Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức

doc 96 trang nguyendu 4710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_hoan_thien_hach_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_tha.doc

Nội dung text: Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức

  1. GiảI thích ký hiệu viết tắt CPSX : Chi phí sản xuất CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC : Chi phí sản xuất chung CNTTSX : Công nhân trực tiếp sản xuất BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn SP : Sản phẩm SPDD : Sản phẩm dở dang KKTX : Kê khai thường xuyên KKĐK : Kiểm kê định kỳ NVLC : Nguyên vật liệu chính CPNVPX : Chi phí nhân viên phân xưởng TK : Tài khoản 1
  2. LờI NóI đầu Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của một nền kinh tế mở như Việt Nam trong những năm gần đây đã đưa các doanh nghiệp vào một thời đại mới - thời đại của cơ hội nhưng cũng đầy cạnh tranh và thách thức. Cơ chế thị trường đã và đang là một thay đổi lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện nay, đứng trước ngưỡng cửa WTO, các doanh nghiệp Việt Nam cần tự hoàn thiện và nâng cao năng lực của mình về mọi mặt để có thể phát triển trong môi trường mới đầy tiềm năng mà tổ chức này mang lại. Đầy tiềm năng bởi khi gia nhập WTO nghĩa là chúng ta sẽ hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới. Thị trường thế giới sẽ mở cửa cho chúng ta tiến bước vào. Nhưng trong sân chơi này chúng ta cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và một trong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt sau khi gia nhập WTO là việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, mậu dịch. Điều đó có nghĩa là hàng ngoại nhập sẽ tràn lan trên thị trường Việt Nam với những công ty đa quốc gia, những tập đoàn với tiềm lực tài chính khổng lồ sẵn sàng hạ giá bán thấp hơn CPSX trong vòng 3- 5 năm để đánh gục hàng hoá trong nước. Điều này đã được kiểm chứng tại những nước đã gia nhập WTO trước đó, và gần đây là Trung Quốc - nước láng giềng của chúng ta. Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vốn đã đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp nay càng đòi hỏi được hoàn thiện để trở thành một công cụ để các doanh nghiệp sử dụng trong cuộc chiến không khoan nhượng đó. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong sản xuất hiện nay, được sự đồng ý của thầy cô giáo trong khoa QTKD trường Đại học Công Đoàn và ban lãnh đạo Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, em chọn đề tài: "Hoàn thiện hạch toán chi phí 2
  3. sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức" làm nội dung nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận của hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức Chương 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức 3
  4. Chương 1 Cơ sở lý luận của hạch toán CFSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 1.1.1. Chi phí sản xuất: 1.1.1.1. Khái niệm: Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Đó là ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Mỗi yếu tố cơ bản trên tham gia vào quá trình sản xuất theo những cách khác nhau để từ đó hình thành nên các chi phí tương ứng khác nhau: Chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí tiền lương trả cho người lao động và là các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm mới sáng tạo ra. Từ những phân tích trên có thể định nghĩa CPSX như sau: CPSX là sự tiêu hao về nguyên vật liệu, nhân công và khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Để hiểu rõ bản chất của CPSX, cần phân biệt rõ khái niệm chi phí và chi tiêu. Chi phí thực chất là sự dịch chuyển giá trị các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá. Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp, chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh, chi tiêu cho quá trình tiêu thụ. 1.1.1.2. Phân loại chi phí: 4
  5. Phân loại chi phí là việc sắp xếp CPSX vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. * Phân loại CPSX theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Theo cách phân loại này, CPSX chia thành 3 loại: - Chi phí sản xuất kinh doanh: Bao gồm những chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và quản lý hành chính, quản trị kinh doanh. - Chi phí hoạt động tài chính: Bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn và đầu tư tài chính. - Chi phí bất thường: Bao gồm những chi phí ngoài dự kiến như chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ cho việc tính toán giá thành, xác định chi phí và kết quả của từng hoạt động kinh doanh đúng đắn, cũng như lập báo cáo tài chính nhanh chóng, kịp thời. * Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí : Nhằm phục vụ cho việc tập hợp CPSX và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí, người ta tập hợp những chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế thành một nhóm. Theo chế độ kế toán hiện hành, CPSX được chia làm 5 yếu tố sau đây: - Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. - Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương ( chi phí nhân công): Bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), các khoản trợ cấp, phụ cấp cho công nhân và nhân viên quản lý phân xưởng. - Yếu tố chi phí KHTSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao phải trích trong kỳ của tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. 5
  6. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa được phản ánh vào các yếu tố tiêu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cách phân loại này cho biết được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu và tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm căn cứ để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin quản trị doanh nghiệp và lập dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau. * Phân loại CPSX theo khoản mục: Theo cách phân loại này CPSX được chia thành 3 loại chính: - CPNVLTT: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu( kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo SP. - CPNCTT: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của CNTTSX theo quy định. - CPSXC: Là những chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất( phân xưởng, tổ đội ). CPSXC bao gồm: + CPNVPX: Gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của NVPX. + Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng phục vụ cho nhu cầu quản lý chung ở các phân xưởng. + Chi phí CCDC: Phản ánh chi phí CCDC dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở các phân xưởng: khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp 6
  7. + Chi phí KHTSCĐ: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐHH, TSCĐVH, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội (điện, nước, điện thoại) + Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản chi phí trên, sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức độ phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Nó có tác dụng phục vụ cho nhu cầu quản lý CPSX theo định mức, là cơ sở cho kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. * Phân loại CFSX theo chức năng trong sản xuất kinh doanh: Bao gồm 3 loại: - Chi phí thực hiện chức năng sản xuất: Gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng. - Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ: Bao gồm tất cả những chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. - Chi phí thực hiện chức năng quản lý: Bao gồm những chi phí quản lý kinh doanh, hành chính và những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Cách phân loại này làm cơ sở để xác định giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, xác định giá trị hàng hoá tồn kho, phân biệt được chi phí theo từng chức năng cũng như làm căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí. *Phân loại theo phương pháp tính nhập chi phí vào giá thành: Chi phí theo cách phân loại này chia làm hai loại: 7
  8. - Chi phí trực tiếp: Là toàn bộ những chi phí có thể tính trực tiếp vào giá thành của từng đối tượng chịu chi phí - Chi phí gián tiếp: Là tất cả những chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, nhiều công việc (đối tượng khác nhau). Vì vậy, để tính vào chỉ tiêu giá thành không thể tập hợp trực tiếp mà phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháp tập hợp CPSX và phân bổ CPSX một cách đúng đắn và hợp lý. *Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí: Bao gồm 2 loại chi phí: - Chi phí sản phẩm: Là chi phí gắn liền với sản phẩm sản xuất ra hoặc được mua trong kỳ để bán lại. Chi phí sản phẩm là những chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Như vậy, chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm và chỉ thu hồi khi sản phẩm tiêu thụ còn khi sản phẩm chưa được tiêu thụ thì chúng nằm trong sản phẩm tồn kho. - Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ kinh doanh nào đó, hay còn gọi là chi phí phát sinh (CPBH, CPQLDN). Chi phí thời kỳ không phải là những chi phí tạo thành thực thể sản phẩm hay nằm trong các yếu tố cấu thành giá vốn của hàng hoá mua vào. Nó là những khoản chi phí hoàn toàn biệt lập với quá trình sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hoá. *Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí: Bao gồm 3 loại : - Biến phí: Là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động của khối lượng công việc và sản phẩm hoàn thành. Biến phí thường bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp. 8
  9. - Định phí: Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Định phí thường bao gồm các khoản chi phí: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê nhà xưởng, lương nhân viên phân xưởng. - Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định. Ngoài những cách phân loại trên, trong quá trình nghiên cứu ta có thể gặp một số cách phân loại chi phí khác như phân loại theo chức năng kiểm soát bao gồm chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, phân loại theo mức độ phù hợp gồm chi phí thích đáng và chi phí không thích đáng. Trong quản lý kinh doanh, nếu chỉ hiểu được một mặt, hoặc một phần của vấn đề thì rất khó khi đưa ra các quyết định quản lý. Trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng vậy, yếu tố CPSX chỉ là một mặt. Chi phí chi ra phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt thứ hai, cũng là mặt cơ bản của sản xuất, đó là kết quả thu được sau quá trình sản xuất. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Vậy phải hiểu như thế nào cho đúng và đầy đủ khái niệm cũng như các mối quan hệ của giá thành sản phẩm? Sau đây ta sẽ tiến hành nghiên cứu để làm rõ vấn đề này. 1.1.2. Giá thành sản phẩm: 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả các mặt như kinh tế, kỹ thuật tổ chức, chất lượng và hiệu quả của công việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp, đồng thời giá thành còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán của sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 9
  10. 1.1.2.2.Phân loại giá thành: Qua những phân tích ở trên, ta thấy việc quản lý và lập kế hoạch giá thành là rất quan trọng. Để đáp ứng những yêu cầu đó và để công tác tính giá thành được thuận lợi, nhà quản lý phải phân loại giá thành theo các tiêu thức khác nhau. *Nếu căn cứ vào góc độ quản lý giá thành, thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành: Giá thành được chia làm 3 loại: - Giá thành KH: Là giá thành được tính toán trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí kỳ KH. Giá thành KH thường được tính toán trước khi bắt đầu tiến hành quá trình sản xuất. - Giá thành định mức: Là giá thành được tính toán trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí hiện hành đã được xây dựng trong khoảng thời gian nhất định. Giá thành định mức cũng được xây dựng trước khi bắt đâù một quá trình sản xuất, nhưng khác với giá thành KH, giá thành định mức luôn luôn thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của các định mức hao phí trong quá trình thực hiện KH. - Giá thành thực tế: Là giá thành được tính toán sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm, được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và sản lượng thực tế đã diễn ra sau quá trình sản xuất. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh về chất lượng của tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. * Nếu căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí: Giá thành sản phẩm được chia làm hai loại: - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh những CPSX phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm ở phạm vi phân xưởng gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC cho các sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, vì thế giá thành sản xuất còn có tên gọi là giá thành công xưởng. 10
  11. - Giá thành tiêu thụ( Giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giá thành tiêu thụ vì vậy còn được gọi là giá thành đầy đủ hoặc giá thành toàn bộ. Công thức tính như sau: Giá thành toàn bộ của Giá thành sản xuất = + CPBH + CPQLDN sản phẩm tiêu thụ của sản phẩm 1.1.2.3.Bản chất, chức năng của giá thành: * Bản chất của giá thành: Nói đến bản chất của giá thành sản phẩm tức là nói đến nội dung kinh tế chứa đựng bên trong của chỉ tiêu giá thành. Điểm qua lịch sử về lý luận giá thành, ta có thể thấy bản chất của giá thành thông qua các quan điểm sau: - Quan điểm cho rằng giá thành là sự hao phí lao động sống và lao động vật hoá được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định. - Quan điểm cho rằng giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm. - Một quan điểm khác cho rằng giá thành là biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa một bên là chi phí sản xuất, một bên là kết quả đạt được trong từng giai đoạn nhất định. Ta có thể rút ra kết luận về bản chất của phạm trù giá thành như sau: Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành. Nếu chưa có sự dịch chuyển này thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cần thiết được bù đắp, bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm. 11
  12. Hạch toán giá thành chính là tính toán, xác định sự chuyển dịch các yếu tố vật chất vào khối lượng sản phẩm vừa thoát ra khỏi quá trình sản xuất và tiêu thụ nhằm mục đích thực hiện các chức năng của giá thành sản phẩm. * Chức năng của giá thành: Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, tổng hợp. Nó phản ánh chất lượng hoạt động của công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để nhà quản lý nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Nhằm có căn cứ xem xét tính chất quan trọng của chỉ tiêu giá thành trong công tác quản lý kinh tế, cần nghiên cứu các chức năng vốn có của chỉ tiêu giá thành. - Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những hao phí vật chất này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất và đây đã trở thành một vấn đề quan tâm đầu tiên của các doanh nghiệp bởi hiệu quả kinh tế được biểu hiện trước hết ở chỗ doanh nghiệp có khả năng bù lại những gì mình đã bỏ ra hay không. Đủ bù đắp là khởi điểm của hiệu quả và là yếu tố đầu tiên để xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Chức năng lập giá: Giá cả SP được xây dựng trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, biểu hiện mặt giá trị SP. Khi xây dựng giá cả thì yêu cầu đầu tiên là giá cả có khả năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cho các doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường có thể bù đắp được hao phí để thực hiện quá trình tái sản xuất. Để thực hiện được yêu cầu bù đắp hao phí vật chất thì khi xây dựng giá cả phải căn cứ vào giá thành SP. Việc đưa ra các định mức hao phí trong giá thành SP có ý nghĩa rất tích cực khi sử dụng giá thành làm căn cứ để lập giá. - Chức năng đòn bẩy kinh tế: Doanh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào giá thành SP, hạ giá thành SP là biện pháp cơ bản để 12
  13. tăng cường doanh lợi tạo nên tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Phấn đấu hạ thấp giá thành bằng các phương pháp cải tiến tổ chức sản xuất và quản lý, hoàn thiện công nghệ sản xuất, tiết kiệm CPSX là hướng cơ bản để các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điêù kiện nền kinh tế có cạnh tranh. Cùng với phạm trù kinh tế khác như giá cả, lãi, chất lượng, giá thành SP thực tế đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh doanh phù hợp với nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường. Hơn nữa, trong sản xuất kinh doanh, giá thành là chỉ tiêu phản ánh giới hạn chi phí để tính toán, lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu, do vậy trong hạch toán kinh tế cần tính đúng, tính đủ giá thành dựa trên cơ sở khách quan. Về lý luận cũng như trên thực tế, giá thành SP không chấp nhận tất cả các CPSX mà chỉ chấp nhận những chi phí cần thiết trong sản xuất. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của giá thành mà khi tính toán, người làm công tác quản lý cần nắm rõ. Như vậy, chúng ta đều thấy được chi phí, giá cả, giá thành, lợi nhuận là những phạm trù kinh tế khách quan. Chúng tồn tại gắn liền với sự tồn tại của quan hệ hàng hoá - tiền tệ và là đòn bẩy kinh tế quan trọng của quản lý kinh tế, đồng thời chúng hợp thành một hệ thống thống nhất có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau trong nền kinh tế quốc dân. Sau đây ta xem xét cụ thể mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP. 1.1.3. Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP: CPSX và giá thành SP là hai chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện ở hai mặt: - Xét về mặt nội dung: Giá thành SP sản xuất được tính trên cơ sở CPSX đã tập hợp và số lượng SP hoàn thành trong kỳ báo cáo. Nội dung giá thành SP là CPSX được tính cho số lượng và cho loại SP. 13
  14. - Xét về mặt kế toán: Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP phân xưởng là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, giữa CPSX và giá thành SP cũng có sự khác nhau rõ rệt. CPSX và giá thành SP đều là hao phí lao động sống và lao động vật hoá nhưng tính trong chỉ tiêu giá thành SP thì chỉ tính những hao phí cho SP hoàn thành trong kỳ. Nếu CPSX và giá thành SP giống nhau về chất thì chúng lại khác nhau về lượng. Trên thực tế, tổng CPSX phát sinh trong kỳ và tổng giá thành thường không thống nhất với nhau là vì CPSXDD đầu, cuối kỳ trong một kỳ thường khác nhau. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP qua sơ đồ sau: A CPXS dở dang đầu kỳ B CPSX phát sinh trong kỳD A Tổng giá thành sản phẩm C CPSX dở dang cuối kỳD Qua sơ đồ trên ta thấy: AC = AB + BD - CD, hay: Tổng giá thành CPSXDD CPSX phát CPSXDD = + - SP hoàn thành đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Khi giá trị SPDD( CPSXDD) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có SPDD thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng CPSX phát sinh trong kỳ. Tóm lại, CPSX và giá thành SP có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, mối quan hệ này phản ánh tác động tích cực của công việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý vào sản xuất, nên muốn đạt được thành công trong quá trình quản lý sản xuất phải đưa ra những nguyên tắc kinh tế - kế toán vào công tác quản lý chi phí và tính giá thành SP. 14
  15. 1.2. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành: 1.2.1. Đối tượng tập hợp CPSX: CPSX phát sinh trong các DNSX bao gồm nhiều loại, mỗi loại mang một nội dung kinh tế, công dụng khác nhau và phát sinh tại những địa điểm và thời gian khác nhau. CPSX phát sinh sẽ được tập hợp theo những địa điểm phát sinh chi phí hoặc theo một phạm vi, giới hạn nào đó. Như vậy, việc xác định đối tượng hạch toán CPSX chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Muốn xác định được đối tượng tập hợp chi phí, người ta thường căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, vào loại hình sản xuất hay vào yêu cầu và trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX một cách khoa học, hợp lý, có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tổ chức kế toán CPSX từ việc tổ chức hạch toán ban đầu cho đến việc mở các tài khoản, các sổ chi tiết và tổng hợp số liệu. 1.2.2. Đối tượng tính giá thành SP: Đây là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác xác định giá thành SP của doanh nghiệp. Xác định đối tượng tính giá thành SP gắn liền với cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận trong mối liên hệ với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất các loại SP cuối cùng đạt hiệu quả tối ưu. Song đối tượng tính giá thành còn phục vụ cho việc phân phối chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong những trường hợp nhất định, nên không thể có đối tượng tính giá thành cho những kết quả khó có thể xác định hoặc xác định một cách thiếu chính xác. Ngoài ra, đối tượng tính giá thành phải thống nhất, trùng hợp với đối tượng lập giá cả cho từng SP, chi tiết SP. Tuỳ vào từng loại hình sản xuất, vào đặc điểm quy trình công nghệ hay vào đặc điểm cung cấp, sử dụng của từng loại sản phẩm đó mà đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoặc bán thành phẩm ở từng bước chế tạo. 15
  16. Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị được thừa nhận trong nền kinh tế thị trường. Đơn vị tính giá thành thực tế cần thống nhất với đơn vị tính giá thành kế hoạch của doanh nghiệp. 1.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành: Đối tượng kế toán tập hợp CPSX được xác định là căn cứ để tổ chức công tác ghi chép ban đầu, để mở sổ chi tiết, tập hợp CPSX (chi tiết theo từng đối tượng) giúp cho công tác quản lý CPSX và phục vụ việc tính giá thành. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán mở các thẻ tính giá thành, tổ chức công tác tính giá thành theo đối tượng giúp cho doanh nghiệp kiểm tra quản lý tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy giữa chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định hợp lý đối tượng tập hợp CPSX là tiền đề, là điều kiện để tính giá thành. Trên thực tế, một đối tượng tập hợp CPSX có thể trùng với một đối tượng tính giá thành. Trong trường hợp khác, một đối tượng tập hợp CPSX lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại một đối tượng tính giá thành cũng có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp CPSX . 1.3. Phương pháp hạch toán CPSX 1.3.1. Hạch toán CPSX theo phương pháp KKTX: Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm CPSX một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh CPSX. 1.3.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CPNVLTT bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng để tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất dùng. Sau đó 16
  17. căn cứ vào đối tượng tập hợp CPSX đã xác định để tập hợp CPNVLTT. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm. Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân Tổng chi phí vật liệu Tiêu thức phân bổ = * bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Để tập hợp CPNVLTT dùng trong kỳ, kế toán sử dụng TK 621" CPNVLTT" TK 621 - Các chi phí - Các khoản giảm nguyên vật liệu chi phí ( nếu có) phát sinh trong - Kết chuyển kỳ CPNVLTT Tài khoản 621 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX và cuối kỳ không có số dư. 17
  18. Biểu 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTT TK 151, 152, 331, 111, 112, 411, 311 TK 621 TK 154 Kết chuyển CPNVLTT Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm TK 152 tiến hành lao vụ, dịch vụ NVL dùng không hết nhập kho hay chuyển sang kỳ sau 1.3.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: - CPNCTT là những khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp có tính chất tiền lương( phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ ). Ngoài ra, CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định so với tiền lương công nhân sản xuất. Trong trường hợp phải phân bổ gián tiếp, tiền lương chính của CNTTSX thì thường phân bổ theo tỷ lệ với tiền lương định mức hoặc giờ công định mức. Và tiền lương phụ thường được phân bổ cho sản phẩm theo tỷ lệ với tiền lương chính. 18
  19. Tiền lương Tổng tiền lương chính của công Tiền lương chính của CNSX nhân cần phân bổ định mức phân bổ cho SP = Tổng tiền lương định mức của các * của SP A A SP Tiền lương phụ Tổng tiền lương phụ của công nhân Tiền lương của CNSX phân cần phân bổ chính của = * bổ cho SP A Tổng tiền lương chính của các SP SP A Để hạch toán CPNCTT , kế toán sử dụng TK 622 "CPNCTT". Kết cấu TK 622 như sau: TK 622 - CPNCTT - Kết chuyển( phân bổ) phát sinh trong kỳ CPNCTT cho từng đối tượng có liên quan để tính giá thành. Tương tự như việc hạch toán CPNVLTT, hạch toán CPNCTT theo dõi chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí và cuối kỳ, TK 622 không có số dư. Biểu 1.2: Sơ đồ hạch toán CPNCTT TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CNTTSX TK 338 Kết chuyển Các khoản trích theo CPNCTT tỷ lệ với tiền lương của 19
  20. CNTTSX thực tế phát sinh 1.3.1.3. Hạch toán CPSXC trong phân xưởng: CPSXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CPNVLTT và CPNCTT. Đây là những chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất như CPKH TSCĐ dùng trong phân xưởng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Các CPSXC thường được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất). CPSXC phát sinh tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất nào thì sẽ được phân bổ hết cho các đối tượng tập hợp chi phí mà phân xưởng đó tham gia sản xuất không phân biệt đã hoàn thành hay chưa. Trên thực tế, CPSXC thường được phân bổ theo định mức, phân bổ theo giờ làm việc thực tế của CNSX, theo tiền lương CNSX. Mức CPSXC Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng phân bổ cho = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các * CPSXC cần từng đối tượng đối tượng phân bổ Để theo dõi các khoản CPSXC , kế toán sử dụng TK 627 " CPSXC ". Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Kết cấu TK 627: TK 627 - CPSXC thực tế - Các khoản ghi giảm phát sinh trong kỳ CPSXC - Kết chuyển( phân bổ) CPSXC vào các đối tượng có liên quan để tính giá thành 20
  21. TK 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hoặc phân bổ hết cho các sản phẩm, dịch vụ và được chi tiết thành 6 tiểu khoản: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Biểu 1.3: Sơ đồ hạch toán CPSXC TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 Chi phí NVPX Các khoản thu hồi ghi giảm CPSXC TK 152, 153 TK 154 Chi phí vật liệu, dụng cụ Phân bổ hoặc kết chuyển CPSXC cho các TK 242, 335 đối tượng CPCCDC phân bổ kỳ này, TK 632 CP sửa chữa lớn TSCĐ Kết chuyển CPSXC trong kế hoạch vào giá vốn TK 214 TK 1331 Chi phí KHTSCĐ TK 331, 111, 112 Các CPSX khác mua ngoài phải trả hay đã trả Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ( nếu có) 21
  22. 1.3.2. Tổng hợp CPSX , kiểm kê đánh giá SP dở dang: 1.3.2.1. Tổng hợp CPSX : Phần trên ta đã nghiên cứu cách hạch toán và phân bổ các loại CPSX . Các chi phí đó, cuối kỳ đều phải tổng hợp vào bên Nợ của TK 154” Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK 154 được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ của các bộ phận sản xuất - kinh doanh chính, sản xuất - kinh doanh phụ và kể cả cho vật tư, sản phẩm, hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến. Nội dung phản ánh trên TK 154 : TK 154 D: Giá trị SPDD đầu kỳ - Các khoản ghi giảm - Tổng hợp CPSX CPSX - Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ D: Giá trị SPDD cuối kỳ Việc tổng hợp CPSX được tiến hành như sau( Biểu 1.4): Biểu 1.4: Sơ đồ hạch toán CPSXKDDD TK 154 TK 621 Dđk: TK 152, 111 Kết chuyển CPNVLTT Các khoản ghi giảm chi phí SP TK 622 TK 155, 152 Kết chuyển CPNCTT Tổng Nhập kho giá thành vật tư, SP thực tế TK 627 TK 157 SP, lao vụ hoàn 22 thành
  23. Kết chuyển CPSXC Gửi bán TK632 Dck: Tiêu thụ thẳng 1.3.2.2. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang: SP làm dở là sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành SP, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê, đánh giá SPDD. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của SP mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá SPDD sau: * Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPNVLC: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị NVLC : CPSX tính Toàn bộ giá trị VLC thực tế sử dụng Số lượng cho SPDD = * SPDD Số lượng SP Số lượng SP dở cuối kỳ + cuối kỳ hoàn thành dang cuối kỳ Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất có CPNVLC chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. * Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Kế toán xác định giá trị SPDD theo phương pháp này căn cứ trên mức độ hoàn thành và số lượng SPDD để quy SPDD thành SP hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các CPNVLC phải xác định theo số thực tế đã dùng. 23
  24. Giá trị VLC Toàn bộ giá trị VLC xuất dùng Số lượng SPDD nằm trong = * cuối kỳ Số lượng SP Số lượng SPDD SPDD + ( không quy đổi) hoàn thành không quy đổi Chi phí chế biến Tổng chi phí chế biến từng loại Số lượng SPDD nằm trong = * cuối kỳ quy đổi Số lượng SP Số lượng SPDD SPDD + ra thành phẩm hoàn thành quy đổi * Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định SPDD đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp SP đánh giá có tỷ trọng chi phí chế biến so với tổng chi phí thấp. Giá trị SPDD = Giá trị NVLC nằm trong SPDD + 50% chi phí * Đánh giá SPDD cuối kỳ theo CPSX định mức: Phương pháp này căn cứ vào khối lượng SP làm dở và CPSX định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính ra giá trị SPDD cuối kỳ. Giá trị SPDD CPSX định mức cho Số lượng SPDD = * cuối kỳ một đơn vị SP ( đã quy đổi) Phương pháp này áp dụng thích hợp cho các DNSX thực hiện việc hạch toán CPSX và tính giá thành SP theo phương pháp định mức. 1.3.3. Hạch toán CPSX theo phương pháp KKĐK: Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình tăng giảm chi phí trên các tài khoản phản ánh giá 24
  25. trị đầu kỳ và cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, để từ đó xây dựng lượng chi phí thực tế đã bỏ ra cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác trong kỳ. 1.3.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Do đặc điểm của phương pháp KKĐK nên rất khó phân định được là xuất dùng cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh có liên quan đến từng đối tượng. Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng TK 621 - CPNVLTT có kết cấu tương tự phương pháp KKTX. Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. TK 621 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán CPSX (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ ). Phương pháp hạch toán cụ thể các nghiệp vụ liên quan đến việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng có một số đặc điểm gần giống ở phương pháp KKTX. Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển vào TK 631 theo từng đối tượng. Nợ TK 631 Có TK 621 1.3.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống phương pháp KKTX. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CPNCTT: Nợ TK 631 Có TK 622 1.3.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: Toàn bộ CPSXC được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo từng tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp 25
  26. KKTX. Sau đó phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành SP: Nợ TK 631 Có TK 627 1.3.4. Tổng hợp CPSX , kiểm kê đánh giá SP làm dở: 1.3.4.1. Tổng hợp CPSX: Để phục vụ việc tổng hợp CPSX và tính giá thành SP, kế toán sử dụng TK 631 - giá thành SP. Tài khoản chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí và theo loại, nhóm sản phẩm, tương tự như tài khoản 154. Nội dung phản ánh tài khoản 631 như sau: TK 631 - Kết chuyển giá trị - Tổng giá thành sản SPDD đầu kỳ phẩm hoàn thành - CPSX phát sinh - Kết chuyển giá trị SPDD trong kỳ cuối kỳ Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư. Quá trình tổng hợp CPSX được tiến hành như sau (Biểu 1.5) 1.3.4.2. Kiểm kê, đánh giá SPDD: Việc kiểm kê và đánh giá SPDD theo phương pháp KKĐK cũng tiến hành tương tự như phương pháp KKTX. 1.3.5. Phương pháp hạch toán chi tiết CPSX: Để phục vụ cho việc tính toán giá thành SP được chính xác, nhanh chóng, cần tiến hành hạch toán chi tiết CFSX theo từng đối tượng. Hạch toán chi tiết CPSX được khái quát qua các bước sau: - Bước 1: Mở sổ hoặc thẻ hạch toán chi tiết CPSX theo từng đối tượng. Sổ được mở riêng cho từng tài khoản( TK 621, 622, 627 , 631, 641, 642, 142, 26
  27. 335 ). Cơ sở để ghi vào các sổ chi tiết là các tài khoản tháng trước, kỳ trước và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ Sổ có thể được mở riêng cho từng đối tượng hoặc mở chung cho nhiều đối tượng. Biểu 1.5: Sơ đồ hạch toán cPsx theo phương pháp kkđk TK 152, 153 TK 621 TK 631 TK 632 Chi phí vật liệu Kết chuyển Tổng giá thành sản CPNVLTT phẩm hoàn thành TK 334, 338 TK 622 gửi bán hay tiêu Tiền lương và các khoản thụ thẳng trích theo lương của Kết chuyển CNTTSX CPNCTT TK 214, 111,112 TK 627 CPKHTSCĐ, CPNVPX, Kết chuyển chi phí khác CPSXC - Bước 2: Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng đối tượng hạch toán. - Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ, làm cơ sở cho việc tính giá thành, đồng thời lập thẻ tính giá thành SP, dịch vụ theo từng loại. Căn cứ để lập thẻ tính giá thành từng loại SP, dịch vụ là các thẻ tính giá thành kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết CPSX kinh doanh kỳ này và biên bản kiểm kê đánh giá SPDD cuối kỳ cùng bảng kê khối lượng SP dịch vụ hoàn thành trong kỳ. 27
  28. 1.4. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong các doanh nghiệp: Phương pháp tính giá thành về cơ bản bao gồm các phương pháp sau: 1.4.1. Phương pháp trực tiếp ( phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ ). Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính theo công thức sau: Tổng giá thành CP CPSX Các khoản CP SP hoàn thành = SXDD + phát sinh - giảm chi - SXDD trong kỳ đầu kỳ trong kỳ phí cuối kỳ Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, dễ tính toán và có thể cung cấp các chỉ tiêu giá thành một cách kịp thời trong công tác quản lý song độ chính xác không cao. 1.4.2. Phương pháp loại trừ: Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ thì sau khi tính được CPSX cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính được tính như sau: Tổng giá Giá trị CPSX Giá trị SP Giá trị thành của SP = SPDD đầu + phát sinh - phụ thu hồi - SPDD chính kỳ trong kỳ ước tính cuối kỳ CPSX sản phẩm phụ cũng được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng CPSX sản phẩm phụ trong tổng sản phẩm sản xuất của cả quy trình công nghệ nhân với từng khoản mục tương ứng. Trong đó: 28
  29. Chi phí sản xuất sản phẩm phụ Tỷ trọng CPSX sản phẩm phụ = Tổng chi phí sản xuất 1.4.3. Phương pháp hệ số: Phạm vi áp dụng của phương pháp này là những doanh nghiệp mà trong một quy trình công nghệ sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng tạo ra đồng thời tạo ra nhiều loại sản phẩm. CPSX không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất và được tính như sau: Tổng giá thành của tất cả các loại SP Giá thành đơn vị SP gốc = Tổng số SP gốc Giá thành đơn vị SP Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi SP = * từng loại SP gốc từng loại 1.4.4. Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán CPSX là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành SP được xác định bằng cách tổng hợp giá thành của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm: Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + + Zn Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp khai thác, cơ khí chế tạo, luyện kim, may mặc 1.4.5. Phương pháp tỷ lệ chi phí: Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như ở phương pháp hệ số, nhưng giữa các loại sản phẩm chính không có một hệ số 29
  30. quy đổi. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp CPSX theo nhóm sản phẩm cùng loại. Giá thành thực tế đơn Giá thành kế hoạch đơn = * Tỷ lệ chi phí vị SP từng loại vị SP từng loại Tổng giá thành thực tế của các loại SP Tỷ lệ chi phí = * 100 Tổng giá thành kế hoạch của các loại SP Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim 1.4.6. Phương pháp liên hợp: Là phương pháp kết hợp của hai hay nhiều phương pháp trên, được áp dụng cho các doanh nghiệp mà do tính chất tổ chức sản xuất hoặc do đặc điểm công nghệ đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp hai hay nhiều phương pháp. Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí, hay phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ 1.4.7. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn: Doanh nghiệp sản xuất giản đơn là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản ; các doanh nghiệp sản xuất động lực (điện, nước, hơi nước, khí nén ). Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán CPSX được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ ( hoặc thẻ) hạch toán CPSX . Việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp liên hợp. 1.4.8. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng: 30
  31. Với doanh nghiệp sản xuất kiểu này, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng, kế toán sẽ áp dụng phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, tổng cộng chi phí, liên hợp Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ CPSX phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp (CPNVLTT , CPNCTT ) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với CPSXC , sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp (theo giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp ). Trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của công tác quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn đó có thể dựa vào giá thành KH (hay định mức) hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn đặt hàng. 1.4.9. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức: Trong các doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức, người ta hoạch định dựa trên định mức tiêu hao lao động, vật tư, và dự toán CPSXC để xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch so thực tế sản = định mức sản +(-) do thay đổi +(-) với định mức phẩm phẩm định mức 1.4.10. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục: 31
  32. Là doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều bước chế biến, các bước chế biến trước sau được sắp xếp theo một trình tự nhất định. ở mỗi bước chế biến (trừ bước cuối cùng) tạo ra các bán thành phẩm và bán thành phẩm ở bước này là đối tượng chế biến ở bước sau. Trong những doanh nghiệp kiểu này, phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến. Theo phương pháp này, CPSX phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng CPSXC sau khi tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp. Tập hợp CPSX có thể theo hai phương án là phương án có bán thành phẩm và không có bán thành phẩm tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp cộng chi phí hay hệ số hoặc tỷ lệ. + Trường hợp tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm: Trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành theo phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm được thể hiện trên sơ đồ sau: Chi phí Chi phí Giá trị SPDD Giá thành + - - = nguyên vật chế biến bước 1 BTP bước 1 liệu chính bước 1 Giá thành +Chi phí -Giá trị SPDD = Giá thành BTP bước 1 chế biến bước 2 BTP bước 2 bước 2 Tổng giá Giá thành Chi phí Giá trị SPDD BTP bước + chế biến -bước n = thành thành (n-1) bước n phẩm 32
  33. + Trường hợp tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm: Phương pháp này được áp dụng thích hợp đối với doanh nghiệp sản xuất kiểu phức tạp chế biến kiểu liên tục không tiêu thụ bán thành phẩm hoặc việc tiêu thụ này có ý nghĩa không lớn. Việc tính giá thành sản phẩm bước cuối cùng được thể hiện trên sơ đồ sau: Chi phí VLC tính cho thành phẩm Chi phí chế biến bước 1 tính cho Tổng thành phẩm giá thành Chi phí chế biến bước 2 tính cho thành thành phẩm phẩm Chi phí chế biến bước n tính cho thành phẩm 1.4.11. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ: Đây là ngành tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Sản phẩm của sản xuất kinh doanh phụ chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài. Trong trường hợp nếu giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ không có sự phục vụ lẫn nhau hay sự phục vụ không đáng kể thì chi phí sản xuất 33
  34. được tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Giá thành sản phẩm lao vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp. Còn nếu giữa các bộ phận có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể thì có thể áp dụng phương pháp đại số hoặc phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu hoặc giá thành kế hoạch. Tổng chi phí Giá trị lao vụ nhận Giá trị lao vụ phục Giá ban đầu + của bộ phận SX - vụ cho bộ phận SX thành (kế hoạch) phụ khác phụ khác = đơn vị Sản lượng phục vụ bộ phận sản xuất Sản lượng ban mới - phụ khác và tiêu dùng nội bộ ( nếu có) đầu( kế hoạch) 1.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán trong hình thức sổ Nhật ký chứng từ: Hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ khác nhau, có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau, được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở của chứng từ gốc. Trên thực tế có 4 hình thức sổ cơ bản sau: + Nhật ký chung + Nhật ký - Sổ cái + Chứng từ ghi sổ + Nhật ký - chứng từ Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký - chứng từ. Vì vậy em xin đưa ra hệ thống sổ sách kế toán và trình tự ghi sổ trong hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ để có thể thấy được sự giống và khác nhau giữa lý thuyết và thực tế ứng dụng. 34
  35. Biểu 1.6: Sơ đồ hạch toán trên sổ Nhật ký- chứng từ Chứng từ gốc và bảng phân bổ Sổ chi tiết( 1 6) và sổ Bảng kê (1 11) chi tiết khác Nhật ký - chứng từ ( 1 10) Bảng tổng hợp chi Sổ cái tiết Báo cáo Chú thích: kế toán : Ghi hàng ngày : Ghi ngày cuối kỳ : Đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp Hệ thống sổ sử dụng: + Các sổ Nhật ký - chứng từ: có 10 Nhật ký - chứng từ( 1  10) + Sổ kê: có 11 sổ kê (1  11), dùng để phục vụ việc ghi sổ Nhật ký được gọn nhẹ nhanh chóng 35
  36. + Sổ phân bổ: có 4 sổ phân bổ dùng để chia chi phí cho các đối tượng chịu chi phí theo công dụng và mục đích chi phí. + Sổ cái: mở cho từng tài khoản, được ghi vào cuối kỳ. + Sổ chi tiết: có 6 sổ chi tiết(1  6), dùng để phục vụ việc ghi Bảng kê hoặc Nhật ký - chứng từ. 36
  37. Chương 2 Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức 2.1. Một số nét khái quát về Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức : 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Que hàn điện Việt - Đức là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập vào tháng 6 năm 1967 với tên gọi Nhà máy que hàn điện Việt - Đức có trụ sở tại: Phường Giáp Bát - Quận Đống Đa Hà Nội. Trong những năm đầu mới thành lập, nhà máy Que hàn điện Việt - Đức được trang bị hai dây chuyền công nghệ sản xuất do Cộng hoà dân chủ Đức viện trợ với 184 công nhân đã được đào tạo nghề tại các trường dạy nghề. Trong giai đoạn bắt đầu sản xuất do các nguyên nhân chủ quan và khách quan như trình độ kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc của cán bộ công nhân viên nhà máy còn thấp, các ngành công nghiệp xây dựng và xây dựng cơ bản chưa phát triển mạnh do đó nhu cầu que hàn điện của nền kinh tế không cao. Vì vậy Nhà máy Que hàn điện việt Đức chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm là Que hàn N46. Đến năm 1972 Nhà máy tiếp tục được Cộng hoà dân chủ Đức viện trợ thêm 4 dây chuyền công nghệ sản xuất que hàn điện. Như vậy từ năm 1972 cho đến nay Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đã có hệ thống dây chuyền sản xuất que hàn điện hoàn chỉnh của Cộng hoà dân chủ Đức với công suất thiết kế 7500 tấn / năm. Hệ thống dây chuyền công nghệ này đã tạo ra được nhiều chủng loại que hàn điện phong phú đáp ứng 1 cách kịp thời nhu cầu về que hàn điện của các ngành sản xuất công nghiệp. Đến ngày 1 / 1 / 1973 Nhà máy Que hàn điện Việt - đức chuyển đến địa điểm mới là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Tỉnh Hà Tây. 37
  38. Ngày 26 / 05 / 1993 theo quyết đinh thành lập DNNN số 316 QĐ / TCNSĐT của Bộ Công nghiệp nặng, Nhà máy Que hàn điện Việt - Đức được thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 20 / 02 / 1995, Nhà máy Que hàn điện Việt - Đức được đổi tên thành Công ty que hàn điện Việt - Đức theo quyết định cho phép đổi tên số 128 QĐ / TCC - BĐT của Bộ Công nghiệp nặng. Công ty chính thức chuyển đổi thành hình thức công ty cổ phần Nhà nước giữ cổ phần chi phối theo quyết định số 166/2003/QĐ - BCN ngày 14/10/03 của bộ trưởng bộ công nghiệp với tên gọi là Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức . Một vài thông tin về Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức : Tên Công ty: Công ty cổ phần Que hàn điện Việt- Đức Tên giao dịch: Viet Duc Welding Electrode Joint-stock company (VIWELCO). Địa chỉ: Xã Nhị Khê - Huyện Thường tín - Tỉnh Hà Tây. Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty hoá chất Việt Nam (Bộ công nghiệp). Ngày thành lập: 15 - 06 - 1967. đ Vốn điều lệ: 13.712.000.000 . Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp sản xuất que hàn điện. Trải qua gần 40 năm hoạt động và phát triển, Công ty cổ phần Que hàn điện Việt Đức đến nay là 1 trong những cơ sở sản xuất que hàn lớn nhất cả nước luôn làm ăn có lãi và đảm bảo đời sống cho 250 lao động. Sản phẩm của công ty tung ra thị trường luôn giữ uy tín bởi sự đảm bảo và ổn định về chất lượng. Nhiều sản phẩm của công ty được chứng nhận chất lượng bởi Cục đăng kiểm Việt Nam(Viet Nam Register), trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT, đăng kiểm Nhật Bản( NK), đăng kiểm CHLB Đức( GL) và nhiều sản phẩm của công ty đạt được huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm quốc tế tại Việt Nam như giành cúp " Ngôi sao chất lượng" tại Hội chợ 38
  39. triển lãm cơ khí- điện - điện tử- luyện kim; giành huy chương vàng hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng tiêu chuẩn " Made in Viet Nam" năm 2001. Sau quá trình tìm hiểu thị trường nước ngoài và quảng cáo sản phẩm của công ty trên hệ thống mạng Internet, công ty đã xuất khẩu lô sản phẩm đầu tiên của mình sang thị trường nước ngoài năm 2001 và luôn giữ được uy tín với đối tác nước ngoài. Đặc biệt, từ ngày 14/10/2003 kể từ khi công ty chuyển đổi thành hình thức công ty cổ phần, hiệu quả hoạt động kinh doanh được nâng cao rõ rệt. Đó là kết quả của việc cắt giảm lao động dư thừa, hợp lý hơn về cơ cấu tổ chức, thu nhập của người lao động phụ thuộc vào kết quả sản xuất nên đã kích thích động viên họ hăng say tích cực lao động sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Điều đó chứng tỏ sự đúng đắn của chính sách" đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước" của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của nền kinh tế thị trường. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động và mặt hàng kinh doanh của Công ty. 2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hoạt động của Công ty Que hàn điện Việt - Đức là sản xuất và kinh doanh que hàn điện các loại. Công ty là một doanh nghiệp hoạt động gần 40 năm và rất có uy tín trong lĩnh vực sản xuất que hàn điện. Hiện nay Công ty là một trong những cơ sở sản xuất que hàn điện lớn nhất cả nước. Với uy tín, chất lượng và kinh nghiệm của mình sản phẩm của Công ty được khách hàng trong nước và nước ngoài tin dùng với hơn 70 đại lý lớn trên toàn quốc. Các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho Công ty và hưởng hoa hồng trên cơ sở hợp đồng kinh tế. Trong sản xuất que hàn điện, giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, để giảm chi phí và nâng cao chất lượng vật tư cung ứng Công ty đã thực hiện hình thức đấu thầu các lô vật tư có giá trị lớn như lõi que, Fero Mangan 39
  40. Với phương châm “ chỉ cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng tốt” công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm luôn được duy trì một cách đều đặn và có hệ thống qua tất cả các công đoạn từ khâu lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào đến khâu sản phẩm hoàn thành nhập kho đưa ra thị trường tiêu thụ và chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng sản phẩm của Công ty đối với người sử dụng. Hiện tại Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Đây sẽ là một ưu thế rất lớn của Công ty trong tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh trên thương trường. 2.1.2.2. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh: Que hàn điện là mặt hàng thuộc nhóm tư liệu sản xuất phục vụ cho các ngành xây dựng cơ bản, cơ khí, đóng tàu, hàn dân dụng Do vậy quy mô sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các ngành đó. Khi đất nước ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì các ngành trên sẽ phát triển rất mạnh do vậy mà khả năng tiêu thụ sản phẩm này ngày càng cao. Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm: - Cấu tạo: Que hàn điện gồm có 2 phần: + Vỏ bọc: Gồm các khoáng silicat, hợp kim Fero trộn với chất kết dính bao xung quanh lõi. Vỏ bọc có nhiệm vụ duy trì hồ quang tạo khí, xỉ để bảo vệ mối hàn và hợp kim hoá mối hàn. + Lõi que: Chiếm trên 70% khối lượng que hàn có nhiệm vụ điều kim loại vào mối hàn, lõi que được chế tạo từ thép cacbon thấp. - Quy trình sản xuất và kiểm tra: + Thuốc bọc: Gồm các khoáng silicat, Fero khi đưa về Công ty được bộ phận KCS kiểm tra sơ bộ rồi lấy mẫu về phân tích thành phần hoá học của chúng. 40
  41. + Lõi que: Lõi que được nhập ngoại hoặc do Thái nguyên sản xuất. Trước khi đưa vào sản xuất phòng KCS kiểm tra mác, đường kính rồi lấy mẫu phân tích thành phần hoá học. Những lô hàng đủ tiêu chuẩn mớí được đưa vào cắt. Khi cắt xong công nhân xếp que vào kiện, KCS kiểm tra chất lượng cắt và nghiệm thu. + ép: Que cắt và thuốc bọc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa sang ép, ở đây dùng nước Silicat làm chất kết dính, trộn ướt, ép bánh rồi ép que ở áp suất 160 -180 kg / cm2 chiều dày và độ lệch tâm của thuốc bọc theo tiêu chuẩn cho phép. + Phơi sấy: Que ép xong được phơi tự nhiên trên dàn để giảm độ ẩm rồi mới đưa vào sấy ở nhiệt độ 2600C trong hai giờ. 2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua: Trong sản xuất kinh doanh, kết quả cuối cùng bao giờ cũng là mối quan tâm lớn nhất, nó quyết định sự sống còn, quyết định các hoạt động tiếp theo của công ty. Trong thời gian vừa qua Công ty cổ phần Que hàn điện Việt - Đức đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thể hiện ở chỗ khối lượng tiêu thụ tăng, doanh thu tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng cao. Cụ thể kết quả được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau (Xem biểu 2.1) Qua hai năm 03 và 04, doanh thu bán hàng của công ty tăng tương đối 29.4% và tổng lợi nhuận trước thuế tăng 70.8%. Mặc dù trong năm 2004, các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty nói riêng phải đối phó với rất nhiều sự biến động về giá cả các loại trên thị trường nhưng công ty đã đạt được mức độ tăng trưởng cao cả về doanh thu và lợi nhuận. Và năm 2004 cũng là năm công ty thực hiện việc thay đổi hình thức công ty từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, thực hiện việc cắt giảm lao động dư thừa, tính lương theo sản phẩm hoàn thành, tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng gọn 41
  42. nhẹ, khoa học hơn. Thêm vào đó, công ty đã nỗ lực mở rộng thị trường bằng cách duy trì và tìm kiếm thêm thị trường trong nước và tích cực mở rộng thị trường ngoài nước. Điều đó đã góp phần rất lớn vào kết quả mà công ty đã đạt được. Biểu 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Năm 2003- 2004 đvt: 1000đ S Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 TT 1 DTBH 62382807 80721260 2 DTT 62106270 80383981 3 Giá vốn 54656158 71687062 4 Doanh thu HĐTC 34553 25262 5 Chi phí tài chính 398877 913037 6 CPBH 3038754 3080986 7 CPQLDN 3049005 3023365 Lợi nhuận thuần từ 998029 1704793 8 HĐKD 2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh: 2.1.4.1. Đặc điểm bộ máy quản lý: 42
  43. Biểu 2.2: sơ đồ bộ máy quản lý Chủ tịch HĐQT Giám đốc Ban kiểm Phó giám đốc sát Phòng Phòng Phòng Phòng PX PX PX Phòng kỹ kế kinh tổ chức chất ép dây tài vụ thuật hoạch doanh bọc sấy hàn chất gói lượng Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có nhiệm vụ theo dõi, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm sát; Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, mỗi năm triệu tập họp đại hội cổ đông hai lần. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có 11 thành viên có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư của công ty, có quyền bổ nhiệm, miễn 43
  44. nhiệm các cán bộ quản lý quan trọng như Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng Ban kiểm sát: Gồm 3 thành viên do đại hội cổ đông cử ra có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các phương hướng, chính sách của các bộ phận mà Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị đề ra và báo cáo hoặc hỏi ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi đưa ra đại hội cổ đông. Ban giám đốc Giám đốc: Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của công ty được quy định tại " Điều lệ Công ty qhđ Việt Đức". Khi Giám đốc đi vắng, uỷ quyền cho Phó giám đốc điều hành công ty. Nhiệm vụ chính của Giám đốc: * Tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn của Công ty. * Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất trong việc xây dựng và thực hiện: kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quí, năm; thực hiện nghĩa vụ thu nộp theo quy định của pháp luật; kế hoạch phát triển dài hạn; mua sắm và bảo quản, lưu kho các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thiết bị, vật liệu xây dựng và các vật dụng khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất và công tác; các quy chế, quy định của Công ty về quản lý nghiệp vụ kỹ thuật, chất lượng, nội quy kỷ luật lao động, khen thưởng, đào tạo và tuyển dụng; nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường; tổ chức và thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc : Phó giám đốc công ty là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành công việc sản xuất, là đại diện của lãnh đạo về chất 44
  45. lượng. Khi Giám đốc vắng mặt, Phó giám đốc điều hành mọi công việc của công ty. Phó giám đốc có nhiệm vụ chính sau: * Đại diện của lãnh đạo về chất lượng: Chỉ đạo việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, việc áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng, việc thực hiện các hoạt động đánh giá chất lượng nội bộ, thực hiện các hoạt động khắc phục - phòng ngừa. * Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất có liên quan trong việc thực hiện: sáng kiến cải tiến; sửa chữa, duy tu bảo dưỡng thiết bị; đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân viên chức; an toàn và vệ sinh lao động; các công việc liên quan tới đời sống của người lao động như: chăm sóc sức khoẻ (y tế, bồi dưỡng độc hại, điều dưỡng, tham quan du lịch ), hiếu hỷ, lễ hội Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao và báo cáo Giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết của mình hoặc không tự giải quyết được. Nhiệm vụ của phòng TCNS Căn cứ vào các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động để triển khai thực hiện trong Công ty. Phổ biến các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối người lao động, các nội quy, quy chế của Công ty với người lao động. Lập các kế hoạch về lao động tiền lương, đào tạo, quy hoạch cán bộ, nhu cầu sử dụng lao động, bảo hộ lao động cho từng năm và dài hạn. Giúp giám đốc trong việc tuyển dụng, tiếp nhận lao động, điều động, bố trí lao động, công tác tổ chức và cán bộ. Xây dựng các định mức lao động, đơn giá lương sản phẩm, quy chế trả lương và phân phối thu nhập. Theo dõi phong trào thi đua trong Công ty, đánh giá thành tích để khen thưởng. Nhiệm vụ của phòng kế hoạch vật tư * Cung ứng vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh. 45
  46. Mua sắm các loại nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng phục vụ kịp thời cho sản xuất bảo đảm đúng chất lượng, đúng tiến độ, tổ chức vận chuyển hàng về Công ty đảm bảo đúng thời gian. Tiếp nhận, sắp xếp và bảo quản các mặt hàng ở kho theo đúng quy trình kỹ thuật. Cấp phát vật tư, phụ tùng cho các đơn vị, theo dõi việc sử dụng và tồn kho tại các kho do phòng quản lý và các kho thuộc các phân xưởng tránh tồn đọng gây lãng phí. * Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm và các biện pháp thực hiện, yêu cầu tương ứng về vật tư, máy móc, lao động. Lập phương án giá thành sản phẩm. Lập kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng, yêu cầu tương ứng về nguyên liệu, nhiên liệu, điện, phụ tùng thay thế, huy động thiết bị phục vụ cho kế hoạch hàng quý, năm. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo kịp thời cho giám đốc để điều hành nhằm hoàn thành tốt kế hoạch. Phát hiện những khó khăn, đề xuất biện pháp khắc phục. Phối hợp với các đơn vị giải quyết những vấn đề đột xuất phát sinh trong việc thực hiện kế hoạch. Theo định kỳ phối hợp với phòng Tài vụ phân tích hoạt động kinh tế của Công ty để tìm ra những mặt yếu. Nhiệm vụ của phòng Kỹ thuật - Chất lượng * Quản lý kỹ thuật sản xuất: Nắm toàn bộ chất lượng nguyên liệu đầu vào để đề xuất hướng sử dụng nguyên liệu và sản xuất. Xây dựng bổ sung hoàn chỉnh các quy trình công nghệ hướng dẫn cho công nhân thực hiện, theo dõi để xử lý các khó khăn phát sinh. Nắm diễn biến của chất lượng sản phẩm, đặc biệt là que hàn theo từng ca sản xuất, từng loại đơn. Khi cần thiết thì điều chỉnh đơn phối liệu để có chất lượng tốt hơn, ổn định dễ sản xuất. * Quản lý thiết bị máy móc, điện nước trong Công ty, kỹ thuật an toàn sản xuất và vệ sinh công nghiệp. 46
  47. * Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Soạn và hoàn chỉnh các tài liệu giảng dạy. Soạn đề thi và đáp án, phối hợp cùng phòng TNCS tổ chức thi cho công nhân. *Quản lý chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất (đầu vào): kiểm tra phân loại nguyên liệu theo ký mã hiệu, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu mua về theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã quy định trước khi nhập vào kho. * Quản lý chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất ra theo tiêu chuẩn chất lượng đã quy định. Tham gia giải quyết những khiếu nại về chất lượng sản phẩm của khách hàng. * Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm quản lý chất lượng tốt hơn. Làm các thủ tục đăng ký chất lượng hàng hoá do Công ty sản xuất với các cơ quan chức năng cấp trên. Nhiệm vụ của phòng Kinh doanh: Giới thiệu chào bán các sản phẩm của Công ty. Khảo sát, nắm các thông tin về thị trường phục vụ cho công tác tiêu thụ, cho kế hoạch sản xuất, nghiên cứu và phát triển kịp thời thông báo cho các bộ phận có liên quan và báo cáo lãnh đạo Công ty. Nhiệm vụ của ban Nghiên cứu Nghiên cứu nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng các loại que hàn đang sản xuất, phát triển các loại que hàn mới, que hàn chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường, tìm các loại nguyên liệu thay thế trong sản xuất que hàn nhằm nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Theo dõi việc triển khai sản xuất thử tại các phân xưởng, bổ sung, hiệu chỉnh để ổn định quy trình và chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt. Bảo vệ các đề tài nghiên cứu theo quy định bảo vệ tài liệu mậtvà thực hiện các phần việc có liên quan theo yêu cầu của hệ thống chất lượng. Nhiệm vụ của phòng Tài vụ 47
  48. * Đề xuất tổ chức bộ máy kế toán, thống kê phù hợp loại hình sản xuất, quy trình sản xuất của Công ty. Tham gia nghiên cứu xây dựng phương án sản phẩm, cải tiến quản lý kinh doanh. Giúp giám đốc kiểm tra, kiểm soát kinh tế tài chính trong Công ty. Có biện pháp quản lý các loại vốn, sử dụng hợp lý các loại vốn nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, quay vòng vốn nhanh nhất, bảo toàn và phát triển vốn được giao. Tham gia thảo luận, ký kết các hợp đồng kinh tế, theo dõi quá trình thực hiện bảo đảm thanh quyết toán kịp thời. * Theo dõi, rà soát công nợ của Công ty với bên ngoài và giữa bên ngoài với Công ty cung cấp kịp thời cho phòng Tiêu thụ về số nợ của người mua đã quá hạn để có biện pháp thu hồi nợ. Trích nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật và theo tiến độ của sản xuất kinh doanh. Trích phân bổ lợi nhuận, giúp giám đốc sử dụng các quỹ đúng quy định. * Giúp giám đốc tổ chức phân tích kinh doanh kinh tế của Công ty theo định kỳ quý, năm. Phối hợp với các bộ phận khác kiểm kê tài sản, đánh giá tài sản theo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất. Lập các báo cáo tài chính đúng biểu mẫu quy định, đúng thời gian, chính xác. * Quản lý việc thu chi hàng ngày bảo đảm mọi hoạt động của Công ty được tốt, liên tục, đúng chế độ. Thanh toán lương, thưởng, các chế độ khác. Thống kê các số liệu về sản phẩm, bán sản phẩm làm ra và tồn kho theo định kỳ tháng, quý, năm. Lập các chứng từ kế toán, bảo quản chứng từ sổ sách theo đúng quy định. 2.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Quy trình sản xuất sản phẩm que hàn điện được thể hiện ở sơ đồ sau( Biểu 2.3). 48
  49. Biểu 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất que hàn điện Kho NVL NVL làm Lõi thép vỏ bọc Bao bì Silicat đóng gói Kiểm tra Sấy Hoà tan Kéo nhỏ Nghiền Cô đặc Uốn thẳng Sàng và cắt Bể phân đoạn chứa Cân phối liệu Trộn hỗn Trộn Kiện chứa hợp ép Sấy điện Kiểm tra ngoại quan, kiểm tra cơ lý Bao gói hoá Kho thành phẩm 49
  50. 2.1.4.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng, có con dấu riêng và có quyền quyết định về mọi hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Biểu 2.4: Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế Kế Kế Kế Thủ toán toán toán toán quỹ vốn TSCĐ tiền tổng bằng và vật lương hợp tiền và tư công hàng nợ hoá Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận. + Kế toán trưởng: Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tài chính thống kê và bộ máy kế toán công tác phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị; phải có mối quan hệ với chi cục thuế, ngân hàng, tài chính, Tổng công ty để đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán trưởng phụ trách chung và phải chịu trách nhiệm trước công ty, các cơ quan cấp trên và pháp luật về công việc thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình; lập kế hoạch tài chính với Nhà nước, là người trực tiếp báo cáo các 50
  51. thông tin kinh tế, tài chính với giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền khi họ yêu cầu, giúp Giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế tại công ty. Tham gia lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và giám sát kế hoạch định mức vốn lưu động, dự trữ vật tư, thành phẩm tồn kho, xác định nguồn vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh năm kế hoạch, tính vòng quay vốn lưu động, theo dõi sự biến động nguồn vốn công ty, lập kế hoạch và thu nộp ngân sách, trích lập các quỹ theo chế độ. + Kế toán tổng hợp: Nhiệm vụ: tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Định kỳ tham gia kiểm kê số lượng sản phẩm, dở dang, vật tư chủ yếu chưa dùng hết tại phân xưởng; lập các nhật ký chứng từ, và bảng kê có liên quan, tập hợp mọi chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo, cuối kỳ báo cáo tính giá thành sản phẩm. Phân tích và thực hiện kế hoạch CPSX theo yếu tố. Kế toán tổng hợp kiểm tra tính đúng đắn của các chứng từ, các mẫu biểu kế toán do các bộ phận kế toán thực hiện, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán, xác định tính đúng đắn, hợp lệ của các chứng từ, số liệu. Khi phát hiện có sai sót báo cho kế toán viên kiểm tra lại. + Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phụ cấp theo lương. Lập bảng phân bổ tiền lương, hàng tháng tập hợp chứng từ BHXH, bảng thanh toán BHXH nộp phòng BHXH huyện Thường Tín - xin duyệt chi, lĩnh tiền BHXH và bệnh nghề nghiệp từ BHXH huyện Thường Tín về cho CBCNV có liên quan. Trích nộp kinh phí BHXH cho cơ quan chức năng. Theo dõi chi tạm ứng và thanh toán các khoản phải thanh toán nội bộ theo đúng quy chế, quy định của công ty đề ra như: công tác phí, chi tiếp khách, tạm ứng, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu nội bộ, như tiền điện, nước 51
  52. + Kế toán TSCĐ, vật tư, hàng hoá. - Lập kế hoạch trích khấu hao cơ bản TSCĐ hàng quý, năm. Đăng ký kế hoạch khấu hao cơ bản với cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp, cục thuế và Tổng công ty hoá chất Việt Nam. Theo dõi mọi sự biến động về số lượng, chất lượng và địa điểm sử dụng của TSCĐ trong công ty. Tham gia kiểm kê định kỳ TSCĐ theo chế độ quy định. Tham gia đánh giá lại TSCĐ theo yêu cầu của Nhà nước hoặc theo yêu cầu quản lý của công ty. Tham gia nghiệm thu các TSCĐ mua sắm mới, cải tạo nâng cấp và sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành. Phối hợp với các phòng liên quan làm thủ tục thanh lý TSCĐ. - Theo dõi phản ánh kịp thời mọi phát sinh làm thay đổi số lượng, chất lượng, vật tư, thành phẩm trong kỳ. Lập bảng phân bổ giá trị vật tư vào CPSX kinh doanh. - Tham gia kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất vật tư thành phẩm tồn kho, lập biên bản kiểm kê theo quy định. Phát hiện các vật tư ứ đọng, chậm luân chuyển, thành phẩm quá hạn, kém phẩm chất để báo cáo kế toán trưởng. Lập thủ tục thanh lý vật tư, thành phẩm hỏng, mất phẩm chất. Đề xuất biện pháp xử lý vật tư, thành phẩm hỏng, thiếu sau kiểm kê, định kỳ lập các báo cáo có liên quan. + Thủ quỹ: quản lý tiền mặt thu chi theo chứng từ cụ thể, có trách nhiệm bảo quản tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền, các chứng từ thu chi. Tuy có sự phân chia giữa các phần hạch toán, mỗi nhân viên trong phòng đảm nhiệm một công việc được giao nhưng giữa các bộ phận đều có sự kết hợp hài hoà, hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung. Việc hạch toán chính xác, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở từng khâu là tiền đề cho những khâu tiếp theo và đảm bảo cho toàn bộ hệ thống hạch toán không mắc sai sót, các yếu tố đó tạo điều kiện, kế toán tổng hợp xác định đúng kết 52
  53. quả sản xuất kinh doanh của công ty, và qua đó có biện pháp hữu hiệu để khắc phục, phấn đấu cho kế hoạch sản xuất kỳ tới. 2.1.4.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty: * Hình thức sổ áp dụng: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Hình thức kế toán Nhật ký- chứng từ là hình thức sổ ra đời muộn nhất trong các hình thức sổ hiện nay. Nó kế thừa được những ưu điểm của các hình thức kế toán ra đời trước nó và khắc phục được những nhược điểm của chúng. Tuy nhiên đây là hình thức sổ phức tạp về kết cấu, quy mô lớn về lượng và loại. Nó phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, đội ngũ kế toán đủ nhiều và có trình độ. Sự lựa chọn hình thức này là phù hợp với quy mô sản xuất lớn của công ty, với trình độ chuyên môn cao của các nhân viên kế toán và là sự lựa chọn tối ưu bởi hình thức sổ Nhật ký - chứng từ được xây dựng trên sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết - nên đảm bảo các mặt của quá trình hạch toán được tiến hành song song, việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên, công việc đồng đều ở tất cả các khâu và trong tất cả các phần kế toán - đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin của các cấp quản lý. Toàn bộ công việc kế toán được chia làm ba giai đoạn chính: + Lập và luân chuyển chứng từ + Ghi chép vào tài khoản và các sổ kế toán + Lập các báo cáo kế toán Trình tự ghi sổ trong hình thức Nhật ký - chứng từ có thể biểu diễn theo Biểu 2.5. * Sổ sách công ty đang sử dụng: + Các Nhật ký chứng từ số 1, 2, 3, 4, 5, 7, 10 + Các bảng kê số 1, 2, 10, 11 + Sổ cái các tài khoản 53
  54. + Các sổ (thẻ) chi tiết như sổ thống kê vật tư xuất kho, bảng tổng hợp xuất dùng nguyên vật liệu, sổ chi tiết công nợ * Hệ thống tài khoản sử dụng: Hiện nay công ty đang sử dụng theo hệ thống tài khoản của công ty trên cơ sở cụ thể hoá hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành. * Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá vật tư xuất kho: Công ty đang áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để đánh giá. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Niên độ kế toán và kỳ kế toán: Công ty hạch toán theo niên độ kế toán là năm dương lịch tính từ 1/1 cho đến 31/12, kỳ kế toán tính theo quý. Biểu 2.5: Sơ đồ hạch toán trên sổ Nhật ký- chứng từ Chứng từ gốc và bảng phân bổ Sổ chi tiết Bảng kê Nhật ký - chứng từ Bảng tổng hợp chi Sổ cái tiết Báo cáo kế toán 54
  55. Chú thích: : Ghi hàng ngày : Ghi ngày cuối kỳ : Đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp 2.2. Thực trạng hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm: 2.2.1. Đối tượng hạch toán CPSX : Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức bao gồm ba phân xưởng: Phân xưởng dây hàn, phân xưởng cắt- chất bọc và phân xưởng ép- sấy- gói. Mỗi phân xưởng có một chức năng nhiệm vụ riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình sản xuất sản phẩm, để tạo ra được thành phẩm thì nguyên vật liệu xuất ra phải trải qua một quy trình xử lý nhất định của cả ba phân xưởng. Và cùng một loại nguyên vật liệu xuất cho sản xuất, cùng một lượng lao động nhưng tạo ra nhiều sản phẩm với quy cách phẩm chất khác nhau. Vì vậy kế toán CPSX không tập hợp CPSX theo từng phân xưởng mà tổng hợp chung cho toàn bộ phân xưởng trong công ty trong một kỳ kế toán. Trong khuôn khổ khoá luận này em xác định đối tượng hạch toán CPSX là 3 phân xưởng của công ty và tiến hành tính giá thành ba loại sản phẩm que hàn J4214, N464 và N46 3.2 trong quý IV/2004. Đơn vị tiền tệ thống nhất sử dụng là VNĐ. 2.2.2.Phương pháp hạch toán: Để tính toán chính xác các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi việc tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của nhà máy cũng phải được thực hiện một cách chính xác, kịp thời. Trên cơ sở đối tượng hạch toán CPSX, kế toán xác định phương pháp hạch toán thích hợp. Kế toán tổng hợp tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức tập hợp CPSX theo 3 khoản mục chi phí: - CPNVLTT 55
  56. - CPNCTT - CPSXC Việc tập hợp chi phí theo khoản mục chi phí có tác dụng phục vụ nhu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. 2.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: * Nội dung chi phí: Để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, NVL trực tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong số những yếu tố đầu vào của sản xuất. ở công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, NVL được hạch toán theo phương pháp KKTX do đòi hỏi việc cập nhật thường xuyên thông tin về nhập xuất nguyên vật liệu. CPNVLTT chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của công ty(85%). CPNVLTT bao gồm: - Nguyên vật liệu chính (TK 1521): Là những loại nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính của nhà máy bao gồm lõi quay H08A  6.5, Fero Mangan, cao lanh, trường thạch, oxit titan - Nguyên vật liệu phụ ( TK 1522): Được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao tính năng của sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ của công ty bao gồm cát vàng, bọt keo vuốt khô dây hàn, hộp que hàn - Nhiên liệu( 1523): Nhiên liệu được sử dụng tại nhà máy như dầu nhờn HD 40, than cám, dầu CS100 * Phương pháp hạch toán: Tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, mọi nhu cầu về sử dụng nguyên vật liệu đều phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất sản phẩm. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu áp dụng phương pháp thẻ song song. Theo phương 56
  57. pháp này, việc xuất kho vật tư cho sản xuất với khối lượng bao nhiêu, chủng loại nào đều được theo dõi cụ thể trên thẻ kho và theo dõi thêm về mặt giá trị trên sổ chi tiết vật tư tại phòng kế toán. Giá xuất nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Công thức tính như sau: Giá trị nguyên vật Số lượng NVL xuất Giá đơn vị bình quân = * liệu xuất dùng kho NVL xuất kho Trong đó công ty sử dụng giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập để có thể theo dõi và phản ánh kịp thời sự biến động về giá cả trên thị trường: Giá đơn vị bình quân Giá thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập = sau mỗi lần nhập Số lượng NVL tồn thực tế sau mỗi lần nhập Khoản mục CPNVLTT đóng một vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy, trong quá trình hạch toán CPSX , khoản mục này cần được quản lý chặt chẽ. Việc xuất kho nguyên vật liệu phải căn cứ vào định mức sử dụng nguyên vật liệu đã được xây dựng, vào nhu cầu thực tế phát sinh và lệnh xuất kho vật tư cho sản xuất. Do đó, mặc dù CPSX nói chung và CPNVL nói riêng đều được tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp nhưng trên mỗi phiếu xuất kho nguyên vật liệu đều ghi rõ tên phân xưởng, bộ phận sử dụng nguyên vật liệu, lý do xuất kho và thời gian xuất kho nguyên vật liệu. 57
  58. Biểu 2.6: phiếu xuất kho Số : 00108 Nợ : Ngày 5/11/04 Có : Tên người nhận hàng : Phân xưởng cắt chất bọc Lý do xuất kho : Tạm ứng kế hoạch tháng 11/2004 Xuất tại kho : Nguyên vật liệu chính Tên, nhãn hiệu, quy Số lượng Đơn Thành tiền TT cách phẩm chất vật Đvt Yêu Thực xuất giá (1000đ) tư cầu A B C 1 2 3 4 1 Fero Mangan C1% kg 10000 10000 27000 270000 2 Imminhit kg 10000 10000 920 9200 3 Cao lanh kg 10000 10000 310 3100 4 Bột tre kg 1000 1000 1300 1300 Người nhận ký Thủ kho ký Phòng kế hoạch vật tư ký 58
  59. Biểu 2.7: phiếu xuất kho Số : 00241 Ngày 2/12/2004 Nợ : Có : Tên người nhận hàng : Phân xưởng dây hàn Lý do xuất kho : Kế hoạch tháng 12/2004 Xuất tại kho : Nguyên vật liệu chính Tên, nhãn hiệu, Số lượng Đơn Thành tiền TT quy cách phẩm Đvt Yêu cầu Thực xuất giá (1000đ) chất vật tư A B C 1 2 3 4 1 Lõi thép H08 kg 170000 170000 8250 1402500 2 Lõi dây hàn kg 70000 70000 10000 700000 3 Cục silicat Kali kg 10000 10000 6600 66000 Người nhận ký Thủ kho ký Phòng kế hoạch vật tư ký 59
  60. Trình tự hạch toán CPNVLTT của công ty được tiến hành như sau: NVL xuất kho theo kế hoạch vật tư sử dụng trong quý và nhu cầu phát sinh thực tế về vật tư của các phân xưởng sản xuất trong quý đó. Mỗi lần xuất vật tư, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán vật tư vào ngay máy tính chương trình quản lý vật tư xuất kho. Cuối quý, kế toán làm phép cộng tổng và in ra bảng tổng hợp vật tư xuất kho( Biểu 2.8) và lập bảng phân bổ vật tư xuất dùng từng quý (Biểu 2.9). Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ, kế toán vào Nhật ký chứng từ số 7 và vào Sổ cái TK 621. Sau đó kế toán chuyển số liệu cho phòng kế hoạch vật tư để tiến hành so sánh đối chiếu với số lượng nguyên vật liệu đã nhập và theo định mức đã được duyệt của công ty, từ đó tiến hành đề ra kế hoạch nhập NVL cho quý sau. 60
  61. Biểu 2.8: Bảng tổng hợp xuất NVL - CCDC Chứng từ Số Thành tiền Tên vật tư Đvt Đơn giá SH NT lượng ( 1000 đ) 719 1/10 Cát vàng M3 0.5 80000 40 719 1/10 Đá 1*2 M3 0.8 150000 120 719 1/10 Xi măng P400 kg 350 830 290.5 746 5/10 Lưỡi cưa máy cái 5 117353.68 586.8 746 5/10 Lưỡi cưa tay cái 5 2857 14.3 756 5/10 Vòng bi 6207 vòng 4 24000 96 756 5/10 Vòng bi 6003 vòng 4 23315.66 93.3 108 5/11 Fero Mangan C1% kg 10000 27000 270000 108 5/11 Imminhit kg 10000 920 9200 108 5/11 Cao lanh kg 10000 310 3100 108 5/11 Bột tre kg 1000 1300 1300 822 2/11 Khuôn vuốt ý cái 1 827 3/11 Glyxerin kg 20 21789 435.8 827 3/11 Chổi đót cái 5 5000 25 241 2/12 Lõi thép H08 kg 170000 8250 1402500 241 2/12 Lõi dây hàn kg 70000 10000 700000 241 2/12 Cục Silicat Kali kg 10000 6600 66000 Tổng cộng 18886467 61
  62. Từ 1/10/04 đến 31/12/04 Biểu 2.9: bảng phân bổ số 2 Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Quý 4/2004 Ghi có TK TK 152 Ghi TK 153 Cộng 1521 1522 1523 1524 Nợ TK 331 632114 1018 633132 6212 1847687 3461 1851148 6211 14998377 451783 15450160 62722 229746 80599 310345 62721 40848 31870 169985 242703 62732 303647 303647 62731 76920 76920 632 1010 2550 3560 6412 296 296 6422 3902 927 2045 6874 6428 4451 368 2838 25 7682 Cộng 17483639 731422 31870 256899 382637 18886467 Căn cứ vào dòng cộng TK 6211 và 6212 và các cột TK 1521, 1522 trên bảng phân bổ, kế toán vào Sổ cái TK 621 (Xem biểu 2.10) và được ghi sổ : Nợ TK 621 : 17301308 (TK 6211 : 15450160 62
  63. TK 6212 : 1851148) Có TK 1521: 16846064 Có TK 1522: 455244 Biểu 2.10: Sổ cáI Tài khoản 621 Số dư đầu năm Nợ Có Quý Ghi nợ Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 TK 621, ghi có TK TK 1521 16846064 TK 1522 455244 Cộng số phát sinh Nợ 17301308 Cộng số phát sinh Có 17301308 Số dư Nợ cuối quý Có 2.2.2.2. Hạch toán CPNCTT (TK 622): * Nội dung CPNCTT : CPNCTT của công ty là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng. CPNCTT bao gồm tiền lương cấp bậc, tiền lương sản phẩm, tiền thưởng và các khoản trích theo lương. Theo quy định hiện hành, các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT và KPCĐ với tỉ 63
  64. lệ trích đưa vào CPNCTT đối với công nhân trong toàn công ty là như nhau. Cụ thể là BHXH trích 15%, BHYT trích 2%, KPCĐ trích 2% trên tổng tiền lương thực tế phải trả. Để theo dõi CPNCTT kế toán sử dụng TK 622. Trong đó chi tiết thành 2 tiểu khoản cấp 2: TK 6221: Chi phí tiền lương chính TK 6222: Chi phí tiền lương phụ * Phương pháp hạch toán: ở Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, quỹ tiền lương được tính theo tỷ lệ phần trăm theo doanh thu của cả quý( Biểu 2.11) : Tổng quỹ lương = Doanh thu * Tỷ lệ phần trăm theo doanh thu Sau đó tiến hành phân bổ quỹ lương cho các bộ phận theo tỉ lệ cố định như sau: - Phân bổ tổng quỹ lương cho CPNCTT (TK622) 57.22% - Phân bổ tổng quỹ lương cho CPNVPX (TK 6271) 13.28% - Phân bổ tổng quỹ lương cho CPNVQLDN (TK 6421) 20.72% - Phân bổ tổng quỹ lương cho CPNVBH (TK 6411) 8.78% Tuy quỹ lương được xác định cho cả quý nhưng hàng tháng, kế toán tiền lương tính tiền lương để thanh toán cho cán bộ công nhân viên. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, việc thanh toán lương chia làm 2 kỳ. Kỳ 1, kế toán tính ra tiền lương cấp bậc của công nhân và trích BHXH và BHYT (6%); kỳ 2 tính ra tiền Đơn giá = định mức * lương ngày lương năng suất căn cứ vào bảng chấm công bộ phận sản xuất đưa lên. Trong đó tiền lương năng suất căn cứ vào định mức năng suất và lương ngày. Công thức như sau: 64
  65. Định Năng suất bình quân hệ số = * mức ( công/ tấn) của CNSX điều chỉnh Công ty không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất trên TK 335 mà hạch toán trực tiếp trên TK 622 (ghi Nợ) và TK 334 (ghi Có). Quá trình tập hợp CPNCTT trong công ty được tiến hành như sau: Đầu tháng, kế toán tiền lương tính ra tiền lương kỳ 1 - tiền lương cấp bậc cho CNTTSX và lập bảng thanh toán lương kỳ 1( Biểu 2.12). Tại phân xưởng, tổ trưởng các tổ sản xuất theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ chấm công. Cuối tháng, lập bảng chấm công gửi cho phòng tổ chức. Phòng tổ chức căn cứ vào bảng chấm công, phiếu nhập kho sản phẩm cùng đơn giá tiền lương sản phẩm đã được xây dựng trong định mức, tiến hành tính lương sản phẩm cho từng bộ phận sản xuất. Sau đó, phòng tổ chức chuyển toàn bộ số liệu trên về phòng kế toán để lập bảng thanh toán lương kỳ 2 (Biểu2.13) - tiền lương năng suất, nghỉ phép, học tập, chế độ của công nhân trực tiếp sản xuất. Cuối quý, kế toán tổng hợp CPNCTT của cả ba tháng và lập bảng phân bổ số 1( Biểu 2.14) - bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương để tính ra tiền lương phải trả cho các bộ phận trong công ty. Đồng thời, căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ, kế toán vào Nhật ký chứng từ số 7 để tập hợp chi phí, tính giá thành và vào sổ cái TK 622 (Biểu 2.15). Từ dòng cộng TK 6221, 6222 và cột TK 334, 338 trên Bảng phân bổ số 1 kế toán vào Sổ cái TK 622 và được ghi sổ như sau: Nợ TK 622: 1045143 Có TK 334: 878939 Có TK 338: 166204 65
  66. Bảng tính lương kỳ 1 67
  67. bảng tính lương kỳ 2 68
  68. Biểu 2.14 Bảng phân bổ số 1 Tiền lương và các khoản trích theo lương đvt: 1000đ Ghi Có TK 334 TK 338 TK 334 334 Ghi Cộng 3382 3383 3384 Cộng (lương) (ăn ca) Nợ TK 111 571 76 647 6221 874763 874763 17495 131214 17495 166204 6222 4176 4176 6271 203289 203229 4064 30484 4064 38612 6278 122474 122474 6411 134364 134364 2687 20155 2687 25529 6418 4978 4978 6421 317086 317086 6342 47563 6342 60247 6428 44939 44939 Cộng 1533678 172391 1706069 30588 229987 30664 291239 69
  69. Biểu 2.15 Sổ cáI Tài khoản 622 Đvt: 1000đ Số dư đầu năm Nợ Có Quý Ghi nợ Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 TK622, ghi có TK TK 334 878939 TK 338 166204 Cộng số phát sinh Nợ 1045143 Cộng số phát sinh Có 1045143 Số dư Nợ cuối quý Có 2.2.2.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung: * Nội dung CPSXC : Tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, để theo dõi các khoản CPSXC, kế toán sử dụng tài khoản 627 " CPSXC ". Đây là những chi phí bỏ ra để phục vụ sản xuất cho toàn phân xưởng. CPSXC phát sinh trong toàn bộ các phân xưởng bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, khấu hao TSCĐ, nhiên liệu, động lực mua ngoài, chi phí sửa chữa thiết bị, công cụ, dụng cụ tự chế Các khoản chi phí này được tập hợp trong các tài khoản sau: - TK 6271 (CPNVPX): Khoản chi phí này bao gồm chi phí về lương chính, lương phụ, phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng như nhân viên quản 70
  70. lý phân xưởng, lương công nhân phục vụ sản xuất, lương nhân viên vệ sinh Ngoài ra còn có các khoản đóng góp như quỹ BHXH,BHYT và KPCĐ được trích tỷ lệ với tiền lương phát sinh. - TK 6272 (chi phí vật liệu): Phản ánh các chi phí vật liệu xuất dùng trong phạm vi phân xưởng xuất để sửa chữa máy móc thiết bị, nhà cửa Tài khoản này chi tiết thành 2 TK cấp 3: TK 62721: chi phí vật liệu cho PX que hàn TK 62722: chi phí vật liệu cho PX dây hàn - TK 6273 (chi phí CCDC): Phản ánh các chi phí CCDC xuất dùng trong phạm vi phân xưởng. Tài khoản này chi tiết thành 2 TK cấp 3: TK 62731: chi phí CCDC cho PX que hàn TK 62732: chi phí CCDC cho PX dây hàn - TK 6274 ( chi phí khấu hao TSCĐ): Phản ánh các chi phí về khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng như: khấu hao máy móc thiết bị, nhà cửa, kho tàng - TK 6278 ( chi phí bằng tiền khác): Phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh trong phân xưởng như dịch vụ mua ngoài, chi phí hội họp, công tác, tiếp khách Tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, kế toán không sử dụng TK 6277 (chi phí dịch vụ mua ngoài) mà tổng hợp luôn vào TK 6278 do các chi phí này công ty sử dụng tiền để thanh toán trực tiếp. * Phương pháp hạch toán: Việc tập hợp CPSXC được kế toán lập bằng cách tổng hợp các chi phí phát sinh tại cả ba phân xưởng ngoài các chi phí trực tiếp vào TK 627, chi tiết theo từng tiểu khoản và tập hợp theo hình thức thu chi với các tài khoản đối ứng với tài khoản đó. Cuối quý, kế toán dùng làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm. - Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương và các khoản phải trích theo lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, công nhân phục vụ sản 71
  71. xuất được tập hợp trên bảng phân bổ lương và các khoản phải trích theo lương. Theo đó, kế toán tiến hành ghi bút toán: Nợ TK 6271:241841 Có TK 334: 203229 Có TK 338: 38612 - Chi phí NVL, CCDC: Tổng giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng được thể hiện trên bảng phân bổ vật tư. Căn cứ vào giá trị vật liệu và công cụ dụng cụ xuất dùng cho các phân xưởng, kế toán ghi các bút toán: Nợ TK 6272 : 553048 Có TK 152: 553048 Và bút toán: Nợ TK 6273: 380567 Có TK 153: 380567 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Hiện nay, đối với những máy móc đang sử dụng nhưng đã hết khấu hao kế toán không tiến hành trích khấu hao nữa. Còn đối với những tài sản còn trong thời gian trích khấu hao thì kế toán sử dụng phương pháp khấu hao bình quân để tính theo công thức: Mức khấu hao phải Nguyên giá TSCĐ = trích trong năm Thời gian sử dụng Mức khấu hao năm Mức khấu hao quý = 4 Cuối quý, kế toán lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu 2.16). Căn cứ vào khấu hao phải trích cho toàn bộ phân xưởng, kế toán ghi bút toán: 72
  72. Nợ TK 6274: 260000000 Có TK 214: 260000000 Biểu 2.16: bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Quý 4/2004 Đvt:1000đ STT Ghi Có TK 214, ghi Nợ TK Số tiền 1 TK 6274 260000 2 TK 6414 20000 3 TK 6424 90000 Cộng 370000 - Chi phí bằng tiền khác: Đây là các khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng ngoài các chi phí kể trên. Tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, do không có sự tách biệt về chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác nên kế toán tổng hợp cả hai loại vào TK 6278. Kế toán tiến hành ghi bút toán: Nợ TK 627(6278): 714809 Có TK 111: 49269 Có TK 112: 543066 Có TK 334: 122474 Cuối kỳ, kế toán tổng hợp tổng hợp CPSXC toàn công ty (Biểu 2.17) và vào Sổ cái TK 627 (Biểu 2.18). 73
  73. Biểu 2.17: bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Quý 4/2004 Đvt:1000đ TK 627 Số tiền TK 6271 241841 TK 6272 553048 TK 6273 380567 TK 6274 260000 TK 6278 714809 Cộng 2150265 74
  74. Biểu 2.18: Sổ cái Tài khoản 627 đvt: 1000đ Số dư đầu năm Nợ Có Quý Ghi nợ TK Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 627, ghi có TK TK 111 49269 TK 112 543066 TK 152 553048 TK 153 380567 TK 334 325703 TK 338 38612 TK 214 260000 Cộng số phát sinh Nợ 2150265 Cộng số phát sinh Có 2150265 Số dư Nợ cuối quý Có 75
  75. 2.2.2.4. Kế toán tập hợp CPSX toàn công ty: Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên các bảng phân bổ và các nhật ký chứng từ có liên quan, kế toán tiến hành tổng hợp CPSX toàn công ty vào Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu 2.20). Từ dòng cộng TK 621, 622, 627 và các cột đối ứng có liên quan trên Nhật ký chứng từ số 7, kế toán kết chuyển các chi phí trên vào tài khoản tính giá thành 154 và vào sổ cái 154 (Biểu 2.21). - Kết chuyển CPNVLTT : Nợ TK 154:17301308 Có TK 621: 17301308 - Kết chuyển CPNCTT : Nợ TK 154: 1045143 Có TK 622: 1045143 - Kết chuyển CPSXC : Nợ TK 154: 2150265 Có TK 627: 2150265 2.2.3. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào phiếu kiểm kê sản phẩm cuối kỳ (Biểu 2.19), kế toán xác định được khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trên cơ sở số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ đã xác định, kế toán tiến hành đánh giá. Tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, kế toán đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí trực tiếp với mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 90%. Và theo báo cáo nhập - xuất - tồn kho thành phẩm của quý IV/ 2004, kế toán xác định được tổng khối lượng sản phẩm nhập kho là 2149721.5 kg. Chi phí trong sản phẩm dở dang trong quý IV được xác định như sau: 76
  76. - Giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang: 62326 * 15450160 = 435319 2149721.5 + 62326 - Giá trị nguyên vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang: 62326* 90% * 1851148 = 47074 2149721.5 + 62326* 90% - Giá trị nhân công trực tiếp trong sản phẩm dở dang: 62326* 90% * 1045143 = 26578 2149721.5 + 62326* 90% Tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 508971 Biểu 2.19: phiếu kiểm kê Sản phẩm dở dang Ngày 31/12/04 STT Tên sản phẩm Đvt Số lượng 1 Que hàn trên dàn N46 4 kg 27950 2 Que hàn trên dàn J420 3.2 kg 8360 3 Que hàn trên dàn E70162.5 kg 176 4 Que hàn trên dàn J4213.2 kg 10400 5 Thuốc bọc các loại kg 11360 6 Dây hàn SW0.9 kg 1200 7 Dây hàn SW0.9 ( đã bao gói) kg 795 8 Dây hàn SW0.8 ( đã bao gói) kg 2085 Tổng cộng kg 62326 77
  77. Nhật ký chứng từ số 7 78
  78. Biểu 2.21: Sổ cáI Tài khoản 154 đvt: 1000đ Số dư đầu năm Nợ Có Quý Ghi nợ TK Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 154, ghi có TK TK 621 17301308 TK 622 1045143 TK 627 2150265 Cộng số phát sinh Nợ 20496716 Cộng số phát sinh Có 20496716 Số dư Nợ cuối quý Có 79
  79. 2.3. Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức: Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức là một doanh nghiệp cơ khí chế tạo. Chính vì vậy mà sản phẩm của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đa dạng về quy cách, phẩm chất. Do đặc điểm này, mà để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán sử dụng phương pháp tỷ lệ chi phí. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa CPSX thực tế với CPSX kế hoạch để tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành thực tế sản phẩm từng loại. 2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác kế toán. Bộ phận công tác giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, cung cấp và sử dụng để từ đó xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cho thích hợp. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức có độ phức tạp cao và có sự gián đoạn về mặt kỹ thuật, song sản phẩm cuối cùng của công ty được xuất xưởng là sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm hoàn chỉnh. Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm ở công ty là hoàn toàn phù hợp và tạo thuận lợi trong công tác quản lý và công tác tính giá thành sản phẩm. 2.3.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm: Việc xác định kỳ tính giá thành sản phẩm thích hợp là công cụ quan trọng để tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu giá thành thực tế kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của nhà máy. Để xác định kỳ tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng tính giá thành thì phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và chu kỳ tổ chức 80
  80. sản xuất sản phẩm của công ty. Do việc kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho và sản phẩm dở dang của công ty tiến hành vào cuối mỗi quý, nên mặc dù chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn (7 ngày) nhưng công ty xác định giá thành sản phẩm theo quý. 2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Để phù hợp với quy trình công nghệ, với cách thức tổ chức sản xuất, đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX, tính giá thành sản phẩm, công ty đã xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho. Xuất phát từ đặc điểm loại hình sản xuất của công ty, kế toán tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ chi phí. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa CPSX thực tế với CPSX kế hoạch để tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. áp dụng phương pháp này kế toán đảm bảo tính giá thành một cách đầy đủ, nhanh chóng, toàn bộ CPSX phát sinh được tập hợp hết cho sản phẩm sản xuất. Việc tính giá thành dựa trên việc tập hợp CPSX gồm ba khoản mục chi phí đó là: - CPNVLTT - CPNCTT - CPSXC Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức sản xuất trên 50 loại que hàn và dây hàn. Nhưng trong khuôn khổ của luận văn, em xin được tính giá thành của ba loại sản phẩm que hàn: J4214, N464 và N46 3.2. Đây là ba mặt hàng chủ lực và có uy tín danh tiếng trên thị trường dây hàn điện trong nước và nước ngoài của công ty, đặc biệt với sản phẩm J4214 Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đã giành huy chương vàng hội chợ hàng Việt Nam chất lượng tiêu chuẩn “Made in Viêt Nam” tổ chức tại Hà Nội vào năm 2002. 81
  81. Trong quý IV/ 2004, công ty sản xuất được 195220 kg que hàn J4214, 874860 kg N464, 100040 kg que hàn N46 3.2. Để tính giá thành từng loại sản phẩm, kế toán tính tổng giá thành kế hoạch và tổng giá thành thực tế quý IV/ 2004 để tính ra tỷ lệ chi phí. - Dựa vào bảng dự kiến kế hoạch chi tiết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của năm 2004 do phòng kế hoạch vật tư đưa lên kế toán có thông tin về giá vốn kế hoạch. Đồng thời, căn cứ vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho thành phẩm quý IV, kế toán tổng hợp tính ra được tổng giá thành kế hoạch là 18177350 nghìn đồng. - Lập bảng tính tổng giá thành thực tế: Căn cứ vào bảng kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối quý 3/2004, bảng kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối quý 4/2004 và dòng cộng TK 621, 622, 627 trên Nhật ký chứng từ số 7 kế toán lập ra bảng tính giá thành: Khoản mục chi Dở dang Phát sinh Dở dang Tổng STT phí đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành 1 CFNVLTT 352823 17301308 482393 17171738 2 CFNCTT 17951 1045143 26578 1036516 3 CFSXC 2150265 2150265 Tổng cộng 370774 20496716 508971 20358519 - Căn cứ vào số liệu trên, kế toán tính được tỷ lệ chi phí: Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế/ tổng giá thành kh = 20358519/ 18177350 = 1.12 Theo phương pháp tỷ lệ chi phí, giá thành đơn vị sản phẩm từng loại được tính theo công thức: 82
  82. Giá thành đơn vị Giá thành kế hoạch Tỷ lệ = * sản phẩm từng loại đơn vị sản phẩm từng loại chi phí - Lập bảng tính giá thành 3 sản phẩm đã chọn: Giá thành Giá thành Tổng giá thành STT Tên sản phẩm đơn vị KH đơn vị thực tế thực tế( 1000đ) 1 J421 4 6700 7500 1464150 2 N46 4 6309 7066 6181761 3 N46 3.2 6650 7448 745098 83
  83. Chương 3 Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở CTCP que hàn điện Việt Đức 3.1. Nhận xét chung về công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty: Trong nền kinh tế thị trường, khi mà có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất để tìm kiếm và mở rộng thị phần thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng sản phẩm và đưa ra mức giá cạnh tranh so với công ty đối thủ. Trong đó, giá cả là một vũ khí quan trọng mà doanh nghiệp sử dụng để tồn tại và phát triển. Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức là công ty đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất que hàn điện. Công ty luôn đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh so với những mặt hàng cùng loại của các công ty trong và ngoài nước, không ngừng nghiên cứu tung ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, công ty duy trì được những bạn hàng truyền thống và ngày càng thu hút nhiều bạn hàng mới. Đặc biệt, từ khi công ty cổ phần hoá cuối năm 2003, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể thể hiện ở doanh thu bán hàng năm 2004 tăng 29.4% so với năm 2003. Bộ máy tổ chức quản lý được sắp xếp lại một cách khoa học, gọn nhẹ, giảm về số lượng nhưng chất lượng ngày càng cao. Các phòng ban trong công ty được phân chia và sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất. Việc tính lương cho công nhân theo sản phẩm đã khuyến khích, động viên người lao động hăng hái thi đua lao động tăng năng suất. Trong cơ chế hoạt động mới toàn thể cán bộ công nhân viên đều cố gắng phát huy hết sức năng lực của mình. Đồng thời, công ty cũng chú trọng công tác giáo dục ý thức của công nhân trong việc tiết kiệm để giảm chi phí, tăng hiệu quả bằng việc triệt để tận dụng các 84
  84. nguồn thu, tận dụng mọi tiềm năng về nhà xưởng, khai thác tạo thêm nguồn thu. Phòng tài vụ của công ty, trong cơ chế hoạt động mới của công ty cũng đã có những cải tiến về cơ cấu bộ máy và cơ cấu hoạt động nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình. Công tác kế toán của công ty tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý chung. Qua thời gian thực tập của mình tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, em nhận thấy những ưu điểm nổi bật trong hoạt động của bộ máy kế toán công ty. Trong khuôn khổ của đề tài, em xin đưa ra những thành tựu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty như sau: 3.1.1.Ưu điểm: * Bộ máy kế toán: Là một công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất que hàn điện, Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức nhận thức được tầm quan trọng của lợi thế giá cả trong cạnh tranh. Chính vì vậy mà công ty luôn chú trọng đến việc tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm, luôn tăng cường công tác quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm. Để phát huy được vai trò đó, bộ máy kế toán của công ty được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ nội dung hạch toán và đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ cao, nhiệt huyết với công việc. Cụ thể trong công tác hạch toán CPSX và tính giá thành luôn có sự kết hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các kế toán vật tư, kế toán tiền lương và kế toán tổng hợp để có thể tập hợp CPSX và tính giá thành một cách nhanh chóng, chính xác. * Việc sử dụng tài khoản: Công ty hiện đang sử dụng hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành. Trong việc tập hợp CPSX, công ty phân theo 3 khoản mục: CPNVLTT , 85