Đề tài Hoạt động bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, khảo sát thực tế tại Vietcombank

pdf 92 trang nguyendu 6360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hoạt động bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, khảo sát thực tế tại Vietcombank", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_hoat_dong_bao_thanh_toan_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai.pdf

Nội dung text: Đề tài Hoạt động bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, khảo sát thực tế tại Vietcombank

  1. MỤC LỤC Nhận xét của người hướng dẫn khoa học Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 4 1.1. Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán 4 1.1.1. Cơ sở ra đời của hoạt động bao thanh toán 4 1.1.2. Các khái niệm về bao thanh toán 4 1.1.3. Chức năng của bao thanh toán 6 1.1.4. Các loại hình bao thanh toán 7 1.1.5. Phân biệt bao thanh toán và các hình thức tín dụng khác 9 1.1.6. Lợi ích và hạn chế khi sử dụng bao thanh toán 11 1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến bao thanh toán 14 1.2.1. Hành lang pháp lý 14 1.2.2. Nguồn lực của NHTM 14 1.2.3. Sự phát triển dịch vụ bảo hiểm tín dụng 15 1.2.4. Hệ thống thông tin tín dụng 15 1.2.5. Tham gia các hiệp hội bao thanh toán 16 1.2.6. Nhận thức của các doanh nghiệp về hoạt động bao thanh toán 16 1.2.7. Các sản phẩm tài trợ khác dành cho doanh nghiệp của các NHTM 16 1.3. Sự cần thiết phát triển bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam 17 1.4. Kinh nghiệm về hoạt động bao thanh toán trên thế giới 19 1.4.1. Xây dựng mô hình bao thanh toán độc lập 19 1.4.2. Nhận thức về hoạt động bao thanh toán 20 1.4.3. Tập trung vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ 20 1.4.4. Hoàn thiện hành lang pháp lý 21 1.4.5. Phát triển dịch vụ bảo hiểm tín dụng 21
  2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM, KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI VIETCOMBANK GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 23 2.1. Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam 23 2.1.1. Các văn bản pháp quy hiện hành 23 2.1.2. Rào cản pháp lý đối với hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam 25 2.2. Tình hình triển khai hoạt động bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 27 2.2.1. Số lượng các Ngân hàng cung cấp bao thanh toán 27 2.2.2. Mặt hàng bao thanh toán 28 2.2.3. Các thị trường bao thanh toán chủ yếu 28 2.2.4. Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam 28 2.3. Tình hình triển khai hoạt động bao thanh toán tại Vietcombank giai đoạn 2007 – 2011 31 2.3.1. Giới thiệu chung về Vietcombank 31 2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ năm 2007 – 2011 32 2.3.3. Thực trạng bao thanh toán tại Vietcombank 33 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam 41 2.4.1. Hành lang pháp lý cho hoạt động bao thanh toán còn chưa hoàn thiện 41 2.4.2. Các nguồn lực của ngân hàng thương mại còn hạn chế 42 2.4.3. Bảo hiểm tín dụng trong bao thanh toán còn chưa phát triển 44 2.4.4. Hệ thống thông tin tín dụng chưa hoạt động hiệu quả 45 2.4.5. Chưa có hiệp hội bao thanh toán quốc gia 46 2.4.6. Nhận thức về bao thanh toán còn chưa đầy đủ 46 2.4.7. Bao thanh toán chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm tài trợ khác . 47 2.5. Đánh giá kết quả hoạt động bao thanh toán tại các NHTM giai đoạn 2007 – 2011 48 2.5.1. Những thành tựu đạt được 48 2.5.2. Nguyên nhân của thành tựu 50 2.5.3. Những hạn chế còn tồn tại 51
  3. 2.5.4. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế 53 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 57 3.1. Cơ hội và thách thức của NHTM Việt Nam trong phát triển sản phẩm bao thanh toán 57 3.1.1. Cơ hội 57 3.1.2. Thách thức 59 3.2. Định hƣớng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam 60 3.3. Giải pháp phát triển bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam 61 3.3.1. Hoàn thiện sản phẩm bao thanh toán 61 3.3.2. Nâng cao nhận thức về nghiệp vụ bao thanh toán 64 3.3.3. Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM 65 3.3.4. Phát triển bộ phận bao thanh toán độc lập 66 3.3.5. Gia nhập hiệp hội bao thanh toán quốc tế, mở rộng quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài 67 3.3.6. Các ngân hàng cần thúc đẩy hợp tác và thành lập hiệp hội bao thanh toán quốc gia 68 3.4. Một số kiến nghị 69 3.4.1. Đối với NHNN 69 3.4.2. Đối với các doanh nghiệp 74 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 83
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN BTT Bao t hanh toán ĐVT Đơn vị tính NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn VND Đồng Việt Nam XNK Xuất nhập khẩu  CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH NGUYÊN VĂN VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ACB Asia Commercial Bank NHTM CP Á Châu Vietnam Bank for Agriculture Ngân hàng Nông nghiệp và Agribank and Rural Development Phát triển Nông thôn Việt Nam Bank for Investment and Ngân hàng Đầu tư và Phát BIDV Development of Vietnam triển Việt Nam CIC Credit Information Center Trung tâm thông tin tín dụng Eximbank Vietnam Export and Import bank NHTM CP Xuất nhập khẩu Housing development NHTM CP Nhà Hà Nội Habubank Commercial Joint Stock Bank LienViet Commercial Joint NHTM CP Bưu điện liên LienVietBank Stock Bank việt Maritime The Maritime Commercial Joint NHTM CP Hàng hải Việt
  5. Bank Stock Bank Nam Military Commercial Joint Stock NHTM CP Quân đội Military Bank Bank Nam A Commercial Joint Stock NHTM CP Nam Á NamABank Bank OCB Orient Commercial Joint Stock NHTM CP Phương Đông SCB Saigon Commercial Bank NHTM CP Sài Gòn Southeast Asia Commercial Joint NHTM CP Đông Nam Á SeABank Stock Bank Vietnam Technological and NHTM CP Kỹ thương Việt Techcombank Commercial Joint Stock Bank Nam TienPhong TienPhong Commercial Joint NHTM CP Tiên Phong Bank Stock Bank Joint Stock Commercial Bank for NHTM CP Ngoại thương VCB Foreign Trade of Vietnam Việt Nam Vietnam International NHTM CP Quốc Tế Việt VIB Commercial Joint Stock Bank Nam Viet A Commercial Joint Stock NHTM CP Việt Á VietABank Bank Vietnam Joint Stock Comercial NHTM CP Công thương Vietinbank Bank for Industry and Trade Việt Nam Document against Acceptant Chấp nhận thanh toán đổi lấy D/A chứng từ D/P Document against Payment Thanh toán đổi lấy chứng từ Hongkong and Shanghai Banking Ngân hàng TNHH một HSBC Corporation thành viên HSBC (Việt Nam) Factors Chain International Hiệp hội các nhà bao thanh FCI toán quốc tế GRIF General Rules for International Các quy tắc chung về bao
  6. Factoring thanh toán quốc tế International Factors Group Hiệp hội các nhà cung ứng IFG dịch vụ bao thah toán quốc tế L/C Letter of Credit Thư tín dụng T/ T Telegraphic transfer remittance Chuyển tiền bằng điện United Nations Commission on Công ước Liên hợp quốc về International Trade Law việc chuyển nhượng các UNCITRAL khoản phải thu trong thương mại quốc tế International Institute for the Viện quốc tế về nhất thể hóa UNIDROIT Unification of Private Law Pháp luật tư USD United States dollar World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế WTO giới
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ  BẢNG Trang Bảng 1.1: So sánh khả năng cạnh tranh của một số phương thức thanh toán 18 Bảng 2.1: Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam (2007 – 2011) 29 Bảng 2.2: Doanh số bao thanh toán của một số quốc gia châu Á (2007 – 2011) 31 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB (2007 – 2011) 32 Bảng 2.4: Biểu phí/lãi suất dịch vụ bao thanh toán của VCB 38 Bảng 2.5: Doanh số bao thanh toán của VCB (2007 – 2011) 39 Bảng 2.6: Doanh số bao thanh toán XNK của VCB (2007 – 2011) 40 Bảng 2.7: Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại năm 2011 43 Bảng 2.8: Số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ bao thanh toán tại Việt Nam 49  BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam (2007 – 2011) 30 Biểu đồ 2.2: Doanh số bao thanh toán của VCB (2007 – 2011) 39  SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bao thanh toán tại hội sở chính 34 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bao thanh toán tại chi nhánh 35 Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước tại VCB 35 Sơ đồ 2.4: Quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu tại VCB 36 Sơ đồ 2.5: Quy trình thực hiện bao thanh toán nhập khẩu tại VCB 37
  8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều bất ổn, để tồn tại và phát triển là một bài toán khó cho tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ có tốc độ phát triển cao sẽ đối mặt với khó khăn về nhu cầu vốn, vì các phương thức vay truyền thống luôn yêu cầu tài sản đảm bảo. Trong khi xu thế gia tăng giao dịch ngoại thương trên thế giới bằng phương thức ghi sổ thì áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ quen với các phương thức thanh toán D/P, L/C càng nặng nề hơn với khó khăn về vốn. Ngành Tài chính – Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu đó bằng cách cung cấp sản phẩm “bao thanh toán”, hoạt động dựa trên “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” theo Quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 06/09/2004. Sản phẩm này giúp giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể rút ngắn vòng quay vốn lưu động; cũng như doanh nghiệp xuất khẩu có thể bán hàng cho nhà nhập khẩu theo điều kiện thanh toán ghi sổ lại vừa thu được tiền mặt ngay sau khi giao hàng, do đó không bị người mua chiếm dụng vốn, vẫn duy trì sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Tuy bao thanh toán đã có mặt hầu hết các ngân hàng nhưng vẫn là sản phẩm bổ sung sự phong phú cho chính sách sản phẩm tài trợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Nhằm làm hướng tới một sản phẩm bao thanh toán hoàn thiện, người viết chọn đề tài: “Hoạt động bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, khảo sát thực tế tại Vietcombank” để nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp hướng tới ba mục tiêu chính: Thứ nhất, nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản và mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Đồng thời giải thích sự cần thiết phát triển bao thanh toán tại Việt Nam và tổng hợp các bài học kinh nghiệm hữu ích trong triển khai nghiệp vụ bao thanh toán tại các thị trường phát triển trên thế giới.
  9. 2 Thứ hai, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng triển khai hoạt động bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) nói riêng. Đồng thời đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bao thanh toán để từ đó rút ra những hạn chế và nguyên nhân làm tiền đề cho cho các giải pháp và kiến nghị ở chương 3. Thứ ba, Nêu ra những cơ hội và thách thức cũng như định hướng phát triển hoạt động bao thanh toán. Từ đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nghiệp vụ bao thanh toán. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM nói chung (không kể các Công ty Tài chính, Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được NHNN cấp phép bao thanh toán) và khảo sát thực tế tại VCB trong giai đoạn 2007 – 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam, kết hợp phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của các ngân hàng, hiệp hội bao thanh toán quốc tế Factors Chain International (FCI) và các tài liệu tham khảo hàn lâm khác nhằm làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu. Khóa luận tốt nghiệp còn được nghiên cứu dựa trên sự hướng dẫn và trao đổi ý kiến với chuyên gia thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại VCB và với các nhân viên kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ giao nhận Nguyệt Minh. 5. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp Nội dung cơ bản của khóa luận tốt nghiệp được thể hiện qua ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bao thanh toán và sự cần thiết phát triển bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam. Chương 2: Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam, khảo sát thực tế tại VCB giai đoạn 2007 – 2011. Chương 3: Giải pháp cải thiện hoạt động bao thanh toán tại các NHTM Việt
  10. 3 Nam. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tác giả xin cảm ơn nền tảng kiến thức Tài chính – Ngân hàng được tiếp thu từ các Thầy/Cô đang công tác giảng dạy tại Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Cô – ThS. Vũ Thị Đan Trà đã tận tình hướng dẫn người viết thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong thời gian qua. Đồng thời tác giả cũng cảm ơn các Anh/Chị công tác tại bộ phận khách hàng doanh nghiệp thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, cùng các Anh/Chị đang làm việc tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ giao nhận Nguyệt Minh đã đóng góp ý kiến và những tài liệu quý giá giúp người viết có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Trong phạm vi kiến thức trong nhiều lĩnh vực còn chưa hoàn thiện, kinh nghiệm thực tiễn còn thiếu, người viết khó tránh khỏi những sai sót trong bài viết. Kính mong sự góp ý từ hội đồng, cùng các Thầy/Cô để tác giả có thể hoàn thiện đề tài này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Định
  11. 4 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán 1.1.1. Cơ sở ra đời của hoạt động bao thanh toán Nghiệp vụ bao thanh toán có lịch sử phát triển lâu dài, xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã, phát triển ở Anh vào thế kỉ 15 dưới hình thức ứng trước một phần cho người ủy nhiệm (nhà cung ứng sản phẩm). Đến thế kỉ 19 hoạt động bao thanh toán đã phát triển hoàn thiện và được sử dụng phổ biến tại các đại lý thanh toán ngành dệt may của Mỹ, ngành công nghiệp điện, hóa chất, sợi tổng hợp Do đó, có thể khẳng định rằng cơ sở ra đời của bao thanh toán chính là các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên. Chỉ khi đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh các khoản phải thu giữa bên mua và bên bán thì bao thanh toán mới có thể ra đời. 1.1.2. Các khái niệm về bao thanh toán 1.1.2.1. Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN Nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam theo Quyết định 1096/2004/QĐ- NHNN được định nghĩa là: “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.” Đến năm 2008, lĩnh vực hoạt động của bao thanh toán được bổ sung thêm ngành cung ứng dịch vụ theo Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. 1.1.2.2. Theo Quan điểm của FCI Theo hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI), bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ. Đó là thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín
  12. 5 dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau thì dịch vụ này được gọi là bao thanh toán quốc tế. Theo điều 1 – Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ấn bản tháng 06/2010 của FCI (General Rules for International Factoring Version June 2010): hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì mục đích tài trợ hoặc không, để nhận ít nhất một trong các chức năng sau: kế toán sổ sách các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, phòng ngừa rủi ro nợ xấu. 1.1.2.3. Theo quan điểm tác giả Định nghĩa bao thanh toán ở Việt Nam chỉ dừng lại là một hình thức cấp tín dụng dựa trên việc mua lại các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ thương mại, mà vẫn chưa xét đến các chức năng: tài trợ cho doanh nghiệp, kế toán sổ sách các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, phòng ngừa rủi ro nợ xấu của hoạt động bao thanh toán. Mặc dù còn nhiều khác biệt trong cách diễn đạt của các tổ chức trong và ngoài nước, nhưng ta có thể hiểu bản chất của nghiệp vụ bao thanh toán như sau: Thứ nhất, bao thanh toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho vay được đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đi vay. Thứ hai, bao thanh toán là sự chuyển nhượng nợ của người mua (con nợ) từ người bán hay cung cấp dịch vụ (chủ nợ cũ) sang đơn vị bao thanh toán (chủ nợ mới). Thông thường bao thanh toán là không truy đòi, đơn vị bao thanh toán phải đảm bảo việc thu nợ, khách hàng tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ của người mua, mọi rủi ro không thu được tiền hàng đều do người tài trợ gánh chịu. Đơn vị bao thanh toán có thể trả trước toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng với một khoản hoa hồng tài trợ và phí thu nợ. Ngoài ra, nghiệp vụ bao thanh toán còn cung cấp một số dịch vụ như quản lý tài khoản phải thu của khách hàng, cung cấp các thông tin kinh tế, tiền tệ, tín dụng, thương mại nhằm tăng thu và giữ tốt quan hệ với khách hàng lâu dài.
  13. 6 1.1.3. Chức năng của bao thanh toán 1.1.3.1. Tài trợ cho Doanh nghiệp Nghiệp vụ bao thanh toán có tính chất của cả hai hình thức cấp tín dụng và chiết khấu chứng từ thương mại. Tiền từ các khoản phải thu có thể thu hồi sớm hơn bằng cách bán lại các khoản phải thu cho ngân hàng, điều này giúp doanh nghiệp kết thúc sớm hơn vòng quay tiền và có vốn lưu động bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, trong hợp đồng bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán sẽ phải thẩm định khả năng thanh toán của bên mua trước khi ứng trước tiền hàng cho bên bán. Đồng thời người mua cũng đã cam kết thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán cho nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được bao thanh toán được diễn ra suôn sẻ hơn. 1.1.3.2. Theo dõi sổ sách các khoản phải thu Theo dõi sổ sách các khoản phải thu là dịch vụ bổ sung nhằm tối ưu hóa sản phẩm bao thanh toán cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Sau khi hợp đồng bao thanh toán được ký kết, ngân hàng có trách nhiệm theo dõi các khoản phải thu và thông báo hình thức thanh toán cho cả người bán và người mua khi các khoản nợ đến hạn thanh toán. Ngoài các khoản phải thu được bao thanh toán, khi được yêu cầu ngân hàng còn giúp theo dõi toàn bộ các khoản phải thu và tư vấn cho các doanh nghiệp về các sản phẩm phù hợp. 1.1.3.3. Thu hộ các khoản phải thu Thu hộ các khoản phải thu là chức năng cơ bản của nghiệp vụ bao thanh toán. Sau khi ứng trước cho người bán một khoản tiền ứng trước, ngân hàng nhận bộ chứng từ liên quan đến các khoản phải thu và nắm giữ quyền đòi nợ người mua. Bằng mối quan hệ tín dụng rộng rãi và nghiệp vụ tài chính chuyên nghiệp, ngân hàng sẽ thu hồi nợ bằng mọi cách. Kể từ thời điểm này trách nhiệm theo dõi và thu hồi nợ được chuyển giao cho đơn vị bao thanh toán và doanh nghiệp sẽ giảm bớt được các chi phí liên quan. 1.1.3.4. Đảm bảo rủi ro tín dụng Bán hàng theo phương thức trả chậm là một hình thức tài trợ tín dụng của người bán dành cho người mua, thời gian trả chậm càng dài thì mối lo ngại người mua mất khả năng thanh toán càng lớn. Các doanh nghiệp sẽ được bảo đảm tối đa
  14. 7 rủi ro tín dụng này nếu chiết khấu các khoản phải thu lại cho ngân hàng bằng hình thức bao thanh toán miễn truy đòi. Dù bao thanh toán có quyền truy đòi hay không thì ngân hàng sẽ tìm mọi phương pháp nghiệp vụ để thu hồi nợ mà người mua đã cam kết thanh toán. Như vậy, bao thanh toán sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng cho người bán hàng trả chậm. 1.1.4. Các loại hình bao thanh toán 1.1.4.1. Bao thanh toán tương đối và tuyệt đối Có một số quan điểm cho rằng thuật ngữ “bao thanh toán” bao gồm cả hai đối tượng: factoring (bao thanh toán tương đối) và forfaiting (bao thanh toán tuyệt đối). Tại điều 1 – General Rules for International Factoring Version June 2010 – ấn bản tháng 06/2010 của FCI có nêu định nghĩa: hợp đồng factoring là hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì mục đích tài trợ hoặc không, để nhận ít nhất một trong các chức năng sau: kế toán sổ sách các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, phòng ngừa rủi ro nợ xấu. Trong cuốn “Nghiệp vụ bao thanh toán” – ThS. Nguyễn Quỳnh Lan – tác giả có nêu khái niệm: “Forfaiting là một dạng tài trợ thương mại quốc tế liên quan tới việc người xuất khẩu bán miễn truy đòi với mức giá chiết khấu cho đơn vị bao thanh toán (forfaiter) các khoản phải thu trung và dài hạn có nguồn gốc từ các hợp đồng mua bán hàng hóa với điều kiện các khoản phải thu phải có bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng có uy tín”. Nhìn chung, hai nghiệp vụ factoring và forfaiting khác nhau cơ bản ở hai điểm: thời hạn tín dụng và phạm vi trách nhiệm đối với rủi ro của đơn vị bao thanh toán. Tuy nhiên, tại khoản 5 điều 19 Quyết định 1096/2004/QĐ – NHNN thì các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày thì không phải là đối tượng được áp dụng bao thanh toán. Vì chưa có khung pháp lý điều chỉnh nên chưa có đơn vị nào triển khai nghiệp vụ forfaiting tại Việt Nam Trong đoạn sau của khóa luận tốt nghiệp này, tác giả sử dụng thuật ngữ “bao thanh toán” để chỉ khái niệm “factoring” mà không bao gồm nghiệp vụ forfaiting.
  15. 8 1.1.4.2. Phân loại theo phạm vi trách nhiệm đối với rủi ro Căn cứ vào mức độ trách nhiệm của người bán, bao thanh toán được chia làm hai loại: bao thanh toán có truy đòi và bao thanh toán miễn truy đòi. Bao thanh toán có truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho khoản phải thu. Bao thanh toán miễn truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên mua hàng trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng. 1.1.4.3. Phân loại theo phạm vi giao dịch Căn cứ theo phạm vi giao dịch, bao thanh toán gồm có: bao thanh toán trong nước và bao thanh toán quốc tế. Bao thanh toán trong nước là hình thức cấp tín dụng của một NHTM hay một công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản thu phát sinh từ việc mua lại các khoản thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong đó, bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú trong phạm vi một quốc gia. Bao thanh toán quốc tế là hình thức cấp tín dụng của NHTM hay một công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, mà việc mua bán hàng hóa vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. 1.1.4.4. Phân loại theo phương thức bao thanh toán Theo cách phân loại này, bao thanh toán có ba loại: bao thanh toán từng lần, bao thanh toán hạn mức và đồng bao thanh toán. Bao thanh toán từng lần là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng
  16. 9 thực hiện các thủ tục cần thiết và kí kết hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng. Bao thanh toán hạn mức là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian xác định. Đồng bao thanh toán là hình thức hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán. 1.1.4.5. Phân loại theo cách thức thực hiện Bao thanh toán có thể được thực hiện theo hai cách: bao thanh toán truyền thống và bao thanh toán phi truyền thống Bao thanh toán theo phương thức truyền thống là hình thức bên bán và bên mua sẽ liên hệ với đơn vị bao thanh toán để biết chắc rằng đơn vị bao thanh toán có mua lại các khoản phải thu cho bên bán hàng hay không trước khi thực hiện mua bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Bao thanh toán theo phương thức phi truyền thống là hình thức đơn vị bao thanh toán sẽ tiến hành xây dựng những tiêu chuẩn chung cho bên mua và bên bán đủ điều kiện thực hiện bao thanh toán sẽ cấp hạn mức bao thanh toán cho cả bên bán và bên mua. Nếu những quan hệ giao dịch mua bán phát sinh mà bên mua và bên bán nằm trong tiêu chuẩn chung thì đơn vị này sẽ tiến hành thực hiện bao thanh toán, miễn là tổng số tiền ứng trước không vượt quá hạn mức bao thanh toán đã được cấp cho bên bán. 1.1.5. Phân biệt bao thanh toán và các hình thức tín dụng khác 1.1.5.1. Phân biệt bao thanh toán với cho vay thông thường Bao thanh toán Cho vay thông thường Có 2 chủ thể gắn liền với khoản tín Chỉ có 1 chủ thể gắn liền với khoản dụng: bên bán và bên mua. tín dụng: bên vay vốn. Cấp hạn mức dựa trên uy tín và năng Cấp hạn mức dựa trên uy tín và lực bên bán và bên mua. năng lực bên vay vốn. ng trước cho bên bán hàng (dựa Cấp vốn cho bên vay (dựa trên tài
  17. 10 trên hóa đơn bán hàng). sản đảm bảo bên vay). Thu nợ từ bên mua hàng. Thu nợ từ bên vay. Theo dõi bán hàng và các khoản phải Theo dõi, kiểm tra tình hình sử thu từ bên mua. dụng vốn bên vay. Thời gian tín dụng từ 180 ngày trở Thời hạn tín dụng: ngắn hạn, trung lại. hạn, dài hạn. Không cần phương án kinh doanh từ Thẩm tra phương án kinh doanh bên bên bán. vay vốn. 1.1.5.2. Phân biệt bao thanh toán và chiết khấu giấy tờ có giá Bao thanh toán Chiết khấu giấy tờ có giá Đối tượng của bao thanh toán: Là các Đối tượng chiết khấu: Là các giấy khoản phải thu thương mại chưa đến tờ có giá, đó có thể là thương phiếu, là hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. một bản hợp đồng hoặc một sổ tiết kiệm. Là kết hợp của hình thức tài trợ vốn, Là hình thức tài trợ vốn thuần túy dịch vụ giữ sổ sách và thu nợ. thông qua hành vi mua bán khoản nợ. Món nợ luôn gắn với 1 giao dịch Khoản nợ thoát ly khỏi giao dịch hàng hóa cụ thể, có 2 chủ thể liên đới cơ sở ban đầu, có thể có nhiều người chịu trách nhiệm trả nợ (người mua và liên đới chịu trách nhiệm trả nợ. người bán). Phương thức thực hiện: từng lần, hạn Phương thức thực hiện: từng giao mức, đồng bao thanh toán. dịch. Có thể truy đòi hoặc miễn truy đòi Được quyền truy đòi theo pháp luật. tùy thỏa thuận hợp đồng. 1.1.5.3. Phân biệt bao thanh toán với cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu Bao thanh toán Cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu Có 2 chủ thể gắn liền với khoản tín Chỉ có 1 chủ thể gắn liền với khoản dụng: bên bán và bên mua. tín dụng: bên vay vốn. Với tư cách là chủ nợ mới đơn vị bao Bên bán thu nợ và chịu trách nhiệm thanh toán có trách nhiệm theo dõi, thu hoàn trả khoản vay cho ngân hàng khi
  18. 11 hồi nợ. đến hạn. Là kết hợp của hình thức tài trợ vốn, Là hình thức tín dụng có tài sản dịch vụ giữ sổ sách và thu nợ. đảm bảo. Tỷ lệ ứng trước là 80% - 90% khoản Tỷ lệ cho vay có thể lên đến 100% phải thu. khoản phải thu. Chi phí: lãi suất chiết khấu và phí Chí phí: lãi suất tín dụng. hoa hồng. Không cần tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo là khoản phải thu. 1.1.6. Lợi ích và hạn chế khi sử dụng bao thanh toán 1.1.6.1. Đối với đơn vị bao thanh toán Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán thu được nhiều tiện ích: Doanh thu hoạt động kinh doanh của đơn vị bao thanh toán sẽ tăng lên nhờ các khoản tiền thu được khi thực hiện nghiệp vụ này như phí, lãi suất Việc thực hiện bao thanh toán giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho đơn vị bao thanh toán. Bao thanh toán cho phép ngân hàng sử dụng tốt hơn các nguồn vốn huy động được. Các đơn vị bao thanh toán có thể loại trừ được các khoản nợ xấu thông qua thực hiện bao thanh toán có truy đòi. Trong quy trình thực hiện, đơn vị bao thanh toán xem xét đến khả năng tài chính của bên mua và bên bán, hoạt động mua bán phải thực hiện đúng những thỏa thuận và không trái pháp luật, đây là cơ sở vững chắc trong việc thu hồi các khoản phải thu sau khi đơn vị bao thanh toán đã mua lại từ bên bán. Còn đối với sản phẩm tài trợ tượng tự khác như: cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu, chiết khấu hóa đơn thương mại, chiết khấu L/C ngân hàng không tham gia vào quá trình giao dịch giữa các bên nên rủi ro nhận nợ xấu của ngân hàng là cao hơn. Tuy nhiên, đơn vị bao thanh toán cũng là chủ thể chịu nhiều rủi ro nhất, những rủi ro này có thể bắt nguồn từ phía người bán, người mua và ngay cả từ chính đơn vị bao thanh toán. Những rủi ro đó có thể là do: Đơn vị bao thanh toán không nắm rõ thông tin về phía người bán như tình
  19. 12 hình tài chính, khả năng thu hồi các khoản tài trợ, cũng như quá trình giao thương trong quá khứ nên người bán có thể không thể không hoàn trả được khoản tài trợ. Đơn vị bao thanh toán thẩm định khách hàng còn chưa chính xác, còn nhiều thiếu sót do trình độ của đội ngũ nhân viên còn hạn chế, chưa nắm rõ thông tin khách hàng Đơn vị bao thanh toán chưa có sự quản lý sát sao trong quá trình bao thanh toán hoặc cũng có thể do người bán và người mua cố tính thông đồng với nhau để lừa đảo đơn vị bao thanh toán. 1.1.6.2. Đối với người bán Sử dụng sản phẩm bao thanh toán người bán/nhà xuất khẩu nhận được nhiều lợi ích: Cải thiện dòng lưu chuyển tiền tệ nhờ thu được tiền hàng nhanh hơn: Người bán thậm chí có thể nhận được tiền ngay trong ngày đề nghị bao thanh toán. Điều này giúp người bán lấp được lỗ hổng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giao hàng đến khi được người mua thanh toán. Lượng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệp tăng lên, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ chuyên môn hóa sản xuất: bên cạnh việc sản xuất kinh doanh mặt hàng chính yếu, người bán còn phải mất thời gian quản lý các khoản phải thu từ người mua. Nếu người bán sử dụng bao thanh toán, công việc này sẽ được chuyển cho đơn vị bao thanh toán. Người bán không còn phải tốn chi phí để duy trì và điều hành một bộ phận chuyên trách việc xem xét khách hàng có đủ điều kiện mua chịu hay không, cũng như phải kiểm tra và thu hồi các khoản nợ này nữa. Giảm rủi ro trong thanh toán: khi cho người mua trả chậm, người bán thường lo ngại về việc người mua mất khả năng thanh toán. Với dịch vụ bao thanh toán miễn truy đòi, rủi ro này sẽ được chuyển giao cho đơn vị bao thanh toán. Dịch vụ này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà nhập khẩu do khoảng cách địa lý giữa các quốc gia và sự thiếu thông tin về nhà nhập khẩu. Bằng sự chuyên nghiệp và mạng lưới thông tin đáng tin cậy trên toàn thế giới, các đơn vị bao thanh toán quốc tế sẽ góp phần giảm rủi ro về thanh toán trong giao dịch thương mại toàn cầu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tránh được bị chiếm dụng vốn hay rơi vào tình trạng nợ xấu.
  20. 13 Ngoài ra, việc nhận được các khoản tiền ứng trước cũng giảm rủi ro tỷ giá cho nhà xuất khẩu. Nâng cao năng lực cạnh tranh: các nhà cung cấp lớn thường rơi vào cảnh phải bán chịu hàng hóa cho khách hàng, đồng thời thanh toán ngay cho lượng nguyên liệu đầu vào. Tình thế nguy hiểm này có thể được giải quyết bằng sản phẩm bao thanh toán; các đơn chào hàng trả chậm hay bằng hình thức ghi sổ sẽ có sức thuyết phục khách hàng hơn, đồng thời doanh nghiệp cũng không phải lo lắng về rủi thanh khoản khi thanh toán chi phí đầu vào. Ngoài ra, việc cải thiện các chỉ tiêu thanh khoản sẽ dẫn đến hệ quả doanh nghiệp được nâng hạng tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng (TCTD). Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù mang đến nhiều tiện ích cho người bán, nhưng bao thanh toán được xem là một hình thức tài trợ có chi phí cao. Ngoài lãi suất chiết khấu, chi phí hành chính được quy định cho mỗi hóa đơn liên quan đến khoản phải thu; chi phí hoa hồng trong dịch vụ bao thanh toán XNK thực tế thường là 2% – 5% doanh số (ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương, 2011 A, trang 35). Đối với doanh nghiệp có doanh thu quá nhỏ thì bao thanh toán không phải là lựa chọn tối ưu. Ngoài ra, vì áp dụng bao thanh toán nên người mua có thể sẽ nghĩ rằng người bán kém năng lực hoạt động hay đang rơi vào tình trạng bất ổn tài chính. Mối lo ngại này giờ đây đang dần được xóa bỏ vì xã hội đang phát triển theo chiều hướng chuyên môn hóa sản xuất và dịch vụ bao thanh toán đã phổ biến trên toàn thế giới. 1.1.6.3. Đối với người mua Người mua/nhà nhập khẩu ít có vai trò trong nghiệp vụ bao thanh toán, nhưng cũng nhận được nhiều tiện ích: Giảm gánh nặng tài chính: do việc nhà nhập khẩu không phải mở thư tín dụng, không phải trả phí mở thư tín dụng, hay không phải ký quỹ Mua hàng với điều kiện tài khoản ghi sổ như: mua giao hàng ngay, mua trả chậm, và nhà nhập khẩu có cơ hội đàm phán điều khoản mua hàng tốt hơn. Hình thức này hỗ trợ rất lớn cho các nhà nhập khẩu về khả năng thanh khoản cũng như hoạt động ngân quỹ. Giảm công sức và chi phí trong việc quản lý sổ sách kế toán, quản lý khoản
  21. 14 nợ: vì khi ngân hàng đã kí hợp đồng bao thanh toán với nhà xuất khẩu thì ngân hàng phải có trách nhiệm trong việc theo dõi, giám sát khoản phải thu từ phía nhà nhập khẩu. Vậy khi đó nhà nhập khẩu có thể thỏa thuận với ngân hàng trong việc quản lý sổ sách kế toán cũng như khoản nợ của mình. 1.1.6.4. Đối với nền kinh tế Đối với những quốc gia còn tồn tại nhiều hạn chế về pháp luật, hành lang pháp luật chưa vững chắc và trình độ quản lý yếu kém là trở ngại lớn cho hoạt động giao thương trong và ngoài nước. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển của quốc gia đó có nhiều hạn chế, sự hấp dẫn đầu tư cũng giảm sút. Dựa vào uy tín của các đơn vị bao thanh toán (thường là các ngân hàng hoặc công ty tài chính chuyên nghiệp) các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển có thể tiếp cận dễ dàng với khách hàng tiềm năng tại các thị trường mới trên thế giới. Thông qua việc thực hiện bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán có trách nhiệm tư vấn, kiểm tra các nghiệp vụ mua bán nhằm bảo đảm có thể kiểm soát khoản phải thu trong tương lai được chặt chẽ và loại trừ được nợ xấu. Từ đó, tạo tâm lý yên tâm, sự tự tin cho doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Tóm lại, lợi ích mà bao thanh toán mang lại cho nền kinh tế: Xóa bỏ rào cản thương mại quốc tế và thúc đẩy ngoại thương phát triển. Tạo ra môi trường kinh doanh ổn định cho nền kinh tế. 1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến bao thanh toán 1.2.1. Hành lang pháp lý Môi trường pháp lý là yếu tố rất quan trọng cho phép các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Môi trường pháp lý có thông thoáng thì nghiệp vụ này mới được thực hiện một cách trôi chảy. Do đó, mỗi quốc gia khi triển khai hoạt động bao thanh toán cần phải ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến nghiệp vụ để tạo môi trường pháp lý cho các ngân hàng hoạt động. Theo đó, các văn bản pháp luật này cần được ngày càng hoàn thiện nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp cho nghiệp vụ này phát triển. Các quy định của quốc gia phải được nghiên cứu, sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của quốc gia mình mà không trái với thông lệ quốc tế. 1.2.2. Nguồn lực của NHTM
  22. 15 Vốn và nguồn nhân lực là hai vấn đề quan trọng đối với tất cả các ngân hàng. Các NHTM muốn triển khai hoạt động bao thanh toán cần có nguồn vốn ngắn hạn dồi dào và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao vững vàng về nghiệp vụ tài chính, tín dụng ngân hàng, hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tại các NHTM thường rất cao, cung cấp nguồn vốn dồi dào cho hoạt động bao thanh toán. Ngoài ra, ngân hàng cần sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức bên ngoài để bảo hiểm cho khoản tiền ứng trước cho khách hàng. Trong lịch sử phát triển có rất nhiều đơn vị bao thanh toán gặp khó khăn về nguồn nhân lực khi mới triển khai hoạt động bao thanh toán. Nhân lực thiếu trình độ chuyên môn sẽ mang đến những rủi ro bị lừa đảo cho đơn vị bao thanh toán. Điều này cũng đặt ra yêu cầu đối với các nhà cung cấp sản phẩm bao thanh toán cần có những phòng ban, cán bộ chuyên trách để thực hiện tốt việc triển khai áp dụng và phát triển sản phẩm mới này. 1.2.3. Sự phát triển dịch vụ bảo hiểm tín dụng Khi sử dụng bao thanh toán miễn truy đòi khách hàng thường phải trả chi phí dịch vụ cao hơn so với các hình thức tài trợ khác của ngân hàng. Điều đó cũng có nghĩa là trách nhiệm của ngân hàng và rủi ro không thu hồi được khoản cho vay cao hơn. Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quyết định hạn mức bao thanh toán đối với các doanh nghiệp nếu chỉ dựa vào các báo cáo tài chính thiếu trung thực của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có ít thông tin tín dụng trên hệ thống. Nghiệp vụ bao thanh toán tại các quốc gia phát triển đều yêu cầu bảo hiểm tín dụng đối với khoản tiền ứng trước cho người bán. Đây cũng là điều kiện đảm bảo cho ngân hàng triển khai bao thanh toán miễn truy đòi, đồng thời cũng đảm bảo nguồn thu cho ngân hàng. 1.2.4. Hệ thống thông tin tín dụng Hệ thống thông tin tín dụng có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng. Hệ thống này nếu hoạt động tốt thì sẽ đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng. thông qua hệ thống này các ngân hàng sẽ thuận tiện trong công tác thu thập thông tin và đánh giá rủi ro tín dụng khi cung cấp cho khách hàng dịch vụ bao thanh toán. Do vậy, các
  23. 16 NHTM sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức nếu có sự hỗ trợ từ hệ thống thông tin tín dụng, cũng như các doanh nghiệp dễ dàng nhận được sự tài trợ của ngân hàng. 1.2.5. Tham gia các hiệp hội bao thanh toán Việc gia nhập vào các hiệp hội bao thanh toán sẽ đem lại sự hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các đơn vị thành viên và góp phần đẩy mạnh hoạt động bao thanh toán phát triển rộng rãi. Các ngân hàng có điều kiện thuận lợi để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chia sẻ thông tin khách hàng, phối hợp thực hiện đồng bao thanh toán đối với các hợp đồng có giá trị lớn. Nhất là trong bao thanh toán quốc tế, việc thiếu thông tin hoạt động kinh doanh của nhà nhập khẩu đem lại nhiều rủi ro cho đơn vị bao thanh toán; bằng hệ thống thông tin chuyên nghiệp, các đơn vị thành viên của các hiệp hội bao thanh toán quốc tế sẽ giảm thiểu được các rủi ro này. Từ đó hoạt động bao thanh toán mới ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. 1.2.6. Nhận thức của các doanh nghiệp về hoạt động bao thanh toán Doanh nghiệp có tiếp cận sản phẩm bao thanh toán hay không phụ thuộc rất lớn vào nhận thức về vai trò và các lợi ích mà sản phẩm bao thanh toán mang lại. Dựa trên cơ sở tính toán các quyền lợi và nghĩa vụ của mình, các doanh nghiệp mới sử dụng rộng rãi. Còn các NHTM là những người đi tiên phong triển khai dịch vụ bao thanh toán, cũng là người chịu trách nhiệm phổ biến dịch vụ này đến các khách hàng tiềm năng. Dựa vào thực tế nhu cầu sử dụng sản phẩm bao thanh toán hình thành sự cần thiết phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ này tại các NHTM. Như vậy nhận thức của doanh nghiệp là điều kiện cơ sở và luôn phát triển song song cùng nghiệp vụ bao thanh toán. 1.2.7. Các sản phẩm tài trợ khác dành cho doanh nghiệp của các NHTM Chính sách sản phẩm tài trợ của ngân hàng dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp luôn rất đa dạng; có không ít sản phẩm là đối thủ cạnh tranh với bao thanh toán gồm có: chiết khấu hóa đơn thương mại, cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu, cho vay vốn lưu động, tín dụng chứng từ, chiết khấu tín dụng chứng từ, bảo lãnh thanh toán/thư tín dụng dự phòng Mỗi sản phẩm đều có những đặc điểm riêng, nhóm sản phẩm bao thanh toán có ưu điểm là chuyển nhượng quyền thu hồi các khoản phải thu cho ngân hàng, việc đòi nợ sẽ diễn ra thuận lợi hơn nhờ vào
  24. 17 nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên ngân hàng và cam kết trả nợ của người mua. Ngoài lợi thế này, ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục, giảm các loại phí, nâng cao tỷ lệ ứng trước nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm bao thanh toán. 1.3. Sự cần thiết phát triển bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam Trong những năm gần đây, nền kinh tế của đất nước đã có sự thay đổi lớn. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Sự phát triển đa dạng hoá các doanh nghiệp, công ty thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là điều đất yếu. Đối với nền kinh tế Việt Nam, đây là điều lạc quan nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với các nhà quản lý trong việc ổn định thị trường tài chính. Các doanh nghiệp mới xuất hiện đều có nhu cầu rất lớn về vốn và vốn tài trợ từ ngân hàng là một kênh không thể thiếu. Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng trong nước cũng là điều tất yếu. Các NHTM trong nước sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các Ngân hàng nước ngoài trong bối cảnh họ có nhiều lợi thế hơn về mặt tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại. Do đó, các TCTD trong nước sẽ phải chấp nhận cuộc cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển thông qua nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Trong bối cảnh như vậy, sản phẩm bao thanh toán được sẽ là một kênh phân phối nguồn vốn quan trọng, nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và NHTM. Sở dĩ sản phẩm này quan trọng như vậy bởi những ưu điểm cơ bản của nó: Giúp doanh thu hoạt động hàng năm của đơn vị thực hiện bao thanh toán tăng lên nhanh chóng. Củng cố luồng tiền mặt của các đơn vị tham gia, khả năng đầu tư kinh doanh và tính thanh khoản được cải thiện giúp đơn vị bao thanh toán chủ động trong kinh doanh. Loại trừ các khoản nợ xấu trong quá trình hoạt động. Hạn chế những rủi ro tín dụng đến mức có thể. Kiểm soát chặt chẽ họat động kinh doanh của các khách hàng hiện có, mở rộng quy mô họat động và có thể tiếp thị được những khách hàng tiềm năng trong
  25. 18 tương lai. Giảm thiểu chi phí theo dõi sổ sách công nợ. Tạo những lợi thế nhất định trong kinh doanh và quan hệ thương mại. Đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn nhưng không bị hạn chế về tài sản đảm bảo. Mở rộng những cơ hội giao thương quốc tế mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Đứng trên quan điểm của người bán hàng, những ưu điểm nói trên có thể không hoàn toàn cần thiết; nhưng bất kỳ doanh nghiệp nào khi lựa chọn một phương thức tài trợ và quản lý tín dụng thương mại đều quan tâm đến các yếu tố là: Chi phí. Rủi ro tín dụng. Tài trợ vốn. Khả năng cạnh tranh. Sau đây là bảng phân tích các khía cạnh này của một số phương thức thanh toán phổ biến như: hối phiếu, nhờ thu kèm chứng từ (gồm nhờ thu trả ngay D/P và nhờ thu chấp nhận thanh toán D/A), L/C và bao thanh toán xét từ quan điểm của doanh nghiệp bán hàng. Bảng 1.1: So sánh khả năng cạnh tranh của một số phƣơng thức thanh toán Rủi ro tín Khả năng cạnh Phương thức Chi phí Tài trợ vốn dụng tranh của người bán Hối phiếu Thấp nhất Cao nhất Không Cao nhất D/A Thấp Cao Không Cao D/P Thấp Cao Không Thấp L/C Cao Thấp nhất Có Thấp nhất BTT Cao nhất Thấp Có Cao nhất (Nguồn: Tạp chí Ngân hàng, số 7/2006, trang 38) Như vậy, đối với người bán hàng, bao thanh toán là sự tổng hợp của bảo hiểm rủi ro tín dụng và tài trợ vốn, nhưng vẫn mang lại cho người bán khả năng cạnh tranh cao và cho người mua một phương thức thanh toán dễ chịu. Tuy việc lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp còn phụ thuộc vào đặc điểm của thị trường, đặc điểm của sản phẩm và thái độ của người bán đối với rủi ro nhưng bao
  26. 19 thanh toán là sản phẩm giúp người bán đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, đồng thời đảm bảo rủi ro cho mình. Vì vậy, khách hàng sẽ mua hàng nhiều hơn cũng như người mua sẽ mở rộng thị phần tại các thị trường mới. Bên cạnh đó, hình thức bao thanh toán phi truyền thống là sự phát triển quan trọng; sản phẩm này hướng đến sự nhanh chóng, tiện lợi, an toàn, đơn giản và các đơn vị bao thanh toán có thể kiểm soát tốt các khoản phải. Trong khi đó, cho vay thế chấp bằng tài sản dần sự xuất hiện nhiều hạn chế sự chậm chập, thủ tục rườm rà và có nhiều điều kiện về tài sản đảm bảo Việc xây dựng tiêu chuẩn chung cho bên mua và bên bán ở mỗi hạn mức bao thanh toán khác nhau sẽ giúp các ngân hàng quản lý rủi ro một cách hiệu quả mà không cần nhiều thông tin tín dụng và thẩm định hoạt động kinh doanh cho số lượng lớn khách hàng riêng lẻ. Tại Việt Nam, trong điều kiện hạ tầng thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế thì áp dụng bao thanh toán phi truyền thống là phù hợp. Với cách thức này, các ngân hàng thương mại và công ty tài chính có thể tiếp cận đến các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn mà vẫn đảm bảo được sự an toàn cần thiết tại hệ thống (ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương, 2011 A, trang 36). Như vậy, với vai trò quan trọng của mình, sự tồn tại và phát triển hoạt động bao thanh toán là rất cần thiết không những đối với các doanh nghiệp, các NHTM và cả nền kinh tế. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thực hiện bao thanh toán theo phương thức phi truyền thống là một hướng đi tốt, giúp các đơn vị bao thanh toán thực hiện sản phẩm này một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo được sự an toàn. 1.4. Kinh nghiệm về hoạt động bao thanh toán trên thế giới 1.4.1. Xây dựng mô hình bao thanh toán độc lập Trên các thị trường bao thanh toán phát triển, các đơn vị bao thanh toán xuất phát từ ba nhóm: nhóm ngân hàng, nhóm công nghiệp và nhóm độc lập. Dù xuất phát từ nguồn gốc nào thì đơn vị bao thanh toán tại các thị trường này đều có một đặc điểm chung là một công ty factoring tách biệt với công ty mẹ. Các công ty factoring tại Đức hoạt động khá thành công; quốc gia này là thị trường bao thanh toán lớn thứ tư trên thế giới. Theo luật của Đức, bao thanh toán chỉ được áp dụng hình thức miễn truy đòi. Sự phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế không
  27. 20 liên quan tới sự tăng trưởng của thị trường xuất nhập khẩu, mà gắn liền với mối quan hệ khăng khít giữa công ty bao thanh toán và các khách hàng của họ. Trong khi đó, tại thị trường Bỉ, một thị trường được nhận định có tính cạnh tranh cao, các đơn vị bao thanh toán phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận trong giai đoạn thâm nhập thị trường. Còn tại Hy Lạp và Hồng Kông, mô hình bao thanh toán độc lập thành công nhờ chính sách sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu (Nguyễn Thị Nhàn, 2007, trang 73 & 76). Mô hình bao thanh toán độc lập mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị bao thanh toán: đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chính sách sản phẩm đa dạng, chính sách marketing hiệu quả. 1.4.2. Nhận thức về hoạt động bao thanh toán Thực tế từ một số nước trên thế giới như: Hà Lan, Rumani, Đan Mạch, Ấn Độ đã cho thấy sự nhận thức của các thành phần kinh tế đối với nghiệp vụ bao thanh toán là một yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại của việc phát triển nghiệp vụ này. Các biện pháp tuyên truyền phổ biến cho các thành phần kinh tế hiểu rõ và nhận thức được lợi ích của bao thanh toán là điều cần thiết. Tại Hà Lan hay Rumani, factoring đang phát triển mạnh mẽ và thực sự là tâm điểm chú ý trên cả thị trường. Các khách hàng ở Rumani nhận thức được những lợi ích về chi phí thấp hơn; đồng thời ngân hàng cũng cảm thấy đây là giao dịch đơn giản. Tại Hà Lan, dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ này, các doanh nghiệp không ngừng tương tác với các công ty factoring để đổi mới sản phẩm bao thanh toán thường xuyên. Từ đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp, công ty factoring và ngân hàng mẹ ngày càng được củng cố, tạo đà phát triển cho dịch vụ này (Nguyễn Thị Nhàn, 2007, trang 64). Tuy nhiên dịch vụ này lại không thành công mấy tại ấn độ, dịch vụ bao thanh toán được giới thiệu lần đầu tiên năm 1992, thế nhưng lúc đó phần lớn các nhà xuất khẩu chẳng mấy quan tâm và nhận thức đầy đủ vê dịch vụ này. Cho đến nay thị trường bao thanh toán ấn độ vẫn kém phát triển. 1.4.3. Tập trung vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, cần chú trọng các biện pháp hỗ trợ để khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển. Bangladesh là quốc gia châu
  28. 21 Á đang phát triển như Việt Nam, việc nghiên cứu triển khai bao thanh toán tại nước này chỉ mới bắt đầu từ tháng 6 năm 2005. Theo thống đốc Ngân hàng Bangladesh, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có tới 72% các giao dịch thương mại dựa trên cơ sở tín dụng có thời hạn trung bình là 7 tháng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn và sự hoạt động của các doanh nghiệp này. Do vậy, ông yêu cầu các ngân hàng và TCTD nhanh chóng triển khai dịch vụ factoring để khắc phục phần nào tình trạng này (Nguyễn Thị Nhàn, 2007, trang 77). Đây cũng là điều kiện cần thiết để doanh số bao thanh toán tại quốc gia này tăng trưởng không ngừng trong thời gian qua. Còn tại pháp, trước đây factoring chủ yếu tập trung vào các công ty có số nhân công từ 50 – 200 người. Theo thời gian, các công ty factoring dần phát triển theo chiều sâu, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng mục tiêu vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.4.4. Hoàn thiện hành lang pháp lý Môi trường pháp lý là rất nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động bao thanh toán. Các vấn đề bất cập khi quy định hành lang pháp lý cho dịch vụ này mà các quốc gia như: Bulgari, Áo, Ấn Độ gặp phải là kinh nghiệm quan trọng cho Việt Nam. Tại Bulgari, các công ty factoring gặp khó khăn vì không có luật chuyển nhượng các khoản phải thu. Còn tại Áo, luật pháp vẫn duy trì điều khoản cấm chuyển nhượng và còn có điều khoản quy định rằng người mua có quyền quyết định các khoản anh ta phải trả có được chuyển nhượng cho bên thứ ba hay không. Các đơn vị bao thanh toán tại Bulgari và Áo đều cho rằng các quy định không cung cấp đầy đủ cơ sở pháp lý để các factor có thể đảm nhận rủi ro của người bán hàng trên cơ sở thỏa thuận song phương (Nguyễn Thị Nhàn, 2007, trang 67). Thị trường xuất khẩu phát triển tại Ấn Độ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động bao thanh toán phát triển. Tuy nhiên pháp luật điều chỉnh nghiệp vụ này lại không quy định người bán phải thanh toán tiền hàng cho các factor. Hiện nay, điều khoản này đã được bổ sung, nhưng factoring tại Ấn Độ vẫn chưa phát triển đáng kể. 1.4.5. Phát triển dịch vụ bảo hiểm tín dụng Dịch vụ bảo hiểm tín dụng là nhân tố cần thiết phát triển dịch vụ bao thanh toán. Nhất là bao thanh toán miễn truy đòi, một dịch vụ rủi ro cao cho đơn vị bao thanh toán. Thị trường factoring ở Bỉ, sự cạnh tranh không chỉ giới hạn ở các công
  29. 22 ty factoring với nhau mà còn là cuộc chiến giữa các công ty bảo hiểm tín dụng và dịch vụ tài chính liên quan (Nguyễn Thị Nhàn, 2007, trang 76). Được san sẻ rủi ro các đơn vị bao thanh toán tại quốc gia này mạnh dạn tìm kiếm khách hàng tại các thị trường mới, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng bao thanh toán của quốc gia này. Trong chương 1, khóa luận tốt nghiệp đã giới thiệu khái quát về nghiệp vụ bao thanh toán như: cơ sở ra đời, các khái niệm về bao thanh toán, chức năng, các cách phân loại sản phẩm bao thanh toán phổ biến hiện nay, cũng như phân biệt hoạt động bao thanh toán với các nghiệp vụ tín dụng khác của ngân hàng mà các doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn. Đồng thời nêu rõ mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai nghiệp vụ này cùng các lợi ích và hạn chế mà nghiệp vụ này mang đến cho bên mua, bên bán và đơn vị bao thanh toán. Từ đó, khẳng định một lần nữa sự cần thiết phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, các kinh nghiệm thành công và bài học thất bại trong triển khai nghiệp vụ này ở các quốc gia trên thế giới được liệt kê trong Chương 1 cũng là vấn đề quan trọng để NHNN cùng các NHTM Việt Nam rút ra bài học. Tất cả các vấn đề này là cơ sở lý luận vững chắc cho sự phân tích, đánh giá thực trạng bao thanh toán tại các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng.
  30. 23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM, KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI VIETCOMBANK GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 2.1. Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam 2.1.1. Các văn bản pháp quy hiện hành Xuất phát từ nhu cầu thị trường, NHNN đã ban hành “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” theo Quyết định số 1096/2004/QĐ. Đến năm 2008, Quy chế này được sửa đổi và bổ sung một số nội dung theo Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN. Một số quy định cơ bản trong nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay:  Đơn vị thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, gồm: Ngân hàng thương mại Nhà nước. Ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng liên doanh. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Công ty tài chính.  Điều kiện các khoản phải thu Những khoản phải phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa/cung cấp dịch vụ hợp pháp. Trong hợp đồng này không có quy định cấm việc chuyển nhượng khoản phải thu. Và không thuộc trong những trường hợp dưới đây: 1. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm. 2. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp. 3. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh chấp. 4. Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi. 5. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày. 6. Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp. 7. Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng.
  31. 24  Thời hạn áp dụng Thông thường thời hạn bao thanh toán căn cứ theo thời hạn còn lại của khoản phải thu nhưng không dài hơn 180 ngày.  Phƣơng thức bao thanh toán Các phương thức được phép sử dụng trong bao thanh toán: bao thanh toán từng lần, bao thanh toán theo hạn mức, đồng bao thanh toán.  Bảo đảm cho nghiệp vụ bao thanh toán Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho nghiệp vụ bao thanh toán. Các hình thức bảo đảm gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.  Hồ sơ yêu cầu Hồ sơ đề nghị ngân hàng cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khoản phải thu gồm có: Hồ sơ đăng ký: giấy đề nghị cấp hạn mức bao thanh toán, giấy đề nghị bao thanh toán. Hồ sơ về tư cách pháp nhân. Hồ sơ về tình hình tài chính. Hồ sơ liên quan đến khoản phải thu: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho/biên bản giao nhận hàng hóa Hồ sơ về tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo cho khoản ứng trước là tổng giá trị khoản phải thu nằm trong hạn mức bao thanh toán được ngân hàng chấp nhận. Hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng. Ngoài các nguồn luật trong nước, hiện nay trên thế giới có 2 Công ước quốc tế điều chỉnh hoạt động bao thanh toán trên thế giới:  Công ƣớc UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế (UNIDROIT Convention on International Factoring, Ottawa, Canada, 28 May 1988) Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế ra đời tháng 05/1988 xuất phát từ nhận thức bao thanh toán quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thương mại quốc tế và tầm quan trọng của việc áp dụng chung một quy tắc thống nhất để tạo một khuôn khổ pháp lý chung sẽ tạo điều kiện cho bao thanh toán
  32. 25 quốc tế phát triển trong khi vẫn duy trì sự cân bằng hợp lý giữa các bên khi tham gia vào hoạt động này. Tính đến tháng 05/2011, Công ước này đã có 15 nước ký, 7 nước phê chuẩn và có hiệu lực, 5 nước tuyên bố thừa nhận Công ước này. Công ước chỉ điều chỉnh hoạt động bao thanh toán quốc tế có hiệu lực từ ngày 01/05/1995 tại những quốc gia đã phê chuẩn hoặc thừa nhận công ước.  Công ƣớc Liên hợp quốc về việc chuyển nhƣợng các khoản phải thu trong thƣơng mại quốc tế (UNCITRAL, tháng 12/2001) Trên thực tế, có rất nhiều quốc gia không có luật điều chỉnh việc chuyển nhượng các khoản phải thu như Ba Lan, Hungary, Áo điều này đã gây trở ngại cho hoạt động bao thanh toán. Do đó, Hội đồng chung Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về việc chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại quốc tế ngày 12/12/2001. Theo Điều 45 của Công ước thì Công ước sẽ có hiệu lực nếu có 15 nước tham gia kí kết, tuy nhiên hiện nay chỉ mới có ba nước tham gia kí kết nên Công ước chưa có hiệu lực thi hành. Hiện tại Việt Nam chưa tham gia cả hai công ước này. 2.1.2. Rào cản pháp lý đối với hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam Trên lý thuyết, bao thanh toán là một nghiệp vụ đơn giản, nhưng điều kiện để nó thực sự đơn giản là được sự hỗ trợ bởi một hành lang pháp lý minh bạch, đầy đủ Chính vì điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay không đáp ứng những yêu cầu trên nên nghiệp vụ bao thanh toán vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Thứ nhất, theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN, bao thanh toán được định nghĩa “là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa”. Việc định nghĩa bao thanh toán chỉ là “một hình thức cấp tín dụng” đã khiến toàn bộ nội dung quy chế này lệch ra khỏi bản chất của nghiệp vụ bao thanh toán. Quan niệm này không thống nhất với quan niệm phổ biến về bao thanh toán trên thế giới. Bên cạnh chức năng tài trợ, đơn vị bao thanh toán còn cung cấp chức năng theo dõi sổ sách, thu nợ tiền hàng và bảo hiểm rủi ro. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của bao thanh toán so với việc cấp tín dụng thông thường. Đồng thời, định nghĩa bao thanh toán còn gây khó hiểu cho người sử dụng bởi sự nhập nhằng khi
  33. 26 định nghĩa “ bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu”. Vì quan hệ tín dụng tách bạch và khác với quan hệ mua bán. Thứ hai, Một điểm còn yếu trong hệ thống luật của Việt Nam về hoạt động bao thanh toán được ông Jeroen Kohnstamm nêu ra trong báo cáo của mình tại hội thảo đó là trong hoạt động bao thanh toán sẽ diễn ra một bước quan trọng: “chuyển giao quyền đòi nợ” từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán nhưng lại không thấy có quy định liên quan nào xác lập mối quan hệ này, như vậy việc chuyển giao này có được thừa nhận không, và trong trường hợp không được thừa nhận thì phải xử lý như thế nào (Huỳnh Thị Hương Thảo, 2008, Tạp chí Ngân hàng số 19 + 20). Thứ ba, trong các văn bản pháp luật liên quan đều đề cập chi tiết là việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán phải được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận từ trước trong hợp đồng, điều này đã hạn chế phạm vi hoạt động của các tổ chức bao thanh toán cũng như quyền lợi được sử dụng dịch vụ này của những công ty bán hàng không có thỏa thuận từ trước trong hợp đồng. Thứ tư, tại khoản 6 điều 1 Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi mục d, đ, e khoản 1 điều 13 của Quy chế 1096 thành như sau: “d. Bên bán hàng gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. đ. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa bên bán và đơn vị bao thanh toán sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro phát sinh. e. Bên bán hàng chuyển giao bảng kê kèm bản gốc hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán. Nếu tài liệu nêu trên là bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ do bên bán
  34. 27 hàng, đơn vị bao thanh toán thoả thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi có rủi ro phát sinh;” Điều này đã gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng Việt Nam khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Khi người bán gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng, mà bên mua hàng không đồng ý, không gửi văn bản xác nhận về việc đã nhận thông báo thì sẽ gây khó khăn cho cả người bán và đơn vị bao thanh toán. Bởi vì, pháp luật sẽ không thừa nhận dịch vụ bao thanh toán nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng phải trả nợ. Thứ năm, một nguyên nhân nữa khiến bao thanh toán chưa được phổ biến ở Việt Nam là do luật pháp của ta chưa nghiêm. Lợi ích của bao thanh toán là chỉ cần có hợp đồng và các hóa đơn thương mại đã được đóng dấu chuyển quyền sở hữu thì hợp đồng bao thanh toán sẽ được xem là cơ sở pháp lý trong trường hợp có tranh chấp. Nhưng ở Việt Nam, Quy chế 1096 chưa thừa nhận mối quan hệ chủ nợ của ngân hàng trong nghiệp vụ bao thanh toán. Hơn nữa, thủ tục tố tụng kinh tế và dân sự còn phức tạp: thời gian kéo dài, khó khăn trong thu thập chứng cứ, tài liệu, chi phí tốn kém, công tác thi hành án còn nhiều bất cập. Vì vậy việc khởi kiện tại Tòa án chưa thực sự là phương thức hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ. Thứ sáu, Chưa có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng. Hiện nay các cơ quan như: NHNN, Bộ Tài chính, Tòa án vẫn chưa có nhận thức đồng bộ về bao thanh toán. Điều này khiến cho các NHTM dè dặt khi giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng, bởi đây không chỉ là nghiệp vụ ngân hàng mà còn liên quan đến các thủ tục về thuế, kiểm toán Hơn nữa, khi xảy ra tranh chấp thì ngân hàng sẽ là người chịu thiệt vì không thể giải quyết nhanh chóng và hợp lý khi Tòa án chưa hoàn thiện kiến thức về bao thanh toán quốc tế. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho bao thanh toán chưa được hoàn thiện và phát triển ở nước ta. 2.2. Tình hình triển khai hoạt động bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 2.2.1. Số lượng các Ngân hàng cung cấp bao thanh toán Ngày 06/09/2004, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 1096/2004/QĐ – NHNN về nghiệp vụ bao thanh toán, đánh dấu một bước quan trọng trong việc triển khai dịch vụ này tại Việt Nam.
  35. 28 Tính từ thời điểm đó đến cuối năm 2011, cả nước có 34 ngân hàng được NHNN cấp phép cho thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán gồm 21 NHTM Việt Nam. Khởi đầu là các ngân hàng ACB, Techcombank, VCB, Sacombank, OCB (2005) VietABank, NamABank, Habubank, VIB (2006); HDBank, SCB, Maritime Bank, SeABank, Eximbank (2007); DaiABank, Military Bank, ABBank (2008), Agribank, VietinBank (2009); TienPhong Bank, LienVietBank (2010) và nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác. Hiện nay, nước ta có 3 NHTM là thành viên của Hiệp hội FCI là VCB, ACB và Techcombank. 2.2.2. Mặt hàng bao thanh toán Các NHTM Việt Nam thực hiện bao thanh toán cho các mặt hàng không nằm trong danh mục hàng hóa cấm giao dịch theo quy định của pháp luật, hạn chế bao thanh toán cho các mặt hàng thực phẩm tươi sống (trừ mặt hàng thủy sản đông lạnh), động vật sống, gia cầm sống, rau củ quả tươi vì đây là các mặt hàng dễ hư hỏng, rất dễ dẫn đến rủi ro, tranh chấp giữa các bên. Các ngân hàng ưu tiên bao thanh toán cho các mặt hàng có chất lượng ổn định, ít hư hỏng, thiếu hụt trong quá trình vận chuyển. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp sử dụng bao thanh toán của ngân hàng đối với các mặt hàng giấy tập, gỗ, hàng đông lạnh, dệt may hóa chất, trang trí nội thất. 2.2.3. Các thị trường bao thanh toán chủ yếu Đối với bao thanh toán quốc tế, thị trường chủ yếu các NHTM Việt Nam thực hiện bao thanh toán là Hoa Kỳ, Hồng Kông, Ba Lan, Đức, Nhật, Singapore Đây là những thị trường mang tính ổn định và có uy tín, mặt khác đây là thị trường truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam, có sự tin tưởng lẫn nhau nên xu hướng chuyển từ thanh toán bằng L/C sang thanh toán bằng T/T trả chậm. Các NHTM hạn chế hoặc không cung cấp bao thanh toán cho các doanh nghiệp với thị trường xuất khẩu là các quốc gia bất ổn về kinh tế - chính trị, bị cấm vận kinh tế. 2.2.4. Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam Theo số liệu thống kê của FCI, doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2011 là 67 triệu Euro, chỉ tăng 2 triệu euro so với năm 2010. Trong giai đoạn 2007 – 2009, doanh số bao thanh toán cũng đã tăng nhanh đạt 43 triệu Euro, 85 triệu Euro và 95 triệu Euro lần lượt trong các năm 2007, 2008, 2009.
  36. 29 Bảng 2.1: Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam (2007 – 2011) Đơn vị: triệu euro, % Nội địa Quốc tế Năm Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Tổng 2007 41 95,35 2 4,65 43 2008 80 94,12 5 5,88 85 2009 90 94,74 5 5,26 95 2010 40 61,54 25 38,46 65 2011 42 62,69 25 37,31 67 (Nguồn: Annual review 2011, Hiệp hội bao thanh toán FCI) Nhìn vào Bảng 2.1 ta thấy: giai đoạn 2007 – 2009 doanh số bao thanh toán ngày càng tăng, nhất là năm 2008 doanh số bao thanh toán của Việt Nam tăng 97,67% so với năm 2007, tương đương 42 triệu euro. Doanh số bao thanh toán của nước ta tăng liên tục trong giai đoạn này là do nền kinh tế trong nước đang trên đà phát triển, xuất khẩu tăng trưởng cao, nhu cầu bao thanh toán nhiều. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán năm 2009 giảm xuống còn 11,76%, vì thời gian này Việt Nam bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nên các doanh nghiệp xuất khẩu ít có nhu cầu sử dụng bao thanh toán, tuy nhiên doanh số bao thanh toán quốc tế vẫn được duy trì mức 5 triệu Euro như năm 2008. Còn bản thân nước ta vẫn chưa hội nhập sâu rộng nên ít bị tác động, hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa vẫn diễn ra tương đối bình thường nên doanh số bao thanh toán nội địa vẫn tăng 10 triệu Euro. Năm 2010, doanh số bao thanh toán giảm mạnh, từ 95 triệu Euro xuống còn 65 triệu Euro. Điều này có thể lý giải là do lãi suất cho vay trong năm 2010 tăng cao (có khi lên đến 18 – 19%) trong khi lãi suất năm 2009 là 9 – 9,5%. Vì lãi suất cho vay tăng cao nên chi phí dịch vụ bao thanh toán cũng tăng tương ứng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút doanh số bao thanh toán. Tuy nhiên, bao thanh toán XNK trong năm này tăng gấp 5 lần so với năm 2009 là do chính sách khuyến khích tăng trưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (bao gồm bao thanh toán quốc tế) của NHNN. Hơn nữa, xuất khẩu gặp nhiều rủi ro hơn nên các doanh nghiệp xuất khẩu muốn sử dụng bao thanh toán để nhanh thu hồi vốn, tiếp tục sản xuất. Mặt khác, các
  37. 30 doanh nghiệp XNK thường có tỷ suất lợi nhuận cao nên vẫn có thể sử dụng bao thanh toán để bảo đảm rủi ro tín dụng trong thương mại; trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp không ít khó khăn do biến động về lạm phát và tỷ giá nên khó có thể sử dụng dịch vụ bao thanh toán. Điều này đã lý giải tại sao tổng doanh số bao thanh toán giảm, trong khi doanh số bao thanh toán quốc tế thì tăng 400% trong năm 2010. Sang năm 2011, tình trạng chạy đua lãi suất vẫn còn trong 3 quý đầu năm mặc dù NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy định mức lãi suất huy động VND tối đa của các TCTD là 14%. Vì vậy NHNN đã tiếp tục ban hành Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 nhằm kiên quyết hạ lãi suất huy động xuống 14%. Nhờ sự can thiệp cứng rắn của NHNN thị trường tín dụng cuối năm 2011 đã dần ổn định hơn. Nhìn chung, mặt bằng lãi suất cho vay của năm 2011 vẫn cao, dao động trong khoảng 17% – 20%. Lãi suất tín dụng giảm không đáng kể dẫn đến chi phí bao thanh toán vẫn cao nên doanh số bao thanh toán của thị trường Việt Nam năm 2011 chỉ tăng 2 triệu euro. Xu hướng phát triển của bao thanh toán được thể hiện qua Biểu đồ sau: ĐVT: triệu euro Biểu đồ 2.1: Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam (2007 – 2011) (Nguồn: Annual review 2011, Hiệp hội bao thanh toán FCI) Mặc dù chiếm tỷ trọng chưa đáng kể nhưng doanh số bao thanh toán quốc tế dần chiếm lại vị thế trong các năm qua, nhất là giai đoạn 2009 – 2010 doanh số bao thanh toán tăng từ 5 triệu Euro lên 25 triệu Euro, chiếm tỷ trọng 38,46% năm 2010. Điều này chứng tỏ các ngân hàng đang ngày càng quan tâm phát triển bao thanh toán quốc tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời cũng cho thấy khả năng thực hiện nghiệp vụ này của các NHTM ngày càng nâng cao. Đồng thời chính
  38. 31 sách hỗ trợ phát triển tín dụng xuất nhập khẩu của NHNN đã có những tác động tích cực đến hoạt động bao thanh toán quốc tế cho nên doanh số bao thanh toán XNK vẫn duy trì tỷ trọng 37,31% trong năm 2011. Doanh số bao thanh toán nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số bao thanh toán (trên 94% giai đoạn 2007 – 2009 và 61,54% năm 2010). Điều này là do bao thanh toán nội địa dễ dàng thực hiện và ít tiềm ẩn rủi ro hơn bao thanh toán quốc tế. Nếu so sánh với một số nước Châu Á, thì doanh số bao thanh toán của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Bảng 2.2: Doanh số bao thanh toán của một số quốc gia châu Á (2007 - 2011) Đơn vị tính: triệu euro 2007 2008 2009 2010 2011 Trung Quốc 32.976 55.000 67.300 154.550 274.870 Singapore 3.270 4.000 4.700 5.800 6670 Thái Lan 2.240 2.367 2.107 2.095 3080 Malaysia 468 550 700 1.058 1050 Việt Nam 43 85 95 65 67 (Nguồn: Annual review 2011, Hiệp hội bao thanh toán FCI) Hoạt động bao thanh toán phát triển từ rất sớm ở các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia. Đây lại là các nước có nền xuất khẩu phát triển nên doanh số bao thanh toán luôn đạt quy mô hơn hẳn thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nền kinh tế phát triển cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến động lớn của doanh số bao thanh toán tại các quốc gia này trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới. Điển hình là Trung Quốc, doanh số bao thanh toán của nước này năm 2011 là 274.870 triệu Euro, gấp 8,3 lần con số này của năm 2007, nhưng chủ yếu sự tăng trưởng này là nhờ sự phục hồi kinh tế trong năm 2010 và 2011. Tuy doanh số bao thanh toán của Việt Nam tăng trưởng khá cao và ổn định, nhưng quy mô của bao thanh toán của Việt Nam so với các nước châu Á khác là rất nhỏ bé. 2.3. Tình hình triển khai hoạt động bao thanh toán tại Vietcombank giai đoạn 2007 – 2011 2.3.1. Giới thiệu chung về Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP
  39. 32 Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là Ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán là VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước. 2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ năm 2007 – 2011 Vì đặc thù của ngành ngân hàng là chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách vĩ mô liên quan đến tỷ giá, lãi suất, lạm phát, cung tiền nên biến động của nền kinh tế trong thời gian qua ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính vững mạnh và bề dày kinh nghiệm 48 năm hoạt động, VCB đã vượt qua nhiều thách thức và phát triển ổn định hơn. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB (2007 – 2011) Đơn vị tính: tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 2011 Huy động vốn 144.810 159.989 169.457 208.320 241.000 Dư nợ tín dụng 97.532 112.793 141.621 176.814 209.000 Tổng tài sản 197.408 221.951 255.496 307.496 367.000 Lợi nhuận sau thuế 2.407 2.728 3.945 4.236 5.697 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 và định hướng 2012) Bảng 2.3 cho ta thấy các kết quả hoạt động kinh doanh của VCB tăng trưởng đồng đều các năm qua. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ở mức độ trung bình là 21,7%, một tốc độ tăng trưởng khá cao so với mức tăng trưởng bình quân của tổng tài sản bình quân là khoảng 16%. Sau 2 năm tăng trưởng nóng (trên 24% trong năm 2009 và 2010), hoạt động tín dụng năm 2011 có chính sách thận trọng hơn. Tính
  40. 33 đến hết năm 2011 tổng dư nợ vào khoảng 209 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18% dưới mức tối đa là 20% do NHNN quy định. Đồng thời VCB áp dụng hệ thống phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 (cả định tính và định lượng) nên phản ánh chính xác hơn các khoản vay, vì vậy tỷ lệ nợ xấu năm 2011 giảm xuống còn 2,03%. 2.3.3. Thực trạng bao thanh toán tại Vietcombank 2.3.3.1. Đối tượng khách hàng và thị trường Từ tháng 10/2005 VCB trở thành thành viên của hiệp hội thanh toán quốc tế FCI và cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho các hợp đồng thương mại nội địa và cả hợp đồng thương mại XNK với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối tượng khách hàng sử dụng bao thanh toán tại VCB thuộc hai nhóm chính:  Doanh nghiệp bán hàng Muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, tăng khả năng cạnh tranh bằng phương thức thanh toán trả chậm. Đang bán hàng bằng phương thức thanh toán trả chậm nhưng muốn được tài trợ và/hoặc đảm bảo rủi ro thanh toán của bên mua.  Doanh nghiệp mua hàng Muốn mua hàng với phương thức thanh toán T/T trả chậm trong vòng 90 ngày. 2.3.3.2. Sản phẩm bao thanh toán Hiện nay, dịch vụ bao thanh toán của VCB là đa dạng nhất hệ thống NHTM Việt Nam, với đầy đủ hai hình thức bao thanh toán có truy đòi và miễn truy đòi. Các sản phẩm này thuộc 3 nhóm chính:  Nhóm sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu Sản phẩm nhập khẩu cơ bản (BASIC IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu và thu nợ. Sản phẩm nhập khẩu tiêu chuẩn (STANDAR IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ, cho vay ứng trước và đảm bảo rủi ro tín dụng (do đại lý bên mua cung cấp). Sản phẩm ưu đãi (PREMIUM DOMESTIC): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và cho vay ứng trước.  Nhóm sản phẩm bao thanh toán nhập khẩu:
  41. 34 Sản phẩm nhập khẩu cơ bản (BASIC IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu và thu nợ. Sản phẩm nhập khẩu tiêu chuẩn (STANDAR IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và đảm bảo rủi ro tín dụng.  Nhóm sản phẩm bao thanh toán trong nƣớc: Sản phẩm bao thanh toán tiêu chuẩn (STANDARD DOMESTIC): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ cho vay ứng trước và đảm bảo rủi tín dụng. Sản phẩm ưu đãi (PREMIUM DOMESTIC): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và cho vay ứng trước. Ngoài những nhóm sản phẩm chính nói trên, Vietcombank linh động trong việc thỏa thuận cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng. 2.3.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ phận bao thanh toán của VCB  Mô hình tổ chức bao thanh toán tại hội sở chính Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bao thanh toán tại hội sở chính (Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank) Bộ phận đầu mối: thực hiện các giao dịch liên quan đến đại lý Bao thanh toán. Bộ phận quan hệ: quan hệ ngân hàng đại lý. Phòng thanh toán tổng hợp: nghiên cứu, xây dựng sản phẩm bao thanh toán và tập huấn cho toàn hệ thống VCB về quy trình nghiệp vụ và sản phẩm bao thanh toán, làm đầu mối giao dịch với các tổ chức bao thanh toán mà VCB là thành viên. Phòng quản lý rủi ro tín dụng: thẩm định rủi ro, cấp, rà soát, sửa đổi bổ sung giới hạn bao thanh toán, hạn mức bao thanh toán cho khách hàng theo phân cấp thẩm quyền. Phòng pháp chế: tư vấn cho đại lý bao thanh toán xuất khẩu, đầu mối phối hợp các bộ phận có liên quan để thực hiện các thủ tục pháp lý khởi kiện bên mua, bên bán tại Việt Nam trong trường hợp cần thiết.
  42. 35  Mô hình tổ chức bao thanh toán tại chi nhánh Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bao thanh toán tại chi nhánh (Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank) Bộ phận quan hệ khách hàng: maketing và bán sản phẩm bao thanh toán; thẩm định rủi ro, cấp và rà soát, sửa đổi bổ sung và giới hạn bao thanh toán, hạn mức bao thanh toán cho khách hàng; soạn thảo và trình ký hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bao thanh toán với khách hàng theo phân cấp thẩm quyền, Bộ phận tác nghiệp bao thanh toán: bộ phận này có thể được biên chế thành phòng độc lập hoặc trực thuộc phòng kế toán – thanh toán tuỳ theo sự phân công của giám đốc chi nhánh. Có nhiệm vụ như sử dụng giới hạn bao thanh toán, hạn mức bao thanh toán và hạn mức đại lý bao thanh toán bên mua được cấp; tác nghiệp bao thanh toán cho các khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền. 2.3.3.4. Quy trình thực hiện giao dịch  Bao Thanh toán trong nƣớc: là hình thức VCB cấp tín dụng ứng trước cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa trả chậm đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa mà trong đó cả bên bán hàng và bên mua đều là người cư trú theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối. Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nƣớc tại VCB (Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank) Bƣớc 1. bên bán giao hàng cho bên mua. Bƣớc 2. bên bán xuất trình chứng từ tại Vietcombank.
  43. 36 Bƣớc 3. Vietcombank ứng trước cho bên bán. Bƣớc 4. Vietcombank tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến hạn. Bƣớc 5. bên mua thanh toán tiền hàng cho Vietcombank. Bƣớc 6. Vietcombank tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán.  Bao Thanh toán xuất khẩu: là hình thức VCB tham gia vào quy trình bao thanh toán cho hợp đồng thương mại quốc tế dưới hình thức cấp một khoản tiền ứng trước cho nhà xuất khẩu để nắm quyền quản lý bộ chứng từ thương mại và sổ sách liên quan. VCB sẽ thanh toán phần còn lại cho nhà xuất khẩu sau khi nhận được tiền thanh toán cho bộ chứng từ. Sơ đồ 2.4: Quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu tại VCB (Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank) Bƣớc 1. bên xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu. Bƣớc 2. bên xuất khẩu xuất trình chứng từ tại Vietcombank. Bƣớc 3. Vietcombank thông báo cho Đại lý bao thanh toán bên nhập và ứng trước cho bên xuất khẩu. Bƣớc 4. Đại lý bao thanh toán bên nhập khẩu tiến hành các thủ tục thu nợ từ Bên Nhập khẩu khi đến hạn. Bƣớc 5. Bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho Đại lý bao thanh toán, Đại lý bao thanh toán chuyển tiền cho Vietcombank. Bƣớc 6. Vietcombank tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên xuất khẩu.  Bao thanh toán nhập khẩu: là hình thức VCB tham gia vào quy trình bao thanh toán xuất khẩu dưới hình thức cung cấp các dịch vụ bảo lãnh thanh toán, theo dõi và thu hộ các khoản phải thu cho bên đối tác nước ngoài là tổ chức thực hiện bao thanh toán xuất khẩu.
  44. 37 Sơ đồ 2.5: Quy trình thực hiện bao thanh toán nhập khẩu tại VCB (Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank) Bƣớc 1. Bên xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu. Bƣớc 2. Bên xuất khẩu xuất trình chứng từ tại Đại lý bao thanh toán bên xuất khẩu. Bƣớc 3. Đại lý bao thanh toán bên xuất khẩu thông báo cho Vietcombank và ứng trước cho bên xuất khẩu. Bƣớc 4. Vietcombank tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên nhập khẩu khi đến hạn. Bƣớc 5. Bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho Vietcombank, Vietcombank chuyển tiền cho Đại lý bao thanh toán. Bƣớc 6. Đại lý bao thanh toán bên xuất khẩu tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên xuất khẩu. 2.3.3.5. Biểu phí dịch vụ, lãi suất  Lãi suất Lãi suất bao thanh toán là: lãi suất căn cứ theo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của Vietcombank tại thời điểm bao thanh toán, lãi được tính trên mức ứng trước cho bên bán và số ngày thực tế kể từ ngày ứng tiền trước đến ngày thanh toán các khoản phải thu. Tiền lãi được thanh toán tự động sau khi bên người mua/nhà nhập khẩu thanh toán khoản phải thu và được tính theo công thức: (Số tiền ứng trƣớc * Số ngày sử dụng vốn thực tế * Lãi suất) / 30 ngày. Trường hợp ngày đáo hạn khoản phải thu là ngày nghỉ, thì ngày đến hạn thanh toán là ngày làm việc kế tiếp và lãi vẫn được tính cho đến ngày thức tế thanh toán khoản phải thu.
  45. 38  Phí Phí dịch vụ bao thanh toán là số phần trăm giá trị khoản phải thu. Số tiền phí này người bán hàng thanh toán toàn bộ cho bên ngân hàng một lần vào thời điểm giải ngân. Bên phía ngân hàng không có trách nhiệm hoàn lại phí và lãi bao thanh toán trong bất kỳ trường hợp bất kỳ nào. Biểu phí cung ứng dịch vụ bao thanh toán do Vietcombank như sau: Bảng 2.4: Biểu phí/lãi suất dịch vụ bao thanh toán của VCB STT Dịch vụ Mức phí/Lãi suất 1 Khi Vietcombank là đại lý bên bán 1.1 Phí quản lý 0.10% - 0.20%/doanh số bao thanh toán 1.2 Phí xử lý hóa đơn 0 - 10 USD/hóa đơn hoặc phiếu ghi có 1.3 Phí đại lý BTT bên mua Theo thông báo của đại lý 1.4 Lãi suất ứng trước 1.4.1 đối với trường hợp bao thanh Lãi suất chiết khấu do VCB công bố toán có bảo đảm rủi ro tín dụng từng thời kỳ cộng biên độ (0%-1%) 1.4.2 đối với trường hợp BTT không Lãi suất cho vay thương mại ngắn hạn có bảo đảm rủi ro tín dụng từng thời kỳ + biên độ (0%- 1%) 2 Bao thanh toán khi Vietcombank là đại lý bên mua 2.1 Phí thu nợ 0.20% - 0.50%/doanh số BTT thu nợ 2.2 Phí đảm bảo rủi ro (đã bao 0.50% - 1.5%/doanh số BTT bảo đảm gồm phí thu nợ) 2.3 Phí xử lý hóa đơn 0 - 10 USD/hóa đơn hoặc phiếu ghi có (Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank) 2.3.3.6. Doanh số hoạt động bao thanh toán Hoạt động bao thanh toán của VCB trong giai đoạn vừa qua có nhiều điểm tương đồng với tình hình chung của thị trường bao thanh toán Việt Nam. Doanh số bao thanh toán của VCB đều tăng qua các năm, chỉ riêng trong năm 2010 con số này bị giảm mạnh (giảm 8.845 nghìn Euro), mà nguyên nhân chính là do chạy đua lãi suất giữa các NHTM.
  46. 39 Bảng 2.5: Doanh số bao thanh toán của VCB (2007 – 2011) Đơn vị tính: nghìn EUR, % Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Bao thanh toán nội địa 32.658 36.711 37.369 26.117 28.439 Tăng trưởng hàng năm (%) - 12,41 1,79 - 30,11 8,89 Bao thanh toán XNK 658 2.179 3.429 5.836 7.026 Tăng trưởng hàng năm (%) - 231,16 57,37 70,20 20,39 Tổng Doanh số 33.316 38.890 40.798 31.953 35.465 (Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bao thanh toán 2011 của VCB) Nhìn vào Bảng 2.5, ta thấy doanh số bao thanh toán trong nước của VCB tăng mạnh trong giai đoạn 2007 – 2009 gần giống xu hướng thay đổi của doanh số bao thanh toán tại Việt Nam. Năm 2010 và 2011, doanh số bao thanh toán giảm sút đáng kể, chỉ đạt mức dưới 30 triệu euro. Điều này cho thấy các biến động của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bao thanh toán nội địa. Trong khi đó, doanh số bao thanh toán XNK lại tăng nhanh và đều đặn trong các năm qua. Điển hình là tốc độ tăng trưởng của năm 2008 đạt 231,16% và con số này thấp nhất cũng đạt 20,39% vào năm 2011. Biến động của nền kinh tế chỉ làm giảm tốc độ phát triển của doanh số bao thanh toán XNK, qua đó cũng cho thấy VCB có nhiều lợi thế phân khúc trong thị trường này. Xu hướng thay đổi doanh số bao thanh toán của VCB được thể hiện qua biểu đồ sau: ĐVT: nghìn euro Biểu đồ 2.2: Doanh số bao thanh toán của VCB (2007 – 2011) (Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bao thanh toán 2011 của VCB)
  47. 40 Doanh số bao thanh toán quốc tế của VCB tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2007 – 2011. Điều này chứng tỏ nghiệp vụ bao thanh toán XNK của VCB ngày càng chuyên nghiệp hơn, đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp XNK. Biểu đồ 2.2 cũng cho thấy doanh số bao thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong cơ cấu (cao nhất là 19% năm 2011) cho nên tổng doanh số bao thanh toán chủ yếu biến đổi theo xu hướng thay đổi của doanh số bao thanh toán trong nước. Là ngân hàng đứng đầu về lĩnh vực thương mại quốc tế, VCB đã chứng tỏ khả năng của mình trong thị trường bao thanh toán quốc tế. Trong giai đoạn 2007 – 2011, mặc dù có rất nhiều NHTM và Ngân hàng nước ngoài cung cấp sản phẩm bao thanh toán quốc tế tại Việt Nam nhưng doanh số bao thanh toán của VCB luôn chiếm thị phần đáng kể trong phân khúc thị trường này. Bảng 2.6: Doanh số bao thanh toán XNK của VCB (2007 – 2011) Đơn vị tính: nghìn EUR, % Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh số BTT XK VCB 635 2.125 3.306 5.570 6.454 Doanh số BTT NK VCB 23 54 123 266 572 Doanh số BTT XNK VCB 658 2.179 3.429 5.836 7.026 Tăng trưởng hàng năm (%) - 231,16 57,37 70,20 20,39 Doanh số BTT XNK VN 1.943 5.024 5.013 25.142 25.000 Thị phần BTT XNK VCB/VN (%) 33,87 44,37 68,40 23,21 28,1 (Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bao thanh toán 2011 của VCB) Trong phân khúc thị trường bao thanh toán quốc tế, Vietcombank luôn được nhắc tới với vị trí hàng đầu về doanh số lớn, cũng như lẫn tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này qua các năm. Năm 2007 với doanh số gần 700.000 EUR thì chỉ sau đó 1 năm, năm 2008 con số này tăng lên hơn gấp 3 lần, đạt gần 2,2 triệu EUR và tới năm 2009 thì doanh số Vietcombank đã là gần 3,5 triệu EUR và tốc độ tăng trưởng gần 60%. Năm 2010 cũng là một năm thành công của bao thanh toán XNK, doanh số của hoạt động này tăng gấp 1,7 lần so với năm 2009 và con số này tiếp tục tăng hơn 20% trong năm 2011. Những con số này chứng tỏ cho VCB đã có sự phát triển vượt bậc trong nghiệp vụ này. Cũng như hầu hết các dịch vụ khác liên quan tới xuất nhập khẩu, dịch vụ bao
  48. 41 thanh toán của Vietcombank đã chiếm một thị phần rất đáng kể trong các hợp đồng bao thanh toán xuất nhập khẩu của Việt Nam, có thời điểm VCB chiếm gần 70% thị phần bao thanh toán XNK (năm 2009). Trong năm 2010 và 2011 số lượng ngân hàng cung cấp tăng lên trên 34 đơn vị bao thanh toán và nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động mạnh do khủng hoảng tài chính, vì vậy giữ vững vị trí dẫn đầu về doanh số bao thanh toán quốc tế là vấn đề đặt ra cho VCB. Doanh số bao thanh toán quốc tế của VCB chiếm lần lượt là 23,21% và 28,1% trong năm 2010 và 2011, đây là một thành công quan trọng trong nghiệp vụ bao thanh toán XNK của VCB. Từ những thành quả đạt được của kết quả nghiệp vụ bao thanh toán của VCB đã cho thấy để đạt được những thành tựu ấy qua nhiều năm thì VCB đã nỗ lực marketing tốt về sản phẩm với các hoạt động như tổ chức những hội thảo về bao thanh toán, và xây dựng bản báo cáo về nghiệp vụ bao thanh toán 2 tháng/lần. Tuy nhiên, nói đến mặt mạnh của Vietcombank thì chúng ta cũng nhắc tới một số hạn chế còn hiện hữu trong nghiệp vụ Bao thanh toán, từ bảng số liệu chúng ta cũng nhận ra đó là doanh số của nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế trung bình chỉ bằng 10% so với doanh số bao thanh toán nội địa, với những con số còn khá khiêm tốn như trên thì cũng cho thấy được Vietcombank còn quá chú tâm tới những doanh nghiệp lớn trong phân khúc bao thanh toán XNK mà chưa thực sự chú tâm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thị trường này. 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam 2.4.1. Hành lang pháp lý cho hoạt động bao thanh toán còn chưa hoàn thiện Ngoài các quy định cơ bản ở Quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD số 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số 30/2008/QĐ- NHNN, NHNN và Vụ Kế toán – Tài chính đã ban hành một số Công văn và Quy định để hỗ trợ các NHTM thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán: Công văn số 667/NHNN-CSTT do NHNN ban hành ngày 26/06/2005 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Công văn số 1444/CV – KTTC2 do Vụ Kế toán – Tài chính ban hành ngày 21/09/2005 về việc hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ Bao thanh toán tại các NHTM.
  49. 42 Quy định 26/2006 do NHNN ban hành ngày 26/06/2006 về bảo lãnh ngân hàng, trong đó quy định tổng số dư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, môi trường pháp lý cho hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp và thiếu sót (xem phân tích tại mục 2.1.2.). Những tồn tại này đã dẫn đến những nhận thức chưa đúng đắn của các thành phần trong nền kinh tế, cũng như tạo ra những rủi ro tiềm ẩn cho đơn vị bao thanh toán. Chính điều này là nguyên nhân mà các ngân hàng chưa mạnh dạn triển khai rộng rãi nghiệp vụ này. 2.4.2. Các nguồn lực của ngân hàng thương mại còn hạn chế  Năng lực tài chính của các ngân hàng thƣơng mại còn thấp Một thực tế tồn tại ở các NHTM Việt Nam hiện nay là năng lực tài chính của các ngân hàng còn yếu. Mức vốn tự có của các NHTM còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Hiện tại, chỉ có 11/42 NHTM trong nước có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có quá nhiều ngân hàng có qui mô nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Điều này dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất trong năm 2010 và 2011 để đáp ứng nhu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN. (Báo cáo ngành ngân hàng, 2011,Vietcombank Securities) Theo Nghị định 141 ngày 22/11/2006 và Thông tư 13, nhằm từng bước nâng cao an toàn trong hoạt động thị trường tài chính các NHTM phải tăng vốn pháp định lên 3000 tỷ đồng và tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) lên 9% trong năm 2010. Đây là bước chuẩn bị để tiến tới lộ trình áp dụng tiêu chuẩn BASEL III vào năm 2013. Tính đến cuối năm 2010, hầu hết các NHTM đã đáp ứng được yêu cầu về hệ số CAR tối thiểu 9%; tuy nhiên, có đến 10 NHTM không thể tăng vốn điều lệ đúng thời hạn. Chính vì vậy, NHNN đã phải gia hạn cho việc tăng vốn đến hết 31/12/2011. Trong khi tại các Ngân hàng nước ngoài CAR trên 12% mới được đánh giá là phát triển ổn định, điều này rất thuận lợi cho các ngân hàng này áp dụng đầy đủ tiêu chuẩn BASEL III của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng vào năm 2019
  50. 43 (PGS Nguyễn Văn Hiệu, 2010, trang 2). Chỉ có một số NHTM sau là có vốn điều lệ tương đối lớn trong số các NHTM đã triển khai nghiệp vụ bao thanh toán: Bảng 2.7: Vốn điều lệ của một số ngân hàng thƣơng mại năm 2011 Đơn vị tính: tỷ đồng STT Ngân hàng thƣơng mại Vốn điều lệ 1 Ngoại thương Việt Nam – VCB 23.174 2 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Agribank 21.000 3 Công thương Việt Nam – VietinBank 20.229 4 Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank 10.560 5 Á Châu – ACB 9.377 6 Sài Gòn Thương tín – Sacombank 9.179 (Nguồn: tổng hợp từ các Báo cáo tài chính năm 2011 của các NHTM) Vì quy mô vốn của đa số các NHTM Việt Nam còn yếu kém và hệ số an toàn vốn tối thiểu chưa đạt yêu cầu nên để đảm an toàn các ngân hàng phải giới hạn mở rộng dư nợ tín dụng. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng. Ngoài ra, Bao thanh toán tại Việt Nam còn được cho là một nghiệp vụ tín dụng khá rủi ro và tốn kém nên các ngân hàng sẽ chú trọng đến các sản phẩm tín dụng an toàn hơn.  Nguồn nhân lực của các ngân hàng còn yếu kém Trong số các nguyên nhân làm cho nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện và phát triển có nguyên nhân từ nguồn nhân lực của ngân hàng còn yếu kém. Vì nghiệp vụ bao thanh toán vẫn là một nghiệp vụ còn mới mẻ nên hiện nay hầu hết các NHTM hoạt động bao thanh toán vẫn chưa có phòng ban độc lập. Tại Techcombank, phòng Quản lý tín dụng là bộ phận cung cấp dịch vụ này. Còn ở Sacombank là do phòng Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế đảm nhận. Riêng chỉ có ACB, VCB là có bộ phận thanh toán riêng ở hội sở. Chính vì chưa có bộ phận bao thanh toán độc lập nên chưa tạo ra một cơ chế hoạt động độc lập và hiệu quả. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ bao thanh toán cho các nhân viên.
  51. 44 Cũng từ việc chưa có bộ phận bao thanh toán độc lập nên thẩm định trong bao thanh toán vẫn chịu sự quản lý chung của thẩm định trong hoạt động tín dụng, trong khi đó thẩm định cho vay và thẩm định bao thanh toán là không hoàn toàn giống nhau. Việc quản lý rủi ro ngoại hối, rủi ro hoạt động kinh doanh và rủi ro thanh khoản không thuộc trách nhiệm của bộ phận tín dụng vì vậy mức độ rủi ro chưa được đo lường chính xác. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng khâu thẩm định của nghiệp vụ này. 2.4.3. Bảo hiểm tín dụng trong bao thanh toán còn chưa phát triển Hoạt động tín dụng của ngân hàng có thể được đảm bảo bằng nhiều phương pháp: tài sản đảm bảo, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho nghành nghề kinh doanh, lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm từ các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp. Trong hoạt động bao thanh toán tại các thị trường phát triển đều yêu cầu bảo hiểm cho khoản tiền mà ứng trước cho người bán. Tại Việt Nam dịch vụ bảo hiểm tín dụng còn kém phát triển, chỉ có mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mới đưa vào thực hiện thí điểm tại nhiều đơn vị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp XNK còn dịch vụ bảo hiểm tín dụng chỉ mới được giới thiệu bởi hai tổ chức là Công ty Liên doanh Bảo hiểm Bảo Việt Tokio Marine và AIA Việt Nam nhưng cũng chưa có khách hàng nào sử dụng dịch vụ này. Các NHTM chủ yếu sử dụng tài sản đảm bảo để bảo hiểm rủi ro cho khoản tín dụng. Đối với sản phẩm bao thanh toán miễn truy đòi nếu không có tài sản đảm bảo thì phải có bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Việc chưa có tổ chức chuyên trách để tập hợp và san sẻ những rủi ro này làm chi phí hoạt động bao thanh toán miễn truy đòi tại Việt Nam cao hơn rất nhiều so với tại các thị trường phát triển. Hiện nay, chỉ có VCB cung cấp hình thức miễn truy đòi trong dịch vụ bao thanh toán. Tuy nhiên, dịch vụ này tại VCB chưa yêu cầu dịch vụ bảo hiểm tín dụng trong bao thanh toán miễn truy đòi mà đưa ra hai mức phí khác nhau. Ngoài các loại phí hoa hồng, khách hàng sử dụng dịch vụ bao thanh toán có đảm bảo rủi ro tín dụng sẽ hưởng mức lãi suất ứng trước là lãi suất chiết khấu cộng với biên độ 0% - 1%, và mức lãi suất ứng trước là lãi suất vay ngắn hạn cộng với biên độ 0% - 1% đối với khách hàng sử dụng bao thanh toán mà không có đảm bảo rủi ro tín dụng.
  52. 45 Cũng chính vì lo ngại vấn đề rủi ro tín dụng mà ACB và Techcombank chưa triển khai sản phẩm bao thanh toán miễn truy đòi. Đối nghịch với suy nghĩ trên, người bán thường không thích sử dụng bao thanh toán có truy đòi. Vì khi không đòi tiền được người mua, bên bán phải trả tiền ứng trước lại cho ngân hàng và mất đi khoản chi phí bao thanh toán đã nộp, đồng thời phải tiến hành thủ tục đòi nợ bên mua. Như vậy, phía ngân hàng hầu như không chịu rủi ro người mua mất khả năng thanh toán. Sự kém phát triển của thị trường bảo hiểm tín dụng đã hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ bao thanh toán của các NHTM Việt Nam, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Kinh nghiệm thành công của thị trường bao thanh toán của Bỉ sẽ là bài học hữu ích cho Việt Nam trong phát triển bảo hiểm tín dụng. 2.4.4. Hệ thống thông tin tín dụng chưa hoạt động hiệu quả Với vai trò hỗ trợ cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng, trung tâm tín dụng CIC thành lập năm 1999 nhưng trong quá trình hoạt động đã bộc lộ nhiều hạn chế: Chất lượng thông tin còn chưa thật chính xác, có trường hợp thông tin dư nợ của CIC còn thấp hơn số thực tế do chưa kịp thời cập nhật từ các NHTM khác nhau. Đối tượng được phép sử dụng thông tin tín dụng bị thu hẹp trong phạm vi ngành ngân hàng. Những doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với NHTM mới được biết đến và có lịch sử tín dụng tại CIC, còn các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chưa có quan hệ tín dụng với các NHTM thì không được lưu trữ thông tin trong trung tâm này. Đây là điểm gây bất lợi cho các doanh nghiệp khi muốn sử dụng dịch vụ bao thanh toán cho lần đầu tiên giao dịch với các ngân hàng. Thông tin tổng hợp theo ngành, thành phần kinh tế chưa phong phú. Sản phẩm thông tin cung cấp cho ngân hàng chưa phong phú. Nguồn nhân lực tại CIC còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn. Ngoài CIC, hiện tại, ở Việt Nam đã có trung tâm tín dụng tư nhân đầu tiên là PCB được góp vốn bởi 11 NHTM (ACB, ABBank, VietinBank, BIDV, Đông Á, Techcombank, VCB, SCB, Sacombank, VIB và VPBank). Ngoài ra CRIF – hãng thông tin tín dụng của Italy – đã đạt thỏa thuận trở thành cổ đông lớn nhất của PCB với 20% vốn sở hữu. Cũng theo thỏa thuận này, CRIF sẽ chuyển giao toàn bộ hệ
  53. 46 thống kỹ thuật cho PCB. Trung tâm PCB chính thức cung cấp dịch vụ từ 07/2010 trong đó có các loại báo cáo tình hình vay nợ, tài sản thế chấp, lịch sử quan hệ tín dụng cho thể nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Nhật Minh, 2010). Do mới đi vào hoạt động chưa lâu nên trung tâm này vẫn chưa phát huy hết năng lực và chưa cung cấp nhiều dịch vụ cho ngân hàng. Trong nghiệp vụ factoring, các ngân hàng cần thẩm định hoạt động sản xuất kinh doanh của cả bên bán và bên mua. Vì vậy những thông tin chính xác và cập nhật nhất là rất cần thiết để các ngân hàng quyết định hạn mức bao thanh toán cho khách hàng. Những khuyết điểm của hệ thống thông tin tín dụng cộng với nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp tạo nên sự e ngại cho phía ngân hàng trong việc cung cấp đa dạng sản phẩm bao thanh toán. Điều này lý giải cho thực trạng phần lớn thị trường bao thanh toán Việt Nam rơi vào tay các Ngân hàng nước ngoài và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như: Far East National Bank, Deutsche Bank AG, UFJ Bank, Citibank 2.4.5. Chưa có hiệp hội bao thanh toán quốc gia Một nguyên nhân nữa làm cho bao thanh toán chưa hoàn thiện và phát triển ở nước ta là vì chưa có Hiệp hội bao thanh toán tầm cỡ quốc gia. Như đã phân tích ở Chương 1, để nghiệp vụ bao thanh toán ngày càng hoàn thiện và phát triển thì các NHTM nên tham gia vào các Hiệp hội bao thanh toán. Thế nhưng, tại Việt Nam sau nhiều năm triển khai bao thanh toán vẫn chưa có Hiệp hội nào để hỗ trợ hoạt động bao thanh toán của các ngân hàng. Các NHTM Việt Nam vẫn còn hoạt động riêng rẽ, khiến cho thị trường bị chia cắt, thông tin về khách hàng không được đầy đủ, khó thực hiện đồng bao thanh toán cho các hợp đồng bao thanh toán lớn. Đây cũng chính là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán của các NHTM Việt Nam. 2.4.6. Nhận thức về bao thanh toán còn chưa đầy đủ Hiện nay, nhiều ngân hàng vẫn chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, lợi ích của nghiệp vụ nên chưa chú trọng triển khai dịch vụ này, các doanh nghiệp vẫn còn xa lạ với khái niệm bao thanh toán. Điều này làm bao thanh toán chưa phổ biến ở nước ta. Bên cạnh nhiều ngân hàng đã triển khai bao thanh toán và có những nhận
  54. 47 thức nhất định về nghiệp vụ này thì nhiều NHTM còn chưa nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích tất yếu khi phát triển nghiệp vụ bao thanh toán. Do dịch vụ này còn khá mới mẻ nên hiện tại chưa có nhiều ngân hàng tiến hành nghiên cứu nghiệp vụ này, hoặc nếu có thì cũng chưa tiến hành ở quy mô lớn. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết về bao thanh toán còn hạn chế. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn có một chút am hiểu về sản phẩm bao thanh toán do được các ngân hàng tiếp thị hoặc thông qua các Diễn đàn Doanh nghiệp, diễn đàn phát triển kinh tế. Thiếu kênh thông tin làm cho đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ rất mơ hồ khi nghe nhắc đến nghiệp vụ bao thanh toán. Từ đó, họ không có khái niệm sử dụng dịch vụ cũng như lựa chọn dịch vụ phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân của thực trạng trên một phần là do các ngân hàng vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc marketing, quảng bá dịch vụ này để doanh nghiệp được tiếp cận, tìm hiểu về bao thanh toán. Hầu hết các ngân hàng đều chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm bao thanh toán trên website và tư vấn trực tiếp, thông tin rất sơ sài và chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của doanh nghiệp. Một số ngân hàng như VCB, ACB, OCB, Techcombank có tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu về bao thanh toán nhưng không nhiều. Các ngân hàng e ngại chưa dám quảng bá rộng rãi vì họ cho rằng sản phẩm bao thanh toán chưa hoàn thiện. Nếu quảng bá rầm rộ đến khách hàng mà không đáp ứng được nhu cầu của họ thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Điều này là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp không được tiếp cận nhiều để tìm hiểu về bao thanh toán và nâng cao nhận thức về nghiệp vụ này. 2.4.7. Bao thanh toán chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm tài trợ khác Theo thông lệ quốc tế, bao thanh toán là nghiệp vụ tài trợ thương mại không cần tài sản đảm bảo nhưng một số NHTM như: OCB, Techcombank vẫn yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo mới cung cấp dịch vụ này. Điều này cũng là tất yếu, bởi vì, đặc điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro, không cho phép ngân hàng mạo hiểm. Các ngân hàng không thể xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi nghe các doanh nghiệp chứng minh tình trạng tài chính dựa trên việc phân tích các báo cáo tài chính không đáng tin cậy. Việc đòi hỏi tài sản đảm bảo làm giảm ưu thế của dịch vụ bao thanh toán đồng thời làm mất đi bản chất của nghiệp vụ này và gây khó