Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần May Thăng Long
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần May Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat.doc
Nội dung text: Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần May Thăng Long
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Lời mở đầu Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta, dệt may là một trong những ngành có đóng góp lớn cho ngân sách của Nhà nước. Không những thế còn giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động. Trong ngành dệt may ở Việt Nam, Công ty may Thăng Long là một đơn vị sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng dệt may. Trước đây, Công ty thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, trong hơn 45 năm phát triển Công ty đã có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý vì các thành tích của mình. Năm 2003, Công ty được cổ phần hoá theo Quyết định số 1496/QĐ-TCCB ngày 26/6/2003 của Bộ công nghiệp. Để tiến hành sản xuất, kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng cao như ngày nay, một mặt Công ty đã đầu tư thay đổi công nghệ ngay từ những năm 80, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, Công ty đã chú trọng đến công tác quản lý sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày một phát triển. Bộ máy kế toán trong Công ty hiện nay đã phát huy được hiệu quả, giúp quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho ban giám đốc. Đây cũng là một thành công của Công ty may Thăng Long. Chính vì vậy, em đã chọn Công ty làm nơi để nghiên cứu, nắm vững cách thức thực hành kế toán trong thực tế. Em đã chọn đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Thăng Long làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. Luận văn tôt nghiệp gồm ba phần: Phần I : Tổng quan chung và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty may Thăng Long. Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và đánh giá chung về tình hình Công ty may Thăng Long. Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Do điều kiện thời gian thực tập và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi có một số thiếu sót, mong nhận được ý kiến phản hồi, đóng góp và bổ sung của những người quan tâm để báo cáo này có thể hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trương Anh Dũng trong bộ môn kế toán-trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cùng các cán bộ nhân viên phòng kế toán tài vụ Công ty may Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn thực tập này! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2005 Sinh viên Nguyễn Chí Hưng Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Phần I Tổng quan chung và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty may Thăng Long I/ Quá trình thành lập và đặc điểm kinh doanh của công ty: 1. Quá trình thành lập Tên đầy đủ: Công ty cổ phần may Thăng Long Tên thường gọi: Công ty may Thăng Long Tên giao dịch tiếng anh: Thanglong garment joint stock company Tên viết tắt: Thaloga Trụ sở chính: 250 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 8623372 Fax: (84-4) 8623374 E-Mail: thaloga@fpt.vn Web : www.thaloga.com.vn Công ty cổ phần may Thăng Long, tiền thân là công ty may Thăng Long thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, được thành lập vào ngày 08/05/1958 theo quyết định của Bộ ngoại thương. Khi mới thành lập Công ty mang tên Công ty may mặc xuất khẩu, thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, đóng tại số nhà 15 phố Cao Bá Quát- Hà Nội. Ban đầu, Công ty có khoảng 2000 công nhân và 1700 máy may công nghiệp. Mặc dù trong những năm đầu hoạt động công ty gặp rất nhiều khó khăn như mặt bằng sản xuất phân tán, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, nhưng công ty đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch do nhà nước giao. Đến ngày 15/12/1958 Công ty đã hoàn thành kế hoạch năm với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm đạt 112,8% chỉ tiêu. Đến năm 1959 kế hoạch Công ty được giao tăng gấp 3 lần năm 1958 nhưng Công ty vẫn hoàn thành và đạt 102% kế hoạch. Trong những năm này Công ty đã mở rộng mối quan hệ với các khách hàng nước ngoài như Liên Xô, Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc. Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) Công ty đã có một số thay đổi lớn. Vào tháng 7 năm 1961, Công ty chuyển địa điểm Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng làm việc về 250 phố Minh Khai, thuộc khu phố Hai Bà Trưng nay là quận Hai Bà Trưng, là trụ sở chính của công ty ngày nay. Địa điểm mới có nhiều thuận lợi, mặt bằng rộng rãi, tổ chức sản xuất ổn định. Các bộ phận phân tán trước, nay đã thống nhất thành một mối, tạo thành dây chuyền sản xuất khép kín khá hoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu, cắt, may, là, đóng gói. Ngày 31/8/1965 theo quyết định của Bộ ngoại thương công ty có sự thay đổi lớn về mặt tổ chức như: tách bộ phận gia công thành đơn vị sản xuất độc lập, với tên gọi Công ty gia công may mặc xuất khẩu; còn Công ty may mặc xuất khẩu đổi thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu; Ban chủ nhiệm đổi thành Ban giám đốc. Vào những năm chiến tranh chống Mỹ, Công ty gặp rất nhiều khó khăn như công ty đã phải 4 lần đổi tên, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 lần thay đổi các cán bộ chủ chốt nhưng Công ty vẫn vững bước tiến lên thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Trong các năm 1976-1980, Công ty đã tập trung vào một số hoạt động chính như: triển khai thực hiện là đơn vị thí điểm của toàn ngành may, trang bị thêm máy móc, nghiên cứu cải tiến dây chuyền công nghệ. Năm 1979, Công ty được Bộ quyết định đổi tên thành xí nghiệp may Thăng Long. Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1980-1985) trước những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công ty đã không ngừng đổi mới và phát triển. Trong quá trình chuyển hướng trong thời gian này, Công ty luôn chủ động tạo nguồn nguyên liệu để giữ vững tiến độ sản xuất, thực hiện liên kết với nhiều cơ sở dịch vụ của Bộ ngoại thương để nhận thêm nguyên liệu. Giữ vững nhịp độ tăng trưởng từng năm, năm 1981 Công ty giao 2.669.771 sản phẩm, năm 1985 giao 3.382.270 sản phẩm sang các nước: Liên Xô, Pháp, Đức, Thuỵ Điển. Ghi nhận chặng đường phấn đấu 25 năm của Công ty, năm 1983 Nhà nước đã trao tặng xí nghiệp may Thăng Long: Huân chương Lao động hạng Nhì. Cuối năm 1986 cơ chế bao cấp được xoá bỏ và thay thế bằng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp lúc này phải tự tìm bạn hàng, đối tác. Đến năm 1990, liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết tan rã và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, thị trường của Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Công ty thu hẹp dần. Đứng trước những khó khăn này, lãnh đạo của Công ty may Thăng Long đã quyết định tổ chức lại sản xuất, đầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ của Cộng hoà dân chủ Đức (TEXTIMA) trước đây bằng thiết bị mới của Cộng hoà liên bang Đức (FAAP), Nhật Bản (JUKI). Đồng thời Công ty hết sức chú trọng đến việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Công ty đã ký nhiều hợp đồng xuất khẩu với các Công ty ở Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản. Với những sự thay đổi hiệu quả trên, năm 1991 xí nghiệp may Thăng Long là đơn vị đầu tiên trong toàn ngành may được Nhà nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Công ty được trực tiếp ký hợp đồng và tiếp cận với khách hàng đã giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và địa phương trong thời kỳ đổi mới, tháng 6-1992, xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ công nghiệp) cho phép được chuyển đổi tổ chức từ xí nghiệp thành Công ty và giữ nguyên tên Thăng Long theo quyết định số 218 TC/LĐ- CNN. Công ty may Thăng Long ra đời, đồng thời là mô hình Công ty đầu tiên trong các xí nghiệp may mặc phía Bắc được tổ chức theo cơ chế đổi mới. Nắm bắt được xu thế phát triển của toàn ngành năm 1993 Công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng mua 16.000 m2 đất tại Hải Phòng, thu hút gần 200 lao động. Công ty đã mở thêm nhiều thị trường mới và trở thành bạn hàng của nhiều Công ty nước ngoài ở thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ. Ngoài thị trường xuất khẩu Công ty đã chú trọng thị trường nội địa, năm 1993, Công ty đã thành lập Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội với diện tích trên 300 m2. Nhờ sự phát triển đó, Công ty là một trong những đơn vị đầu tiên ở phía Bắc chuyển sang hoạt động gắn sản xuất với kinh doanh, nâng cao hiệu quả. Bắt đầu từ năm 2000, Công ty đã thực hiện theo hệ thống quản lý ISO 9001-2000, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn SA 8000. Năm 2003, công ty may Thăng Long được cổ phần hoá theo Quyết định số 1496/QĐ-TCCB ngày 26/6/2003 của Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Công ty may Thăng Long trực thuộc tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Công ty may Thăng Long chuyển sang công ty cổ phần, Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% vốn điều lệ, bán một phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên Công ty (49%). Trong quá trình hoạt động, khi có nhu cầu và đủ điều kiện, công ty cổ phần sẽ phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu để huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Theo phương án cổ phần hoá: Vốn điều lệ của công ty: 23.306.700.000 đồng Vốn điều lệ được chia thành: 233.067 cổ phần Mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần: 100.000 đồng Như vậy, qua 45 năm hình thành và phát triển, công ty may Thăng Long đã đạt được nhiều thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước trong thời kỳ chống Mỹ cũng như trong thời kỳ đổi mới. Ghi nhận những đóng góp của Công ty, Nhà nước đã trao tặng cho đơn vị nhiều huân chương cao quý. Với sự cố gắng của toàn thể Công ty, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, trong những năm qua công ty may Thăng Long đã phát triển quy mô và công suất gấp 2 lần so với trong những năm 90, trở thành một doanh nghiệp có quy mô gồm 9 xí nghiệp thành viên tại Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hoà Lạc với 98 dây chuyền sản xuất hiện đại và gần 4000 cán bộ công nhân viên, năng lực sản xuất đạt trên 12 triệu sản phẩm/năm với nhiều chủng loại hàng hoá như: sơmi, dệt kim, Jacket, đồ jeans. 2. Đặc điểm kinh doanh: 2.1 Ngành nghề kinh doanh: Theo phương án cổ phần hoá công ty may Thăng Long năm 2003, ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần may Thăng Long bao gồm: -Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng -Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ. -Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ô tô, xe máy, mỹ phẩm, rượu; kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng. -Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước. -Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, khi thực hiện cổ phần, Công ty đã đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, để tiện cho việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh sau này. Nhưng, hiện nay, trên thực tế Công ty chỉ thực hiện sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu các nguyên liệu, sản phẩm may mặc. 2.2 Sản phẩm, hàng hoá Công ty may Thăng Long từ khi thành lập đã trải qua 45 năm trưởng thành và phát triển, từng bước vươn lên là một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành dệt may của Việt Nam. Công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước, sản xuất các sản phẩm nhựa và kinh doanh kho ngoại quan phục vụ ngành dệt may Việt Nam. Công ty có hệ thống chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Trong những năm vừa qua Công ty luông được ưa thích và bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay, Công ty đang sản xuất và kinh doanh những mặt hàng chủ yếu sau: Quần áo bò. Quần áo sơ mi nam, nữ, bộ comple. Bộ đồng phục người lớn, trẻ em. áo Jacket các loại. Công ty cũng đang xâm nhập và khai thác mặt hàng đồng phục học sinh và đồng phục công sở thông qua triển lãm và biểu diễn thời trang. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Ngoài ra, Công ty còn nhận gia công sản phẩm cho Công ty may 8-3 và các công ty khác. 2.3 Thị trường Lúc đầu, khi mới thành lập thị trường của công ty may Thăng Long chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa (các nước Đông Âu, Liên Xô). Nhưng theo thời gian, cùng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng ra các nước khác như: Pháp, Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển. Trong những năm 1990 - 1992, với sự sụp đổ của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa, thị trường của công ty gần như "mất trắng". Trước tình hình đó, Công ty đã đẩy mạnh tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, tập trung hơn vào những nước có tiềm năng kinh tế mạnh như Tây Âu, Nhật Bản và chú ý hơn nữa đến thị trường nội địa. Chính vì vậy, Công ty đã mở thêm được nhiều thị trường mới và quan hệ hợp tác với nhiều Công ty nước ngoài có tên tuổi như: Công ty Kowa, Marubeny (Nhật Bản); Rarstab (Pháp); Valeay, Tech (Đài Loan); Mangharms (Hồng Kông); Texline (Singapore); Takarabuve (Nhật); Senhan (Hàn Quốc) và Seidentichker (Đức). Công ty may Thăng Long cũng là một đơn vị đầu tiên của ngành may mặc Việt Nam đã xuất khẩu được sang thị trường Mỹ. Hiện nay, Công ty đã có quan hệ với hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường mạnh đầy tiềm năng: EU, Nhật Bản, Mỹ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu và thường xuyên của Công ty bao gồm: Mỹ, Đông Âu, EU, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Châu Phi, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Công ty may Thăng Long luôn xác định vấn đề giữ vững thị trường là vấn đề sống còn, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vì vậy, hiện nay công ty đã đề ra và đang thực hiện một chiến lược phát triển thị trường như sau: - Đối với thị trường gia công: Công ty tiếp tục duy trì và giữ vững những khách hàng truyền thống như EU, Nhật, Mỹ và phát triển sang các thị trường mới như Châu á, châu Mỹ Latin nhằm xây dựng một hệ thống khách hàng đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng - Đối với thị trường xuất khẩu: Công ty đặc biệt chú trọng đến thị trường FOB vì đây là con đường phát triển lâu dài của Công ty. Công ty đang xây dựng hệ thống sáng tác mẫu mốt để chào hàng, xây dựng mạng lưới nhà thầu phụ, nắm bắt thông tin giá cả; gắn việc sản xuất sản phẩm may với sản phẩm dệt và sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu để thúc đẩy sự phát triển của Công ty. - Đối với thị trường nội địa: Phát triển thị trường nội địa và tăng tỷ trọng nội địa hoá trong các đơn hàng xuất khẩu cũng là vấn đề được Công ty quan tâm. Chính vì vậy, công ty may Thăng Long đã thành lập nhiều trung tâm kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước. Công ty đã đa dạng hoá các hình thức tìm kiếm khách hàng: Tiếp khách hàng tại công ty, chào hàng giao dịch qua Internet, tham gia các triển lãm trong nước và quốc tế, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, biểu diễn thời trang, mở văn phòng đại diện ở nhiều nước khác nhau. Với chiến lược phát triển thị trường như trên, công ty may Thăng Long đã và đang mở rộng được mối quan hệ hợp tác với nhiều nước khác nhau trên thế giới. 2.4 Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản xuất nhất là đối với các công ty trong lĩnh vực dệt may. Đồng thời, nó cũng là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho công ty không ngừng phát triển và đứng vững trên thị trường. Công ty may Thăng Long hiện nay có một đội ngũ nguồn nhân lực mạnh và có chất lượng cao. Đây cũng chính là một trong những nhân tố giúp Công ty ngày càng lớn mạnh. Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, không cần nhiều đến lao động cơ bắp nên lao động nữ trong Công ty chiếm số lượng lớn hơn lao động nam. Năm 2004, lao động nữ chiếm 88.48%, lao động nam chiếm 11.52%. Trình độ của nguồn nhân lực của công ty là rất cao. Năm 2004, số lao động có trình độ đại học, trên đại học chiếm 3.76% tổng số lao động với số Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng lượng người là 112 người; tuy có giảm so với 2 năm trước nhưng tốc độ giảm nhẹ và không đáng kể. Trong khi đó, số công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông tương đối ổn định, chỉ tăng lên với tốc độ nhỏ. Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty cũng từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty năm 2002 tăng 10% so với năm 2003, năm 2004 tăng 11.81% so với năm 2003. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Thu nhập bình quân (người/tháng) 1.000.000 1.100.000 1.300.000 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty may Thăng Long) Các chính sách phúc lợi, đãi ngộ và đào tạo người lao động được thực hiện theo đúng pháp luật và điều lệ của Công ty. Người lao động được ký hợp đồng lao động theo điều 27 Bộ luật lao động và thông tư 21/LĐTBXH ngày 12/10/1996 của Bộ Lao động thương binh xã hội. Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo điều 10 Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ. Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động. Hiện nay, công ty may Thăng Long đang khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên học đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật nâng cao tay nghề. Đồng thời, theo phương án cổ phần hoá, trong hơn 23 tỷ đồng vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ là 51%, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty là 49%. Điều này, sẽ giúp phát huy quyền làm chủ của người lao động và khuyến khích họ nâng cao năng suất làm việc. 3. Vốn, tài sản của công ty: Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2002-2004) Đơn vị tính: VNĐ So sánh (%) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 03/02 04/03 A/ Tài sản 1. TSLĐ và ĐTNH 42.147.873.780 57.674.477.909 63.341.713.645 36,84 9,83 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng - Tiền 1.486.335.651 250.049.377 952.199.374 -83,18 280,80 - Các khoản phải thu 20.731.031.793 25.952.339.991 24.354.375.006 25,19 -6,16 - Hàng tồn kho 18.563.497.881 30.276.324.204 36.754.739.206 63,10 21,40 - TSLĐ khác 1.367.008.455 1.195.764.337 1.280.400.059 -12,53 7,08 2. TSCĐ và ĐTDH 34.122.501.357 49.508.246.859 56.236.641.729 45,09 13,59 - Nguyên giá TSCĐ 64.616.468.229 85.492.806.820 91.023.741.921 32,31 6,47 - Giá trị hao mòn luỹ kế 32.039.585.520 38.378.230.689 46.794.659.449 19,78 21,93 - Chi phí XDCBDD 1.545.618.648 2.393.670.737 11.007.559.257 54,87 359,86 Tổng tài sản 76.270.375.137 107.182.724.768 119.578.355.374 40,53 11,56 B/ Nguồn vốn 1. Nợ phải trả 58.609.755.776 89.014.041.892 98.543.501.855 51,88 10,71 - Nợ ngắn hạn 44.324.020.573 56.970.374.020 64.053.276.205 28,53 12,43 - Nợ dài hạn 14.285.735.203 32.043.667.872 34.490.225.650 124,31 7,64 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 17.660.619.361 18.168.682.877 21.034.853.519 2,88 15,78 - Nguồn vốn, quỹ 17.769.449.050 18.385.925.758 21.347.397.240 3,47 16,11 - Nguồn kinh phí, quỹ -108.829.689 -217.242.882 -312.543.721 99,62 43,87 khác Tổng nguồn vốn 76.270.375.137 107.182.724.768 119.578.355.374 40,53 11,56 Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty may Thăng Long Căn cứ vào bảng cân đối kế toán (bảng 1), ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2003 tăng so với năm 2002 là 30.912.349.631 VNĐ tương ứng với 40,53% (trong đó, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 26,84%; tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 45,09%); năm 2004 tăng so với năm 2003 là 12.395.630.606 VNĐ tương ứng với 11,56% (trong đó, TSLĐ và ĐTNH tăng 9,83% còn TSCĐ và ĐTDH tăng 13,59%). Điều đó chứng tỏ quy mô tài sản của Công ty tăng nhưng tốc độ tăng giảm đi. Đó là do môi trường kinh doanh ngày càng mang tính cạnh tranh cao. Mặt khác, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng so với năm 2002 là 508.063.516 VNĐ tương ứng với 2,88%; năm 2004 tăng so với năm 2003 là 2.866.170.642 VNĐ tương ứng với 15,78%. Như vậy, quy mô nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng. Tuy nhiên, ta có thể thấy tốc độ tăng quy mô nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm 2002 - 2004 luôn nhỏ hơn tốc độ tăng quy mô tài sản. Từ đó, có thể thấy hầu như các tài sản của Công ty đều được tăng lên từ nguồn vốn đi vay. Năm 2003 so với năm 2002 nợ phải trả tăng 51,88% (trong đó, nợ ngắn hạn tăng 28,53%; nợ dài hạn tăng 124,31%). Năm 2004 nợ phải trả tăng so với năm 2003 là 10,71% (trong đó, nợ ngắn hạn tăng 12,43%; nợ Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng dài hạn tăng 7,64%); nhưng có xu hướng giảm nhanh chóng xuống qua các năm. Đặc biệt là tốc độ tăng của nợ dài hạn qua 3 năm đã giảm xuống nhanh. Đây là một cải thiện trong tình hình tài chính của Công ty. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng 4. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây: Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2002 - 2004) Đơn vị tính: VNĐ Chênh lệch (%) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 03/02 04/03 Tổng doanh thu 102.651.784.615 116.328.197.522 128.539.949.338 13,32 10,50 Doanh thu hàng xuất khẩu 81.014.797.792 95.837.890.380 107.229.336.991 18,30 11,89 Các khoản giảm trừ 0 0 0 1. Doanh thu thuần 102.651.784.915 116.328.197.522 128.539.949.338 13,32 10,50 2. Giá vốn hàng bán 84.217.617.103 97.585.612.128 104.674.964.742 15,87 7,26 3. Lợi nhuận gộp 18.217.617.103 18.742.585.394 23.864.984.596 1,67 27,33 4. Lợi nhuận thuần từ HĐ 5.031.840.265 5.521.114.853 7.771.577.014 9,72 40,76 SXKD 5. Lợi nhuận từ HĐ tài chính -3.973.375.279 -4.115.033.450 -6.175.473.213 3,57 50,07 6. Lợi nhuận khác 73.890.441 -10.623.640 25.000.000 -114,38 335,32 7. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.132.355.427 1.395.457.763 1.621.103.801 23,23 16,17 8. Lợi nhuận sau thuế 770.001.690 948.911.279 1.102.350.585 23,23 16,17 Các chỉ tiêu phân tích (%) 1. Giá vốn / Doanh thu 82,04 83,89 81,43 - - 2. LN gộp / Doanh thu 17,96 16,11 18,57 - - 3. LN trước thuế / Doanh thu 1,10 1,20 1,26 - - 4. LN sau thuế / Doanh thu 0,75 0,81 0,86 - - 5. DT hàng xuất khẩu / 78,92 82,39 83,42 - - Doanh thu (%) Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty may Thăng Long Căn cứ vào bảng 2, ta có thể thấy tổng doanh thu của Công ty năm 2003 tăng so với năm 2002 là 13.676.412.907 VNĐ tương ứng với 13,32%; năm 2004 tăng so với năm 2003 là 12.211.751.816 VNĐ tương ứng với 10,5%. Như vậy, tổng doanh thu của Công ty có xu hướng tăng qua 3 năm 2002 - 2004, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm dần. Trong tổng doanh thu của Công ty may Thăng Long thì doanh thu hàng xuất khẩu luôn chiếm một phần rất lớn. Năm 2002 doanh thu hàng xuất khẩu chiếm 78,92% tổng doanh thu Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng toàn Công ty; năm 2003 chiếm 82,39%; năm 2004 chiếm 83,42%. Đó là do Công ty may Thăng Long là một công ty chủ yếu thực hiện gia công hoặc sản xuất theo các đơn đặt hàng để xuất khẩu. Thị trường trong nước của Công ty còn chưa phát triển, mặc dù trong những năm gần đây, Công ty đã quan tâm hơn đến thị trường nội địa nhưng doanh thu thu được từ thị trường này còn chưa cao so với tổng doanh thu của Công ty. Giá vốn hàng bán năm 2003 tăng so với năm 2002 là 15,87%; như vậy, tốc độ tăng giá vốn trong 2 năm này đã cao hơn tốc độ tăng doanh thu (12,32%). Điều đó, chứng tỏ Công ty chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất để hạ giá thành. Nhưng giá vốn hàng bán năm 2004 so với năm 2003 chỉ tăng 7,26% trong khi tốc độ tăng doanh thu trong 2 năm này là 10,5%. Như vậy, qua 2 năm 2003 - 2004, Công ty đã thực hiện được việc tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó Công ty có thể hạ giá thành sản phẩm và tăng doanh thu trong những năm tới. Chỉ tiêu lợi nhuận gộp của Công ty đã ngày càng tăng lên với một tốc độ tăng rất nhanh. Năm 2003, lợi nhuận gộp của Công ty là 18.742.585.394 VNĐ, tăng1,67% so với năm 2002. Nhưng đến năm 2004, lợi nhuận gộp của Công ty đã là 23.864.984.596 và tăng 27,33% so với năm 2003. Đó là do Công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất (giá vốn hàng bán năm 2004 so với năm 2003 tăng với tốc độ chậm). Đây có thể coi là một trong những thành công của Công ty. Ta cũng có thể thấy các chỉ tiêu LN gộp / Doanh thu, LN trước thuế / Doanh thu hay LN sau thuế / Doanh thu đều có xu hướng tăng lên. Tuy chỉ tiêu LN gộp / Doanh thu năm 2003 có giảm một phần nhỏ so với năm 2002 (năm 2003 là 16,11%; năm 2002 là 17,96%) nhưng đến năm 2004 chỉ tiêu này đã tăng lên đến 18,57% và vượt qua năm 2002. Tuy nhiên, để có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và đưa Công ty phát triển nhanh chóng, ban giám đốc cần tìm các biện pháp để tiếp tục tăng chỉ tiêu LN sau thuế / Doanh thu. Tóm lại, qua bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty may Thăng Long qua 3 năm 2002 - 2004, ta có thể thấy công ty đang có những bước phát triển vững chắc. Một trong những thành công lớn của Công ty, đó là Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng mở rộng được thị trường xuất khẩu, tiết kiệm chi phí sản xuất. Đây cũng là những nhân tố tích cực mà Công ty cần phải phát huy hơn. II/ Đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh: 1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Công ty may Thăng Long có hình thức hoạt động là: sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm chủ yếu như quần áo bò, quần áo sơ mi, bò dài, áo sơ mi cao cấp, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em các loại Đặc điểm, Công ty chủ yếu là gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định là từ cắt - may - là - đóng gói - đóng hòm - nhập kho. Công ty may Thăng Long là công ty sản xuất, đối tượng là vải được cắt may thành nhiều mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào số lượng chi tiết của mặt hàng đó. Ta có thể khái quát quy trình công nghệ này theo sơ đồ sau: May Là Cắt May Trải vải thân Đặt May Tẩy Đóng gói tay NVL mẫu kiểm tra mài ( vải ) Cắt phá Ghép Cắt gọt Vật liệu Đánh số Thêu thành phụ Bao bì Đồng thành đóng kiện bộ phẩm Nhập kho Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng 2. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh: Theo phương án cổ phần hoá năm 2003, công ty may Thăng Long đã trở thành một công ty cổ phần trong năm 2004. Do đó phương thức quản lý của Công ty đã chuyển từ tính chất tập trung vào một vài cá nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất được tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông. - Đại hội đồng cổ đông - Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát: - Khối quản lý - Khối phục vụ sản xuất - Khối sản xuất trực tiếp Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Khối quản lý sản Khối phục vụ sản Khối sản xuất xuất xuất trực tiếp Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty may Thăng Long sau khi cổ phần hoá Trên thực tế, hiện nay bộ máy quản lý của công ty vẫn chia thành hai cấp, cấp công ty và cấp xí nghiệp với sự chỉ đạo của tổng giám đốc do hội đồng quản trị cử ra. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ở cấp công ty: Bao gồm ban giám đốc của Công ty chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo trực tiếp. Ban giám đốc gồm 4 người: - Tổng giám đốc. - Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật. - Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất. - Phóng tổng giám đốc điều hành nội chính. Dưới ban giám đốc là các phòng ban với những chức năng và nhiệm vụ: - Văn phòng công ty. - Phòng kế toán tài vụ - Phòng kế hoạch đầu tư - Phòng kỹ thuật - Phòng kho - Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm - Cửa hàng dịch vụ. - Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) - Cấp xí nghiệp Hiện nay công ty may Thăng Long có 9 xí nghiệp thành viên chính là: XN1, XN2, XN3, XN4, XN5 đóng tại Hà Nội; XN may Hải Phòng đóng tại Hải Phòng; XN may Nam Hải đóng tại Nam Định, một xí nghiệp phụ trợ và một xưởng thời trang. Các xí nghiệp được chuyên môn hoá theo từng mặt hàng. - Xí nghiệp 1: chuyên sản xuất hàng áo sơ mi cao cấp. - Xí nghiệp 2: chuyên sản xuất áo Jacket dày, mỏng. - Xí nghiệp 3 và 4: chuyên sản xuất hàng quần áo bò. - Xí nghiệp 5: liên doanh với nước ngoài để sản xuất hàng dệt kim, áo cotton. - Xí nghiệp may Hải Phòng: có kho ngoại quan nhận lưu giữ trang thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên phụ liệu ngành dệt may chờ xuất khẩu và nhập khẩu. Ngoài ra, xí nghiệp may Hải Phòng còn có một phân xưởng sản xuất Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng nhựa và một xưởng may. Xưởng sản xuất nhựa chủ yếu phục vụ nhu cầu trong Công ty và một phần sản phẩm được bán ra thị trường. - Xí nghiệp may Nam Hải: được thành lập theo sự chỉ đạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam với mục đích chính là đầu tư giúp đỡ để phát triển Công ty dệt may Nam Định. - Xí nghiệp phụ trợ: bao gồm một phân xưởng thêu và một phân xưởng mài có nhiệm vụ thêu, mài, tẩy, ép với những sản phẩm cần gia công. - Xưởng thời trang: chuyên nghiên cứu những mẫu mốt và sản xuất những đơn đặt hàng nhỏ dưới 1000 sản phẩm. Mỗi xí nghiệp đều được tổ chức thành 5 bộ phận: 2 phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thiện và tổ bảo quản. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật điều hành sản xuất điều hành nội chính Văn Phòng Phòng Phòng Phòng TTTM Cửa Phòng phòng kế toán kế kỹ kho và hàng kiểm công ty hoạch thuật GTSP thời tra chất đầu tư trang lượng GĐ các xí nghiệp thành viên Nhân viên thống kế Nhân viên thống kê các xí nghiệp phân xưởng XN1 XN2 XN3 XN4 XN5 XN XN XN Xưởng phụ may may thời trợ Hải Nam trang Phòng Hải Phân xưởng Phân xưởng thêu mài Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty may Thăng Long Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Phần II Tổ chức bộ máy kế toán và đánh giá chung về tình hình Công ty may Thăng Long I/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: 1. Tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, bộ máy kế toán của Công ty may Thăng Long được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán của công ty được tập trung ở phòng kế toán tài vụ. Tại các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế toàn riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán thống kê. 1.1 Phòng kế toán tài vụ tại Công ty Nhiệm vụ của phòng kế toán tài vụ là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu thập xử lý các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện chế độ hạch toán và quản lý tài chính theo đúng quy định của bộ tài chính. Đồng thời, phòng kế toán còn cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời; từ đó, tham mưu cho ban giám đốc để đề ra các biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của Công ty. Dựa trên quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cùng mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phòng kế toán tài vụ được biên chế 10 người và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau: - Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, là người chịu trách nhiệm chung toàn Công ty. Kế toán trưởng có trách nhiệm theo dõi, quản lý và điều hành công tác kế toán; đồng thời tổng hợp số liệu để ghi vào các sổ tổng hợp toàn Công ty và lập báo cáo kế toán. - Tiếp đến là phó phòng kế toán, các nhân viên và thủ quỹ. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng - Kế toán vốn bằng tiền (Kế toán thanh toán): có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, viết phiếu thu chi; hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc và sổ chi tiết rồi đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng; lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Ngoài ra, kế toán vốn bằng tiền quản lý các tài khoản 111, 112 và các sổ chi tiết của nó; cuối tháng lập nhật ký chứng từ số 1 và số 2, bảng kê số 1, số 2. - Kế toán vật tư: có nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song, phụ trách tài khoản 152, 153. Cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất, tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Khi có yêu cầu kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu với sổ kế toán, nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý, lập biên bản kiểm kê. - Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: quản lý các tài khoản 211, 121, 213, 214, 411, 412, 415, 416, 441; thực hiện phân loại tài sản cố định hiện có của Công ty, theo dõi tình hình tăng giảm, tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính; theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty; cuối tháng lập bảng phân bổ số 3, nhật ký chứng từ số 9. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ quản lý các tài khoản 334, 338, 622, 627, 641, 642; hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các xí nghiệp và đơn giá lương, hệ số lương, đồng thời nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp gửi lên, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp thanh toán lương của Công ty và bảng phân bổ số 1. - Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả trong Công ty may và giữa Công ty với các khách hàng, nhà cung cấp; đồng thời quản lý các tài khoản 131, 136, 138, 141, 331, 333, 336 ; kế toán công nợ ghi sổ chi Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng tiết cho từng đối tượng và cuối tháng lập nhật ký chứng từ số 5, số 10 và bảng kê số 11. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: có trách nhiệm theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho thành phẩm; ghi sổ chi tiết tài khoản 155; cuối tháng lập bảng kê số 8 và số 11; đồng thời ghi các sổ Cái có liên quan. Bộ phận kế toán này gồm 3 người trong đó có 1 người phụ trách phần gia công. - Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, ghi sổ chi tiết tài khoản 155, cuối tháng lập bảng kê số 8. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty; hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập, xuất quỹ, ghi sổ quỹ; cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán vốn bằng tiền. 1.2 Tại các xí nghiệp thành viên: - Tại kho: Thủ kho phải tuân thủ theo chế độ ghi chép của Công ty, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi thẻ kho; cuối tháng lập báo cáo nhập, xuất, tồn và chuyển lên phòng kế toán Công ty. Ngoài ra, các nhân viên này phải chấp hành nội quy hạch toán nội bộ của Công ty về cấp phát nguyên vật liệu theo định mức trước khi nhập kho và xuất kho. - Nhân viên thống kê tại xí nghiệp có nhiệm vụ theo dõi từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến khi giao thành phẩm cho Công ty. Cụ thể, nhân viên thống kê phải theo dõi: + Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của xí nghiệp. + Số lượng bán thành phẩm, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm và số lượng sản phẩm hoàn thành để tính lương cho cán bộ công nhân viên. + Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ sản xuất vào đầu ngày và số lượng thành phẩm nhập vào cuối ngày. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Cuối tháng, nhân viên thống kế xí nghiệp lập báo cáo nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu và báo cáo chế biến nguyên vật liệu, báo cáo thành phẩm, báo cáo thanh toán lương để chuyển lên phòng kế toán tài vụ của Công ty. Nhân viên thống kê phân xưởng phải lập các báo cáo thanh, quyết toán hợp đồng, báo cáo tiết kiệm nguyên vật liệu và gửi lên cho Công ty tính thưởng. Công ty nhập lại số nguyên liệu này với đơn giá nhập là 20% của 80% đơn giá thị trường; đồng thời kế toán hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho Công ty và tính thưởng 50% giá trị phế liệu thu hồi cho xí nghiệp. Ta có thể khái quát bộ máy kế toán tại Công ty may Thăng Long theo mô hình sau: Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán KT tập Kế toán Thủ vốn vật tư TSCĐ tiền công nợ hợp chi tiêu thụ quỹ bằng và vốn lương phí và tiền tính giá thành Nhân viên thống kê của các xí nghiệp và phân xưởng Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty may Thăng Long Như vậy, bộ máy kế toán của Công ty may Thăng Long được tổ chức theo mô hình tập trung. Tất cả quá trình hạch toán và lên báo cáo đều được thực hiện ở tại phòng kế toán tài vụ trên Công ty. Tại phân xưởng, các nhân viên thống kê chỉ Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng thực hiện thu thập chứng từ, lập một số các báo cáo nhất định rồi chuyển lên phòng kế toán tài vụ trên Công ty. 2. Chế độ kế toán áp dụng: Trước đây, Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam. Vì vậy, chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty là chế độ kế toán ban hành theo quyết định số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính. Sau khi, thực hiện cổ phần hoá, Công ty vẫn áp dụng chế độ kế toán này. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Nhờ đó, kế toán theo dõi phản ánh một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho trên các sổ sách kế toán. Phương pháp tính giá hàng xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Còn khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo phương pháp tuyến tính. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu được hạch toán theo phương pháp thẻ song song. Hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của Công ty, hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT và các tài khoản sửa đổi, bổ sung theo các thông tư hướng dẫn. Nhưng do điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty không sử dụng một số tài khoản khoản như TK 113, TK 121, TK 129, TK 139, TK 151, TK 159, TK 221, TK 228, TK 229, TK 244, TK 344, TK 611. Sơ đồ lưu chuyển phiếu thu Người nộp Kế toán vốn Kế toán Thủ quỹ Kế toán vốn tiền bằng tiền trưởng bằng tiền Giấy đề nghị Phiếu thu Ký duyệt Thu tiền, ký Ghi sổ, bảo tạm ứng phiếu thu phiếu thu quản, lưu trữ Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Đối với phiếu chi: - Người nhận tiền viết giấy đề nghị. - Kế toán vốn bằng tiền viết phiếu chi. - Kế toán trưởng ký duyệt. - Thủ trưởng đơn vị (giám đốc điều hành sản xuất) ký duyệt. - Thủ quỹ chi tiền, ký vào phiếu chi rồi chuyển cho kế toán vốn bằng tiền. - Kế toán vốn bằng tiền ghi sổ, bảo quản và lưu trữ. Sơ đồ lưu chuyển phiếu chi: Người nhận tiền Kế toán vốn Kế toán Thủ trưởng Thủ quỹ Kế toán vốn bằng tiền trưởng đơn vị bằng tiền Giấy đề nghị Phiếu chi Ghi sổ, bảo Chi tiền, Ký duyệt Ký duyệt quản, lưu trữ ký phiếu chi Đối với phiếu nhập kho: - Người giao hàng đề nghị nhập kho sản phẩm, vật tư, hàng hoá. - Ban kiểm nghiệm tiến hành kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá về quy cách, số lượng, chất lượng và lập biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá. - Phòng cung ứng (phòng kho) lập phiếu nhập kho. - Phụ trách phòng cung ứng (phụ trách phòng kho) ký phiếu nhập kho. - Thủ kho nhập số hàng, ghi số thực nhập, ký vào phiếu nhập kho và ghi thẻ kho rồi chuyển phiếu nhập kho cho kế toán vật tư. - Kế toán vật tư tiến hành kiểm tra, ghi đơn giá, tính thành tiền, ghi sổ và lưu trữ. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Sơ đồ lưu chuyển phiếu nhập kho: Người giao Ban kiểm Cán bộ Phụ trách Thủ kho Kế toán vật hàng nghiệm phòng cung phòng cung tư ứng ứng Đề nghị Lập biên Lập phiếu Ký phiếu Nhập kho Ghi sổ, bảo nhập kho bản kiểm nhập kho nhập kho quản, lưu nghiệm trữ Đối với phiếu xuất kho: - Người có nhu cầu đề nghị xuất kho. - Thủ trưởng đơn vị (giám đốc điều hành sản xuất) và kế toán trưởng ký duyệt lệnh xuất. - Bộ phận cung ứng (Phòng kho) lập phiếu xuất kho rồi chuyển cho thủ kho. - Thủ kho căn cứ vào lệnh xuất kho tiến hành kiểm giao hàng xuất, ghi số thực xuất và cùng với người nhận ký nhận, ghi thẻ kho rồi chuyển cho kế toán vật tư hay kế toán tiêu thụ. - Kế toán vật tư (kế toán tiêu thụ) căn cứ vào phương pháp tính giá của Công ty ghi đơn giá hàng xuất kho, định khoản và ghi sổ tổng hợp, đồng thời bảo quản lưu trữ phiếu xuất kho. Sơ đồ lưu chuyển phiếu xuất kho Người nhận Kế toán trưởng Bộ phận cung Kế toán vật tư hàng và thủ trưởng ứng Thủ kho hay kế toán đơn vị tiêu thụ Viết giấy đề Ký duyệt Lập phiếu xuất Xuất kho, ký Ghi sổ, bảo nghị kho phiếu xuất kho quản, lưu trữ Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Đối với hoá đơn GTGT: - Người mua hàng đề nghị được mua hàng thông qua hợp đồng kinh tế đã ký kết. - Phòng kinh doanh (phòng kế hoạch và đầu tư) lập hoá đơn GTGT. - Kế toán trưởng và thủ trưởng (giám đốc điều hành sản xuất) ký hoá đơn. - Kế toán vốn bằng tiền lập phiếu thu rồi chuyển cho thủ quỹ. - Thủ quỹ thu tiền, ký rồi chuyển hoá đơn cho kế toán. - Thủ kho căn cứ vào hoá đơn xuất hàng, ghi phiếu xuất kho, thẻ kho rồi chuyển hoá đơn cho kế toán. - Kế toán tiêu thụ định khoản, ghi giá vốn, doanh thu, bảo quản và lưu trữ hoá đơn. Trong thực tế, Công ty thường bán hàng với một số lượng lớn, tiền hàng chưa thu ngay nên hai bước 4 và 5 có thể được thực hiện sau cùng. Sơ đồ lưu chuyển hoá đơn GTGT Người Phòng Kế toán Kế toán Kế toán mua hàng kinh trưởng, vốn bằng Thủ quỹ Thủ kho tiêu thụ doanh giám đốc tiền Ký hợp Lập hoá Ký duyệt Viết Thu tiền, Xuất kho, Ghi sổ, đồng đơn phiếu thu ký lập phiếu bảo quản, GTGT xuất kho lưu trữ 3. Hình thức sổ kế toán Hiện nay, Công ty may Thăng Long đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký- chứng từ. Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký chứng từ là các hoạt động kinh tế tài chính đã được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký chứng từ. Cuối tháng tổng hợp số liệu ở sổ nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái các tài khoản. Công ty tổ chức hệ thống sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng thống hoá các nghiệp vụ phát sinh theo một vế của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng (tổ chức nhật ký chứng từ theo bên Có và tổ chức phân tích chi tiết theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng). Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty được thể hiện theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng Nhật ký Thẻ và sổ kế kê chứng từ toán chi tiết Sổ Bảng tổng Cái hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty may Thăng Long Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Như vậy, ta có thể thấy Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp có quy mô lớn, có đủ nhân viên kế toán có trình độ nên có thể áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Ưu điểm của hình thức này chính là nó giúp tạo lên một hệ thống sổ có tính kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hình thức này vẫn còn có một số nhược điểm như số lượng sổ sách có quy mô lớn, tính phức tạp cao, chỉ phù hợp với kế toán thủ công, không phù hợp với kế toán máy. Đây cũng chính là một vấn đề Công ty cần xem xét trong quá trình đưa kế toán máy vào sử dụng. 4. Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu trong Công ty : 4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Trong Công ty may Thăng Long, chi phí nguyên vật liệu được hạch toán theo từng đối tượng sử dụng, từng loại vải, xốp, bông và áp dụng hình thức kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. ở Công ty may Thăng Long nguyên vật liệu được hạch toán theo phương pháp thẻ song song. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Phiếu nhập kho Thẻ kho Sổ kế toán chi tiết vật tư Phiếu xuất kho Về nguyên vật liệu chính: Đối với hàng gia công: Hàng ngày, khi xuất kho vật liệu, kế toán chỉ theo dõi số lượng. Cuối tháng kế toán mới tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển cho Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng toàn bộ số vật liệu xuất kho trong tháng, không phân bổ chi phí vận chuyển sau mỗi lần xuất kho. Đối với hàng mua: Hàng ngày, khi xuất kho vật liệu, kế toán chỉ theo dõi số lượng, không xác định giá trị vật liệu xuất kho. Cuối kỳ, tổng hợp giá trị thực tế vật liệu nhập kho trong kỳ và tồn đầu kỳ để tính đơn giá thực tế bình quân của từng loại vật liệu Về nguyên vật liệu phụ: Trên các phiếu xuất kho, vật liệu phụ được ghi rõ xuất cho đối tượng sử dụng nào. Đến cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp các phiếu xuất kho cho từng xí nghiệp. Căn cứ vào phiếu xuất kho đã tổng hợp kế toán vật tư lập bảng tổng hợp vật liệu xuất cho từng xí nghiệp. Phương pháp tính giá vật liệu chính xuất kho được tính theo giá bình quân gia quyền. Việc tính giá vật liệu chỉ được tiến hành với nguyên vật liệu do Công ty tự mua. Từ bảng tổng hợp vật liệu chính, vật liệu phụ xuất kho cho từng xí nghiệp, kế toán vật tư tiến hành phân bổ vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ cho từng mặt hàng để thực hiện việc tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào giá thực tế vật liệu xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 621 (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 152 (1521, 1522) Tổng chi tập hợp chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ kế toán kết chuyển vào tài khoản 154: Nợ TK 154 (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 621 Phế liệu thu hồi: Nhân viên thống kê sẽ theo dõi về số lượng, sau đó kế toán vật tư căn cứ vào số lượng phế liệu thu hồi và giá phế liệu bán trên thị trường, tập hợp chi phí sản xuất phế liệu thu hồi. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng 4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng TK 334 - Phải trả công nhân viên, TK 338 - Phải trả, phải nộp khác, và TK 622 - mở chi tiết cho từng phân xưởng, xí nghiệp. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương sau: Chế độ trả lương theo sản phẩm: áp dụng đối với các bộ phận lao động trực tiếp như công nhân sản xuất. Chế độ trả lương theo thời gian: áp dụng đối với các bộ phận lao động gián tiếp ở các xí nghiệp và bộ phận hành chính ở Công ty. Các nhân viên thống kê ở các phân xưởng có nhiệm vụ lập và theo dõi các bảng chấm công, theo dõi sản xuất ở từng tổ. Định kỳ, các cán bộ tiền lương xuống phân xưởng và các tổ sản xuất để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép ban đầu, thu thập số liệu để cuối tháng tính lương. Tiền lương phải trả cho mỗi công nhân sản xuất trong tháng được xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm mà hộ làm ra và đơn giá lương cho mỗi công việc ở mỗi bước công nghệ. Sau khi tính lương và các khoản phụ cấp, nhân viên thống kê tiến thành lập bảng thanh toán tiền lương cho công nhân các tổ, các xí nghiệp. Kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương theo đúng quy định của Bộ tài chính. Kế toán ghi: Nợ TK 622 (chi tiết theo các xí nghiệp) Có TK 334 Có TK 338 Sau đó kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào chi phí sản xuất: Nợ TK 154 (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 622 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng 4.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sử dụng TK 627. Chi phí sản xuất chung trong Công ty bao gồm: TK 6271 - Tiền lương nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương cho bộ phận nhân viên phân xưởng như giám đốc xí nghiệp, nhân viên thống kê phân xưởng. Kế toán ghi: Nợ TK 6271 Có TK 334 Có TK 338 (3382, 3383, 3384) TK 6272 - Chi phí vật liệu phục vụ cho việc sản xuất ở các xí nghiệp Kế toán định khoản: Nợ TK 6272 Có TK 152 TK 6273 - Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất ở các xí nghiệp Kế toán định khoản Nợ TK 6273 Có TK 153 TK 6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm khấu hao cơ bản của toàn bộ TSCĐ phục vụ cho sản xuất ở các xí nghiệp như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện truyền dẫn. Đây là phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất chung. Nợ TK6274 Có TK 214 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Có TK 335 Đồng thời, ghi đơn: Có TK 009 TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Nợ TK 6277 Có TK 141, 111 . TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác gồm những chi phí như chi phí giao dịch, photocoppy, in ấn. Nợ TK 6278 Có TK 141,111. Sau khi tất cả các chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627, kế toán kết chuyển sang TK 154 theo định khoản Nợ TK 154 (chi tiết theo xí nghiệp) Có TK 627 Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn Công ty, sau đó kế toán tiến hành phân bổ cho từng mã hàng, từng mặt hàng dựa trên tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung. 5. Công tác quản lý chung về sản phẩm sản xuất và tính giá thành ở công ty may Thăng Long: Xuất phát từ đặc điểm sản xuất ,đặc điểm quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu liên tục sản phẩm may mặc của công ty lại đựơc thừa nhân theo từng mã hàng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hiện nay ở công ty được xác định là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất của tất cả các sản phẩm để giúp cho kế toán có thể hạch toán, phân bổ chính xác vào từng khoản mục. Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh thực tế của công ty: Công ty có hai loại hình sản xuất chủ yếu là sản xuất hàng gia công cho khách hàng theo đơn đặt hàng đã ký kết và sản xuất theo hình thức mua đứt bán đoạn có nghĩa là công ty tự tìm nguồn nguyên vật liệu trong và ngoài nước, đồng thời tự tìm thị trường Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng để tiêu thụ sản phẩm nên công tác quản lý đựơc dựa theo mô hình kế toán tập trung tức là tất cả mọi thứ chứng từ sổ sách đều do phòng kế toán công ty đảm nhiệm còn ở dưới các xí nghiệp chỉ có nhân viên thống kê. Mặt khác với phương pháp tính giá thành theo hệ số thì công ty dễ dàng phân bổ mọi chi phí cho từng đối tượng. Như đối với loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng thì kế toán công ty áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành theo đơn đặt hàng 6. Các thủ tục quản lý và chế độ hạch toán kế toán ban đầu: Với nguyên tắc tuân thủ các chế độ hạch toán kế toán do bộ tài chính đề ra thì kế toán của công ty đã tuỳ theo loại hình sản xuất mà phân bổ các loại khoản mục chi phí trong giá thành do chúng có những nét khác biệt nhất định. * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp: gồm các chi phí về các loại vải ngoài, vải lót, xốp đựng bông - Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp: gồm chi phí các loại chỉ, khuy, nhãn mác Đặc biệt đối với các loại hàng gia công thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong giá thành. Công ty chỉ tính vào khoản mục này chi phí vận chuyển của lượng nguyên vật liệu phụ dùng cho sản xuất trong kỳ mà công ty đã chi ra từ cảng Hải Phòng về kho công ty. - Bao bì đóng gói: nếu được phía khách hàng chuyển giao cho công ty cùng với nguyên vật liệu phụ trực tiếp thì chi phí vận chuyển tính hết cho vật liệu phụ, cũng có trường hợp hai bên thoả thuận trong hợp đồng, công ty mua bao bì và phía khách hàng sẽ hoàn trả lại. Lúc này khoản chi phí bao bì sẽ được theo dõi riêng không tính vào giá thành. Đối với hàng xuất khẩu thường thì chi phí bao bì đựơc tính vào giá thành sản phẩm. Kế toán căn cứ vào ( báo cáo đai nẹp hòm hộp ) mà hàng tháng các xí Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng nghiệp gửi lên cho công ty thể hiện số bao bì hỗn hợp đã xuất dùng thực tế cho từng mã hàng và số tồn. * Chi phí nhân công trực tiếp :gồm chi phí tiền lương công nhân sản xuất và các khoản trích trước theo lương của công nhân sản xuất. * Chi phí sản xuất chung : gồm tiền lương , BHXH của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ chi phí bằng tiền khác. Ngoài ra công ty còn tính gộp các chi phí nhiên liệu, năng lượng vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành do tỉ trọng của những khoản này nhỏ ( dưới 2% tổng chi phí sản xuất ). * Chi phí thuê gia công: Công ty may Thăng Long không chỉ nhận may gia công cho khách hàng mà đôi khi do yêu cầu sản xuất phức tạp của sản phẩm hoặc để tiết kiệm thời gian đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, công ty còn có thể đi thuê đơn vị khác gia công một vài chi tiết hoặc cả sản phẩm hoàn chỉnh. Lúc này kế toán phải hạch toán tài khoản chi phí thuê gia công vào giá thành. Xét về bản chất ta có thể coi khoản này là một khoản chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung, nhưng do yêu cầu quản lý hạch toán cũng như do phương pháp tính giá thành nên doanh nghiệp áp dụng tập hợp chi phí này riêng và chi tiết cho từng mã hàng có chi phí thuê gia công, khi sản phẩm hoàn thành khoản chi phí này sẽ được tập hợp trực tiếp vào giá thành sản phẩm. 7. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo các đối tượng: Hàng gia công ở công ty may Thăng Long có đặc điểm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với giá thành nên toàn bộ nguyên vật liệu kể cả bao bì đều do khách hàng ( bên đặt hàng ) cung cấp theo điều kiện giá CIF tại cảng Hải Phòng hoặc theo điều kiện hợp đồng gia công. Số lượng nguyên vật liệu chuyển đến cho công ty được tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm đặt hàng và định mức tiêu hao cuả từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Định mức tiêu hao này được công ty và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng phù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 1: Đơn vị: Công ty Phiếu xuất kho Mẫu số 02-VT May Thăng Long Ngày 5 tháng 2 năm 2003 QĐ số 1141 TC/CĐKT Ngày 1/11/1995-BTC Họ, tên người nhận hàng: Xí nghiệp 3 Số 305 Lý do xuất kho: Dùng SX Nợ 621 . Xuất tại kho: .Số 1 Có 152 . S Tên nhãn hiệu, Mã Đơn Số lượng Đơn Thành TT quy cách sản phẩm số vị tính Yêu cầu Thực xuất giá tiền (hàng hoá) A B C D 1 2 3 4 1 Vải ngoài m 2 000 1 910 6 000 11 460 000 2 Vải lót thân phin m 1500 1 492 4 600 6 863 200 3 Vải phốt m 10 10 4700 47 000 Cộng 18.370.200 Cộng thành tiền (bằng chữ): Mười tám triệu ba trăm bảy mươi ngàn hai trăm đồng. Xuất ngày 5 tháng 2 năm 2003 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Ngoài nguyên vật liệu tính toán theo định mức trên khách hàng còn có trách nhiệm chuyển cho công ty 3% số nguyên liệu để bù vào số hao hụt kém phẩm chất trong quá trình sản xuất sản phẩm và vận chuyển nguyên vật liệu. Trong loại hình sản xuất gia công kế toán chỉ quản lý về mặt số lượng của lượng nguyên vật liệu nhập kho nói trên theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất thì cung cấp nguyên vật liệu cho xí nghiệp. Kế toán không hạch toán giá vốn thực tế của bản thân nguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà chỉ hạch toán phần chi Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng phí vận chuyển số nguyên vật liệu đó từ cảng về kho vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ. Đối với các mặt hàg tự sản xuất thì quá trình hạch toán vẫn bình thường, kế toán theo dõi cả về mặt lượng và giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng theo đơn giá xuất kho bình quân cả kỳ dự trữ. Với cách tính phân bổ như sau: Chi phí vật liệu Tổng chi phí Tỷ lệ hay phân bổ cho = vật liệu cần x ( hệ số ) từng đối tượng phân bổ phân bổ Trong đó: Tỷ lệ hay Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng ( hệ số ) = phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Phương pháp tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể khái quát như sau: - Đối với nguyên vật liệu chính: vải ngoài, vải lót Mặc dù một loại vải được dùng để gia công nhiều mã hàng khác nhau và mỗi mã hàng lại được sản xuất từ nhiều loại vải khác nhau kích cỡ khác nhau nhưng sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng và lại phải tiết kiệm được nhiều loại vật liệu nhất. Bởi vậy công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán bàn cắt trên ( phiếu theo dõi bàn cắt ) nhằm phản ánh chính xác số lượng từng loại vải tiêu hao thực tế cho mỗi mã hàng liên quan. Căn cứ vào phiếu xuất kho và định mức kỹ thuật tiêu hao do phòng kỹ thuật cung cấp, nhân viên hạch toán ở xí nghiệp tính toán và lập ( phiếu theo dõi bàn cắt ) ghi rõ số lượng từng loại vải tiêu hao thực tế của mỗi mã hàng, số lượng thừa hoặc thiếu so với hạch toán bàn cắt. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Cuối tháng từ các phiếu theo dõi đó nhân viên hạch toán lập các báo cáo nhập xuất tồn nhiên liệu, báo cáo chế biến, báo cáo hàng hoá. Cuối tháng 3,báo cáo này được gửi lên bộ phận kế toán nguyên liệu ở phòng kế toán công ty để xử lý số liệu, nhập đơn giá rồi gửi sang bộ phận kế toán chi phí .Kế toán chi phí tổng hợp số liệu và lập (báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt,báo cáo tổng hợp chế biến ,báo cáo tổng hợp hàng hoá vào cuối mỗi quý). + Báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt: (biểu số 2) được căn cứ vào báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu hàng tháng của các xí nghiệp thành viên gửi lên,kế toán lập báo cáo này để phản ánh tình hình nhập xuất tồn của nguyên liệu đó có liên quan đến các mã hàng sản xuất trong quý,trong phạm vi toàn công ty + Báo cáo tổng hợp chế biến (biểu số 3): căn cứ vào số liệu từ các( báo cáo chế biến, báo cáo nhập xuất tồn) của các xí nghiệp, kế toán tập hợp chi phí lập báo cáo này theo từng mã hàng của từng đơn đặt hàng . Báo cáo này cho biết số bán thành phẩm mà các xí nghiệp thực hiện được, số lượng mổi loại nguyên vật liệu chính tiêu hao cho lượng bán thành phẩm cắt đựơc trong quí là bao nhiêu và chi phí vận chuyển tương ứng với lượng nguyên vật liệu đó ( đối với sản phẩm gia công ) hay giá trị thực tế của nguyên vật liệu tiêu hao ( đối với sản phẩm mua đứt bán đoạn ) phần chi phí này được thể hiện trên báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính được phân bổ theo số lượng của mỗi chuyến hàng đã xuất cho xí nghiệp. + Báo cáo tổng hợp hàng hoá ( biểu 4 ): được lập trên cơ sở báo cáo hàng hoá mà hàng tháng các xí nghiệp gửi lên, kế toán lập báo cáo tổng hợp hàng hoá chi tiết theo từng xí nghiệp, cho biết số lượng từng mã hàng đã nhập kho trong quí của từng xí nghiệp sản xuất là bao nhiêu. Trên cơ sở các báo cáo kế toán công ty lập báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu chính thể hiện chi phí nguyên vật liệu đã tiêu hao cho từng xí nghiệp chi tiết cho từng mã hàng và số tồn. Do đã đựơc theo dõi cho từng mã hàng lên số liệu trên ( Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng báo cáo tổng hợp vật liệu chính ) được tính là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp để tính giá thành. - Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp: Vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm may nhưng nó lại là vật liệu không thể thiếu được của sản phẩm hoặc làm tăng thêm giá trị của sản phẩm như: cúc chỉ đối với các đơn đặt hàng gia công thông thường bên đặt hàng sẽ cung cấp cho công ty cả phụ liệu, bao bì để hoàn thiện sản phẩm trong trường hợp có sự thoả thuận của hai bên, về cơ bản công tác kế toán đối với chi phí vật liệu phụ cũng tương tự như nguyên vật liệu chính. Hàng tháng nhân viên hạch toán xí nghiệp căn cứ vào phiếu xuất vật liệu phụ để lập ( báo cáo phụ liệu ) chuyển lên phòng kế toán công ty, kế toán nguyên vật liệu chính và phân bổ chi phí phụ liệu bao bì cho các thành phẩm. Cuối quý, sau khi tính và phân bổ chi phí vật liệu phụ kế toán lập báo cáo tổng hợp vật liệu phụ ( biểu số 6 ) thể hiện số liệu vật liệu phụ và chi phí mỗi loại vật liệu phụ xuất dùng trong quí cho các loại sản phẩm là bao nhiêu. Chi phí vận chuyển vật liệu phụ của hàng gia công được theo dõi trên sổ chi tiết vật liệu theo từng đơn đặt hàng và được phân bổ căn cứ vào sản lượng quy đổi của số sản phẩm hoàn thành nhập kho. Chi phí Tổng chi phí vận chuyển Sản lượng vận chuyển của đơn đặt hàng i hoàn thành vật liệu = x qui đổi phụ của Sản lượng đặt hàng của mã mã hàng i qui đổi hàng i Căn cứ vào báo cáo tổng hợp vật liệu phụ và chi phí vận chuyển đã phân bổ cho từng mã hàng kế toán lập “ báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ “ ( biểu 7 ) số liệu trên báo cáo này được kết chuyển trực tiếp vào giá thành. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Kết thúc qui trình sản xuất thành phẩm nhập kho đều được đóng gói, đóng hòm. Số bao bì hỗn hợp đóng gói cũng do phía khách hàng chuyển giao cho công ty cùng với vật liệu phụ. Cũng có trường hợp hai bên thoả thuận trong hợp đồng, công ty tự tổ chức bao gói, khi kết thúc hợp đồng phía khách hàng sẽ hoàn trả lại. Lúc này khoản chi phí bao bì được theo dõi riêng và không tính vào giá thành sản phẩm. Nhưng đối với hàng xuất khẩu của công ty thì chi phí bao bì được tính vào giá thành sản phẩm, căn cứ vào ( báo cáo đai nẹp,hòm , hộp ) mà hàng tháng các xí nghiệp gửi lên cho công ty thể hiện số bao bì hỗn hợp đã xuất dùng thực tế cho từng mã hàng. Từ đó kế toán công ty sẽ lập ( báo cáo tổng hợp đai, nẹp, hòm, hộp) tương tự như hạch toán nguyên vật liệu ( biểu 8 ). Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng tài khoản 621 được chi tiết thành 3 tiêủ khoản. 6211: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp 6212: Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp 6213: Chi phí bao bì Đối với các khoản chi phí nguyên vật liệu phát sinh tăng trong kỳ thì kế toán tập hợp vào bên Nợ tài khoản 621, phát sinh giảm ghi vào bên Có. Cuối quí kế toán kết chuyển chi phí này sang tài khoản 154. Căn cứ vào ( báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu ), ( báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ ), ( báo cáo tổng hợp đai nẹp hòm hộp ) kế toán lập bảng kê số 4. Dựa vào số liệu trên bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7 kế toán ghi sổ cái tài khoản 621. Công ty không sử dụng bảng phân bổ số 2. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 2 Công ty may Thăng Long Quí IV / 2003 Phòng tài vụ - kế toán Loại Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất chế biến Xuất đổi bán Xuất nguyên liệu Xuất tiêu thụ Tồn cuối kỳ vải Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Vải 0 0 296338,5 57060714 210365,4 40439547 4,4 847088 2345,6 451575 0 0 83623,1 15322504 ngoài Vải 0 0 29675 58891971 22983,4 4563345 3,1 616505 0 0 0 0 6688,5 1328001 chân phin Vải 0 0 8000 62025436 20 155063,59 0 0 7892 61188092,61 0 0 88 682279,8 lót pilot Cộng 33005926 26283069,471 26283069,471 25602204,938 28210826 38627102 21496084 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 3 Báo cáo tổng hợp chế biến Công ty may Thăng Long Quí IV / 2003 Phòng kế toán - tài vụ Số lượng BTP Lượng vải Bình quân Chi phí NVL Chi phí bình STT Nguyên liệu Mã hàng ( chiếc ) xuất chế biến tiêu hao chính quân 1 đv 1 Fanilon 028 18.971 32.250,7 1,7 25.844.522 1.362.317 DV 12 2.124 3.886,92 1,83 3.114.834 1.466,49 Cộng 2 Vải ngoài AT 01 8.000 16.080 2,01 2.623.130 327,891 UJ 340 56.000 105.840 1,89 17.265.679 308,3157 Cộng 3 Vải Kaki 3.250 5.755 8517,4 1,48 210.633,966 36.600,16 Cộng Cộng 25.602.204,938 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 4 báo cáo tổng hợp hàng hoá Công ty may Thăng Long Quí IV / 2003 Phòng kế toán - tài vụ Tồn đầu Chế Thành Tồn XN Mã Đơn vị Cộng kỳ biến phẩm cuối kỳ May 1 AT 01 Chiếc 0 8.000 8.000 8.000 0 May 3 028 Chiếc 0 18.971 18.971 18.300 671 3.520 Chiếc 0 5.755 5.755 5.755 0 May 5 DV 12 Chiếc 0 2.214 2.214 2.124 2.124 May 6 UJ 340 Chiếc 3.000 56.000 58.000 58.000 0 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 5 Báo cáo tổng hợp vật liệu chính Công ty may Thăng Long Quí IV / 2003 Phòng kế toán - tài vụ Đơn vị Mã Tồn đầu Nhập (đồng) Chế biến (chiếc) TP nhập (sp) Tiền ( đồng ) Tồn cuối XN 1 AT 01 0 2.885.443 8000 8.000 2.885.443 0 Cộng XN 2 XN 3 028 0 31.013.418 18.971 18.300 29.916.481 1.096.937 3.520 0 218.086.967 5.755 5.755 21.808.967 0 Cộng XN 4 XN 5 DV 12 0 4.215.068 2.214 2.214 4.215.068 0 Cộng XN 6 UJ 340 1.042.807 19.465.724 56.000 58.000 20.508.531 0 Cộng Tổng cộng 625.536.447 25.602.204.938 25.731.354.969 496.386.416 Người lập biểu Kế toán trưởng Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 6 Báo cáo tổng hợp vật liệu phụ Công ty may Thăng Long Quí IV / 2003 Phòng kế toán - tài vụ Tên vật Mã Tồn đầu kỳ Nhập Xuất may Hỏng ( mất ) Tồn cuối liệu SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT Chỉ L AT 01 0 0 4.580 4.520 56 4 500m ( cuộn ) Cộng 18.235 18.010 200 25 Chỉ M 3.520 20 170.000 230 1.955.000 232 1.972.000 12 102.000 6 51.000 ( cuộn ) Cúc đồng AT 01 0 0 8.030 8.000 12 18 ( bộ ) Cúc nhựa UJ 340 80 500 480,56 11 88,44 TH (100c) Khoá AT 01 8.000 90 10 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 7 Tổng hợp chi phí vật liệu phụ Công ty may Thăng Long Qúi IV / 2003 Phòng kế toán - tài vụ . XN Mã TP nhập CF vật liệu phụ CF vận chuyển May 1 AT 01 8.000 2.903.845 May 3 28 18.300 10.618.379 3.520 5.755 35.585.353 May 5 DV 12 2.214 1.004.800 May 6 UJ 340 58.000 11.680.430 Tổng cộng 1.538.960.446 217.860.100 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 8 báo cáo tổng hợp đai, nẹp, hòm, hộp Quí iv / 2003 Nhập trong Xuất trong Tồn cuối XN Mã hàng Tồn đầu kỳ kỳ kỳ kỳ May 1 May 2 May 3 3.520 0 4.525.816 4.525.816 0 Cộng 0 514.264.458 514.264.458 0 Biểu số 10 Sổ cái tài khoản 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Năm 2003 Các TK đối Quí I Quí II Quí III Quí IV Cả năm ứng Nợ TK 152 27.418.515.681 TK 331 396.238.175 Cộng PS 27.814.753.856 Nợ 27.814.753.856 * Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty may Thăng Long gồm: Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ở các xí nghiệp thành viên. Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công, công ty thực hiện chế độ khoán quĩ lương theo tỷ lệ % trên doanh thu. Quĩ lương của toàn doanh nghiệp được phân chia cho bộ phận sản xuất trực tiếp theo mức khoán và cho bộ phận sản xuất gián tiếp theo hệ số lương. Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất thì hiện nay công ty qui định chế độ khoán tiền lương với mức khoán là 42,45% giá trị sản phẩm hoàn thành. Hàng tháng, căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm ( sau khi đã qua KCS ), căn cứ vào tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng giữa VNĐ và USD ( tỷ giá này được doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ % mà xí nghiệp được hưởng 42,45% ) nhân viên hạch toán ở các xí nghiệp tính ra quĩ lương ở từng xí nghiệp và lập “ bảng doanh thu chia lương “ Tổng quĩ = Tỷ giá x 42,45% x QiPi lương hiện hành Toàn bộ tiền lương tính trên doanh thu mà xí nghiệp nhận được sẽ được phân chia theo qui chế chia lương do bộ phận lao động tiền lương của công ty xây dựng. Nếu gọi A là tổng quĩ lương của một xí nghiệp thì: 10% A ( a1 ) là quĩ dự phòng để chia thêm lương cho công nhân khi làm tăng ca, thêm giờ hoặc khi có ít việc làm quĩ lương này trích khi xí nghiệp đạt vượt mức kế hoạch được giao. Trong đó: 4,2% A : qũy dự phòng phát sinh ngoài qui trình sản xuất. 3% A: quỹ lương nghỉ phép. 0,8%A: quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 2% A: các khoản phụ cấp khác. Phần còn lại B = A - A1 ( 90% ) được chia cho tổng tiền lương thực tế của xí nghiệp trong tháng là 70% và quĩ tiền thưởng 30%. Các bộ phận xí nghiệp ( tổ cắt may, là ) tiền lương được chia theo tỷ lệ % của B ( quỹ lương sau khi trừ đi quỹ trích lập dự phòng ) cụ thể là: Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Tiền lương tổ may: 78% B Tiền lương tổ cắt: 5,5% B Tiền lương tổ là: 6,3% B Tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất: 89,8% Tiền lương tổ kỹ thuật: 3,77% B Tiền lương tổ bảo vệ: 0,1% B Tiền lương tổ văn phòng: 3,2% B Tiền lương tổ bảo toàn và vệ sinh: 2,2% B Tiền lương tổ thu hoá: 0,93% B Tổng tiền lương của nhân viên xí nghiệp: 10,2% Trong mỗi tổ có qui định hệ số chia lương cho mỗi cán bộ, từng công nhân. Cuối tháng nhân viên hạch toán xí nghiệp có nhiệm vụ nộp báo cáo thực hiện tiền lương lên phòng kế toán công ty. Cuối quí bộ phận kế toán tiền lương sẽ tổng hợp số liệu từ các bảng doanh thu chia lương của các xí nghiệp, tính toán phần chi phí nhân công sản xuất và căn cứ vào báo cáo thực hiện tiền lương của các xí nghiệp tính ra chi phí nhân công trực tiếp và tiền công của nhân viên xí nghiệp tính vào chi phí sản xuất chung. Kế toán tiến hành trích 19% quĩ lương cơ bản của công nhân sản xuất để hạch toán vào các khoản trích theo lương. Sau đó kế toán lập bảng phân bổ số 1 ( bảng phân bổ tiền lương và BHXH ) ( biểu 11 ). Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán chi phí lập bảng kê số 4 phần tài khoản 622. Kế toán công ty dựa vào số liệu của phần này và nhật ký chứng từ số 7 để vào sổ cái tài khoản 622 chi phí nhân công trực tiếp ( biểu 12 ) Cuối quí kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang bên nợ tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 11 bảng phân bổ số 1 Phân bổ tiền lương vào đối tượng sử dụng Quí iv / 2003 Trích 19% Ký hiệu tài Tổng cộng quí Diến giải Thu nhập quí BHXH, khoản IV/ 2001 BHXH, KPCĐ 622 Chi phí NCTT 4.315.614.268 410.179.345 4.725.793.613 627 Chi phí 631.391.907 26.124.603 657.516.510 641 NVQLPX 248.068.833 12.889.766 260.958.599 642 Chi phí NVBH 426.651.436 74.922.541 501.573.977 1388 Chi phí 30.634.400 30.634.400 111 NVQLCT 4.350.000 4.350.000 Các khoản phải thu Thu hồi Tổng cộng 5.656.710.844 524.116.255 6.180.827.099 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 12 Sổ cái Tài khoản 622 - CFNVLTT Năm 2003 Các TK đối ứng Quí I Quí II Quí III Quí IV Cả năm nợ với TK này TK 334 4.315.614.268 TK 338 410.179.345 Cộng p/s Nợ 4.725.793.613 Cộng p/s Có 4.725.793.613 * Tổng hợp chi phí sản xuất chung. Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán công ty mở tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung và chi tiết các tài khoản cấp II theo qui định của bộ tài chính. Tất cả các khoản mục chi phí sản xuất chung khi phát sinh đều được kế toán tập hợp vào tài khoản 627. Cuối mỗi quí, kế toán tổng hợp các khoản chi phí phát sinh bên nợ tài khoản 627 trừ đi số giảm chi nếu có được tập trung ở bên có tài khoản 627, chênh lệch giữa bên có và bên nợ được kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành. ( bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung ) ( biểu 13 ) được lập vào cuối mỗi quí thể hiện toàn bộ số chi phí sản xuất chung mà công ty đã chi ra trong quí căn cứ vào các sổ sách chứng từ có liên quan như bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ số 1 - phân bổ tiền lương vào đối tượng sử dụng, các nhật ký chứng từ khác có liên quan đến tài khoản 627 như nhật ký chứng từ số 1, 2, 5. Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất được tính theo tỷ lệ khấu hao đã qui định đối với các ngành dệt, may ( thông tư số 1062 / Bộ tài chính ) và NĐ 59 CP. Hàng quí, kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao qui định để tính mức khấu hao TSCĐ theo công thức sau: Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao cơ bản Mức khấu hao = TSCĐ của TSCĐ ( năm ) TSCĐ của quí 4 Căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành ghi bảng kê số 4 phần tài khoản 627. Bảng kê số 4 là căn cứ để kế toán tiến hành ghi sổ cái tài khoản 627. ( biểu 14) * Kế toán tập hợp chi phí thuê gia công. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể xuất bán thành phẩm, nguyên liệu đi gia công ở đơn vị khác. Lúc này ta phải cộng thêm chi phí thuê gia công vào giá thành. Công ty tiến hành hạch toán theo dõi chi tiết khoản chi phí này theo từng mã hàng từ khi xuất ra khỏi doanh nghiệp cho đến khi nhận về. Vì được tập hợp trực tiếp nên cuối quí, kế toán căn cứ vào báo cáo tổng hợp chi phí thuê gia công để làm cơ sở tính vào giá thành sản phẩm có liên quan ( biểu 15 ) Biểu 15 Báo cáo tổng hợp chi phí thuê gia công Quí IV / 2003 Mã hàng Đơn vị gia công Số lượng Thành tiền Đơn giá AT 01 CT may Hồ Gươm 8000 (TP ) 33.720.000 4.215 35945 X 08 May 396 11952 (TP ) 1.019.040 85,26 952 RGK 20 May Hồ Gươm 7140 (TP ) 8.499.215 1.190,37 Cộng 182.036.805 * Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Kế toán sử dụng bảng kê số 4 ( biểu 9 ) để tập hợp chi phí sản xuất theo từng xí nghiệp của công ty. Cách lập bảng kê số 4 như sau: - Căn cứ vào báo cáo chế biến, báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ, báo cáo tổng hợp đai nẹp hòm hộp kế toán ghi vào nợ tài khoản 621 đối ứng với có tài khoản 152 theo chi tiết tương ứng. - Căn cứ vào bảng phân bổ số 1 và các bảng doanh thu chia lương, kế toán ghi dòng nợ tài khoản 622 đối ứng ghi có tài khoản 334,338. - Căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp ghi nợ tài khoản 627, đối ứng với cột có các tài khoản có liên quan trong bảng. - Căn cứ vào các tài khoản phản ánh ở các nhật ký chứng từ khác có liên quan đối ứng với nợ các tài khoản 154, 621, 627 để ghi dòng và cột tương ứng. Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp chi phí kinh doanh toàn công ty là lập nhật ký chứng từ số 7. Cuối quí trên cơ sở bảng kê số 4 đã lập, kế toán cộng nợ của các tài khoản 621, 622, 627, 154 để vào nhật ký chứng từ số 7. Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 7 kế toán ghi sổ cái tài khoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 334, 338 627 111, 112, 152 CF nhân viên Các khoản ghi giảm 152, 153 CF SXC ( phế liệu thu hồi, vật tư không dùng CF vật liệu, ccdc hết ) 1421,335 CF theo dự toán 154 331,111,112 Phân bổ hoặc kết Các CFSXC khác chuyển CFSXC Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 13 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Công ty may Thăng Long Quí IV / 2003 Phòng kế toán - tài vụ Ghinợ Cộng nợ TK 6271 6272 6273 6274 6277 6278 154 TK 627 ĐTSD 111 47218690 27028903 38201640 112449233 112 82512000 39964500 97420210 219869710 142 67820310 67820310 152 290564468 290564486 153 46520300 46520300 214 1226823673 1226823673 335 23860221 23860221 331 94217900 62030860 76530661 232779421 334 631391907 631391907 338 26124603 26124603 627 2878230864 Cộng 657516510 514513076 114340610 1226823673 129024263 236012732 2878230864 2878230864 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Biểu số 14 Số cái TK 627 Chi phí sản xuất chung Năm 2003 Các TK đối ứng với Quí I Quí II Quí III Quí IV Nợ TK này 111 112.449.233 112 219.896.710 142 67.820.310 152 290.564.486 153 46.520.300 214 1.226.823.673 335 23.860.221 331 232.77.421 334 631.391.907 338 26.124.603 Cộng p / s Nợ 2.878.230.864 Cộng p / s Có 2.878.230.864 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Phần III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may Thăng Long I. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Thăng Long. Qua nhiều năm phát triển với những khó khăn do nền kinh tế mang lại, đến nay Công ty May Thăng Long đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng các sản phẩm áo sơ mi nam, áo jackét Để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, vào quý IV hàng năm, Công ty tiến hành xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất - kỹ thuật và tài chính cho năm sau, bao gồm toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và các yếu tố cần thiết để làm căn cứ cho Công ty thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh và các chỉ tiêu hướng dẫn của cơ quan chủ quản giao cho. Đồng thời, căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch để tính toán, xác định mức vốn lưu động cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính toán và cân đối vật tư dự trữ để phục vụ kịp thời cho sản xuất, tránh hiện tượng ứ đọng vốn trong sản xuất . Là một doanh nghiệp sản xuất, nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Công ty luôn chú trọng đến công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và đã đạt được nhiều kết quả tốt. 1. Mặt thuận lợi trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty - Về cơ bản, Công ty đã thực hiện tốt việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành các loại sản phẩm của Công ty, thực hiện tốt việc tổ chức hệ thống Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng sổ sách, chứng từ hạch toán ban đầu theo qui định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và bảo đảm phù hợp với hoạt động của Công ty. Chế độ báo cáo tài chính và báo cáo thống kê được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng được một phần yêu cầu quản lý của Nhà nước và lãnh đạo Công ty. - Việc tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho Lãnh đạo doanh nghiệp có căn cứ đưa ra quyết định kinh tế, tài chính đúng đắn, sát thực. Với những ưu điểm như trên, công tác quản lý chi phí và giá thành ngày càng được phát huy, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tuy nhiên, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn, tồn tại cần khắc phục và đi vào hoàn thiện. 2. Mặt tồn tại cần khắc phục -Về hệ thống tài khoản chi tiết dùng để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán tập hợp CPSX và chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Các tài khoản phản ánh CPSX chung chưa chi tiết đầy đủ các yếu tố của chi phí như quy định của Bộ Tài chính; TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chưa được mở chi tiết theo các xí nghiệp thành viên, vì vậy chưa phản ánh được CPSX của từng xí nghiệp. -Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: Hiện nay, Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho cán bộ, công nhân viên. Công ty May 10 là một doanh nghiệp sản xuất nên lực lượng lao động trực tiếp lớn. Do đó, nếu người lao động nghỉ phép nhiều vào một tháng nào đó trong năm Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng sẽ gây biến động đột ngột cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do việc tính tiền lương nghỉ phép không hợp lý. -Về hạch toán NVL nhận gia công: Loại hình sản xuất của Công ty chủ yếu là sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Toàn bộ nguyên vật liệu chính và phần lớn nguyên vật liệu phụ là do khách hàng đem đến, Công ty chỉ hạch toán vào khoản mục chi phí NVL chính phần chi phí vận chuyển bốc dỡ mà Công ty đã chi ra và hạch toán vào khoản mục chi phí vật liệu phụ, giá trị vật liệu phụ do Công ty mua hộ. Đối với vật liệu nhận gia công do khách hàng đưa đến, Công ty chỉ theo dõi về mặt lượng, không theo dõi mặt giá trị. Phương pháp hạch toán như trên dẫn đến toàn bộ phần NVL chính và vật liệu phụ do khách hàng đem đến chưa được hạch toán trên tài khoản kế toán và chưa được phản ánh vào báo cáo kế toán do chưa sử dụng TK 002: Vật tư hàng hoán nhận giữ hộ, nhận gia công để phản ánh tình hình nhập, xuất kho vật liệu do bên thuê gia công đưa đến. -Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Phương pháp xác định giá trị của sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đang áp dụng tại Công ty chưa hợp lý, đặc biệt là đối với những sản phẩm sản xuất gia công theo đơn đặt hàng thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí sản xuất sản phẩm. Vì vậy, mà giá trị của sản phẩm dở dang trên dây chuyền chưa được phản ánh hợp lý, ảnh hưởng đến sự chính xác của giá thành sản phẩm. Trên đây là những hạn chế khiến cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chưa đạt được hiệu quả cao để đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý của Công ty và cơ quan chủ quản mà Công ty cần quan tâm để khắc phục và hoàn thiện hơn. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1. Những yêu cầu đối với công tác hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng - Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phải tôn trọng những nguyên tắc chuẩn mực kế toán mà Nhà nước qui định. - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải đảm bảo cung cấp số liệu một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ phục vụ cho công tác quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải làm cho bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả công tác cao, nâng cao được năng lực quản lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được thực hiện trên cơ sở khoa học, phù hợp với chế độ, chính sách quản lý hiện hành của Nhà nước. - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai và phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm tổ chức, qui mô, trình độ năng lực của đội ngũ kế toán, tình hình trang thiết bị của doanh nghiệp. 2. Những phương hướng và giảp pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp CPXS và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May Thăng Long: 2.1 Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết: Về xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết phục vụ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành theo Quyết định số 1141/CĐKT ngày 01/11/1995 và một số quyết định sửa đổi bổ sung khác của Bộ Tài chính tính đến thời điểm hiện nay. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Công ty cần xây dựng các tài khoản kế toán chi tiết nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản trị kinh doanh trên lĩnh vực tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các tài khoản cấp 2, 3. sẽ được xây dựng theo đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý của Công ty. Hoạt động sản xuất sản phẩm tại Công ty được bố trí ở các xí nghiệp thành viên, mỗi xí nghiệp sản xuất một số sản phẩm nhất định. Xuất phát từ những đặc điểm đó, Công ty cần xây dựng các tài khoản chi tiết cho từng loại chi phí theo từng xí nghiệp thành viên và theo yêu cầu tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Căn cứ vào nguyên tắc xây dựng tài khoản như trên, các tài khoản kế toán có thể được mở chi tiết như sau: Hệ thống tài khoản kế toán chi tiết Kí hiệu Kí hiệu Kí hiệu Tên tài khoản TK cấp 1 TK cấp 2 TK cấp 3 1 2 3 4 154 Chi phí SXKD dở dang 1541 Chi phí SXKD KD chính dở dang 15411 Chi phí SXKD dở dang XNTV 1 15412 Chi phí SXKD dở dang XNTV 2 15413 Chi phí SXKD dở dang XNTV 3 1541 1542 Chi phí SXKD phụ dở dang . 15421 Chi phí SXDD của PX Bao bì 15422 Chi phí SXDD của PX Thêu in 1542 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng 155 Thành phẩm 1551 Thành phẩm gia công theo đơn đặt hàng 1552 Thành phẩm xuất khẩu 1553 Thành phẩm nội địa 627 Chi phí sản xuất chung 6271 Chí phí nhân viên phân xưởng 62711 Chi phí nhân viên phân xưởng XNTV1 62712 Chi phí nhân viên phân xưởng XNTV2 6271 6272 Chi phí vật liệu 62721 Chi phí vật liệu XNTV1 62722 Chi phí vật liệu XNTV2 6272 6273 Chi phí công cụ sản xuất 62731 Chi phí công cụ DC XNTV 1 62732 Chi phí công cụ DC XNTV 2 6273 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ 62741 Chi phí khấu hao TSCĐ ở XNTV 1 62742 Chi phí khấu hao TSCĐ ở XNTV 2 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng 6274 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 62771 Chi phí dịch vụ mua ngoài XNTV 1 62772 Chi phí dịch vụ mua ngoài XNTV 2 6277 6278 Chí phí bằng tiền khác 62781 Chi cho XNTV 1 62782 Chi cho XNTV 2 6278 2.2. Tổ chức hạch toán tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: Chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất có thể phát sinh đột biến vào một tháng nào đó trong năm tài chính nếu doanh nghiệp không tính và trích trước tiền lương nghỉ phép trong năm. Công ty May Thăng Long là doanh nghiệp sản xuất lớn, lực lượng lao động trực tiếp chiếm 87% tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải tính toán, lập kế hoạch về tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm để phân bổ đồng đều vào các tháng trong năm (kỳ tính giá thành sản phẩm) nhằm ổn định chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ hạch toán không bị biến động đột ngột. Công ty có thể thực hiện tính trước lương nghỉ phép và phân bổ cho chi phí sản xuất trong các kỳ hạch toán theo dự toán. Để đơn giản cách tính toán tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, Công ty có thể tính toán theo tỷ lệ (%) Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng trên tổng số tiền lương phải trả dự toán hàng tháng căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép cho công nhân sản xuất và phân bổ đều cho các tháng trong năm. Để phản ánh khoản trích trước và thanh toán tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng TK 335 - Chi phí phải trả. Kết cấu của tài khoản 335 trong trường hợp này như sau: Bên Nợ: Tiền lương phải trả cho công nhân nghỉ phép. Bên Có: Khoản trích trước lương nghỉ phép vào chi phí sản xuất trong kỳ. Số dư bên Có: Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép thực tế chưa phát sinh. - Khi tính trước vào chi phí sản xuất về tiền lương nghỉ phép phải trả trong kỳ cho công nhân sản xuất trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 335 : Chi phí phải trả. - Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 335 : Chi phí phải trả. Có TK 334 : Phải trả công nhân viên - Khi chi trả tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên Có TK 111 : Tiền mặt Trình tự hạch toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất có thể khái quát qua sơ đồ sau: TK 111 TK 334 TK 335 TK 622 Chi trả tiền lương Tiền lương nghỉ phép Trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX thực tế phải trả cho CNSX nghỉ phép của CNSX Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng 2.3. Về hạch toán NVL nhận gia công: Để thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu quản lý của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Công ty nên sử dụng TK 002 để phản ánh toàn bộ quá trình nhận NVL do bên thuê gia công đem đến và quá trình xuất NVL đưa vào sản xuất. Nội dung và kết cấu TK 002 – Vật liệu nhận gia công Tài khoản này phản ánh giá trị vật liệu nhận gia công chế biến. Giá trị của vật liệu gia công chế biến được hạch toán theo giá thực tế của hiện vật nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán. Bên Nợ: -Giá trị vật liệu nhận gia công chế biến Bên Có: -Giá trị vật liệu đã tiêu hao tính vào sản phẩm gia công -Giá trị vật liệu không dùng hết trả cho bên thuê gia công Số dư bên Nợ: -Giá trị vật liệu nhận gia công chế biến chưa xong Các chi phí liên quan đến việc gia công, chế biến, bảo quản tài sản, vật liệu, hàng hoá không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong Bảng cân đối kế toán. Kế toán vật liệu, hàng hoá nhận gia công phải theo dõi chi tiết từng loại vật liệu, hàng hoá, từng nơi bảo quản. Vật tư nhận giữ hộ, gia công chế biến không được quyền sở hữu, khi bàn giao phải có sự chứng kiến của cả hai bên. - Khi nhận hàng hoá do khách hàng đem đến, kế toán ghi: Nợ TK 002: Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công chế biến. - Khi sản phẩm hoàn thành giao cho khách hàng , dựa trên số đã sử dụng xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất, kế toán ghi: Có TK 002: Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công chế biến. 2.4. Về sử dụng các sổ chi tiết chi phí NVLTT, chi phí NCTT, và chi phí SXC: Hiện nay, Công ty May Thăng Long chưa mở các sổ chi tiết cho các khoản mục chi phí cho từng phân xưởng, xí nghiệp nên sẽ gây khó khăn cho Công ty khi Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng cần kiểm tra theo dõi chi tiết một khoản mục nào đó. Theo em, để thuận lợi hơn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành Công ty nên mở các sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Việc mở các sổ này rất đơn giản và thuận tiện không gây khó khăn gì cho công tác kế toán, các sổ này sẽ được mở sau khi kế toán ghi sổ Nhật ký chung và ghi Sổ Cái các tài khoản liên quan. Số liệu trên các chứng từ gốc sẽ được phản ánh vào sổ chi tiết từng khoản mục chi phí tương ứng cho từng xí nghiệp, phân xưởng Đối với các xí nghiệp, phân xưởng khác cũng được mở tương tự. Các sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ở từng xí nghiệp, phân xưởng cũng được mở tương tự. 2.5. Về đánh giá sản phẩm dở dang: Như đã đề cập ở phần trên, công tác đánh giá sản phẩm dở dang của Công ty còn chưa hợp lý, chưa phản ánh đúng giá trị của sản phẩm làm dở trên dây chuyền làm ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. Đặc biệt là đối với những sản phẩm gia công theo đơn đặt hàng, phần chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí sản xuất sản phẩm. Để đánh giá chính xác hơn giá trị của sản phẩm chế tạo dở dang trên dây chuyền, có thể đánh giá theo mức độ hoàn thành tương đương của sản phẩm. Theo phương pháp này, chi phí NVL cho một đơn vị thành phẩm và một đơn vị sản phẩm dở dang là như nhau. Các chi phí chế biến khác được tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương của sản phẩm do doanh nghiệp xác định. Vì chi phí nhân công trực tiếp được tính cho sản phẩm theo thời gian chế tạo chuẩn của từng bước công việc (từng chi tiết sản phẩm). Do đó, căn cứ vào thời gian chuẩn để chế tạo mỗi chi tiết sản phẩm, căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền đã xác định được qua kiểm kê và khối lượng các chi tiết sản phẩm đã hoàn thành do các tổ sản xuất cung cấp, các nhân viên kinh tế tại các Xí Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng nghiệp có thể tổng hợp được thời gian chế tạo của các chi tiết đã hoàn thành và có thể quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương như sau: Khối lượng sản phẩm hoàn thành Tổng số giây sản xuất của các chi tiết hoàn thành tương đương = Số giây quy chuẩn của một sản phẩm Từ đó, kế toán có thể xác định được từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang lần lượt theo các công thức như sau: *Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí NVL của Chi phí NVLTT phát Chi phí SPDD đầu kỳ sinh trong kỳ + NVL của x Khối lượng SPDD cuối = SPDD kỳ Khối lượng thành Khối lượng + phẩm nhập kho SPDD *Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí NC của SPDD đầu kỳ Chi phí NCTT phát + Khối lượng sản Chi phí NC của sinh trong kỳ x phẩm hoàn SPDD cuối kỳ = thành tương Khối lượng thành Khối lượng SP hoàn + đương phẩm nhập kho thành tương đương *Đối với chi phí sản xuất chung: Chi phí SXC của Chi phí SXC phát SPDD đầu kỳ + sinh trong kỳ Khối lượng sản Chi phí SXC = x phẩm hoàn của SPDD cuối thành tương kỳ Khối lượng thành Khối lượng SP hoàn + đương phẩm nhập kho thành tương đương Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Ví dụ: - Trong tháng 03/2004, Xí nghiệp 1 đang tiến hành sản xuất sơ mi Kaneta. Thời gian quy chuẩn của 1 sản phẩm là: 125 giây. - Qua kiểm kê xác định được khối lượng SPDD cuối tháng là: 7.525 chiếc. - Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 43.825 chiếc - Theo báo cáo của các tổ sản xuất về khối lượng của các chi tiết sản phẩm hoàn thành vào cuối tháng: Tên chi tiết sản Số lượng Thời gian quy chuẩn Tổng số giây STT phẩm (chiếc) (giây/chiếc) sản xuất 1. Bộ phận cổ 5.940 23,1 137.214 2 Bộ phận nẹp 6.820 8,7 59.331 3 Bộ phận túi 6.820 5,3 36.146 4 Bộ phận cầu vai 6.430 12,2 78.446 5 Bộ phận tay 6.400 12,2 78.080 Cộng 125 564.375 Theo đó, các nhân viên kinh tế tại xí nghiệp thành viên có thể quy đổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương: Khối lượng sản phẩm 564.375 = = 4.515 sản phẩm hoàn thành tương đương 125 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Theo tài liệu của kế toán về sản phẩm sơ mi Kaneta: Khoản mục chi phí SPDD đầu tháng CPSX phát sinh trong tháng 1. Chi phí NVL trực tiếp 1.712.987 13.832.924 2. Chi phí nhân công trực tiếp 56.442.769 326.490.594 3. Chi phí sản xuất chung 18.538.378 107.234.400 Cộng 76.694.134 447.557.918 Kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang như sau: *Chi phí NVLTT của sản phẩm dở dang cuối tháng: 1.712.987 + 13.832.924 x 7.525 = 2.291.402 43.528 + 7.525 *Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm dở dang cuối tháng: 56.442.769 + 326.490.594 x 4.515 = 35.987.431 43.528 + 4.515 *Chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang cuối tháng: 18.538.378 + 107.324.400 x 4.515 = 11.819.913 43.528 +4515 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Vậy: Chi phí sản phẩm CPNVLTT của CPNCTT của CPSXC của dở dang cuối = SPDD cuối + SPDD cuối + SPDD cuối tháng tháng tháng tháng = 2.291.402 + 35.987.431 + 11.819.913 = 50.098.746 Nhận xét: - Nếu sử dụng phương pháp đánh giá SPDD theo CPNVL trực tiếp thì chi phí SPDD cuối tháng chỉ là: 2.291.402 đồng. - Nếu áp dụng phương pháp đánh giá SPDD theo mức độ hoàn thành tương đương của sản phẩm thì chi phí SPDD cuối tháng là: 50.098.746 đồng. Như vậy, ta có thể thấy, việc đánh giá SPDD theo CPNVLTT đã làm tăng giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng vì chi phí nhân công và CPSX chung đã bỏ ra trong quá trình sản xuất là tương đối lớn nhưng lại không được tính. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Kết luận Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cơ chế quản lý của Nhà nước được đổi mới với chính sách mở cửa đã mang lại những cơ hội cũng như những thách thức cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các biện pháp tăng cường công tác quản lý trên các phương diện kinh tế. Với chức năng quản lý, hoạt động của công tác kế toán liên quan trực tiếp đến việc hoạch định các chiến lược phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc hoàn thiện các nội dung của công tác kế toán, trong đó có công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, là một trong những nội dung rất quan trọng gắn liền với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập tại Công ty May Thăng Long, em đã tìm tòi, học hỏi và nắm được những kiến thức thực tế về chuyên ngành Tài chính-Kế toán. Em cũng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời cũng đưa ra những tồn tại và cách khắc phục nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May Thăng Long. Trên đây là toàn bộ luận văn nghiên cứu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May Thăng Long. Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Kế toán Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Trương Anh Dũng cùng sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cán bộ, nhân viên phòng Tài chính-Kế toán Công ty May Thăng Long. Tuy vậy, do thời gian có hạn, trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong bản luận văn này có thể sẽ còn những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn. Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Mục lục Trang Phần I: Tổng quan chung và đặc điểm sản xuất kinh 3 doanh của Công ty may Thăng Long I/ Quá trình thành lập và đặc điểm kinh doanh của công ty: 3 1. Quá trình thành lập 3 2. Đặc điểm kinh doanh 7 2.1 Ngành nghề kinh doanh: 7 2.2 Sản phẩm, hàng hoá 7 2.3 Thị trường 8 2.4 Nguồn nhân lực 9 3. Vốn, tài sản của công ty: 11 4. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây: 13 II/ Đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh: 15 1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: 15 2. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh: 16 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ở cấp công ty: 17 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng Phần II : Tổ chức bộ máy kế toán và đánh giá chung về tình hình Công ty may Thăng Long 20 I/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: 20 1. Tổ chức bộ máy kế toán: 20 1.1 Phòng kế toán tài vụ tại Công ty 20 1.2Tại các xí nghiệp thành viên: 22 2. Chế độ kế toán áp dụng: 24 3. Hình thức sổ kế toán 27 4. Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu trong Công ty : 29 4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: 29 4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 31 4.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung: 32 5. Công tác quản lý chung về sản phẩm sản xuất và tính giá thành 33 ở công ty may Thăng Long: 6. Các thủ tục quản lý và chế độ hạch toán kế toán ban đầu: 34 7. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo các đối 35 tượng: Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may Thăng Long: 57 I. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Thăng 57 Long. 1. Mặt thuận lợi trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Thăng Long 57 2. Mặt tồn tại cần khắc phục 58 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Hưng II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản 59 xuất và tính giá thành sản phẩm 1. Những yêu cầu đối với công tác hoàn thiện kế toán tập hợp chi 59 phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2. Những phương hướng và giảp pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp CPXS và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May Thăng Long: 60 2.1 Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết: 60 2.2. Tổ chức hạch toán tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 63 2.3. Về hạch toán NVL nhận gia công 65 2.4. Về sử dụng các sổ chi tiết chi phí NVLTT, chi phí NCTT, và 65 chi phí SXC. 2.5. Về đánh giá sản phẩm dở dang 66 Kết luận 71 Giáo viên hướng dẫn: Trương Anh Dũng