Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pham_t.doc
Nội dung text: Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II
- Mục lục Trang Lời mở đầu 3 Phần i: cơ sở lý luận chung về hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản 6 phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất I. Sự cần thiết của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 6 II. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính gía thành sản 6 phẩm trong doanh nghiệp 1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 6 2. Giá thành và phân loại gía thành 9 3. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 11 4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11 5. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất 14 6. Phương pháp tính giá thành 15 III. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 19 1. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 19 2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 19 3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 28 VI. Sổ kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính gía 30 thành sản phẩm. Phần ii. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ 33 khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ ii i. Giới thiệu khái quát về Công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II. 33 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 33 1
- Chuyên để thực tạp 2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của Công ty. 34 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. 35 4. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Công ty. 37 II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công 41 ty. 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 41 2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 43 III. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty. 48 1. Đặc điểm đối tượng hạch toán chi phí 48 2. Quy trình và phương pháp xác định chi phí sản xuất 48 3. Đối tượng tính giá và kỳ tính giá thành 50 4. Đánh giá sản phẩm dở dang. 51 5. 'Phương pháp tính giá thành . 52 IV. Nội dung hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 52 1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 52 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 61 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 65 4. Tổng hợp chi phí sản xuất cho phân xưởng và cho toàn Công ty. 67 5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 68 5. Tính giá thành tại công ty. 69 Phần iii. Phương hướng hoàn thiện công tác kế 71 toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II. I. Đánh giá khái quát về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường 71 bộ II. 2
- Chuyên để thực tạp 1. Ưu điểm. 72 2. Nhược điểm. 73 II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phâm ở Công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II. 73 1. Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất 73 và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II. 2. Định hướng và giải pháp hoàn thiện. 74 * Lời kết luận 77 3
- Chuyên để thực tạp Lời mở đầu Trong cơ chế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải có sức cạnh tranh, mà công cụ sắc bén của nó chính là kết quả sản xuất kinh doanh. Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, ngành giao thông, xây dựng và sửa chữa đang là ngành có tốc độ phát triển nhanh, tạo ra nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Điều này phải kể đến sự góp phần của Công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II. Hầu hết các công trình giao thông trong nước được mở rộng, được nâng cấp, các biển báo, tín hiệu giao thông được lắp đặt là do Công ty thực thi tiến hành. Để làm được điều này, Công ty đã không ngừng phấn đấu, hoạch định ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nước nhà. Nhưng điều này thật không dễ dàng. Bởi làm sao để vừa tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đạt hiệu quả, chất lượng sản phẩm và công trình sử dụng. Điều này tưởng chừng như rất cũ nhưng lại mang tính lâu bền và hữu hiệu. Do đó công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp, nó tập hợp và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp ra các quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời từ đó là cơ sở cho biết sự dịch chuyển của tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, cùng với doanh thu cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, việc nghiên cứu các khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một đòi hỏi hết sức bức thiết do thực tế đặt ra. Trên cơ sở đó, sẽ thực hiện các khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành cho hợp lý, đồng thời tìm các biện pháp nhằm hạ giá thành. Nhận thức được tầm quan trọng này em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II". Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề thực tập gồm ba phần chính: Phần I: cơ sơ lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Phần ii: thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ ii. Phần iii: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ ii. 4
- Chuyên để thực tạp Phần i cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. I. Sự cần thiết của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Khi đi vào kinh doanh bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào, tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn doanh nghiệp của mình sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, ký kết được nhiều hợp đồng và đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần đảm bảo mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân một cách toàn diện, cân đối và thống nhất, từ đó sẽ nâng được hiệu quả kinh doanh xã hội, tăng thu nhập quốc dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải tìm cách tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuân và không ngừng tăng tích luỹ cho doanh nghiệp có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ổn định và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Để làm được điều này thì trong quá trình hạch toán cần phải quản lý chặt chẽ, hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giúp cho bộ máy quản lý của đơn vị thường xuyên nắm được tình hình thực hiện các định mức hao phí về lao động, nguyên liệu và các chi phí khác của đơn vị, nắm được tình hình lãng phí và tổn thất trong quá trình chuẩn bị và tiến hành sản xuất cũng như tình hình thực hiện giá thành của đơn vị. Ngoài ra còn giúp cho bộ máy của đơn vị nắm được những mặt tốt, những mặt còn tồn tại trong quá trình hoạt động của đơn vị, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng thêm thu nhập. Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng cường và cải tiến công tác quản lý giá thành nói riêng và quản lý đơn vị nói chung. II. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm trong Doanh nghiệp. 1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất sản phẩm. 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận 5
- Chuyên để thực tạp động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất và đó là sự kết tinh của 3 yếu tố : tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao các yếu tố trên. Để sản xuất ra hàng hóa thì phải tiêu hao cả về lao động và đối tượng lao động. Do vậy có thể kết luận rằng: chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thực chất chi phí là sự dịch chuỷên vốn, sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm. Khi tiến hành sản xuất không phải tất cả các khoản chi phí đều liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm mà còn có những khoản chi phí khác có tính chất sản xuất như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí được Doanh nghiệp áp dụng tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, quản lý và trình độ nghiệp vụ của mình sao cho hợp lý. Do đó phân loại chi phí sản xuất chính là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc tính nhất định. * Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí Theo cách phân loại này, các chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể đến chi phí phát sinh ở đâu hay dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất. Bao gồm : -Chi phí nguyên vật liệu như: Sắt, thép, tôn. nhôm, sơn, giấy phản quang -Chi phí nhiên liệu, động lực mua ngoài: Xăng, dầu, gas, ô xy, bình khí - Chi phí công cụ, dụng cụ như: Que hàn, máy khoan - Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp, gián tiếp, lao động thuê ngoài, trích BHXH, BHYT, theo tỷ lệ quy định. - Chi phí khấu hao tài sản cố định là các hao mòn của các loại tài sản trong doanh nghiệp như: Nhà xưởng làm việc, máy móc thiết bị thi công, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, tiền nước, điện thoại -Chi phí bằng tiền khác. Việc phân loại sản phẩm sản xuất theo yếu tố chi phí cho biết kết cấu, tỷ trọng từng yếu tố sản xuất để phân tích, đánh gía tình hình thực hiện dự toán, là cơ sở để lập kế hoạch: Cung ứng vật tư, quỹ tiền lương, vốn để giúp cho việc thực hiện 6
- Chuyên để thực tạp công tác kế toán cũng như công tác quản lý chi phí sản xuất một cách nhanh chóng và chính xác. * Phân loại theo khoản mục chi phí . Căn cứ vào các khoản mục chi phí khác nhau nhưng có mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế để phân loại. Có 4 khoản mục chi phí sau: - Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ các khoản chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. -Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ các khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) - Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra có liên quan tới việc sử dụng máy thi công phục vụ cho việc vận chuỷên, phục vụ công trình như: tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, lương công nhân điều khiển máy, chi phí về nhiên liệu dùng cho máy thi công - Chi phí sản xuất chung: là toàn bộ chi phí phát sinh trong phân xưởng (trừ 3 loại chi phí trên) bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí cho điện thoại, điện nước, và các chi phí bằng tiền khác Vì vậy phân loại theo khoản mục chi phí có tác dụng phục vụ cho quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm , lập kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. * Phân loại theo lĩnh vực hoạt động gồm: - Chi phí sản xuất kinh doanh: là những chi phí liên quan đến hiện trạng sản xuất và tiêu thụ, quản lý hành chính, quản trị kinh doanh. - Chi phí hoạt động tài chính: gồm những chi phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan hay khách quan dẫn tới. - Chi phí bất thường: Gồm những chi phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan hay khách quan mang lại. Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ cho việc tính giá thành, xác định chi phí và kết quả cuả từng hoạt động kinh doanh đúng đắn, giúp cho việc lập Báo cáo tài chính nhanh, đúng và kịp thời. 7
- Chuyên để thực tạp * Phân loại theo mối quan hệ chi phí và khối lượng công việc : Theo cách phân loại nay thì chi phí được chia thành: Chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp - Chi phí cố định (chi phí bất biến): là loại chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động. - Chi phí biến đổi (chi phí khả biến, biến phí): là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. - Chi phí hỗn hợp là chi phí mà nó bao gồm cả định phí và biến phí. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng giúp nhà quản trị nắm được mô hình chi phí - khối lượng - lợi nhuận để xác định điểm hoà vốn, nhằm đưa ra giải pháp tối ưu trong kinh doanh, nâng cao hiệu qủa chi phí, làm hạ giá thành sản phẩm. * Phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí với đối tượng chịu chi phí gồm: - Chi phí cơ bản: là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh như chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí KHTSCĐ dùng vào sản xuất và những chi phí trực tiếp khác. - Chi phí quản lý phục vụ: là những chi phí có tính chất quản lý, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Những chi phí cơ bản liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tính giá thành thì hạch toán trực tiếp, còn những chi phí cơ bản nào liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành thì trực tiếp phân bổ các đối tượng tính giá thành theo các tiêu thức thích hợp. Chi phí quản lý phục vụ thì tập hợp riêng theo khoản mục sau đó cuối kỳ phân bổ một lần cho các đối tượng tính giá liên quan theo tiêu thức phù hợp. 2. Gía thành và phân loại giá thành. 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm sản xuất. Sự vận động của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm 2 mặt đối lập nhau, nhưng có liên quan mật thiết hữu cơ với nhau. Trong đó, một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, còn mặt khác là kết quả kinh doanh thu được từ những sản phẩm đã hoàn thành. Vậy giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bo ra có liên quan tới khối lượng công việc đã hoàn thành . Giá thành sản phẩm sản xuất là toàn bộ chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang, cả chi phí trích trước) chi ra tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định trong kỳ. Đây là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 8
- Chuyên để thực tạp 2.2. Phân loại giá thành. Tuỳ theo cách thức phân loại phạm vi tính toán và góc độ xem xét mà giá thành được phân theo nhiều loại khác nhau: * Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính gía thành gồm 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở gía thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này xác định mức độ chi phí giới hạn để sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh gía tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức được xác định trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là đầu tháng) nên định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do vậy, có thể nói giá thành định mức là thước đo chính xác các chi phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất nhất định tại từng thời điểm nhất định. - Giá thành thực tế : Là gía thành được xác định sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, nó bao gồm cả chi phí kế hoạch, định mức và những chi phí ngoài kế hoạch, như chi phí sản phẩm hỏng, thiệt hại trong sản xuất. Gía thành thực tế là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. * Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo cách phân loại này, giá thành sản xuất được phân chia thành giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) và giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ). - Gía thành sản xuất: Là giá thành bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xướng sản xuất. Đó là chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT và chi phí SXC. - Gía thành tiêu thụ: Là giá thành bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sình liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hay nói khác đi, giá thành tiêu thụ bằng giá thành sản xuất cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Chính vì vậy, gía thành tiêu thụ được gọi là gía thành toàn bộ hay gía thành đầy đủ. 9
- Chuyên để thực tạp 3. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mặc dù giữa chi phí và gía thành có mối quan hệ với nhau nhưng giữa chúng còn có điểm khác nhau về phạm vi và nội dung. Vì vậy, cần phân biệt phạm vi và giới hạn của chúng để ứng dụng tốt hơn trong việc tính gía thành sản phẩm. - Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến nó liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất đã hoàn thành. Còn giá thành liên quan đến cả chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí dở dang đầu kỳ) và chi phí của kỳ này chuỷên sang kỳ sau (chi phí dở dang cuôi kỳ). - Chi phí sản xuất gắn liền với khối lượng chủng loại sản phẩm sản xuất hoàn thành, trong khi đó gía thành lại liên quan mật thiết đến khối lượng và chủng loại sản phẩm đã hoàn thành. Mặc dù chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm đều tiêu hao các yếu tố về lao động sống và lao động vật hoá. Nhưng chúng vẫn có những điểm khác nhau: - Về mặt chất: Chi phí kinh doanh là yếu tố đa hao phí trong quá trình kinh doanh nhưng chưa hẳn đã hoàn thành. Còn giá thành sản phẩm là những yếu tố tiêu hao cho quá trình kinh doanh một lượng sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành - Về mặt lượng: Thường về mặt lượng giữa chúng không có sự thống nhất với nhau. Giá thành sản phẩm có thể bao gồm cả chi phí của thời kỳ trước chuyển sang, chi phí đa chi ra trong kỳ và loại trừ chi phí chuyển sang kỳ sau. Nó được biểu hiện qua công thức sau: Z Ddk C Dck Trong đó: Z : là tổng giá thành sản phẩm Dck : Chi phí dở dang đầu kỳ C : Chi phí phát sinh trong kỳ Dđk : Chi phí dở dang cuối kỳ Khi gía trị dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì gía thành sản phẩm dịch vụ trùng khớp với chi phi sản xuất. 4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm hai giai đoạn liên tục kế tiếp nhau và có mối quan hệ với nhau, giai đoạn đầu hạch toán tập hợp chi phí 10
- Chuyên để thực tạp phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng, chịu chi phí như từng hoạt động kinh doanh, từng hợp đồng kinh doanh và phân tích các chi phí đó theo yêu cầu quản lý cụ thể như theo khoản mục chi phí, theo yếu tố chi phí Giai đoạn hai là tính gía thành sản phẩm theo từng đối tượng tính gía thành trên cơ sở số liệu của chi phí đã tập hợp được. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính gía thành là một trong những điều kiện chủ chốt để tính gía thành được chính xác. 4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất, có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng). Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết là phải căn cứ vào mục đích sử dụng, sau đó là căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết. 4.2. Đối tượng tính gía thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là sản phẩm, bán sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, tuỳ theo yêu cầu của hạch toán và tiêu thụ sản phẩm. 4.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính gía thành Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính gía thành sản phẩm giống nhau ở bản chất chung, chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí, cùng phục vụ công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành. Nhưng chúng có nhiều điểm khác nhau sau: - Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí được tập hợp phát sinh trong kỳ. Còn xác định đối tượng tính gía thành có liên quan đến kết quả sản xuất. - Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính gía thành. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đối tượng tính gía thành sản phẩm cũng là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Do đó để phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính gía thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, chúng ta cần căn cứ vào các cơ sở sau : 11
- Chuyên để thực tạp Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: - Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất, hoặc có thể là một nhóm sản phẩm, đối tượng tính gía thành sản phẩm là sản phẩm cuối cùng. - Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến. Còn đối tượng tính gía thành sản phẩm là sản phẩm ở bước cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo. Căn cứ vào loại hình sản xuất: - Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng chi phí là đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng hạch toán giá thành là sản phẩm của từng đơn. - Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ là đơn giản hay phức tạp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ. Còn đối tượng tính gía thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm. Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: - Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các góc độ khác nhau, ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại. - Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính gía thành sản phẩm là vấn đề mang tính định lượng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm. Đồng thời thể hiện được mục đích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác kế toán nêu trên. * Kỳ tính giá thành: Là thời kỳ mà kế toán tính gía thành cần phải tính được giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành. Xác định kỳ tính gía thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức, công tác tính giá thành khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế kịp thời, phát huy được chức năng Giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. 5. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất : 12
- Chuyên để thực tạp a. Chi phí trực tiếp Chi phí trực tiếp là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Theo phương pháp này thì chi phí phát sinh cho đối tượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Để thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu (chứng từ gôc) phải theo đúng đối tượng đã xác định. Trên cơ sở đó kế toán tổng hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo từng đối tượng tập hợp chi phí liên quan và trực tiếp ghi vào sổ kế toán (tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, sổ chi tiết). Phương pháp này đảm bảo tập hợp chi phí theo đúng đối tượng chịu chi phí với mức độ chính xác cao. b. Chi phí chung Chi phí chung là những chi phí có liên quan đến những đối tượng tập hợp chi phí mà không phân biệt riêng rẽ ngay từ khi hạch toán ban đầu như chi phí điện nước, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí trực tiếp khác. Các chi phí này phát sinh không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng theo từng đối tượng chịu chi phí được mà kế toán phải sử dụng phương pháp gián tiếp hay còn gọi là phương pháp phân bổ gián tiếp. Sử dụng phương pháp này kế toán vẫn tập hợp được chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí đáp ứng yêu cầu quản lý. Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức ghi chép ban đầu với những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, trên cơ sở đó để tập hợp số liệu theo từng điểm phát sinh chi phí. Sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý để tính toán, phân bổ chi phí đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan. Tiêu chuẩn phân bổ thích hợp là tiêu chuẩn có quan hệ kinh tế tương quan tỷ lệ thuận với chi phí cần phân bổ đảm bảo cho việc phân bổ hợp lý, đồng thời tiêu chuẩn đó đã có thể tính toán hoặc thu thập được một cách dễ dàng. Vì vậy tuỳ theo từng khoản mục chi phí cần phân bổ và điều kiện khách quan cụ thể mà chọn tiêu chuẩn để phân bổ chi phí cho thích hợp, đảm bảo cho chi phí đó được phân bổ cho từng đối tượng có liên quan một cách hợp lý và chính xác nhất, lại đơn giản được thủ tục tính toán, phân bổ. Các bước phân bổ như sau: - Bước 1: Trước hết tính hệ số phân bổ chi phí theo công thức: Tổng chi phí NVL tập hợp cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ -Bước 2: Tính chi phí phân bổ cho từng đối tượng liên quan theo công thức: Chi phí phân bổ Hệ số Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng phân bổ cho từng đối tượng 13
- Chuyên để thực tạp 6. Phương pháp tính giá thành: Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay hệ thông các phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán cho chi phí từng đối tượng tính gía thành. Có nhiều phương pháp được sử dụng để tính gía thành, tuỳ theo đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp như đối tượng tập hợp chi phi và đối tượng tính giá thành đã xác định để áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp, hoặc áp dụng kết hợp một số phương pháp khác nhau. Phương pháp tính giá thành bao gồm: * Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít nhưng sản xuất với số lượng lớn. Căn cứ vào số liệu chi phí đã tập hợp được trong kỳ, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ xác định được, kế toán tính giá thành theo công thức: Tổng gía = CPSX dở dang + CPSX phát sinh - CPSX dở dang thành SP đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị = Số lượng sản phẩm hoàn thành * Phương pháp tổng cộng chi phí : Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ như các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc. đối tượng tập hợp CPSX là các bộ phận, chi tiết sản phẩm, giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính như sau: Tổng giá CP bước 1 CP bước 2 CP bước n thành SP hoàn = tính cho + tính cho + + tính cho thành thành phẩm thành phẩm thành phẩm * Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng tại những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập trung cho cả quá trình sản xuất. Đối 14
- Chuyên để thực tạp tượng hạch toán CPSX là nhóm sản phẩm, đối tượng tính gía thành là những sản phẩm . Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào định mức tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định hệ số giá thành cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, lấy một loại sản phẩm, dịch vụ làm gốc có hệ số giá quy định, từ đó căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như số lượng NVL tiêu hao, trọng lượng sản phẩm tính bằng hệ số quy đổi cho loại sản phẩm còn lại. Cuối kỳ, căn cứ vào khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm, tổng chi phí liên quan đến các loại sản phẩm đã tập hợp và hệ số quy đổi tương đương kế toán tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm theo trình tự như sau: - Bước 1: Quy đổi sản phẩm các loại về sản phẩm chuẩn theo một hệ số quy đinh nào đó làm tiêu thức phâ bổ n Tổng sản lượng = Sản lượng SPi x Hệ số quy đổi quy đổi i = 1SPi - Bước 2: Tính giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm gốc. Tính tổng gía thành đơn vị của sản phẩm gốc. Tổng gía = CP sản phẩm dở + Tổng CPSX phát - CP sản phẩm dở thành dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành sản phẩm = Số lượng sản phẩm gốc - Bước 3: Tính gía thành sản phẩm từng loại: Giá đơn vị sản = Giá trị sản x Hệ số quy đổi của phẩm loại i phẩm gốc sản phẩm loại i * Phương pháp tỷ lệ chi phí: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau như ăn mặc, dệt kim, cơ khí chế tạo, để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuât theo từng nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa CPSX thực tế so với CPSX kế hoạch (định mức), kế toán sẽ tính giá thành đơn vị, tổng thể từng loại. Tổng gía thành thực tế của các loại sản phẩm Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm 15
- Chuyên để thực tạp Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x Tỷ lệ gía thành đơn vị sản phẩm i đơn vị sản phẩm i * Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ. Để tính gía trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng CPSX sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định nhiều phương pháp như giá trị có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá theo kế hoạch, giá NVL ban đầu. Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ Tổng giá thành của sản phẩm chính được tính như sau: Tổng gía Gía trị SP Tổng CPSX Giá trị Gía trị SP thành SP = chính dở + phát sinh - SP phụ - chính dd chính dang đầu kỳ thu hồi cuối kỳ *Phương pháp liên hợp: Là phương pháp tính gía thành bằng cách kết hợp nhiều phương pháp như: kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí, với phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như doanh nghiệp sản xuất cơ khí hoá chất, may mặc. Trên cơ sở các phương pháp giá thành sản phẩm nói trên, kế toán cần lựa chọn để áp dụng sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp như đặc điểm bộ máy tổ chức, đặc điểm sản xuất quy trình công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí lựa chọn. - Đối với doanh nghiệp sản xuất gỉan đơn: Doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc không đáng kể như doanh nghiệp khại thác than, hải sản. Thì việc hạch toán chi phí được tiến hành vào cuối tháng theo phương thức trực tiếp hay liên hợp. - Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng: Đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt, đối tượng tính gía thành là sản phẩm của từng đơn, phương pháp tính gía thành áp dụng tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm từng đơn như phương pháp hệ số, liên hợp. Việc tính gía thành chỉ áp dụng khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính gía thành không trùng với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đều coi là sản phẩm dở dang. Còn những đơn đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp theo đơn đó chính là tổng gía thành sản phẩm của đơn, giá thành đơn vị sản phẩm bằng tổng giá thành sản phẩm chia cho số lượng sản 16
- Chuyên để thực tạp phẩm của đơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của công tác quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn mới hoàn thành một phần hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn. - Đối với doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức thì giá thành định mức được xác định trên cơ sở tiêu hao về lao động, vật tư vào ngày đầu kỳ theo phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất và công nghệ sản xuất. Trong kỳ kế toán hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí phát sinh thành 3 loại: Theo định mức chênh lệch so với định mức, chênh lệch do thay đổi định mức. Từ đó tiến hành xác định gía thành thực tế sản phẩm: Giá thành thực = Giá thành định + Chênh lệch do + Chênh lệch với tế sản phẩm mức sản phẩm thay đổi định mức định mức - Đối với doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau. Phương pháp hạch toán thích hợp là theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ), CPSX được tập hợp theo phẩm xưởng sẽ được phân bổ cho các bước tiếp theo những tiêu thức thích hợp. Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, CPSX có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm hay không có bán thành phẩm. Phương pháp tính gía thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp hệ số hay tổng cộng chi phí. Tính giá thành theo phương án hạch toán có bán thành phẩm: áp dụng ở doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở bước có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài. Giá thành được tính như sau: Gía thành bán thành = CPNVL + CP chế biến - Giá trị SPDD phẩm bước 1 chính bước 2 bước 2 Giá thành bán thành = Giá thành bán + CP chế biến - Giá trị SPDD phẩm bước 2 TP bước 1 bước 2 bước 2 Tổng giá thành = Giá thành bán + CP chế biến - Gía trị SPDD sản phẩm TP bước n-1 bước n bước n Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm: áp dụng ở những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm từng bước không bán được ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành và được khái quát như sau: 17
- Chuyên để thực tạp Tổng giá thành = CP NVL + CP chế biến + CP chế biến + + CP chế biến SP hoàn thành chính bước 1 bước 2 bước n iii. kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là khâu trọng tâm trong toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hạch toán chi phí và tính gía thành sản phẩm chính xác sẽ tạo điều kiện xác định đúng đắn những chi phí mà đơn vị đã chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh trên cơ sở đó tính được chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị góp phần thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. 1. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm sản xuất Công tác quản lý chi phí và gía thành sản phẩm sản xuất là những chỉ tiêu quan trọng được các nhà doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn lìên với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cung cấp để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại dịch vụ cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời nhằm hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm. Từ đó đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản trị doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp. 2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp: * Khái niêm: Chi phí NVL TT bao gồm các chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, bán thành phẩm mua ngoài được xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Chi phí NVLTT phải được xuất dùng trực tiếp vào các đối tượng hạch toán chi phí. Còn trong trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức thích hợp như theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng sản phẩm. 18
- Chuyên để thực tạp Công thức phân bổ như sau: CP vật liệu phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ = * tỷ lệ phân bổ cho từng đối tượng của từng đối tượng Tỷ lệ (hay hệ số) Tổng CPNVL cần phân bổ phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng * Tài khoản sử dụng: TK 621 - Chi phí NVL TT Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Nội dung phản ánh của nó trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Bên Nợ: Phản ánh giá trị thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất. - Bên Có: Gía trị VL sử dụng không hết nhập trả lại kho, Kết chuyển chi phí NVLTT cho đối tượng tính gía thành. - Số Dư: Cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ 1.1 hạch toán Tổng hợp chi phi NVLTT: TK 152 TK 621 TK154 Xuất kho vật liệu dùng trực Kêt chuyển CPNVLTT tiếp chế tạo sản phẩm TK151, 111,112,331 TK 152 mua sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm Vật liệu dùng không hết nhập kho TK 133 Thuế GTGT được KT (nếu có) 2.2. Hạch toán CPNCTT: * Khái niêm: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay các lao vụ dịch vụ như tiền lương 19
- Chuyên để thực tạp chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ ) Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. * Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí NCTT. - Bên Nợ: Tập hợp chi phí NCTT sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong kỳ. -Bên Có: Kết chuỷên chi phí NCTT vào các tài khoản tính giá thành. - TK 622 không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng. Sơ đồ 1.2 hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và phụ cấp lương Kết chuyển chi phí NCTT phải trả cho CNTT sản xuất TK 338 Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương thực tế của NCTT phát sinh (19% trích theo lương) 2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: * Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVLTT, chi phí NCTT. Đây là các chi phí phát sinh trong phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản : chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. * Tài khoản sử dụng: TK 627- Chi phí sản xuất chung. - Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. - Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí SXC, kết chuyển hay phân bổ chi phí SXC. 20
- Chuyên để thực tạp - Số Dư: cuối kỳ không có số dư, được mở chi tiết cho từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất, dịch vụ và được chi tiết thành các TK cấp 2 để phản ánh nội dung chi tiết. 1. TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng 2. TK 6272: Chi phí vật liệu 3. TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất 4. TK 6274: Chi phí KHTSCĐ 5. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. 6. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Chi phí SXC có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ CPSXC thường được sử dụng là: Phân bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuât, theo tiền lương công nhân sản xuất. Công thức phân bổ như sau: Mức chi phí SXC Tổng CPSXC cần phân bổ x Tổng tiêu thức phân bổ cho từng Tổng tiêu thức phân bổ của phân bổ của từng đối tượng tất cả các đối tượng đối tượng 21
- Chuyên để thực tạp Sơ đồ 1.3 hạch toán chi phí SXC: TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm CPSXC TK 152,153 TK 154 Chi phí vật liệu,dụng cụ Phân bổ (kết chuyển) TK 142 335 chi phí SXC Chi phí theo dự toán TK 111, 112, 331 Các chi phí sản xuất khác TK 154 Chi phí sản xuất phụ 2.4. Hạch toán chi phí phải trả và chi phí trả trước, các khoản thiệt hại trong sản xuất. a) Hạch toán chi phí trả trước. * Khái niệm: Chi phí trả trước là các chi phí thực tế đã phát sinh với quy mô lớn và có liên quan đến nhiều kỳ kế toán. Các chi phí này sẽ được tập hợp lại rồi phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ. * Tài khoản sử dụng : TK 142- Chi phí trả trước: - Bên Nợ: Tập hợp các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh - Bên Có: Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí kinh doanh 22
- Chuyên để thực tạp -Dư Nợ: Phản ánh số chi phí trả trước ngắn hạn chưa phân bổ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn: dùng để theo dõi các khoản chi phí trả trước dài hạn có liên quan đến từ 2 niên độ kế toán trở lên. - Bên Nơ: Tập hợp chi phí trả thực tế phát sinh trong kỳ. - Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ này -Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh. * Phương pháp hạch toán - Phản ánh các chi phí trả trước thực tế phát sinh Nợ TK 242,142 - Tập hợp chi phí trả trước Nợ TK133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, 153, 2413 - Giá trị được xuất dùng, các chi phí trả trước thực tế phát sinh - Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí kinh doanh Nợ TK 627, 641,642, 635 - Phân bổ chi phí cho các đối tượng Có TK 142, 242 - Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD trong kỳ. b) Hạch toán chi phí phải trả (chi phí trích trước) * Khái niệm: Chi phí phải trả là các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh và sẽ phát sinh trong tương lai với quy mô lớn và ảnh hưởng tới nhiều kỳ kinh doanh . Kế toán trích trước vào chi phí kỳ này để đảm bảo sự phù hợp về chi phí và giá thành * Tài khoản sử dụng: TK 335 - Chi phí phải trả - Bên Nợ: Các khoản chi phí phải trả thực tế phát sinh - Bên Có: Trích trước chi phí phải trả vào chi phí của kỳ hạch toán -Dư Có: Các khoản đã trích trước nhưng thực tế chưa phát sinh * Phương pháp hạch toán. - Định kỳ trích trước các khoản chi phí phải trả vào chi phí của kỳ hạch toán Nợ TK 627, 641, 642, 622, 635 - Trích trước chi phí cho các đối tượng Có TK 335 - Trích trước chi phí phải trả đưa vào chi phí kinh doanh 23
- Chuyên để thực tạp - Khi chi phí phải trả thực tế phát sinh Nợ TK 335 - Chi phí phải trả thực tế phát sinh Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 331, 334, Các khoản phải chi, phải trả - Nếu số trích trước theo kê hoạch lớn hơn thực tế phát sinh Nợ TK 335 - Bổ sung khoản chênh lệch vào chi phí Có TK 627, 641, 642, 622, 635 - Bổ sung khoản chênh lệch vào chi phí - Nếu số trích trước theo kế hoạch nhỏ hơn thực tế phát sinh Nợ TK 622, 627, 641, 642 - Ghi tăng chi phí cho các đối tượng Có TK 335 - Xoá sổ khoản chênh lệch chi phí. c) Hạch toán thiệt hại trong sản xuất Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng. * Phân loại sản phẩm hỏng theo tiêu chuẩn định mức - Sản phẩm hỏng trong định mức: Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức sẽ được tính vào chi phí sản xuất chính phẩm - Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Thiệt hại của những sản phẩm này không được tính vào giá thành của chính phẩm. * Phương pháp hạch tóan sản phẩm hỏng ngoài định mức - Phản ánh giá trị của sản phẩm hỏng ngoài định mức Nợ TK 1381 -Chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức Có TK 154, 155, 157, 632 - Hàng bán rồi, hỏng, trả lại - Các chi phí về sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được Nợ TK 1381 - Giá trị sản phẩm hỏng Có TK 111, 112, 152, 334, Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được - Phản ánh các khoản thu hồi Nợ TK 152 - Thu hồi phế liệu Nợ TK 334, 1388 - Cá nhân bồi thường Có TK 1381 - Giá trị sản phẩm hỏng 24
- Chuyên để thực tạp - Kết chuyển sản phẩm hỏng ngoài định mức. Nợ TK 811 - Sản phẩm hỏng tính vào chi phí khác Có TK 1381 - Giá trị sản phẩm hỏng ngoài định mức Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất - Trường hợp 1: Ngừng sản xuất trong kế hoạch hay đã dự kiến trước thì chi phí thiệt hại ngừng sản xuất sẽ được theo dõi trên TK 335 - Trường hợp 2: Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch kế toán theo dõi tương tự sản phẩm hỏng ngoài định mức 2.5. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất: Cuối kỳ các chi phí đều được tập hợp vào bên nợ của TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Bên Nợ: Tập hợp các khoản chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC). - Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất. Kết chuyển giá trị sản phẩm (tổng giá thành sản phẩm hoàn thành ) -Dư Nợ: phản ánh chi phí sản xuất, sản phẩm dở dang cuối kỳ Sơ đồ 1.4 hạch toán tổng hợp chi phí sản xuât (phương pháp kê khai thường xuyên) TK 621 TK 154 TK 152, 1381 DĐK Ghi giảm chi phí Kêt chuyển chi phí NVLTT TK 155 TK 622 Tổng giáSP Nhập kho Kết chuyển chi phí NCTT TK157 Gửi bán TK627 Kết chuyển chi phí SXC TK 632 DCK Bán 25
- Chuyên để thực tạp Để phản ánh bút toán giá thành thì trước đó kế toán phải tính chính xác gía thành này, và bất kể doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính gía thành nào đều phải áp dụng công thức: Tổng giá thành sản phẩm CPSX CPSX CPSX hoàn thành (hoặc bán = dở dang + phát sinh - dở dang thành phẩm) đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang là một bước không thể thiếu được trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.6. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: - Với bán thành phẩm : Có thể tính theo chi phí thực tế kế hoạch. - Với sản phẩm đang chế tạo dở dang: Có thể áp dụng một trong các phương pháp: + Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính: Theo phương pháp này thì toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm, do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm gía trị nguyên vật liệu chính Tổng chi phí nguyên vật liệu chính Gía trị SPDD = x Số SPDD cuối kỳ Số SPHT cuối kỳ + Số SPDD cuối kỳ + Phương pháp ước tính tương đương: Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi chúng thành sản phẩm tương đương, tiêu chuẩn của sản phẩm dở dang để quy đổi chúng thành sản phẩm tương đương, tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Giá trị SPDD = Chi phí NVLC nằm trong + Chi phí chế biến tính cho cuối kỳ SPDD cuối kỳ SPDD cuối kỳ Phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn chi phí NVL chính được phân bổ theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang chưa quy đổi. 26
- Chuyên để thực tạp + Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến : Theo phương pháp này, chi phí NVLTT được tính cho sản phẩm dở dang theo phương pháp phân bổ bình quân. Đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó ta thấy mức độ hoàn thành bình quân của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm để phân bổ. Công thức tính như sau: Giá trị SPDD = Giá trị NVLC nằm trong SPDD + 50% chi phí chế biến Trong thực tế còn nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác được sử dụng như phương pháp đánh giá theo chi phi NVLTT hoặc chi phí trực tiếp, theo chi phí định mức hoặc kế hoạch, phương pháp thống kê kinh nghiệm. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng khác nhau nên khi tổ chức vận dụng thì doanh nghiệp cần phải xem xét, lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cụ thể của mình. 3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Khác với những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại NVL, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng. Cùng với bộ phận sản phẩm dở dang để xác định chi phí cho sản phẩm hoàn thành của hàng đã bán. Vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này cũng có những khác biệt : 3.1. Hạch toán chi phí NVLTT: Để phản ánh các chi phí NVL xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán cũng dùng TK 621 không ghi theo chứng từ xuất dùng NVL mà ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị NVL tồn kho và đang đi đường. Nội dung phản ánh của TK 621 giống như phương pháp kê khai thường xưyên. - Cuối kỳ sau khi tính tổng giá trị vật liệu đã dùng cho trực tiếp sản xuất Nợ TK 621 - Trị giá NVL xuất dùng Có TK 6111- Giá trị NVL sử dụng trong kỳ - Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL Nợ TK 631- Tổng hợp chi phí NVLTT cho từng đối tượng Có TK 621 - Trị giá NVL 27
- Chuyên để thực tạp 3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp - Tập hợp chi phí NCTT Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334 - Lương phải trả cho công nhân (chi tiết đối tượng) Có TK 338 - Các khoản phải trả khác cho công nhân - Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT Nợ TK 631 - Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng chi phí Có TK 622 - Chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí 3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung - Tập hợp chi phí SXC Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có TK 111, 112, 331, 214, 242, 142, 6111 - Tập hợp chi phí SXC - Cuối kỳ kết chuyển chi phí SXC Nợ TK 631 - Tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng Có TK 627 - Kết chuyển chi phí SXC theo từng đối tượng 3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Tài khoản sử dụng: TK 631 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: - Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới việc chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Bên có: Kết chuyển giá trị san phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154 Giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành. -Dư cuối kỳ: Cuối kỳ không có số dư và nó được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí. 28
- Chuyên để thực tạp Sơ đồ 1.5 hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ) Kết chuyển CPSX dở dang cuối kỳ TK 154 TK 631 TK 111, 112, 6111 K/c CPSX dở dang đầu kỳ Giảm chi phí TK 621 K/c chi phí NVLTT TK 632 TK 622 K/c chi phí NCTT K/c tổng giá thành SP TK 627 K/c chi phí SXC Iv. sổ kế toán áp dụng trong kế toán cpsx và tính giá thành sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu công tác tài chính cũng như phục vụ cho kế toán quản trị, mỗi doanh nghiệp đều phải nghiên cứu, thiết kế hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp và chi tiết sao cho phù hợp với đặc điểm và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Về hạch toán chi tiết sản xuất, tuỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí, công việc hạch toán chi tiết sản xuất có thể khái quát như sau: - Mở sổ (thẻ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. - Tập hợp chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc đối tượng hạch toán, làm cơ sở cho việc tính giá thành, đồng thời lập thẻ tính giá thành. Về hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, theo chế độ kế toán hiện hành có 4 hình thức ghi sổ kế toán, đó là: 1. Hình thức Nhật ký chung. 2. Hình thức Nhật ký sổ cái. 29
- Chuyên để thực tạp 3. Hình thức Nhật ký chứng từ. 4. Hình thức Chứng từ ghi sổ. Mỗi hình thức quy định số lượng, loại sổ, hình thức sổ và trình tự ghi sổ khác nhau tuỳ theo điều kiện và yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp áp dụng một trong 4 hình thức ghi sổ tổng hợp trên. 1. Hình thức Nhật ký chung: Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là nhật ký chung. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc phát sinh, kế toán ghi các số liệu vào Sổ nhật ký chung. 2. Hình thức Nhật ký sổ cái: Hàng ngày người gĩư Nhật ký sổ cái nhận toàn bộ chứng từ gốc, kiểm tra định khoản rồi ghi vào sổ. Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế, sử dụng ít tài khoản. Tuy nhiên nó cũng có một số nhực điểm như: việc ghi chép trùng lặp làm tăng khối lượng công việc kế toán, không thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3. Hình thức chứng từ ghi sổ: Hàng ngày hay định kỳ, kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng loại nghiệp vụ kinh tế. Lập Chứng từ ghi sổ cho các chứng từ cùng loại (có cùng định khoản). sau đó được ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để lấy số hiệu. Sau khi đăng ký xong, số liệu tổng cộng trên chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Cuối tháng kế toán cộng sổ cái để tính số phát sinh và số dư cuối kỳ các tài khoản. 4. Hình thức nhật ký chứng từ: Có ưu điểm là vận dụng cho các loại doanh nghiệp đặc biệt với doanh nghiệp lớn, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán. Nhưng không thuận tiện cho việc cơ giới hoá tính toán. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí sửa chữa cầu đường bộ II, em xin trình bày trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. 30
- Chuyên để thực tạp Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ đăng ký Chứng từ Hạch toán chứng từ ghi sổ ghi sổ chi tiêt Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Ghi hàng ngày Báo cáo Ghi cuối tháng tài chính Đối chiếu 31
- Chuyên để thực tạp Phần ii: thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II I. Giới thiệu khái quát về Công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II. 1 . Quá trình hình thành & phát triển của Công Ty Công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II nguyên là nhà máy cơ khí 200, được Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập ngày 12/ 10/ 1971 trực thuộc Cục quản lý đường bộ. Để phù hợp với nhiệm vụ chức năng và quy mô hoạt động, theo quyết định số 5134/ QĐTCCT ngày30 tháng 12 năm 1997 nhà máy được đổi tên thành Công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II. Trụ sở: Đường Đoàn Kết - Phường Thanh Trì - Quận Hoàng Mai - Hà Nội. Trong suốt hơn 30 năm qua công ty đã luôn không ngừng phấn đấu và giành nhiều kết quả đáng tự hào . Từ khi đât nước còn chiến tranh, nhà máy đã nỗ lực góp phần vào sự nghiệp chung, góp phần sửa chữa duy tu ô tô cho ngành GTVT, một ngành chiến lược trong chiến tranh. Trong những năm tháng đó tuy có khó khăn vì chiến tranh chưa kết thúc song nhà máy luôn bận rộn theo kế hoạch trên giao, ô tô và những phương tiện vận tải nhộn nhịp ra vào, hoạt động và đầu tư rất nhiều như một nhà máy công nghiệp nặng. Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiệm vụ chính của công ty vẫn là sản xuất phao nhà vượt sông, thiết bị làm đường, thiết bị vận tải nhưng kế hoạch về duy tu bảo dưỡng xe ô tô bị gián đoạn, các kế hoạch sản xuất không theo kế hoạch, nhà máy lâm vào tình trạng chung là thiếu công ăn việc làm, nhà xưởng xuống cấp, thiết bị lạc hậu. Tình trạng đó kéo dài suốt năm 80 đến đầu năm 90, trong thời kỳ đó nhà máy đã xoay ra làm các ngành nghề khác không đúng với nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm cơ khí. Đến năm 1993, số lao động của toàn công ty chỉ còn có 78 người với số vốn 800 triệu đồng (chủ yếu là TSCĐ và sản phẩm chưa tiêu thụ được ), đó là thời kỳ khó khăn nhất nhưng đó cũng là lúc tập thể lãnh đạo xí nghiệp đã tìm ra phương thức kinh doanh mới, là nhà máy đầu tiên sản xuất ra các sản phẩm phục vụ an toàn giao thông mà từ trước chưa sản xuất được như tường hộ lân mềm bằng thép, hệ thống cầu nông thôn, thiết bị nấu nhựa đường không gây ô nhiễm Đồng thời môi trường vĩ mô cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà máy, Nghị định 36/CP ban hành, công tác về an toàn giao thông được chú trọng, nhà máy liên tục ra đời các sản phẩm mới như gương cầu lồi, biển báo phản quang 32
- Chuyên để thực tạp Bằng việc mở rộng nhiều chủng loại sản phẩm, đa phương hoá quan hệ, đầu tư nâng cấp thiết bị máy móc, phương thức chủ động chào hàng và lắp ráp đồng bộ, từng bước tạo công ăn việc làm, đời sống cán bộ công nhân viên đã nâng lên rõ rệt. Mặc dù vậy, công ty cũng gặp phải những khó khăn như bao doanh nghiệp khác, đó là các sản phẩm cùng loại nhập ngoại lan tràn trên thị trường, ưu thế hơn hàng nội về chất lượng và mẫu mã. Để đứng vững và phát triển, Công ty vạch ra chiến lược kinh doanh cụ thể huy động nội lực để sản xuất, với những sản phẩm ngoai nhập công ty tìm nguồn sao chép để giảm chi phí thiết kế ban đầu, nâng cao năng suất chất lượng, mẫu mã, mở rộng thị trường. Sau hơn 10 năm đổi mới, công ty đã khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường, giá trị sản lượng thực hiện được tăng đều đều, các nghĩa vụ đối với nhà nước đều hoàn thành tốt, mức lương bình quân được giải quyết đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ. 2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của công ty: Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu: - Chuyên chế tạo các thiết bị phục vụ xây dựng và sửa chữa đường bộ như: Rơ moóc và phun nhựa đường nóng chảy, xe phun nhũ tương, máy phun sơn kẻ tường, máy sơn nóng, nhà nghỉ lưu động. - Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ an toàn giao thông như: biển báo phản quang, các loại gương cầu lồi đường kính phi 600 mm đến phi 1000 mm phục vụ công tác an toàn giao thông, sản xuất tường hộ lau mềm bằng thép. - Gia công lắp ráp các kết cấu thép công trình giao thông. - Sửa các loại xe máy thi công. - Sửa chữa và xây mới các công trình giao thông vừa và nhỏ. - Kinh doanh dịch vụ, trao đổi vật tư thiết bị xe máy thi công. - Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí như: câu lạc bộ bơi lội, nhà thi đấu cầu lông, bóng bàn. - Kinh doanh vật liệu, máy móc, thiết bị công trình giao thông. Công ty có nhiệm vụ đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất những sản phẩm phục vụ an toàn giao thông đường bộ, sản phẩm hàng hoá công cộng có đặc trưng phục vụ phúc lợi công cộng cùng các đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng từng bước hiện đại hoá công nghiệp hoá ngành giao thông vận tải, góp phần xây dựng Việt Nam vào xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong qúa trình nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đó, không phải không có những khó khăn nhưng công ty đã luôn khắc phục, phát huy nội lực, đầu tư đúng hướng và đặc biệt là nâng cao chất lượng quản lý. 33
- Chuyên để thực tạp Để phục vụ cho phương án kinh doanh mới, một mặt công ty ra sức củng cố hệ thống quản lý thông qua các chế độ tuyển dụng, lựa chon cán bộ quản lý, các kỹ sư cơ khí, kỹ sư xây dựng, công nhân kỹ thuật mặt khác công ty đã cử cán bộ đi học các lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật, nghiệp vụ tài chính - kế toán, do Cục đường bộ Việt Nam, Chi cục thuế Hà Nội tổ chức nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, nắm bắt kịp thời nhiệm vụ chức năng của công ty. Song song với các biện pháp đó, công ty cũng tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cơ quan chủ quản, là khu quản lý đường bộ II thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các mặt như: Quản lý hành chính, hướng dẫn các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành, thực hiện chế độ quản lý tài chính do nhà nước quy định. Qua quá trình thực tập và khảo sát thực tế tại công ty, thấy rõ công ty là một doanh nghiệp công ích, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty được các cơ quan chủ quản giao việc mà công ty cũng bị chi phối bởi các quy luật kinh tế thị trường, như trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và việc thực hiện chế độ chính sách năm 2004 của công ty đã nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường nâng cao trình độ quản lý, để làm sao cho sản phẩm của công ty là cạnh tranh bằng sản lượng, chất lượng, giá thành Nhưng nhìn tổng thể cách phát triển tổng hợp là có kết hợp nhiều hình thái sản xuất: sản xuất hàng công nghiệp, xây dựng cơ bản, phát triển dịch vụ, với ba hình thái đó công ty đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và liên tục tạo thế ổn định trong sản xuất kinh doanh, vừa phát triển kinh tế của công ty đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng chế độ chính sách của Đảng và nhà nước đặt ra. Đó cũng là chỉ tiêu phấn đấu của công ty để hoà nhập với đất nước trong sự nghiệp CNH-HĐH, đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Bất cứ một đơn vị nào sau quá trình sản xuất kinh doanh đều phải tính toán xem kết quả hoạt động của doanh nghiệp mình ra sao? Lãi hay lỗ. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, thế đứng trên thị trường vững chắc, ngược lại doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì sự phá sản sẽ là một tất yếu đối với doanh nghiệp. Để đánh giá kết quả hoạt động của công ty trong thời gian qua ta căn cứ vào bảng số liệu sau: 34
- Chuyên để thực tạp Mẫu 01 một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh quá trình phát triển của công ty Cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II Đơn vị tính:1000đồng So sánh STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Số tiền TL(%) 1 Doanh thu thuần về bán 19.036.323.093 14.852.081.110 (4.715.758.017) (22) hàng và cung cấp dịch vụ 2 GVHB 17.443.055.590 13.105.407.955 (4.337.647.635) (25) 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng 1.593.267.503 1.746.673.155 153.056.652 9,6 và cung cấp dịch vụ 4 Doanh thu HĐTC 1.806.269 77.853.201 76.046.932 43 5 Chi phí tài chính 426.552.943 759.634.972 333.082.029 17,8 Tong đó lãi vay phải trả 124.679.900 6 Chi phí bán hàng 105.150.000 113.335.776 8.185.776 10,8 7 Chi phí quản lý DN 843.347.885 917.176.295 73.828.410 10,9 8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 184.022.944 34.379.313 (149.643.631) (81,3) 9 Thu nhập khác 10 Chi phí khác 61.849.247 3.086.000 (58.763.247) (95) 11 Lợi nhuận khác 61.849.247 3.086.000 (58.763.247) (95) 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 122.173.697 31.293.313 (90.880.384) (74) 13 Thuế TNDN phải nộp 39.095.583 8.726.128 (30.369.455) (77) 14 Lợi nhuận sau thuế 83.078.114 22.531.185 (60.546.929) (73) 15 Thu nhập BQLĐ/người/thg 860.000 970.000 12,7 Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động SXKD của công ty trong hai năm 2003 - 2004 mặc dù: Doanh thu giảm 22% Tương ứng giảm 4.715.758.017 đồng. Nhưng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 9,6% tương ứng tăng 153.056.652, Tổng chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính tăng so với năm 2003 cho thấy mặc dù công ty đã có nhiều biện pháp quản lý định mức và chi tiêu nhưng do phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường nên việc đấu thầu các công trình cần phải khảo sát hiện trường rất kỹ nên phải bỏ ra chi phí lớn. Bên cạnh đó công ty muốn mở rộng sản xuất để chiếm lĩnh nhiều thị trường, đầu tư cơ sở vật chất, trụ sơ công ty khang trang để nâng cao năng lực của công ty và đầu tư rất nhiều cho công tác đào tạo nguồn nhân lực đó là định hướng 35
- Chuyên để thực tạp phát triển lâu dài của công ty nên chi phí phải tăng hơn so với năm trước, tỷ suất chi phí cũng tăng. Đây là nguyên nhân khiến cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm 77% tương ứng giảm 90.880.384 đồng và tổng lợi nhuân sau thuế cũng giảm theo 73% tương ứng với số tiền là 60.546.929 đồng. Nhưng mức thu nhập bình quân của người lao động vẫn ổn định và có chiều hướng tăng lên từ 860.000 đồng đến lên 970.000 đồng. Do doanh thu giảm, thuế thu nhập giảm nên các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước cũng giảm. Nói chung tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của công ty là tốt. Tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng chi phí, nhưng đây không phải công ty quản lý kém mà do còn một số công trình còn dở dang chưa hoàn thành và bàn giao, hiện mới được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và được xếp vào hàng tồn kho, đợi quý sau hoàn thành bàn giao mới được ghi nhận vào doanh thu, hơn nữa Công ty lại đang đầu tư vào nguồn nhân lực, tích cực mở rộng kinh doanh và đầu tư cho trụ sở công ty(trích khấu hao vào chi phí SXKD) khang trang hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và làm tiền đề phát triển vững chắc hơn cho những năm tơi. Công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II có được kết quả kinh doanh như trên chính là mục tiêu mà Ban giám đốc và toàn thể CBCNV mong muốn, đó là kết quả của sự nỗ lực, đoàn kết toàn công ty qua lao động sản xuất trong một năm, Đây cũng chính là định hướng phát triển đúng đắn của Ban lãnh đạo công ty. 4. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuât, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của công ty. 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Với một doanh nghiệp, một đơn vị kinh tế, một cơ quan hành chính sự nghiệp nào cũng cần có sự lãnh đạo, vai trò của người lãnh đạo cũng như bộ máy tổ chức cùng với việc sử dụng nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến việc thành hay bại của của doanh nghiệp đó. Một cơ cấu sản xuất không hợp lý sẽ là sự thất bại gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý, làm giảm năng suất, giảm hiệu quả lao động và có thể dẫn tới phá sản. Vậy để có một cơ cấu tổ chức hợp lý, mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào từng đặc điểm của mỗi công việc để sử dụng bộ máy tổ chức. Trong bất kỳ hoạt động gì, ở lĩnh vực nào thì yếu tố con người cũng là yếu tố quan trọng. Nhưng để phát huy được yếu tố con người có hiệu quả thì vấn đề đặt ra là tổ chức như thế nào? Sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả. Nó luôn là câu hỏi đặt ra đối với người tổ chức. Công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là an toàn giao thông, đảm bảo giao thông, các thiết bị phục vụ cho duy tu bảo dưỡng đường bộ, xây mới và sửa chữa 36
- Chuyên để thực tạp các công trình giao thông với nhiều chủng loại sản phẩm nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý có những đặc điểm riêng: Công ty có mô hình tổ chức sản xuất theo hình thức trực tuyến chức năng, từ công ty đến các phân xưởng, tổ, người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng chức năng. Quá trình nghiên cứu đề tài tại Công ty thì bộ máy tổ chức và điều hành của công ty được thể hiện: Sơ đồ2.1 : Bộ máy tổ chức của Công ty Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc quản lý HC phụ trách KT kinh doanh Phòng Phòng Phòng TCHC KHKT TCKT Ban Ban Đội PX PX PX PX PX XDCB Dịch công Chế Cơ khí biển sửa gương vụ trình thử báo chữa GT Bộ máy quản lý của công ty đứng đầu là Giám đốc giữ vai trò điều tiết toàn công ty, đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và trước pháp luật. Tham mưu cho Giám đốc có ba Phó Giám đốc: - Phó Giám đốc phụ trách quản lý hành chính - Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật - Phó Giám đốc kinh doanh. 37
- Chuyên để thực tạp Để giúp cho ban Giám đốc tới các phân xưởng, đội vượt cách chặt chẽ và hiệu quả có các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật, quản lý nhân sự gồm có: +Phòng tổ chức hành chính: thực hịên các công tác liên quan đến văn thư lưu trữ, giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên, duyệt các định mức về đơn giá ngày công lao động, an toàn bảo hộ lao động, tuyển dụng quản lý và sắp xếp đào tạo nhân sự thực hiện công tác đối ngoại. + Phòng kế hoạch- kỹ thuật: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng các quy trình quy phạm trong sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, cung ứng các nguyên vật liệu, thành phẩm, định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất, quản lý thiết kế thi công, các công trình xây lắp, đồng thời là phòng giao dịch kinh doanh bán các sản phẩm của công ty. Mỗi phòng ban có một chức năng riêng biệt nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc tạo nên một chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vị trí và vai trò của các phòng ban khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, đồng thời để các bộ phận tự chủ, công ty đã thành lập các phân xưởng, đội công trình, ban xây dựng cơ bản, tổ dịch vụ là các đơn vị hạch toán độc lập. Mỗi một bộ phận lại tổ chức thành các tổ sản xuất, tổ thi công, tổ lắp ráp, cơ cấu này có thể thay đổi tuỳ theo từng yêu cầu, điều kiện cụ thể. Tại các bộ phận có Quản đốc phân xưởng, Phó Quản đốc phân xưởng, đội trưởng có trách nhiệm quản lý điều hành chung, có kỹ thuật viên kết hợp cùng phòng kỹ thuật triển khai giám sát các sản phẩm. Mỗi bộ phận có thống kê kết hợp với kế toán viên ở phòng Tài chính - kế toán có nhiệm vụ làm thủ tục theo dõi công, định mức lương, vật tư nhập xuất, nhiệm vụ thanh quyết toán với công ty theo từng hợp đồng sản phẩm hay công trình hoàn thành. Các bộ phân xưởng, đội triển khai nhiệm vụ sản xuất, đảm bảo về mặt chất lượng, số lượng, tiến độ thi công. Cách tổ chức lao động, tổ chức sản xuất như trên tạo điều kiện quản lý về mặt kinh tế, kỹ thuật ở từng bộ phận sản xuất thuận lợi cho công ty có thể khoán sản phẩm tới từng phân xưởng, đội công trình. - Phân xưởng chế thử: với hệ thống máy móc thiết bị sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ cho giao thông, sản xuất ra các sản phẩm mới trước khi quy trình công nghệ được triển khai sản xuất ở diện rộng, đồng thời cùng các phân xưởng khác sản xuất các mặt hàng truyền thống. - Phân xuởng cơ khí, phân xưởng sửa chữa: Tuy có tên gọi khác nhau do tiền thân là xưởng cơ khí 200, sửa chữa và bảo dưỡng ô tô cho cục đường bộ Việt Nam, 38
- Chuyên để thực tạp sau nhiều năm thay đổi hiện nay hai phân xưởng đều sản xuất các mặt hàng như hệ thống dầm cầu Bailey, dầm cầu phép liên hợp, sản phẩm nhà lắp ghép, rào chắn di động, thiết bị nấu nhựa đường, nhũ tương, tuờng hộ lan mềm bằng thép, đinh đường phản quang. - Phân xưởng biển báo: Thành lập từ năm 1995, phân xưởng được đầu tư một dây chuyền cắt chữ vi tính, thiết bị in lưới, hệ thống cán tôn chuyên sản xuất các sản phẩm biển báo phản quang, cột tiêu, cột km, chóp nón cao su có phản quang khi thi công đường giao thông. - Ban XDCB: Có nhiệm vụ xây mới và sửa chữa các công trình hạ tầng cơ sở trong công ty như thiết kế bể bơi, nhà thi đấu, khu nhà tập Cán bộ công nhân viên, nhà khách, hội trường cùng các bộ phận khác hàng năm thi công các công trình giao thông như trạm thu phí Nam cầu Giẽ, Tam Canh - Ban dịch vụ: Đảm trách nghiệp vụ lắp ghép nhôm kính khi phát sinh các yêu cầu của khách hàng, tổ chức các cuộc hội nghị, chịu trách nhiệm về các dịch vụ ở cửa hàng căng tin của công ty. - Đội công trình : Có nhiệm vụ đi thi công các công trình đường bộ như lắp cầu Bailey, tấm sóng, gương cầu ,thi công các công trình giao thông. Từng phân xưởng, đội công trình, ban XDCB, ban dịch vụ, trưởng các bộ phận phải có trách nhiệm trước giám đốc công ty, quản lý điều hành SXKD sao cho có hiệu quả. Ngoài ra, các bộ phận còn có các thống kê hàng tháng, hàng quý tập hợp các chứng từ thanh quyết toán hợp đồng, đối chiếu công nợ các công ty. Mô hình tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của công ty nhìn chung gọn nhẹ, triển khai đồng bộ, công tác khăng khít linh hoạt do có sự chỉ đạo kịp thời và nhanh chóng từ ban giám đốc đến các phòng ban, phân xưởng, đồng thời giám đốc cũng nhanh chóng nhận được thông tin phản hồi từ các phòng ban, phân xưởng và nhân viên trong công ty. Qua nhiều năm vận hành, một điều được nhận thấy là các bộ phận đều phát huy được thế mạnh của mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 4.2. Đặc điểm quy trình sản xuất. 39
- Chuyên để thực tạp Sơ đồ 2.1 quy trình tổ chức sản xuất của Công ty. Thiết kế bản vẽ Lập quy trình công nghệ Định mức vật tư, nhân công. Lập kế hoạch thực hiện sản xuất Tổ chức sản xuất Nghiệm thu Nhập kho Bán hàng II. đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán & công tác kế toán của công ty 1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung, được minh hoạ qua sơ đồ sau: Sơ đô2.2: Bộ máy kế toán ở công ty 40
- Chuyên để thực tạp Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán: Kế Kế Kế Thủ Ngân hàng, toán toán toán quỹ Hàng tồn thanh công tiền kho, toán nợ lương TSCĐ Phòng Tài chính- kế toán dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc công ty, gồm 7 cán bộ kế toán với các nghiệp vụ chuyên môn thành thạo, bao gồm: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, bốn kế toán viên, một thủ quỹ, mỗi người đảm nhiêm một phần kế toán khác nhau được phân công cụ thể như sau: - Kế toán trưởng: chịu trách nhiêm hướng dẫn chỉ đạo chung, kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiên. - Kế toán tổng hợp: Xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động SXKD của đơn vị, tổ chức hạch toán kế toán, tổng hợp các thông tin của công ty vào sổ cái, lập báo cáo tài chính. - Kế toán ngân hàng, TSCĐ, hàng tồn kho: Thực hiện việc giao dịch với ngân hàng, kho bạc thực hiện việc ghi chép phân loại, tổng hợp các ngiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tiền gửi ngân hàng, vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ. - Kế toấn thanh toán: Thực hiện việc ghi chép thanh toán với công nhân viên, nhà cung cấp, viết phiếu thu, chi, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các tài khoản 111,334, 131. - Kế toán tiền lương: Theo dõi và làm thủ tục với phòng bảo hiểm quận, thanh toán lương hưởng bảo hiểm, các khoản trích nộp và thu chi kinh phí công đoàn. - Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ của các bộ phận trực thuộc, nhà cung cấp, khách hàng, ghi chép các sổ cái TK136, 336. 41
- Chuyên để thực tạp - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành xuất nhập quỹ và ghi sổ quỹ. Ngoài ra mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm theo dõi thanh quyết toán từng phân xưởng. Tại các bộ phận, công việc của thống kê là ghi chép lập chứng từ ban đầu, tập hợp, là các bảng kê theo từng hợp đồng từ phòng kế hoạch giao. 2. Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty. 2.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công Ty *Niên độ kế toán Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. *Đơn vị hạch toán kế toán Đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không phải Đồng Việt Nam được chuyển đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tiền và các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ chưa được thanh toán vào ngày kết thúc năm tài chính được chuyển đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân của thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc năm tài chính. Chênh lệch tỷ giá (nếu có) được hạch toán vào chi phí hoặc doanh thu hoạt động tài chính của kỳ tương ứng. * Hàng tồn kho Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá hàng tồn kho: phương pháp giá thực tế đích danh. * Tài sản cố định Tài sản cố định của Công ty được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế. Khấu hao tài sản cố định được xác định theo phương pháp đường thẳng áp dụng cho tất cả các tài sản theo tỷ lệ được tính toán để phân bổ nguyên giá trong suốt thời gian sử dụng ước tính và phù hợp với quy định tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. Thời gian ước tính sử dụng cho mục đích tính toán này như sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc 7- 22 năm - Thiết bị sản xuất 5 - 19 năm - Phương tiện vận tải 6 - 15 năm 42
- Chuyên để thực tạp - Thiết bị quản lý 3 - 8 năm Mức hàng năm của 1 TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ*Tỷ lệ KH năm = Nguyên giá của TSCĐ*1/Số năm sử dụng dự kiến * Ghi nhận doanh thu - Doanh thu đối với dịch vụ xây lắp, sửa chữa trung đại tu các công trình giao thông được ghi nhận khi đã hoàn thành công trình, hạng mục công trình và có biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc đã thu tiền hay chưa. - Doanh thu đối với hoạt động sản xuất hàng hoá và kinh doanh khác được ghi nhận trên cơ sở hoá đơn bán hàng phát hành cho khối lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc đã thu tiền hay chưa. * Thuế Thuế giá trị gia tăng Hàng hoá, dịch vụ do Công ty sản xuất và cung cấp chịu thuế giá trị gia tăng theo các mức thuế suất như sau: - Hàng hoá 10% - Dịch vụ xây lắp và dịch vụ khác 5% - 10% Thuế thu nhập doanh nghiệp - Công ty tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 28%. - Các loại thuế khác được tính theo quy định hiện hành của Nhà nước * Tài khoản sử dụng Loại TK I- Tài sản lưu động có: - TK 111: Tiền mặt - TK 112: Tiền gửi ngân hàng - TK 131: Phải thu khách hàng - TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ - TK 136: Phải thu nội bộ Công ty - TK 138: Phải thu khác - TK 141: Tạm ứng - TK 142: Chi phí trả trước 43
- Chuyên để thực tạp - TK 151: Hàng mua đang đi trên đường - TK 152: Nguyên liệu, vật liệu - TK 153: Công cụ, dụng cụ - TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - TK 155: Thành phẩm Loại TK II - Tài sản cố định có : - TK 211: Tài sản cố định hữu hình - TK 214: Hao mòn TSCĐ - TK 222: Góp vốn liên doanh Loại TK III - Nợ phải trả có : - TK 311:Vay ngắn hạn - TK331: Phải trả cho người bán - TK333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước - TK334: Phải trả công nhân viên - TK335: Chi phí phải trả - TK336: Phải trả nội bộ - TK338: Phải trả, phải nộp khác - TK 341: Vay dài hạn. Loại TK IV- Nguồn vốn chủ sở hữu có: - TK411: Nguồn vốn kinh doanh - TK414: Quỹ đầu tư phát triển - TK415: Quỹ dự phòng tài chính - TK416: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm - TK421: Lợi nhuận chưa phân phối - TK431: Quỹ khen thưởng phúc lợi - TK 441: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Loại TK V- Doanh thu có : - TK 511: Doanh thu bán hàng - TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ 44
- Chuyên để thực tạp - TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính - TK 521: Chiết khấu thương mại. Loại TK VI - Chi phí SXKD có : - TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp - TK 627: Chi phí sản xuất chung - TK 632: Giá vốn hàng bán - TK 635: Chi phí tài chính - TK 641: Chi phí bán hàng - TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp - TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công. Loại TK VII - Thu nhập hoạt động khác TK 711 Loại VIII - Chi phí hoạt động khác : TK 811, Loại IX - Xác định KQKD : TK 911. Loại X - TK ngoài bảng - TK 003: Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi - TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản. Trong danh mục TK công ty đang sử dụng thì công ty không phải sử dụng các TK dự phòng như: TK 129, TK139, TK159, TK 229. do hướng của công ty không đầu tư vào chứng khoán, đối với các khoản phải thu của khách hàng cuối niên độ kế toán chưa có đủ điều kiện lập các khoản dự phòng. * Hệ Luân chuyển chứng từ. Tại các bộ phân, công việc của thống kê là ghi chép lập chứng từ ban đầu, tập hợp, phân loại chứng từ nhập xuất để lập tổng hợp nhập, xuất cho từng hợp đồng sản phẩm, hạng mục công trình, do Giám đốc của công ty ký với các bộ phận. Tại các bộ phận, việc nhập, xuất vật tư đều phải cân đong đo đếm cụ thể, từ đó lập các phiếu nhập kho, xuất kho. Tổng hợp các bảng kê chi phí vật tư cho từng hợp đồng sau đó nộp lên phòng Kế toán tài chính. Định kỳ, các hợp đồng được thanh quyết toán, trong đó kê rõ chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, dịch vụ mua ngoài, chi phí quản lý, bảng chấm công, bảng thanh toán lương kèm theo phiếu nhập xuất vật tư, hoá đơn, bảng kê thuế GTGT đầu vào, kèm theo phiếu nghiệm thu. Phòng kế toán sẽ theo dõi các bộ 45
- Chuyên để thực tạp phận trên các TK 136( phải thu nội bộ) và TK336(phải trả nội bộ) làm căn cứ cho việc hạch toán. Hệ thống chứng từ gồm 5 chỉ tiêu: tiền mặt, hàng tồn kho, lao động và tiền lương, bán hàng,TSCĐ đều theo sự phân công thực hiện các công việc kế toán từ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, phân loại và xử lý chứng từ cho tới việc ghi sổ, tổng hợp và hệ thống hoá số liệu và cung cấp các thông tin kế toán phục vụ quản lý, đồng thời dựa trên các kế hoạch đã lập, tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế để giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. *Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô của khối lượng nghiệp vụ phát sinh, đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ kế toán hiện nay công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ. * Các loại sổ sách công ty đang sử dụng: + Chứng từ ghi sổ: Được lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được lập hàng ngày hoặc định kỳ từ 5 đến 6 ngày. Chứng từ ghi sổ được đánh số liên tục cho từng tháng, hay cả năm theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Các chứng từ ghi sổ đều phải có chứng từ gốc đi kèm và phải có Kế toán trưởng duyệt thì mới có đủ căn cứ để ghi sổ. + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Ngày tháng ghi trên chứng từ ghi sổ được tính theo ngày đăng ký vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ do kế toán tổng hợp ghi. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ do kế toán cá phần hành chuyển đến. + Sổ cái: Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán đã được quy định trong chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Số liệu trên sổ cái được dùng để đối chiếu với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ đối chiếu với bộ phận kế toán chi tiết và là căn cứ để lập báo cáo kế toán. Sổ cái do kế toán tổng hợp ghi. Trên cơ sở các chứng từ đã lập và đã được đăng ký vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ chi tiết:Đựơc mở chi tiết cho các tài khoản theo phần hành kế toán. Mở theo yêu cầu quản lý nhằm chi tiết hoá đối tượng kế toán như: Sổ chi tiết tài sản cố định Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh 46
- Chuyên để thực tạp Sổ chi tiết vật tư sản phẩm hàng hoá Sổ chi tiết thanh toán với người mua Sổ quỹ tiền mặt Sổ tiền gửi ngân hàng * Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Lập báo cáo tài chính là một công việc quan trọng nó tổng hợp và trình bày một cách tổng quát toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xúât kinh doanh của công ty trong một kỳ kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính Công ty lập theo quý và bao gồm: - Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu sốB02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN - Thuyết minh Báo cáo tài chính, mẫu số B09-DN Có thể do yêu cầu quản lý, hiện nay công ty chưa có hệ thống báo cáo nội bộ. III. đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty. 1. Đặc điểm đối tượng hạch toán chi phí. Công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II là một công ty gồm nhiều bộ phận trực thuộc. Mỗi một phân xưởng, đội có một chức năng nhiệm vụ riêng và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc điểm tổ chức là hàng công nghiệp (sản phẩm cơ khí phục vụ an toàn giao thông), xây dựng cơ bản, phát triển dịch vụ, việc tổ chức sản xuất được tiến hành ở từng phân xưởng. Do vậy, đối tượng tập hợp chi phí được kế toán xác định là từng đơn hàng, từng công trình ( theo nơi chịu chi phí) và từng phân xưởng, toàn công ty (nơi phát sinh chi phí). 2. Quy trình và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 2.1. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất. Thông qua các hợp đồng kinh tế, các bản vẽ, định mức chi phí hay chính là các phiếu sản xuất mà phòng kế hoạch giao cho các bộ phận sản xuất. Từ đó các bộ phận triển khai tiến hành mua nguyên vật liệu, và thống kê sẽ viết phiếu nhập vật tư theo số lượng ghi trên hoá đơn, xuất và phân bổ vật tư theo từng công trình hay sản phẩm tại kho của các bộ phận, hoặc phân bổ trực tiếp. Các bộ phận theo dõi giờ công và thanh toán nhân công để hoàn thành sản phẩm hay công trình. 47
- Chuyên để thực tạp Sản phẩm hay công trình hoàn thành phải sử dụng đúng chủng loại vật tư, đảm bảo đúng định mức giờ công, chất lượng mẫu mã, tiến độ hoàn thành. Sau đó, thống kê ở các bộ phận tập hợp một bộ chứng từ bao gồm: Hợp đồng kinh tế, phiếu nghiệm thu, phiếu nhập kho thành phẩm, bản thanh lý hợp đồng, hoá đơn, phiếu nhập xuất , bảng công, bảng thanh toán lương Kế toán theo dõi từng bộ phận có nhiệm vụ kiểm tra bộ chứng từ gồm các bản chứng từ đảm bảo cần chứa đựng đầy đủ các yếu tố bắt buộc thể hiện các chỉ tiêu đặc trưng cho nghiệp vụ kinh tế, có giá trị pháp lý, thể hiện ở cả nội dung và hình thức. 2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Phương pháp xác định chi phí tại công ty tuân theo nguyên tắc theo đối tượng tập hợp chi phí, theo hợp đồng của từng phân xưởng. a) Chi phí NVLTT: Với đặc thù của một ngành cơ khí, chi phí NVL của công ty thường chiếm 60% đến 70% tổng chi phí, hình thành nên hình thái của sản phẩm, bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào vai trò, tác dụng của từng loại NVL sản xuất, vật liệu của công ty được chia thành các loại: Nguyên vật liệu chính: Là những vật liệu cấu thành nên hình thái vật chất chủ yếu của sản phẩm công ty. Bao gồm các loại: thép hộp, thép lá, thép tròn, thép U các loại, tôn cuộn, giấy phản quang, mô tơ thuỷ lực, nhôm. Đối với công trình xây dựng là cát, sỏi, xi măng, sắt thép Nguyên vật liệu phụ: Được dùng kết hợp với NVL chính nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao tính năng sản phẩm. Bao gồm: bu lông, hoá chất, dây điện, cao su, van, long đen, bông thuỷ tinh Nhiên liệu: Được sử dụng tại công ty bao gồm: gas, than, xăng, o xy, bình khí , là những thứ được dùng để tạo ra nhiệt năng trong quá trình sản xuất. b) Chi phí nhân công trực tiếp: Là những chi phí về tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp, lương sản phẩm tập thể, lương thời gian, các khoản phụ cấp lương. Ngoài ra còn bao gồm các khoản trích nộp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐcủa công nhân trực tiếp sản xuất. Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức hợp đồng có thời hạn và không có thời hạn, số lao động được ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên được đóng bảo hiểm theo chế độ quy định. Hình thức trả lương tại các phân xưởng là lương khoán dựa vào khối lượng công việc được Công ty giao khoán cho phân xưởng, phân xưởng sẽ giao khoán cho các tổ, tổ trưởng sản xuất đôn đốc lao động thực hiện phần việc được giao, đảm bảo đúng công đoạn, yêu cầu kỹ thuật, tổ trưởng theo dõi công làm căn cứ cho việc thanh toán tiền công cho từng hợp đồng. Quản đốc căn cứ vào mặt bằng lương của toàn Công ty, căn cứ vào định mức hợp đồng trả 48
- Chuyên để thực tạp lương công nhân theo ngày lao động, đồng thời dùng quỹ lương điều hoà lãi từ các hợp đồng để trả lương thời gian cho những công việc lao động phổ thông. Tại các Đội, Ban XDCB các công trình xây dựng thì hình thức thuê mướn nhân công lao động theo thời vụ, thì tiền lương chi trả cho họ được thoả thuận theo hợp đồng kinh tế nội bộ giữa Đội, Ban và người lao động làm thời vụ sau khi khối lượng công việc đã hoàn thành. c) Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng ngoài hai khoản mục trên. Để phục vụ cho công tác quản lý trong từng phân xưởng theo quy định hiện hành, đồng thời giúp kế toán thuận lợi trong việc xác định các chi phí sản xuất theo yếu tố, toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh tại các xí nghiệp được chia thành: - chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271): Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương mà công ty phải trả cho quản đốc, các nhân viên ở phân xưởng. - Chi phí vật liệu (TK 6272): Phản ánh các chi phí về vật liệu xuất dùng trong phạm vi phân xưởng sản xuất như sửa chữa máy móc thiết bị, nhà cửa kho tàng - Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273): Phản ánh các chi phí về dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng góp phần chế tạo sản phẩm như: búa, kính hàn, que hàn, mũi khoan, - Chi phí khấu hao (TK 6274): Phản ánh các chi phí về khấu hao tài sản cố định thuộc các phân xưởng sản xuất như khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng của phân xưởng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài ( TK 6277): Phản ánh những chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài, phục vụ cho sản xuất chi phí điện nước, điện thoại, chi phí thanh toán tiền sửa chữa TSCĐ, chi phí thuê công cụ (giàn giáo, cốp pha, khuôn dầm). - Chi phí khác bằng tiền (TK 6278): Phản ánh tất cả các khoản chi phí khác của phân xưởng như chi phí hội nghị, tiếp khách, chi phí mua phòng hộ lao động, chi phí thuê máy, in ấn tài liệu, chi phí văn phòng phẩm, chi phí giao dịch, nghiệm thu chung của một công trình, hay hạng mục công trình. Ngoài ra còn bao gồm cả các khoản trích lãi sổ góp vốn lâu dài của CBCNV, tiền vay của CBCNV 3. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành: Kỳ hạch toán của công ty là theo quý, căn cứ vào đối tượng hạch toán là các phân xưởng, kế toán lên bảng kê thanh toán sản phẩm của từng phân xưởng, 49
- Chuyên để thực tạp mở sổ chi tiết các TK liên quan để theo dõi, và mỗi chủng loại sản phẩm sản xuất ra đều được mã số. Ví dụ: Biển báo các loại có mã sản phẩm: 01 Tấm óng các loại được mã hoá sản phẩm: 02 Cầu Bai ley có mã sản phẩm: 03 Gương giao thông có mã sản phẩm : 04 Thiết bị nấu nhựa đường có mã sản phẩm: 05 Máy phun sơn có mã sản phẩm: 06 Các công trình xây lắp mỗi mã sản phẩm ứng với một công trình Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để tổng hợp chi phí sản xuất. Đối với sản phẩm hàng công nghiệp đối tượng tính gía thành được xác định là sản phẩm hoàn thành, sản phẩm có thể là do một phân xưởng sản xuất, hay có thể mỗi phân xưởng sản xuất một số chi tiết. Ví dụ như sản phẩm Biển báo, Gương giao thông được sản xuất tại hai phân xưởng Cơ khí và phân xưởng Biển báo, phân xưởng Cơ khí sản xuất biển mộc (giai đoạn 1) xong cũng được nhập kho, được xuất cho phân xưởng Biển báo hoàn thành những chi tiết còn lại (giai đoạn 2), đối tượng tính giá thành là nhóm sản phẩm. Do đó, Công ty xác định đối tượng tính gía thành là nhóm sản phẩm hoàn thành nhập kho, hoặc đối với sản phẩm xây lắp các công trình giao thông là hạng mục công trình hay công trình hoàn thành. Kỳ tính giá thành: Sản phẩm của Công ty là đa dạng, có sản phẩm được sản xuất đơn chiếc, có sản phẩm được sản xuất hàng loạt thời gian sản xuất theo thời gian ghi trên hợp đồng, kỳ tính giá thành cũng được quy định cố định nhưng mà chi phí thường được tập hợp và lên Bảng kê thanh toán sản phẩm của từng phân xưởng theo quý, trên phòng kế toán tập hợp thêm chi tiết liên quan để phân bổ cho sản phẩm để tính lên giá thành công xưởng. Còn đối với kỳ tính giá thành của sản phẩm xây lắp là công trình, hạng mục công trình được coi là hoàn thành, nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư. 4. Đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang thường là những sản phẩm cuối kỳ kế toán mà sản phẩm chưa hoàn thành, chi phí được tập hợp theo những phần việc đã hoàn thành, trị giá sản phẩm dở dang theo định mức hao phí. 50
- Chuyên để thực tạp 5. Phương pháp tính gía thành Phương pháp tính giá thành tại công ty là phương pháp trực tiếp: Tổng giá thành Chi phí SX Chi phí SX Chi phí SX sản phẩm = dở dang + phát sinh - dởdang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ iv. nội dung hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Kế toán Công ty tiến hành hạch toán ghi sổ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí nếu chi phí đó có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng. Các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ thường được công ty sử dụng là: Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản Công ty chủ yếu sử dụng để hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất là TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 Các tài khoản này được chi tiết đánh số thứ tự theo mã sản phẩm. Sau đó kết chuyển toàn bộ phát sinh Nợ trên các tài khoản chi phí vào TK 154 và TK632. Sau đây là số liệu cụ thể tính từ quý II/2005 nhằm minh họa cho quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II . 1. Kế toán Nguyên vật liệu trực tiếp Để thực hiện quá trình sản xuất, vật liệu đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố đầu vào. Đây là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Tại Công ty Nguyên vật liệu gồm nhiều chủng loại, có tính năng, công dụng khác nhau và được dùng kết hợp để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Căn cứ vào phiếu sản xuất sản phẩm do phòng Kế hoạch kỹ thuật chuyển sang, vật liệu mua về được thống kê ở bộ phận viết phiếu nhập kho theo số lượng ghi trên hoá đơn sau đó xuất kho theo số lượng, chủng loại, quy cách đã định mức trong phiếu sản xuất. Tại Công ty, vật liệu mua về, xuất dùng cho các bộ phận được kế toán dùng giá thực tế để theo dõi tình hình luân chuyển vật liệu. Thường thì ở công ty không mua vật liệu dự trữ mà dùng tới đâu mua tới đó. Tuy nhiên, trong trường hợp mua vật liệu về tham gia nhập kho thì thủ kho và người giao vật tư sẽ tiến hành kiểm tra số lượng vật liệu nhập kho. Căn cứ vào các chứng từ mua vật liệu như: Hoá đơn thuế GTGT, hoá đơn kiêm phiếu xuất 51
- Chuyên để thực tạp kho của bên bán, biên bản kiểm nghiệm vật tư thủ kho lập phiếu nhập kho tại phân xưởng làm 4 liên: - Một liên để lưu kho - Một liên ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán phân xưởng. - Một liên chuyển phòng kế toán công ty làm căn cứ đối chiếu, kiểm tra. - Một liên người mua hàng giữ. Kế toán phân xưởng sau khi nhận được hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho vật liệu sẽ tiến hành tổng hợp lại vào cuối tháng và lập bảng kế hoá đơn chứng từ chi phí vật tư hàng hóa mua vào và bảng tổng hợp vật tư. Sau đó chuyển lên phòng Kế toán công ty. Kế toán công ty sau khi nhận được tập chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu tính hợp lệ, hợp pháp sau đó tiến hành lập chứng từ ghi sổ. 52
- Chuyên để thực tạp Mẫu 01 Công ty cơ khí và sửa chữa Mẫu số: 01-VT công trình cầu đường bộ II Ban hành theo QĐ số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16-12-1998 của Bộ Tài Chính Phiếu nhập kho Ngày 04 tháng 4 năm 2005 Số: Họ và tên người giao hàng: Anh Nguyễn Văn Cường. Theo hoá đơn số ngày 04 tháng 4 năm 2005 của Công ty thương mại Anh Quang. Nhập tại kho: Phân xưởng cơ khí. Tên, nhãn hiệu, quy Đơn Số lượng Thành STT cách, phẩm chất vật tư vị Đơn giá Theo Thực tiền (sản phẩm, hàng hoá) tính CT nhập A B C 1 2 3 4 1. Thép lá Kg 1000 1000 4.500 4.500.000 2. Tôn 8 ly Kg 180 1000 5.000 900.000 Cộng 5.400.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm triệu bốn trăm nghìn đồng. Ngày 04 tháng 4 năm 2005 Phụ trách cung Người giao hàng Thủ kho tiêu (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 53
- Chuyên để thực tạp Mẫu 02 Công ty cơ khí và sửa chữa Mẫu số: 02-VT công trình cầu đường bộ II Ban hành theo QĐ số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16-12-1998 của Bộ Tài Chính phiếu xuất kho Ngày 05 tháng 4 năm 2005 Số: 92 Nợ: TK 621 Có: TK 1521 Họ và tên người nhận: Anh Nam Bộ phận: PXCK Lý do xuất: Chế tạo biển mộc Xuất tại kho: Tên, nhãn hiệu, Số lượng quy cách, phẩm Đơn vị Đơn STT Thành tiền chất vật tư (sản tính Theo Thực giá phẩm hàng hoá) chứng từ xuất A B C 1 2 3 4 1 Tôn 8 ly kg 180 180 5.000 900.000 2 Thép lá kg 1.000 1.000 4.500 4.500.000 Cộng 5.400.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm triệu bốn trăm nghìn đồng. Ngày 05 tháng 4 năm 2005 Phụ trách bộ Phụ trách cung Người nhân Thủ kho phận sử dụng tiêu (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 54
- Chuyên để thực tạp Mẫu 03 Bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng (Trích) Tháng 4 năm 2005 (Đơn vị tính:đồng) TK Nợ TK Có STT Diễn giải SCT 621 152 I. Nhóm sản phẩm Biển báo 1. Anh Nam PXCK- biển 20 5.400.000 5.400.000 mộc 2. Anh Hoàn PXCK- Cột 27 6.750.000 6.750.000 Cộng sản phẩm Biển 65.850.000 65.850.000 Báo II. Sản phẩm Máy phun sơn Anh Ân : Điện + làm hơi 3.640.000 3.640.000 Cộng SP Máy phun sơn 59.430.000 59.430.000 III. Sản phẩm Tấm óng Cộng SP tấm óng 32.600.000 32.600.000 Tổng cộng 310.550.000 310.550.000 Ngày 30 tháng 4 năm 2005 Kế toán trưởng Thủ kho Người kiểm nghiệm (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Bảng kê này tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ theo từng nhóm sản phẩm một cách chi tiết. Cuối kỳ, từ số liệu trên Bảng kê chi tiết kế toán lấy dòng cộng của từng công trình để ghi vào Bảng kê tổng hợp. 55
- Chuyên để thực tạp Mẫu 04 Bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng Tháng 4 năm 2005 (Đơn vị tính: đồng) TK Nợ TK Có TT Diễn giải 621 627 642 152 153 A. Sản xuất chính 1. Nhóm SP 65.850.000 65.850.000 biển báo 2. SP Máy 59.430.000 59.430.000 phun Sơn 3. SP Tấm óng 32.600.000 32.600.000 Cộng 310.550.000 310.550.000 B. Phục vụ SX 7.230.000 2.155.000 5.075.000 C. Quản lý DN 605.000 605.000 Tổng cộng 317.780.000 7.230.000 605.000 313.310.000 5.075.000 Ngày 30 tháng 4 năm 2005 Kế toán trưởng Người lập (Đã ký) (Đã ký) Căn cứ vào Bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng tháng 4 /2005, kế toán phân xưởng chuyển lên. Kế toán công ty lấy số liệu cộng của từng khoản mục để lập chứng từ ghi sổ số 91A và 91B 56
- Chuyên để thực tạp Mẫu 05 Công ty Cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II. Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 4 năm 2005 Số 91A Số hiệu TK Số tiền Trích yếu Nợ Có Nợ Có 621 310.550.000 Nguyên vật liệu xuất dùng 627 2.155.000 642 605.000 152 313.310.000 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Mẫu 06 Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 4 năm 2005 Số 91B Tài khoản Số tiền Trích yếu Nợ Có Nợ Có Phụ tùng dụng cụ thay thế 627 5.075.000 Tháng 4/2005 153 5.075.000 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Mặt khác, căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng kê chứng từ, kế toán tổng hợp vào sổ chi tiết TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, mở chi tiết cho từng sản phẩm. 57
- Chuyên để thực tạp Mẫu 07 Sổ chi tiết tài khoản 621 Nhóm sản phẩm Biển báo - Mã số 01 Quý II năm 2005 Đơn vị tính: đồng NTG Chứng từ TK Ghi nợ TK 621 Diễn giải Tổng số tiền S SH NT ĐƯ Tổ 1 Tổ 2 Dư ĐK 0 29/6 20 5/4 Vật liệu chính 152 5.400.000 5.400.000 29/6 22 10/4 Vật liệu phụ 152 6.750.000 Cộng PS 143.484.000 Kết chuyển 143.484.000 sang TK 154 Dư cuối kỳ 0 Ngày 30 tháng 6 năm 2005 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán lấy số liệu tổng của các chứng từ ghi sổ bên Nợ hoặc bên Có ghi Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ này được dùng để đối chiếu với Bảng cân đối số phát sinh vào cuối kỳ. 58
- Chuyên để thực tạp Mẫu 08 Công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm 2005 Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số tiền Số tiền SH NT SH NT 91A 30/4 313.310.000 91B 30/4 5.075.000 Các chứng từ ghi sổ còn là căn cứ để kế toán vào Sổ Cái TK 621. Cụ thể là: Kế toán tổng hợp sẽ lấy số liệu của dòng Nợ TK 621 đối ứng với Có TK 152 để ghi vào cột số tiền Nợ trên Sổ Cái. 59
- Chuyên để thực tạp Mẫu 09 Công ty cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II Sổ cái Quý II - Năm 2005 Tên TK: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: TK 621 ĐVT: đồng Chứng từ SHTK Số phát sinh Diễn giải NT SH ĐƯ Nợ Có Vật tư suất dùng tháng 30/4 91 152 317.780.000 04 Kết chuyển NVL TT 30/6 121 154 530.572.000 cuối quý II 30/6 Cộng phát sinh quý II 530.572.000 530.572.000 Người ghi sổ Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) 2. Kê toán chi phí nhân công trực tiếp Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lương cho công nhân sản xuất nói riêng và nhân viên trong công ty nói chung được thực hiện dưới hai hình thức trả lương cơ bản là lương thời gian và lương sản phẩm. Hình thức trả lương sản phẩm được áp dụng rộng rãi và lương sản phẩm lại được chia ra thành lương sản phẩm trực tiếp và lương sản phẩm tập thể. - Lương sản phẩm trực tiếp áp dụng đối với những công việc mà công ty đã xây dựng được đơn giá lương cho từng sản phẩm do cá nhân sản xuất hoàn thành như sản xuất các vít, ê cu, long đen -Lương sản phẩm tập thể áp dụng đối với những công việc do tập thể người lao động thực hiện như sản xuất các Biển báo, máy phun sơn, thiết bị nấu nhựa. Theo cách trả lương này, kế toán sẽ chia lương tập thể theo công thưc: 60