ số năng suất giữa tổng lương sản phẩm của phân xưởng và tổng lương cơ bản của người lao động phân xưởng như sau. Phân xưởng cơ khí I: 1,2 Phân xưởng cơ khí II: 1,5 Phân xưởng Đúc: 1,2 Phân xưởng ghi 1,3 5.2 Hệ số năng suất bình quân chung của 4 phân xưởng là: =1.3 4 Tổng lương cấp bậc, chức vụ Tổng lương cấp bậc, chức vụ + Lương bộ phận = của bộ phận gián tiếp toàn - của bộ phận gián tiếp toàn quản lý Công ty Công ty Công ty = 91.781.040 - 70.600.800 = 21.180.240 + Tổng tiền bộ phận gián tiếp toàn Công ty: nihi = 14.556,86 (Tổ văn phòng: Phân xưởng chế thử) Số ngày Hệ số Chức Lương cơ công làm Lương STT Họ và tên HSL phức tạp danh bản việc thực tế nihi gián tiếp (hi) nghề (ni) 1 Trần Văn Vịnh 4.05 1.174.500 26 5,0 Quản đốc 130 189.150 2 Nguyễn Văn Toàn 3,23 936.700 23 3,13 Kỹ sư 71,99 104.745 3 Vũ Thị Linh 2,02 585.800 25 3,13 Chuyên 78,25 113.853 viên 4 Trần Văn thi 2,08 603.200 26 3,13 Chuyên 81,38 118.408 viên
  49. Tổng 3.300.200 100 361,62 526.156 Lương phần mềm 21.180.240 + Số điểm = = = 1.455,00 nihi 14.556,86 + Lương gián tiếp tổ văn phòng - phân xưởng chế thử sẽ là: Lương gián tiếp = điểm x nihi = 1.455,00 x 361,62 = 526.156 Ví dụ: Đối với Trần Văn Vịnh tiền lương gián tiếp sẽ là: = 130 x 1.455,00 = 189.150 đ/tháng * Tiền lương nghỉ việc, ngừng việc. Cách tính: Lương nghỉ việc, Lương cơ bản Ngày công nghỉ, = X ngừng việc 26 ngừng việc thực tế Lương cơ bản = Mlg tối thiểu x Hệ số cấp bậc, chức vụ. Ví dụ: Anh Nguyễn Hữu Châu ở tổ nguội phân xưởng Chế thử trong tháng ba có 4 ngày nghỉ việc với HSL = 2,38. Kế toán căn cứ vào các thông tin trên kế toán tính lương cho anh như sau: Lương cơ bản = 2,38 x 290.000 = 690.200đ Lương nghỉ việc, 690.200 = X 4 = 125.411đ/tháng ngừng việc 26 2.5. Tổ chức hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty Xây lắp và Cơ khí cầu đường. - Đối với công nhân viên thuộc biên chế chính thức ở Công ty thì ngoài tiền lương được nhận họ còn được hưởng các khoản trợ cấp phúc lợi xã hội khác như BHYT, BHXH. Bên cạnh phần đóng góp của công nhân viên thì Công ty cũng đóng góp vào các quỹ này theo tỉ lệ quy định của Nhà nước. Cụ thể:
  50. - Quỹ BHXH: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cơ bản của Công ty. Trong đó 15% Công ty tính vào chi phí sản xuất và 5% người lao động nộp tính trực tiếp vào tiền lương. Quỹ BHXH = 20% x Tổng lương cơ bản toàn Công ty (lương cơ bản = hệ số lương x mức lương tối thiểu). - Quỹ BHYT: Được hình thành chiếm 5% trong tổng số 25% trên tổng tiền lương cơ bản trong đó: Trích 2% vào chi phí sản xuất mà Doanh nghiệp phải nộp. Trích 1% vào lương của công nhân viên. -> Quỹ BHYT = 3% x Tổng lương cơ bản toàn Công ty (LCB =HSL x mức lương tối thiểu). Một năm 2 lần đầu tháng (tháng 1 và tháng 6) Công ty tạm tính tiền để mua thẻ BHYT cho công nhân viên. Cơ quan y tế có trách nhiệm với công nhân viên khi họ có nhu cầu về dịch vụ y tế. - KPCĐ: Được trích 2% của tổng lương thực trả (lương thực tế) của toàn Công ty trong đó: 1% Công ty phải nộp tính vào chi phí sản xuất. 1% công nhân viên phải nộp tính vào lương. => Với công nhân trực tiếp sản xuất dù hưởng lương theo sản phẩm nhưng các khoản nộp chế độ vẫn tính theo lương cơ bản. Dù trong tháng thu nhập nhận được là bao nhiêu thì họ vẫn phải đóng các khoản trích theo lương cố định theo bậc lương của họ. * Tổ chức hạch toán các khoản trích theo lương. BHXH do cơ quan BHXH quận Đống Đa quản lý, BHXH được quản lý theo chế độ thực chi, sau khi trích nộp 20% cho cơ quan bảo hiểm trong tháng Công ty chỉ làm nhiệm vụ chi hộ. Cuối tháng tổng hợp phần chi BHXH Công ty quyết toán với cơ quan BHXH. Điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp BHXH là họ phải tham gia đóng BHXH. Sau đó nếu bị ốm, thai sản, tai nạn, phải có giấy chứng nhận khám chữa bệnh của cơ sở ý tê có thẩm quyền, giấy nghỉ hưởng BHXH, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH có chữ ký của Bác sỹ, có xác nhận (dấu) của bệnh viện thì mới được hưởng chế độ BHXH.
  51. Các giấy tờ này người lao động phải gửi cho người phụ trách phân xưởng hoặc bộ phận phụ trách mình. Người phụ trách tại phân xưởng hoặc người phụ trách các bộ phận có trách nhiệm chuyển lên phòng TCKT. Kế toán tiền lương sẽ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ. Nếu thấy hợp lệ thì gửi lên cơ quan Bảo hiểm nơi Công ty nộp BHXH cho người lao động để thanh toán cho họ. Ví dụ: Bà nguyễn thị quý nghỉ 3 ngày do đau dây thần kinh. Với hệ số lương của bà là 2,38. 2.38 x 290.000 Vậy mức được hưởng của bà là: = x 3 x 75% = 59.729đ 26 Công ty Cơ khí SC cầu đường bộ II Ban hành theo mẫu tại CV Bệnh viện giao thông vận tải - Hà Nội Số: 93TC/CĐkế toán Ngày 20/7/1999/ của Bộ tài chính Sổ khám bệnh/BA: 18 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH Số: . Họ và tên: Nguyễn thị quý Tuổi: 42 Nghề nghiệp: Công nhân Chức vụ: Đơn vị công tác: Phân xưởng Chế thử Bộ phận: Nguội Lý do nghỉ việc: Đau dây thần kinh Số ngày nghỉ: 3 ngày Từ ngày: 3/3 đến ngày 6/3 năm 2005 Ngày tháng . năm Xác nhận của phụ trách đơn vị Bác sỹ khám chữa bệnh (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, ghi họ tên, dấu) Cùng với giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH còn đi kèm cả phiếu nghỉ hưởng BHXH.
  52. Công ty Cơ khí SC công trình cầu MS C03-BH đường bhộ II Ban hành theo QĐ số 1058a/TC/CĐKT Bộ phận: Phân xưởng chế thử Ngày 29/9/1995 của Bộ tài chính Tổ nguội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Phiếu nghỉ hưởng BHXH Số: . Họ và tên: Nguyễn thị Quý Tên cơ quan y Ngày Lý Căn Số ngày cho nghỉ Số Xác nhận tế tháng do bệnh Số Từ Đến ngày phụ trách khám ngày ngày ngày thực bệnh viện bệnh nghỉ Bệnh viện giao Đau thông vận tải dây 3/3 03 3/3 6/3 03 Hà Nội ốm thần kinh Khi có đầy đủ chứng từ người phụ trách sẽ nộp lên phòng kế toán để kế toán lập phiếu thanh toán trợ cấp BHXH. Công ty Cơ khí sc công trình cầu đường bộ II Địa chỉ: Minh Khai -HN Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH (Nghỉ ốm, trông con ốm, ) Họ và tên: Nguyễn thị Quý Tuổi: 42 Nghề nghiệp, chức vụ: Công nhân Đơn vị công tác: Tổ nguội phân xưởng chế thử Công ty Cơ Khí SC cầ đường bộ II Thời gian đóng BHXH: 12 năm 2 tháng. Tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ: 530.800 Số ngày nghỉ: 3 ngày 2.38 x 290.000 Trợ cấp: Mức 75%: số tiền nhận: x 3 x 75% = 59.729đ 26 Mức 70% hoặc 65% . Cộng: 59.729đ (Bằng chữ: Năm chín nghìn, bảy trăm hai chín đồng chẵn) Ghi chú: Người lĩnh tiền Kế toán BCH công đoàn cơ sở Thủ trưởng đơn vị
  53. Cuối mỗi tháng căn cứ vào các phiếu thanh toán BHXH kế toán tiền lương sẽ lên danh sách những người hưởng trợ cấp BHXH trong từng phân xưởng và cho Công ty. Hiện nay tại Công ty việc chi trả BHXH thì Công ty tạm ứng tiền cho cán bộ công nhân viên và cuối tháng lên số liệu tổng hợp giữ kèm theo các chứng từ gốc, tài liệu có liên quan lên cơ quan BHXH quận Đống Đa. Như vậy việc thanh toán ngay trợ cấp BHXH tại Công ty giúp cho người lao động rất nhiều trong lúc ốm đau, thai sản nghỉ làm việc không có thu nhập tránh cho người lao động phải chờ đợi. Về giá Công ty khoản tiền này không quá lớn và việc thanh toán với cơ quan BHXH diễn ra nhanh gọn, dứt điểm. 2.6.Các khoản phụ cấp tại Công ty. Do đặc điểm sản xuất của mình hiện nay Công ty đang áp dụng các loại phụ cấp: phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp làm đêm, làm thêm. - Phụ cấp độc hại: Chỉ áp dụng đối với công nhân sản xuất trực tiếp sản phẩm. Tại Công ty khi người lao động tham gia sản xuất sản phẩm Công ty áp dụng phụ cấp độc hại cho mỗi người lao động trong ngày làm việc thực tế là 2000đ. Phụ cấp độc hại được trả cùng tiền lương tháng. Ví dụ: Anh Chính có 23 ngày làm việc thực tế trong tháng. Vậy phụ cấp độc hại anh nhận được là: 23 x 2000 = 46.000đ - Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với cá nhân ngoài công việc chính của họ, họ còn đảm nhiệm những công việc khác về quản lý đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định trong mức lương như: Tổ trưởng, quản đốc, Tại Công ty hiện nay đang áp dụng phụ cấp trách nhiệm gồm 3 mức cho các đối tượng tương ứng: 0,1; 0,2; 0,3 trên mức lương tối thiểu. Ví dụ: Đối với tổ trưởng mức phụ cấp trách nhiệm sẽ được hưởng là: 290.000 x 0,1 = 29.000. - Phụ cấp làm đêm, làm thêm: tính và tính theo tỉ lệ quy định.
  54. Tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ tháng x 30% Phụ cấp làm đêm = (40%) x số giờ làm đêm Số giờ tiêu chuẩn quy định trong tháng Phụ cấp làm Tiền lương cấp bậc, chức 150% Số giờ làm = X X thêm vụ (200%) thêm 2.7. Các khoản thưởng tại Công ty. Để khuyến khích người lao động Công ty có một qui chế về việc khen thưởng. Đó là thưởng cho các danh hiệu thi đua cá nhân như: lao động giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, , các doanh hiệu thi đua tập thể. Dựa theo qui chế này các phân xưởng, phòng ban lập danh sách đề nghị thưởng cho các cá nhân tập thể xuất sắc khi họ có thành tích. Quỹ tiền thưởng từng tháng là khác nhau, hệ số tiền thưởng cũng khác nhau. Mức lương Hệ số X Tiền tối tiểu lương Ngày công thực tế Hệ số = X X thưởng 26 làm việc thưởng Quỹ tiền lương thực tế - Tổng lương thực chi Hệ số thưởng = Quỹ lương cơ bản Ví dụ: Danh sách thưởng
  55. Danh sách thưởng ĐVT:Đồng Thưởng theo thời Thưởng lễ, Thưởng điều Tổ STT Tên đơn vị gian tết chỉnh ng số tiền 1 Phòng TC-kế toán 576.000 800.000 240.000 1.616.000 2 Phòng KH-KT 688.000 780.000 210.000 1.678.000 3 Phòng Nhân 1.200.000 1.400.000 420.000 3.020.000 Chính 4 Phân xưởng 1.400.000 2.000.000 200.000 3.600.000 guơng 5 Phân xưởng chế 1.000.000 1.800.000 170.000 2.970.000 thử 2.8. Quy định tại Công ty với các khoản lương: Tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền lương khác. Về phương diện hạch toán Công ty quy định các khoản lương chính, lương phụ, lương khác như sau: Lương chính: Bao gồm lương sản phẩm, lương thời gian, lương gián tiếp, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm. Lương phụ bao gồm: Tiền ăn trưa, ăn ca, thu nhập khác, nghỉ hưởng 100% lương. Lương khác bao gồm khoản BHXH trả thay lương (75% lương). 2.9. Chế độ tiền ăn trưa tại Công ty. Theo quy định của Công ty mỗi người lao động dù làm trực tiếp hay gián tiếp sản xuất sản phẩm thì cũng hưởng khoản tiền ăn trưa là như nhau. Tức là mỗi người lao động sẽ được hưởng 4000đ trong ngày làm việc thực tế. Và được trả theo tiền lương tháng. Ví dụ: Bà Thanh có 25 ngày làm việc thực tế. Như vậy tiền ăn trưa của bà sẽ là: 4.000 x 25 = 100.000 đ/tháng.
  56. II. Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại Công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II. 1. Hình thức kế toán, chứng từ, sổ sách kế toán áp dụng tại Công ty Xây lắp và Cơ khí cầu đường. - Do cơ cấu tổ chức và đặc điểm của Công ty nên Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ trong việc hạch toán của mình. Vì vậy việc hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương của Công ty sử dụng những chứng từ, sổ sách kế toán sau: - Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công; Bảng thanh toán lương tổ trực tiếp sản xuất phân xưởng, Bảng thanh toán lương tổ gián tiếp phân xưởng, Bảng thanh toán lương phân xưởng, Bảng thanh toán lương bộ phận phòng ban, Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty, phiếu nghỉ hưởng BHXH, Bảng lương sản phẩm cá nhân, Bảng lương sản phẩm tập thể, Biên bản nghiệm thu sản phẩm, Bảng lương sản phẩm tập thể, - Sổ sách sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương BHXH, chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 334, 338, Sơ đồ luân chuyển chứng từ, sổ sách kế toán. Bảng lương sản phẩm cá Bảng thanh toán lương Bảng nhân tổ trực tiếp phân xưởng thanh Bảng lương sản phẩm tập toán thể lương Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương phân phiếu nghỉ hưởng tổ gián tiếp phân xưởng xưởng BHXH Bảng thanh Bảng tổng hợp Bảng phân bổ toán lương bộ thanh toán lương tiền lương và phận phòng ban toàn Công ty BHXH Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi cuối tháng Sổ cái TK 334, 338
  57. Căn cứ vào các chứng từ gốc (Bảng lương sản phẩm cá nhân, Bảng lương sản phẩm tập thể, bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, ) kế toán ghi vào bảng thanh toán lương tổ trực tiếp phân xưởng. Từ bảng chấm công và phiếu nghỉ hưởng BHXH, kế toán ghi vào bảng thanh toán lương tổ gián tiếp phân xưởng và bảng thanh toán lương bộ phận phòng ban. Từ bảng thanh toán lương trực tiếp phân xưởng và tổ gián tiếp phân xưởng kế toán ghi vào bảng thanh toán lương phân xưởng. Căn cứ vào bảng thanh toán lương bộ phận phòng ban và bảng thanh toán lương phân xưởng kế toán ghi vào bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty. Từ bảng thanh toán lương phân xưởng, Bảng thanh toán lương bộ phận phòng ban, và bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty kế toán lên bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán lên chứng từ ghi sổ. Và từ chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 334, 338. 2. Trình tự ghi chép. 2.1. Bảng chấm công (MS 01-LĐTL-Ban hành theo QĐ số 1141- TC QĐ/CĐkế toán ngày 1/11/95 của Bộ tài chính). Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngày lễ tết, nghỉ ốm hưởng BHXH, học, họp, . của cán bộ công nhân viên chức. Bảng chấm công là căn cứ để tính lương, là chứng từ sử dụng để hạch toán lao động. Nó được lập riêng cho từng bộ phận, tổ đội, lao động sản xuất trong đó ghi rõ ngày lao động, ngày nghỉ của mỗi người. Hàng ngày căn cứ vào số lượng công nhân viên chức đi làm, học họp, tổ trưởng hoặc người được uỷ quyền ghi vào bảng chấm công theo ký hiệu của bảng. Cuối tháng phụ trách có trách nhiệm chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ có liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH về Phòng tổ chức xác nhận. Sau đó chuyển cho kế toán tiền lương. Kế toán
  58. tiền lương kiểm tra, đối chiếu và căn cứ vào đó để tính ra số công tương ứng ghi vào phần qui ra công. Bảng chấm công được lưu lại phòng kế toán cùng các chứng từ về tiền lương. Mỗi cán bộ công nhân viên chức được theo dõi một dòng trên bảng chấm công. Bảng chấm công được chia làm 2 phần chính. Phần I: Ghi ngày trong tháng, phần này được ghi theo thứ tự các ngày trong tháng. Phần II: Quy ra công từ các ngày trong tháng làm việc được chấm theo các kí hiệu của Bảng chấm công. Cuối tháng căn cứ vào đó để qui ra công tương ứng. Số công sản phẩm: Là tổng ngày làm việc sản phẩm mà người lao động hoàn thành trong tháng. Số công thời gian: Là những ngày làm việc hưởng lương theo thời gian. Số công nghỉ hưởng 100%: Là những ngày người lao động nghỉ do học, họp, Số công BHXH trả thay lương: Là những ngày người lao động nghỉ do ốm đau, thai sản, . Kí hiệu chấm công. - Lương sản phẩm: K - Tai nạn : T - Nghỉ bù : NB - Lương thời gian: + - Nghỉ phép : P - Nghỉ không lương: Ro - ốm, điều dưỡng: Ô - Thai sản : TS - Ngừng việc : N - Con ốm : Cô - Hội, học tập: H - Lao động nghĩa vụ: LĐ
  59. 2.2. Bảng thanh toán lương tổ bộ phận trực tiếp (tổ trực tiếp các phân xưởng ). Bảng thanh toán lương tổ trực tiếp sản xuất là chứng từ làm căn cứ thanh toán lương và các khoản trích theo lương, phụ cấp cho từng công nhân viên, kiểm tra việc thanh toán cho từng lao động làm việc trong các tổ. Và là cơ sở để lập bảng thanh toán lương phân xưởng, bảng thanh toán lương toàn Công ty. Bảng thanh toán lương gồm 2 phần chính. + Phần I: tiền lương và các khoản thu nhập của công nhân viên. + Phần II: Các khoản khấu trừ vào lương và thực lĩnh kỳ I. Căn cứ vào bảng chấm công của tổ và đơn giá tiền lương, tổng tiền lương sản phẩm tập thể của từng bộ phận. Mỗi công nhân viên được ghi vào một dòng trong bảng thanh toán. Cột lương sản phẩm: Căn cứ vào đơn giá tiền lương sản phẩm, bảng lương sản phẩm tập thể của các bộ phận kế toán tính toán hợp lý, đầy đủ để ghi. Ví dụ: Trong tháng anh Huấn làm được 380,964đ tiền lương sản phẩm Cột lương thời gian: căn cứ vào ngày công làm việc thực tế, cấp bậc công việc, hệ số lương của công nhân để ghi (nếu có). Cột lương cơ bản: căn cứ vào hệ số lương và tiền lương tối thiểu của công nhân để ghi. Ví dụ: Anh Huấn có hệ số lương là 2,84. Vậy tiền lương cơ bản của anh là: 2,84 x 290.000 =823600đ Cột nghỉ hưởng 100% lương: căn cứ vào những ngày nghỉ do học, họp, lễ của người lao động ở bảng chấm công để ghi. Cột BHXH trả thay lương: Căn cứ vào bảng chấm công BHXH trả thay lương của từng người lao động để ghi. Ví dụ: Anh Huấn với hệ số lương 2,84 trong tháng có 2 ngày nghỉ do ốm. Vậy số BHXH trả thay lương anh được hưởng:
  60. 2.33 x 290.000 x 2 x 75% = 47.515đ 26 Phụ cấp thuộc quỹ lương: căn cứ vào các khoản: Phụ cấp trách nhiệm, độc hại căn cứ vào chức vụ. Ví dụ: Phụ cấp độc hại của anh Huấn trong 21 ngày làm việc thực tế sẽ là: 2.000 x 23 = 46.000đ. Thu nhập khác: Căn cứ vào các khoản: Tiền thưởng, sinh nhật, hoạt động công đoàn Công ty, của người lao động để ghi. Ví dụ: Tiền sinh nhật trong tháng anh Xuân được hưởng tiền sinh nhật là 100.000đ. Ăn trưa: căn cứ vào số ngày công thực tế làm việc của từng người lao động và số tiền ăn trưa Công ty quy định để ghi (4.000đ/người/ngày làm việc thực tế). Tổng tiền ăn trưa của tháng = 4.000đ x ngày làm việc thực tế. Ví dụ: Tiền ăn trưa của anh Xuân trong 23 ngày làm việc thực tế là 4.000đ x 23 =92.000đ. Cột tổng số = cột 4 + cột 6 + cột 8 + cột 10 + cột 13 + cột 14 + cột 15 + cột 16. Cột tạm ứng kỳ I: Là số tiền công nhân viên được tạm ứng giữa tháng. Cột BHXH, BHYT: BHXH: 5% x lương cơ bản (Hệ số lương x mức lương tối thiểu). BHYT: 1% x lương cơ bản. Cột KPCĐ: 1% x tổng lương (lương thực tế) Kỳ II thực lĩnh = Tổng số - tạm ứng - các khoản khấu trừ. Ví dụ:Thực lĩnh kỳ II tháng 3 của anh Huấn là 311.399đ Dòng cộng cuối cùng của bảng này là căn cứ để thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương của các tổ cho người lao động.
  61. Từ bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH kế toán lập lên bảng thanh toán bộ phận gián tiếp. 2.3. Bảng thanh toán lương bộ phận gián tiếp (Nhân viên văn phòng, bộ phận quản lý) Bảng thanh toán lương tổ bộ phận gián tiếp là chứng từ làm căn cứ thanh toán lương và các khoản trích theo lương, phụ cấp lương cho từng nhân viên kiểm tra việc thanh toán cho người lao động trong các tổ, bộ phận là cơ sở để lên bảng thanh toán lương của các phân xưởng, bảng thanh toán lương toàn Công ty. Căn cứ vào bảng chấm công của tổ, bộ phận gián tiếp và căn cứ vào số điểm, hệ số phức tạp công việc của từng nhân viên để tính, tập hợp lên. Mỗi nhân viên được ghi một dòng trên bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương gồm 2 phần chính. Phần I: Tiền lương và các khoản thu nhập của nhân viên. Phần II: Các khoản khấu trừ lương và thực lĩnh kỳ II. Cột lương thời gian: căn cứ vào hệ số lương và mức lương tối thiểu, ngày làm việc thực tế của người lao động để ghi. Cột lương sản phẩm: (Không áp dụng đối với tổ, bộ phận gián tiếp). Cột lương gián tiếp: căn cứ vào số điểm, hệ số phức tạp công việc của từng người để ghi. Cột lương cơ bản: căn cứ vào hệ số lương và mức lương tối thiểu của từng người lao động trong tổ để ghi. Cột nghỉ hưởng 100% lương: căn cứ vào bảng chấm công cột nghỉ hưởng 100% lương (học, họp, ) của người lao động tương ứng để ghi. Cột BHXH trả thay lương: căn cứ vào bảng chấm công cột BHXH trả thay lương (ốm đau, thai sản, ) của người lao động tương ứng để ghi. Cột ăn trưa: căn cứ vào ngày làm việc thực tế của người lao động tương ứng trên bảng chấm công và căn cứ vào số tiền ăn trưa Công ty quy định. Tổng tiền ăn trưa trong tháng = số ngày làm việc thực tế x 4.000đ
  62. Cột thu nhập khác: căn cứ vào các khoản tiền thưởng, tiền sinh nhật, hoạt động có thu nhập khác, của người lao động tương ứng. Cột phụ cấp thuộc quỹ lương: căn cứ vào trách nhiệm, chức vụ của người lao động và tỉ lệ quy định để ghi (phụ cấp trách nhiệm) Ví dụ: Đối với Quản đốc: 20% x 290.000 = 58.000đ Cột tổng số: Cột 6 + Cột 8 +Cột 9 + Cột 11 + Cột 13 + Cột 14 + Cột 15 + Cột 16. Cột tạm ứng kì I: Là số tiền người lao động nhận được vào giữa tháng. Cột BHXH, BHYT: trích 5% BHXH trên lương cơ bản của người lao động tương ứng (lương cơ bản = hệ số lương x mức lương tối thiểu). BHYT trích 1% trên lương thực tế của người lao động tương ứng. Cột thực lĩnh kỳ II = Cột 17 - Cột 18 - Cột 20 - Cột 21 - Cột 22. = Tổng số - Tạm ứng kỳ I - các khoản khấu trừ Ví dụ: tiền lương thực tế của chị Nguyễn Thị Thuỷ tổ nguội phân xưởng cơ khí 2 là:558.974; tạm ứng kỳ I:200.000; trích BHXH, BHYT là: 46.131.000, trích KPCĐ là: 5.589đ. Vậy thực lĩnh kỳ II của chị Thuỷ là: 312.843 đ.
  63. Căn cứ vào các bảng thanh toán lương tổ trực tiếp sản xuất phân xưởng, tổ gián tiếp sản xuất phân xưởng, kế toán lên bảng thanh toán lương phân xưởng. 2.4. Bảng thanh toán lương phân xưởng. Bảng thanh toán lương phân xưởng là căn cứ để kế toán lên bảng thanh toán lương toàn Công ty, là căn cứ để lên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, và là căn cứ để thanh toán lương, các khoản trích theo lương cho công nhân viên Công ty. Bảng thanh toán lương phân xưởng được chia làm 2 phần: Phần I: tiền lương và các khoản thu nhập các đơn vị tập hợp. Phần II: Các khoản khấu trừ lương và thực lĩnh. Bảng thanh toán lương phân xưởng căn cứ vào các bảng thanh toán lương tổ đã được tập hợp từ các tổ, bộ phận để ghi. Mỗi một tổ, bộ phận sẽ được ghi vào một dòng trong bảng thanh toán. Cột lương sản phẩm: căn cứ vào dòng tổng cộng cột 6 lương sản phẩm của bảng thanh toán lương các tổ trong tháng của phân xưởng. Ví dụ:Tổ nguội Phân xưởng ghi là:1.622.464đ Cột lương thời gian: căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 8. Lương thời gian trên bảng thanh toán lương các tổ trong tháng của phân xưởng. Ví dụ:Tổ văn phòng sẽ là 3.682.330đ Cột lương gián tiếp: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 9 lương năng suất trên bảng thanh toán lương các tổ dán tiếp trong phân xưởng để ghi. Ví dụ:Tổ văn phòng là 1.331.550đ Cột lương cơ bản: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 4 tiền lương cơ bản của các tổ trong phân xưởng trên bảng thanh toán lương tổ để ghi. Cột nghỉ hưởng 100% lương: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột lương nghỉ hưởng 100% lương trên bảng thanh toán lương của các tổ trong phân xưởng để ghi. Ví dụ:Tổ nguội 1 là 3.973.000đ
  64. Cột ăn trưa: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 14 tiền ăn trưa trên bảng thanh toán lương các tổ trong phân xưởng để ghi. Ví dụ: Tổ nguội là 352.000đ Cột BHXH trả thay lương: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 13 của BHXH trả thay lương trên bảng thanh toán lương các tổ trong phân xưởng được ghi. Ví dụ:Tổ nguội là105.989đ Cột thu nhập khác: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 15 của tiền thu nhập khác trên bảng thanh toán lương các tổ trong phân xưởng để ghi. Ví dụ:Tổ nguội là100.000đ Cột phụ cấp của quỹ lương: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 16 của khoản phụ cấp quỹ lương trên bảng thanh toán lương các tổ trong phân xưởng để ghi. Ví dụ:Tổ nguội 1 là176.000đ Cột tổng số = cột 6 + cột 8 + cột 9 + cột 11 + cột 13 + cột 14 + cột 15 + cột 16. Cột tạm ứng kỳ I: Căn cứ vào dòng tổng cộng cuả cột 18 trên bảng thanh toán lương các tổ trong phân xưởng để ghi. Ví dụ:Tổ nguội là 800.000đ Cột BHXH, BHYT: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 20 trên bảng thanh toán lương của các tổ trong phân xưởng để ghi. Ví dụ:Tổ nguội 1 là 171.042đ Cột KPCĐ: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 21 trên bảng thanh toán lương các tổ trong phân xưởng để ghi. Ví dụ:Tổ nguội 1 là 23.564đ Cột thực lĩnh kỳ II: = Tổng lương - Tạm ứng kỳ I - các khoản khấu trừ. = Cột 17 - cột 18 - cột 20 - cột 21 - cột 22. Ví dụ:Tổ nguội là =2.356.453-800.000-171.042-23.564=1361.847đ
  65. Căn cứ vào các bảng thanh toán lương (Bảng thanh toán lương phân xưởng, phòng ban), kế toán lên bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty. 2.5. Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty. Bảng thanh toán lương toàn Công ty là chứng từ căn cứ để lên bảng phân bổ tiền lương vào các khoản trích theo lương của Công ty là căn cứ kế toán viết phiếu chi, thanh toán lương cho công nhân viên. Bảng thanh toán lương toàn Công ty căn cứ vào bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi vào các dòng, các cột, tương ứng. Bảng thanh toán lương toàn Công ty chia làm hai phần: Phần I: Tiền lương các khoản thu nhập của các bộ phận, tổ, phòng ban. Phần II: Các khoản khấu trừ lương và thực lĩnh kỳ II. Cột lương sản phẩm: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 6 của các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi. Ví dụ: Phân xưởng cơ khí 1 là 17.422.000đ Cột lương cơ bản: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 3 của các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi. Ví dụ: Phân xưởng cơ khí 1 là 11.281502đ Cột lương thời gian: Căn cứ vào dòng tổng cộng, côt 8 của các bảng thanh toán lương các phân xưởng trong tháng để ghi. Ví dụ: Phân xưởng cơ khí 1 là 3.525.134đ Cột lương gián tiếp: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 10 của các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi. Ví dụ: Phân xưởng chế thử là 1.120.020đ Cột nghỉ hưởng 100% lương: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 10 của các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi. Ví dụ: Phân xưởng chế thử là 302.550đ Cột BHXH trả thay lương: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 12 trên các bảng thanh toán lương của các phân xưởng để ghi.
  66. Ví dụ: Phân xưởng chế thử là 309.820đ Cột phụ cấp quỹ lương: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 15 trên bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi. Ví dụ: Phân xưởng chế thử là 625.000đ Cột thu nhập khác: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 14 trên các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi. Ví dụ: Phân xưởng chế thử là 400.000đ Cột Ăn trưa: Căn cứ vào dòng tổng cộng, côt 13 trên các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi. Ví dụ: Phân xưởng chế thử là1.532.000đ Cột tổng số: Cột 6 + cột 8 + cột 14 + cột 13 + cột 16 + cột 14 + cột 15 + cột 9. Cột tạm ứng: Là khoản tiền mà các đơn vị, bộ phận, tổ được lĩnh vào giữa kỳ. Ví dụ: Phân xưởng chế thử là 4.100.000đ Cột khấu trừ: BHXH, BHYT, KPCĐ: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 20,21 trên các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi. Ví dụ: Phân xưởn chế thử là :BHXH,BHYT :676.890đ KPCĐ :252.365đ Cột thực lĩnh kỳ II: = Tổng số - tạm ứng - các khoản khấu trừ ` = Cột 17 - Cột 18 - Cột 23. Ví dụ: Phân xưởng chế thử là:25.236.524-4.100.000- 929.255=20.207.269đ Dựa vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn Công ty trả lương cho công nhân viên. Và để theo dõi về chi phí lương kế toán lập bảng phân bổ lương.
  67. 2.6. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. ( BPB số 1). Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương là bảng tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả - bao gồm lương chính, lương phụ, lương khác) và BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích trong tháng. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương là cơ sở để lên chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào bảng thanh toán lương phân xưởng, Công ty để lên bảng phân bộ tiền lương và các khoản trích theo lương. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương được lập hàng tháng trên cơ sở chứng từ về lao động, tiền lương trong tháng. kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp tiền lương, tiền cộng phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, trực tiếp sản xuất từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng, quản lý phục vụ sản xuất ở từng phân xưởng và theo quản lý chung của toàn doanh nghiệp. Tiền lương, các khoản phụ cấp, thu nhập khác đề ghi vào các cột có TK 334 “ phải trả công nhân viên” ở các dòng phù hợp Căn cứ vào tỉ lệ quy định về trích BHXH, BHYT và tiến hành lương cơ bản, lương thực tế của từng bộ phận để trích BHXH, BHYT,KPCĐ cho từng đối tượng. Kết quả ghi vào TK 338 phần BHXH,,KPCĐ. Các dòng tương ứng những TK ghi nợ (TK 662,667 Phản ánh các cột tương ứng với đối tượng sử dụng lao động.
  68. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH TK338 “Các khoản trích theo Ghi Có TK 334 “phải trả công nhân viên” TK 334, 338 Lương” Cộng có Cộng có TK334 TK338 Ghi Nợ Lương cơ Lương Lương 3382 3383 3384 Lương phụ TK liên quan bản chính khác (1%) (15%) (2%) 1. TK 622 “CPNCTT” 42.322.702 68.868.264 6.675.268 75.543.532 755.435 6.348.405 846.454 7.950.294 - PX chế thử 8.107.502 17.992.000 1.628.550 19.620.550 196.205 1.216.125 162.150 1.574.480 - PX gương 11.450.683 20.073.500 1.913.554 21.987.054 219.870 1.717.602 229.014 2.166.486 - PX sửa chữa 13.113.217 17.110.800 1.516.077 18.625.877 186.256 1.966.982 262.264 2.415.502 - PX biển báo 9.651.300 13.691.964 1.617.087 15.309.051 153.090 1.447.695 193.026 1.793.811 2. TK 627 “CFSXC” 14.157.274 18.841.531 2.346.000 21.187.531 211.875 2.123.591 183.145 2.618.611 - Văn phòng chế thử 3.174.000 4.700.154 606.000 5.306.154 53.061 476.100 63.480 592.641 - Văn phòng gương 3.590.000 4.643.450 639.000 5.282.450 52.824 538.500 71.800 663.124 - Văn phòng sửa chữa 3.973.000 4.537.045 516.000 5.053.045 50.530 595.950 79.460 725.940 - Văn phòng biển báo 3.420.274 4.960.882 585.000 5.545.882 55.459 513.041 68.405 636.905 3. TK 641 “CPBH” 2.467.420 2.120.800 120.600 2.241.400 22.414 370.113 49.348 441.875 4. TK 642 “CPQLDN” 18.671.101 36.224.132 8.754.416 44.978.548 449.785 2.800.665 373.422 3.623.872 - Phòng nhân chính 4.147.216 11.245.600 2.510.570 13.756.170 137.562 622.082 82.944 842.588 - Trạm y tế 3.127.413 7.572.532 2.070.986 9.643.518 96.435 469.112 62.548 628.095 - Phòng KH-KT 4.211.134 5.888.220 1.436.520 7.324.740 73.247 631.670 84.223 789.140 - Phòng kỹ thuật 4.174.124 4.272.160 1.410.820 5.682.980 56.829 626.119 83.482 766.430 - Phòng bảo vệ 3.011.214 7.245.620 1.325.520 8.571.140 87.711 451.682 60.224 599.617 5. TK334 - PTCNV 1.466.024 3.880.924 776.185 6.123.133 6. TK338- PT khác 2.651.422 2.651.422 Tổng 77.618.497 126.054.727 17.896.284 2.651.422 146.602.433 2.905.533 15.523.699 2.328.554 20.757.786
  69. Trường Đại học Lao động Xã hội Báo cáo thực tập tốt nghiệp => Từ bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương kế toán tiến hành lên chứng từ ghi sổ. 2.7. Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị có liên quan. Chứng từ ghi sổ là cơ sở để lên sổ tăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ cài TK. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra kế toán lập chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán trên cơ sở chứng từ ghi số được tách biệt thành 2 quá trình: - Ghi theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế trên cơ sở đăng ký chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên số cái. Chứng từ ghi sổ tập hợp số liệu của một hoặc nhiều chứng từ gốc có cùng nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính. Ngày tháng của chứng từ ghi sổ là ngày lập chứng từ gốc ghi sồ và được đăng ký vào sổ đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Cột 1: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh (trích yếu) Ví dụ:Chứng từ ghi sổ TK 334. Dựa trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán ghi khoản “tiền lương công nhân trực tiếp” Cột 2, 3: Ghi số liệu tài khoản ghi Nợ, TK ghi Có liên quan của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ:Chứng từ ghi sổ TK 334. Nợ TK 622 “tiền lương công nhân trực tiếp”Và ghi Có TK 334 Cột 4: Ghi số tiền của nghiệp vụ kinh tế theo từng quan hệ đối ứng nợ, có dòng tổng cộng: Ghi số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trên chứng từ ghi sổ. Ví dụ:Chứng từ ghi sổ TK 334. Tiền lương công nhân trực tiếp(TK 622): 75.543532đ Nguyễn Thị Thanh Hải 69 Lớp :KT 5 - Hạhc toán kế toán