Đề tài Huy động và sử dụng vốn tại công ty Sông Đà 11

doc 77 trang nguyendu 9520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Huy động và sử dụng vốn tại công ty Sông Đà 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_huy_dong_va_su_dung_von_tai_cong_ty_song_da_11.doc

Nội dung text: Đề tài Huy động và sử dụng vốn tại công ty Sông Đà 11

  1. Mục lục Lời nói đầu 3 Chương 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 1.1: Vốn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp sản xuất5 1.1.1: Khái niệm 5 1.1.2.: Phân loại vốn 6 1.1.2.1: Phân loại vốn theo nguồn hình thành6 1.1.2.1.1: Vốn chủ sở hữu 6 1.1.2.1.2: Vốn huy động của doanh nghiệp 7 1.1.2.2: Phân loại vốn heo hình thức chu chuyển 10 1.1.2.2.1: Vốn cố định 10 1.1.2.2.2: Vốn lưu động 13 1.2: Hiệu quả sử dụng vốn 16 1.2.1: Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn 16 1.2.1.1: Chỉ tiêu đánh giá về sử dụng hiệu quả vốn cố định 20 1.2.1.2: Chỉ tiêu đánh giá về sử dụng hiệu quả vốn lưu động 21 1.3: Nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn của doanh nghiệp và ý nghĩa của việc nâng cao hiêụ quả sử dụng vốn của doanh nghiệp24 1.3.1: Nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp 24 1.3.1.1: Chu kỳ sản xuất kinh doanh 24 1.3.1.2: Kỹ thuật sản xuất 25 1.3.1.3: Đặc điểm của sản phẩm25 1.3.1.4: Tác động của thị trường26 1.3.1.5: Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên 26 1.3.1.6: Hoạt động tổ chức 27 1
  2. 1.3.1.7: Các nhân tố tác động vào sản xuất kinh doanh 27 1.3.2: ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 28 Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty sông Đà 11 2.1: Tổng quan về công ty Sông Đà 1130 2.1.1: Sự hình thành và phát tiển của Công Ty 30 2.1.2: Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty 32 2.1.3: Nguồn nhân lực của công ty 38 2.1.4: Thị trường và lĩnh vực kinh doanh của Công ty 38 2.2: Thực trạng huy động và sử dụng vốn của công ty 39 2.2.1: Tình hình hoạt động SXKD của CTy trong vài năm gần đây 39 2.2.2: Tình hình huy động vốn 43 2.2.3: Hiệu quả sử dụng vốn cố định 45 2.2.3.1: Cơ cấu tài sản cố định của Công ty 45 2.2.3.2: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty 48 2.2.4: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 50 2.2.3.2.1: Cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp 50 2.2.3.2.2: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 52 2.3: Những hạn chế và vấn đề đặt ra 55 Chương 3: Những định hướng của công ty trong thời gian tới 3.1: Hoàn cảnh lịch sử 58 3.2: Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới59 3.2.1: Những thuận lợi và khó khăn trong thời gian tới 59 3.2.2: Kế hoạch sản xuất KD của công ty trong thời gian tới 61 3.3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử vốn của Công ty 64 Kết luận 71 2
  3. Lời mở đầu Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay trong lĩnh vực sản xuất nào thì vốn là một nhu cầu tất yếu. Nó là một thứ mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu vốn đối với các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn một mặt vì; Các doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như bạn hàng ngoài nước nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn, do vậy sự cạnh tranh ngay cả trên thị trường vốn cũng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. Xuất phát từ thực tế và những vấn đề bức xúc đã đặt ra trên đây và xuất phát từ bản thân trong việc tìm hiểu và làm sáng tỏ vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “Huy động và sử dụng vốn tại công ty Sông Đà 11" làm đề tài cho luận văn tốt nghệp của mình với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc phân tích, thảo luận và rút ra một số giải pháp, kiến nghị và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Công Ty Sông Đà 11. Kết cấu của đề tài này bao gồm 3 chương: Chương 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Sông Đà 11 Chương 3: Những định hướng của Công ty trong thời gian tới Đề tài này được sự hoàn thành và sự giúp đỡ tận tình của của thầy giáo -TS Lê Danh Tốn và các thầy cô trong khoa, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của cán bộ công nhân viên công ty Sông Đà đặc biệt là các cô 3
  4. chú trong phòng kế toán. Tuy nhiên, trong khuân khổ luận văn tốt nghiệp, với thời gian hạn hẹp và nhiều mặt hạn chế nên những vấn đề nghiên cứu trong khuân khổ này không thể trách khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô giáo và bạn bè quan tâm đến vấn đề này. 4
  5. Chương 1 Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường I. vốn trong hoặt động sản xuất kinh doanh 1. Khái niệm Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được hiểu và quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp. Vốn là một lượng tiền nào đó được đưa vào sử dụng trong hoạt động sản xuát kinh doanh hoặc táI sản xuất xã hội với tư cách là phương tiện tạo ra giá trị tăng thêm cho cá nhân và xã hội. Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn trong doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Như vậy, vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vậy yêu cầu đặt ra đối vớicác doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh. Các đặc trưng cơ bản của vốn - Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Có nghĩa là vốn phải được biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp. - Vốn phải vận động và sinh lời, đạt được mục tiêu trong kinh doanh. - Vốn phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định thì mớicó khả năng phát huy tác dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. 5
  6. - Vốn có giá trị về mặt thờigian. Điều này có thể có vai trò quan trọng khi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả khi sử dụng đồng vốn. - Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn sẽ không được đưa ra để đầu tư khi mà người chủ của nó nghĩ về một sự đầu tư không có lợi nhuận. - Vốn được quan niệm như một thứ hàng hoá và có thể được coi là thứ hàng hoá đặc biệt vì nó có khả năng được mua bán quyền sở hữu trên thị trường vốn, trên thị trường tài chính. - Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền hay các giá trị hiện vật ( tài sản cố định của doanh nghiệp: máy móc, trang thiết bị vật tư dùng cho hoạt động quản lý. . . ) của các tài sản hữu hình ( các bí quyết trong kinh doanh, các phát minh sáng chế,. . . ) 2. Vốn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp Để tiến hành một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì đều cần có vốn. Vậy vốn là gì? Tại sao nó lại có vai trò quan trọng như thế đối với bất kỳ các doanh nghiệp hay một tổ chức cá nhân nào. Với tầm quan trọng như vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu cần phải bắt đầu từ việc làm rõ khái niệm cơ bản vốn là gì? vai trò của vốn đối với doanh nghiệp. Vốn được thể hiện dưới hình tháI vật chấtcủa toàn bộ tư liệu sản xuất kết hợp với sức lao động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Do vậy, nó là nhân tố trực tiếp tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh. Vốn cố định là nhân tố quyết điịnh đến tính khả thi của trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đổi mới công nghệ,đổi mới kỹ thuật sản xuất.Hơn nữa vốn cố định còn là nhân tố quan trọng đảm bảo sự táI sản xuất mở rộng. Vốn cố định là một nhân tố quyết điịnh hiện đạI hoá máy móc trang thiết bị của doanh nghiệp, vì vậy giúp cho việc nâng cao năng xuất,chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận Cũng như vốn cố định vốn lưu động cũng có tính quyết điịnh đến kết quả sản xuất kinh doanh.Nó có vai trò chi phối trong hoặt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định việc kết hợp giữa các bộ phận và trong từng bộ phận sản xuất như thế nào , quyết định khả năng hoặt động tàI chính doanh 6
  7. nghiệp là tốt hay xấu,chu chuyển vốn nhanh hay chậm. Đặc biệt trong khâu dự trữ và lưu thông,nếu sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lývà có hiệu quả thì nó sẽ kích thích sản xuất kinh doanh nhanh chong hơn, phát triển hơn, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn được tiến hành một cách thường xuyên liên tục và tối đa công xuất máy móc thiết bị có sẵn 3. Phân loại vốn Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có một phương thức và hình thức kinh doanh khác nhau. Nhưng mục tiêu của họ vẫn là tạo ra được lợi nhuận cho mình. Nhưng điều đó chỉ đạt được khi vốn của doanh nghiệp được quản lý và sử dụng một cách hợp lý. Vốn được phân ra và sử dụng tuỳ thuộc vào mục đích và loại hình doanh nghiệp. 3.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành 3.1.1 Vốn chủ sở hữu : Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết và thông qua đó doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Do vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. * Vốn pháp định: Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có khi muốn hình thành doanh nghiệp và số vốn này được nhà nước quy định tuỳ thuộc vào từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà Nước, số vốn này được ngân sách nhà nước cấp. *Vốn tự bổ xung: Thực chất loại vốn này là số lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lưu trữ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ xí nghiệp (Quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển . . . ) *Vốn chủ sở hữu khác: Đây là loại vốn mà số lượng của nó luôn có sự thay đổi bởi vì do đánh giá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị thành viên nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng cơ bản. 7
  8. 3.1.2 Vốn huy động của doanh nghiệp: Ngoài các hình thức vốn do nhà nước cấp thì doanh nghiệp còn một loại vốn mà vai trò của nó khá quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đó là vốn huy động. Để đạt được số vốn cần thiết cho một dự án, công trình hay một nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp mà đòi hỏi trong một thời gian ngắn nhất mà doanh nghiệp không đủ số vốn còn lại trong doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu hay huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ hay các hình thức khác. * Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân hay các đơn vị kinh tế độc lập nhằm tạo lập và tăng thêm nguồn vốn. Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp. Vốn vay trên thị trường chứng khoán. Tại các nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán là một hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp. Thông qua hình thức này thì doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một hình thức quan trọng để sử dụng vào mục đích vay dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu giúp cho doanh nghiệp có thể huy động số vốn nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. * Vốn liên doanh liên kết: Doanh nghiệp có thể kinh doanh liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác nhằm huy động và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giao công nghệ thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm điều này cũng có nghĩa là uy tín của công ty sẽ được thị trường chấp nhận. Doanh 8
  9. nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc và thiết bị nếu như trong hợp đồng liên doanh chấp nhận việc góp vốn bằng hình thức này. * Vốn tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng thương mại luôn gắn với một lượng hàng hoá cụ thể, gắn với một hệ thống thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của hệ thống thanh toán, cuả chính sách tín dụng khác hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là một phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng cơ hội hợp tác làm ăn của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách có hiệu quả thì nó sẽ góp phần rất lớn vào nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. * Vốn tín dụng thuê mua: Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người cho thuê và doanh nghiệp. Người thuê sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người thuê theo thời hạn mà hai bên đã thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản. Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính: * Thuê vận hành: Phương thức thuê vận hành( thuê hoạt động) là phương thức thuê ngắn hạn tài sản. Hình thức này có các đặc trưng sau: - Thời hạn thuê ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn. Người thuê chỉ việc việc trả tiền theo thỏa thuận, người cho thuê phải đảm bảo mọi chi phí vận hành của tài sản như phí bảo trì, bảo hiểm thuế tài sản . . .cùng với mọi rủi ro vô hình của tài sản. 9
  10. - Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chất thời vụ và nó đem lại cho bên thuê lợi thế là không phải phản ánh loại tài sản này vào sổ sách kế toán. * Thuê tài chính: Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng thưong mại trung hạn và dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người cần thuê và đã thương lượng từ truớc các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê. Thuê tài chính có hai đặc trưng sau: Thời hạn thuê tài sản của bên phải chiếm phần lớn hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ của các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bên thuê, các loại chi phí bảo dưỡng vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như các rủi ro khác đối với tài sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản của Công ty. Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là tiền đề để cho doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng hợp lý nguồn tài trợ tuỳ theo loại hình sở hữu, nghành nghề kinh doanh, quy mô trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập đến là họat động luân chuyển vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thức khác nhau của tài sản và hiệu quả vay vòng vốn. Vốn cần được nhìn nhận và xem xét dưới trạng thái động với quan điểm hiệu quả. 3.2 Phân loại vốn theo hình thức chu chuyển: 3.2.1 Vốn cố định: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của nguồn vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định. Vì vậy, việc nghiên cứu về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm hiểu về tài sản cố định. * Tài sản cố định: 10
  11. Căn cứ vào tính chất và tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất được chia thành hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào chu kỳ sản xuất. Trong qúa trình đó, mặc dù tư liệu lao động sản xuất có thể bị hao mòn nhưng chúng vẫn giữ nguyên hình thái vất chất ban đầu. Tư liệu sản xuất chỉ có thể được đem ra thay thế hay sửa chữa lớn, thay thế khi mà chúng bị hư hỏng hoàn toàn hoặc chúng không còn mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp. Tài sản cố định phải là những vật phẩm thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, trong một quan hệ sản xuất nhất định. Bản thân tính sử dụng lâu dài và chi phí cao vẫn chưa có thể là căn cứ duy nhất để xác định tài sản cố định nếu nó không gắn liền với một quyền sở hữu thuộc về một doanh nghiệp, một cơ quan, hợp tác xã Theo quy định hiện hành thì những tư liệu lao động nào đảm bảo đáp ứng đủ hai điều kiện sau thì sẽ được coi là tài sản cố định: + Giá trị của chúng >= 5.000.000 đồng + Thời gian sử dụng >= 1 năm Để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý tài sản cố định cũng như vốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng thì cần có các phương án tuyển chọn và phân loại chúng: * Phân loại tài sản cố định là việc chia tổng số tài sản cố định ra từng nhóm, bộ phận khác nhau dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau: + Tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: loại này bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình: - Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu được biểu hiện bằng hình thái vất chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản có liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất 11
  12. kinh doanh. Nhằm một mục tiêu quan trọng nhất là đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất nhưng xác định giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc là cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình ví dụ như: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về sử dụng đất, chi phí thu mua bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại + Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng + Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được vị trí quan trọng của tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua đó doanh nghiệp đưa ra những chính sách hợp lý nhằm đầu tư vào tài sản một cách hợp lý. Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp mà chúng được chia ra thành: - Tài sản cố định đang sử dụng - Tài sản cố định chưa cần dùng - Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý Cách phân loại này phần nào giúp cho doanh nghiệp có thể hiểu và kiểm soát dễ dàng các tài sản cuả mình. * Vốn cố định của doanh nghiệp: Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như; xây dựng nhà phân xưởng, nhà làm việc và nhà quản lý, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị chế tạo sản phẩm Doanh nghiệp chỉ có thể đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh khi mà nó đã hoàn thành các công đoạn trên. Thì lúc này vốn đầu tư đã được chuyển sang vốn cố định của doanh nghiệp. Như vậy, vốn đầu tư của doanh nghiệp là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước của tài sản của doanh nghiệp; đặc điểm của nó được luân chuyển từng 12
  13. phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và một vòng tuần hoàn của tài sản cố định chỉ kết thúc khi mà nó hết thời hạn sử dụng đồng thời nó sẽ mang lại một phần lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp.Việc đầu tư để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp phần nào phụ thuộc vào quyết định đầu tư của doanh nghiệp, đồng nó cũng mang lại một thế mạnh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. 3.2.2. Vốn lưu động * Tài sản lưu động: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn lưu động và cố định luôn song hành trong cả qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên tài sản lưu động nằm rải rác trong các khâu thuộc quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tài sản lưu động thường chiếm một tỷ lệ khá cao thường chiếm khoảng 50% - 60% tổng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản lưu động khi tham gia quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thường là không giữ được giá trị hình thái vật chất ban đầu. Là bộ chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua quá trình sản xuất tạo thành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác cùng tham gia trong quá trình này bị biến đổi hay hao phí theo thực thể được hình thành. Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một quá trình, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó toàn bộ giá trị của chúng được chuyển một lần vào sản phẩm và được thực hiện khi sản phẩm trở hành hàng hoá. Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp được chia thanh hai phần: + Bộ phận hàng dự trữ: Đây là loại hàng dự trữ đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp không bị gián đoạn. + Bộ phận vật tư đang trong quá trình chuyển đến cho quá trình chế biến; bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vật tư, nguyên vật liệu khác chúng tạo thành các tài sản lưu động nằm trong các khâu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 13
  14. Bên cạnh tài sản cố định nằm trong khâu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì còn có một số loại tài sản khác được sử dụng trong một số khâu khác trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như; khâu lưu thông, các khoản hàng gửi bán, các khoản phải thu Do vậy, trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp bao giờ cũng để ra một khoản tiền nhất định dùng cho các trường hợp này, số tiền ứng trước cho tài sản người ta gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. *Vốn lưu động: Có rất nhiều hình thái mà vốn lưu động có thể chuyển đổi như: T- H-T/,H-T-H/. Tức là nó được chuyển hoá từ tiền sang hàng hoá sau đó nó trở về trạng thái ban đầu sau khi đã phát triển được một vòng tuần hoàn và qua đó nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp số lãi hay không có lời thì điều này còn phụ thuộc vào sự quyết đoán trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp.Vậy thì, vốn của doanh nghiệp có thể hiểu là số tiền ứng trước về tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Vậy vốn cần được quản lý và sử dụng tốt điều này sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều điều kiện trên thị trường. Một doanh nghiệp được đánh giá là quản lý vốn lưu động tốt, có hiệu quả khi mà doang nghiệp biết phân phối vốn một cách hợp lý cho các quyết định đầu tư của mình và qua đó thì nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Nhưng để quản lý vốn đạt hiệu quả thì doanh nghiệp phải có sự nhận biết các bộ phận cấu thành của vốn lưu động, trên cơ sở đó ra các biện pháp quản lý phù hợp với từng loại. Căn cứ vào vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động bao gồm: - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ, bán thành phẩm tự gia công chế biến. 14
  15. - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là bộ phận vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế dự trữ và chuẩn bị dùng cho hoạt động sản xuất. - Vốn lưu động dùng cho quá trình lưu thông: là bộ phận dùng cho quá trình lưu thông như: thành phẩm, vốn tiền mặt Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm: - Vốn vật tư hàng hoá: là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên vật liệu, sản phảm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm - Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn. Các doanh nghiệp dù hoạt động theo mô hình nào, to hay nhỏ thì một nhu cầu không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp đó là vốn. Nó là tiền đề cho quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý: Mỗi doanh nghiệp khi muốn có giấy phép để hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải chứng minh được một trong các yếu tố cơ bản đó là vốn ( điều này đã được nhà nước quy định cho từng loại hình doanh nghiệp) khi đó thì địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược lại, thì doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện để hoạt động. Tuy nhiên không phải khi đã có được giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp muốn kinh doanh như thế nào cũng được mà trong thời gian đó thì doanh nghiệp luôn phải đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo quy định nếu không thì doanh nghiệp thu hồi giấy phép hay tuyên bố giải thể, phá sản, sát nhập Như vậy có thể coi vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các vấn đề của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật. Về mặt kinh tế: Khi các doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp đó có khả năng chủ động trong các hình thức kinh doanh, thay đổi công nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho kinh doanh, điều này khá quan trọng vì nó sẽ giúp doanh nghiệp hạ được giá thành sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. 15
  16. Có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của vốn đối với các doanh nghiệp. Nhờ có nó mà các doanh nghiệp có thể thay đổi được trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất trong thời gian ngắn. Nó mang lại cho doanh nghiệp được nhiều lợi thế như; cải tiến được mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm, giảm được sức lao động cho nhân công mà vẫn đáp ứng được chất lượng của sản phẩm và nhu cầu của thị trường điều mà các doanh nghiệp luôn mong muốn. Nhờ đó mà các doanh nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của mình trên thương trường mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tư. II. Hiệu quả sử dung vốn: 1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn: Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải đưa ra phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nguồn như: vốn, nguồn nhân tài, vật lực Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích và sử dụng hợp lý các nguồn sẵn có trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như chúng ta biết mọi hoạt động kinh tế của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đều nằm trong thế liên hoàn với nhau. Bởi vây, chỉ có tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc trong hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu nó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật- tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành và không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, qua phân tích kinh doanh, giúp cho 16
  17. các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường hoạt động kinh tế, và quản lý doanh nghiệp, nhằm phát huy mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, đất đai, vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó một trong những yếu tố không thể thiếu được trong công tác này đó là công tác quản lý vốn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn hoạt động và sử dụng các nguồn vốn thì phải đảm bảo một số các điều kiện sau: - Phải khai thác các nguồn vốn một cách triệt để ( tức là đồng vốn phải luân chuyển trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh nghiệp) - Phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm - Phải có phương pháp quản lý vốn một cách có hiệu quả( Không để nguồn vốn bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích ) Ngoài ra doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng và huy động vốn. Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đó là phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích so sánh: * Phương pháp so sách: So sánh là một trong hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong hoạt động phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh và phân tích, giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh và cần thoả mãn một số điều kiện như: thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính Xác định gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể của so sánh tuy nhiên gốc thường được chọn đó là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kế hoạch, giá trị so sách có thể được lựa chọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân, nội dung so sách gồm: 17
  18. - Khi so sánh giữa số thực hiện kỳ này với với số thực hiện kỳ trước ( năm nay so với năm trước, tháng này so với tháng trước ) để thấy rõ được xu hướng phát triển tài chính của doanh nghiệp. Nhằm đánh giá chính xác sự tăng, giảm về tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp để kịp thời đưa ra các phương sách khắc phục. - So sánh giữa số thực hiện và số kế hoạch để thấy được sự phấn đấu của doanh nghiệp. - So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu của nghành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. - So sánh chỉ tiêu dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sách theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy đựoc sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp. * Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính. Về nguyên tắc thì phương pháp tỷ lệ đòi hỏi phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở so sách các tỷ lệ của doanh nghiệp với tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều nhóm tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng hoạt động của bộ phân tài chính, trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích sử dụng những nhóm chỉ tiêu khác nhau. Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu thường được các doanh nghiệp sử dụng. 1.2.2: Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì các nhà phân tích có thể sử dụng nhiều phương pháp để kiểm tra, trong đó một số chỉ tiêu tổng quát như hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong đó: 18
  19. Hiệu suất sử dụng Doanh thu tổng tài sản = Tổng tài sản Chỉ tiêu này được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho ta biết một đồng tài sản khi mang đi sử dụng sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. Lợi nhuận Doanh lợi vốn = Tổng tài sản Đây là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn. Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh lợi vốn Lợi nhuận chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, khả năng quản lý doanh nghiệp trong vấn đề sử dụng và mang lại lợi nhuận về từ những đồng vốn đã bỏ ra. Chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp kinh doanh càng có lời. Có thể đưa ra những nhận xét khái quát khi mà ta đã phân tích và sử dụng ba biện pháp trên. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp có được các biện pháp sử dụng thành công vốn trong việc đầu tư cho các loại tài sản khác như: tài sản cố định và tài sản lưu động. Do vậy, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến tới đo lường hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn mà còn trú trọng tới việc sử dụng có hiệu quả của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp đó là vốn cố định và vốn lưu động. 1.2.2.1: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: Để có được sự đánh giá có hiệu quả về công tác sử dụng vốn cố định thì phải đánh giá lại hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau: 19
  20. Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần tài sản cố định = Nguyên giá bình quân tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết đuợc một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Suất hao phí Nguyên giá bình quân tài sản cố định tài sản cố định = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho ta biết được để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Sức sinh lợi của Lợi nhuận thuần tài sản cố định = Nguyên giá bình quân tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định có thể cho chúng ta bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả. Bên cạnh đó thì việc đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp có thể sử dụng hai chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng Lợi nhuận vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ 20
  21. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. 1.2.2.2: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Trong kinh doanh thì chỉ tiêu luôn là một cơ sở vững chắc vì thông qua đó các nhà doanh nghiệp áp dụng vào trong doanh nghiệp. Cũng như vốn cố định, vốn lưu động cũng được các nhà quản lý sử dụng như một số chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm Vốn lưu động bình quân trong kỳ vốn lưu động = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho chúng ta biết cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại. - Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động: Sức sinh lợi của Lợi nhuận vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Trong hoạt động sản xuất hay trong một chu kỳ kinh doanh thì đồng vốn càng có sự luân chuyển tốt ở nhiều hình thái khác nhau càng chứng tỏ việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả ở doanh nghiệp. Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn thì các doanh nghiệp không thể không sử dụng một số các chỉ tiêu cơ bản như: Số vòng quay của Doanh thu thuần vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ 21
  22. Chỉ tiêu này còn chỉ ra được số luân chuyển của vòng vốn. Nếu số luân chuyển càng lớn thì chứng tỏ lợi nhuận mà nó tạo ra được càng cao và đồng vốn đó được doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả. Thời gian của Thời gian của kỳ phân tích một vòng luân chuyển = Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này có thể chỉ ra một cách chi tiết về thời gian vòng vốn luân chuyển, vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn. Mặt khác, do vốn lưu động được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: tiền mặt, các khoản phải thu, nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta có thể dựa vào một số yếu tố, chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng công tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu như: Tỷ xuất thanh toán Tổng số vốn bằng tiền tức thời = Tổng số vốn ngắn hạn Trong hoạt động kinh doanh thì tỷ xuất thanh toán luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Nếu chủ động trong vấn đề này thì doanh nghiệp luôn tạo cho mình một chỗ đứng trên thương trường. Trong thực tế nếu tỷ xuất này >= 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn ngược lại nếu = < 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ điều này sẽ gây cho doanh nghiệp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu tỷ xuất cao chứng tỏ doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn hay là doanh nghiệp đang trong tình trạng không biết tạo ra các cơ hội cho đồng vốn của mình. Tỷ xuất thanh toán Tổng số tài sản lưu động ngắn hạn = Tổng số nợ ngắn hạn 22
  23. Nếu như khả năng này =1 thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp rất chủ động trong việc hoàn lại số vốn do vay ngắn hạn vậy doanh nghiệp có một nền tài chính có khả quan. Số vòng quay các Tổng doanh thu bán chịu khoản phải thu = Bình quân các khoản phải thu Mức hợp lý của các khoản phải thu sẽ được biểu hiện qua nó. Nếu doanh nghiệp không thu hồi vốn nhanh thì các nguồn vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng dẫn đến việc doanh nghiệp không chủ động trong các vấn đề đầu tư hay luân chuyển vòng vốn dẫn đến các thiệt thòi cho doanh nghiệp. Thời gian một vòng quay các Thời gian kỳ phân tích khoản phải thu = Số vòng quay các khoản phải thu Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nếu các dòng vốn luân chuyển đi mà doanh nghiệp không biết bao giờ có thể thu lại được số vốn này thì nó sẽ không cho các nhà đầu tư có điều kiện để phát huy hết khả năng sử dụng đồng vốn của mình đồng thời các điều kiện về tài chính sẽ không được duy trì. Vậy đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có các phương pháp sử dụng hợp lý để đồng vốn có thể quay lại tay các nhà đầu tư trong thời gian ngắn nhất cùng với các lợi nhuận mà đồng vốn mang về. Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản mà cả doanh nghiệp thường dựa vào đó, nó là cơ sở để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì có rất nhiều yếu tố tác động. Do vậy, các nhà quản lý khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn thì cần xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhằm mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và ý nghĩa của việc nâng cao hiêụ quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 23
  24. 1.3.1: Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Nếu như một sản phẩm được hoàn thành và trở thành một thành phẩm và được thị trường chấp nhận có nghĩa là nó là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố tác động vào. Vậy những yếu tố nào là yếu tố đó: 1.3.1.1: Chu kỳ sản xuất: Đây là một trong những yếu tố đầu tiên gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu như chu kỳ sản xuất ngắn, thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận, vòng quay của đồng vốn sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu như chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài dẫn tới việc đồng vốn sẽ bị ứ đọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.1.2: Kỹ thuật sản xuất: Cái đầu tiên mà người tiêu dùng có thể cảm nhận được về một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp thì đó chính là sản phẩm hay công nghệ của doanh nghiệp không phải ngẫu nhiên mà họ quan tâm tới vấn đề này vì đây chính là phần bộ mặt của doanh nghiệp. Nếu như kỹ thuật sản xuất giản đơn, thì doanh nghiệp có điều kiện để sử dụng máy móc trang thiết bị đã lạc hậu tuy nhiên điều này khiến cho chất lượng công trình cũng như các dự án tiềm năng sẽ là điều khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên lợi thế của doanh nghiệp là tiết kiệm được vốn nhưng lại phải luôn đối phó với các đối thủ cạnh tranh cũng như các yêu cầu của khách hàng càng cao do chất lượng công trình ngày càng phức tạp. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng các khoản thu, lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó thể duy trì được điều này lâu dài. Nếu như kỹ thuật cũng như trang thiết bị máy móc luôn được đầu tư đổi mới thì doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn lớn. Tuy nhiên điều này sẽ tạo ra lợi thế trong cạnh tranh trong tương lai nhưng đòi hỏi phải có đội ngũ 24
  25. công nhân lành nghề, chất lượng công trình sẽ được đảm bảo dẫn tới lợi nhuận trên vốn cố định tăng. 1.3.1.3: Đặc điểm của sản phẩm Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng các chí phí cho sản phẩm. Có thể thấy sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng cho nên khi công trình được hoàn thành được nghiệm thu thì sẽ mang lại doanh thu cho công ty. Nếu như sản phẩm là tư liệu tiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như: rượu, bia, thuốc lá thì vòng đời của nó thường ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó sẽ mang lại nguồn vốn cho doanh nghiệp nhanh. Tuy nhiên ở đây sản phẩm của công ty là những công trình có mức độ đầu tư cao cũng như chất lượng công trình lâu. Vậy đòi hỏi công ty phải có những phương pháp thi công cũng như máy móc hiện đại nên việc thu hồi vốn sẽ lâu hơn. 1.3.1.4: Tác động của thị trường Thị trường kinh doanh của công ty là rất rộng và nó sẽ có tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu như các công trình của công ty liên tục được ký kết và thực hiện tốt thì sẽ là điều kiện để công ty mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tạo được uy tín trên thương trường. Chính vì vậy đòi hỏi công ty phải liên tục đổi mới và hoàn thiện công tcác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 1.3.1.5: Trình độ đội ngũ cán bộ và công nhân viên Có thể nhận ra vai trò của ban lãnh đạo của công ty trong việc điều hành và ra quyết định trong kinh doanh. Sự điều hành cũng như sử dụng có hiệu quả vốn thể hiện nắm bắt các cơ hội và đưa ra biện pháp kịp thời nhằm đem lại sự tăng trưởng và phát triển của công ty. Ngay từ đầu Công ty luôn coi trọng vấn đề nguồn nhân lực vậy nên việc công nhân luôn được bồi dưỡng và đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm nắm bắt được với các công nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại được công ty thực hiện rất tốt. Điều này tạo ra sự đồng bộ giữa máy móc 25
  26. và nhân lực nó sẽ thúc đẩy năng suất lao động cũng như hiệu quả trong kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty cũng phải có các chính sách nhằm khuyến khích người lao động như: tăng lương, thưởng vượt năng suất hay phạt nếu không hoàn thành kế hoạch được giao. 1.3.1.6: Hoạt động tổ chức kinh doanh Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua một số khâu cơ bản như: Khâu chuẩn bị cho kinh doanh: có thể đây là khâu quyết định tới quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì tại khâu này các hợp đồng kinh doanh được ký kết và tại khâu này mọi vật liệu hay thời hạn của hợp đồng đã được phê duyệt. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả là doanh nghiệp đã xác định được thời hạn cũng như lượng vốn phù hợp với hợp đồng. Ngoài ra để đảm bảo cho chu kỳ hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn thì doanh nghiệp phải đảm bảo cho mọi vật tư hàng hoá, lượng vốn cần thiết phải được đảm bảo. Khâu sản xuất kinh doanh: Đây là khâu quyết định tới sản phẩm của công ty vì trước khi thực hiện khâu này thì mọi thứ đã được chuẩn bị từ khâu trước. Tuy nhiên đây là khâu mà mọi hoạt động của nó đều liên quan tới chất lượng công trình vì vậy cần có các biện pháp thích hợp để giám sát cho tốt công đoạn này. Khâu cuối cùng là khâu hoàn thành và bàn giao sản phẩm: Đây là khâu mà chất lượng của sản phẩm đã được tính toán cụ thể và yêu cầu là phải đẩm bảo như cam kết ban đầu. Nếu doanh nghiệp không đảm bảo được khâu này thì nó sẽ làm cho khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp và tái sản xuất sẽ không theo kế hoạch đã đặt ra. 1.3.1.7: Các nhân tố tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh: Ngoài các nhân tố trên thì còn rất nhiều nhân tố khác tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 26
  27. - Các chính sách vĩ mô của nhà Nước: Có thể nhận thấy vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách vĩ mô, nó có một phần tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn là một số chính sách của nhà nước về vay vốn cũng như giải ngân vốn đối với các công trình cũng như các dự án, các chính sách bảo hộ các loại nguyên liệu hay bảo hộ và khuyến khích đổi mới các trang thiết bị máy móc, chính sách thuế, chính sách cho vay Bên cạnh đó một số quy định của Nhà nước về các phương hướng phát triển cũng như định hướng phát triển trong tương lai của một số ngành nghề hay các vấn đề liên quan đến kế hoạch kinh tế. - Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trong điều kiện hiện nay, khoa học phát triển với tốc độ chóng mặt, thị trường công nghệ biến động không ngừng. điều này tạo ra sự chênh lệch giữa các quốc gia là rất lớn, tuy nhiên đây có thể là điều kiện để các doanh nghiệp áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh mặt khác nó tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt. Do vậy, doanh nghiệp khi đầu tư vào các tiến bộ kỹ thuật cũng cần chú ý vào khả năng sử dụng của nó và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. - Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, sự thay đổi của môi trường cũng như các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tạo ra năng suất và hiệu quả công việc. 1.3.2: ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp buộc phải có sự chuyển mình nhằm đáp ứng được các vấn đề của xã hội đặt ra nếu muốn tồn tại và phát triển. Cạnh tranh là là quy luật của thị trường, nó cho phép doanh nghiệp có thể tận dụng các vấn đề về xã hội cũng như nguồn nhân lực bởi vì nếu doanh nghiệp không đổi mới phương tiện, máy móc trang thiết bị cũng như phương pháp quản lý thì sẽ không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 27
  28. Trong kinh doanh, sự đổi mới sẽ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành cũng nhu tăng chất lượng của sản phẩm và tăng giá trị tài sản chủ sở hữu. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp có đủ năng lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ là điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường. Để đáp ứng các yêu cầu về sản lượng cũng như đổi mới các trang thiết bị, máy móc hiện đại doanh nghiệp cần có đủ vốn cũng như tiềm lực của mình. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín của công ty trên thương trường. Bởi vì trong quá trình hoạt động kinh doanh thì việc doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường thì sẽ có nhiều khả năng mở rộng hoạt động sản suất kinh doanh cũng như tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Điều này sẽ làm cho năng suất của doanh nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao và đời sống của cán bộ công nhân viên sẽ được nâng cao. Điều này sẽ tạo ra động lực cho nền kinh tế cũng như đóng góp cho nhà nước một khoản ngân sách đáng kể. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế và xã hội. Do vậy doanh nghiệp luôn phải tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 28
  29. Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Sông Đà 11 2.1: Tổng quan về công Ty Sông đà 11 2.1.1: Sự hình thành và phát triển của Công ty Công Ty Sông Đà 11 là doanh nghiệp Nhà Nước, thành viên của Tổng Công Ty Sông Đà, được thành lập theo quyết định số 137A/ BXD- TCLĐ ngày 26 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. Tiền thân của Công ty là đội Điện nước thuộc Công Ty Thuỷ điện Thác Bà từ năm 1961, năm 1973 đội được nâng cấp thành Công trường Cơ điện. Nhưng năm 1976 khi Công ty tham gia vào quá trình hoạt động xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình đã được đổi tên thành Xí Nghiệp lắp máy điện nước . Tuy nhiên bước ngoặt lớn nhất của Công ty là năm 1989 với sự trưởng thành về quy mô hoạt động và hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị đã được nâng cấp thành Công ty. Năm 1993 được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng và có tên là Công Ty Xây Lắp-Năng Lượng Sông Đà 11, nay có tên là Công Ty Sông Đà 11. Trải qua thời gian gần 40 năm phát triển và trưởng thành, qua nhiều lần đổi tên, bổ xung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu nghành nghề. Sản xuất kinh doanh của công ty ngày một phát triển và lớn mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng một nâng cao. Hiện nay trụ sở của công ty đặt tại : Cơ sở 2 của Tổng công ty Sông Đà, Km 10 Đường Trần Phú- Phường Văn Mỗ -Thị xã Hà Đông Tỉnh Hà Tây. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và sự thích nghi với nền kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm cũng như hình thức kinh doanh. Công ty đã đề nghị với Tổng công ty bổ xung thêm một số lĩnh vực kinh doanh cho mình sau khi đã có sự chuẩn khá chu đáo và đầy đủ về con người cũng như máy móc trang thiết bị. 29
  30. Được sự chấp thuận của Tổng công ty, Công ty Sông Đà 11 đã được bổ xung thêm một số lĩnh vực kinh doanh, hiện nay Công ty đã được bổ xung thêm một số chức năng như: - Xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp - Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện - Xây dựng các công trình giao thông, bưu điện - Xây dựng hệ thống cấp thoát nước khu vực công nghiệp, và đô thị - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, nhà ở, và cơ sở hạ tầng cơ sở - Luyện kim loại và đúc các sản phẩm cơ khí - Gia công cơ khí và chế tạo thiết bị, sản suất phụ tùng phụ kiện kim loại - Lắp đặt thiết bị máy móc và các dây truyền công nghệ công nghiệp, các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ có công suất đến 150 MW - Lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc - Trùng tu các phương tiện vận tải, máy xây dựng, thiết bị thi công - Thí nghiệm điều chỉnh các thiết bị đến cấp điện áp 35KV - Chuyên trở vật tư hàng hoá, vật liệu trong thi công xây dựng và phục vụ xây dựng - Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, trang thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệ xây dựng - Quản lý và vận hành nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, nhà máy nước khu công nghiệp và đô thị 2.1.2: đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Trong kinh doanh việc thống nhất về một hình thức kinh doanh là một tiền đề cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nó giúp cho các phòng ban trong công ty có thể nắm được quyền hạn và trách nhiệm của mình nhằm tạo ra sự phối kết hợp thống nhất từ trên xuống dưới. Quan điểm này đã được ban lãnh đạo Công ty Sông Đà 11 quán triệt và thực hiện một mô hình tổ chức bộ máy 30
  31. của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng. Có nghĩa là thực hiện chức năng, chế độ quản lý doanh nghiệp theo chế độ một Giám đốc. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý của doanh nghiệp thì các bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được phân cấp trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo chức năng quản lý được linh hoạt thông suốt. Có thể đưa ra được tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sông Đà 11 như sau: - Giám Đốc Công ty: Chịu trách nhiệm điều hành chính về mọi hoạt động của Công ty -Phó giám đốc: Gồm có 3 phó giám đốc thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh: kinh tế, kỹ thuật, thi công, công tác tổ chức - Kế toán Trưởng: Giúp cho giám đốc kiểm tra về tài chính kế toán, thực hiện pháp lệnh về kế toán thống kê điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty. - Các phòng ban nghiệp vụ của Công ty: + Phòng tổ chức hành chính + Phòng tổ chức kế toán + Phòng thị trường + Phòng Kinh tế kế hoạch ( KT- KH ) + Phòng quản lý kỹ thuật + Phòng quản lý cơ giới Các phòng ban này được đặt tại công ty và thực hiện công các việc dưới sự điều hành trực tiếp của giám đốc và các phó giám đốc. Bên cạnh đó Công ty còn có 11 Xí nghiệp thành viên được đặt tại một số địa điểm trong nước như: + Xí nghiệp sông Đà 11-1: * TRụ sở đặt tại Xã Thiện Hưng- Lộc Ninh – Bình Phước + Xí nghiệp Sông Đà 11-2: 31
  32. * TRụ Sở đặt tại Công trường thuỷ điện Sê San3 huyện Chưpah -Tỉnh Gia Lai + Xí nghiệp Sông Đà 11-3: * Trụ Sở đặt tại Tổng công Ty Km 10 - Văn Mỗ -Hà Đông - Hà Tây + Xí nghiệp Sông Đà 11- 4: * Trụ Sở đặt tại Phường Hà Khánh- TP Hạ Long- Quảng Ninh + Xí nghiệp Sông Đà 11-5: * TRụ Sở đạt tại Thị trấn Đinh Văn -Lâm Hà - Lâm Đồng + Xí nghiệp Sông Đà 11-6: * Trụ sở đạt tại Xã IaKrai - Huyện iaGrai -Tỉnh Gia Lai + Trung tâm thí nghiệm Điện * Trụ sở Km10 -Văn Mỗ - Hà Đông - Hà Tây + Ban dự án Nước Nha Trang * TRụ Sở TP Nha Trang - Tỉnh khánh Hoà + Nhà Máy Cơ Khí * Trụ sở đạt tại Phường Hữu Nghị - TX Hoà Bình- Hoà Bình + Nhà Máy thuỷ Điện Ry Ninh 2 * Trụ sở đạt tại YaLy - Chưpah - Gia Lai + Nhà máy Thuỷ điện Nà Lơi * Trụ sở đặt tại Xã Thanh Minh -TX Điện Biên Phủ - Lai Châu 32
  33. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công Ty sông Đà 11 33
  34. Trên cơ sở xác định phương hướng, định hướng phát triển của công ty đến năm 2010, kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2005 Công Ty đã xác định nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban trên cơ sở xác định, sửa đổi lại chức năng nhiệm vụ cho phù hợp và xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm cũng như các mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty. Ban Giám đốc : * Giám đốc: Là người đứng đầu công ty do cấp trên bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc công ty tổ chức điều hành và chỉ đạo mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho cho mọi nghĩa vụ, quyền hạn của Công ty trước pháp luật và các cơ quan quản lý của nhà nước. Cụ thể - Chỉ đạo khâu tổ chức bộ máy quản lý của công ty, tổ chức đào tạo cán bộ - Chỉ đạo các kế hoạch kinh doanh, tổn hợp tài chính tiền lương và xây dựng cơ bản - Thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế * Phó giám đốc: Mỗi phó giám đốc có một chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng đều có chức năng là giúp việc cho giám đốc. Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi phó giám đốc được giao trong lĩnh vực mình quản lý: - Phụ trách việc kinh doanh - Phụ trách các vấn đề về an toàn lao động, kỹ thuật công trình - Phụ trách việc cung ứng vật tư, xe máy thi công cho công trình +Các phòng ban * Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng giúp cho giám đốc về mô hình, cơ cấu bộ máy kinh doanh của công ty nhằm phát huy cao nhất năng lực của đơn vị ( quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, mối quan hệ công tác ). Giúp cho giám đốc quản lý quản lý cán bộ công nhân viên về các vấn đề chủ trương, tiêu chuẩn nhận xét quy hoạch, điều động và tổ chức các chính sách của người lao động (nâng lương, khen thưởng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, Bhxh ). Xây dựng mức chi 34
  35. phí tiền lương của công ty và các đơn vị trực thuộc. Khuyến khích các định mức, thực hiện khoán có thưởng, nghiên cứu các hình thức lao động thích hợp. Thực hiện hướng dẫn công tác an toàn lao động và chăm lo phục vụ hành chính quản trị văn phòng tại công ty. *Phòng tài chính- kế toán: Có nhiệm vụ và chức năng là ghi chép và phản ánh bằng con số, hàng hoá và thời gian lao động dưới hình thức giá trị và sử lý số liệu nhằm giúp cho giám đốc giám sát và quản lý, kiểm tra tình hình tài chính vốn, tài sản của công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó Giám đốc có thể lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp với tổ chức sử dụng vốn. Tính toán và trích nộp phù hợp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên và lập quỹ công ty, thanh toán đúng hạn các khoản công nợ phải thu phải trả. Lập báo cáo quyết toán của đơn vị theo định kỳ, hướng dẫn tổ chức kiểm tra các đơn vị thành viên về các chế độ, thể lệ tài chính kế toán và các quyết định về thông tin kế toán cho công ty - Phòng thị trường: Có thể thấy vai trò khá quan trọng của phòng này vì đây sẽ là nơi các văn bản, hợp đồng kinh tế của các đối tác hay từ phía công ty tới bạn hàng. Nhiệm vụ của phòng là luôn tạo được mối quan tâm của khánh hàng với hình thức kinh doanh của công ty và tạo ra mối làm ăn với công ty. Nó sẽ tạo ra những hợp đồng trong công ty, kinh doanh, tiếp thị cho sản phẩm của công ty, phòng này đưa ra các chức năng nghiên cứu và dự báo về đầu tư nhằm giúp cho giám đốc đưa ra các quyết định về đầu tư hay ký kết . - Phòng kinh tế hoạch toán: Phòng này có chức năng nhiệm vụ đưa ra các dự báo kế hoạch về việc thay thế hay đầu tư xây dựng cơ bản trong công ty tạo ra sự ăn khớp trong cả quá trình hoạt động của công ty . - Phòng quản lý kỹ thuật : Có trách nhiệm quan trọng trong việc chịu tránh nhiệm trực tiếp trước các công trình của công ty hay sửa chữa trong doanh nghiệp. Nó có chức năng kiểm tra và tư vấn cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định nhiệm thu công trình hay ký kết các hợp đồng kinh tế. - Phòng cơ giới: Có trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý và công ứng xe máy cho công trường đảm bảo đúng tiến độ thi công. Nó giúp cho 35
  36. giám đốc đưa ra quyết định trong việc sử dụng hợp lý lượng sẵn có trong công ty, để đưa ra quyết định đầu tư một công trình mới . Bên cạnh đó còn 11 xí nghiệp đơn vị thành viên hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhằn tạo thêm nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.3: Nguồn nhân lực của công ty. Cũng như mô hình của một số đơn vị thành viên khác, Công ty Sông Đà 11 luôn coi trọng vấn đề con người là ưu tiên hàng đầu cho kế hoạnh phát triển kinh doanh của mình. Chính vì xác định ngay từ đầu nên công ty đã đưa ra các chính sách nhằm thu hút được chất xám của cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng chú trọng tới việc tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm tạo điều kiện cho họ trong tiếp thu được các khoa hoạ kỹ thuật hiện đại. Nhằn tạo ra sự đồng bộ từ trên xuống dưới, điều này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.4: Thị trường và lĩnh vực kinh doanh Là một đơn vị mà hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là trong lĩnh vực xây dựng và quản lý các công trình về điện nước Đây là một lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng vì nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền công nghiệp, các kế hoạch về xây dựng cơ sở hạ tầng đang được triển khai. Chính vì vậy mà thị truờng của công ty là rất rộng lớn và nhiều tiềm năng. để đạt được hiệu quả cũng như khai thác có hiệu các tiềm năng này đòi hỏi công ty phải đưa ra được các biện pháp cũng như phương pháp kinh doanh hợp lý. Nằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. 2.2: Thực trạng huy động và sử dụng vốn tại Công ty Sông Đà 11 2.2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây. Kể từ khi thành lập và phát triển cho đến nay thì mục tiêu của Công ty là luôn phấn đấu để trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy 36
  37. tín trên thị trường. Có nghĩa là phát triển cả kinh tế, quy mô và hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với sự giúp đỡ của Đảng và nhà nước cũng như sự quan tâm trực tiếp của Tổng công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 11luôn phấn đấu để trở thành một công ty mạnh về mọi mặt. Để có thể hiểu rõ hơn về công ty ta có thể nhìn nhận một cách tổng quát về công ty qua một số chỉ tiêu thông báo về tình hình tài chính của công ty trong một vài năm trở lại đây: Bảng 1: Kết quả sản suất kinh doanh của công ty trong 3 năm trở lại đây: 2000-2001-2002 Đơn vị: Đồng S Chỉ tiêu Đ Năm Tỷ Lệ t VT 2000 2001 2002 2 2 t 001 002 2 2 000 001 1 Doanh Thu Đ 22.71 51.92 96.47 2 1 7.564.855 8.274.903 0.544.012 28,6 85,8 2 Doanh thu Đ 22.71 51.92 96.47 2 1 thuần 7.564.855 8.274.903 0.544.012 28,6 85,8 3 Lợi nhuận Đ .469. 62.59 99.63 4 1 trước thuế 397.748 4.420 4.214 ,18 59,2 4 (TSLN/DT Đ 65,87 0,12 0,103 0 8 T)* 100 ,18 5,8 5 Nộp NSNN Đ 899.9 720.1 189.4 7 2 75.520 12.695 39.044 8,01 6,98 6 Tổng quỹ Đ lương 7 Thu nhập Đ 1.250 1.400 1.500 1 1 37
  38. bình quân /ng/ .000 .000 .000 12 07,1 T Nguồn: báo cáotài chính công ty sông đà 11 38
  39. Bảng 2 Tình hình tài chính của công ty sông đà 11 ( Trang bên) Có thể nhận thấy tầm quan trọng của tài chính đối với doanh nghiệp. Bởi vì thông qua tài chính nó phần nào đã tổng quát nên được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu nhìn vào bảng 2 ta có thể phần nào nhận ra được tình hình tài chính của công ty có sự khả quan nói thể hiện bởi sự gia tăng của tổng tài sản của công ty.cũng như nguồn vốn. Nó không chỉ liên tục tăng trưởng mà còn được duy trì được các thành quả đã đạt được.Theo số liệu tổng quát thì tổng tài sản năm 2001 tăng 32.471.152.424 đồng về số tuyệt đối và tăng 144,36% về số tương đối so với năm 2000 tuy nhiên đến năm 2002 thì con số này đã vượt lên khá cao so với năm 2001 là 25.113.586.585 đồng về số tuyệt đối và 45.7% về số tương đối. Điều này đã phần nào nói lên được sự cố gắng của ban lãnh đạo công ty cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc huy động vốn, tài sản của công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng nghành nghề lĩnh vực kinh doanh. Đây cũng là một trong những yếu tố đáng phải quan tâm tuy nhiên số liệu về sự phát triển của công ty thực sự đã hợp lý và đáng tin cậy hay chưa. Để hiểu rõ phần nào ta có thể tìm hiểu thêm về một số chỉ tiêu như: Trước tiên là về tỷ suất tài trợ có thể thấy vai trò của vấn đề này khi mà nó có thể cho ta hiểu thêm phần nào trong việc chủ động khi điều chỉnh cũng như độc lập về vốn của doanh nghiệp. Năm 2001 tỷ suất tài trợ này tăng 144,6 % nhưng năm 2002 tỷ suất nay chỉ còn 45,7% trên thực tế thì tỷ xuất này là khá cao cho một đơn vị kinh doanh như Công ty Sông Đà 11. Điều này thể hiện việc công ty đang chủ động trong việc điều tiết tài chính. Bên cạnh số liệu vừa qua thì tỷ suất đầu tư qua các năm như 2001 tỷ suất đầu tư tăng 127,7% nhưng năm 2002 thì chỉ còn 62,7% tuy nhiên thì điều này cũng thể hiện khả năng đầu tư của công ty ngày càng được nâng cao và phát triển. Có nghĩa là các trang thiết bị, máy móc của công ty ngày càng 39
  40. được thay thế và đổi mới. Tức là quy mô, nghành nghề sản suất kinh doanh của doanh nghiệp đang được mở rộng và phát triển. Với một nghành kinh doanh khá đặc biệt với nguồn vốn rất lớn do công trình xây dựng kéo dài, quá trình giải ngân của các công trình rất chậm nên việc thanh toán ngắn hạn của công ty gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Năm 2001 tỷ suất này đạt 188.5% nhưng năm 2002 thì chỉ số này là 101,8% tức là giảm 86,7% so với năm 2001 tuy nhiên đây là sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm thực hiện được các kế hoạch đã đề ra. Tỷ suất thanh toán tức thời của công ty là rất thấp năm 2001 chỉ đạt 0,0251% và năm 2002 thì tỷ suất này lại tăng lên là 0,03% đây là sự cố gắng rất nhiều của công ty trong việc chủ động nguồn vốn trong kinh doanh, tuy nhiên điều này cho thấy lượng tiền mặt của công ty luôn luân chuyển và hoạt động cao nên việc tồn quỹ tiền mặt là rất thấp. Tỷ trọng nợ phải trả của công ty tăng khá nhanh năm 2001chỉ đạt 84.88 % nhưng sang năm 2002 thì con số này đã tăng lên 89.8%. Vậy, công ty hiện nay là làm ăn có hiệu quả hay không có hiệu quả mà số nợ phải trả ngày càng tăng. Tuy nhiên qua số liệu mà ta đã phân tích thì thấy rằng đây là một tín hiệu đáng khả quan đối với công ty Sông Đà 11 nó thể hiện rằng công ty đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Có nhiều yếu tố để xác định hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu nhìn vào quy mô hoạt động hay tài sản khác thì điều đó chưa thể là yếu tố quyết định giúp cho các nhà quản lý làm căn cứ để đưa ra các quyết định nhằm mang lại hiệu quả trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó có một số các yếu tố quan trọng nữa như: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn Vậy, hiệu quả sử dụng vốn có vai trò quan trọng như thế nào trong việc xác định khả năng kimh doanh của doanh nghiệp. Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Sông Đà 11 40
  41. Đơn vị: Đồng S Chỉ tiêu Đ Năm Năm Năm TT Vị 2000 2001 2002 1 Doanh thu Đ 22.717.5 51.928.2 96.470.5 ồng 64.855 47.903 54.012 2 LN trước thuế Đ 1.496.39 62.594.4 99.634.2 ồng 7.784 20 14 3 LN sau thuế Đ 1.020.75 62.594.4 99.634.2 ồng 0.285 20 14 4 Tổng tài sản Đ 22.491.9 54.963.1 80.076.6 ồng 55.031 07.455 94.040 5 Vốn chủ sở 6.116.29 8.307.48 8.088.13 hữu 9.837 8.942 7.496 6 Hiệusuất sd 1.01 0.945 1.2 tổng TS 7 Doanh lợi 6.65 0.113 0.12 vốn 8 Doanh lợi 24.46 0.75 1.23 vốn CSH Nguồn: báo cáo tài chính công ty sông đà 11 Qua bảng này ta có thể thấy năm 2001 hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty đạt 0.945 có nghĩa là một đồng vốn của công ty mang đi đầu tư hay tham gia một chu kỳ kinh doanh thì sẽ mang lại 0.945 đồng lợi nhuận. Điều này càng được phát huy và được thể hiện qua năm 2002 chỉ số này đã đạt được 1.2 tức là cao hơn năm 2001 là 0.225. Một doanh nghiệp không thể không thành công khi mà họ không biết mình sẽ có được bao nhiêu lợi nhuận nếu mang một đồng đi đầu tư Như vậy 41
  42. ta cho thấy các quyết định đúng đắn trong kinh doanh của ban lãnh đạo công ty Sông Đà 11. 2.2.2: Tình hình huy động vốn Trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp bao giờ cũng phải có kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề đảm bảo đủ nguồn vốn cho công tác này ta có thể nhận ra một số nguồn vốn như: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong đó tài sản nào mà doanh nghiệp cần thiết để đáp ứng như cầu trước mắt . Vì vậy, để hình thành 2 loại tài sản này thì phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng gồm: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên nguồn vốn nào là thích hợp cho một nghành nghề mà lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng và lắp đặt các công trình nhà máy Thuỷ điện có công suất vừa và nhỏ, một số công trình hạ tầng cơ sở ở các khu đô thị và các khu công nghiệp Đây là một lĩnh vực đòi hỏi phải có độ chính xác cao cũng như kinh nghiệm của doanh nghiệp trong vấn đề này, bên cạnh đó thì trang bị kỹ thuật phục vụ cho các công trình. Đầu tư của ngành này cho máy móc, trang thiết bị là tương đối lớn. Vì vậy, cần phải xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn khi đầu tư vào lĩnh vực này để có chính sách huy động các nguồn vốn vay trung và dài hạn một cách hợp lý và hiệu quả. Bởi vì các nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường không thể đảm bảo hết cho tài sản cố định. Bảng 4: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh S Chỉ tiêu Năm Năm Năm2002 tt 2000 2001 1 Vốn dài hạn 6.116.299 10.127.82 12.794.851. - Vốn CSH .873 0.595 493 42
  43. - Nợ dài hạn 6.116.299 8.307.488 8.088.137.4 .873 .942 96 0 1.820.331 4.706.713.9 .671 97 2 TSCĐ và ĐT 5.589.484 16.492.46 17.503.179. dài hạn .090 3.893 903 5.385.162.077 16.132.698.836 16.574.606.118 - TSCĐ 204.322.013 359.765.057 928.573.785 - XDCB Ddang 3 Vốn LĐ 526.815.7 - - Txuyên 83 6.364.643.298 4.708.324.410 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty sông đà 11 Qua bảng thống kê nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy vốn lưu động của doanh nghiệp liên tục tăng trong 3 năm gần đây. Đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, nếu ta nhìn nhận trên phương diện trực diện có nghĩa là nếu thiếu vốn lưu động thì doanh nghiệp chưa thể đảm bảo được vấn đề vốn cho vấn đề đảm bảo nguồn vốn lưu động cũng như khả năng thanh toán của công ty. Nhưng theo số liệu phân tích về Công ty ở các chỉ tiêu khác thì đây là thời điểm mà công ty đang trong thời kỳ mở rộng nghành nghề sản xuất kinh doanh cũng như các hợp đồng được ký kết liên tục nên nên việc công ty không chủ động trong việc đủ nguồn vốn cũng là điều không thể tránh khỏi. Điều này đòi hỏi ban giám đốc công ty phải có các biện pháp thích hợp nhằm có được một nguồn vốn nhất định cho công ty. 43
  44. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động là một điều kiện khá quan trọng đối với các doanh nghiệp vì đây là số phản ánh sự phát triển cũng như khả năng đầu tư của doanh nghiệp ngày càng cao. Bảng 5: Đảm bảo nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh Đơn vị : Đồng S Chỉ tiêu Năm200 Năm 2001 Năm TT 0 2002 1 Nợ ngắn hạn 16.455.3 27.747.51 65.973.86 10.252 8.298 2.046 2 Các khoản phải 5.170.49 29.101.70 13.892.30 thu 1.265 8.862 7.578 3 Hàng tồn kho 0 0 0 4 Nhu cầu vốn 11.284.8 - 52.081.55 lưu động 18.987 1.354.190.537 4.468 Nguồn : Báo cáo tài chính công ty sông đà 11 Qua bảng thống kê ta có thể thấy nhu cầu vốn lưu động của công ty liên tục được phát triển và đảm bảo. Mặc dù năm 2002 vốn lưu động tăng nhưng đó chỉ là tiền đề để công ty có phương pháp cũng như các biện pháp hiệu quả nhằm cân đối nguồn vốn để đảm bảo cho tài sản của công ty tránh tình trạng thiếu vốn lưu động. 2.2.3: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Sông Đà 11 2.2.3.1: Cơ cấu tài sản cố định của công ty Sông Đà 11 44
  45. Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho ta biết khái quát về tình hình cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng như tác động của đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất cảu công ty. Bảng 6,7 là hình thái biểu hiện cơ bản về cơ cấu tài sản cố định và tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong hai loại sau: 45
  46. Bảng 6: Cơ cấu tài sản của công ty Đơn vị: Đồng S Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 C T GT GTC GTC hỉ tiêu NG NG NG T CL L L 1 N 1.264 557. 668. 2.03 2.03 1.25 hà, .384.334 277.690 481.864 3.327.194 3.327.194 6.573.735 TSCĐ 2 M 11.52 2.31 80.5 24.5 24.5 10.6 áy,T 7.947.708 0.187.182 47 73.450.564 73.450.564 46.685.399 thiết bị 3 P 3.761 182 1.88 8.93 8.93 4.52 htiện .679.847 6.360.641 4.634.147 9.648.009 9.684.009 4.120.939 VTải 4 P 306.0 156. 282. 985. 985. 539. h 91.509 197.256 806.884 878.510 878.510 365.819 tiệnQLý 5 T 16.85 4.85 2.91 1.56 36.5 16.5 ổng 9.995.398 0.622.769 6.469.895 0.868.369 32.340.277 74.606.118 Nguồn : báo cáo tài chính công ty sông đà 11 46
  47. Bảng 7 : Tỷ lệ % về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Đơn vị : % S Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 TT N G N G N G G TCL G TCL G TCL 1 Nhà, vật 7 1 22 2 5. 7. kiến trúc .499 1.49 .92 9.72 56 58 2 Máy 6 4 0. 0 6 64 móc, thiết Bỵ 8.37 7.63 0027 7.26 .23 3 Phương 2 3 64 6 2 27 tiện vận tải 2.3 7.65 .62 8.20 4.47 .29 4 Phương 1 3 9. 2. 2. 3. tiện quản lý .8 .22 69 69 69 25 5 Tổng 1 1 10 1 1 10 00 00 0 00 00 0 Nguồn: báo cáo tài chính công ty sông đà 11 Qua bảng thống kê trên thì ta có thể nhận ra tỷ trọng vốn được dùng cho thiết bị máy móc, trang thiết bị của công ty là khá lớn: giá trị các loại máy thi công, máy xúc, cần cẩu Tỷ trọng của máy móc thiết bị năm 2000 chiếm 68.37% nguyên giá tài sản cố định, và 47.63% giá trị còn lại của tài sản cố định. Tuy nhiên năm 2001 thì giảm xuống một số đáng kể 0.0027% và giá trị còn lại bằng 0. Sang năm 2002 thì tỷ trọng này lại tăng lên 67.26% tổng giá trị của tài sản cố định và 64.23% giá trị còn lại. Bên cạnh đó thì tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm trụ sở, nhà sản xuất và các trang thiết bị văn phòng nói chung giữ ở mức 11.49% , 29.72% ,7.58% là ổn định. Nhưng nhóm tài sản như phương tiện vận tải năm 2000 chiếm 22.3% nhưng năm 2001 là 64.62% và năm 2002 là 24.47 đây là loại tài sản có vai trò quan trọng 47
  48. trong các công trình của doanh nghiệp. Chính vì vậy công ty cũng cần phải có sự quan tâm hơn tới loại phương tiện này nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cho công ty. Bên cạnh đó thì phương tiện quản lý của doanh nghiệp cũng chiếm một tỷ trong lớn của doanh nghiệp năm 2000 là 1.8% nhưng năm 2002 thì số này là 2.69% .Vì vậy, doanh nghiệp cần có các biện pháp thích hợp nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn cũng như chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. 2.2.3.2: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Sông Đà 11 Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta có thể căn cứ vào tình hình cũng như năng lực của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiêu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lợi của tài sản cố định Bảng 8: hiệu quả sử dụng vốn cố định ( Trang bên) Có thể nhận xét về tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp đã thực hiện trong những năm gần đây như sau: Năm 2000, chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2001 giảm hơn năm 2000, nếu năm 2000 hiệu suất sử dụng vấo cố định của công ty là 7.1% nhưng 2001 lại giảm xuống còn 1.54% tuy nhiên năm 2002 thì hệ số này lại tăng lên 2.64% tức là tăng hơn so với năm 2001 là 1.1%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có sự chuyển biến rất tốt trong vấn đề sử dụng vốn cố định, nếu chỉ số này tăng cao thì chứng tỏ nguồn vốn của doanh nghiệp không bị ứ đọng. Tuy nhiên ta cũng thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty có thực hiệu quả hay không ta có thể phân tích thêm chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản cố định. Năm 2000, chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ trong doanh nghiệp là 0.467 đồng để có 1 đồng doanh thu thuần, nhưng đến năm 2001 doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra 0.001 đồng để có 1 đồng doanh thu thuần. Trong năm 2001 nguồn vốn cố định bình quân của doanh nghiệp đã tăng lên cao 35.916.712.704 đồng so với năm 2000 chỉ là 3.197.794.488 đồng điều này đồng nghĩa với cpông ty đâng có sự đầu tư mạnh về tài sản cố định, chứng tỏ rằng khả năng hoạt động kinh doanh của công ty đang có sự chuyển biến. Cũng chính vì vậy mà hiệu suất sử dụng vốn cố định 48
  49. của Công ty đã tăng lên 21.67% so với năm 2000 chỉ là 7.1%. tức là 1 đồng vốn mang lại 0.026 đồng lợi nhuận. Năm 2002 hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp đã giảm 46.15%, tuy nhiên sức sinh lợi của tài sản cố định lại tăng 0.026 so với năm 2001, có nghĩa là 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định thì mang lại 0,0027 đồng. Bên cạnh đó ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong các năm qua hầu như không có sự khả quan nào; Năm 2000 thì con số này là 0.34 nhưng năm 2001 thì con số này đã giảm xuống còn 0.026 và năm 2002 thì chỉ còn 0.014 chứng tỏ rằng khả năng lợi nhuận của công ty đã bị giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy đòi hỏi công ty phải có các biện pháp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn. Nhưng ta có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn của công ty lại rất cao năm 2000 đạt 7.1 nhưng năm 2001 là 21.67 một chỉ số rất khả quan trong việc luân chuyển vốn của doanh nghiệp mặc dù 2002 lại giảm xuốn còn 13.92 nhưng đó cũng là một tín hiệu đáng mừng cho công ty trong thời kỳ khó khăn như hiện nay. 2.2.4: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.2.4.1: Cơ cấu tài sản lưu động của công ty sông đà 11 Bảng 9: Cơ cấu tài sản lưu động của công ty Sông Đà 11 ( Trang bên ) Năm 2001 nguồn vốn lưu động của công ty đã có sự chuyển biến đáng kể khi mà nó đá có sự chuyển biến đáng kể bằng các khoản tiền mặt, các khoản phải thu. Năm 2001 thì khối lượng tiền mặt tăng lên về số lượng tuyệt đối là 527.826.929 đồng so với năm 2000 và tăng 88,84% chiếm một khoảng khá lớn về tài sản lưu động. Có thể nói đây là một tín hiệu đáng mừng vì nó sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động với số vốn của mình. Bên cạnh đó thì các khoản phải thu đã tăng 8.829.358.872 đồng có thể thấy đây là tín hiệu không lạc quan vì nếu khả năng thu nợ chậm thì nó sẽ làm cho công ty khó khăn trong việc thanh toán. 49
  50. Năm 2002 một tín hiệu đáng mừng đó là khối lượng tiền mặt đã tăng 100,2% so với năm 2001 tương ứng với khoản phải thu đó là 1.124.105.885 đồng. Trong đó thì khối lượng hàng tồn kho là 8.971.991.873 đồng, điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ bị ứ đọng một lượng vốn khá lớn trong kỳ và tăng các khoản chi phí cho việc quản lý số lượng hàng hoá này. Ngoài ra, do quá trình doanh nghiệp đang trong thời kỳ triển khai kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất cũng như ngành nghề kinh doanh nên các khoản tạm ứng cho quá trình triển khai là rất lớn năm 2001 khoản này tăng 1.221.894.007 đồngvà chiếm 3.17% so với năm 2000, năm 2002 thì con số này đã giảm xuống là 206.486.075 đồng và chiếm 0.32% có nghĩa là các khoản tạm ứng chỉ tăng lên với một số khiêm tốn. Điều này có thể đưa ra một tín hiệu tốt về uy tín trong kinh doanh của công ty Sông Đà 11. Trong các khoản mục tài sản lưu động khác một điều đáng lưu ý là chi phí kết chyển năm 2001 tăng 72.131.891 đồng nhưng năm 2002 thì con số này đã tăng các khoản mục này làm nhu cầu vốn lưu động của Công ty có sự dịch chuyển đi lên. Trong các khoản mục mà ta đã phân tích trên nó chỉ có thể phản ánh về mặt lượng chứ chưa thể đưa ra một số liệu chính xác về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này ta có thể phân tích thêm một số chỉ tiêu liên qua đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2.2.4.2: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Sông Đà 11 Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta có thể đưa ra một số chỉ tiêu để làm căn cứ đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả vốn lưu động tại doanh nghiệp như: sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển. Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị : Đồng 50
  51. S Chỉ tiêu Đ Năm T T T V 2000 2001 2002 ỷlệ ỷlệ T ị tăng,gi tăng,gi ảm ảm 2 2 001/20 002/20 00 01 1 Doanh thu Đ 22.7 51.9 96.4 1 8 thuần g 17.564.855 28.274.903 70.554.012 28.6 5.8 2 Lợi nhuận Đ 1.49 62.5 99.6 9 5 trước thuế g 6.397.784 94.420 34.214 5.8 9.2 3 Vốn LĐ bình Đ 4.45 4.31 6.92 - 6 quân g 0.506.286 4.596.261 7.086.054 3.05 0.6 4 Sức sinh lợi Đ 0,34 0.01 0.01 - - VLĐ g 5 4 95.6 13.3 5 Hệ số đảm Đ 0.19 0.08 0.07 - - nhiệm g 6 3 2 57.6 6.7 6 Số vòng Đ 5,1 11.9 13.9 1 1 quay VLĐ g 6 34.6 6.2 7 Thời N 70,6 30.1 25.9 - - gian1vòng quay g 57.36 13.95 các khoản p thu Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty sông đà 11 Trước hết ta có thể thấy sức sinh lợi của vốn lưu động có thể nhận xét rằng điều này khá quan trọng trong công việc kinh doanh của 1 doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thể biết 1 đồng của mình bỏ ra thì nó sẽ mang lại cho mình bao nhiêu lợi nhuận Nếu như năm 2001 doanh nghiệp mang 1 đồng vốn lưu động bình quân đi đầu tư thì nó sẽ mang lại 0.015 đồng lợi 51
  52. nhuận, nó giảm đến 95.5% so với năm 2000. Sang năm 2002 thì sức sinh lợi của một đồng vốn bình quân mang đi đầu tư sẽ là 0.014 đồng lợi nhuận và giảm 6.66%. Bên cạnh sự suy giảm sức sinh lợi vốn lưu động thì vốn lưu động bình quân lại liên tục tăng theo các năm. Thông qua hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho ta biết để có một đồng doanh thu thuần thì phải chi ra bao nhiêu đồng vốn lưu động điều này cho ta biết năm 2001 để có một đồng doanh thu thuần thì Công ty đã phải bỏ ra 0.083 đồng tăng 57.65% trong khi đó năm 2002 thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra 0.96 đồng để có một đồng doanh thu thuần. Sang năm 2002 hệ số đảm nhiệm này lại giảm xuống 0.072% so với năm 2001là 0.083 %. Đồng thời với hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm, điều này chứng tỏ rằng công ty đã tiết kiệm được vốn lưu động cho mình. Nếu chỉ số này càng giảm thì chứng tỏ công ty sẽ có khả năng có một lượng vốn tốt dùng cho trương trình đầu tư. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nó có thể biểu hiện bằng khả năng luân chuyển của vòng vốn tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào thời gian cũng như quy mô của công trình. Nhưng nếu vòng luân chuyển càng nhanh thì doanh nghiệp càng có lợi từ những vòng luân chuyển đó. Năm 2001 vòng quay vốn lưu động giảm đến 137,6% và năm 2002 thì thì co số này tăng lên 16.2%, chứng tỏ rằng năm 2002 thì khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp đã có sự tiến chuyển hơn rất nhiều so với năm 2001. Nhưng qua đây ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã không đạt được như mong muốn mặc dù tình hình đã có nhiều cải thiện, do nhu cầu về vốn lưu động ngày càng nhiều cho nên điều này có thể làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty Sông Đà 11. Thời gian luân chuyển của một vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2001 đã giảm 57.36% so với năm 2000. Nhưng năm 2002 thì con số này chỉ còn 13.95%, điều này cho thấy việc thu hồi vốn lưu động 2002 là nhanh hơn và nó đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. 52
  53. Trong kinh doanh thì việc thanh toán của khách hàng với công ty là một điều rất quan trọng bởi vì nếu công ty đã hoàn thành kế hoạch ma hai bên đã ký kết mà chưa được nhận lại số lượng vốn mà công ty đã mang ra để đầu tư, điều này đồng nghĩa với việc công ty đã bị chiếm dụng một lượng vốn nhất định, nó sẽ làm cho kế hoạch của công ty sẽ có khả năng bị thay đổi. Chính vì vậy mà chỉ tiêu về về số vòng quay các khoản phải thu cần được xem xét và phân tích một cách kỹ lưỡng. Chỉ tiêu này cho biết thời điểm mà công ty thu hồi được các khoản phải thu từ khách hàng. Bảng 11: Tình hình các khoản phải thu Đơn vị: Đồng S Chỉ tiêu Đ Năm Chê Chê T Vị 20 2001 200 nh lệch nh lệch T 00 2 200 200 1-2000 1-2000 1 Doanh thu Đ 5.1 29.1 13.8 23.9 - bán chịu trong kỳ g 70.491.26 01.708.862 92.307.57 31.217.59 15.209.40 5 8 9 1.284 2 Các khoản Đ 5.1 29.1 13.8 23.9 - phảỉ thu g 70.479.26 01.708.862 92.307.57 31.217.59 15.209.40 5 8 9 1.284 3 BQ các Đ 25. 145. 69.1 119. 76.3 khoản phải thu g 825.456.3 508.544.31 46.537.89 656.087.9 62.006.42 25 0 0 85 0 4 Số vòng Đ 0.2 0.19 0.20 - 0.00 quay CKPT g 9 1 0.001 2 5 Tgian 1 N 18 1809 179 9.04 - 18 vòng CKPT g 00 .04 1.04 (360/4) 53
  54. Nguồn: Báo cáo tài chính công ty sông Đà 11 Giá trị chỉ tiêu số vòng quay của các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ các khoản phải thu càng lớn điều này khiến trong kỳ kế hoạch của mình doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ có hiệu quả. Ngược lại thì chỉ tiêu thời gian của một vòng quay các khoản phải thu chỉ rõ số ngày cần thiết doanh nghiệp phải sử dụng để thu hồi hết các khoản bán chịu trong kỳ, chỉ tiêu này càng tăng thì chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản phải thu kém. Qua bảng phân tích này cho ta thấy hiệu quả của công tác thu hồi nợ của công ty giảm so với năm 2000. Ta có thể thấy số vòng quay các khoản phải thu năm 2000 là 0.2 nhưng 2001 lại giảm xuống còn 0.199, tuy nhiên 2002 thì vòng quay này lại tăng lênlà 0.201. Điều này cho thấy việc chủ động trong việc tính toán, phân tích số liệu chính xác thời gian thu nợ nó sẽ giúp cho công ty có một lượng vốn nhất định và chủ động trong việc điều tiết vốn cho kế hoạch đã đặt ra. Nhằm một mục đích duy nhất là mang lại hiệu quả lớn về kinh tế cho công ty cũng như việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình. 2.3: Những hạn chế và vấn đề cần đặt ra Nếu nhìn nhận một cách khách quan qua các chỉ tiêu tổng hợp cũng như các vấn đề cụ thể để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Chúng ta không thể phủ nhận những thành quả mà cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo công ty Sông Đà 11 đã tạo dựng được. Sự tồn tại và phát triển của công ty không những đảm bảo cho hơn 2600 cán bộ công nhân trong công ty, ngoài ra hàng năm công ty còn mang lại cho ngân sách nhà nước một khoảng khá lớn. Có thể thấy sự lớn mạnh của công ty với bằng chứng cụ thể là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã được mở rộng về ngành nghề cũng như quy mô kinh doanh. Điều này sẽ làm cho đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên để đảm bảo cho quy 54
  55. trình phát triển cũng như phát triển các thành quả đã đạt được Công ty không thể không củng cố và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Để một đồng vốn của mình khi mang ra thị trường có hiệu quả hơn trong tương lai thì vấn đề cơ bản là công ty phải đưa ra được các giải pháp đúng đắn để phát huy các thế mạnh của mình cũng như nhằm có được sự ủng hộ của cấp trên bên cạnh đó thì công ty phải khắc phục các khó khăn và hạn chế sao cho phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, Công ty phải biết phát huy các thế mạnh của mình sao cho sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. - Thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng đang phát triển - Có sự chỉ đạo kịp thời và hiệu quả của Tổng Công Ty Sông Đà - Được thừa hưởng những thành quả mà công ty, Tổng Công Ty đã tạo dựng - Các dự án trong lĩnh vực này đang được triển khai Bên cạnh đó thì công ty cũng gặp phải một số khó khăn tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Các công trình mới luôn đòi hỏi các phương tiện máy móc hiện đại cũng như trình độ kỹ thuật cao. Các phương tiện cần được đổi mới và chiếm một lượng vốn rất lớn cho quá trình này. Chính vì vậy đòi hỏi công Ty Sông Đà 11 phải có các phương án kinh doanh nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp 55
  56. Chương 3 Những định hướng của công ty trong thời gian tới 3.1: Hoàn cảnh lịch sử: Năm 2003 có thể coi là năm bản lề của các mục tiêu kinh tế xã hội 2001- 2010. Có thể coi đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước có khả năng cũng như điều kiện để phát huy các khả năng cũng như thế mạnh của mình. Năm 2003 là năm mà tình hình trong và ngoài nước có nhiều sự biến động về kinh tế cũng như chính trị. Ta có thể nhận ra nền kinh tế thế giới vừa trải qua một thời điểm khó khăn của nền kinh tế, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1999-2001. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới nhịp độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, qua đây thì các kế hoạch kinh tế, phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể coi năm 2003 là thời điểm mà các quốc gia cũng như các doanh nghiệp làm bàn đạp để vượt qua thời kỳ ảm đạm của nền kinh tế nhằm phát triển đi lên và tạo ra một động lực cho nền kinh tế thế giới phát triển. Bên cạnh đó ta có thể nhận ra sự phát triển chậm chạp của nền kinh tế, điều này làm cho các nhà đầu tư thiếu lạc quan khi muốn đầu tư vào nền kinh tế hay lĩnh vực nào. Điều này nếu kéo dài sẽ tạo ra một nền kinh tế ảm đạm và thiếu linh hoạt, bên cạnh đó thì sự phát triển sẽ đi xuống và tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng, đời sống vật chất sẽ giảm sút. Nếu điều này kéo dài thì sẽ làm cho tình hình trính trị không thể duy trì như hiện nay. Chính vì vậy, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực phải có các biện pháp và cố gắng để vượt qua thời kỳ ảm đạm này. Nền kinh tế nước ta mặc du chịu ảnh hưởng của khủng hoảng này rất ít nhưng cũng không nằm ngoài cuộc khủng hoảng này, việc các chỉ tiêu kinh tế bị chậm lại rất nhiều so với kế hoạch đặt ra. Nước ta tham gia nền kinh tế thị trường chậm hơn so với các nước trong khu vực cho nên ảnh hưởng của khủng 56
  57. hoảng là rất thấp nếu không muốn nói là không đáng kể, nếu nhìn vào hiện thực thì đây là điều kiện để nền kinh tế nước ta tăng tốc để tiến kịp với các nước trong khu vực. Ta có thể tháy sự tăng trưởng của nước ta vẫn giữ ở mức độ cao là 7.1% - 7.5% đây là một chỉ số rất cao trong nền kinh tế thế giới. Đây là điều kiện để ta phát huy các thế mạnh và nội lực thúc nhằm đẩy nền kinh tế đi lên nhằm bắt kịp với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên ảnh hưởng của nó không phải là không có, khi kinh tế bị giảm sút thì sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào nền kinh tế bị giảm sút đi rất nhiều. Chính vì vậy thời điểm này là thời điểm quyết định để nước ta lấy lại uy tín, cũng như nhịp độ tăng trưởng như trước kia để có thể có cuộc bứt phá trong kinh tế nhằm rút ngắn khoảng cách với nền kinh tế thế giới để xứng đáng với tên gọi của các nhà kinh tế đã đặt cho: Đất nước ổn định và an toàn nhất thế giới. Cùng với toàn xã sự cố gắng hội thì các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài cuộc, vì vậy các doanh nghiệp phải tực sự bắt tay vào tiến trình hội nhập này đặc biệt đây là năm nước ta tham gia APTA. Đâylà thời điểm mà các doanh nghiệp nước ta phải chịu sức ép vì hàng hoá của các doanh nghiệp trong khu vực sẽ được đưa vào nước ta với giá rẻ do các mặt hàng đó sẽ không còn phải chịu mức thuế như trước đây. Vậy các doanh nghiệp phải có các phương pháp cũng như hiệu quả trong kinh doanh nhằm giảm giá thành cũng như tăng chất lượng của sản phẩm nhằm tránh bị thất bại ngay tại sân nhà. 3.2: Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: 3.2.1: Những thuận lợi và khó khăn trong thời gian tới: Nếu nhìn nhận một cách khách quan qua các chỉ tiêu tổng hợp cũng như các vấn đề cụ thể để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Chúng ta không thể phủ nhận những thành quả mà cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo Công ty Sông Đà 11. Sự tồn tại và phát triển của Công ty không những đảm bảo cho hơn 2600 cán bộ công nhân trong công ty, ngoài ra hàng năm công ty còn mang lại cho ngân sách nhà nước một khoản khá lớn. 57
  58. Có thể thấy sự lớn mạnh của Công ty với bằng chứng cụ thể là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã được mở rộng về ngành nghề cũng như quy mô kinh doanh. Điều này sẽ làm cho đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên để đảm bảo cho quá trình phát triển cũng như phát triển các thành quả đã đạt được Công ty không thể không củng cố và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Để một đồng vốn của mình khi mang ra thị trường có hiệu quả hơn trong tương lai thì vấn đề cơ bản là công ty phải đưa ra được các giải pháp đúng đắn để phát huy các thế mạnh của mình cũng như nhằm có được sự ủng hộ của cấp trên bên cạnh đó thì công ty phải khắc phục các khó khăn và hạn chế sao cho phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, Công ty phải biết phát huy các thế mạnh của mình sao cho sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. - Thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng đang phát triển - Có sự chỉ đạo kịp thời và hiệu quả của Tổng Công Ty Sông Đà - Được thừa hưởng những thành quả mà công ty, Tổng công ty đã tạo dựng - Các dự án trong lĩnh vực này đang được triển khai Bên cạch đó thì công ty cũng gặp phải một số khó khăn tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Các công trình mới luôn đòi hỏi các phương tiện máy móc hiện đại cũng như trình độ kỹ thuật cao. Các phương tiện cần được đổi mới và chiếm một lượng vốn rất lớn cho quá trình này. 3.3.2: Kế hoạch sản suất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới: Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp đều chọn cho mình một hướng đi cũng như phương pháp kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường tránh việc tự mình loại mình ra khỏi nền kinh tế sôi động này. 58
  59. Cùng với đà phát triển của nền kinh tế Tổng công ty sông Đà nói chung cũng như Công ty Sông Đà 11 nói riêng đã đưa ra biện pháp về kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp và mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Công ty Sông đà 11 quyết tâm thực hiện chính sách đổi mới nhà nước của nhà nước cũng như các phương hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề và đã trải qua các công trình lớn như: Thuỷ điện Nà Lơi, nhà máy thuỷ điện RYNINH II nó sẽ là thế mạnh để công ty có khả năng đáp ứng được các công trình phức tạp trong tương lai. Trong kế họch 2001-2005 Công ty đã đưa ra các phương hướng phát triển trong tương lai của mình. * Phương hướng: Xây dựng và pát triển Công ty trở thành một đơn vị mạnh, lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững . Thực hiện đa dạng hoá nghành nghề, sản phẩm đa dạng hoá trên cơ sở duy trì và phát triển nghành nghề xây lắp điện, nước, lắp máy truyền thống để đảm bảo Công ty là một nhà thầu mạnh có khả năng nhận thầu xây lắp chọn gói các công trình theo chuyên nghành và là nhà nhận thầu chính. Giảm dần, tới việc chấm rứt việc thuần tuý nhận thầu nhân công. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết đủ việc làm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Bên cạnh đó công ty xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Phấn đấu vì sự phát triển bền vững của Công ty Sông Đà 11 góp phần đưa Tổng Công Ty Sông Đà thành một tập đoàn kinh tế lớn trong nước cũng như trên thế giới. * Mục Tiêu: 59
  60. Công ty sông Đà 11 luôn phấn đấu để trở thành một công ty mạnh trong Tổng Công Ty sông Đà, vì vậy Công ty phấn đấu tổng giá trị sản xuất kinh doanh giữ tốc độ phát triển bình quân hàng năm 25% - 30%. Đến năm 2005 đạt giá trị 230 Tỷ đồng. -Hoàn thành đúng tiến độ các công trình trọng điểm của Tổng Công ty giao . - Phát triển nghành nghề lắp máy thành chuyên nghành của Công ty có năng lực lắp đặt các Nhà máy thuỷ điện công suất đến 150 MW. Có năng lực cạnh tranh với thị trường lắp máy trong nước. - Phát triển vốn sản xuất kinh doanh. Phấn đấu đến năm 2005 vốn sản xuất kinh doanh của công ty là trên 478 tỷ đồng. Đảm bảo vốn vay trung dài hạn đúng kỳ. Lợi nhuận: - Với bình quân về xây lắp đạt 2.5% doanh thu, lợi nhuận của công nghiệp từ 0.8%- 1% trên doanh thu, đến năm 2005 đạt trên 8.6 tỷ đồng. Các khoản nộp nhà nước : Các khoản nộp nhà nước với tốc độ tăng trên20% đến năm 2005 các khoản nộp ngân sách nhà nước đạt trên 8.6 tỷ đồng. Thu nhập của cán bộ công nhân viên công ty: Thu nhập bình quân của mỗi cán bộ công nhân viên từ 850.000đ \ người \ tháng vào năm 2001 lên 2.500.000đ\ người \ năm 2005. Tốc độ tăng bình quân trên 20% năm. * Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý năng động có trình độ cao, uy tín trên thị trường. Xây dựng một tập thể công nhân có tay nghề vững vàng, có tác phong sản xuât công nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường. *Một số chỉ tiêu cụ thể chủ yếu đến năm 2005 Bảng thống kê các kế hoạch đến 2005 Đơn vị: Triệu đồng ST Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 T 60
  61. I Tổng giá trị SXKD 250.000 290.000 320.000 Tốc độ tăng trưởng (%) 132% 121% 112% 1 Giá trị KD xây lắp 173.573 203.763 227.553 2 Giá trị SXCN 60.230 65.550 69.100 3 Giá trị KDSP, bánSPPVXD 5.746 5.026 6.576 4 Giá trị KD vật tư, điện 10.450 15.660 16.770 ii Tổng giá trị đầu tư 211.080 67.530 18.455 Giá trị TCT đầu tư&bàn giao SP 185.000 Giá trị công ty đầu tư 180.913 67.530 18.455 iii Các chỉ tiêu tài chính 1 Tổng doanh số bán hàng 241.015 288.550 322.250 2 Lợi nhuận thực hiện 6.894 7.722 8.618 3 Các khoản nộp Nhà nước 9.706 11.419 12.735 4 Vốn kinh doanh 526.875 532.683 478.434 - Vốn ngân sách 7.489 8.120 8.626 - Vốn tự bổ sung 3.997 4.203 4.399 -vốn tín dụng hay huy động khác 515.389 520.385 474.407 5 Số tiền khấu hao TSCĐ 55.807 62.560 64.406 6 TSCĐ đến cuối năm - Nguyên giá TSCĐ đến cuối năm 558.075 625.605 644.218 -Giá trị TSCĐ còn lại đến cuối 471.503 482.728 443.218 năm Vi Lao động và tiền lương Tổng số CBCNV 2350 2700 3000 Lương BQ \ người \ tháng 1500 1800 2000 Nguồn: báo cáo tình hình triển khai thực hiện sắp xếp và đổi mới DN 3.3:Giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn tại Cty Sông Đà 11 Hiện nay đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất hết sức cần thiết, nhất là xây dựng hệ thống cầu 61
  62. đường giao thông, hệ thống lưới điện từ 0.4- 500 KV, hệ thống cấp và thoát nước đô thị Trên cơ sở 40 năm hình thành và phát triển Công ty Sông đà 11 đã tham gia xây lắp hàng ngàn Km đường dây tải điện từ 0.4 đến 500 KV, lắp đạt hàng trăm trạm biến áp từ 50 đến 125.000 KVA, hàng ngàn Km đường ống cấp thoát nước qua đó Công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Chình vì vậy Công ty cũng cần phát huy các thế mạnh của mình nhằm tạo ra một động lực tốt cho nền kinh tế. 3.3.1: Doanh nghiệp: 3.3.1.1: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: - Vấn đề khai thác và tạo lập vốn cố định: nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định phải là nguồn vốn có tính chất thường xuyên và lâu dài.Vì vậy, trước hết ta phải căn cứ vào khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao tài sản cố định vì đây là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, có thể coi chi phí sử dụng vốn bằng không. - Riêng đối các nguồn vốn khấu hao, trong khi chưa có nhu cầu đầu tư cho tài sản cố định Nhà nước đã cho phép được chủ động sao cho nó có hiệu quả cao nhất. Do vậy doanh nghiệp cũng cần tận dụng triệt để nguồn vốn này, tính toán chính xác thời gian nguồn vốn nhàn rỗi, thời điểm phát sinh nhu cầu đầu tư tái sản xuất tài sản cố định để sử dụng nguồn vốn khấu hao vào mục đích khác trong phạm vi cho phép, cân đối giảm việc vay vốn ngân hàng cho những mục đích này, từ đó giảm chi phí lãi vay phải trả. - Tuy nhiên, khả năng vốn tự có của của doanh nghiệp là có hạn, nên khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản suất thì việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài là điều không thể tránh khỏi. Nhưng theo lý luận của các nhà kinh tế cũng như theo kinh nghiệm của những người quản lý thì để đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh cũng như để ổn định, thường xuyên lâu dài của vốn cố định, doanh nghiệp nên vay dài hạn lớn hơn chi phí sử dụng vốn ngắn hạn. Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay cũng ngư các chính sách của đảng và nhà nước là kích cầu và khuyến khích đầu tư của nhà nước và một số chính sách ưu đãi để cạnh tranh giữa các ngân hàng, một số ngân hàng như Ngân 62
  63. Hàng Đầu Tư hay Ngân Hàng Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn thì lãi xuất cho vay dài hạn cũng tương đương với lãi suất cho vay ngắn hạn. Chính vậy, doanh nghiệp cũng cần phải biết tận dụng những chĩnh sách ưu đãi này để lựa chọn một ngân hàng thích hợp cho mình. - Trong quản lý và sử dụng vốn cố định: Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được nguồn vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là doanh nghiệp phải luôn đảm bảo và duy trì một lượng vốn cố định để kết thúc một vòng tuần hoàn, bằng nguồn vốn này doanh nghiệp có thể thu hồi và phát triển được lượng vốn nhất định nhằm có khả năng về tài chính cho việc đầu tư và mua sắm trang thiết bị mới dùng cho chu kỳ kinh doanh sau. Công ty cần phải đánh giá đúng nguyên nhân dẫn tính trạng không bảo toàn và phát triển được của nguồn vốn để có thể đưa ra các biện pháp cũng như phương hướng cụ thể để giải quyết tình trạng này. Qua đây ta có thể nêu ra một số giải pháp cho vấn đề này: - Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện thuận lợi để phản ánh chính xác và kịp thời tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi để tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định của doanh nghiệp. Có thể đánh giá tài sản cố định của doanh nghiệp theo nguyên giá, theo giá trị khôi phục ( đánh giá lại khi có yêu cầu của nhà nước hoặc khi mang tài sản của doanh nghiệp đi góp vốn liên doanh ) và đánh giá tài sản cố định theo gía trị còn lại: + Xác định đúng thời gian sử dụng của tài sản cố định để xác định đúng mức khấu hao thích hợp nhằm không mang lại thiệt thòi cho doanh nghiệp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn tài sản vô hình. + Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp cũng như công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của 63
  64. doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc là đã hư hỏng, không dự trữ qua mức tài sản cố định chưa cần dùng. Nếu doanh ngiệp làm tốt công việc này thì nó sẽ mang lại hiệu qủa cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp sẽ không bị ứ dọng vốn trong thời gian dài. Để thực hiện tốt các vấn đề này thì đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trong việc tổ chức quá trình sản suất, lao động, cung ứng và dự trữ vật tư sản xuất, các biện pháp giáo dục và khuyến khích kinh tế đối với người lao động. + Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định không để xẩy ra tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây ra tình trạng doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn doanh nghiệp cần cân nhắc và tính toán kỹ hiệu quả của nó. + Doanh nghiệp cần phải chủ động trong viẹc thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong kinh doanh để tránh gây tổn thất cho nguồn vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có các biện pháp để giảm thấp nhất thiệt hại về vốn cho doanh nghiệp như: Mua bảo hiểm tài sản cố định, lập quỹ dự phòng tài chính Thường xuyên phải nhắc nhở người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động cũng như phải có trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản cho doanh nghiệp. 3.3.1.2: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Qua phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn lưu động của Công ty trong thời gian qua có thể cho ta thấy nhu cầu về vốn lưu động của công ty là rất lớn tuy nhiên vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp thường không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy, Công ty phải thường xuyên huy động nguồn vốn từ bên ngoài để trang trải cho các kế hoạch của công ty. Tuy nhiên nếu mức vốn lưu động thiế hụt sẽ gây nên tình trạng công nợ lớn, vây doanh nghiệp phải làm gì để có được các chính sách phù hợp trong việc phân 64