Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Sông Đà 11 - 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Sông Đà 11 - 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_g.doc
Nội dung text: Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Sông Đà 11 - 3
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Lời nói đầu 1-Sự cần thiết của đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Với mục tiêu từ nay đến năm 2010, nước ta cơ bản là một nước công nghiệp phát triển với nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, đảm bảo mục tiêu kinh tế phát triển, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn trú trọng và quan tâm đến sự phát triển của kinh tế-xã hội, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để định ra phương án phát triển. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và hiệu quả, tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Bởi vậy, xây dựng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, góp phần tạo ra sự đổi mới, phát triển và hoàn thiện mục tiêu. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp xây dựng đang có những bước tăng trưởng và phát triển cao, đó là những công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên sự canh tranh gay gắt của môi trường kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm mục tiêu có lãi và tạo chỗ đứng trên thị trường. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3 thuộc công ty cổ phần Sông Đà 11. Với những công trình, hạng mục công trình lớn, thời gian thi công dài. Vì vậy, công việc theo dõi, tính toán giá thành các công trình, hạng mục công trình chiếm phần lớn trong công việc kế toán của xí nghiệp. Cùng với xu hướng hội nhập của nền kinh tế và môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt, xí nghiệp luôn tự mình đổi mới cách thức kinh doanh và hoàn thiện công tác kế toán nhằm mục tiêu đạt được doanh thu cao và giá thành hạ. Vậy nên, em mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp” tại xí nghiệp nhằm mong muốn được đóng góp một phần nào đó trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của xí nghiệp. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế 2-Mục đích nghiên cứu của đề tài: Sự hỗ trợ của công tác hoạch toán kế toán trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết bởi hạch toán kế toán là công cụ có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp sẽ hạn chế được những thất thoát, lãng phí và là cơ sở để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. 3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cùng với sự nhận thức của bản thân trong quá trình học tập. Em mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp” tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3 thuộc Công Ty Cổ Phần Sông Đà 11. 4-Phương pháp nghiên cứu: Hạch toán kế toán là khoa học kinh tế, có đối tượng nghiên cụ thể mà ở đây đối tượng nghiên cứu là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Do vậy phương pháp nghiên cứu trong bài Luận văn áp dụng là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp. 5-Những đóng góp chính của luận văn: Đây là công trình khoa học, là kết quả lao động nghiêm túc, kết hợp với những kiến thức đã học, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – Thạc sỹ Đặng Ngọc Hùng và tập thể cán bộ Ban kế toán của XN. Mong rằng những vấn đề mà Luận văn đưa ra nhằm đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế và góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại XN. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu không nhiều và thiếu những kinh nghiệm thực tiễn chắc chắn Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và cán bộ kế toán Xí nghiệp để Luận văn hoàn thiện hơn. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn – Thạc Sỹ Đặng Ngọc Hùng và tập thể cán bộ Ban kế toán của Xí Nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. 6-Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, các phần mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3 thuộc Công ty cổ phần Sông Đà 11. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3 thuộc Công ty Cổ Phần Sông Đà 11. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 1.1 Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 1.1.1 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Để đạt được điều đó ngay từ đầu các doanh nghiệp phải đặt ra các phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất. Và phương án đó một phần chính là hạ giá thành sản phẩm bằng cách sử dụng tiết kiệm vật tư, tiền vốn, quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, Đối với các doanh nghiệp xây dựng, để tính toán chính xác giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải chú trọng làm tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Việc hạch toán chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất tìm ra biện pháp hạ thấp chi phí, phát huy quy trình sản xuất. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp xây lắp bộ phận kế toán cung cấp, những nhà quản lý doanh nghiệp có thể nhìn nhận đúng thực trạng của quá trình sản xuất, những chi phí thực tế của từng công trình, hạng mục công trình, trong từng thời kỳ cũng như kết quả của toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, vốn để có các quyết định quản lý cũng như trong công tác hạch toán chi phí, nhằm loại trừ ảnh hưởng của những nhân tố tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí một cách hợp lý. Đối với Nhà nước, việc hạch toán chi phí sản xuất hợp lý, chính xác tại các doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý vĩ mô có cái nhìn tổng quát Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế. Từ đó đưa ra những đường lối chính sách phù hợp để tăng cường hay hạn chế quy mô phát triển của các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, việc hạch toán chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó gắn liền với quyền lợi trực tiếp của doanh nghiệp, của Nhà nước và các bên liên quan. 1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 1.1.2.1 Vai trò Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm. Tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế cạnh tranh. Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. 1.1.2.2 Nhiệm vụ Để tổ chức tốt kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành ở doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán doanh nghiệp đã lựa chọn. Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (trên thuyết minh báo cáo tài chính); định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp. Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành XD trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 1.2 Chi phí sản xuất và mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.2.1 Chi phí sản xuất 1.2.1.1 Khái niệm Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng phải huy động sử dụng các nguồn lực, vật lực (lao động, vật tư, tiền vốn, ) để thực hiện xây dựng tạo ra các sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình, . Quá trình tạo ra các sản phẩm đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa cho quá trình hoạt động của mình. Vậy, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình (hoạt động sản xuất sản phẩm xây lắp) trong một thời kỳ nhất định 1.2.1.2 Bản chất và nội dung của chi phí sản xuất Như vậy nội dung của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm: Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Chi phí lao động sống: là chi phí về tiền công, tiền lương phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất. Chi phí lao động vật hóa: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí trong quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, Các loại chi phí khác: như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí dich vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, Độ lớn của chi phí sản xuất là một đại lượng xác định và phụ thuộc hai nhân tố chủ yếu là: Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công cho một đơn vị lao động đã hao phí. 1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân bổ theo các tiêu thức thích hợp. 1.2.1.3.1 Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí : Căn cứ vào tính chất và nội dung kinh tế của các lọai chi phí, toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân chia thành các yếu tố sau: Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền công (lương), thưởng, phụ cấp và các khoản trích trên lương theo quy định của công nhân lao động trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội. Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định (máy thi móc thiết bị thi công, thiết bị phục vụ và quản lý) sử dụng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản phải trả cho các loại dịch vụ mua từ bên ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (như chi điện, nước, điện thoại). Chi phí bằng tiền khác: bao gồm toàn bộ chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố trên. Phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này có tác dụng là cho phép xác định rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động, 1.2.1.3.2 Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau: Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành lên thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ chi phí về tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp có tính chất thường xuyên (phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm) của công nhân trực tiếp sản xuất thuộc doanh nghiệp và số tiền trả cho người lao động trực tiếp thuê ngoài. Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây, lắp công trình, gồm những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, điện, (kể cả loại máy phục vụ xây, lắp). Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: Lương chính, lương phụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy, ; chi phí vật liệu; chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí dịch vụ nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy, ); chi phí khác bằng tiền. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu, ); chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy, ). Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại phân xưởng, tổ, đội, tiền lương cho nhân viên quản lý đội xây dựng, chi phí vật liệu, CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ và các chi phí khác dùng cho nhu cầu sản xuất chung của tổ, đội, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý tổ, đội, phân xưởng. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo dự toán: là cơ sở cho việc tính toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo thực tế khoản mục, từ đó đối chiếu với giá thành dự toán của công trình. Vì trong xây dựng cơ bản, phương pháp lập dự toán thường là lập riêng cho từng đối tượng xây dựng theo các khoản mục nên cách phân lọai này cũng được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp. 1.2.1.3.3 Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành hai loại: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng chi phí, từng công việc nhất định. Do đó, kế toán có thể căn cứ vào số liệu chứng từ gốc để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng chi phí, nhiều công việc, Với những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu thức phân bổ nhất định. 1.2.1.3.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng hoạt động Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng chia thành hai loại: biến phí và định phí. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Định phí: là những chi phí có sự thay về tổng số khi có sự thay đổi về khối lượng công việc hoàn thành như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Biến phí: là những chi phí không thay đổi về tổng số lượng khi có sự thay đổi về khối lượng công việc hoàn thành như chi phí điện thắp sáng, chi phí thuê mặt bằng. Cách phân loại này có tác dụng trong quản trị doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng- lợi nhuận, phân tích điểm hòa vốn phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh hợp lý, nhằm tăng lợi nhuận. 1.2.2 Giá thành sản phẩm 1.2.2.1 Khái niệm và bản chất của giá thành Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất nhất định tính cho một khối lượng kết quả hoàn thành nhất định. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, thời gian thi công dài nên đối với công trình lớn không thể xác định được ngay giá thành công trình, hạng mục công trình mà phải thông qua việc tính giá thành của khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành quy ước. Khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thỏa mãn các điều kiện sau: + Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng (đạt giá trị sử dụng) + Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý + Phải được xây dựng cụ thể và phải được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Như vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay khối lượng xây dựng hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan, vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận. 1.2.2.2 Phân loại giá thành 1.2.2.2.1 Phân loại giá thành SPXL theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành được chia thành 3 loại: Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế – kỹ thuật của Nhà nước và các khung giá giới hạn quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ của Bộ Tài chính. Căn cứ vào giá trị dự toán xây lắp của từng công trình, hạng mục công trình, ta có thể xây dựng dự toán của chúng theo công thức: Giá thành Giá trị dự toán Thu nhập chịu Thuế = - - dự toán sau thuế thuế tính trước GTGT đầu ra Hoặc Giá thành Giá trị dự Lãi định mức = + dự toán toán công trình Thu nhập chịu thuế tính trước là số (%) trên giá thành xây lắp do Nhà nước quy định đối với từng loại hình xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể. Giá thành dự toán là chỉ tiêu dùng để làm căn cứ cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch của mình, còn các cơ quan quản lý Nhà nước qua đó giám sát được các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng. Giá thành kế hoạch: là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công. Giá thành kế hoach được xác định theo công thức sau: Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành thực tế: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp nhất định và được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất đã tập hợp được cho khối lượng xây dựng thực hiện trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu phản ánh kết quả thực tế phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, các loại giá thành trên phải tuân thủ theo nguyên tắc sau: Giá thành dự toán Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế 1.2.2.2.2 Phân loại giá thành SP theo phạm vi các chi phí cấu thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm xây lắp được phân biệt theo các loại sau: Giá thành sản xuất xây lắp: là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất (chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung) tính cho khối lượng, giai đoạn xây lắp hoàn thành hoặc công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Giá thành toàn bộ của công trình hoàn thành và hạng mục công trình hoàn thành: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xây lắp. Giá thành toàn Chi phí ngoài sản xuất Giá thành bộ sản phẩm = + (CPBH, CPQLDN) phân bổ sản xuất xây lắp cho các sản phẩm xây lắp Cách phân loại này giúp các doanh nghiệp biết được kết quả sản xuất kinh doanh thực (lãi, lỗ) của từng công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp đã thực hiện vì căn cứ vào giá thành toàn bộ sẽ xác định được mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế 1.2.2.2.3 Phân loại giá thành căn cứ vào mức độ hoàn thành khối lượng xây lắp. Trong xây dựng cơ bản, trên thực tế để đáp ứng nhu cầu quản lý về chi phí sản xuất, tính giá thành và công tác quyết toán kịp thời, tránh phức tạp hóa, giá thành được chia thành hai loại: * Giá thành khối lượng sản phẩm quy ước: là chi phí sản xuất toàn bộ để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp đến giai đoạn quy ước và phải thỏa mãn đủ các điều kiện đã quy định (3 điều kiện đối với khối lượng sản phẩm hoàn thành quy ước). * Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh: là giá thành công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật theo đúng thiết kế, hợp đồng bàn giao và được chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán. 1.2.3 Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói chung thì giữa chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. * Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Giống nhau về chất vì đều biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, xây dựng để hoàn thành một công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau: * Về mặt lượng: khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành là xác định một lượng chi phí nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Như vậy chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. * Sự khác nhau: giá thành sản phẩm có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Và đầy kỳ có thể có một khối lượng sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Như vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Công thức giá thành được tính như sau: Giá thành sản Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản phẩm xây lắp = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Trong trường hợp chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc ở các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì: Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí phát sinh trong kỳ Từ công thức giá thành trên ta thấy, các khoản chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm nhưng không phải mọi chi phí sản xuất đều được tính vào giá thành sản phẩm mà chi phí sản xuất gồm toàn bộ các khoản đã chi ra trong kỳ phục vụ cho xây dựng đối với các doanh nghiệp xây lắp và giá thành chỉ giới hạn số chi phí đã chi ra liên quan đến công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí kỳ này (là các chi phí phân bổ nhiều kỳ). Có nhiều chi phí phát sinh trong kỳ nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành. Do đó chưa có giá thành. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn khác nhau ở giá trị sản xuất sản phẩm dở và giá trị sản xuất sản phẩm hỏng. Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm hay giá thành sản phẩm để có được khối lượng sản phẩm hoàn thành. Có thể thấy sự không đồng nhất giữa chi phí sản xuất và giá thành, tuy nhiên, cần khẳng định lại rằng: chi phí sản xuất vá giá thành là biểu hiện hai mặt của một quá trình sản xuất kinh doanh. 1.3 Công tác kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.1 Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh ở nhiều thời điểm khác nhau, liên quan đến việc chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (tổ, đội, phân xưởng sản xuất, giai đoạn công nghệ, ) hoặc đối tượng chịu chi phí (công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, ). Dựa trên những căn cứ và những đặc điểm tổ chức sản xuất và sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể từng công trình, từng hạng mục công trình, từng phân xưởng, từng tổ, đội, đơn đặt hàng 1.3.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Trên cơ sở đối tượng kế toán chi phí đã xác định kế toán tiến hành lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp. Xét theo cách thức tập hợp chi phí vào từng đối tượng tập hợp chi phí, kế toán sử dụng hai phương pháp: phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp. 1.3.1.2.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, kế toán căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán cho từng đối tựơng riêng biệt. Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. Vì vậy sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện có thể cho phép. 1.3.1.2.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng. Trong trường hợp đó, phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng. Sau đó, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự: Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế - Xác định hệ số phân bổ (H) Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ C Hay H = T - Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng: Ci = Ti x H Trong đó Ci : là chi phí phân bổ cho từng đối tượng i Ti : là tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i H: là hệ số phân bổ Thực tế cho thấy, trong các doanh nghiệp xây lắp, do sản phẩm mang tính đơn chiếc, cách xa nhau về mặt không gian nên chủ yếu sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp, còn với khoản mục chi phí gián tiếp phải có tiêu thức phân bổ. Ngoài ra trong doanh nghiệp xây lắp còn có những phương pháp hạch toán chi phí sau: - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: chi phí sản xuất phát sinh sẽ được tập hợp theo đơn đặt hàng riêng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh kể từ lúc khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công: các chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn vị thi công. 1.3.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tập hợp vào chi phí nhân công trực, căn cứ vào bảng Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế trích khâu hao TSCĐ, các phiếu chi, bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương, để tập hợp vào chi phí sản xuất máy thi công, chi phí sản xuất chung. Tài khoản sử dụng: TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” TK 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công” TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK: TK 335 “Trích trước chi phí thực tế phát sinh” TK 142 “ Chi phí trả trước” 1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (KKTX) 1.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nội dung : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển thẳng gia cấu thành thực thể sản phẩm xây, lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng sản phẩm xây, lắp (không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu chính trong chi phí chung). Nguyên tắc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất thực tế. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại nơi sản xuất (nếu có) để ghi giảm trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất sử dụng cho công trình. Tài khoản sử dụng – TK 621 - Tài khoản này dùng để phán ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây dựng, sản xuất sản phẩm công nghiệp , của doanh nghiệp xây lắp. Tài khoản này được mở trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế - Kết cấu: Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ (gồm có VAT theo phương pháp trực tiếp và VAT theo phương pháp khấu trừ). Bên Có: - Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho - Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp, hoạt động sản xuất khác trong kỳ sang TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang và chi phí sản xuất và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình xây dựng. - TK 621 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152, 153 TK 621 TK 152 Xuất kho NVL, CCDC NVL dùng không hết cho xây lắp nhập lại kho TK 111, 112, 141, 331 TK 154 NVL mua về sử dụng ngay TK 133 Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Thuế GTGT 1.3.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp thực hiện công việc xây dựng, lắp đặt (kể cả lao động Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế thuê ngoài) bao gồm tiền công, tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ lương cấp có tính chất ổn định. Tài khoản sử dụng – TK 622 - Tài khoản này dùng để phán ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây dựng. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc (các khoản phụ cấp). - Kết cấu: Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ bao gồm tiền lương, tiền công, lao động, các khoản phụ cấp. Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 - Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334(3341) TK 622 TK 154 Phải trả công nhân Kết chuyển chi phí thuộc danh sách nhân công trực tiếp TK 111, 112, 331, 3342 Phải trả cho lao động thuê ngoài TK 141 Thanh toán tạm ứng chi phí NC Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế 1.3.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Nội dung: Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các khoản chi phí về NVL cho máy hoạt động, chi phí tiền lương (chính, phụ), phụ cấp của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy và chi phí mua ngoài, chi phí khác bằng tiền có liên quan đến sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp bằng máy theo phương thức thi công hỗn hợp. Tài khoản sử dụng: TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công trình - Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp. - Không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công (như BHXH, BHYT, KPCĐ). - Kết cấu: Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí NVL cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công, ). Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. - Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ. Trình tự hạch toán TK 623 Đối với mỗi hình thức sử dụng máy thi công, kế toán có cách hạch toán phù hợp. a. Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức bộ máy thi công riêng biệt, đội máy được phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán riêng Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí máy thi công (tổ chức bộ máy thi công riêng biệt) TK 111, 112, 152, 153 TK 621 TK 154 TK 623 Chi phí NVL Kết chuyển chi phí Giá thành lao vụ trực tiếp NVL trực tiếp của đội MTC TK 3341, 3342 TK 622 Chi phí NC Kết chuyển chi phí trực tiếp NC trực tiếp TK 111, 112, 331, 214 TK 627 CPSX chung Kết chuyển chi phí SXC Sơ đồ 1.4 : Hạch toán chi phí máy thi công ở doanh nghiệp xây lắp TK 111, 112, 336 TK 623 TK 154 Khi DN nhận khối Kết chuyển chi phí lượng máy thi công hoàn thành sử dụng máy thi công TK 133 Thuế GTGT (nếu có) Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế b. Doanh nghiệp không tổ chức bộ máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công, nhưng đội máy không tổ chức kế toán riêng. Sơ đồ 1.5 : Hạch toán chi phí máy thi công (không tổ chức bộ máy thi công riêng biệt) TK 3341, 3342, 111 TK 623 TK 154 Tiền lương phải trả cho Kết chuyển công nhân sử dụng MTC chi phí sử dụng MTC TK 152, 111, 112, 331 Xuất kho hoặc mua NVL CCDC sử dụng cho MTC TK 214 Chi phí khấu hao MTC TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác TK 133 TK 141 Thanh toán tạm ứng chi phí MTC Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế c. Trường hợp máy thi công thuê ngoài: Sơ đồ 1.6: Hạch toán chi phí máy thi công thuê ngoài TK 111, 112, 331 TK 623 TK 154 Giá thuê chưa có Kết chuyển chi phí thuế sử dụng MTC TK 133 Thuế GTGT (nếu có) 1.3.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Nội dung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến tổ chức phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng như: tiền lương của nhân viên quản lý đội, các khoản trích trên lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí NVL, CCDC sử dụng cho nhu cầu chung của tổ, đội, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và chi phí dich vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác có liên quan đến hoạt động của đội. Tài khoản sử dụng – TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” - Kết cấu: Bên Nợ: Các khoản chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang Bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. - TK 627 cuối kỳ không có số dư. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Sơ đồ 1.7 : Hạch toán chi phí sản xuất chung TK 627 TK 334, 338 TK 111, 112, 138 Lương và các khoản trích Khoản ghi trên lương của CNV giảm CPSXC TK 152, 153 TK 154 Xuất dùng NVL. CCDC Kết chuyển TK 142, 242 Giá trị CCDC Khi phân bổ CPSXC lớn TK 214 Trích khấu hao TSCĐ TK 335 Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Và chi phí bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT (nếu có) TK 141 Quyết toán tạm ứng chi phí sản xuất chung Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế 1.3.3.5 Kế toán thiệt hại trong sản xuất Doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng đều không thể tránh khỏi những thiệt hại trong quá trình sản xuất, đặc biệt đặc điểm của ngành XDCB là tiến hành ngoài trời, phụ thuộc phần nhiều vào điều kiện tự nhiên nên không thể tránh khỏi những rủi ro. Những rủi ro này tạo nên thiệt hại cho doanh nghiệp trong sản xuất, xây dựng. Đây là nguyên nhân làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, cần phải hạch toán chính xác giá trị thiệt hại trong sản xuất, xây dựng nhằm có biện pháp xử lý kịp thời để tránh các thiệt hại về sau. Thiệt hại trong sản xuất xây lắp thường gặp ở hai dạng chủ yếu sau: Thiệt hại do phá đi làm lại : do xây lắp sai thiết kế, không đảm bảo tiêu chuẩn sai chất lượng, không được nghiệm thu buộc phải bỏ chi phí thêm để sửa chữa và phá đi làm lại cho đạt yêu cầu. Thiệt hại do ngừng sản xuất: do các nguyên nhân về thời tiết, nhân công, không cung ứng đủ vật tư, tiền vốn, Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì những khoản thiệt hại trong sản xuất thi công không tính vào giá thành mà thường được định khoản như sau: Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán thiệt hại trong sản xuất ở các DNXL TK 138(1) TK 111, 152 Giá trị phế liệu thu hồi TK 138(8), 334 Giá trị cá nhân bồi thường TK 811 Giá trị tính vào chi phí khác dự phòng TK 131 Giá trị chủ đầu tư bồi thường Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Phần giá trị thiệt hại kế toán ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Nợ TK 138(8), 131, 811 Có TK 154 1.3.3.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Sơ đồ 1.9: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX TK 621 TK 154(1541) TK 111, 152, 138 Kết chuyển chi phí Các khoản thiệt hại NVL trực tiếp ghi giảm CPSX TK 622 TK 155 Kết chuyển chi phí SP hoàn thành chờ NC trực tiếp tiêu thụ TK 336 TK 623 Bàn giao sản phẩm Kết chuyển chi phí cho nhà thầu chính sử dụng MTC TK 627 TK 632, 157 Kết chuyển chi phí Tiêu thụ thẳng sản xuất chung Hoặc gửi bán TK 335, 641 Bảo hành công trình xây lắp Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế 1.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (KKĐK) Tài khoản sử dụng – TK 631 “ Giá thành sản xuất” + Nội dung : để tập hợp chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 631 – Giá thành sản xuất. TK này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (đội, xí nghiệp, ) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, của bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ, chi phí thuê ngoài giá thành sản phẩm công, chế biến. - Cũng tương tự như phương pháp kiểm kê thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản: 621, 622, 623, 627. Tuy nhiên, theo phương pháp kiểm kê định kỳ, TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang chỉ dùng phán ánh giá trị làm dở lúc đầu kỳ và cuối kỳ, còn việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành thực hiện trên TK 631 – Giá thành sản xuất. + Kết cấu: Bên Nợ: - Giá trị khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang đầu kỳ. - Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Giá trị khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ. - Giá thành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao chủ đầu tư. - Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ. 1.3.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – TK 621 Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng NVL mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê và xác định giá trị NVL tồn kho, hàng mua đang đi đường , Giá trị thực tế Giá trị thực tế Giá trị thực tế Giá trị thực tế NVL xuất = NVL tồn đầu + NVL nhập - NVL tồn cuối dùng kỳ trong kỳ kỳ Để xác định giá trị NVL trực tiếp xuất dùng cho các nhu cầu khác nhau thì căc cứ vào mục đích sử dụng của từng loại NVL với tỷ lệ phân bổ dựa vào kinh nghiệm nhiều năm hoặc dự toán. Đây chính là nhược điểm lớn của Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế phương pháp này đối với công tác quản lý, ở chỗ ta không thể biết được tình hình xuất dùng cụ thể của từng loại NVL như thế nào. Về cách tập hợp chi phí NVL trực tiếp trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK 631: Nợ TK 631 Có TK 621 1.3.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp – TK 622 Về cách tập hợp chi phí NC trực tiếp trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Đến cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành: Nợ TK 631 Có TK 622 1.3.4.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán ghi: Nợ TK 631 Có TK 623 1.3.4.4 Kế toán chi phí sản xuất chung Được tập hợp vào tài khoản 627 và được chi tiết đến tài khoản 2 như phương pháp kê khai thường xuyên, sau đó được phân bổ vào tài khoản 631 chi tiết theo từng sản phẩm, công trình, hạng mục công trình. Kế toán ghi: Nợ TK 631 Có TK 627 1.3.4.5 Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Sơ đồ 1.10: kế toán tập hợp theo phương pháp KKĐK TK 631 1.4 Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm trong DNXL 1.4.1 Đối tượng tính giá thành trong kỳ Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, nó có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao (đạt đến điểm dừng hợp lý). Như vậy, về bản chất, có sự giống nhau về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác quản lý chi phí, giá thành. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác nhau như: + Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất theo từng đối tượng. Còn đối tượng tính giá thành là căn cứ lập các bảng biểu chi tiết, phiếu tính giá thành, tạo cơ sở cho việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. + Mặt khác, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể tương ứng với một hay nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại. Kỳ tính giá thành: là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. 1.4.2 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình dở dang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trong dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến mới tiếp mới trở thành thành phẩm. Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây dựng được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng, quí. Việc đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ tùy thuộc vào phương thức thanh toán giữa bên A và bên B, kế toán có thể đánh giá sản phẩm xây lắp theo các phương pháp sau: Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế 1.4.2.1 Đánh giá theo chi phí sản xuất thực tế phát sinh: Phương pháp này được áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình được thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ. Do vậy, chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ là tổng chi phí sản xuất xây lắp từ khi khởi công đến cuối kỳ báo cáo. Thực chất, đến khi công trình hoàn thành toàn bộ thì không có đánh giá sản phẩm dở dang. 1.4.2.2 Đánh giá theo giá trị dự toán và mức độ hoàn thành của SPXL Phương pháp này được áp dụng đối với các đối tượng công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán từng phần theo giai đoạn công việc khác nhau, có giá trị dự toán riêng. Do vậy, chi phí cho sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ được tính toán trên cơ sở phân bổ chi phí sản xuất thực tế phát sinh của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng hoặc theo tỷ lệ hoàn thành tương đương. Khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang được đánh giá trên cơ sở tài liệu kiểm kê khối lượng dở dang cuối kỳ, công thức đánh giá như sau: Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán Công thức như sau: Chi phí thực tế Chi phí thực tế của khối lượng Giá trị dự Chi phí khối lượng XL + XL thực hiện toán của thực tế dở dang đầu kỳ trong kỳ khối lượng của khối = x XL dở lượng XL Giá trị dự toán Giá trị dự toán của khối lượng của khối lượng dang cuối dở dang + XL hoàn thành XL dở dang kỳ giao trong kỳ cuối kỳ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tương đương. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Chi phí thực Chi phí thực tế tế của khối của khối lượng + Chi phí của lượng XL dở XL thực hiện khối lượng Chi phí dang đầu kỳ trong kỳ XL dở thực tế dang cuối của khối = x kỳ đã quy lượng XL Chi phí dự toán Chi phí dự đổi theo SP dở dang của khối lượng toán của khối hoàn thành cuối kỳ XL dở dang cuối lượng XL tương + kỳ đã quy đổi hoàn thành đương theo SP hoàn bàn giao trong thành tương kỳ đương 1.4.3 Các phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. 1.4.5.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp vì nó phù hợp với đặc điểm sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc và đối tượng tập hợp sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, cách tính đơn giản. Theo phương pháp này, tập hợp tất cả chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình, từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình ấy. - Trường hợp: công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang. Khi đó, kế toán tính giá thành sau: Z = Dđk + C - Dck Trong: Z: Tổng giá thành sản phẩm C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Dđk, Dck: Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ - Trường hợp: chi phí sản xuất tập hợp theo từng công trình nhưng giá thành thực tế lại tính riêng cho từng hạng mục công trình, thì kế toán căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó. 1.4.5.2 Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này thích hợp với xây lắp các công trình lớn, phức tạp, quá trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn thi công chia ra cho các đối tượng sản xuất khác nhau. ở đây, đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn thi công, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng. Công thức tính: Z = Dđk + C1 + C2 + + Cn - Dck Trong đó: Z: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm C1, C2, , C n: là chi phí sản xuất ở từng giai đoạn hay từng hạng mục công trình của một công trình. Dđk, Dck: Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ 1.4.5.3 Phương pháp tỷ lệ chi phí Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công ty xây lắp có thể ký kết với bên giao thầu một hay nhiều công trình, gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng cho từng phần công việc. Các hạng mục công trình trên cùng một địa điểm thi công, cùng đơn vị thi công nhưng có thiết kế riêng khác nhau, dự toán khác nhau. Để xác định giá trị thực tế cho từng hạng mục công trình phải xác định tỷ lệ phân bổ. Công thức: Z tt = Gdt x H Trong đó: Z tt: Giá thành thành thực tế của hạng mục công trình Gdt : Giá trị dự toán của hạng mục công trình đó H : Hệ số phân bổ giá thành thực tế Với H = Tổng chi phí thực tế của công trình Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Tổng chi phí dự toán của tất cả HMCT 1.4.5.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này thích hợp với đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình. Theo phương pháp này, kế toán tiến hành mở cho mỗi đơn đặt hàng một sổ tính giá thành. Cuối mỗi kỳ, chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, theo từng khoản mục chi phí ghi vào bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng tương ứng. Trường hợp đơn đặt hàng gồm nhiều hạng mục công trình sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tính giá thành cho từng hạng mục công trình theo công thức sau: Zđ đh Z = x Zdti Zdt Trong đó: Zi: Giá thành thực tế của hạng mục công trình Zđ đh: Giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành Zdt: Giá thành thực tế của các hạng mục công trình và đơn đặt hàng hoàn thành. Zdti: Giá thành dự toán của hạng mục công trình i 1.4.5.5 Phương pháp tính giá thành định mức Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô sản xuất đã định hình và đi vào ổn định, đồng thời doanh nghiệp đã xây dựng được các định mức vật tư, lao động có căn cứ kỹ thuật và tương đối chính xác. Đồng thời việc quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và giá thành phải dựa trên cơ sở hệ thống định mức. Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch + + thực tế của = định mức do thay đổi thoát ly - - SP của SP định mức định mức Trong đó: Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ Chênh lệch thoát Chi phí phí thực tế Chi phí phí định mức = - ly định mức (theo từng khoản mục) (theo từng khoản mục) 1.4.4 Kế toán giá thành sản phẩm trong DNXL 1.4.4.1 Tài khoản sử dụng – TK 154 Nội dung: TK 154 – CPSXDD là tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành của sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, lao vụ, với các khoản mục tính giá thành: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, áp dụng phương pháp kiểm kê trong kế toán hàng tồn kho. Kết cấu Bên Nợ: - Tập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp hoặc giá thành sản phẩm công nghiệp và lao vụ, dịch vụ khác. - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ. Bên Có: - Giá thành SPXL hoàn thành bàn giao (từng phần hoặc toàn bộ) hoặc chờ bàn giao. - Giá thành sản phẩm của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính. - Giá thành thực tế của SP công nghiệp hoàn thành và chi phí sản xuất thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ hoàn thành. - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. - Trị giá NVL, hàng hóa giá công xong nhập kho. Số dư Nợ: Giá thành sản phẩm xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ. - Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp 2. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế 1.4.4.2 Quy trình hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu Bước 1: Tổng chi phí sản xuất SPXL theo từng đối tượng (CT, HMCT) và chi phí sản xuất tiết theo từng khoản mục. Căn cứ vào kết quả của các bảng phân bổ chi phí NVL, chi phí NC, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí. Kế toán ghi: Nợ TK 154 (1541) Có TK 621, 622, 623, 627 Bước 2: Hạch toán giá trị xây lắp giao cho nhà thầu phụ (ở nhà thầu chính) - Căn cứ vào giá trị của khối lượng xây lắp do Nhà thầu phụ bàn giao cho Nhà thầu chính chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán ghi: Nợ TK 154 (1541) Nợ TK 133 (1331) Có TK 111, 112, 136, 331 - Khi khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ thực hiện được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi: Nợ TK 632 Nợ TK 133 (1331) Có TK 154 (1541) Bước 3: Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào giá thành sản xuất XL thực tế hoàn thành đưa đi tiêu thụ bàn giao bên A (kể cả khối lượng XL hoàn thành theo hợp đồng khoán nội bộ, đơn vị hạch toán có tổ chức riêng hệ thống sổ kế toán), ghi: Nợ TK 632 Có TK 154 (1541) - Trường hợp SPXL hoàn thành chờ tiêu thụ như xây nhà để bán hoặc hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành SPXL hoàn thành kế toán ghi: Nợ TK 155 (1551) Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Có TK 154 (1541) - Trường hợp bàn giao SPXL hoàn thành cho đơn vị nhận thầu chính (đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng), ghi: Nợ TK 336 (3362) Có TK 154 (1541) - Trường hợp DNXL xây dựng chương trình lán trại, nhà ở tạm, công trình phụ trợ có nguồn đầu tư riêng, khi hoàn thành công trình kế toán ghi: Nợ TK 241 (2412) Có TK 154 (1541) - Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện giá trị xây lắp liên quan đến bảo hành công trình xây dựng, ghi: Nợ TK 641 (6415) Nợ TK 335 Có TK 154 (1541) 1.4.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP theo phương thức khoán trong DNXL ý nghĩa: Trong DNXL, hình thức khoán đang được áp dụng rất rộng rãi, nó gắn liền với lợi ích vật chất của người lao động và khuyến khích người lao động quan tâm đến hiệu quả công việc hơn. Bởi từng phần, từng giai đoạn công việc được khoán cho từng tổ, đội thi công với khối lượng, chất lượng và với tiến độ thi công đúng theo hợp đồng. Như thế vừa xác định rõ trách nhiệm cho từng công nhân, từng tổ, đội, từng cán bộ, công nhân vừa nhằm phát huy những khả năng sẵn có trên nhiều mặt ở các đơn vị cơ sở Các hình thức giao khoán SPXL: Hiện nay, các DNXL thường áp dụng hai hình thức giao khoán cơ bản là: - Khoán gọn công trình: Các đơn vị nhận khoán toàn bộ giá trị công trình và tự tổ chức cung cấp vật tư, nhân công, , tiến hành thi công. Đến khi hoàn thành sẽ tiến hành bàn giao và được thanh toán toàn bộ giá trị công trình nhận giao khoán. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế - Khoán theo từng khoản mục chi phí: Bên nhận giao khoán sẽ chi phí những khoản mục chi phí đã thỏa thuận với bên giao khoán và bên giao sẽ chịu chi phí và giám sát về kỹ thuật và chất lượng công việc. Trình tự kế toán áp dụng cho hạch toán giao khoán ở đơn vị giao khoán nội bộ khối lượng XL và đơn vị nhận giao khoán là đơn vị không có tư cách pháp nhân. Sơ đồ 1.11: Hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị giao khoán TK 152, 153, 111, 112 TK 141 (1413) TK 621, 622,623, 627 Tạm ứng cho Số chi thực tế đơn vị nhận khoán TK 133 Thuế GTGT (nếucó) Sơ đồ 1.12: Hạch toán chi phí sản xuất ở đơn vị nhận khoán xây lắp Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế TK 331 TK 152, 153 TK 621 TK 154 TK 155 Mua Xuất K/c K/c giá NVL, NVL, CP NVL thành CCDC CCDC trực tiếp CTXL phục vụ hoàn TK 111, 112 SX thành chưa tiêu thụ TK 632 Mua trong kỳ K/c giá NVL thành TK 623, 627 CTXL hoàn K/c thành Chi phí bằn tiền tiệu thụ CP trong MTC, kỳ TK 214 SXC Trích KH Tiêu thụ thẳng TSCĐ TK 334, 338 TK 336 Lương và Trả các Bàn giao cho nhà thầu lương khoản trích chính TK 622 Lương và K/c CP các NC trực khoản tiếp trích 1.5 Sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.5.1 Hình thức Nhật ký chứng từ Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Chứng từ và các bảng phân bổ Sổ, thẻ kế Bảng kê Nhật ký chứng từ toán chi tiết Bảng tổng hợp Sổ cái chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 1.5.2 Hình thức Nhật ký Sổ cái Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ thẻ kế toán chứng từ gốc chi tiết Bảng tổng hợp Nhật ký- sổ cái chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 1.5.3 Hình thức Nhật ký chung Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Chứng từ gốc Sổ nhật ký Sổ nhật ký Sổ, thẻ kế đặc biệt chung toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 1.5.4 Hình thức Chứng từ ghi sổ Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế ChứngChứng từtừ gốcgốc Bảng tổng hợp Sổ thẻ kế Sổ quỹ chứng từ gốc toán chi tiết Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp Sổ cái chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Chương 2 Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3 2.1 Đặc điểm tình hình chung tại XN Sông Đà 11-3 ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của XN Sông Đà 11-3 Xí nghiệp Sông Đà 11-3 là thành viên của Công ty Sông Đà 11 tiền thân là xí nghiệp xây lắp điện nước số 1. Ngày 30/4/1993 được đổi tên thành xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11-3 theo quyết định số 66 – BTC – TCLĐ của giám đốc Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Quá trình hình thành của xí nghiệp Sông Đà 11-3 gắn liền với quá trình hình thành của công ty. Năm 1973 từ một đội điện nước thuộc công ty thủy điện Thác Bà được nâng cấp thành công trường cơ điện. Năm 1976 đơn vị chuyển về xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình và được đổi tên thành xí nghiệp xây lắp máy điện nước thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Năm 1998 với sự trưởng thành về quy mô và kết quả hoạt động sản xuất đơn vị được nâng cấp thành công ty xây lắp năng lượng trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà và thời gian này công ty có chi nhánh tại Hà Nội. Sau này được đổi tên thành xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11-3. Trụ sở chính của xí nghiệp đặt tại Km 10- Đường Trần Phú- Phường Văn Mỗ- Hà Đông- Hà Tây. Năm 2002, để phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và đa dạng hóa sản xuất kinh doanh xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 11-3. Năm 2004 do chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Nhà nước ta nên xí nghiệp được biết đến với tên Xí nghiệp Sông Đà 11-3 thuộc Công ty Cổ Phần Sông Đà 11. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần đổi tên, bổ sung chức năng, nhiệm vụ. Xí nghiệp không ngừng lớn mạnh về quy mô tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày một nâng cao. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Những công trình như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Đường dây trạm biến áp 500KV của công trình đường dây 500KV Bắc Nam hay công trình điện Na Dương – Lạng Sơn, Xí nghiệp rất tự hào về những gì mình đã làm được. Là một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, xí nghiệp không ngừng phát huy những mặt tích cực mà còn tăng cường củng cố cơ sở vật chất, phát triển sản xuất kinh doanh. Cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên khoảng 200 người trong đó có cả trình độ đại học, các chuyên viên bậc cao đã từng học tập và lao động ở nước ngoài, với hệ thống máy móc chuyên dùng hiện đại và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình phát triển. Xí nghiệp Sông Đà 11-3 có đủ khả năng thi công, liên doanh, liên kết, xây lắp các công trình theo đúng lĩnh vực kinh doanh của mình trên địa bàn trong và ngoài nước. 2.1.2 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp Bộ máy quản lý tốt sẽ đảm bảo cho xí nghiệp giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giảm bớt được những chi phí không cần thiết. Nắm bắt được tình hình đó ban lãnh đạo xí nghiệp đã xây dựng mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến kết hợp chức năng. Mô hình này đảm bảo sự phát huy sáng tạo của các cấp, đồng thời đảm bảo tính cân đối đồng bộ của các phòng ban chức năng và số lượng cán bộ quản lý. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp Giám đốc Xí nghiệp Phó giám đốc Phó giám đốc Kinh tế Thi công Ban kinh tế Ban tổ chức Ban tài chính Ban kinh tế kế hoạch hành chính kế toán vật tư cơ giới Đội Đội Đội Đội Đội Đội Xưởng SX SX SX SX SX SX cơ khí số 1 số 2 số 3 số 4 số 5 số 6 - Giám đốc xí nghiệp: là người điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước công ty, Tổng công ty và Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Là người đại diện toàn quyền trong các hoạt động kinh doanh, có quyền tổ chức bộ máy quản lý, lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên theo chính sách chế độ của Nhà nước. - Phó giám đốc kinh tế: Là người giúp việc giám đốc phụ trách các lĩnh vực về kinh tế kinh doanh, xúc tiến ký kết các hợp đồng kinh tế và quyết toán bàn giao công trình, phụ trách việc lập giá dự thầu, quyết toán công trình. - Phó giám đốc thi công: Là người tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật, giám sát thực hiện các vấn đề thi công công trình như kỹ thuật, tiến độ thi công, vật tư, tài sản cố định. - Ban kinh tế – kế hoạch: có chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế xuất, hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó lập kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ (tháng, quý, năm). Lập và ký kết các hợp đồng kinh tế, tiếp thị đầu tư và theo dõi các hoạt động mua vật tư phục vụ các công trình. - Ban tổ chức – hành chính: giúp việc cho giám đốc trong công tác thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến, tổ chức sản xuất, quản lý đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng và điều phối sử dụng hợp lý công nhân viên, thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách đối với các cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển của xí nghiệp. - Ban tài chính – kế toán: giúp giám đốc xí nghiệp tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và tổ chức hạch toán kinh tế trong toàn bộ xí nghiệp theo chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nước, điều lệ tổ chức kế toán và những quy định cụ thể của công ty và Tổng công ty về quản lý kinh tế tài chính. Tổ chức bộ máy tài chính kinh tế trong xí nghiệp, tổ chức nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán.Tổ chức hướng dẫn kịp thời các chế độ chính sách, pháp luật về tài chính, kế toán của Nhà nước, của công ty và Tổng công ty. - Ban kinh tế vật tư cơ giới: giúp giám đốc xí nghiệp trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng công trình, quản lý vật tư, quản lý xe máy thiết bị thi công. Nhằm lập ra các kế hoạch cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. - Các tổ đội trực thuộc xí nghiệp: thực hiện các chức năng tổ chức nhân lực, quản lý và tổ chức sản xuất của tổ đội công trình đạt kết quả cao dựa trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ, các quy định của Tổng công ty, của công ty về tất cả các mặt. 2.1.3 Đặc điểm về tổ chức hoạt động của xí nghiệp Xí nghiệp Sông Đà 11-3 gồm 6 đội sản xuất và một xưởng gia công cơ khí chuyên hoạt động ở các địa bàn phía Bắc và chuyên hoạt động ở các lĩnh vực sau: - Đào đất, xây lắp kết cấu các công trình, xây lắp các công trình xây dựng dân dụng và phần bao che của các công trình công nghiệp nhóm C, hoàn thiện xây dựng. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế - Lắp thiết bị cơ điện, nước công trình, lắp thiết bị công nghệ, kết cấu chi phí tiêu chuẩn, hệ thống đường dây và trạm biến áp điện, hệ thống thiết bị thông tin. - Xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị và khu công nghiệp. 2.1.4 Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán trong xí nghiệp 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp bao gồm: - Kế toán trưởng: là người giúp việc giám đốc xí nghiệp tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính – tín dụng và thông tin kinh tế ở xí nghiệp, tổ chức hạch toán kế toán trong phạm vi toàn xí nghiệp theo quy chế quản lý tài chính mới theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trưởng hiện hành. Phổ biến hướng dẫn cụ thể hóa kịp thời các chính sách chế độ, thể lệ kế toán của Nhà nước; Bộ xây dựng; công ty và Tổng công ty cho kế toán viên. Tổ chức tạo nguồn vốn đơn vị và sử dụng các nguồn vốn. Kiểm tra công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách chứng từ kế toán, chỉ đạo về mặt tài chính và thực hiện các hợp đồng kinh tế, kiểm tra công tác tổng hợp báo cáo quyết toán của xí nghiệp, chủ trì soạn thảo các văn bản quản lý kinh tế tài chính kế toán của xí nghiệp. Tổ chức và tham gia công tác thu hồi vốn, công tác phân tích hoạt động kinh tế. Chịu trách nhiệm trước giám đốc xí nghiệp và kế toán trưởng của công ty. - Bộ phận tài sản cố định và hàng tồn kho: có nhiệm vụ theo dõi tăng giảm và sử dụng TSCĐ trong xí nghiệp và tính khấu hao, theo dõi tình hình nhập –xuất- tồn vật tư. - Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH: có nhiệm vụ cùng phòng tổ chức hành chính xác định số BHXH, BHYT theo từng đội và tổng hợp từng xí nghiệp. Theo dõi tình hình thanh quyết toán của các khoản thu, chi phí sản xuất BHXH, BHYT. Nhận bảng chấm công và các chứng từ khác liên quan, tính lương và các khoản được hưởng theo chế độ từng người. Tính chính xác các khoản tạm vay và công nợ của công nhân viên với xí nghiệp trước khi trả lương công nhân viên. - Kế toán nhật ký chung, kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ lập các bút toán hạch toán, tiến Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế hành nhập các chứng từ vào chương trình phần mềm kế toán sau đó để đưa ra các báo cáo cần thiết phục vụ cho việc quản lý của đơn vị, ngoài nhiệm vụ làm công tác kế toán nhật ký chung còn phải tổng hợp các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý tài chính của xí nghiệp. - Kế toán công trình: Trực tiếp theo dõi các công trình thi công, tiến hành lập kế toán công trình: trực tiếp theo dõi các công trình thi công, tiến hành lập chứng từ ban đầu, tổng hợp chứng từ ban đầu gửi về ban tài chính của xí nghiệp. Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp Kế toán trưởng Kế toán Kế toán NKC, kế tiền lương, Kế toán Kế toán toán tổng BHXH, thủ TSCĐ, vật đội công hợp, kế toán quỹ tư trình thanh toán 2.1.4.2 Đặc điểm về công tác kế toán tại XN Các công trình, hạng mục công trình của xí nghiệp thường lớn và thời gian thi công dài nên niên độ kế toán xí nghiệp áp dụng là theo năm (Thời gian bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch) Đơn vị tiền tệ áp dụng là đồng (VNĐ). Phương pháp tính khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Tức là, đối với TSCĐ tính khấu hao theo năm sử dụng. Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân từng lần nhập để tính và kiểm tra tình hình nhập-xuất-tồn vật tư. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế * Hình thức sổ kế toán: Xí nghiệp Sông Đà 11-3 là một đơn vị trực thuộc công ty cổ phần Sông Đà 11 và do công ty có nhiều xí nghiệp nằm rải rác ở khắp nơi từ Bắc vào Nam nên rất khó cho việc tập hợp chứng từ hàng ngày để ghi sổ kế toán. Do vậy, công ty đã quyết định mỗi đơn vị trực thuộc công ty phải tự hạch toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh của mình sau đó báo cáo cho công ty. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cũng như của từng xí nghiệp, hình thức sổ kế toán mà xí nghiệp đang áp dụng là hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. - Đặc trưng: Là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của từng nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Tuy nhiên trên thực tế do đặc điểm của ngành xây dựng có sự khác biệt và ở xí nghiệp sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp chi phí để tính giá thành nên xí nghiệp đã đơn giản hóa quá trình tập hợp chi phí. Hơn nữa, với việc sử dụng phần mềm kế toán SAS giúp cho việc tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành dễ dàng hơn. * Cách thức sử dụng phần mềm có thể khái quát như sau: Đầu tiên kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để nhập số liệu vào máy. Máy tính sẽ tự động lên các sổ chi tiết tài khoản, sổ cái các tài khoản và cuối cùng là nhật ký chung, bảng cân đối kế toán. Phần tập hợp các chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 kế toán dùng phương pháp thủ công. Theo sơ đồ 2.3 Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế * Sơ đồ 2.3: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại XN 11-3 thuộc Công ty Cổ Phần Sông Đà 11 (Kế toán máy) Các chứng từ gốc Sổ chi tiết Sổ chi tiết Sổ chi tiết Sổ chi tiết TK 621 TK 622 TK 623 TK 627 Nhật ký chung Sổ cái Sổ cái Sổ cái Sổ cái TK 621 TK 622 TK 623 TK 627 Sổ cái TK 154 Kế toán thực hiện kết chuyển Máy tính tự động lên các sổ sách 2.1.4.3 Đặc điểm quy trình công nghệ SX Việc tổ chức hoạt động ở xí nghiệp được quy định như sau: Đối với công trình do công ty trực tiếp nhận từ Bên A, xí nghiệp được giao trên cơ sở căn cứ vào điều kiện và khả năng của xí nghiệp. Ban kinh tế kế hoạch nhận hồ sơ tài liệu, giải quyết các thủ tục về mặt bằng, nguồn điện nước thi công. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Đối với những công trình do xí nghiệp tự tìm kiếm thì mọi thủ tục do xí nghiệp tự tiến hành làm và giao hồ sơ lưu lại ban kinh tế kế hoạch và ban kinh tế kế hoạch có nhiệm vụ hướng dẫn và thông qua hợp đồng trước khi trình giám đốc ký. Sau khi có đầy đủ các thủ tục để có thể tiến hành thi công được, xí nghiệp phải lập tiến độ, biện pháp thi công được giám đốc duyệt mới ký lệnh thi công. Sơ đồ 2.4: Quá trình hoạt động thi công của một công trình Khảo Thiết Lập - Thi công nền Sản sát kế dự án - Thi công thô phẩm - Phần hoàn thiện 2.1.4.4 Tình hình hoạt động SXKD trong 3 năm trở lại đây được thể hiện qua bảng tổng hợp sau: Năm ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Chỉ tiêu Doanh thu đồng 18.458.080.495 27.663.597.072 30.870.900.083 Nguồn vốn đồng 309.109.851 350.630.850 380.935.992 KD Tổng tài sản đồng 11.886.202.045 7.253.420.977 12.968.201.690 Số người lđ người 235 439 250 Thu nhập b/q đ/người 1.187.000 1.521.000 1.880.000 Qua bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy: tình hình của hoạt động thi công xây lắp của xí nghiệp trong 3 năm rất khả quan, có thể nói là xí nghiệp Sông Đà 11-3 nói riêng và công ty cổ phần Sông Đà nói chung ngày càng phát triển và tạo được vị thế vững chắc trên thị trường. Điều đó được thể hiện ở doanh thu hoạt động hàng năm, tình hình vốn kinh doanh, ở mức thu nhập Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế bình quân của người lao động. Đời sống của người lao động ngày một nâng cao. 2.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Sông Đà 11-3. 2.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Với đặc điểm là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xí nghiệp Sông Đà 11-3 có những căn cứ riêng để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm, đặc điểm quy trình sản xuất của ngành xây dựng nói chung và Xí nghiệp Sông Đà 11-3 nói riêng quy trình thi công thường lâu dài, phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, cố định, mỗi công trình có một thiết kế kỹ thuật riêng, một đơn giá dự toán riêng gắn với một địa điểm nhất định. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu quản lý của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở xí nghiệp được xác định là các công trình, hạng mục công trình. Đối với đơn đặt hàng sửa chữa nhà cửa cho bên ngoài thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công cho đến khi kết thúc. Xí nghiệp hàng kỳ phải lập báo cáo chi phí sản xuất và giá thành của từng công trình, hạng mục công trình cho cấp trên. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3 thuộc Công ty cổ phần Sông Đà 11. Để thuận tiện cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành các công trình và hạng mục công trình; có các công trình đã hoàn thành và các công trình chưa hoàn thành, trong bài luận văn này, em xin trình bày số liệu thực tế của Xí nghiệp với “Công trình điện Na Dương – Lạng Sơn”. Khởi công ngày 1/1/2004 Kết thúc ngày 31/3/2004 2.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Các chi phí phát sinh ở xí nghiệp Sông Đà 11-3 thuộc công ty cổ phần Sông Đà 11 thường là lớn và liên quan đến một công trình nhất định. Nên, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp là phương pháp trực tiếp. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Đối với mỗi một công trình hay hạng mục công trình thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí phát sinh và quản lý chặt chẽ các chi phí phát sinh đó để thuận lợi cho công tác lập báo cáo và tính giá thành cho mỗi công trình, hạng mục công trình. Hàng tháng, các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì kế toán tiền hành tập hợp chi phí cho các công trình, hạng mục công trình đó. Riêng đối với chi phí nhân công trực tiếp thì phải tiến hành phân bổ chi phí cho các công trình, hạng mục công trình. Như vậy, công việc chính của kế toán là phải tập hợp chi phí sản xuất theo các tháng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành để tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp theo từng khoản mục. 2.2.2 Tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng 2.2.2.1 Tài khoản sử dụng Theo Quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính, hệ thống tài khoản kế toán của xí nghiệp gồm 72 tài khoản. Các tài khoản mà xí nghiệp sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm: - Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” - Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” - Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” - Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” - Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 111, 112, 141, 152, 153, 331, 334, 338, 2.2.2.2 Chứng từ sử dụng Các chứng từ liên quan mà kế toán tại xí nghiệp sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho - Các hóa đơn GTGT Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế - Hợp đồng giao khoán - Bảng chấm công - Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng. 2.2.3 Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Nội dung: Do hình thức khoán trong thi công tại xí nghiệp nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho quá trình thi công xây lắp công trình chiếm tỷ trọng không nhiều trong giá thành công trình xây dựng. ở xí nghiệp, chủng loại nguyên vật liệu ít mà thường là bên nhận giao khoán chịu trách nhiệm về phần nguyên vật liệu dùng cho công trình. Ngoài ra có thể bên A cung cấp thêm các vật liệu cần thiết phục vụ cho thi công công trình như: Vòng treo đầu tròn, sứ bát P70, và các công cụ, dụng cụ cần thiết đội thi công như: găng tay, giầy vải, * Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán tập hợp theo phương pháp trực tiếp, tức là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho công trình nào thì kế toán có nhiệm vụ tập hợp chi phí cho công trình, hạng mục công trình đó. * TK sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. * Quy trình hạch toán Khi nhận thi công công trình, đơn vị thi công có kế hoạch dự toán tiêu hao vật tư. Căn cứ vào dự toán này, vào tiến độ thi công các bộ phận vật tư xây dựng có nhu cầu mua vật tư cho từng đợt, viết Giấy yêu cầu vật tư trình lên cho Ban kinh tế-kế hoạch xem xét tình hình và giám đốc phê duyệt. Hoặc trong quá trình thi công do thiếu vật tư, các bộ phận vật tư viết giấy Đề nghị tạm ứng trình lên giám đốc để xin cấp vật tư (đã có trong kho). Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Khi xuất kho vật tư phục vụ cho công trình, thủ kho ghi rõ số thực tế xuất lên phiếu xuất kho. Đơn giá xuất kho là đơn giá không có thuế GTGT, trên cơ sở đó kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ghi: Nợ TK 621 : 8.001.160 Có TK 152 : 8.001.160 Biểu mẫu 2.1 Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Mẫu số: BM-X3KT Lần ban hành: 01 Trang 1/1 giấy yêu cầu vật tư Kính gửi: Giám đốc xí nghiệp Để phục vụ thi công công trình Na Dương-Lạng Sơn Đề nghị đơn vị cấp vật tư theo bảng kê sau đây Địa điểm giao tại kho Láng Thời gian từ ngày 2/1/2004 đến ngày TT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Mã số 1 ống nối chống sét cái 4 1717 2 Vòng treo đầu tròn cái 28 3301 3 Sứ bát P 70 cái 9 3315 4 Sứ bát P 70 cái 12 8304 5 Sứ bát P 70 cái 61 8914 Người yêu cầu Ban KHVTCG Giám đốc Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Biểu mẫu 2.2 Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Mẫu số: 01-VT QĐ số: 1864/1998/QĐBTC Ngày 16-12-1998 của BTC Phiếu xuất kho Số 01/04 Ngày 10/1/2004 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ và tên người nhận: Trần Xuân Minh Lý do xuất: phục vụ thi công công trình điện Z 110 KV - Na Dương -Lạng Sơn Tại kho: Nguyễn Thị Láng Số lượng Tên, nhãn hiệu, quy Đơn Thành STT Mã số Đơn giá cách, phẩm chất vị Theo Thực tiền CT nhập 1 ống nối chống sét 1717 Cái 4 4 10.500 42.000 2 Vòng treo đầu tròn 3301 Cái 28 28 16.541,4 463.160 3 Sứ bát P 70 3315 Cái 9 9 623.556 5.612.000 4 Sứ bát P 70 8904 Cái 12 12 88.000 1.056.000 5 Sứ bát P 70 8914 Cái 61 61 13.573,8 828.000 Cộng 8.001.160 Ngày 10/1/2004 Thủ Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng kho KTT Thủ trưởng đơn vị Biểu mẫu 2.3 Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Công ty cổ phần Sông Đà 11 Số CT: 01-HV Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Bảng kê thanh toán tạm ứng TK 141-Tạm ứng Ngày 10/3/2004 Họ và tên: Trần Xuân Minh Đơn vị: Đội công trình Na Dương-Lạng Sơn Thanh toán: Hoàn chi phí điện, điện thoại, thuê xe, mua vật tư. Giá mua Thuế Giá thanh STT Diễn giải (chưa có GTGT toán thuế) I Số tiền đã tạm ứng 219.132.398 1 Số tiền tạm ứng các đợt chi 219.132.398 II Số tiền đã chi kỳ này 21.421.011 325.081 21.746.092 Chứng từ có thuế GTGT 5.562.211 325.081 5.887.292 Số HĐ Ngày Nội dung 172 05/01/2004 Tiền điện thoại 505.000 50.500 555.500 199 03/02/2004 Tiền điện thoại 434.400 43.440 477.840 004 12/02/2004 Mua bu lông mạ 4.622.811 231.141 4.853.952 Chứng từ không có thuế GTGT 15.858.800 0 15.858.800 009 31/01/2004 Thuê xe vận chuyển 6.300.000 6.300.000 009 29/02/2004 Thuê xe vận chuyển 8.700.000 8.700.000 009 29/02/2004 Lệ phí đóng góp 260.000 260.000 009 29/02/2004 Trả tiền điện 321.600 321.600 009 29/02/2004 Trả tiền điện 144.000 144.000 009 29/02/2004 Trả tiền điện 133.200 133.200 III Chênh lệch 197.386.306 1 Số tạm ứng không hết 197.386.306 2 Chi phí sản xuất phí sản xuất quá số tạm ứng Người thanh toán Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Giám Đốc Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627 : 16.798.200 Nợ TK 621 : 4.622.811 Nợ TK 133 : 325.081 Có TK 141 : 21.746.092 Từ các phiếu xuất kho, bảng kê thanh toán tạm ứng, các sổ chi tiết thanh toán với người bán (đối với nguyên vật liệu dùng ngay không qua kho), cuối Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế quý kế toán lên sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp –TK 621. Biểu mẫu 2.4 Công ty cổ phần Sông Đà11 Sổ chi tiết tài khoản 621 Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Từ tháng 1/2004 đến tháng 3/2004 Công trình điện Na Dương-Lạng Sơn Số dư đầu kỳ: Số Ngày Ngày TK Diễn giải PS Nợ PS có Số dư CT CT GS Mã số ĐƯ Xuất vật tư cho 01- 10/01 10/01 04 XDCT 621148 152 8.001.160 Kết chuyển KC- 30/01 30/01 621 CPNVL trực tiếp 621148 154 8.001.160 Trần X. Minh 01- 10/03 10/03 HV hoàn chi phí 621148 141 4.622.811 Xuất hàng gia 10/03 10/03 NTP công cho CT 621148 632 17.175.668 Xác định phải trả 03- 11/03 11/03 PT DN Hồng Hạnh 621148 3311 57.984.600 Kết chuyển KC- 31/03 31/03 621 CPNVL trực tiiếp 621148 154 79.783.079 Cộng phát sinh 87.784.239 87.784.239 Ngày 31 tháng 3 năm 2004 Kế toán trưởng Cuối quý kế toán lên sổ cái tài khoản 621. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Biểu mẫu 2.5 Công ty cổ phần Sông Đà11 Sổ cái TK 621 Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Từ tháng 1/2004 đến tháng 3/2004 Công trình điện Na Dương-Lạng Sơn Số dư đầu kỳ: Số Ngày Ngày TK Diễn giải PS Nợ PS có Số dư CT CT GS ĐƯ Xuất vật tư cho 01-04 10/01 10/01 làm CT 152 8.001.160 Kết chuyển KC- 30/01 30/01 621 CPNVL trực tiếp 154 8.001.160 Trần V. Minh 01- 10/03 10/03 HV hoàn chi phí 141 4.622.811 Xuất hàng gia NTP 10/03 10/03 công cho CT 632 17.175.668 Xác định phải trả 03-PT 11/03 11/03 DN Hồng Hạnh 3311 57.984.600 Kết chuyển KC- 31/03 31/03 621 CPNVL trực tiếp 154 79.783.079 Cộng phát sinh 87.784.239 87.784.239 Ngày 31 tháng 3 năm 2004 Kế toán trưởng Căn cứ vào sổ cái TK 621, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong quý sang bên Nợ tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang –TK 154 như sau: Nợ TK 154 : 87.784.239 Có TK 621 : 87.784.239 2.2.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp * Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp ở xí nghiệp bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp thi công (công nhân trong danh sách và công nhân thuê ngoài). ở xí nghiệp chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành các công trình, khoảng trên dưới 10%. Chủ yếu là chi phí trả cho Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế công nhân thuê ngoài. Kế toán hạch toán vào tài khoản 335. (Thực tế tại xí nghiệp). Hiện nay, xí nghiệp áp dụng hai hình thức trả lương: hình thức trả lương theo sản phẩm, hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân thuê ngoài, trả lương theo thời gian đối với công nhân trong danh sách. * Phương pháp tập hợp Trong quý I từ tháng 1 cho đến tháng 3 có 3 công trình thi công, vì vậy kế toán phải tiến hành phân bổ tiền lương cho công trình đó. * TK sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 622 để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong quý. Tài khoản này được mở chi tiết cho các công trình, hạng mục công trình. * Quy trình hạch toán Khi tiến hành thi công giám đốc xí nghiệp sẽ tiến hành giao khoán cho các tổ, đội sản xuất thông qua hợp đồng giao khoán. Nhân công cho công trình thi công ở xí nghiệp chủ yếu là thuê ngoài nên xí nghiệp phải tiến hành ký hợp đồng ngắn hạn với số lượng công nhân phù hợp. Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành như sau: Dưới Đội sản xuất tiến hành theo dõi tình hình lao động của công nhân thông qua Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng hoàn thành, Bảng thanh toán lương, Bảng nghiệm thu khối lượng hoàn thành và gửi lên Ban kế toán xí nghiệp để kế toán tiến hành tính lương, trả lương. Cụ thể tại xí nghiệp Sông Đà 11 việc hạch toán chi phí nhân công như sau: Khi nhận được thi công công trình, giám đốc sẽ làm Hợp đồng giao khoán với đội thi công. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Biểu mẫu 2.6 Công ty CP Sông Đà 11 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số 14/HĐGK-XN Hà nội, ngày 01 tháng 01 năm 2004 Hợp đồng giao khoán Công trình: Đường dây 110 KV Na dương-Lạng Sơn - Căn cứ vào quy định khoán công trình số 05/TCT- KTKH ngày 06 tháng 01 năm 1998 của Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Chúng tôi gồm: 1-Đại diện bên giao khoán- Xí nghiệp Sông Đà 11-3 (gọi tắt là bên A): Ông: Trần Xuân Chính Chức vụ: Giám đốc 2-Đại diện bên nhận giao khoán – BCHCT ĐZ 110 KV Na Dương Ông: Trần Xuân Minh Chức vụ: Chỉ huy trưởng Cùng nhau thỏa thuận, thống nhất ký kết hợp đồng giao khoán với các điều khoản sau: Điều 1: Nội dung công việc: Đồng ý cho đồng chí Trần Xuân Minh chịu trách nhiệm thi công xây lắp công trình: ĐZ 110 KV Na Dương-Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đáp ứng đúng yêu cầu của bản vẽ thiết kế đảm bảo chất lượng, mỹ thuật và tiến độ công trình (150 ngày). Điều 2: Giá trị hợp đồng giao khoán: 900.850.650 đ Điều 3: Thời gian thực hiện hợp đồng: thời gian bắt đầu 01/01/2004, hoàn thành 31/3/2004. Điều 4: Tạm ứng: 10% giá trị hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực. Điều 5: Thể thức thanh toán: Tiền mặt Điều 6: Chế độ thưởng phạt: chậm phạt 10% giá trị hợp đồng. Điều 7: Trách nhiệm mỗi bên: Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Đại diện bên nhận khoán Đại diện bên giao khoán Biểu mẫu 2.7 Công ty cổ phần Sông Đà cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 14/HĐKT Hà nội, ngày 31 tháng 01 năm 2004 bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành Công trình đường dây điện 110 KV Na Dương -Lạng Sơn Thành phần nghiệm thu: Ông: Trần Xuân Chính Chức vụ: Giám đốc- Trưởng ban Bà : Tạ Thị Dung Chức vụ: TB KTVTCG – ủy viên Ông: Trần Xuân Minh Chức vụ: Chỉ huy trưởng- Đội trưởng Chúng tôi cùng thống nhất nghiệm thu khối lượng như sau: Đơn giá Đơn Khối Ghi TT Nội dung công việc Nhân Thành tiền vị lượng chú công 1 Móng trụ cột 4T 2420 m2 2 7.220.000 14.440.000 2 biển báo thứ tự cột Cái 9 6.545.000 58.905.000 3 Móng bản 4T 2720 m2 3 5.025.000 15.075.000 4 dây néo DN 20-21 Bộ 3 6.750.000 20.250.000 25 Bu lông neo Bộ 2 7.890.000 15.780.000 Cộng 95 3.377.081 320.822.680 ý kiến của Ban nghiệm thu: Đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng. Đồng ý nghiệm thu thanh toán. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Đội thi công Ban KTVTCG Trưởng ban nghiệm thu Biểu mẫu 2.8 Công ty cổ phần Sông Đà 11 Mẫu số : 01-LĐTL Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Ban hành theo QĐ số 1864/1998/QĐ-BTC Bộ phận thuê ngoài Ngày 16 tháng 12 năm 1998 bảng chấm công của Bộ Tài Chính Tháng 1/2004 Ngày trong tháng Quy ra công ST Số công Họ và tên Hệ Số Số T 1 2 3 4 30 hưởng số công công 100% TT DN lương 1 Nguyễn Văn Quang x x x x x 30 30 2 Đàm Mạnh Linh x x x x x 30 30 28 30 9 Nguyễn Xuân Bắc x x x x x 30 30 Tổng 261 270 Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công Từ Bảng chấm công, Bảng nghiệm thu khối lượng hoàn thành kế toán tiền lương tính tiền lương phải trả cho người lao động: Đối với công nhân thuê ngoài thì số công làm việc tính là 30 ngày Đối với lương thời gian: Tiền lương Mức lương khoán Số ngày công phải trả cho = x làm trong công nhân 30 ngày tháng trong tháng Đối với trả lương sản phẩm: Tiền lương Khối lượng Đơn giá theo phải trả cho = công việc x hợp đồng công nhân giao khoán Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế trong tháng Biểu mẫu 2.9 Công ty cổ phần Sông Đà 11 cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Độc lập –Tự do - Hạnh phúc Bộ phận thuê ngoài Hà nội, ngày 31 tháng 1 năm 2004 Bảng thanh toán tiền lương tháng 1/2004 công trình điện na dương - Lạng sơn Ngày Lương STT Họ và tên Chức vụ Ghi chú công khoán 1 Nguyễn Văn Quang Đội trưởng 30 1.299.206 2 Đàm Mạnh Linh Công nhân 28 1.147.259 9 Nguyễn Xuân Bắc Công nhân 30 1.299.206 Cộng 261 320.822.680 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Hàng tháng, căn cứ vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng hoàn thành, Bảng thanh toán tiền lương, kế toán tập hợp và lên sổ chi tiết tài khoản (do số lượng trang và kỳ tính giá thành theo quý nên bài luận văn không thể trích đầy đủ số liệu của các tháng 2 và 3). Theo nguyên tắc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp đối với công trình xây lắp: không trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công. Trên chi phí nhân công thì chỉ có lương trả cho công nhân trong danh sách và công nhân thuê ngoài. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất chung. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Biểu mẫu 2.10 Công ty cổ phần Sông Đà 11 Sổ chi tiết tài khoản 622 Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Từ tháng 1/2004 đến tháng 3/2004 Công trình điện Na Dương-Lạng Sơn Số dư đầu kỳ: 0 Số Ngày Ngày Mã TK Số Diễn giải PS Nợ PS Có CT CT GS số ĐƯ dư Trích quỹ lương QTL 31/01 31/01 tháng 1/2004 62248 334 59.967.070 Trích quỹ lương QTL 31/01 31/01 tháng 1/2004 62248 335 320.822.680 KC- Kết chuyển chi 31/01 31/01 622 phí nhân công 62248 154 380.789.750 Trích quỹ lương QTL 29/02 29/02 tháng 2/2004 62248 335 17.375.948 KC- Kết chuyển chi 29/02 29/02 622 phí nhân công 62248 154 17.375.948 Trích quỹ lương QTL 30/03 30/03 tháng 3/2004 62248 335 6.497.958 KC- Kết chuyển chi 31/03 31/03 622 phí nhân công 62248 154 6.497.958 Cộng phát sinh 404.663.656 404.663.656 Ngày 31 tháng 3 năm 2004 Kế toán trưởng Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán đã lên sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp, kế toán lên sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp –TK 622. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Biểu mẫu 2.11 Công ty cổ phần Sông Đà 11 Sổ cái tài khoản 622 Xí nghiệp Sông Đà Từ tháng 1/2004 đến tháng 3/2004 11-3 Công trình điện Na Dương-Lạng Sơn Số dư đầu kỳ: 0 Số Ngày Ngày Diễn giải TK PS Nợ PS Có Số dư CT CT GS ĐƯ Trích quỹ lương QTL 31/01 31/01 tháng 1/2004 334 59.967.070 Trích quỹ lương QTL 31/01 31/01 tháng 1/2004 335 320.822.680 KC- Kết chuyển chi 31/01 31/01 622 phí nhân công 154 380.789.750 Trích quỹ lương QTL 29/02 29/02 tháng 2/2004 335 17.375.948 KC- Kết chuyển chi 29/02 29/02 622 phí nhân công 154 17.375.948 Trích quỹ lương QTL 30/03 30/03 tháng 3/2004 335 6.497.958 KC- Kết chuyển chi 31/03 31/03 622 phí nhân công 154 6.497.958 Cộng phát sinh 404.663.656 404.663.656 Ngày 31 tháng 3 năm 2004 Kế toán trưởng Căn cứ vào sổ cái tài khoản 622 kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp –TK 622 sang Bên Nợ TK 154: Nợ TK 154 : 404.663.656 Có TK 622 : 404.663.656 2.2.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công * Nội dung: Chi phí sử dụng máy thi công dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Chi phí sử dụng máy thi công kế toán hạch toán chủ yếu là các khoản: chi phí tiền lương nhân viên điều khiển máy, chi phí nguyên vật liệu chạy máy, chi phí khấu hao, chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ thi công. Chi phí sử dụng máy thi công ở xí nghiệp chiếm tỷ lệ không nhiều. Có thể nói là chi phí ít nhất trong các chi phí tập hợp trong kỳ. * Phương pháp tập hợp : Kế toán sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công của công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó. * TK sử dụng Kế toán sử dụng TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công để tập hợp các khoản mục chi phí này. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. * Quy trình hạch toán Tại xí nghiệp, chi phí phục vụ cho công trình chủ yếu là chi phí nguyên liệu cho chạy máy và các chi phí tiền lương, chi phí bằng tiền khác. Chi phí thuê máy xí nghiệp hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Trên cơ sở đội trưởng các đội lập giấy đề nghị hoàn phí, kế toán tiến hành lập Bảng kê thanh toán tạm ứng như sau: Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Biểu mẫu 2.12 Công ty cổ phần Sông Đà 11 Số CT: 08-HV Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Bảng kê thanh toán tạm ứng TK 141-Tạm ứng Ngày 28/2/2004 Họ và tên: Đỗ Minh Phụng Đơn vị: Đội công trình Na Dương-Lạng Sơn Thanh toán: Hoàn chi phí xăng dầu, các khoản chi khác phục vụ công trình. Giá mua Thuế Giá thanh STT Diễn giải (chưa có GTGT toán thuế) I Số tiền đã tạm ứng 27.252.805 1 Số tiền tạm ứng các đợt chi 27.252.805 II Số tiền đã chi kỳ này Chứng từ có thuế GTGT Số HĐ Ngày Nội dung Chứng từ không có thuế GTGT 1.440.466 1.440.466 Phí xăng dầu + phí khác 1.440.466 1.440.466 III Chênh lệch 25.812.339 Kế toán Người thanh toán Kế toán thanh toán Giám Đốc trưởng Trong kỳ kế toán tiến hành phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho các công trình theo quy định của Công ty theo công thức sau: Số tiền trích Số tiền trong tháng Số Km của từng KHSCL = x công trình TSCĐ Tổng số Km của các CT Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Biểu mẫu 2.13 Công ty cổ phần Sông Đà 11 Số CT: 01- KHTSCĐ Phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho các công trình sử dụng Tháng 2/2004 Biển số xe: 28H -1107 Lái xe: Đỗ Minh Phụng - Căn cứ theo QĐ số 70 CT/TCKT ngày 1/12/1999 của giám đốc Công ty Sông Đà 11 quy định về công tác sửa chữa lớn TSCĐ. - Căn cứ phân cấp quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh ngày 30/09/2002 của công ty phân cấp cho các đơn vị thành viên trực thuộc công ty. Kế toán trích nguồn sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ cho các đơn vị sử dụng Nguyên giá xe ô tô 28H-1107 : 47.000.000 Tỷ lệ trích : 15%/năm Số tiền trích trong tháng 2/2004: 587.500 Số tiền KH Ký TT Tên công trình Số Km SCL nhận 1 Công trình Na Dương-Lạng Sơn 700 145.833 2 Công trình Đèo Ngang 1380 287.500 3 Công trình Nghĩa Lộ 740 154.167 Tổng cộng 2820 587.500 Nợ TK 623 : 587.500 Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Có TK 335 : 587.500 Ngày 28/2/2004 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Giám đốc Căn cứ vào các bảng kê thanh toán tạm ứng, bảng phân bổ chi phí sửa chữă lớn TSCĐ cho các công trình sử dụng và các chứng từ khác liên quan, kế toán lên sổ chi tiết tài khoản chi phí sử dụng máy thi công Biểu mẫu 2.14 Công ty cổ phần Sông Đà 11 Sổ chi tiết tài khoản 623 Xí nghiệp Sông Đà Từ tháng 1/2004 đến tháng 3/2004 11-3 Công trình điện Na Dương-Lạng Sơn Số dư đầu kỳ: Số Ngày Ngày TK Số CT CT GS Diễn giải Mã số ĐƯ PS Nợ PS Có dư Chi phí nhân công 138, 69-C 22/03 22/03 điều khiển xe 623148 111 4.571.390 KC- Kết chuyển chi phí 31/03 31/03 6231 máy thi công 623148 154 4.571.390 08- Hoàn chi phí vật 28/02 28/02 HV liệu 623248 141 1.440.466 KC- Kết chuyển chi phí 31/03 31/03 6232 máy thi công 623248 154 1.440.466 01- Trích trước khấu 28/02 28/02 KHSC hao sửa chữa 623448 335 145.833 KC- Kết chuyển chi phí 31/03 31/03 6234 máy thi công 623448 154 145.833 08- Chi phí dịch vụ 28/02 28/02 HV mua ngoài 623748 141 287.092 KC- Kết chuyển chi phí 31/03 31/03 6237 máy thi công 623748 154 287.092 Cộng phát sinh 6.444.781 6.444.781 Ngày 31 tháng 3 năm 2004 Kế toán trưởng Trên cơ sở số liệu của sổ chi tiết, kế toán lên sổ cái TK 623 Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế Biểu mẫu 2.15 Công ty cổ phần Sông Đà 11 Sổ cáI tàI khoản 623 Xí nghiệp Sông Đà Từ tháng 1/2004 đến tháng 3/2004 11-3 Công trình điện Na Dương-Lạng Sơn Số dư đầu kỳ: 0 Số Ngày Ngày TK CT CT GS Diễn giải ĐƯ PS Nợ PS Có Số dư Chi phí nhân công 138, 69-C 22/03 22/03 điều khiển xe 111 4.571.390 KC- Kết chuyển chi phí 31/03 31/03 6231 máy thi công 154 4.571.390 08- Hoàn chi phí vật 28/02 28/02 HV liệu 141 1.440.466 KC- Kết chuyển chi phí 31/03 31/03 6232 máy thi công 154 1.440.466 01- Trích trước khấu 28/02 28/02 KHSC hao sửa chữa 335 145.833 KC- Kết chuyển chi phí 31/03 31/03 6234 máy thi công 154 145.833 08- Chi phí dịch vụ 28/02 28/02 HV mua ngoài 141 287.092 KC- Kết chuyển chi phí 31/03 31/03 6237 máy thi công 154 287.092 Cộng phát sinh 6.444.781 6.444.781 Ngày 31 tháng 3 năm 2004 Kế toán trưởng Kế toán định khoản: Nợ TK 154 : 6.444.781 Có TK 623 : 6.444.781 2.2.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung * Nội dung Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp
- Trường CĐCN Hà Nội Khoa Kinh Tế ở xí nghiệp, chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Khoảng trên dưới 70%. Như ở các doanh nghiệp xây lắp khác, toàn bộ chi phí thuê máy được tập hợp vào chi phí sử dụng máy thi công, tuy nhiên ở xí nghiệp thì tất cả những chi phí đó được tập hợp vào chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục: Chi phí tiền lương cho bộ phận gián tiếp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý và công nhân trực tiếp xây lắp, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ (ngoài khấu hao máy thi công), chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. * Phương pháp tập hợp Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp. Chi phí sản xuất chung phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình và hạng mục công trình đó. * TK sử dụng: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ vào tài khoản 627. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng tiểu khoản và cho từng hạng mục công trình. Với mỗi tiểu khoản tương ứng với các chi phí liên quan. * Quy trình hạch toán Vì chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành các công trình, hạng mục công trình. Và các chi phí này được tập hợp chi tiết theo từng tiểu khoản (tài khoản cấp 2) nên qúa trình tập hợp chi phí sản xuất chung như sau: * TK 6271 – Chi phí tiền lương cho bộ phận gián tiếp Tài khoản này bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (19%). Đối với mỗi công trình, kế toán tiến hành tập hợp chi phí cho công trình đó. Tuy nhiên cùng với công trình Na Dương khởi công, thì xí nghiệp còn có công trình khác đồng thi công như công trình Nghĩa Lộ –Yên Bái, công trình Đèo Ngang. Do vậy kế toán tiến hành phân bổ tiền lương cho từng hạng mục Trương THị Thúy Nga-Lớp CĐKT2-K4 Luận văn tốt nghiệp