Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì

doc 87 trang nguyendu 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_sa.doc

Nội dung text: Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì

  1. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa BảNG Ký HIệU Và CHữ VIếT TắT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế DD : Dở dang DN : Doanh nghiệp GTGT : Gía trị gia tăng HĐKD : Hoạt động kinh doanh HĐTC : Hoạt động tài chính KCS : Hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm KKĐK : Kiểm kê định kỳ KKTX : Kê khai thường xuyên KH : Khấu hao KPCĐ : Kinh phí công đoàn NCTT : Nhân công trực tiếp NK : Nhập khẩu NVL : Nguyên vật liệu NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp OTK : Kiểm tra chất lượng sản phẩm SXC : Sản xuất chung TK : Tài khoản TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định Lớp K10- KT2 1 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  2. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa LờI Mở ĐầU Trong thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Phát triển toàn diện cả về chiều rộng và chiều sâu. Qui mô của nền kinh tế thế giới ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển hết sức mạnh mẽ của tất cả các ngành nghề và ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Trong quá trình phát triển chung ấy, với các nguồn lực và lợi thế của mình, Việt Nam có nhiều khả năng phát triển nền kinh tế, mở rộng quan hệ buôn bán và hợp tác kinh tế với những cường quốc kinh tế – công nghệ trên thế giới, đa phương hoá quan hệ, đa dạng hoá thị trường, phát triển nền kinh tế đối ngoại với tốc độ cao. Bốn mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta hiện nay là dầu thô, dệt may, thuỷ hải sản và gạo. Riêng đối với ngành công nghiệp dệt may, trong tương lai, đây sẽ là một ngành công nghiệp đầy triển vọng với những điều kiện thuận lợi lớn. Ngành công nghiệp dệt may nói chung và ngành may mặc nói riêng luôn sẵn có nhiều điều kiện thuận lợi song bên cạnh đó là hàng loạt các khó khăn khác nảy sinh. Với những thị trường lớn nhiều tiềm năng thì cạnh tranh luôn là yếu tố tất yếu. Riêng đối với ngành may gia công xuất khẩu thì nước ta là một nước có tiềm năng rất lớn bởi nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ nên có sức cạnh tranh về giá thành gia công. Bên cạnh chất lượng, mẫu mã của sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng thì hạ giá thành sản phẩm là một nhân tố cơ bản để doanh nghiệp có điều kiện thực hiện việc cạnh tranh với các đối tác có liên quan trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, khi tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế sản xuất xã hội thì tiết kiệm lại là một quốc sách. Để có thể xâm nhập, khẳng định và chiếm lĩnh vị trí cao trên các thị trường lớn, ngoài việc khai thác lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, vị trí địa lý, ổn định về kinh tế chính trị thì việc cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm được coi là một trong những giải pháp tối ưu. Mục tiêu chính của biện pháp này là nâng cao tính cạnh tranh, tranh chấp vị trí dẫn đầu về chi phí trên thị trường, nhưng ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng lớn khác phải kể đến như: - Đảm bảo lượng lợi nhuận cần thiết cho công ty - Là đòn bẩy nhằm ổn định và cắt giảm giá cả - Tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm lượng vật liệu dư thừa - Tạo ra một cơ cấu tổ chức đáng tin cậy cho công ty nhằm đối phó với những thách thức trong tương lai. - Thiết lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các mục tiêu và sự đổi mới một cách kiên định. Đồng thời giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải phấn đấu để hoàn thành kế hoạch giá thành và mức hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được các mục tiêu Lớp K10- KT2 2 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  3. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa của doanh nghiệp thì công tác kế toán chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế đã được thực hiện như thế nào? làm được gì? và có thể làm được gì? Mong muốn tìm được câu trả lời nhằm mục đích nâng cao trình độ lý luận và khả năng nghiên cứu thực hành của bản thân, bằng các kiến thức chuyên môn đã được học tập trong nhà trường, trong quá trình thực tập, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công ở Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì. Từ đó em đã quyết định chọn đề tài : “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì” cho Chuyên đề Tốt Nghiệp của em. Chuyên đề Tốt Nghiệp của em gồm 3 nội dung sau : Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Phần thứ hai: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì. Phần thứ ba: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì. Lớp K10- KT2 3 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  4. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Phần thứ nhất Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất i. sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1. Chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Khái niệm về chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, năm, quý). Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá. Phân biệt giữa chi phí và chỉ tiêu: Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho qúa trình cung cấp, chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ cho việc tổ chức theo dõi tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố: Theo quy định hiện hành thì chi phí sản xuất được phân thành 6 yếu tố: Yếu tố nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Lớp K10- KT2 4 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  5. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Yếu tố nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố nhân công: Phản ánh tổng số tiền lương, phụ cấp mang tính chất lương và phản ánh phần BHXH,BHYT,KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên chức. Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. Yếu tố bằng tiền khác: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân loại theo cách này cho ta biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã dùng vào quá trình sản xuất trong kỳ. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành: Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản mục nhất định có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Theo quy định hiện nay, chi phí sản xuất sản phẩm bao gồm 3 khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương phụ cấp và các khoản trích theo lương cho các quý BHXH,BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất(trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). Ngoài ra khi tính giá thành toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Theo quy định hiện hành, chi phí sản xuất chung được phân loại theo mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất ra. Cụ thể như sau: Chi phí SXC được chia thành 2 loại: Một là chi phí SXC cố định là chi phí sản xuất gián tiếp không thay đổi theo sản lượng sản phẩm sản xuất ra như chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí hành chính trong phân xưởng. Hai là chi phí SXC biến đổi là chi phí gián tiếp thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo sản lượng sản phẩm dở dang, ví dụ như chi phí nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài. Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên, chi phí sản xuất còn được phân loại theo những cách sau: Lớp K10- KT2 5 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  6. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phân loại theo chức năng trong sản xuất kinh doanh - Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí - Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc và sản phẩm hoàn thành - Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất - Phân loại theo khả năng kiểm soát Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng kiểm tra, phân tích qúa trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm từ đó dễ dàng nghiên cứu để cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường làm cơ sở lập kế hoạch kinh doanh và dự án cho tương lai. 2. Giá thành sản phẩm 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Quá trình sản xuất đó là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra hay Input thành Output, như vậy nó bao gồm 2 mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Mặt hao phí sản xuất được phản ánh qua chỉ tiêu chi phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất phản ánh qua chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Việc nghiên cứu chỉ tiêu giá thành sản phẩm có vai trò rất quan trọng, nó liên quan đến việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong đơn vị, chỉ có xác định đúng đắn chỉ tiêu giá thành sản phẩm mới có cơ sở cho việc xác định chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu quản lý, hạch toán, thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thì việc phân loại giá thành sản phẩm là một việc làm không thể thiếu. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành: Theo tiêu thức này giá thành bao gồm: - Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Gía thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. - Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành định Lớp K10- KT2 6 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  7. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. - Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo tiêu thức này giá thành được phân loại như sau: - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí quản lý và chi phí bán hàng). Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành Giá thành Chi phí Chi phí toàn bộ của = sản xuất + quản lý + tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sản phẩm 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với nhau. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, là điều kiện để tính giá thành sản phẩm, còn tính giá thành sản phẩm là mục đích cuối cùng của tập hợp chi phí sản xuất. Muốn tính được giá thành sản phẩm phải dựa vào chi phí sản xuất đã tập hợp được. Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất chính, hoạt động sản xuất ngoài cơ bản của doanh nghiệp. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí có liên quan đến khối lượng của sản phẩm đã hoàn thành trong đó bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm qua sơ đồ dưới đây: Chi phí sản xuất CHI PHí SảN XUấT dở dang đầu kỳ PHáT SINH TRONG Kỳ TổNG GIá THàNH SảN PHẩM, Chi phí sản xuất DịCH Vụ HOàN THàNH dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Chi phí Chi phí Chi phí sản phẩm = sản xuất + sản xuất - sản xuất hoàn thành dở dang phát sinh dở dang Lớp K10- KT2 7 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  8. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Trong mối quan hệ chặt chẽ đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có những điểm khác nhau cơ bản sau: Về thời gian: Giá thành chỉ gắn với một thời kỳ nhất định còn chi phí sản xuất thì liên quan đến nhiều kỳ như chi phí kỳ trước chuyển sang, chi phí kỳ này phát sinh không bao gồm các chi phí chuyển sang kỳ sau. Về sản phẩm: Chi phí sản xuất không gắn trực tiếp với sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ, còn giá thành lại được tính trên sản lượng bán thành phẩm hay thành phẩm hoàn thành. Về giá trị: Tổng giá thành sản phẩm không bao gồm những chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ (chi phí chờ phân bổ ở các kỳ sau) song giá thành sản phẩm lại tính cả chi phí đã chi ra kỳ trước được phân bổ cho kỳ này. Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ khác tổng giá thành sản phẩm của các sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 4. ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 4.1. ý nghĩa Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là yêu cầu quan trọng đối với doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Việc tính đúng, tính đủ giá thành giúp cho việc phản ánh đúng tình hình thực hiện và kết quả thực hiện giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Trong một phạm vi nhất định, giá thành vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Cần phải xem xét giá thành trên nhiều góc độ khác nhau để xây dựng chỉ tiêu giá thành một cách hiệu quả nhất. Tính khách quan của giá thành chính là tính tất yếu của sự di chuyển và kết tinh giá trị tư liệu sản xuất và sức lao động trong sản phẩm. Nhưng giá thành lại là một đại lượng được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất chi ra trong kỳ nên nó mang những yếu tố chủ quan nhất định. Từ đó cho thấy, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh những tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm nhưng cũng đồng thời là thước đo năng lực và trình độ quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện một số nhiệm vụ nhất định. 4.2. Nhiệm vụ. Với chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí và giá thành, làm cơ sở cho việc định giá và đề ra các quyết định kinh doanh, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất, cũng như trong Lớp K10- KT2 8 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  9. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa phạm vi toàn doanh nghiệp gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng như theo từng loại sản phẩm được sản xuất. Hai là tính toán chính xác kịp thời giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành. Ba là xác định chính xác kết quả hạch toán nội bộ của các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Bốn là kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, lao động cũng như tình hình chấp hành các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích. Năm là cung cấp các thông tin cần thiết cho việc định giá và đề ra các quyết định kinh doanh. Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành. II. kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 1. Kế toán chi phí sản xuất 1.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ, theo đặc điểm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Có thể nói việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất – tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất – và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị – tức là đối tượng tính giá thành. Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ hoặc sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí sản phẩm có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. 1.2. Chứng từ kế toán Các loại chứng từ sử dụng để kế toán chi phí sản xuất bao gồm: Lớp K10- KT2 9 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  10. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Chứng từ phản ánh chi phí lao động: Bao gồm bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Bảng thanh toán BHXH, Bảng thanh toán tiền thưởng, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Phiếu báo làm thêm giờ, Hợp đồng giao khoán, Biên bản điều tra tai nạn lao động. Chứng từ phản ánh chi phí vật tư: bao gồm Phiếu mua hàng, Hoá đơn cước vận chuyển, Hoá đơn cảng phí, Hoá đơn giám định hàng nhập khẩu Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm Biên bản giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ Chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm Hoá đơn dịch vụ, Hoá đơn tiền điện, Hoá đơn tiền nước Chứng từ phản ánh các khoản chi bằng tiền khác: gồm các Phiếu chi, các hoá đơn dịch vụ Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành, từng doanh nghiệp và trình độ công tác quản lý. Thông thường trình tự hạch toán chi phí sản xuất như sau: - Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo 3 khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC. - Bước 2: Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất đã phát sinh, phân bổ chi phí SXC cho các đối tượng có liên quan và tiến hành kết chuyển các chi phí này về tài khoản tính giá thành. - Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất đã phát sinh trong kỳ và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Bước 4: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục. Do vậy, tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình kinh doanh, kế toán cũng có thể cung cấp các thông tin về nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu sản phẩm, hàng hoá. Phương pháp chỉ thích hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, tính chất kỹ thuật riêng biệt vì khối lượng ghi chép tương đối nhiều. 1.3.1. Kế toán chi phí NVLTT. Chi phí NVLTT bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại nguyên liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về đưa vào sử dụng ngay hoặc do tự sản xuất ra và đưa vào sử dụng ngay. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ ) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Lớp K10- KT2 10 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  11. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Có một số trường hợp do vật liệu xuất dùng và nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng mà không thể tổ chức hạch toán riêng được thì kế toán phải dựa vào chứng từ ban đầu để tổng hợp chi phí phát sinh và lựa chọn những phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ * Tỷ lệ (hay hệ số) cho từng đối tượng của từng đối tượng phân bổ Tổng chi phí vật = Tỷ lê (hay hệ số ) phân bổ liệu cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Tài khoản sử dụng: TK 621- Chi phí NVLTT, TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. TK này có nội dung, kết cấu như sau: Bên Nợ : Phản ánh giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. Bên Có : Giá trị vật liệu xuất dùng không hết, kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. Trình tự kế toán chi phí NVLTT: 151,152,111,112, 331 621 154 Vật liệu dùng trực Kết chuyển chi phí tiếp chết tạo NVLTT sản phẩm, tiếnhành lao vụ, dịch vụ Vật liệu không dùng hết 152 2 nhập kho hay chuyển kỳ sau 1.3.2. Kế toán chi phí NCTT. Chi phí NCTT là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản trợ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí NCTT còn bao gồm các quỹ: BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lêh nhất định đối với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Lớp K10- KT2 11 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  12. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Nếu tiền lương công nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ là: Mức phân bổ chi phí Tổng số tiền lương công nhân Khối lượng tiền lương của = trực tiếp của các đối tượng * phân bổ công nhân trực tiếp Tổng số khối lượng của từng cho từng đối tượng phân bổ theo tiêu thức sử dụng đối tượng Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH,BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định để được tính vào chi phí. Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí NCTT. Tài khoản này cũng được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Tài khoản này có nội dung kết cấu như sau: Bên Nợ : Chi phí NCTT sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có : Kết chuyển chi phí NCTT vào tài khoản tính giá thành. Trình tự kế toán: TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và phụ cấp lưong phải trả cho CNTT sản xuất TK 338 Kết chuyển chi phí NCTT Các khoản đóng góp theo lương của CNTT sản xuất thực tế phát sinh 1.3.3. Kế toán chi phí trả trước: Chi phí trả trước (còn gọi là chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó. Đây là khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ hạch toán. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí trả trước, kế toán sử dụng 2 tài khoản: Một là TK !42 – Chi phí trả trước Lớp K10- KT2 12 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  13. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Hai là TK 2422 – Chi phí trả trước dài hạn TK 142 Chi phí trả trước gồm các loại sau: - Giá trị công cụ dụng cụ nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần - Giá trị sửa chữa TSCĐ ngoài kế hoạch - Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh trả trước - Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê - Dịch vụ mua ngoài trả trước - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông bến bãi - Chi phí về nghiên cứu thí nghiệm phát minh, sáng chế - Lãi thuê mua TSCĐ Nội dung và kết cấu của TK 142 Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí kinh doanh Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh TK 142 chi tiết làm 2 tiểu khoản: 1421: chi phí trả trước 1422: chi phí chờ kết chuyển TK 242 Chi phí trả trước dài hạn bao gồm các loại chi phí sau: - Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều năm tài chính - Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ - Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính - Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động - Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn - Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình - Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật - Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh hoặc tổ chức lại doanh nghiệp Lớp K10- KT2 13 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  14. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa - Lợi thế thương mại trong trường hợp mua lại doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại - Chi phí mua các loại bảo hiểm và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều niên độ kế toán - Công cụ dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm - Lãi mua hàng trả chậm, trả góp, lãi thuê TSCĐ thuê tài chính - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn phải phân bổ nhiều năm - Các khoản khác Nội dung và kết cấu của TK 242 Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước dài hạn thực tế phát sinh Bên Có: Các khoản chi phí trả trước dài hạn đã phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước dài hạn thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh. Trình tự kế toán: TK 111,112,331, TK142,242 TK 635,641,642,627 Chi phí trả trước Phân bổ dần chi phí trả trước thực tế phát sinh vào các kì hạch toán TK 641,642 TK 911 Kết chuyển chi phí KC chi phí bán hàng, chi phí bán hàng chi phí quản lý quản lý vào TK xác định kết quả 1.3.4. Kế toán chi phí phải trả. Chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm bảo đảm cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. - Tiền lương phép của công nhân sản xuất Lớp K10- KT2 14 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  15. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa - Chi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch - Thiệt hại về ngừng sản phẩm trong kế hoạch - Chi phí bảo hành sản phẩm trong kế hoạch - Lãi tiền vay chưa đến hạn trả - Tiền thuê TSCĐ, mặt bằng kinh doanh, dụng cụ, công cụ chưa trả - Các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp Tài khoản sử dụng: Các khoản chi phí phải trả được theo dõi và phản ánh trên TK 335- Chi phí phải trả. TK này có nội dung và kết cấu như sau: Bên Nợ: Chi phí phải trả thực tế phát sinh và khoản điều chỉnh vào cuối niên độ Bên Có: Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch Dư Có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh Trình tự kế toán TK 334 TK 335 TK 622 Tiền lương phép, lương Trích trước lương phép ngừng lương việc thực tế phải trả ngừng việc của công nhân xuất TK 241, 331, 111 TK 627, 641, 642 Các chi phí phải trả khác Tính trước chi phí phải trả thực tế phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh 1.3.5. Kế toán chi phí SXC. Chi phí SXC là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí SXC là loại chi phí tổng hợp gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng Chi phí SXC được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh. Việc tập hợp được thực hiện hàng tháng và cuối mỗi tháng mà tiến hành phân bổ và kết chuyển vào đối tượng hạch toán chi phí. Lớp K10- KT2 15 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  16. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Nếu phân xưởng chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất thì toàn bộ chi phí chung phát sinh ở phân xưởng được kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất sản phẩm. Nếu phân xưởng sản xuất ra hai loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm) thì chi phí SXC phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Để tiến hành phân bổ, có thể sử dụng các tiêu thức: tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất, tỷ lệ với chi phí NVLTT, tỷ lệ với chi phí trực tiếp (gồm chi phí NVLTT và chi phí NCTT), tỷ lệ với số giờ máy chạy, tỷ lệ với đon vị nhiên liệu tiêu hao Để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm) sử dụng công thức: Mức phân bổ Chi phí sản xuất chung Số đơn vị của chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng từng đối tượng chung cho = Tổng số đơn vị của các đối * tính theo tiêu từng đối tượng tượng được phân bổ tính theo thức được lựa tiêu thức được lựa chọn chọn Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí SXC , mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ. Nội dung và kết cấu của TK này như sau: Bên Nợ: Chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí SXC. Kết chuyển hay phân bổ chi phí SXC vào chi phí sản phẩm hay lao vụ dịch vụ. TK 627 cuối kỳ không còn số dư do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các loại sản phẩm dịch vụ lao vụ và được chi tiết thành 6 tiểu khoản: + 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí về lương chính, lương phụ các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng ( quản đốc, phó quản đốc, nhân viên hạch toán phân xưởng, thủ kho, bảo vệ của phân xưởng ) và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷlệ với tiền lương phát sinh. + 6272 – Chi phí vật liệu: Bao gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng như xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc (trường hợp tự làm), các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng. + 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Là những chi phí về công cụ dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng. Lớp K10- KT2 16 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  17. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa + 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh khấu hao TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ như máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng + 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của các phân xưởng, bộ phận như chi phí sửa chữa TSCĐ, nước, điện thoại + 6278 – Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phi còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch của phân xưởng, bộ phận sản xuất. Ngoài ra, tuỳ yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, từng ngành, TK 627 có thể mở thên một số tiểu khoản khác để phản ánh một số nội dung hoặc yếu tố chi phí. Trình tự hạch toán: TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152, Chi phí nhân viên Các khoản chi giảm chi phí SXC (phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng không dùng hết ) TK 152, 153 TK 154 Chi phí vật liệu, dụng cụ Phân bổ ( kết chuyển) chi phí SXC cố định TK 1421, 335 Chi phí theo dự toán TK 632 TK 331, 111, 112, Chi phí SXC được ghi nhận vào giá Các chi phí SXC khác vốn hàng bán Lớp K10- KT2 17 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  18. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa 1.3.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. Các chi phí cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên Nợ của TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế biến). Nội dung phản ánh và kết cấu của TK 154 như sau: Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC) Bên Có: Các tài khoản ghi giảm chi phí sản phẩm và tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm lao vụ dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. Trình tự kế toán: TK 152 TK 621 TK 154 TK 155 Tập hợp CP KC CP Tổng GT sản Phẩm hthành NVL TT NVL TT TK 334, 338 TK 622 TK 152, 111 Tập hợp CP KC CP Các khoản ghi NCTT NCTT giảm CP SP TK 157 TK 214, 334, 338 TK 627 GT thực tế Gửi bán Ttttttt Tập hợp KC CP CP SXC SXC TK 632 GT thực tế Tiêu thụ hàng Lớp K10- KT2 18 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  19. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa 1.3.7. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia thành 2 loại: Thứ nhất là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế. Thứ hai là sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm hỏng nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xẩy ra trong quá trình sản xuất được coi là hỏng trong định mức, phần chi phí cho những sản phẩm này được tính vào chi phí sản xuất chính phẩm. Còn sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như máy hỏng, hoả hoạn bất chợt nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản chi phí thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Trình tự kế toán của sản phẩm hỏng trong định mức: Toàn bộ phần thiệt hại của loại sản phẩm hỏng này được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm và được hạch toán như đối với chính phẩm. Trình tự kế toán của sản phẩm hỏng ngoài định mức: TK 152, 153, 334, TK 1381 SPHĐM TK 632 Chi phí sửa chữa Giá trị thịêt hại về sản phẩm phẩm hỏng ngoài định mức TK 154, 155, 157, TK 1381, 152 Giá trị sản phẩm hỏng Giá trị thu hồi, bồi thường không sửa chữa được Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất: Lớp K10- KT2 19 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  20. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Tài khoản sử dụng: Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo ở TK 335 – chi phí phải trả Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên một trong các TK tương tự như hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức (TK 154,627,1421,1381, chi tiết thiệt hại về ngừng sản xuất). Cuối kỳ sau khi trừ phần thu hồi, giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thời kỳ. Trình tự kế toán: TK 152, 214,334 TK 1421 THNSX TK 632 Tập hợp chi phí chi ra trong Giá trị thiệt hại thực về thời gian ngừng sản xuất ngừng sản xuất TK 1381, 152 Giá trị thu hồi bồi thường 1.4. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư hàng hoá sản phẩm mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho của chúng trên cơ sở kết quả kiểm kê. Mặc dù phương pháp này đơn giản tiết kiệm nhưng lại có độ chính xác không cao và không phản ánh được kịp thời tình hình tồn kho nên chỉ thích hợp với các doanh nghiệp kinh doanh những chủng loại hàng hoá, vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán. 1.4.1. Tài khoản sử dụng. Về chi phí NVL trực tiếp Để phản ánh các nguyên vật liệu xuất dụng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiêp. các chi phí được phản ánh trên Tk 621 không ghi theo ìưng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. Nội dung phản ánh và kết cấu của TK 621 như sau: Lớp K10- KT2 20 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  21. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Bên nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh từng kỳ. Bên có: Cuối kỳ kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành phẩm, dịch vụ, lao vụ TK 621 cuối kỳ không có số dư và được mở theo từng đối tượng hạch toán chi phí. Về chi phí nhân công trực tiếp TK sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Về chi phí sản xuất chung: Toàn bộ chi phí SXC được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Khi doanh nghiệp sản xuất hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì TK 154 chỉ dùng để phản ánh giá trị lamg dở đầu kì và giá trị của sản phẩm dở kiểm kê cuối kỳ, kế toán sử dụng TK631- giá thành sản xuất để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. TK này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí và theo loại nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm của cả bộ phận sản xúât kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ, chi phí thuê ngoài gia công, chế biến. Nội dung phản ánh và kết cấu TK631: Bên nợ: Phản ánh giá trị làm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳliên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ Bên có; Kết chuyển giá trị sản phẩm dở danng cuối kỳ Tổng giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành TK631 cuối kỳ không có số dư. Lớp K10- KT2 21 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  22. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa 1.4.2. Phương pháp hạch toán. 154 631 154 Kết chuyển chi phí SX DD đầu kỳ Kết chuyển chiphí Sản xuất DD cuối kỳ 6111 621 Tập hợp CPNVLTT Tập hợp CPNVLTT 632 Giá thành sản phẩm 334,338 622 Hoàn thành Tập hợp CPNC Tập hợp CPNVLTT 214,334,338 627 KC CPSXC Tập hợp CPSXC 2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang là những sản pểâm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nhiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất cua sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giáu sản phẩm dở dang sau: Với bán thành phẩm: Có thể tính theo chi phí thực tế hoặc kế hoạch Với sản phẩm đang chế tạo dở dang: Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính; Theo phươngpháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính . Lớp K10- KT2 22 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  23. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Giá trị vật Toàn bộ giá trị vật liệu Số lượng liệu chính chính xuất dùng sản phẩm = x dở dang nằm trong cuối kỳ sản phẩm dở dang Số lượng thành + Số lượng sản phẩm phẩm dở dang Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, các chi phí chế biến khác chiếm tỷ trọng nhỏ và trên dây truyền công nghệ sản xuất sản phẩm dở dang tương đối ít và không có sự chênh lệch giữa đầu kỳ và cuối kỳ. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản pẩm dở dang để quy phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Đê đảm bảo tính chính xác của việc đảnh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến , còn các chi phí NVL chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Giá trị vật Số lượng liệu chính sản phẩm = x dở dang nằm trong cuối kỳ( sản phẩm không dở dang Số lượng Số lượng quy đổi) thành sản phẩm phẩm + dở dang Chi phí chế Tổng chiphí chế biến từng loại Số lượng biến nằm sản phẩm = x dở dang trong sản cuối kỳ( phẩm dở quy đổi ra dang(theo Số lượng Số lượng thành từng loại) thành sản phẩm phẩm phẩm + dở dang quy đổi ra thành phẩm Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm, các chi phí chế biến khách chiếm tỷ trọng tương đối không đồng đều trong giá thành sản phẩm, đồng thời trên dây truyển công nghệ sản xuất giữa các công đoạn có nhiều sản phẩm làm dở dang có số lượng không đồng đều giữa đầu kỳ và cuối kỳ. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Khi xác định sản phẩm làm dở cuối kỳ thì chi phí NVLTT vẫn tính cho số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm làm dở. Còn Lớp K10- KT2 23 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  24. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa đối với chi phí chế biến khác như là CPNCTT, chi phí SXC là những chi phí bỏ dần theo mức độ gia công chế biến thì khi tính cho mức độ số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm làm dở đều tính chung theo mức độ 50% so với sản phẩm hoàn thành. Giá trị sản Giá trị NVL 50% chi phí phẩm dở dang chính nằm chế biến chưa hoàn = trong sản + thành phẩm dở dang Phương pháp này được áp dụng đối với một số doanh nhiệp mà trong quy trình công nghệ sản xuất có khối lượng sản phẩm làm dở trên các công đoạn sản xuất tương đối đồng đều. Và để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chiphí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. - Xác định giá trị sảnphẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: Phương pháp này đảm bảo mức độ chính xác của sản phẩm làm dở nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng các định mức chi phí cho sản phẩm làm dở, cho các bộ phận chi tiết trên từng công đoạn sản xuất. Căn cứ vào định mức tiêu hao( hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phảm dở dang của toàn doanh nghiệp. 3.Tính giá thành sản phẩm. 3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây truyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào các cơ sở sau : - Dựa vào đặc điểm của qui trình công nghệ sản xuất để xác định : Với sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng Với sản xuất phức tạp, đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo. - Dựa vào loại hình sản xuất để xác định Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng riêng biệt. Với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm. -Dựa vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh Lớp K10- KT2 24 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  25. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa 3.2 Đơn vị và kì tính giá thành sản phẩm Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được, phải căn cứ vào chu kì sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm mà xác định kì tính giá nhằm cung cấp số liệu về giá thành một cách nhanh chóng . Kì tính giá thành thường là thời kì bộ phận kế toán cần tiến hành việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành. Xác định kì tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức tính giá thành khoa học, hợp lí, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực kế hoạch giá thành chi phí của kế toán. Với doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn, xen kẽ, liên tục thì kì tính giá thành hợp lí là hàng tháng, vào thời điểm cuối tháng. 3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính gía thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý. Nói cách khác, phương pháp tính gía thành sản phẩm là các cách thức, các phương pháp tính toán, xác định gía thành của từng đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Về cơ bản, phương pháp tính gía thành bao gồm: phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ Việc tính giá thành sản phẩm trong từng doanh nghiệp cụ thể tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng một trong các phương pháp nói trên hoặc áp dụng kết hợp một số phương pháp với nhau. Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với nhau. Ngoài ra phương pháp này còn áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất với khối lượng lớn, ít loại sản phẩm và chu kỳ sản xuất ngấn. Công thức tính gía thành: Tổng chi phí sản xuất+( sản phẩm DD đầu kỳ- Sản phẩm DD cuối kỳ) Z = Số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ hoặc giai đoạn công nghệ, đối tương tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phậ, chi tiết sản phẩm hay giai đoạn công nghệ. Công thức tính giá thành: Lớp K10- KT2 25 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  26. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 +Z3 + +Zn Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác cơ khí, dệt nhuộm Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một qúa trình sản xuất cùn sử dụng một số nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không được tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Công thức tính: Giá thành Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm đơn vị sản phẩm = gốc Tổng số sản phẩm gốc quy đổi Giá thành Giá thành Hệ số đơn vị đơn vị quy đổi sản phẩm = sản phẩm x sản phẩm tưng loại gốc từng loại Trong đó: Sản lượng Tổng số Hệ số sản phẩm lượng sản quy đổi quy đổi = phẩm loại x sản phẩm i từng loại i Tổng giá thành Tổng chi Giá trị sản sản xuất của phí sản phẩm DD = Giá trị sản + xuất phát _ cuối kỳ xúât loại sản phẩm DD phẩm sinh đầu kỳ trongkỳ Phương pháp tỷ lệ: Trong các doanh nghiệp sản xúat nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí sản xuất thực tế với kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm tưng loại. Công thức: Giá thành thực Giá thành kế Tỷ lệ giữa chi tế sản phảm hoạch hoặc phí thực tế so cùng loại = định mức đơn x với chi phí kế vị sản phẩm hoạch hoặc từng loại định mức Lớp K10- KT2 26 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  27. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính còn có thể thu được các sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá trị có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch Tổng giá Giá trị Tổng chi Giá trị Giá trị thành sản sản phẩm phí sản sản phẩm sản phẩm phẩm = chính DD + xuất phát - phụ thu - chính DD chính đầu kỳ sinh trong _ hồi cuối kỳ kỳ _ _ Phương pháp liên hợp: _ Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim . Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí với tỷ lệ Phương pháp phân bước: Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những xí nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ chia ra nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định: mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm này là đối tượng chế biến của bước sau. Chi phí NVLTT, chi phí NCTT của giai đoạn nào thì được tập hợp vào giai đoạn đ, còn chiphí sản xuất chung sau khi đã tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ theo tiêu chuẩn phù hợp cho đối tược tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành. Tuỳ theo yêu cầu quản lý và tính chất hàng hoá của sản phẩm( yêu cầu nhập kho hoặc có tiêu thụ bán thành phẩm ra ngoài) nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành hai phương pháp: Thứ nhất là phương pháp tính giá thành phân bước có tính gía thành bán thành phẩm: Theo phương pháp này thì bán thành phẩm ở các công đoạn sản xuất và sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng là đối tượng tính giá thành. Việc tính giá thành được lần lượt tính cho giá thành của thành phẩm của giai đoạn chuyển bước sang giai đoạn và cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được giá thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Lớp K10- KT2 27 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  28. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Sơ đồ tính giá thành ( Trong đó: Z- tổng giá thành; z- giá thành đơn vị) Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí NVL( Chi phí NVL( Chi phí NVL( bỏ vào từ đầu bỏ vào từ đầu bỏ vào từ đầu SX) SX) SX) + + + Chi phí chế Chi phí chế Chi phí chế biến( giai đoạn biến( giai đoạn biến (giai đoạn 1) 2) n) Z và z của bán Z và z của bán Z và z của bán thành phẩm của thành phẩm của thành phẩm của giai đoạn 1 giai đoạn 2 giai đoạn n Thứ hai: Là phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: Trong thực tế nếu bán thành phẩm ở các bước chế biến được chuyển hét sang bước sau để tiếp tục chế biến mà không có tiêu thu bán thành phẩm ra ngoài hoặc không cần phải nhập kho để dự trữ thì kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm ở các bước chế biến mà chỉ tính giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Theo phương pháp này thì chi phí ở các bước chế biến đều tính cho thành phẩm. Lớp K10- KT2 28 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  29. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Sơ đồ tính giá thành: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản xuất giai đoạn xuất giai đoạn xuất giai đoạn 1 2 n Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản xuất giai đoạn xuất giai đoạn xuất giai đoạn 1 trong sản 2 trong sản n trong sản xuất xuất xuất Kết chuyển song song Giá thành sản xuất của thành phẩm Phương pháp đơn đặt hàng: Phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho những xí nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ, công việc sản xuất thường được tiến hành căn cứ vào các đơn đặt hàng của người mua và có thể xong đơn đặt hàng thì lần sau không sản xuất nữa. Đơn đặt hàng có thể là một sản phẩm riêng biệt hoặc một số sản phẩm cùng loại. Do vậy, đặc điểm của phương pháp này là tính giá thành sản phẩm riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên hạch toán chi phí sản xuất phải được chi tiết theo tong đơn đặt hàng. Đối với chi phí NVLTT, chi phí NCTT ghi trực tiếp cho đơn đặt hàng, riêng đối với chiphí sản xuất chung ở phân xưởng có liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì sau khi đã tập hợp cuối thàng mới phân bổ cho các đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp. Thông thường thì các doanh nghiệp phân bổ chi phí SXC theo tiền lương trực tiếp của công nhân sản xuất phát sinh kể từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng. Như vậy khi kết thúc đơn đặt hàng kế toán mới tính giá thành, còn đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì đó là sản phẩm dở dang. Phương pháp định mức: Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về vật tư lao động, các dự toán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý, khoản chênh lệch Lớp K10- KT2 29 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  30. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa do những thay đổi định mức cũng như chênh lệch trong quá trình thực hiện so với định mức. Công thức tính giá thành: Giá thành Giá thành + Chênh lệch + Chênh lệch định mức - do thay đổi - do thực hiện thực tế sản = phẩm định mức so với định mức Việc tính giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở các định mức tiên tiến hành ngày đầu kỳ. Tuỳ theo tính chất cảu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau. Việc thay đổi định mức là sự tăng hay giảm các định mức chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm so kết quả của việc áp dụng các định mức kinh tế mới và tiêt kiệm hơn để thay đổi các định mức cũ đã lỗi thời. Việc thay đổi định mức được tiền hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mưc cũng như việc kiểm tra việc thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào những ngày giữa tháng thì đầu tháng saumới phải điều chính giá thành định mức. Khoản chênh lệch so với định mức là những khoản chi phí phát sinh ngoài định mức và dự toán quy định III. Sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1. Mẫu sổ. Tuỳ theo từng hình thức ghi sổ mà có các sổ sách tổng hợp phản ánh chi phí sản xuất, ở đây do cơ quan thực tập- Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh trì sử dụng hình thức nhật ký chung nên các loaị sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất bao gồm: Các loại sổ cái: Sổ cái TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 theo mẫu sau: Lớp K10- KT2 30 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  31. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Sổ cái Tên TK: . Số hiệu TK: Số DƯ ĐầU Kỳ Chứng từ Diễn giải TK đối Phát sinh Số N,T ứng Nợ Có Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sổ nhật ký chung theo mẫu sau: Sổ nhật ký chung Năm: N,T Chứng từ Diễn giải Đã ghi SHTK Số phát sinh ghi Số N,t sổ cái Nợ có Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị Lớp K10- KT2 31 Viện Đại(ký, Học họ Mởtên) Hà Nội
  32. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung: Chứng từ gốc Sổ chi tiết Nhật ký chuyên dùng Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo cân đối phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi vào cuối kỳ Đối chiếu 2. Sổ kế toán chi tiết sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 2.1. Sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất: Ngoài các sổ sách hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo tong hình thức ghi sổ, kế toán doanh nhiệp còn mở các sổ chi tiết nhằm theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từng loại. Sổ chi tiết sản xuất có mẫu sau: Lớp K10- KT2 32 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  33. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (Dùng cho các TK 621,622,627,631,641, 642, 142, 154, 335) - Tài khoản: - Tên Phân xưởng: - Tên sản phẩm, dịch vụ: N, T Chứng từ Diễn giải TK Ghi nợ TK ghi sổ SH N,T đối Tổng Chia ra ứng số tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cộng số phát sinh Ghi có TK Số dư cuối kỳ Người ghi sổ Kế toán trưởng Ngày Tháng năm ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Sổ chi tiết sản xuất kinh doanh được mở theo tong tài khoản, phản ánh tong đối tượng tập hợp chi phí hoặc theo tơng nội dung chi phí. Cách ghi cụ thể tong chỉ tiêu như sau: Số dư đầu kỳ: đầu kỳ, kế toán dựa vào chỉ tiêu “ số dư đầu kỳ” trên sổ chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ trước tương ứng với từng loại để ghi . Phát sinh trong kỳ: dựa vào các chứng từ gốc và các bảng phân bổ chi phí để ghi. Lớp K10- KT2 33 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  34. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Số dư cuối kỳ: được xác định theo công thức sau: Số dư cuối = Số dư đầu + Phát sinh - Phát sinh kỳ kỳ trong kỳ có 2.2. Sổ kế toán chi tiết tính giá thành phẩm: Để phản ánh kết quả tính giá thành từng loại sản phẩm, dịch vụ, kế toán còn mở thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ . Thẻ này được ghi trên cơ sở thẻ tính giá thành kỳ trước(Ghi vào các chỉ tiêu phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ), vào sổ kế toán chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ ) và vào biên bản kiềm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ( Ghi vào các shỉ tiêu phản ánh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ) Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Tháng năm Tên sản phẩm, dịch vụ: Chỉ tiêu Tổng số Chia ra theo các khoản mục tiền NVl NCTT SXC 1 2 3 4 5 1.Chi phí SXKD dở dang 2.Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 3.Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ 4.Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ Lớp K10- KT2 34 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  35. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Phần thứ hai Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu thanh trì - Hà nội. I. Đặc điểm chung của xí nghiệp may xuất khẩu thanh trì . 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Xí nghiệp may xuất khẩu Thành Trì là một đơn vị kinh tế trực thuộc Công ty sản xuất và xuất khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex). Xí nghiệp được xây dựng năm 1993 và bước vào đào tạo tháng 4 năm 1994. Mặt bằng của xí nghiệp được thuê của trung tâm Bách hóa – dịch vụ thương mại thuộc tổng công ty Bách Hóa. Xây dựng trên diện tích 20.000m2 . Xí nghiệp được thành lập chính thức theo quyết định số 2032 QD/UB ngày 13/6/1996 của UBND Thành phố Hà Nội. Xí nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và là đơn vị hạch toán nội bộ. Đăng ký tài khoản tại Vietcombank chi nhánh Hà Nội. Xí nghiệp được đầu tư số vốn ban đầu là 10 tỷ đông. Xí nghiệp có nhiệm vụ may gia công xuất khẩu và sản xuất xuất khẩu các loại quần áo. Toàn xí nghiệp có 4 phân xưởng sản xuất và 989 lao động, với thu nhập bình quân đầu người là 430000 đ/ lao động/ tháng. Đến năm 1997, xí nghiệp đầu tư thêm một dây truyền sản xuất tại phân xưởng 2, với tổng số lao động là 1054 người, thu nhập bình quân là 530000 đ/ lao động/ tháng. Đến năm 1998, xí nghiệp đầu tư thêm một dây truyền sản xuất tại phân xưởng 1, với tổng số lao động là 1127 người, thu nhập bình quân là 575000 đ/ lao động/ tháng. Đến năm 1999, xí nghiệp đầu tư chiều sâu, trang bị thêm thiết bị máy móc, thành lập thêm phòng KCS, với tổng số lao động là 1130 người, thu nhập bình quân là 638000 đ/ lao động/ tháng. Đến năm 2000, doanh số đạt 13 tỷ đồng, thu nhập bình quân là 700000 đ/ lao động/ tháng. Năm 2001, xí nghiệp đạt doanh số là 12 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 700000đ/người/ tháng. Năm 2002, xí nghiệp đạt doanh số 37 tỷ đồng, lương bình quân công nhân đạt 850000đ/lao động/ tháng. Năm 2003, xí nghiệp đầu tư 9 tỷ đồng trang thiêt bị máy móc và thành lập phân xưởng 4 chuyên may hàng gia công theo đơn đặt hàng của các khách hàng Hoa Kỳ Lớp K10- KT2 35 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  36. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Doanh số của năm đạt 57 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 40% so với cùng kì năm 2002, thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên là 950000đ/ lao động/ tháng. Thị trường tiêu thụ trong những năm qua của xí nghiệp là các nước Nhật Bản, Hàn quốc, Đức, Anh. Hiện nay với đội ngũ công nhân lành nghề, đoàn kết nhiệt tình, cơ chế quản lý đíng hướng xí nghiệp đã hoạt động ngày một hiệu quả hơn và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Xí nghiệp đã phấn đấu xây dựng và chuyển đổi thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản năm 2000, được trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUASERT cấp chứng chỉ vào tháng 12/2003, tạo một tiền đề mới cho sự phát triển trong tương lai của xí nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua một số năm có thể cho thấy sự tăng trưởng của xí nghiệp như sau: Bảng kết quả kinh doanh của xí nghiệp ( Các năm 2001-2002-2003) Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng doanh thu 31436 36435 63629 1. Doanh thu thuần 31436 36435 63629 2. Giấ vốn hàng bán 26966 30922 52295 3. Lợi tức gộp 4470 5512 11335 4. Chi phí bán hàng 956 880 2581 5. Chi phí QLDN 3038 3294 7108 6. Lợi tức thuần từ HĐKD 476 709 1646 7. Lợi tức từ HĐTC 55 41 -377 8. Lợi tức bất thường 278 100 0 9. Tổng lợi tức trước thuế 810 895 1269 10. Thuế lợi tức 259 272 406 11. Lợi nhuận sau thuế 551 578 863 2. Đăc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý. Lớp K10- KT2 36 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  37. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Giám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng kiểm tra chất lượng sp Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành Phòng lao dộng tiền lương Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch đầu tư Phòng kế hoạch đầu Phòng xuất nhập khẩu Phòng xuất nhập Phòng báo vụ quân sự Phòng báo vụ Phòng kinh doanh Phòng cơ điện Phân Phân Phân Phân Phân xưởng xưởng xưởng xưởng xưởng I II III IV thêu 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Xí nghiệp tổ chức quản lý theo kiểu chức năng tham mưu Bộ máy quản lý của xí nghiệp bao gồm: Ban giám đốc: Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Phụ trách chung, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của xí nghiệp. Lớp K10- KT2 37 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  38. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Theo hệ thống quản lý chất lượng, giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn sau: - Tổ chức và điều hành xí nghiệp hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao - Xây dựng chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của xí nghiệp tại xí nghiệp - Tổ chức và thường xuyên xem xét hoạt động của hệ thống chất lượng tại xí nghiệp, áp dụng và duy trì theo ISO 9221- 2000 - Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, kiểm tra các hoạt động của xí nghiệp - Định kỳ tổ chức các cuộc họp kiểm tra xem xét các hoạt động của hệ thống chất lượng tại xí nghiệp - Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các đồng chí trong bán giám đốc và các trưởng bộ phận trong xí nghiệp - Phê duyệt và chỉ đạo các kế hoạch chất lượng trong xí nghiệp - Chịu trách nhiệm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tích ứng cho hoạt động của xí nghiệp. Phó giám đốc 1: Phụ trách tổ chức và hành chính . Có chức năng và nhiệm vụ như sau: - Thay mặt giám đốc điều hành xí nghiệp khi giám đốc đi vắng - Tổ chức điều hành công tác tổ chức, quản lý hành chính của xí nghiệp - Chỉ đạo các công tác đoàn thể Phó giám đốc 2: Phụ trách sản xuất và kinh doanh, với choc năng và nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cả trong và ngoài nước - Chịu trách nhiệm trong việc giao dịch, tìm đơn hàng trình giám đốc phê duyệt; phối hợp với các phòng ban phân xưởng thực hiện tốt các hợp đồng đã ký với khách hàng. - Theo dõi các phân xưởng và các phòng phục vụ sản xuất - Chịu trách nhiệm tiếp thị quảng cáo. Các phòng ban: * Phòng kế toán tài vụ: Đứng đầu là kế toán trưởng với nhiệm vụ là thực hiện hạch toán kinh doanh, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của toàn xí nghiệp, kiểm tra chứng từ, hoá đơn. Tổ chức thực hiện các biện pháp hành chính, theo dõi tình hình vật tư, tài sản của xí nghiệp lập báo cáo tài chính, thanh quyết toán khi kết thúc kỳ kế toán và lập bảng cân đối kế toán để thấy được tình hình kinh doanh của xí nghiệp giúp ban giám đốc có những quyết định về hoạt động tài chính của xí nghiệp. Lớp K10- KT2 38 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  39. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa * Phòng lao động tiền lương: Có nhiệm vụ quản lý lao động, theo dõi xây dựng định mức lao động, định mức tiền lương, thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao động. * Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc hành chính như tiếp nhận, phát hành và lưu trữ công văn, giấy tờ, tài liệu, tổ chức đón tiếp khách đến liên hệ công tác và tham gia xí nghiệp, điều hành mạng máy tính nội bộ xí nghiệp và quản lý con dấu của xí nghiệp. * Phòng bảo vệ quân sự: bảo vệ trật tự, an ninh trong toàn xí nghiệp. Phòng chống cháy nổ trong xí nghiệp. Là lực lượng dân quân tự vệ của xí nghiệp. * Phòng cơ điện: Đảm nhận điện cho sản xuất; sửa chữa bảo dưỡng máy móc để luôn ở trong tình trạng tốt; giám sát quản lý hệ thống nồi hơi phục vụ cho khâu ủi, là sản phẩm của các phân xưởng, theo dõi lịch làm việc của toàn bộ máy móc trong xí nghiệp. * Phòng kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ tiếp nhận tài liệu kỹ thuật mẫu gốc, tiến hành may mẫu, đối mẫu, giác sơ đồ, viết quy trình công nghệ sản xuất chung, chịu trách nhiệm triển khai kỹ thuật sản xuất tới các phân xưởng cho từng đơn hàng cụ thể, thiết kế mẫu mã sản phẩm mới để chào hàng. Phòng kỹ thuật còn chịu trách nhiệm về định mức vật tư, làm việc với khách hàng và chịu trách nhiệm về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. * Phòng xuất nhập khẩu: là phòng mũi nhọn tìm kiếm bạn hàng, thị trường ký kết hợp đồng kinh tế. Thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa (từ khâu nhận chứng từ để hoàn chỉnh thủ tục nhận nguyên vật liệu đến thủ tục để xuất khẩu hàng hóa). Và khi hàng hóa xuất xong thì hoàn thành bộ chứng từ thanh toán để gửi cho khách hàng. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ làm công tác ngoại giao. * Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất chung cho từng tháng, cụ thể cho từng đơn hàng từng phân xưởng. Khi nhận được thủ tục tiếp nhận vật tư gia công của khách hàng thì tiếp nhận vật tư, cân đối vật tư. Ngoài ra phòng còn nhận nhiệm vụ cung ứng vật tư thu mua ngoài thị trường phục vụ sản xuất cho xí nghiệp. * Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước; phân đoạn thị trường phù hợp với khả năng sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Xây dựng chiến lược sản phẩm, quảng cáo nhằm tăng nhanh hiệu quả hoạt động và uy tín của xí nghiệp. * Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm của í nghiệp từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất cho đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đề xuất các phương án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. * Các phân xưởng: Phân xưởng I, II, III, IV: Trong các phân xưởng, máy móc và công nhân được bố trí thành các dây truyền và các bộ phận chuyên trách. Với tổng số công nhân là 1650 người thực hiện các công việc cắt, vắt sổ, may, thùa khuy Lớp K10- KT2 39 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  40. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa * Phân xưởng thêu: Với 20 lao động thực hiện việc thết kế và thêu theo mẫu đối với những mặt hàng có yêu cầu thêu. Các phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ: - Triền khai và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất của xí nghiệp giao cho. Đảm bảo số lượng và chất lượng, thời hạn giao hàng. - Tổ chức kiềm soát chất lượng sản phẩm tại đơn vị mình theo các quy trình hướng dẫn của hệ thống chất lượng mà đơn vị đã ban hành - Tổ chức và duy trì việc thực hiện các nội quy về an toàn vệ sinh lao động, ký luật lao động, sử dụng và an toàn thiết bị, quản lý tốt hàng hoá, thực hiện phòng chống cháy nổ dã được xí nghiệp quy định. - Thực hiện tốt các nội quy, quy định của xí nghiệp, các phong trào thi đua mà xí nghiệp hoạt động. 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp: 3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh trì, với đặc điểm là sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại. Quy trình sản xuất chế tạo chi phí được thực hiện trên quy trình công nghệ đơn giản, kiểu chế biến liên tục, qua nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất, và được tổ chức theo nguyên tắc khép kín trong từng phân xưởng sản xuất. Xí nghiệp có 4 phân xưởng sản xuất: - Phân xưởng I và II có 6 dây truyền may. - Phân xưởng III có 5 dây truyền may chuyên để may áo dệt kim. - Phân xưởng IV chỉ có 3 dây truyền sản xuất hàng dán các loại. Cả 4 phân xưởng đều được tổ chức sản xuất như nhau. Bao gồm bộ phận cắt, bộ phận may và bộ phận hoàn thiện. Qua mỗi khâu, công đoạn đều có nhân viên phòng KCS và chuyền trưởng, tổ trưởgn đảm nhận việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Lớp K10- KT2 40 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  41. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Cắt May OTK Hoàn thiện Thêu Giặt Là, đóng mài gói Xuất Nhập khẩu kho Theo sơ đồ trên, theo kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật sẽ làm mẫu cắt đưa xuống bộ phận cắt ở xưởng. Sau khi vải đã được cắt ở xưởng thành các chi tiết cấu thành nên sản phẩm sẽ được chuyển sang bộ phận vắt sổ; nếu loại quần áo nào có yêu cầu thêu thì phần chi tiết cần thêu sẽ được chuyển nên phân xưởng thêu, rồi sau đó các chi tiết được phân cho các dây truyền may; đem đi giặt mài đối với loại mã hàng có yêu cầu giặt mài, tiếp đó đến bộ phận hoàn thiện. Cuối cùng sản phẩm được đưa đến bộ phận đóng gói và nhập kho. 3.2. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh: Xí nnghiệp có 2 loại hình tổ chức sản xuất sau: - Nhận may gia công xuất khẩu: đây là nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp, chiếm tới 80% hoạt động sản xuất. Khi có hợp đồng may gia công xuất khẩu, xí nghiệp nhận nguyên liệu và các loại vải, phụ liệu của khách hàng và tiến hành may gia công dựa trên cơ sở sự thống nhất về định mức tiêu hao nguyên liệu của phìng kế hoạch. - Sản xuất hàng xuất khẩu: Hình thức này chiêm 20% hoạt động sản xuất của xí nghiệp. Xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài cũng như với may gia công nhưng trong trường hợp này nguyên liệu là do xí nghiệp tự mua vào trên thoả thuận của cả hai bên( xí nghiệp và khách hàng). 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì. 4.1. Sơ đồ tổ chức và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Lớp K10- KT2 41 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  42. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán TSCĐ+ Thủ tổng hợp TGNH+ Tiền lương, bảo quỹ + thanh thành hiểm+ vật tư thu toán tiền phẩm+doanh mua và các mặt+ Giá thu và các khoản phải trả thành khoản phải thu Xuất phát từ đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh , phù hợp với yêu cầu quản lý vi trình độ của bộ máy kế toán, cán bộ kế toán được tổ chức theo hình thức tập chung. - Kế toán trưởng: chỉ đạo chung, ký các lệnhcác chứng từ công văn có liên quan đến công tác tài chính. Theo dõi công tác hàng đưa đi gia công với đơn vị bạn, cân đối tài chính. - Kế toán tổng hợp và tính giá thành kiêm kế toán thanh toán tiền mặt:l Theo dõi làm các thủ tục thanh toán tiêng mặt, kế toán chi phí và tính giá thành, lập các báo cáo tài chính. - Kế toán thanh toán tiền gửi ngân hàng kiêm kế toán thành phẩm; Theo dõi tiền hàng về, thanh toán tiền gửi ngân hàng tại ngân hàng, theo dõi thành phẩm , theo dõi các khoản phải thu, kế toán thuế. - Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Theo dõi hạch toán TSCĐ và tính khấu hao, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Thủ quỹ: Theo dõi thu chi tiền mặt tại quỹ, nguyên vật liệu gia công. Chế độ kế toán áp dụng tại xí nghiệp: - Niên độ kế toán: là 1 năm từ 1/1/N đến 31/12/ N+1 - đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá thực tế - Hình thức sổ áp dụng; Nhật ký chung, kế toán trên máy vi tính - Phương pháp kế toán TSCĐ; Nguyên tắc đánh giá: Theo nguyên giá TSCĐ Phương pháp khấu hao áp dụng: Phương pháp tuyến tính - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá: Theo giá trị hàng tồn kho thực tế Lớp K10- KT2 42 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  43. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Kê khai thường xuyên - Xí nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Tính giá thành hàng xuất theo phương pháp thực tế đích danh . 4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán: Chứng từ gốc Máy vi tính Sổ chi tiết Nhật ký chuyên dùng Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp Báo cáo cân chi tiết đối phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi vào cuối kì Đối chiếu Lớp K10- KT2 43 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  44. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa II. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì: 1. Các loại chi phí sản xuất 1.1 Chi phí NVLTT Chi phí nguyên vật liệu chính Do đặc điểm của xí nghiệp chủ yếu nhận gia công sản phẩn xuất khẩu ( chiếm 80% ) đồng thời vừa thực hiện sản xuất thêo đơn đặt hàng ( chiếm 20% ) để xuất khẩu nên về chi phí NVL chính gồm 2 loại chi phí sau : Đối với sản phẩm nhận gia công thì chi phí NVL chính chỉ bao gồm chi phí vận chuyển nội địa, bốc dỡ của nguyên vật liệu chính do khách hàng cung ứng từ cảng về đen kho. Còn NVL gia công được theo dõi trên TK ngoài bảng là TK 002- Vật tư, hàng hoá nhờ giữ hộ, nhận gia công. Đối với sản phẩm sản xuất XK thì mỗi đơn đặt hàng có các loại chi phí NVL chính theo định mức kĩ thuật đáp ứng việc sản xuất cho đơn hàng đó như phí về mua sắm, vận chuyển, bốc dỡ của cá loại vải ngoại, mex, xốp thêu. Chi phí nguyên vật liệu phụ Gồm chi phí về chỉ may, chỉ thêu, cúc dập, khuy, khoá và các vật liệu đóng gói như thùng catton, kẹp sắt Các NVL chính và NVL phụ đều được mua trên cơ sở định mức của phòng kĩ thuật thoả thuận thống nhất với yêu cầu của khách hàng. Vật tư mua bao nhiêu được xuất dùng hết bấy nhiêu, giá mua chính là giá xuất, rất ít có hàng tồn trong kho. Vì vậy, Xí nghiệp tính giá vật tư xuất dùng theo phương pháp thực tế đích danh. 1.2 Chi phí NCTT XN có đặc điểm sản xuất là gia công nên chi phí NCTT sản xuất chiếm tỉ trọng lớn. Đối với hàng gia công thì chi phí này chiếm 50% tổng chi phí, bao gồm các khoản tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, được tính trên đơn giá lương sản phẩm và các khoản trích theo lương. 1.3 Chi phí SXC Là các loại chi phí sản xuất phát sinh ở các phân xưởng và các chi phí đó liên quan đến quá trình sản xuất trong kì mà không thể hạch toán riêng cho từng đơn đặt hàng thì được hạch toán và theo dõi bằng các chi phí sau : Chi phí nhân viên phân xưởng Bao gồm tiền lương của nhân viên ở bộ phận gián tiêp trong phân xưởng như quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, chuyền trưởng và các nhân viên phục vụ khác, tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp sản xuất. Lớp K10- KT2 44 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  45. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Chi phí vật liệu Gồm các vật liệu cơ khí như : kim máy may, đèn điện, mũi khoan dây da .dùng để sửa chữa bảo dưỡng máy may ;gồm nhiên liệu như: Xăng dầu, cồn công nghiệp ;vật liệu sản xuất như :phấn may, băng dính Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng Bao gồm chi phí về kéo, bàn là, bảo hộ lao động, các chi tiết máy. Chi phí khấu hao TSCĐ Là phần trích khấu hao hệ thống máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất trong các phân xưởng .và các chi phí sửa chữa TSCĐ Chi phí mua ngoài, thuê ngoài Bao gồm tiền điện, tiền thuê phân xưởng, hàng không sản xuất gia công hết được đem đi thuê ngoài, chi phí của hàng giặt thuê ngoài Chi phí bằng tiền Gồm tiền thuê trông xe, tièn khấu hao bao bì, tiền mua chè 2. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất Xuất phát từ đặc điểm là Xí nghiệp nhận sản xuất, gia công theo đơn đặt hàng của các hãng để thực hiện xuất khẩu, quy trình sản xuất giản đơn và liên tục, Xí nghiệp đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn hàng, cụ thể là các mã hàng của từng đơn hàng. Từng kì, kế toán phải tiến hành phân bổ các chi phí vào từng đơn hàng, mã hàng. Trong các loại chi phí thì chi phí NCTT chiếm tới 50% tỉ trọng toàn bộ chi phí, do đó việc phân bổ được tiến hành theo lương của nhân công trực tiếp sản xuất. Mức chi Hệ số Tổng tiêu phí sản = phân bổ * thức phân xuất phân bổ của bổ cho từng đối từng đối tượng tượng Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ Hệ số = phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Phương pháp phân bổ cụ thể Cuối mỗi quí, sau khi tập hợp các loại chi phí phát sinh trong kì, kế toán tổng hợp các loại chi phí cần phân bổ phát sinh trong kì, đưa vào bảng phân bổ Lớp K10- KT2 45 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  46. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa chi phí, tính các hệ số phân bổ và chi phí sản xuất để tập hợp cho từng đơn hàng, mã hàng. Có số liệu về tình hình chi phí sản xuất phát sinh trong quí IV/2004 : Tổng chi phí về lương của NCTT 2.461.407.508 (Đồng ) sản xuất ( TK 622 ) phát sinh trong kì = Tổng chi phí về NVLTT ( TK 621 ) = 240.316.155 (Đồng ) cần phân bổ phát sinh trong kì Tổng chi phí SXC ( TK 627 ) = cần phân bổ phát sinh trong kì 2.691.268.339 (Đồng ) Các hệ số phân bổ tính như sau : -Hệ số phân bổ chi phí NVLTT : (H1) Tổng chi phí về NVLTT cần phân bổ H1 = Tổng chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất qúi IV 240.316.155 H1 = =0,0976363 2.461.407.508 -Hệ số phân bổ chi phí SXC : (H2) Tổng chi phí về SXC cần phân bổ H2 = Tổng chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất qúi IV 2.691.268.339 H2= =1,0933859 2.461.407.508 3. Kế toán chi phí NVLTT Lớp K10- KT2 46 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  47. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa TK sử dụng : TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại xí nghiệp có 2 loại NVL chính và NVL phụ. Xí nghiệp không chi tiết TK 621 cho từng đơn hàng, từng sản phẩm,trong quí, NVL được xuất dùng cho đơn hàng nào thì kế toán tập hợp chi phí NVL cho đơn hàng đó, nếu không hạch toán riêng thì cũng tiến hành phân bổ vào cuối mỗi quí để tính giá thành sản phẩm. Cụ thể trong quí có một số phiếu xuất kho và phiếu chi liên quan đến chi phí NVL Đơn vị :May XK Thanh Trì Mẫu số:01-TT Địa chỉ : Thanh Trì- Hà Nội Ban hành theo QĐ số:1141TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Phiếu chi Ngày 12/10/2004 Nợ : 621 Có :1111 Họ, tên người nhận tiền :Lê Tùng Lâm Địa chỉ : Phòng KD Về khoản : Thanh toán chi phí thu mua NVL Tổng số tiền :5.413.000 (đồng ) Viết bằng chữ : Năm triệu bốn trăm mười ba nghìn đồng Kèm theo 1 giấy đề nghị và các chứng từ gốc Ngày 12/10/2004 Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán TT Thủ quĩ Người lĩnh tiền Lớp K10- KT2 47 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  48. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Đơn vị:May XK Thanh Phiếu xuất kho Số: 1955 Trì Ngày 3/11/2004 Nợ: 621 Địa chỉ: Thanh Trì Có: 1522 Họ tên người nhận hàng: Cao Thiên Phong Địa chỉ: Phân xưởng I Lý do xuất kho: ADF, MAX, ADF Xuất kho tại: Phân Xưởng I Số Tên nhãn hiệu, Mã Đơn Số lượng Đơn giá Thành TT quy cách, phẩm số vị Yêu Thực tiền chất vật tư ( Sản tính cầu xuất phẩm, hàng hoá) A B C D 1 2 3 4 1 Mex, xốp thêu 2468 M/ 330.000 330.000 19,09 6.300.000 cuốn 2 Khoá 7296 Chiếc 1230 1230 1.895,6 2331.600 Cộng 8.631.600 Cộng thành tiền( bằng chữ): Tám triệu sáu trăm ba mươi mốt nghìn sáu trăm đồng. Xuất, Ngày 3 tháng 11 năm 2004 Thủ trưởng Kế toán Phụ trách Người nhận Thủ kho ( Đơn vị) trưởng Cung tiêu Lớp K10- KT2 48 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  49. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Đơn vị :May XK Thanh Trì Mẫu số:01-TT Địa chỉ : Thanh Trì- Hà Nội Ban hành theo QĐ số:1141TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC PhiếuPhiếu chi chi Ngày 27/10/2004 Nợ TK 621 Có TK 1111 Họ, tên người nhận tiền :Phạm Việt Hà Địa chỉ : Phòng KD Về khoản : Thùng Catton Tổng số tiền :16.342.970 (đồng ) Viết bằng chữ : Mười sáu triệu ba trăm bốn hai nghìn chín trăm bẩy mươi đồng Kèm theo 1 giấy đề nghị và các chứng từ gốc Ngày 27/10/2004 Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán TT Thủ quĩ Người lĩnh tiền Lớp K10- KT2 49 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  50. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Đơn vị:May XK Thanh Trì Số: 1956 Phiếu xuất kho Mẫu số: 02- VT Địa chỉ: Thanh Trì Nợ: 621 Ngày 27/11/2004 QĐ: 1141 TC/ CĐKT Có: 1522 Ngày 1/11/1995 của BTC Họ tên người nhận hàng: Anh Minh Lý do xuất kho: ASD Xuất kho tại: Phân Xưởng hoàn thiện Số Tên nhãn hiệu, Mã Đơn Số lượng Đơn giá Thành TT quy cách, phẩm số vị Yêu cầu Thực tiền chất vật tư( Sản tính xuất phẩm, hàng hoá) A B C D 1 2 3 4 1 Phấn may 3621 Hộp 1.000.000 1.000.000 2 2.000.000 Cộng 2.000.000 Cộng thành tiền( bằng chữ): Hai triệu đồng. Thủ trưởng Kế toán Phụ trách Người nhận Thủ kho ( Đơn vị) trưởng Cung tiêu Trong quý, căn cứ vào các chứng từ kế toán nhập số liệu về các chip phí NVL phát sinh vào máy, sau đó máy sẽ tự động chuyển vào sổ nhật ký chung, sổ nhật ký chuyên dùng, sổ cái TK 621 và báo cáo Nhập- Xuất- Tồn vật tư như sau: Lớp K10- KT2 50 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  51. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Sổ nhật ký chung ( Trích Quý IV/2004) Đơn vị: đ N,T Chứng từ Diễn giải Đã SHTK Số phát sinh ghi Số N,T ghi Nợ Có sổ sổ cái . . 1854 10/10/2004 Thanh toán 621 3.234.000 chi phí 152 3.243.000 NVL 1855 15/10/2004 Nhập ASD, 621 3.365.000 ADF, MAX 152 3.365.000 1856 20/10/2004 Thanh toán 621 1.455.000 tiền bốc 111 1.455.000 hàng vào kho 1955 27/10/2004 Chỉ may 621 61.662.090 152 61.662.090 1956 27/10/2004 Cúc dập 621 2.000.000 152 2.000.000 1959 27/10/2004 Chỉ thêu 621 3.195.490 152 3.195.490 1960 27/10/2004 Thùng 621 16.342.970 Catton 152 16.342.970 2005 3/11/2004 Khoá 621 2.331.600 152 2.331.600 2006 3/11/2004 Mex, xốp 621 6.300.000 152 6.300.000 2006 15/11/2004 Túi ni lông 621 1.232.000 152 1.232.000 KC 31/12/2004 Giấy chống 621 960.000 ẩm 152 960.000 K/C chi phí 154 1.884.242.299 1.884.242.299 NVLTT 621 Lớp K10- KT2 51 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  52. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Sổ nhật ký chi tiền ( Trích quý IV/2004) Đơn vị :đồng N,T Chứng từ Diễn Ghi Ghi nợ các TK ghi sổ Số N,T giải có 621 622 627 TK khác TK Số Số tiền hiệu . 2006 15/11/2004 Túi 1111 1.232.000 Nilong 2006 15/11/2004 Băng 1111 3.547.900 dính nhỏ 2089 27/11/2004 Giấy 1111 960.000 chống ẩm . . . Đối với mã hàng ADF 23 : Chi phí NCTT về lương của công nhân trực tiếp sản xuất mã hàng cuối kì tập hợp được là 14.401.344 đồng thì tổng chi phí nguyên vật liệu được phân bổ là : 14.401.344 x 0,0976336 = 1.406.056 (đồng) Đối với mã hàng MAX 806 : Chi phí NCTT về lương của CN TT sản xuất mã hàng cuối kì là 28.548.363 đồng thì chi phí nguyên vật liệu được phân bổ là : 28.548.363 x 0,0976336 =2.787.280 (đồng ) Ngoài ra, mã hàng MAX 806 trong quí còn phát sinh chi phí về các loại chỉ may, chỉ thêu (TK 1522 ) kế toán tập hợp được là 6.255.194 đồng, và các loại chi phí vật liệu khác ( TK 1521- TK 1525 )là 1.912.428 đồng. Vậy tổng chi phí nguyên vật liệu đối mã hàng này : 2.787.280 +6.255.194 +1.912.428 =10.954.902 (đồng ) Đối với mã hàng ASD 15 : Chi phí NCTT về lương của công nhân trực tiếp sản xuất mã hàng cuối kì tập hợp là 15.252.000 (đồng ). Vậy tổng chi phí nguyên vật liệu là : 15.252.000 x 0,0976336 = 1.489.108 (đồng ) Lớp K10- KT2 52 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  53. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Sổ cái TK 621 621 Chi phí nguyên vật liệu ( Trích quý IV/2004) Đơn vị : Đồng Số dư đầu kỳ Chứng từ Diễn giải TK Phát sinh Số N,T đối Nợ Có ứng . . . . 1854 10/10/2004 Thanh toán chiphí NVL 1111 3.234.000 1855 15/10/2004 Nhập Nl ADS, MAX 1111 3.365.000 1856 20/10/2004 Thanh toán tiền bốc 1111 1.455.000 hàng vào kho 1955 27/10/2004 Chỉ may 1522 61.662.090 1956 27/10/2004 Cúc dập 1522 2.000.000 1959 27/10/2004 Chỉ thêu 1522 3.195.490 1960 27/10/2004 Thùng Catton 1525 16.342.970 2005 3/11/2004 Khoá 1522 2.331.600 2006 3/11/2004 Mex, xốp 1521 6.300.000 2006 15/11/2004 Túi ni lông 1522 1.232.000 2089 27/11/2004 Băng dính nhỏ 1522 3.547.900 . . K/C 31/12/2004 Kết chuyển chi phí 154 1.884.242.299 NVL TT Phát sinh trong kỳ 1.884.242.299 1.884.242.299 Số dư cuối kỳ Lớp K10- KT2 53 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  54. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa 4.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công của xí nghiệp bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất sản phẩm trực tiếp TK sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp: Trong quý, chi phí NCTT phát sinh cho đơn đặt hàng, mã hàng nào thì tập hợp vào đơn hàng, mã hàng đó. 4.1. Kế toán tập hợp tiền lương: Tại xí nghiệp, việc trả lương cho côngnhân trực tiêp sản xuất ở xí nghiệp được thực hiện theo hình thức lương sản phẩm và lương cơ bản, ngoài ra còn có tiền lương thêm giờ, tiền ăn ca của công nhân sản xuất và tiền thưởng của công nhân. Căn cứ để trả lương sản phẩm tới từng công đoạn gồm: - Mặt bằng chi trả thù lao động của toàn ngành - Khả năng chi trả của xí nghiệp - Khảo sát mức khoán thực tế của xí nghiệp, công nhân sẽ đạt lượng khoán sản phẩm 8 giờ/ ngày là 560.000 đồng. Căn cứ vào đơn giá tiền công khi có đơn đặt hàng mà phòng kế hoạch đã tính và số sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng bộ phận sản xuất phòng lao động tiền lương tính lương cho từng công nhân viên, lập bảng tính lương sản xuất sản phẩm và bảng thanh toán lương theo từng tháng. Cách tính lương như sau: - Lương cơ bản = 290.000 x 1,4= 406.000( 1,4 là hệ số lương bậc 1 theo quy định của ngành may) - Tiền lương sản phẩm là tiền lương sảnphẩm làm được theo định mức và tiền lương sản phẩm làm được so với định mức. Công thức: TL= ( ĐG x SL1)+( ĐG x SL2 X 1,5) Trong đó: TL: Tiền lương sản phẩm SL1: Số lượng sản phẩm làm được so với định mức SL2: Số lượng sản phẩm làm được vượt định mức ĐG: Đơn giá sản phẩm - Lương làm thêm giờ:Là lương trả cho công nhân làm thêm ngoài giờ. Có hai mức tính Làm thêm giờ vào ngày thường= Mức lương hệ số 1 x 1,5 Làm thêm giờ vào ngày lế, tết, chủ nhật= Mức lương hệ số 1 x 2 - Khác là tiền ăn ca của công nhân Lớp K10- KT2 54 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  55. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa - Trích nộp: Gồm các khoản trích sau: BHXH= Lương cơ bản x 15% BHYT= Lương cơ bản x 1% KPCĐ= Tổng thu * 1% Xí nghiệp thanh toán lương cho côngnhan theo hai kỳ trong tháng, mỗi kì là 50%. Cuối kỳ tính giá thành, kế toán nhận bảng thanh toán lương bên phòng lao động- tiền lương và bảng kê lương chi tiết để tập hợp chi phí NCTT tính giá thành cho các sản phẩm và từng mã hàng. Lớp K10- KT2 55 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  56. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Bảng kê chi tiết lương sản phẩm ( Trích quý IV/20004 ) Đơn vị tính : Đồng Lớp K10- KT2 56 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  57. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa STT Mã hàng Loại PX BP SL ĐG TT Ghi chú ADF 23 Quần PX 1 Cắt 1 6.000 198 1.188.000 lửng ADF 23 Quần PX 1 C1/I 6.000 1.944 11.664.000 lửng ADF 23 Quần PX 1 Ht1 6.000 312 1.872.000 lửng ADF 23 Quần PX 1 OTK1 6.000 88 528.000 lửng Tổng 14.401.344 MAX 806 Quần PX 1 Cát 1 4.009 413 1.655.717 sooc MAX 806 Quần PX 1 Cát 1 919 619,5 569.321 sooc MAX 806 Quần PX 1 C5/1 4.009 4.051 16.240.459 sooc MAX 806 Quần PX 1 C5/1 919 6.075 5.584.304 sooc MAX 806 Quần PX 1 HT1 4.009 651 2.609.589 sooc MAX 806 Quần PX 1 HT1 919 482 897.404 sooc MAX 806 Quần PX 1 OTK1 4.009 184 737.656 sooc MAX 806 Quần PX 1 OTK1 919 276 253.644 sooc Tổng 28.548.363 ASD 15 áo 3L PX II Cắt 2 452 801 362.052 ASD 15 áo 3L PX II C6/II 452 31.325 14.159.064 ,4 ASD 15 áo 3L PX II HT 1 452 1.261 569.972 ASD 15 áo 3L PX II OTK 452 356 160.912 Tổng 15.252.000 . Lớp K10- KT2 57 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  58. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa 4.2. Kế toán tập hợp các khoản trích theo lương: Xí nghiệp tiến hành trích các khoản phải nộp theo lương theo công thức sau: BHXH= Lương cơ bản x 15% BHYT= Lương cơ bản x 1% KPCĐ= lương thực tế x 1% Dựa vào bảng thanh toán lương của toàn quý IV/2004 ta có: Lương cơ bản = 1.899.865.106 đồng Lương thực tế = 2.461.407.508 đồng Vậy các khoản trích theo lương được tính như sau: BHXH= 1.899.865.106 x 15% = 284.979.766 đồng BHYT= 1.899.865.106 x 1%= 18.998.651 đồng KPCĐ= 2.461.407.508 x 1%= 24.614.075 đồng Cuối mỗi quý,khi nhận được các bảng kê chi tiết lương sản phẩm, bảng thanh toán lương đã trả cho công nhân viên do phòng lao động tiền lương chuyển sang, kế toán tổng hợp tiến hành tính khoản tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp và các khoản trích trong kỳ. Các khoản trích theo lương đối với từng mã hàng là: Mã hàng ADF23 là 1.922.548 đồng Mã hàng ASD15 là 2.036.108 đồng Mã hàng MAX 806 là 3.811.144 đồng Tổng chi phí NCTT tập hợp cho 3 mã hàng là: Chi phí NCTT cho mã hàng ADF 23 là: 14.401.344+ 1.922.548 = 16.323.892 đồng Cho mã hàng ASD 15 là: 15.252.000+ 2.036.108= 17.288.108 đồng Cho mã hàng MAX 806 là: 28.548.363+ 3.811.144= 32.359.507 đồng. Trong quý căn cứ vào các chứng từ kế toán về chi phí NCTT đã phát sinh kế toán tiền lương phản ánh trên sổ nhật ký chung và sổ cái TK 622. Sổ nhật ký chung Lớp K10- KT2 58 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  59. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa (Trích quý IV/2004) Đơn vị : đồng N, Chứng từ Diễn giải Đã SHTK Số phát sinh T Số N,T ghi Nợ Có ghi sổ sổ cái . . 1252 1/12/2004 Lương công nhân 622 10.300.000 10.300.000 trực tíêp SX kỳ I/12 334 3245 31/12/2004 Lương công nhân 622 52.140.300 52.140.300 trực tiếp SX kỳ 334 II/12 KC 31/12/2004 KPCĐ 622 24.614.075 24.614.075 3382 KC 31/12/2004 BHXH 622 284.979.766 284.979.766 3383 KC 31/12/2004 BHYT 622 18.988.651 18.988.651 3384 KC 31/12/2004 Kết chuyển lương 622 2.461.407.508 2.461.407.50 quý IV vào chi 334 8 phí KC 31/12/2004 K/C các khoản 154 328.592.492 328.592.492 trích quý IV vào 622 chi phí Lớp K10- KT2 59 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  60. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Xí nghiệp May XK Thanh Trì Sổ cái TK 622 622 chi phí nhân công trực tiếp ( Trích quý IV/2004) Đơn vị:đ Số dư đầu kỳ Chứng từ Diễn giải TK Số phát sinh Số N,T đối Nợ Có ứng . . 1832 1/12/2004 Lương công 334 10.300.000 nhân trực tíêp SX kỳ I/12 1856 31/12/2004 Lương công 334 52.140.300 nhân trực tiếp SX kỳ II/12 KC 31/12/2004 KPCĐ 3382 24.614.075 KC 31/12/2004 BHXH 3383 284.979.766 KC 31/12/2004 BHYT 3384 18.988.651 KC 31/12/2004 Kết chuyển 154 2.461.407.508 lương quý IV vào chi phí KC 31/12/2004 K/C các khoản 154 328.596.492 trích quý IV vào chi phí Phát sinh trong kỳ 2.790.000.000 2.790.000.000 Số dư cuối kỳ 5. Kế toán chi phí SXC: TK sử dụng: TK 627- chi phí sản xuất chung. Gồm các khoản sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng: 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm tiền lương của nhân viên ở bộ phận gián tiếp trong phân xưởng như lương của quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, nhân viện phục vụ khác , tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp SX. Lớp K10- KT2 60 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  61. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa - Chi phí vật liệu: 6272- Chi phí vật liệu: Bao gồm các vật liệu cơ khí như kim may máy,mũi khoan, dây da dùng để sửa chữa bảo dưỡng máy may như nhiên liệu và các vật liệu SX khác như : phấn may, băng dính . - Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: 6273- chi phí dụng cụ sản xuất:. Bao gồm: chi phí về kéo, bàn là, bảo hộ lao động . - Chi phí KHTSCĐ: 6274- Chi phí KHTSCĐ: Là trích KH hệ thống máy móc thết bị dây truyền SX trong phân xưởng và các chi phí lớn sửa chữa TSCĐ - Chi phí thuê ngoài, mua ngoài: 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài. Bao gồm tiền điện, tiền thuê phân xưởng, chi phí thuê giặt . - Chi phí khác bằng tiền: 6278- Chi phí khác bằng tiền. Bao gồm tiền trông xe, tiền khấu hao bao bì . 5.1. Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng: Chi phí nhân viên phân xưởng của xí nghiệp bao gồm các khoản chi về lương của nhân viên phân xưởng, chi phí về tiền ăn ca của công nhân viên toàn xí nghiệp. Cuối mỗi quý, kế toán tập hợp vào khoản mục này các loại chi phí sau: Về lương của nhân viên phân xưởng. Tính đến cuối quý IV, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng được tính như sau: BHXH = Lương cơ bản x 15% BHYT = Lương cơ bản x 1% KPCĐ = lương thực tế x 1%. Từ bảng thanh toán lương của khối công nhân viên phân xưởng ta có: Lương cơ bản= 484.972.150 (đồng ) Lương thực tế= 456.982.180 (đồng) Vậy: BHXH= 15%x 484.972.150= 72.745.823 đồng BHYT= 1%x 484.972.150= 4.849.722 đồng KPCĐ= 1%x 456.982.180 = 4.569.820 đồng Tổng chi phí SXC về chi phí nhân viên phân xưởng là: 539.147.365 đồng, trong đó: - lương công nhân sản xuất trực tiếp là: 456.982.180 đồng. - Các khoản tích theo lương quý IV/2004 là: 82.165.365 đồng. Về khoản tiền ăn giữa ca: Lớp K10- KT2 61 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  62. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Là chi phí về tiền ăn giữa ca của toàn bộ công nhân viên của xí nghiệp. Kế toán căn cứ vào các phiếu chi thanh toán đối với nhà ăn hàng tháng và chế độ quy định để hạch toán. 5.2. kế toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Hàng quý, xí nghiệp xuất dùng nhiều các loại vật liệu cho sản xuất như các loại chỉ may, chỉ thêu, kim máy, thùng catton Các loại vật liệu này được phản ánh chi tiết trên TK 152 như sau: 1521: Các loại vải ngoại, vải lót, mex/ xốp thêu 1522: Các loại chỉ, phấn may, cúc dập 1523: Các loại nhiên liệu như xăng, dầu máy . 1523: các loại chi tiết máy, vật liệu cơ khí như kim, bóng đèn, công tắc điện . 1525: Các loại thùng catton, đai nẹp nhựa . dùng để đóng hàng. Công cụ dụng cụ xuất dùng theo dõi trên TK 153 : Chi phí này bao gồm các chi phí về bàn, khoá, bàn là xuất dùng cho các phân xưởng sản xuất. Được phản ánh trên các TK sau: 1531: Đồng hồ,bàn là, đèn . 1532: Khoá, máy mài, máy khoan 1533: Giá treo áo, giá để đồ, móc . 1534: Tủ, thảm, biển quảng cáo . 1535: Loa đài, amply . 1538: Khác như máy bơm., linh kiện máy . 5.3. Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ và sửa chữa TSCĐ Về chi phí khấu hao TSCĐ: Xí nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính với công thức tính như sau: Mức KH Nguyên giá Tỷ lệ KH Nguyên giá phải trích TSCĐ bình bình quân TSCĐ bình quân = quân x năm = năm Số năm sử dụng Mức KH Mức KH bình quân năm phải trích bình quân = tháng 12 Lớp K10- KT2 62 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  63. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Số KH phải Số KH phải Số KH của Số KH của trích tháng =trích tháng +những - những này trước TSCĐ tăng TSCĐ giảm thêm trong đi trong tháng trứơc tháng trước Cụ thể Bảng tính khấu hao một số TSCĐ năm 2004 xí nghiệp như sau : Lớp K10- KT2 63 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  64. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Dựa vào bảng phân bổ KH TSCĐ, chi phí khấu hao TSCĐ trong quí IV tập hợp được là 463.525.771 đồng. Về chi phí sửa chữa TSCĐ: Xí nghiệp không trích trước sửa chữa lớn TSCĐ mà hàng kỳ nếu có sửa chữa lớn thì KT tập hợp vào TK 142- chi phí trả trước và phân bổ vào các kỳ. 5.4. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: tiền điện, tiền thuê kho, phân xưởng .tất cả những chi phí này được tập hợp căn cứ vào các phiêu chi về các khoản liên quan. Cụ thể có phiếu chi về dịch vụ mua ngoài như sau: Mẫu số:01- TT Đơn vị: May XK Thanh Trì Ban hành theo QĐ số: 1141 Địa chỉ: Thanh Trì- Hà Nội TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của bộ TC Phiếu chi Ngày 26/12/2004 Số: 161 Nợ: 627 Có: 1121 Họ tên người nhận tiền: Anh Tuấn Địa chỉ: H/C Về khoản: Thanh toán tiền điện quý IV/2004 Tổng số tiền: 134.680.819 đồng Viết bằng chữ: Một trăm ba tư triệu sáu trăm tám mươi nghìn sáu trăm mười chín đồng. Kèm theo 1 giấy đề nghị thanh toán và các chứng từ gốc. Ngày 26/12/2004 Giám đốc Kê toán trưởng Kế toán TT Thủ quỹ Người lĩnh tiền Lớp K10- KT2 64 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  65. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa 5.5. Kế toán chi phí khác bằng tiền: Chi phí này bao gồm các khoản như: Tiền trông xe ngoài giờ, tiền in áo bảo hộ lao động , tiền kiểm định dụng cụ đo lường Với các loại chi phí này kế toán căn cứ vào các phiếu chi, các chứng tự có liên quan phát sinh trong kỳ cho các phân xưởng SXđể tập hợp vào chi phí SXC. Cụ thể: Ta có mẫu phiếu chi sau đây Đơn vị: May XK Thanh Trì Mẫu số:01- TT Địa chỉ: Thanh Trì- Hà Nội Ban hành theo QĐ số: 1141 TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của bộ TC Phiếu chi Số: 2115 Ngày 15/11/2004 Nợ: 627 Có: 1121 Họ tên người nhận tiền: Anh Hùng Địa chỉ: Cty nước sạch Hà Nội Về khoản: Thanh toán tiền lắp đặt đường ống nước sạch Tổng số tiền: 30.000.000 đồng Viết bằng chữ: Ba mươi triệu đồng Kèm theo 1 giấy đề nghị thanh toán và các chứng từ gốc. Ngày 15/11/2004 Giám đốc Kê toán trưởng Kê toán TT Thủ Quĩ Người lĩnh tiền Trong kỳ căn cứ vào các chứng từ, kế toán phản ánh các khoản chi phí liên quan vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 627 như sau: Lớp K10- KT2 65 Viện Đại Học Mở Hà Nội
  66. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Hoa Sổ nhật ký chung Đơn vị tính : Đồng (Trích quý IV/2004 ) N,T Chứng từ Diễn giải Đã SHTK Số phát sinh ghi Số N,T ghi Nợ Có sổ sổ cái . 1807 15/10/2004 Máy khoan 627 153 1.500.000 1.500.000 1808 15/10/2004 Găng tay 627 153 3.172.608 3.172.608 1962 27/10/2004 Thanh toán 627 1111 6.136.500 6.136.500 tiền công thuê ngoài 2049 15/11/2004 Cồn công 627 1523 1.600.000 1.600.000 nghiệp 2175 15/11/2004 Mica 627 1524 150.000 150.000 2115 15/11/2004 Thanh toán 627 1111 30.000.000 30.000.000 tiền đường ống KC 15/11/2004 Tiền thuê phân 627 142 969.759.665 969.759.665 xưởng 2170 15/11/2004 Đai nẹp nhựa 627 1525 2.493.750 2.493.750 2256 26/12/2004 Chi phí ăn giữa 627 1111 375.963.800 375.963.800 ca 2147 27/12/2004 Bàn 627 1521 40.464.509 40.464.509 2115 15/11/2004 Thanh toán 627 111 134.680.819 134.680.819 tiền điện KC 31/12/2004 Lương NV 627 334 456.982.180 456.982.180 phân xuởng quí IV KC 31/12/2004 KPCĐ 627 3384 4.569.820 4.569.820 KC 31/12/2004 BHXH 627 3383 72.745.823 72.745.823 KC 31/12/2004 BHYT 627 3382 4.849.722 4.849.722 KC 31/12/2004 Chi phí KH 627 214 463.525.771 463.525.771 TSCĐ KC 31/12/2004 Kết chuyển chi 154 627 3.928.826.729 3.928.826.729 phí . Lớp K10- KT2 66 Viện Đại Học Mở Hà Nội