Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH vận tải Hải Hiệp

doc 68 trang nguyendu 3810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH vận tải Hải Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh.doc

Nội dung text: Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH vận tải Hải Hiệp

  1. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta hiện nay là một nền kinh tế hàng hóa, vận động theo cơ chế thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như: Hội nhập APEC, WTO đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự thay đổi nhanh nhạy để có thể phù hợp với nền kinh tế mở đó. Những năm vừa qua cùng với sự đổi mới đúng đắn của nhà nước, đất nước ta đã đật được những thành tựu to lớn về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội trong đó đặc biệt là những thành tựu về kinh tế. Để tận dụng những thuận lợi và vượt qua được những khó khăn của nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải khai thác hiệu quả các nguồn lực: nguồn nguyên liệu, nhân lực, khoa học kỹ thuật .Những nguồn lực đó chỉ thực sự phát huy nếu được quản lý chặt chẽ và linh hoạt. Với tư cách là một công cụ quản lí hữu hiệu, kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các hoạt động đó thông qua hoạt động thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Kế toán “tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” là một khâu quan trọng và luôn là vấn đề thời sự được các doanh nghiệp quan tâm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường; không những sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao mà còn phải tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Đó sẽ là tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao, từ đó tăng tích lũy cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên đồng thời khẳng định vị thế , uy tín trê thương trường. Công ty TNHH vận tải Hải Hiệp với sự nhạy bén và năng động đã xác định được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với loại hình sản xuất đặc thù của mình. Xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và tình hình thực tế của công ty TNHH vận tải Hải Hiệp nói riêng, nhận thấy hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , tuy không còn Mai ThÞ An 1 Líp kÕ to¸n A2
  2. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp mới mẻ xong luôn đòi hỏi cải tiến để đạt được hiệu quả cao hơn. Vì vậy em chọn đề tài “hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH vận tải Hải Hiệp” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi bài viết này, bên cạnh lời nói đầu và phần kết luận em xin trình bày nội dung sau: Chương I: những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiêp sản xuất. Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH vận tải Hải Hiệp. Chương III: hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH vận tải Hải Hiệp. Là một sinh viên lần thứ hai tiếp cận với thực tế công tác kế toán, mặc dù đã cố gắng hết sức xong bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp, ý kiến chân thành của các thầy cô giáo, các cô chú trong phòng kế toán công ty TNHH vận tải Hải Hiệp cùng với các bạn đọc để bài viết của em ngày càng hoàn thiện hơn; đồng thời nâng cao được kiến thức chuyên môn cho bản thân và phục vụ tốt cho quá trình công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Đỗ Thị Bích Thảo cùng tập thể cán bộ phòng Kế toán tài chính của công ty TNHH vận tải Hải Hiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài viết này. Bắc Ninh, tháng 5 năm 2012 Sinh viên Hồ Thị Thanh Mai ThÞ An 2 Líp kÕ to¸n A2
  3. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Doanh nghiệp sản xuất là một trong những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội. Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp sản xuất là sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường. Ngoài ra doanh nghiệp san xuất còn tiến hành một số hoạt động khac như cung cấp dịch vụ, lao vụ hay tiến hành đầu tư tài chính, hoạt động thương mại. Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình kết hợp giữa 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sưc lao động. Điều đó có nghĩa là để tiến hành quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định. Vì vậy vấn đề đầu tiên đối với doan nghiệp sản xuất là hải tổ chức tốt công tác hạch toán quá trình sản xuất. Để thực hiện điều đó trước hết phải nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. 1.1.1. Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trong các hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Quản lý chi phí sản xuất thực chất là việc sử dụng hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả lao động, vật tư tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất là cơ sở cấu thành lên giá thành sản phẩm quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành ản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức ghi chép, tính toán kịp thời từng loại chi phí theo từng địa điểm phát sinh và theo từng đối tượng phải chịu chi phí. Để quản lý giá thành sản phẩm có hiệu quả cần phải tính đúng, tính đủ các loại giá thành Mai ThÞ An 3 Líp kÕ to¸n A2
  4. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THÉP THANH BÌNH H.T.C 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THÉP THANH BÌNH HTC. 1.1.1 Quá trình hình thành: Công ty TNHH Thép Thanh Bình HTC được thành lập theo Quyết định số 045320 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 02/05/1998. Tên giao dịch: Công ty TNHH Thép Thanh Bình HTC. Trụ sở: Số 109 - Ngõ 53 - P.Đức Giang - Q.Long Biên - TP.Hà Nội. Tel: 04.8771887 hoặc 04.6559348. Email: www. thanhbinhhtc. com.vn Khi mới thành lập (ngày 02/05/1998), Công ty đăng ký tên là Công ty TNHH Thanh Bình HTC do 3 thành viên góp vốn, có trụ sở giao dịch là một văn Mai ThÞ An 4 Líp kÕ to¸n A2
  5. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp phòng ở Số 621- Ngô Gia Tự và một xưởng sản xuất nhỏ bé với tổng số lượng công nhân viên là 20 người. Trải qua 07 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay công ty đã là một đơn vị sản xuất - kinh doanh thép độc lập và có uy tín. Để đáp ứng ngày càng cao trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng thủ đô, công ty ngày càng mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động và nhiều lần đăng ký lại ngành nghề kinh doanh. Đến tháng 4 năm 2006, Công ty tách một thành viên trong Ban giám đốc để thành lập công ty mới. Vì thế, bộ máy quản lý và tình hình hoạt động của Công ty có một số thay đổi. Với 2 thành viên còn lại, Công ty vẫn quyết định giữ nguyên hình ảnh ban đầu với bạn hàng, đồng thời muốn mở rộng ngành nghề sản xuất – kinh doanh nên đã chính thức đăng ký lại tên công ty là Công ty TNHH Thép Thanh Bình HTC từ ngày 19/04/2006. Công ty TNHH Thép Thanh Bình HTC hoạt động sản xuất kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng. Tổng vốn điều lệ ( theo giấy phép cấp ngày 19/04/2006) là 15.000.000.000 đồng. Tài khoản tiền được mở tại: Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Hoàn Kiếm – Hà nội. Tài khoản: 10810118310012. Trải qua quá trình hoạt động và phát triển trong vòng 7 năm, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh vì không những Công ty bảo toàn được vốn (năm 1998 tổng vốn điều lệ là 10.000.000.000 đồng) mà còn phát triển nguồn vốn ngày càng lớn. Đặc biệt, Công ty không ngừng quan tâm đến đời sống của người lao động nên thu nhập của cán bộ công nhân viên đựợc ổn định và ngày càng nâng cao. Tính đến tháng 8/2006, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 60 người. Trong đó, đội ngũ cán bộ (42 người) đều có trình độ từ Cao đẳng trở lên và đội ngũ công nhân kỹ thuật (18 người) đều có trình độ Trung cấp - Cao đẳng và có trình độ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm. Mai ThÞ An 5 Líp kÕ to¸n A2
  6. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Cùng với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, trong xu thế hội nhập kinh tế, công ty đã và đang tiếp tục đầu tư máy móc - trang thiết bị ngày càng hiện đại để giảm bớt lao động chân tay và hướng tới phát triển công ty theo tiêu chuẩn chất lượng ISO. Với tiềm lực của mình, mục tiêu của công ty trong những năm tới là tạo sự phát triển mạnh, sẽ phấn đấu năm 2007 đạt doanh thu trên 200 tỷ đồng, từ nay đến năm 2010 không ngừng cải tiến máy móc, thiết bị hiện có, nâng cao năng suất chất lượng, mở rộng phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh để Công ty ngày càng thích nghi với cơ chế thị trường đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. 1.12 Quá trình phát triển của Công ty trong những năm gần đây: 1.1.2.1 Tình hình về tài sản, nguồn vốn của Công ty. Công ty TNHH thép Thanh Bình HTC được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh thép và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận để tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp nghĩa vụ đầy đủ với Ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. Theo số liệu cuối năm 2005, công ty có: - Tổng tài sản : 45.235.672.418 đồng. Trong đó: + Tài sản lưu động: 40.259.748.452 đồng (chiếm 89%) + Tài sản cố định: 4.975.923.966 đồng (chiếm 11%) TSCĐ + ĐTDH Ta thấy: Hệ số đầu tư = = 0.11 Tổng tài sản Như vậy, hệ số đầu tư = 0.11 Hệ số này hơi thấp chứng tỏ trong các năm qua công ty chưa chú trọng đầu tư vốn cho việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhưng sang năm 2006, công ty đã có định hướng và chiến lược mở rộng quy mô sản xuất nên sẽ đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị. - Tổng nguồn vốn : 45.235.672.418 đồng . Trong đó: Mai ThÞ An 6 Líp kÕ to¸n A2
  7. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp + Nguồn vốn chủ sở hữu là: 40.802.576.521 đồng (chiếm 90.2%). + Nợ phải trả là: 4.433.095.897 đồng (chiếm 9.8%). Nợ phải trả Ta thấy : Hệ số nợ = = 0.098 Tổng nguồn vốn Như vậy, hệ số nợ là thấp chứng tỏ trong tổng nguồn vốn của công ty, số nợ phải trả chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều đó thể hiện khả năng thanh toán của công ty là rất cao, và thực tế công ty cũng có nhiều hình thức khuyến khích bạn hàng thanh toán nhanh để quay vòng vốn. Đây là một chính sách trong quan hệ kinh doanh được công ty thực hiện rất nghiêm túc dù với cương vị người bán hay người mua nên rất tạo uy tín với bạn hàng. Đồng thời, qua số liệu của 3 năm gần đây, ta có thể đưa ra Bảng số liệu về tình hình vốn cố định và vốn lưu động bình quân như sau: Đơn vị tính : triệu đồng Năm 2003 2004 2005 Bình quân Tổng vốn 41.300 42.500 45.235 43.011 Vốn lưu động 35.931 38.250 40.259 38.147 Vốn cố định 5.369 4.250 4.976 4.865 Nhận xét: Qua biểu 1 ta thấy, nguồn vốn của công ty khá ổn định và có xu hướng mở rộng. Trong đó, vốn lưu động bình quân của công ty chiếm tỷ trọng 88% so với tổng vốn bình quân hàng năm chứng tỏ trong những năm qua công ty chú trọng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh vì nó có khả năng thu hồi và quay vòng vốn nhanh, còn lĩnh vực sản xuất cần đầu tư nhiều vào nhà xưởng, TSCĐ, máy móc thiết bị nhưng khả năng thu hồi vốn chậm nên hoạt động này chỉ mang Mai ThÞ An 7 Líp kÕ to¸n A2
  8. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp tính phụ trợ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng khách hàng đến với Công ty nhiều thì nhiệm vụ giữ uy tín và mở rộng kinh doanh đa dạng về sản phẩm là điều mà công ty mong muốn nhất. Do đó, công ty sẽ có hướng mở rộng sản xuất trong năm nay. Vậy nên, chỉ tiêu về vốn cố định và vốn lưu động từ năm 2006 sẽ có nhiều biến động. 1.1.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với sự cố gắng không ngừng của tập thể công nhân viên đặc biệt là Ban lãnh đạo, công ty đã nghiên cứu và đề ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty ngày có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao giúp công ty ngày càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Doanh thu hàng năm đều tăng lên với tỷ lệ không nhỏ. Cụ thể: Đơn vị tính : triệu đồng Mai ThÞ An 8 Líp kÕ to¸n A2
  9. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Thực hiện So sánh 2004/2003 2005/2004 Các chỉ tiêu Năm Năm Năm Tỷ Chênh Chênh Tỷ lệ 2003 2004 2005 lệ lệch lệch (%) (%) 1. Doanh thu thuần 123.967 152.861 178.375 28.894 23,3 25.514 16,7 2. Giá vốn hàng bán 112.810 141.396 167.672 28.586 25,3 26.276 18,6 3.Lợi nhuận gộp 11.157 11.465 10.703 308 2,8 (761) (6,7) 4.Chi phí bán hàng 2.534 3.016 2.090 482 19 (926) (30,7) 5. Chi phí quản lý DN 7.587 7.356 7.259 (231) (3) (97) (1,3) 6.L.nhuận trước thuế 1.036 1.093 1.354 57 5,5 261 23.9 7. Thuế TNDN 290 306 379 16 5,5 73 23,9 8. L nhuận sau thuế 746 787 975 41 5,5 188 23,9 Qua biểu 2 ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm có những biến đổi đáng kể. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng dần theo các năm: Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 28.894 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 23,3%, năm 2005 tăng 25.514 triệu đồng so với năm 2004 tức là tăng 16.7 %. Điều này chứng tỏ số lượng sản phẩm tiêu thụ đã tăng lên do khai thác được khách hàng nhiều hơn và tạo uy tín với khách hàng (đặc biệt với các mặt hàng qua sản xuất thì luôn đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, tiến độ giao hàng nên bạn hàng rất gắn bó với công ty). Giá vốn hàng bán của năm sau cũng cao hơn năm trước: năm 2004 tăng so với năm 2003 là 28.586 triệu đồng tương ứng tăng 25.3%, năm 2005 tăng so với 2004 là 26.276 triệu đồng tương ứng tăng 18.6%. Như vậy, mức tăng giá vốn lớn Mai ThÞ An 9 Líp kÕ to¸n A2
  10. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp hơn mức tăng doanh thu trong đó nguyên nhân là do chính sách trước đây của công ty là nhập khẩu nhiều nên để lượng hàng tồn kho lớn, chậm tiêu thụ trong khi giá thép trên thị trường không ổn định dẫn đến giảm doanh thu. Đồng thời giá thép nhập khẩu có xu hướng tăng trong thời gian gần đây nên Giá vốn chiếm tỷ trọng khá cao so với Doanh thu. Lợi nhuận gộp năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 57 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,5%, lợi nhuận gộp năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 261 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 23.9 %. Như vậy, tỷ lệ tăng về lợi nhuận của năm sau là cao hơn năm trước. Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí QLDN năm 2004 tăng so với năm 2003 là 251 triệu đồng ( mức tăng tỷ lệ thuận với mức tăng sản lượng) nhưng đến năm 2005 lại giảm mạnh so với năm 2004 là 1.023 triệu đồng trong khi sản lượng vẫn tăng. Đây là kết quả đáng ghi nhận của công ty do năm 2005 công ty áp dụng quy chế chi tiêu theo định mức nên đã tiết kiệm được chi phí rất nhiều. Từ các yếu tố trên dẫn tới lợi nhuận trước thuế của công ty tăng theo các năm. Sau khi trừ thuế TNDN thì lợi nhuận thuần của năm 2004 tăng so với năm 2003 là 41 triệu đồng nhưng đến năm 2005 tăng so với năm 2004 là 188 triệu đồng. Đây là một thành tựu đáng kể mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đạt được. 1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. Công ty TNHH thép Thanh Bình HTC là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép nên có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau: * Chức năng: Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: Vật tư kim khí. - Buôn bán tư liệu sản xuất (chủ yếu là vật tư kim khí, thiết bị máy công nghiệp). - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi, hàng hoá, dịch vụ thương mại. - Sản xuất, gia công các mặt hàng kim loại (dập thép hình, pha - cắt thép lá ). Mai ThÞ An 10 Líp kÕ to¸n A2
  11. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp - Sản xuất máy cơ khí công trình và thiết bị công nghiệp khác: trạm trộn bê tông, nhựa nóng, máy trộn bê tông tươi, máy nghiền sàng đá. - Sản xuất, thi công, lắp ráp công trình kết cấu thép. - Thi công, lắp đặt nội ngoại thất các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp * Nhiệm vụ: Để thực hiện tốt chức năng của mình, Công ty có quyền chủ động trong giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán, hợp đồng sản xuất - gia công với khách hàng. Từ đó, bảo toàn vốn và kinh doanh có lãi, đưa công ty trở thành một đơn vị vững mạnh trong ngành thép. Do vậy, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra với công ty hiện nay là: - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất - kinh doanh nhằm thực hiện mục đích và nội dung đăng ký hoạt động của công ty. - Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường nhằm giải quyết những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của công ty. - Công ty có nhiệm vụ quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của mình đồng thời tự tạo ra các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, tự đổi mới thiết bị, đảm bảo kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. - Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất nhằm tăng cường cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. 1.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. 1.3.1 Đặc điểm Với đặc điểm là một đơn vị vừa tổ chức sản xuất, vừa hoạt động kinh doanh, Công ty thép Thanh Bình HTC đã xây dựng cho mình bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ theo kiểu trực tuyến quan hệ từ trên xuống dưới. Toàn bộ hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc là một Phó giám đốc và 5 phòng ban. Mai ThÞ An 11 Líp kÕ to¸n A2
  12. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Ban giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kinh Nhập Kế Tổ Sản doanh khẩu toán chức xuất kho hành vận chính Nhóm Nhóm Tổ Tổ Nhân Tổ Tổ cơ Tổ sản KD KD nhập kho viên bảo vệ điện xuất trực gián khẩu vận hành tiếp tiếp chính Chỉ đạo trực tiếp Quan hệ ngang nhau 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng ban đơn vị trực thuộc * Giám đốc Công ty : Là người đứng đầu bộ máy công ty, thay măt công ty chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của giám đốc là lãnh đạo và điều hành toàn diện mọi hoạt động của công ty và chỉ đạo trực tiếp các phòng ban. Đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát triển của công ty. * Phó giám đốc Công ty: Là người trực tiếp giúp việc cho Giám đốc công ty trong công tác điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu mọi trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ Mai ThÞ An 12 Líp kÕ to¸n A2
  13. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp được giao. Đồng thời, được uỷ quyền thay mặt Giám đốc điều hành công ty khí Giám đốc đi vắng dài ngày. * Các phòng ban chức năng gồm: * Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu giúp ban giám đốc về việc kinh doanh của công ty, điều tra nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao, thực hiện việc tiếp thị sản phẩm, mở rộng và tạo uy tín với khách hàng nhằm đảm bảo việc kinh doanh an toàn và hiệu quả nhất. * Phòng kế toán: có nhiệm vụ giúp ban giám đốc quản lý và sử dụng vốn, xây dựng kế hoạch tài chính ứng với kế hoạch kinh doanh, tổ chức và thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời, phòng còn cung cấp các thông tin cho ban giám đốc để có các chính sách chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời và lập các báo cáo theo đúng định kỳ. * Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức quản lý và sử dụng lao động, thực hiện các chế độ đối với người lao động, tổ chức thực hiện các hoạt động quản trị văn phòng và quản trị hành chính của công ty như công tác hành chính, y tế, bảo vệ, dịch vụ và thi đua khen thưởng, qui hoạch đào tạo cán bộ, bố trí lực lượng lao động cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ. * Phòng Nhập khẩu - kho vận: là phòng mới được tách ra từ Phòng kinh doanh, có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược nhập khầu hàng hoá trong từng giai đoạn, thời kỳ, chủ động nhập khẩu các loại hàng hoá - dịch vụ theo kế hoạch đã lập, trực tiếp thực hiện và kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ, thủ tục nhập khẩu. Đồng thời, phòng có nhiệm vụ tổ chức quản lý kho hàng nhằm đảm bảo cung ứng vật tư kịp thời - tiếp nhận và bàn giao sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả với phòng sản xuất và khách hàng. * Phòng sản xuất: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong việc tổ chức sản xuất - dịch vụ các sản phẩm, về tình hình sử dụng nhân công, đầu tư máy móc - thiết bị và định hướng phát triển sản xuất trong từng giai đoạn. Là nơi trực Mai ThÞ An 13 Líp kÕ to¸n A2
  14. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp tiếp sản xuất ra các sản phẩm, bán thành phẩm thông qua các Đơn hàng nhận từ Phòng kinh doanh. Ngoài ra, phòng còn phối hợp với Phòng kinh doanh nhận gia công các sản phẩm thép theo yêu cầu khách hàng để tận dụng nguồn lực nhằm giúp cho hoạt động sản xuất đạt được hiệu quả cao . 1.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. Công ty thép Thanh Bình HTC là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh thép. Đây là hai bộ phận được hạch toán độc lập, riêng biệt về kết quả nhằm giúp Ban giám đốc có sự phân tích, đánh giá, điều chỉnh cụ thể về quy mô phát triển từng bộ phận trong mỗi giai đoạn khác nhau. Trong đó, hoạt động kinh doanh giữ vai trò chủ đạo, có doanh thu chiếm tỷ lệ 2/3 tổng doanh thu toàn công ty, và mảng hoạt động này được giao cho Phó giám đốc điều hành và trực tiếp chỉ đạo, các phòng: Phòng nhập khẩu và Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện. Riêng hoạt động sản xuất, tuy đem lại doanh thu không lớn nhưng rất quan trọng vì nó đảm bảo cho các hợp đồng của Phòng kinh doanh với khách hàng được hoàn thiện đến khâu cuối cùng, không phải thuê gia công sản xuất ở bên ngoài nên được Giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Như vậy, hoạt động sản xuất và kinh doanh ở Công ty TNHH thép Thanh Bình có mối liên quan mật thiết với nhau. Cụ thể, Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng mua bán với khách hàng, nếu khách hàng có nhu cầu mua thép cuộn hoặc thép tấm (nhập theo kiện) thì Phòng kinh doanh bán trực tiếp ngay, nếu thép phải qua pha cắt, định hình thì trên cơ sở đó Phòng kinh doanh lập các Đơn đặt hàng chuyển xuống Phòng sản xuất. Phòng sản xuất được giao nhiệm vụ sản xuất sản phẩm theo đúng quy cách yêu cầu trên đơn hàng và theo dõi, hạch toán giá thành các loại sản phẩm trong tháng để xác định kết quả sản xuất và giúp cho Phòng kinh doanh đưa ra chiến lược giá bán phù hợp cho kỳ sau. * Sản phẩm thép của công ty qua sản xuất có nhiều loại. Tất cả các loại thép qua sản xuất có điểm chung là phải qua công đoạn cắt. Sau đó, tuỳ từng loại có các công đoạn sản xuất riêng. Tuy nhiên, toàn bộ các công đoạn để làm ra sản phẩm được thực hiện theo quy trình sau: Mai ThÞ An 14 Líp kÕ to¸n A2
  15. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Quy trình sản xuất theo sơ đồ: SP. thép U,C CĐoạn Lốc Thép CĐoạn CĐoạn Đóng cuộn cắt pha dải gói CĐoạn Sấn SP. thép cắt bản SP. thép U,C,Z,V * Công đoạn 1 - Cắt : Nguyên liệu trực tiếp đưa vào sản xuất là thép cuộn (được nhập khẩu từ nước ngoài). Từ thép cuộn - qua hệ thống Cẩu dàn được công nhân vận chuyển vào Máy cắt. Mỗi máy cắt sử dụng từ 2 đến 3 công nhân để làm nhiệm vụ cẩu, cắt và đóng gói sản phẩm. Qua hệ thống Máy cắt gồm 3 phần: Máy vào lô - Máy nắn tôn ( thép) - Máy cắt, sản phẩm tạo ra là thép cắt bản (thép tấm) với chiều dài tấm thép là tuỳ theo yêu cầu của khách đặt hàng. Nếu sản phẩm là thép hình (U, C, Z, V) thì công đoạn này chỉ tạo ra bán thành phẩm. * Công đoạn 2 - Pha dải: Từ bán thành phẩm là thép cắt bản ( thép tấm) được công nhân tiếp tục cẩu chuyển sang Máy cắt dải. Máy này cần 2 công nhân vận hành và có nhiệm vụ pha nhỏ kích thước bản rộng tấm thép thành nhiều dải nhỏ hơn, đều nhau nhưng chiều dài các dải thép vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu. * Công đoạn 3 - Lốc U, C: Công đoạn này chỉ tạo ra sản phẩm là thép U, C. Nếu dải thép được đưa qua máy lốc U sẽ thu được sản phẩm là thép hình chữ U các loại, còn nếu dải thép được đưa qua máy lốc C sẽ thu được sản phẩm là thép hình chữ C các loại. Ở công đoạn này, mỗi máy cũng cần ít nhất 2 công nhân vận hành để chuyển dải thép vào máy và đỡ sản phẩm. * Công đoạn 4 - Sấn: Dải thép thu được từ công đoạn 2 nếu không qua máy lốc U, C thì sẽ được chuyển sang các Máy sấn. Máy sấn sử dụng ít nhất 2 công Mai ThÞ An 15 Líp kÕ to¸n A2
  16. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp nhân vận hành để chỉnh dải phôi đặt đúng vị trí và sấn. Sản phẩm của Máy sấn là các loại thép định hình như: thép U,C với chất lượng đạt tiêu chuẩn như qua Máy lốc. Ngoài ra, Máy sấn còn tạo ra các loại thép định hình khác như: thép Z, thép V hoặc các chi tiết khó hơn. * Công đoạn 5: Đóng gói - nhập kho: Sản phẩm hoàn thành ở công đoạn 1, 3 và 4 được bó đai cẩn thận và dùng cẩu chuyển đến bàn cân, cân và nhập kho thành phẩm. Với định hướng mở rộng quy mô sản xuất, Công ty sẽ chú trọng đầu tư nhiều máy móc thiết bị hơn để kịp thời đáp ứng tiến độ các đơn hàng. Hiện nay, xưởng sản xuất đã có 3 Máy cắt, 3 Máy pha dải, 3 Máy lốc và 3 Máy sấn là các máy chính. Ngoài ra, còn có một số máy phụ trợ như: Máy khoan, Máy phay, Máy đột dâp, Máy cắt rùa Vì thế, lượng công nhân trực tiếp vận hành máy hiện nay được công ty đào tạo và tuyển dụng là 18 người. 1.5. MÔ HÌNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. Mọi hoạt động sản xuất của Công ty diễn ra ở xưởng sản xuất, trước đây lấy tên là Nhà máy thép Thanh Bình. Nhưng từ đầu năm 2005, công ty muốn tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ hơn nên Nhà máy được chuyển đổi thành Phòng sản xuất. Bộ máy tổ chức của phòng cũng khá đơn giản gồm có: * Trưởng phòng sản xuất: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược mở rộng sản xuất, đầu tư, sủa chữa và đổi mới thiết bị công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Xây dựng, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất hàng ngày. Phối hợp tốt với các phòng ban khác trong việc quản lý, sản xuất và thực hiện đúng nội quy - quy định của công ty. * Nhân viên thống kê: có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ phát sinh tại xưởng, hỗ trợ Trưởng phòng trong công tác văn phòng và tổng hợp các số liệu liên quan đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành. Hàng tuần, tháng, quý đều phải có báo cáo đánh giá về tình hình sử dụng nhân công và tình hình khai thác máy móc thiết bị * Tổ trưởng (tổ phó) - 2 người Mai ThÞ An 16 Líp kÕ to¸n A2
  17. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp * Tổ cơ điện - 1người * Công nhân vận hành - 17 người. 1.6. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 1.6.1 Mô hình về tổ chức bộ máy kế toán của Công ty thép Thanh Bình HTC. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung nên tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ, định khoản kế toán, phản ánh vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp, công tác tính giá thành, lập các báo cáo định kỳ đều được tập trung ở phòng kế toán. Các nhân viên kế toán có mối liên hệ chặt chẽ, qua lại với nhau - nhờ đó làm tăng tính hiệu quả của guồng máy kế toán. Mỗi phần kế toán được giao cho một nhân viên kế toán đảm nhận. Dưới Phòng sản xuất, không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ có nhân viên thống kê kiêm nhân viên văn phòng có nhiệm vụ thu thập chứng từ, theo dõi giờ công, giờ máy, xử lý sơ bộ các chứng từ đó rồi chuyển cho kế toán tính giá thành. S¬ ®å tæ chøc bé m¸y kÕ to¸n cña c«ng ty Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ phó bán giá tiền thuế quỹ kiêm hàng thành lương Ktoán tổng hợp Nhân viên thống kê Quan hệ chỉ đạo Ghi chú: Quan hệ báo cáo Mai ThÞ An 17 Líp kÕ to¸n A2
  18. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp 1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của phòng kế toán Bộ máy kế toán có vai trò quan trọng trong việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó thực hiện chức năng thu nhận và xử lý thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng có liên quan. Bộ máy kế toán có nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác đầu tư liên doanh liên kết. Cụ thể, bộ máy kế toán có các nhiệm vụ sau: Tổ chức hạch toán kế toán: phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình biến động tài sản trong quan hệ với nguồn vốn. Lập và trình bày các Báo cáo cần thiết theo quy định. Tổ chức công tác phân tích tình hình tài chính của công ty để đề xuất những biện pháp kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản lý. Thực hiện công tác xử lý và bảo quản chứng từ theo quy định. Tổ chức công tác, phổ biến kịp thời các chế độ thể lệ quy định, quy chế tài chính mới ban hành. Hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên kế toán. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, phòng kế toán giao quyền và định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng thành viên: * Kế toán trưởng: Là người giúp Giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác kế toán thống kê và hạch toán kế toán ở công ty, đảm nhiệm xây dựng các kế hoạch tài chính của công ty, tổ chức lập báo cáo theo yêu cầu quản lý. Kế toán trưởng có chức năng đôn đốc, kiểm tra công việc kế toán viên thực hiện và chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty. * Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán: Có trách nhiệm tổng hợp số liệu kế toán, lên Báo cáo tài chính, kiểm tra, giám sát công việc của các kế toán viên và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về chức năng và nhiệm vụ của mình. Đồng thời là người có thể thay quyền kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt. Mai ThÞ An 18 Líp kÕ to¸n A2
  19. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp * Thủ quỹ: thực hiện thu - chi trong ngày, đi giao dịch ngân hàng và có trách nhiệm quản lý lượng tiền mặt tại quỹ. Hàng ngày phải báo cáo quỹ trên Sổ quỹ tiền mặt để đối chiếu với kế toán viên và trình Giám đốc ký duyệt, đồng thời tham gia trả lương cho cán bộ công nhân viên. * Kế toán hàng hoá - nguyên vật liệu: có nhiệm vụ phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ về tình hình N-X-T kho NVL, thành phẩm, tình hình mua - bán, vận chuyển, bảo quản hàng hoá và tính gía vật liệu xuất kho. Đồng thời có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành. * Kế toán tiền lương: Căn cứ vào Bảng chấm công từ các phòng ban gửi về, được Trưởng phòng TCHC phê duyệt, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán lương, phân bổ và trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định của Nhà nước, chịu trách nhiệm về tình hình thu nộp BHXH, BHYT cũng như thanh quyết toán chế độ BHXH, BHYTcho đơn vị. Ngoài ra, vị trí này còn có trách nhiệm thu thập những thông tin phản hồi từ các vị trí, phối hợp cùng Phòng TCHC giải quyết mọi ý kiến, nguyện vọng của tập thể cán bộ công nhân viên. * Kế toán bán hàng: có nhiệm vụ theo dõi và vào sổ chi tiết đối với từng đối tượng, các khoản phải trả, phải thu tương ứng với thời hạn thanh toán, đồng thời đôn đốc các cán bộ kinh doanh trực tiếp thu hồi công nợ, tránh nợ xấu. Thực hiện tốt chính sách bán hàng theo quy định của công ty. * Kế toán thuế: Có nhiệm vụ theo dõi số thuế GTGT phát sinh, lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai thuế GTGT từng tháng, kèm theo bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu qui định, phối hợp với kế toán tổng hợp vào sổ sách và lập các báo cáo định kỳ. * Kế toán giá thành: Có nhiệm vụ tổng hợp các chi phí phát sinh tại xưởng sản xuất và thu thập các chứng từ đã xử lý sơ bộ từ nhân viên thống kê. Cuối tháng, kế toán giá thành có nhiệm vụ phân bổ chi phí để tính giá thành theo từng loại sản phẩm, và in ra các sổ sách có liên quan. Kết quả cung cấp từ kế toán giá thành là thông tin rất quan trọng đối với ban lãnh đạo công ty trong việc ra quyết Mai ThÞ An 19 Líp kÕ to¸n A2
  20. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp định giá bán và đưa ra định hướng chiến lựơc ở mỗi thời kỳ về mức độ đầu tư - mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất. 1.6.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty * Về hình thức kế toán HTK: Công ty áp dụng phương pháp KKTX để hạch toán, kiểm tra tình hình Nhập - Xuất -Tồn vật tư, NVL, thành phẩm. * Về phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. * Về phương pháp tính khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. * Về phương pháp tính giá NVL nhập kho: NVL nhập được tính theo đúng trị giá thực tế mua. * Về phương pháp tính giá NVL xuất kho :Giá vật liệu xuất là giá thực tế đích danh. Niên độ kế toán được áp dụng từ ngày 01/1 đến 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ. Kỳ hạch toán được tiến hành theo tháng. 1.6.4 Vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Công ty áp dụng chế độ lập, luân chuyển chứng từ và lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán theo: - Quyết định 1141/ TC/ QĐ/ CĐKT ngày 1/1/1995 của BTC ban hành “ Chế độ kế toán doanh nghiệp” và QĐ15 ngày 20/3/2006 là chế độ kế toán thống nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Quyết định số 218/ 2000/ QD – BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về chế độ lưu trữ tài liệu kế toán. - Mới nhất là QĐ số 48 ngày 14/9/2006 của BTC ban hành “ Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa”. - Các Quyết định, Chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan đã ban hành, được sửa đổi bổ sung. - Các Luật thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mai ThÞ An 20 Líp kÕ to¸n A2
  21. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp 1.6.5 Vận dụng chế độ tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản công ty được mở theo QĐ 1141/ TC/ QĐ/ CĐKT ngày 1/1/1995 của BTC. Ngoài ra, để phục vụ cho việc theo dõi chi tiết, một số các tài khoản được mở thành TK cấp II, cấp III hoặc chi tiết cho từng đối tượng. Cụ thể như: TK 627 được chi tiết thành 5 TK cấp II như TK 627.1: CP nhân viên PX, TK 627.2: CP công cụ dụng cụ 1.6.6 Kế toán các phần hành chủ yếu 1.6.6.1 Kế toán nguyên vật liệu - Chứng từ kế toán sử dụng: Công ty sử dụng các chứng từ theo đúng mẫu nhà nước quy định như: + Phiếu nhập kho. + Phiếu xuất kho. + Hoá đơn cước vận chuyển. + Hoá đơn GTGT - Tài khoản sử dụng: TK 152, TK 621, TK 331, TK 133 Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK111, TK112, TK141 - Quy trình hạch toán NVL: Công ty tổ chức hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song: + Ở kho: Việc ghi chép tình hình N -X -T của từng loại vật liệu do thủ kho tiến hành ghi trên Thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày, khi có yêu cầu xuất NVL , nếu là thành phẩm xuất kho cho khách hàng thì kế toán bán hàng có nhiệm vụ viết Phiếu xuất kho , nếu là xuất kho NVL cho sản xuất thì thủ kho viết Phiếu xuất kho. Sau đó, thủ kho tiến hành nhập - xuất kho NVL, ghi số thực tế vật liệu xuất kho vào chứng từ. Cuối ngày thủ kho sử dụng các chứng từ Nhập xuất vật liệu ghi vào Thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập xuất đó cho phòng kế toán. Mai ThÞ An 21 Líp kÕ to¸n A2
  22. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp + Ở phòng kế toán: Khi nhận chứng từ do thủ kho chuyển đến, kế toán vật liệu thực hiện kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ. Sau đó, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy trên phần " Nhập - xuất vật tư" . Khi đó, máy sẽ tự chuyển số liệu vào Sổ kế toán chi tiết vật liệu. Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết và tiến hành kiểm tra số liệu khớp đúng trên Bảng kê nhập xuất tồn của từng loại vật liệu để đối chiếu với Thẻ kho. 1.6.6.2 Kế toán tiền lương: - Chứng từ kế toán sử dụng: + Bảng chấm công. + Bảng thanh toán lương. + Phiếu báo làm thêm gìơ. + Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Tài khoản sử dụng: TK 334, TK 338, TK 622, TK 111 - Quy trình hạch toán: Căn cứ vào Bảng chấm công, các chứng từ gốc khác tập hợp theo từng đơn vị, kế toán tiền lương sẽ lập Bảng thanh toán lương để làm căn cứ trả lương và hạch toán chi phí nhân công. Trên cơ sở Bảng thanh toán lương và Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sẽ nhập dữ liệu vào máy. Khi đó, máy sẽ tự đưa dữ liệu vào các sổ có liên quan như Sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết và Sổ cái các TK 334, 338, 622 1.6.6.3 Kế toán chi phí và giá thành: - Chứng từ kế toán sử dụng: + Phiếu xuất kho. + Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng. + Bảng thanh toán lương. + Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. + Bảng trích khấu hao TSCĐ - Tài khoản sử dụng: Mai ThÞ An 22 Líp kÕ to¸n A2
  23. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp TK 621, TK 622, TK 627, TK154 - Quy trình hạch toán: Ở Công ty thép Thanh Bình HTC, phần hành này được sử dụng riêng một chương trình kế toán để tính giá thành một cách chính xác, nhanh, và có thêm các mẫu Báo cáo quản trị để đáp ứng thông tin kịp thời cho Ban giám đốc. Theo Chương trình kế toán này, giá thành được tính chi tiết đến từng loại sản phẩm. Kế toán giá thành sẽ có nhiệm vụ thu nhận các chứng từ phát sinh từ nhân viên thống kê và kiểm tra, xử lý chứng từ. Trên cơ sở đó, kế toán nhập dữ liệu vào máy: đối với chi phí NVL thì hạch toán trực tiếp vào các Đơn hàng, còn đối với chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung sẽ phải phân bổ cho từng loại sản phẩm vào cuối kỳ theo tiêu thức thích hợp (mà kế toán phải đăng nhập tiêu thức này để máy phân bổ số liệu cho các loại sản phẩm). Sau khi nhập chứng từ vào máy, kế toán chỉ việc in thông tin đầu ra là các sổ và các Báo cáo có liên quan như Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết và Sổ cái các TK 621, 622, 627, các Báo cáo phân tích giá thành , Báo cáo phân tích hiệu quả đơn hàng. Cuối kỳ máy sẽ tự động kết chuyển các TK chi phí sản xuất sang TK 154. 1.6.7 Hệ thống sổ kế toán công ty đang áp dụng Căn cứ vào điều kiện cụ thể của công ty về qui mô, trình độ quản lý và trình độ của đội ngũ kế toán, Công ty thép Thanh Bình HTC lựa chọn hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung” được thiết kế trên phần mềm “Kế toán tổng hợp Accounting Management” để phục vụ cho công tác kế toán của mình. Nhìn chung, quy trình xử lý chứng từ ở công ty đều được thực hiện trên máy và thể hiện qua các bước sau: Nghiệp vụ phát sinh Máy thực hiện in các sổ liên quan: Cuối kỳ, - Sổ nhật ký chung khoá sổ- Xử lý Nhập chứng -Sổ chi tiết, Sổ cái nghiệp vụ từ Kết chuyển -Bảng cân đối số phát kỳ sau sinh. - Các báo cáo kế toán. toán Mai ThÞ An 23 Líp kÕ to¸n A2
  24. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Ngoài ra, đối với phần hành kế toán giá thành cũng được thiết kế trên một chương trình kế toán riêng nhằm hạch toán giá thành một cách chính xác, chi tiết theo mẫu biểu chung và cung cấp thêm các Báo cáo quản trị khác phục vụ theo yêu cầu của Ban giám đốc. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ phát sinh kế toán phản ánh vào máy nghiệp vụ mà phần hành mình quản lý, đồng thời máy sẽ tự động chuyển số liệu vào các Sổ chi tiết và Sổ cái theo các tài khoản liên quan và các Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị khác ( nếu có). Vì các sổ sách báo cáo đều được tự động cập nhật số liệu nên có thể xem báo cáo tại mọi thời điểm, các sổ sách tổng hợp ở công ty bao gồm: - Sổ tổng hợp và Báo cáo tài chính: + Sổ nhật ký chung, có thể cập nhật theo các nghiệp vụ đã khai báo. + Sổ cái tài khoản, có thể xem toàn bộ hoặc theo tài khoản đối ứng, hoặc theo nghiệp vụ đã khai báo. + Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm Báo cáo lãi lỗ, Báo cáo tài chính thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, Báo cáo về thuế GTGT + Bảng cân đối kế toán. + Thuyết minh báo cáo tài chính. - Sổ kế toán chi tiết do phần mềm cung cấp gồm: + Sổ chi tiết tài khoản, có thể xem toàn bộ hoặc theo tài khoản đối ứng. + Bảng tổng hợp số dư tài khoản chi tiết. + Báo cáo tổng hợp và chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. + Báo cáo tổng hợp và chi tiết doanh thu. + Các báo cáo quản trị khác. 1.6.8 Báo cáo kế toán tại Công ty Công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính theo đúng mẫu ban hành của QĐ số 1141TC/ QĐ/ CĐKT ngày 1/1/1995 của BTC, bổ sung theo Thông tư số 89 và Thông tư số 105 của Bộ trưởng BTC về việc hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn Mai ThÞ An 24 Líp kÕ to¸n A2
  25. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp mực ban hành theo QĐ 149/ 2003/ BTC ngày 31/12/2003. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm : + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả kinh doanh + Thuyết minh báo cáo tài chính. Mai ThÞ An 25 Líp kÕ to¸n A2
  26. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÉP THANH BÌNH HTC 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY THÉP THANH BÌNH HTC Để tập hợp đúng và đủ chi phí sản xuất thì việc lựa chọn và xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là rất quan trọng và cần thiết. Điều đó phụ thuộc vào đặc điểm tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý cũng như quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. 2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty thép Thanh Bình HTC Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm, đặc điểm quy trình sản xuất của công ty mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty thép Thanh Bình được xác định là theo từng loại sản phẩm: thép cắt bản, thép U, thép C, thép Z, thép góc Mỗi loại sản phẩm từ khi sản xuất đến khi hoàn thành nhập kho đều được theo dõi chi tiết để tập hợp chi phí và tính giá thành. Đối với 1 đơn hàng phức tạp: khách hàng đặt nhiều loại sản phẩm trên cùng 1 ĐH thì kế toán sẽ phải tách ĐH đó thành các ĐH chi tiết hơn theo loại sản phẩm để tiện theo dõi. Đồng thời, chi phí sản xuất của từng loại SP được tập hợp theo từng tháng và phân loại theo các khoản mục: chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí Nhân công trực tiếp, chi phí Sản xuất chung. Để thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành, trong bản chuyên đề này, em xin được trình bày số liệu thực tế của Phòng sản xuất phát sinh trong tháng 5/2006 và nội dung tập hợp chi phí sản xuất – cách tính giá thành của phần hành kế toán này. Kỳ kế toán: Từ ngày 01/05/2006 đến ngày 31/05/2006 2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của Công ty thép Thanh Bình bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế khác nhau, có công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý khác nhau. Tuy Mai ThÞ An 26 Líp kÕ to¸n A2
  27. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp nhiên, để phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, công ty phân loại chi phí sản xuất sản phẩm theo mục đích công dụng của chi phí bao gồm các khoản mục sau: + Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí Nhân công trực tiếp. + Chi phí Sản xuất chung. 2.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty. * Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Tại công ty, các chi phí phát sinh thường liên quan đến nhiều loại sản phẩm. Vì vậy kế toán kết hợp sử dụng cả 2 phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp để tập hợp chi phí sản xuất . Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sẽ tập hợp trực tiếp cho từng ĐH, từng loại sản phẩm. Với các chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều ĐH như chi phí Nhân công trực tiếp, chi phí Sản xuất chung thì kế toán có thể lựa chọn các phương pháp phân bổ gián tiếp theo các tiêu thức thích hợp như: phân bổ theo chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng, chi phí nhân công *Tài khoản sử dụng : Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán của Doanh nghiệp sản xuất theo Quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày12/12/1998 của Bộ tài chính và các Quyết định sửa đổi, bổ sung. Trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, các tài khoản thường được sử dụng để hạch toán chi phí bao gồm: Tài khoản 621 : Chi phí NVL trực tiếp Tài khoản 622 : Chi phí NC trực tiếp Tài khoản 627 : Chí phí SXC Tài khoản 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK có liên quan như: TK111, TK152, TK331 Mai ThÞ An 27 Líp kÕ to¸n A2
  28. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp * Chứng từ sử dụng : Ở Công ty thép Thanh Bình HTC, để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, kế toán thường sử dụng các chứng từ cơ bản sau : Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương. Đơn đặt hàng. Biên bản bàn giao nguyên liệu - sản phẩm 2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp. 2.2.1.1. Nội dung: Chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm. Ở Công ty thép Thanh Bình, chi phí NVL là một yếu tố không thể thiếu trong giá thành sản phẩm và thường chiếm tỷ trọng lớn từ 90% - 97% tổng giá thành sản phẩm. Do NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm nên việc hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí này có tầm quan trọng lớn trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất, tính chính xác giá thành sản phẩm. Đồng thời việc quản lý chặt chẽ tiết kiệm vật liệu là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác qủan lý nhằm hạ giá thành sản phẩm sản xuất. Ở công ty, NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm chủ yếu là thép các loại (thép cuộn, thép tấm), tôn, inox nên nguyên liệu khá đa dạng về chủng loại và nguồn cung cấp ( vì công ty nhập khẩu từ nhiều nước). 2.2.1.2 Phương pháp tập hợp Để tập hợp chi phí này kế toán giá thành tiến hành tập hợp trực tiếp, nghĩa là NVL sử dụng cho loại sản phẩm nào thì tập hợp trực tiếp cho loại sản phẩm đó. 2.2.1.3 TK sử dụng Mai ThÞ An 28 Líp kÕ to¸n A2
  29. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí NVL trực tiếp để tập hợp chi phí NVL thực tế phát sinh cho từng loại sản phẩm theo giá NVL thực tế xuất kho. 2.2.1.4 Quy trình hạch toán SƠ ĐỒ QUY TRÌNH HẠCH TOÁN Giá trị NL, VL không SD hết cuối kỳ nhập lại kho TK 152 TK 621 TK 154 Xuất kho NL cho sản xuất Kết chuyển CP NVL trực tiếp ( cuối kỳ ) * Cách tính giá vật liệu xuất kho: Do NVL của Công ty chủ yếu là thép nhập khẩu từ nước ngoài nên mỗi lần nhập đều với số lượng lớn và phải có kế hoạch của Trưởng Phòng nhập khẩu được Giám đốc phê duyệt. Lượng hàng nhập về phần lớn là bán thương mại cho các đơn vị khác ngay tại cảng. Phần còn lại sẽ được đưa về nhập kho Công ty để tiếp tục bán thương mại hoặc đưa vào sản xuất theo Đơn đặt hàng của khách hàng. Vì thế, NVL xuất dùng cho sản xuất phải được lấy từ kho của công ty và giá trị vật liệu xuất được tính theo giá thực tế đích danh của nguyên vật liệu nhập kho. Với: Giá trị thực tế của NVL nhập kho = Giá mua + chi phí thu mua. Sau mỗi lần nhập, chi phí thu mua được phân bổ ngay cho khối lượng nhập về của các lô hàng. Sau đó, đơn giá NVL nhập kho sẽ được cung cấp cho các bộ phận như kế toán, thủ kho, và các cán bộ kinh doanh để phục vụ cho công việc của từng vị trí. * Quy trình hạch toán Mai ThÞ An 29 Líp kÕ to¸n A2
  30. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Hàng tháng - quý, các phòng ban phải lập kế hoạch cho đơn vị mình. Riêng Phòng nhập khẩu – kho vận phải có trách nhiệm tổng hợp lượng nguyên vật liệu nhập - xuất - tồn của toàn Công ty từ đó lên kế hoạch nhập khẩu hàng hoá cho từng thời kỳ. Công việc này do Trưởng Phòng nhập khẩu - kho vận chịu trách nhiệm và trình Giám đốc phê duyệt. Sau đó, cán bộ phòng Nhập khẩu sẽ thông báo cho các nhà cung cấp nước ngoài có trong danh sách và chọn một nhà cung cấp có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của công ty để tiến hành hợp đồng. Hợp đồng mua NVL được soạn thảo dựa trên sự thoả thuận mà đại diện hai bên thống nhất, ký và đóng dấu. Mọi thủ tục về Hợp đồng nhập khẩu và Tờ khai hải quan cũng được giao cho cán bộ Phòng nhập khẩu phụ trách đến khi nhận được thông báo hàng về cảng. Khi có thông báo hàng về, nhân viên của phòng Nhập khẩu phải chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách của vật tư. Sau đó, phải làm thủ tục giao nhận và áp tải hàng về nhập đủ tại kho Công ty. Trường hợp, nguyên vật liệu còn tồn trong kho không đáp ứng với yêu cầu của khách hàng thì cán bộ kinh doanh có thể đề xuất mua NVL từ các đơn vị khác - sao cho lợi nhuận kế hoạch vẫn đạt được ở mức tối ưu thì Trưởng phòng kinh doanh sẽ cho thực hiện. Khi đó, NVL sẽ được mua từ các đơn vị bạn và vận chuyển về nhập kho. Mọi thủ tục, chứng từ, hoá đơn vẫn phải đảm bảo đầy đủ từ khi mua về nhập kho đến khi xuất cho sản xuất. Khi mua nguyên liệu về nhập kho, căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn, tài liệu do cán bộ nhập hàng cung cấp, kế toán NVL có trách nhiệm lập Phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho đựoc lập thành 3 liên: lên1 lưu trong quyển phiếu, liên 2 giao cho thủ kho và liên 3 giao cho kế toán hạch toán. Phiếu nhập kho phải có đủ chữ ký của Trưởng phòng kế toán, người giao hàng, thủ kho và phải ghi đầy đủ nội dung quy định. Đồng thời kế tóan NVL phản ánh: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 331 Mai ThÞ An 30 Líp kÕ to¸n A2
  31. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Mẫu số: 01/GTKT-3LL HQ/2006 B Biểu số 02 0013901 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2 (Giao cho khách hàng) Ngày 10 tháng 05 năm 2006 Đơn vị bán hàng: Công ty CP Nam Hải Địa chỉ: Ngõ 51 - Đức Giang – Long Biên – Hà Nội Điện Thoại: 04.8775760 MST:0101538771 Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Văn Nam Đơn vị : Công ty TNHH thép Thanh Bình HTC Địa chỉ : Ngõ 53 - Đức Giang – Long Biên – Hà Nội Hình thức thanh toán:Thanh toán chậm nhất đến ngày 30/5/06 MST:0100595569 Đơn vị STT Tên hàng hóa, dịch vụ Số lượng Đơn giá Thành tiền tính A B C 1 2 3 =1*2 Thép cuộn cán nguội Nhật 1 kg 10.526 9.200 96.839.200 1.0 x 1501 2 2.0 x 1200 kg 10.880 8.500 92.480.000 Cộng tiền hàng 189.319.200 Thuế suất GTGT:5% Tiền thuế GTGT 9.465.960 Tổng cộng tiền thanh toán 198.785.160 Số tiền viết bằng chữ: Một trăm chín tám triệu, bảy trăm tám mươi lăm nghìn một trăm sáu mươi đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị ( đã ký) ( đã ký) ( đã ký ) Mai ThÞ An 31 Líp kÕ to¸n A2
  32. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Biểu số 02 Mẫu số :01 / VT Số: 01 PHIẾU NHẬP KHO Ngày 10 tháng 05 năm 2006 Nợ:TK152 Có:TK 331 Họ tên người giao hàng: Trần Hải Anh Theo số :13901 ngày 10/05/2006 của Công ty CP Nam Hải Nhập tại kho : Công ty thép Thanh Bình HTC Tên nhãn hiệu, quy M Đơn Số lượng ST Đơn cách, p/cấp vật tư( ã vị Thành tiền T Theo Thực giá SP, HH) số tính ctừ nhập Thép cuộn cán 1 nguội Nhật kg 10.526 9.200 96.839.200 1.0 x 1501 2 2.0 x 1200 kg 10.880 8.500 92.480.000 Tổng 189.319.200 Cộng thành tiền (bằng chữ ):Một trăm chín tám triệu, bảy trăm tám mươi lăm nghìn một trăm sáu mươi đồng. Nhập ngày 10 tháng 05 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Người viết phiếu Người giao hàng Thủ kho (Đã ký) (Đã ký ) (Đã ký) (Đã ký) Mai ThÞ An 32 Líp kÕ to¸n A2
  33. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng thì cán bộ Phòng kinh doanh sẽ báo giá và đàm phán về quy cách sản phẩm, ngày giờ giao hàng và sẽ tiến hành lập Đơn đặt hàng cùng Phương án sản xuất trình Trưởng phòng xét duyệt. Nếu Trưởng phòng ký nhận thì ĐĐH tiếp tục được chuyển xuống Phòng sản xuất. Đơn đặt hàng có mẫu như sau: Biểu số 03 Công ty thép Thanh Bình HTC ĐƠN ĐẶT HÀNG Số 215 năm 2006 Tên khách hàng: Công ty Nhật Quang CB lập: Hà Loan Hạch toán lỗ ( lãi): Giờ/ Ngày khách Giờ / ngày PSX nhận ĐĐH Giờ/ ngày PSX cam kết giao đặt13h 18/5/2006 12h ngày 18/5/2006 hàng17h ngày 24/5/2006 Tên, quy cách sản phẩm Số lượng Trọng lượng Giá bán 5 x 1500 x 6000 45.000 6 x 1500 x 6000 23.000 8200 đ 8 x 1500 x 6000 23.000 Yêu cầu kỹ thuật và Dung sai cho phép +/- 5mm chất lượng Hàng thẳng, phẳng, vuông góc. Nguyên liệu sử dụng Trọng lượng (kg) Giá xuất kho 5 x 1500 x c 46.700 8100đ 6 x 1500 x c 23.700 8 x 1500 x c 23.570 NGƯỜI LẬP ĐẠI DIỆN PKD ĐẠI DIỆN PSX ( Đã ký) ( Đã ký) (Đã ký) Mai ThÞ An 33 Líp kÕ to¸n A2
  34. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Căn cứ vào số liệu trên đơn hàng, nhân viên thống kê tại xưởng viết Phiếu yếu cầu xin lĩnh vật tư. Phiếu yêu cầu này có xác nhận của Trưởng phòng sản xuất, Trưởng phòng Nhập khẩu kho vận thì Thủ kho viết Phiếu xuất kho vật tư. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: liên 1 lưu tại gốc, liên 2 giao cho kế toán theo dõi. Phiếu xuất kho phải có đủ chữ ký của Trưởng phòng sản xuất và ngươì nhận vật tư. Biểu số 04 Mẫu số 02 - VT Quyển số: /XK Số PXK: 03 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 15 tháng 05 năm 2006 Họ tên người nhận: Mai Đức Hưởng Lý do xuất: Phục vụ sản xuất Xuất tại kho: Công ty Tên nhãn hiệu, Số lượng M Đơn quy cách, Đơn STT ã vị Thành tiền p/cấp vật tư( Theo giá số tính Thực xuất SP, HH) ctừ 1 1.58 x 1300 kg 4.768 8.000 38.144.000 2 1.59 x 1170 kg 11.686 8.300 96.993.800 3 1.56 x 1225 kg 6.603 8.250 54.474.750 Tổng 189.612.550 Cộng thành tiền (bằng chữ ): Một trăm tám chín triệu, sáu trăm mười hai nghì năm trăm năm mươi đồng. Xuất, ngày 10 tháng 05 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Người viết phiếu Người giao hàng Thủ kho (Đã ký) (Đã ký ) (Đã ký) (Đã ký) Mai ThÞ An 34 Líp kÕ to¸n A2
  35. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán định khoản: Nợ TK 621 Có TK 152 Trường hợp NVL sử dụng không hết, nhập lại kho: thì dựa vào Biên bản bàn giao nguyên liệu - sản phẩm và số liệu của thủ kho, kế toán NVL vẫn ghi Phiếu nhập kho ( theo dõi trên 1 quyển phiếu nhập kho khác ) để làm căn cứ ghi giảm chi phí sản xuất: Nợ TK 152 Có TK 621 Từ các chứng gốc, kế toán giá thành sẽ nhập dữ liệu vào máy trên Menu: Kế toán / Báo cáo Nhập chứng từ TK 621. Đồng thời trước đó, kế toán phải cập nhật Mã quy định như Mã Đơn hàng, Mã sản phẩm, mã Đối tượng giá thành, Mã vật tư, mã Khách hàng Trên cửa sổ Nhập chứng từ TK 621, kế toán phải nhập đầy đủ các nội dung: Ngày xuất, Mã Đối tượng giá thành, Diễn giải, TKDU, Mã vật tư, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền. Sau mỗi lần nhập, kế toán có thể xem ngay được số liệu TK 621 của loại sản phẩm đã nhập trên Báo cáo chi phí và Báo cáo giá thành. Đồng thời, khi kế toán nhập đầy đủ số liệu từ các chứng từ gốc khác máy sẽ tự động cập nhật vào phần Báo cáo Nhật ký chung gồm Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết và Sổ cái các tài khoản. Mai ThÞ An 35 Líp kÕ to¸n A2
  36. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Biểu số 05 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 5/2006 Trang số: ĐVT: Đồng Ngày Đã Chứng từ Số Số phát sinh tháng ghi Diễn giải hiệu ghi Sổ Số Ngày TK Nợ Có sổ cái Xuất NVL cho sản xuất 621 533.000.000 01/05 001 01/05 ĐH361 152 533.000.000 Xuất NVL cho sản xuất 621 331.800.000 03/05 003 03/05 ĐH 363 152 331.800.000 622 22.848.000 05/05 015 05/05 Chi phí lương cho PSX 627 10.752.000 33.600.000 334 622 2.484.040 Các khoản trích theo 627 1.168.910 lương 334 2.016.000 338 5.668.950 Xuất kho CCDC pvụ 627 1.560.000 17/05 073 15/05 1.560.000 SX 153 Phân bổ CCDC vào CP 627 5.786.000 31/05 5.786.000 QL 142 627 96.795.000 31/05 Trich khấu hao TSCĐ 214 96.795.000 154 6.648.752.740 Kết chuyển chi phí 621 6.493.858.700 31/05 622 25.332.040 627 129.562.000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Mai ThÞ An 36 Líp kÕ to¸n A2
  37. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Trong phần hành kế toán này, Kế toán chỉ cần nhập số liệu một lần và Sổ Nhật ký chung thể hiện đúng số liệu của các lần đăng nhập đó. Còn trên Sổ chi tiết theo loại sản phẩm, máy sẽ tự phân bổ số liệu theo tiêu thức mà kế toán lựa chọn ( tại Công ty thép Thanh Bình, kế toán lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp theo giờ công thực tế sản xuất từng loại sản phẩm). Đối với Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu được kế toán tập hợp trực tiếp theo từng loại sản phẩm: Thép cắt bản, Thép U, Thép C, thép V, Thép góc Biểu số 06 SỔ CHI TIẾT TK 621 Từ 01/05/2006 đến 31/05/2006 Sản phẩm: Thép cắt bản ĐVT: Đồng Dư nợ đầu kỳ Phát sinh nợ 3.065.311.000 Phát sinh có 3.065.311.000 Dư nợ cuối kỳ Ngày Chứng tù Mã Diễn giải Số Số phát sinh thán S NT ĐTG hiệu Nợ Có g ghi H T TKĐ sổ U Xuất NVL cho sản 533.000.000 01/05 01 01/05 361B 152 xuất ĐH361 Xuất NVL cho sản 401.800.000 07/05 07/05 365B 152 xuất ĐH365 Xuất NVL cho sản 17/05 17/05 371B 152 604.450.000 xuất ĐH345 Kết chuyển chi phí 31/05 154B 3.065.311.000 NVL TT Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Mai ThÞ An 37 Líp kÕ to¸n A2
  38. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Biểu số 07 SỔ CÁI Tháng 5/2006 Tên tài khoản: Chi phí NVL trực tiếp Số hiệu tài khoản: 621 ĐVT: Đồng Tra Ngày Chứng tù Số tiền Mã ng thán Số hiệu ĐTG Diễn giải sổ g ghi TKĐU SH NT T NK Nợ Có sổ C Dư đầu Tổng PS 6.493.858.700 6.493.858.700 Dư cuối Xuất NVL 533.000.000 01/05 001 01/05 361B cho sản xuất 1 152 ĐH361 Xuất NVL 331.800.000 03/05 003 03/05 363U cho sản xuất 152 ĐH 363 Xuất NVL 401.800.000 07/05 07/05 365B cho sản xuất 152 ĐH365 Kết chuyển 31/05 sang TK 154 6.493.858.700 154 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Mai ThÞ An 38 Líp kÕ to¸n A2
  39. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp 2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí Nhân công trực tiếp 2.2.2.1. Nội dung Chi phí NC trực tiếp tại Công ty thép Thanh Bình là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm toàn bộ lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ. Tiền lương là bộ phận cấu thành chi phí sản xuất. Vì vậy việc tính toán và phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản xuất sản phẩm sẽ góp phần hạ giá thành sản xuất, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiện nay, công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: Trả lương cơ bản và trả lương khoán theo sản phẩm. Ngày trả lương quy định là ngày 05 hàng tháng. 2.2.2.2. Phương pháp tập hợp Chi phí NC trực tiếp được tập hợp và phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức giờ công thực tế để sản xuất từng loại sản phẩm 2.2.2.3. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí NC trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí NC trực tiếp và các TK có liên quan như TK 334- Phải trả CNV, TK338 - Phải trả, phải nộp khác. 2.2.2.4. Quy trình hạch toán SƠ ĐỒ QUY TRÌNH HẠCH TOÁN TK 334 TK 622 TK 154 Tính lương phải trả cho CNTTSX Kết chuyển chi phí NCTT ( cuối kỳ ) TK 338 Tính các khoản trích trên lương của CNTTSX Mai ThÞ An 39 Líp kÕ to¸n A2
  40. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Dưới xưởng sản xuất, nhân viên thống kê có nhiệm vụ tập hợp, ghi chép, thống kê số giờ công của từng ĐH thông qua Phiếu thống kê giờ công được đặt ở từng máy và ngừơi phụ trách vận hành máy phải ghi số gìơ công thực tế phát sinh của từng ĐH, số giờ máy, số người tham gia Nhân viên thống kê sẽ làm nhiệm vụ thống kê chi tiết số giờ công của từng ĐH để kế toán giá thành có căn cứ để phân bổ các chi phí gián tiếp. Đồng thời, nhân viên thống kê sẽ theo dõi ngày công lao động của công nhân để làm căn cứ tính lương. Việc theo dõi thông qua Bảng chấm công. Biểu số 08 Công ty thép Thanh Bình Đơn vị: Phòng sản xuất BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 05/2006 Ngày trong tháng Số công Số ST Chức hưởng công Họ và tên 1 2 3 31 T vụ lương thời nghỉ gian việc 1 Lê Quang Hùng TP + + + + 26 - 1 2 Lê Thị Loan NVTK + + Ro + 25 - 3 Đỗ Đức Long CNKT + + + + 26 25 20 Vũ Văn Tú CNVH - Cộng 481 38 Bảng chấm công này cuốí tháng được chuyển lên phòng kế toán. Đồng thời, kế toán giá thành có trách nhiệm cập nhật số liệu thành phẩm, doanh thu của từng Mai ThÞ An 40 Líp kÕ to¸n A2
  41. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp ĐH vào máy và in ra Báo cáo Doanh thu sản xuất sản phẩm để chuyển sang bộ phận kế toán tiền lương: Biểu số 09 BÁO CÁO DOANH THU SẢN XUẤT SẢN PHẨM Từ ngày 01/05/2006 đến 31/05/2006 Chứ Ngày Sản Ngày ĐTG Đơn ng Tên ĐHàng Tên SP hoàn lượng Thành tiền CT T giá t tế từ thành (kg) Thép cắt bản - B 01/05 361 B Cty Hà Thành 6 x KT x 3000 05/09 65.000 8.300 539.500.000 Cty CP Nam 07/05 365B 3.5 x KT x 2500 10/05 49.000 8.300 406.700.000 Hải Cộng nhóm 395.320 3.194.975.527 Thép U - U 363 Cty Thịnh 03/05 U160 x 3.0 x KT 07/05 42.000 8100 340.200.000 U Liệt 367 10/05 Cty Thái Sơn U80 x 1.6 x KT 15/05 37.400 8.250 308.550.000 U Cộng nhóm 117.500 952.748.223 Cộng tháng 851.730 6.984.186.000 Trên cơ sở Bảng chấm công, Báo cáo Doanh thu sản xuất sản phẩm, kế toán tiền lương sẽ tính tiền lương phải trả cho người lao động: • Đối với trả lương cơ bản: Tiền lương phải trả cho = Mức lương cơ bản (cố định 26 ngày) - Số ngày nghỉ thực tế Mai ThÞ An 41 Líp kÕ to¸n A2
  42. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp CN trong tháng Lương cơ bản = 310.000 x Hệ số. Hệ số của mỗi vị trí là khác nhau dựa trên Trình độ, Mức độ phức tạp của công việc và thâm niên công tác. Ngoài ra, một số vị trí còn có phụ cấp trách nhiệm như vị trí Trưởng phòng, Tổ trưởng, Tổ phó. • Đối với trả lương sản phẩm: Tiền lương Doanh thu Tỷ lệ % hưởng lương phải trả cho = hoạt động sản xuất x theo quy định của cty CN trong tháng Trong đó, doanh thu hoạt động sản xuất được lấy từ số liệu của Báo cáo sản lượng thành phẩm nhập kho và Công ty có đưa ra định mức hưởng lương sản phẩm theo tỷ lệ % tỷ lệ thuận với sản lượng mà Phòng sản xuất thực hiện được. Đối với các phòng ban khác thì cũng căn cứ trên Bảng chấm công và Doanh thu bán hàng thực hiện được trong tháng mà tính tỷ lệ hưởng lương sản phẩm. • Đối với các khoản trích theo lương: Tại công ty, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện theo đúng chế độ : + BHXH: 20% trích trên lương cơ bản. Trong đó:15% trích vào CPSX, 5% trừ vào lương của CNV + BHYT: 3% trích trên lương cơ bản. Trong đó:2% trích vào CPSX, 1% trừ vào lương của CNV + KPCĐ: 2% trích trên lương thực tế, tính hết vào CPSX. Kế toán tiền lương có nhiệm vụ tính đầy đủ lương và các khoản trích trên lương cho các cá nhân và đơn vị. Hàng tháng, sau mỗi đợt trả lương kế toán giá thành nhận 1 bản: Bảng thanh toán tiền lương để làm căn cứ phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đơn hàng: Biểu số 10.11 BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Mai ThÞ An 42 Líp kÕ to¸n A2
  43. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Cuối tháng, khi tập hợp đủ giờ công của các ĐH phát sinh trong tháng, kế toán giá thành tiến hành phân bổ Chi phí nhân viên gián tiếp và Chi phí công nhân trực tiếp cho từng loại sản phẩm theo tiêu chí giờ công trực tiếp sản xuất ra từng loại sản phẩm. Cụ thể, theo số liệu của tháng 5/2006, tiền lương cơ bản thực trả cho phòng sản xuất là 17.535.000 đ, tiền lương sản phẩm thực trả cho phòng là 16.065.000 đ. Vậy tổng lương thực trả cho Phòng sản xuất là 33.600.000 đ. Trong đó: 10.752.000 đ là lương bộ phận gián tiếp sản xuất, lương của bộ phận trực tiếp sản xuất là 22.848.000 đ. Kế toán giá thành sẽ xác định tiêu thức phân bổ là số giờ công thực tế mà nhân viên thống kê tập hợp được để sản xuất từng loại sản phẩm, sau đó nhập vào máy trên Menu: Tiêu thức phân bổ chi phí. Máy sẽ tự phân bổ các chi phí gián tiếp cho từng loại sản phẩm hoàn thành. Đồng thời, kế toán vẫn tiến hành phân bổ trên các Bảng phân bổ chi phí để làm căn cứ đối chiếu với số liệu trên máy: Biểu số 12 BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ LƯƠNG Đối tượng Số gìơ công CPNV QL Chi phí NC TT sử dụng SP thép cắt bản 753 2.827.892 6.009.272 Sp thép U 675 2.534.963 5.386.797 SP thép C 598 2.245.790 4.772.303 SP thép Z 685 2.572.518 5.466.601 SP thép góc 152 570.837 1.213.027 Tổng cộng 2.863 10.752.000 22.848.000 Người lập Phòng kế toán (Đã ký) (Đã ký) Mai ThÞ An 43 Líp kÕ to¸n A2
  44. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Từ các chứng từ gốc, Bảng phân bổ chi phí kế toán gía thành nhập dữ liệu vào máy trên Menu: Kế toán/ Nhập chứng từ TK 622. Trên cửa sổ này, kế toán phải nhập đầy đủ thông tin về: Ngày CT, Số CT, Mã ĐTGT, Diễn giải, TKĐU, Thành tiền Sau khi nhập, máy sẽ tự động cập nhật số liệu vào Báo cáo chi phí, Báo cáo giá thành, Báo cáo chứng từ kế toán và in ra trên Sổ chi tiết TK 622 và Sổ cái TK 622. Biểu số 13 SỔ CHI TIẾT TK 622 Từ 01/05/2006 đến 31/05/2006 Nhóm sản phẩm: Thép cắt bản ĐVT : Đồng Dư nợ đầu kỳ Phát sinh nợ 6.662.601 Phát sinh có 6.662.601 Dư nợ cuối kỳ Ngày Chứng từ Mã Diễn giải Số hiệu Số phát sinh tháng ĐT TKĐU SH NT Nợ Có ghi sổ GT 31/05 012 CP lương CN 334 6.009.272 trực tiếp sản xuất Chi phí trích 338 653.329 theo lương 31/05 31/05 Kết chuyển chi 154B 6.662.601 phí NC Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Mai ThÞ An 44 Líp kÕ to¸n A2
  45. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Biểu số 14 SỔ CÁI Từ 01/05/2006 đến 31/05/2006 Tên TK: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu tài khoản :622 ĐVT: Đồng Ngày Chứng tù Số tiền Mã Tran thán Số hiệu ĐT Diễn giải g sổ g ghi TKĐU SH NT GT NKC Nợ Có sổ Dư đầu Tổng PS 25.332.040 25.332.040 Dư cuối CP lương CN 31/05 012 4 334 22.848.000 trực tiếp Chi phí trích 338 2.484.040 theo lương Kết chuyển chi 31/05 31/05 154 25.332.040 phí NC Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) 2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 2.2.3.1. Nội dung Chi phí sản xuất chung là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất tại bộ phận sản xuất, khoản chi phí này rất đa dạng, phát sinh khá thường xuyên. Tại Công ty thép Thanh Bình, chi phí này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành và bao gồm các chi phí sau: + Chi phí nhân viên quản lý: gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của nhân viên qủan lý, nhân viên thống kê, nhân viên kỹ thuật Mai ThÞ An 45 Líp kÕ to¸n A2
  46. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp + Chi phí công cụ dụng cụ ,chi phí phụ tùng phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị. + Chi phí khấu hao tài sản cố định . + Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ hoạt động sản xuất như: điện thoại, fax, điện, nước, + Chi phí khác bằng tiền như: tiền giao dịch, tiếp khách phục vụ hoạt động sản xuất 2.2.3.2. Phương pháp tập hợp Chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp và phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức giờ công thực tế để sản xuất từng loại sản phẩm. 2.2.3.3. Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung để tập hợp khoản mục chi phí này. TK 627 được mở đến các TK cấp hai: TK 627.1 Chi phí nhân viên quản lý TK 627.2 Chi phí công cụ dụng cụ TK 627.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 627.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 627.5 Chi phí khác bằng tiền 2.2.3.4. Quy trình hạch toán Đầu tháng, tất cả các phòng ban đều phải lập kế hoạch chi phí tháng cho đơn vị mình. Đối với Phòng sản xuất, nhân viên thống kê chịu trách nhiệm lập “Bản kế hoạch chi tiêu đơn vị” và “ Báo cáo tổng hợp chi phí ” vào cuối tháng trong đó bao gồm chi phí vật tư, phụ tùng, nhiên liệu; chi phí văn phòng phẩm và chi phí mua công cụ dụng cụ Bản chi phí này phải có chữ ký của Trưởng phòng thì sẽ được chuyển lên phòng kế toán. Phòng kế toán tập hợp bản kế hoạch của các đơn vị và chuyển Giám đốc ký duyệt. Sau đó, khi có nhu cầu mua vật tư, phụ tùng nhân viên thống kê sẽ viết giấy “Tạm ứng” trên cơ sở số tiền được Giám đốc duyệt và chịu trách nhiệm thanh toán cho các khoản tiền phát sinh tại đơn vị. Định kỳ, nhân viên thống kê phải lập Bảng kê chi phí và hoàn ứng các khoản chi cùng các chứng Mai ThÞ An 46 Líp kÕ to¸n A2
  47. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp từ gốc về phòng kế toán công ty. Caen cứ vào chứng từ gốc và Bảng kê chi phí của Phòng sản xuất, kế toán giá thành sẽ phân loại, tổng hợp và cập nhật số liệu vào máy. Sau đó, máy sẽ tự phân bổ chi phí sản xuất chung phát sinh cho các đối tượng dựa trên” tiêu thức phân bổ” mà kế toán đã đăng nhập. * SƠ ĐỒ QUY TRÌNH HẠCH TOÁN TK 334, 338 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên gián tiếp Phân bổ, kết chuyển CPSXC TK 152, 153 ( cuối kỳ ) Chi phí VL, CCDC xuất dùng cho sản xuất TK 214 Chi phí KHao TSCĐ TK 111, 112, Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền TK 133 ThuếGTGT * Phương pháp hạch toán • TK 627.1 Chi phí nhân viên quản lý Tương tự như như với công nhân trực tiếp sản xuất, Chi phí nhân viên qủan lý cũng trích BHXH, BHYT,KPCĐ theo đúng chế độ hiện hành của công ty ( BHXH 15% lương cơ bản, BHYT 2% lương cơ bản, KPCĐ 2% lương thực tế) được tính vào chi phí sản xuất. Mức lương cơ bản của mỗi vị trí vẫn khác nhau ở cấp bậc, chức vụ, thâm niên lao động. Mai ThÞ An 47 Líp kÕ to¸n A2
  48. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Theo số liệu lương tháng 5/2006, Lương cơ bản đối với nhóm nhân viên gián tiếp là = 5.611.000 đ. Lương thực tế phải trả cho nhân viên gián tiếp là :10.752.000 đ Trích BHXH 15% trên lương cơ bản = 5.611.000 x 15% = 841.650 đ Trích BHYT 2% trên lương cơ bản = 5.611.000 x 2% = 112.220 đ Trích KPCĐ 2% trên lương thực tế = 10.752.000 x 2% = 215.040 đ Tổng cộng = 1.168.910 đ Đây là cơ sở để kế toán định khoản trên máy: a, Nợ TK 627.1 10.752.000 Có TK 334 10.752.000 b, Nợ TK 627.1 1.168.910 Có TK 338 1.168.910 • Chi phí CCDC- TK627.2 Chi phí CCDC ở công ty bao gồm: các chi phí về bảo hộ lao động, kìm, que hàn, mỏ hàn Với CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài thì được tập hợp qua tài khoản 142 để phân bổ dần cho các tháng. Cụ thể trong tháng 5, kế toán có phân bổ chi phí CCDC cho sản xuất với giá trị như sau: Nợ TK 627 ( 627. 2) 5.786.000 Có TK 142 5.786.000 Với CCDC có giá trị nhỏ thì căn cứ luôn vào giá trị xuất kho để kế toán tập hợp chi phí trong tháng theo định khoản: NợTK 627 (627.2) Có TK 153 • Chi phí khấu hao TSCĐ -TK 627.3 Chi phí KH TSCĐ là 1 yếu tố nằm trong khoản mục chi phí sản xuất và nó được hạch toán trực tiếp vào bên nợ TK 627. Mai ThÞ An 48 Líp kÕ to¸n A2
  49. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Về phương pháp trích khấu hao, hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Định kỳ, kế toán giá thành vẫn theo dõi và trích lập Bảng trính khấu hao TSCĐ và tiến hành phân bổ vào chi phí Sản xuất chung. Đồng thời, kế toán định khoản trên máy: Nợ TK 627 (627.3) Có TK 214 Biểu số 15 Công ty thép Thanh Bình HTC Đơn vị: Phòng sản xuất BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ THÁNG 5/2006 T.gian STT Tên Tài sản Nguyên giá Mức khấu hao KH 1 Nhà xưởng 7 2.256.539.366 36.863.564 2 Máy sấn 8m 6 1.145.512.325 15.909.893 3 Máy lốc số 1 5 163.528.000 2.725.467 4 Máy nắn tôn 3 22.860.400 635.011 5 Máy cắt 13 ly 6 300.000.000 4.166.666 6 Cẩu dàn 10 tấn 6 946.686.400 13.148.422 7 Máy tiện 4 92.300.000 1.922.917 8 Máy phay 3 40.300.000 1.119.444 9 Máy đột dập 3 42.300.000 1.175.000 Tổng cộng 96.795.000 Mai ThÞ An 49 Líp kÕ to¸n A2
  50. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp • Chi phí dịch vụ mua ngoài- TK 627.4 Gồm các chi phí về điện, nước, điện thoại phục vụ cho sản xuất sản phẩm, chi phí về thuê ngoài sửa chữa TSCĐ liên quan đến tháng nào thì tập hợp cho tháng đó. Căn cứ vào các hoá đơn, kế toán phản ánh vào máy các chi phí mua ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất theo định khoản: Nợ TK 627 (627.4) Nợ TK 133.1 Có TK 331 • Chi phí khác bằng tiền- 627.5 Gồm các khoản chi tiếp khách, in ấn tài liệu, chi mua văn phòng phẩm phục vụ sản xuất Dựa vào các chứng từ gốc, kế toán tập hợp tương tự chi phí dịch vụ mua ngoài và phản ánh theo định khoản: Nợ TK 627 (627.5) Nợ TK 133.1 Có TK 111 Các chứng từ gốc sẽ là căn cứ để kế toán nhập dữ liệu vào máy. Máy sẽ tự động chuyển số liệu vào Nhật ký chung và các Báo cáo chi phí, Báo cáo giá thành Đồng thời, sau khi đăng nhập số liệu của phần “Tiêu thức phân bổ”, máy sẽ tự phân bổ chi phí theo từng loại sản phẩm hoàn thành và thể hiện trên Sổ chi tiết TK 627. Mai ThÞ An 50 Líp kÕ to¸n A2
  51. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Biểu số 16 SỔ CHI TIẾT TK 627 Từ 01/05/2006 đến 31/05/2006 Nhóm sản phẩm: Thép cắt bản ĐVT: Đồng Dư nợ đầu kỳ Phát sinh nợ 34.076.209 Phát sinh có 34.076.209 Dư nợ cuối kỳ Ngày M Số tháng Chứng tù ã Diễn giải hiệu Số phát sinh ghi sổ SH NT ĐT TKĐ Nợ Có G U T 02/05 Xuất phụ tùng 153 363.481 phục vụ sử chữa máy móc 31/05 CP lương NV 334 2.827.892 gián tiếp 31/05 Chi phí trích theo 338 307.436 lương Phân bổ CCDC 142 1.521.781 31/05 vào CP QL Trich khấu hao 214 25.458.133 31/05 TSCĐ 31/05 Kết chuyển chi 154B 34.076.209 phí NC Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Mai ThÞ An 51 Líp kÕ to¸n A2
  52. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Biểu số 17 SỔ CÁI Từ 01/05/2006 đến 31/05/2006 Tên TK: Chi phí sản xuất chung Số hiệu tài khoản: 627 ĐVT: Đồng Ngày Chứng Mã Trang Số tiền thán tù Số hiệu ĐT Diễn giải sổ g ghi S TKĐU NT GT NKC Nợ Có sổ H Dư đầu Tổng PS 129.562.000 129.562.000 Dư cuối Xuất phụ tùng phục vụ 02/05 153 1.382.000 sửa chữa máy móc 31/05 CP lương NV gián tiếp 334 10.752.000 Chi phí trích theo 31/05 338 1.168.910 lương Phân bổ CCDC vào CP 31/05 142 5.786.000 QL 31/05 Trich khấu hao TSCĐ 214 96.795.000 31/05 Kết chuyển chi phí NC 154 129.562.000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) 2.2.4. Xác định giá trị SPDD tại Công ty thép Thanh Bình HTC Trước đây, hàng tháng Công ty có tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp kiểm kê thực tế. Cuối mỗi tháng nhân viên thống kê của phòng sản Mai ThÞ An 52 Líp kÕ to¸n A2
  53. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp xuất đều kiểm kê xác định khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ cho ĐH chưa hoàn thành trong tháng. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu lại đặc điểm sản xuất các ĐH của công ty là thời gian sản xuất 1 ĐH có thể kéo dài từ 1-5 ngày nên để thuận lợi hơn cho công tác kế toán và quản lý, công ty đã có quy định là chỉ tính giá thành với những ĐH đã hoàn thành trong tháng hoặc ĐH có mức độ hoàn thành >50%. Với những ĐH còn chưa hoàn thành với mức độ hoàn thành <50% sẽ được tính vào giá thành ở tháng tiếp theo. Theo cách xác định trên, tháng 5/2006, kế toán không đánh giá SPDD cuối kỳ. Đồng thời, chi phí thực tế phát sinh của các đơn hàng được thực hiện trong tháng chính là giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. 2.4. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÉP THANH BÌNH HTC 2.4.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành. 2.4.1.1 Đối tượng tính giá thành Tại Công ty thép Thanh Bình, đối tượng tính giá thành sản phẩm trùng với đối tượng tập hợp CPSX và được xác định là sản phẩm thép các loại ( thép cắt bản, thép U, thép C, thép Z, thép góc ). 2.4.1.2 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành của công ty là hàng tháng. 2.4.1.3 Phương pháp tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Các chi phí phát sinh ở loại sản phẩm nào thì được tập hợp trực tiếp cho loại sản phẩm đó theo các khoản mục: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí Sản xuất chung. Các ĐH qua sản xuất khi hoàn thành phải được Phòng kinh doanh kiểm tra chất lượng và Phòng sản xuất bàn giao xong với Phòng nhập khẩu kho vận thì kế toán mới xác định giá thành thực tế theo công thức: Mai ThÞ An 53 Líp kÕ to¸n A2
  54. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Giá thành thực tế = D đk + C - D ck Trong đó : Dđk, Dck : Chi phí khối lượng SP dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. C: Chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ 2.4.2 Tổng hợp chi phí sản xuất qua phần mềm kế toán Cuối mỗi tháng, kế toán thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng. Vì hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên Công ty sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TK 621 TK 154 TK 152 K/c chi phí NVL trực tiếp Khoản ghi giảm chi phí sx TK 622 K/c chi phí NVL trực tiếp TK 155 TK 627 K/c chi phí NVL trực tiếp Gía thành SP hoàn thành Sau khi kế toán phần hành đã cập nhật số liệu các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày, cuối tháng kế toán sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu bằng cách vào máy mở các Sổ chi tiết cho từng loại sản phẩm và đối chiếu với các Bảng phân bổ chi phí Sau đó, kế toán vào phần Chứng từ kết chuyển để xem và in ra các Sổ chi tiết, Sổ cái TK 154, Báo cáo giá thành và các Báo cáo khác có liên quan. 2.4.3 Tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành Tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành là công đoạn cuối cùng của quá trình tổng hợp chi phí sản xuất. Trên cơ sở các số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm được xác định theo công thức: Giá thành SP hoàn thành = Tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Mai ThÞ An 54 Líp kÕ to¸n A2
  55. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Biểu số 18 BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HOÀN THÀNH S M Đ Lọai sản Số Tổng T ã V TK 621 TK 622 TK 627 phẩm lượng Giá thành T SP T SP thép 1 B 556.960 kg 3.065.311.000 6.662.601 34.076.209 3.106.049.810 cắt bản 2 U Sp thép U 117.500 kg 887.140.219 5.972.451 30.546.402 923.659.072 3 C SP thép C 106.320 kg 793.344.620 5.291.149 27061.850 825.697.619 4 Z SP thép Z 136.590 kg 1.048.269.110 6.060.932 30.998.942 1.085.328.984 SP thép 5 V 96.000 kg 699.793.751 1.344.907 6.878.597 708.017.255 góc Tổng 851.730 kg 6.493.858.700 25.332.040 129.562.000 6.648.752.740 cộng Đồng thời, ta có thể xem được Sổ chi tiết và Sổ cái TK 154 Mai ThÞ An 55 Líp kÕ to¸n A2
  56. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp Biểu số 19 SỔ CHI TIẾT TK 154 Từ 01/05/2006 đến 31/05/2006 Nhóm sản phẩm: Thép cắt bản Dư nợ đầu kỳ0 Phát sinh nợ 3.106.049.810 Phát sinh có 3.106.049.810 Dư nợ cuối kỳ0 Ngày Mã Chứng tù Số hiệu Số phát sinh thán ĐT Diễn giải TKĐU g SH NT GT Nợ Có Kết chuyển CP 31/05 621 3.065.311.000 NVL trực tiếp Kết chuyển CP 622 6.662.601 NC trực tiếp Kết chuyển CP 627 34.076.209 SXC Z sản phẩm nhập 155B 3.106.049.810 kho Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Biểu số 20 SỔ CÁI Từ 01/05/2006 đến 31/05/2006 Tên TK: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu tài khỏan:154 ĐVT: Đồng Ngày Chứng Mã Tran Số tiền thán tù Số hiệu ĐT Diễn giải g sổ g ghi S TKĐU NT GT NKC Nợ Có sổ H Dư đầu Tổng PS 6.648.752.740 6.648.752.740 Dư cuối 01 Kết chuyển CP 31/05 621 6.493.858.700 2 NVL trực tiếp Kết chuyển CP 622 25.332.040 NC trực tiếp Kết chuyển CP 627 129.562.000 SXC Z SP nhập kho 155 6.648.752.740 Mai ThÞ An 56 Líp kÕ to¸n A2
  57. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp PHẦN III MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÉP THANH BÌNH HTC 3.1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY. Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty thép Thanh Bình, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của lãnh đạo đơn vị cũng như ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban khác đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của các anh, chị phòng kế toán đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu và thu nhận được những kiến thức rất bổ ích. Mặc dù thời gian tìm hiểu không dài, song với sự nhiệt tình của bản thân và lòng mong muốn góp phần nhỏ bé những kiến thức đã được học ở trường vào công tác hạch toán của công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét của mình về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại công ty như sau: Là một đơn vị độc lập và vững mạnh trong ngành thép, trong những năm qua, công ty thép Thanh Bình đã không ngừng phấn đấu vươn lên góp phần không nhỏ trong việc tạo ra các sản phẩm, kết cấu công trình, nhà xưởng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Có được những thành tựu đó là do công ty luôn có những định hướng phát triển đúng đắn, toàn diện, trẻ hoá lực lượng lao động có trình độ và năng động. Đồng thời công ty luôn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, biết tìm kiếm và ký kết nhiều hợp đồng kinh tế. Như vậy, công ty không những góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, mang lại lợi ích cho toàn công ty mà còn đóng góp một phần không nhỏ vào việc nộp thuế tăng Ngân sách cho Nhà nước. Có thể nói, công ty đã, đang và sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trong ngành thép nói riêng và trong quá trình phát triển của đất nước nói chung. Qua thời gian thực tế tìm hiều về công ty, em nhận thấy công tác kế toán của công có những ưu điểm nổi bật sau: Mai ThÞ An 57 Líp kÕ to¸n A2
  58. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp 3.1.1. Những ưu điểm * Thứ nhất, về việc chấp hành chế độ kế toán Công ty đã thực hiện đúng theo chế độ, chính sách, quy định kế toán hiện hành, vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. Đồng thời công ty đã trang bị “Tủ sách công ty” và trích quỹ để đầu tư, mua sắm sách báo, tài liệu cho cán bộ công nhân viên đặc biệt là các văn bản, các quyết định về chế độ kế toán mới đã được sưả đổi, bổ sung để phòng kế toán thường xuyên cập nhật thông tin và làm việc đúng nguyên tắc, đúng quy định của Bộ tài chính. * Thứ hai, về việc áp dụng hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách - Về hệ thống tài khoản và chứng từ : Công ty có hệ thống chứng từ ban đầu đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và đã tuân thủ đúng theo hệ thống tài khoản mà chế độ kế toán Việt Nam đã quy định. Hệ thống tài khoản của công ty không nhiều, nhưng có nhiều tài khoản được chi tiết đến tài khoản cấp hai nên đã phản ánh được khá đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức tương đối tốt, được vận dụng khá linh hoạt mà vẫn đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp theo đúng quy định của Bộ tài chính. - Về hệ thống sổ sách kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung rất phù hợp với quy mô, loại hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời, với việc sử dụng phần mềm kế toán Accounting Management và chương trình kế toán riêng dành cho kế toán giá thành đã giúp cho việc tính toán và vào sổ sách đơn giản đi rất nhiều. Trong khi đó, các báo cáo đầu ra của phần mêm kế toán mà công ty sử dụng là khá đa dạng, ngoài các Báo cáo theo mẫu của Bộ tài chính, kế toán có thể cung cấp thêm các Báo cáo quản trị khi có yêu cầu của nhà quản lý. Mai ThÞ An 58 Líp kÕ to¸n A2
  59. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp * Thứ ba: Về phương pháp hạch toán kế toán : Công ty hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng và yêu cầu cung cấp các thông tin thường xuyên, kịp thời của công tác qủan lý tại công ty. * Thứ tư, về tổ chức bộ máy quản lý Công ty đã xây dựng được bộ máy qủan lý chặt chẽ, gọn nhẹ, hiệu quả. Các phòng ban phục vụ có hiệu quả và hợp tác với nhau khá chặt chẽ. Từ đó, tạo điều kiện để công ty chủ động trong sản xuất và kinh doanh, quan hệ tốt với khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường. Mô hình quản lý theo trực tuyến chức năng, đồng thời vẫn có quy định về quyền hạn, nghĩa vụ cụ thể cho từng vị trí chức danh tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ quản lý có thể độc lập giải quyết công việc thuộc phạm vi quyền hạn của mình. Chế độ thủ trưởng và trách nhiệm cá nhân được thực hiện rất nghiêm ngặt. * Thứ năm, về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán theo hình thức tập trung được công ty tổ chức chặt chẽ với quy trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán có trình độ, năng lực và nhiệt tình, được bố trí hợp lý tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm trong công việc được giao, công tác kế toán làm tốt góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế tài chính của công ty. * Thứ sáu, về công tác hạch toán chi phí: Công tác hạch toán chi phí được xác định là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và kỳ tính giá thành là từng loại sản phẩm theo từng tháng là phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý về thời gian, quản lý giá thành và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo khối lượng sản phẩm hoàn thành đối với Phòng sản xuất ( sản lượng tối thiểu là 450 tấn). Hình Mai ThÞ An 59 Líp kÕ to¸n A2
  60. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp thức trả lương này đã gắn thu nhập của người lao động với chất lượng, hiệu quả công việc, khuyến khích tinh thần lao động, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Có được những thành tựu trên đây là do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của phòng kế toán đã thực hiện tốt vai trò qủan lý tài chính của mình. 3.1.2 Những tồn tại Mặc dù đã có nhiều cố gắng, cải tiến tích cực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong những năm qua song em nhận thấy, bên cạnh những thành tựu đó, công tác kế toán ở công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định: * Thứ nhất: Về công tác luân chuyển chứng từ: Công tác luân chuyển chứng từ giữa các cá nhân, đơn vị với phòng kế toán vẫn còn có sự chậm trễ. Theo quy định của công ty, các hoá đơn, chứng từ phải gửi về phòng kế toán chậm nhất là 5 ngày từ khi phát sinh nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều cá nhân không thực hiện đúng. Một số trường hợp còn để lưu chứng từ từ tháng này sang tháng sau mới thanh toán. Như vậy, chứng từ giao nộp chậm dẫn đến việc hạch toán không kịp thời, làm cho khối lượng công việc bị dồn vào cuối kỳ, do đó có thể dẫn đến những sai sót không đáng có trong công tác hạch toán như: ghi thiếu, ghi nhầm làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho người qủan lý và đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, các chứng từ cần luân chuyển giữa nhiều vị trí như: Đơn đặt hàng, Bản giao nhận nguyên liệu - sản phẩm phải có sự xác nhận của thủ kho, tổ trưởng, Trưởng phòng kinh doanh, Trưởng phòng sản xuất, sau đó sẽ chuyển cho kế toán giá thành, kế toán tổng hợp vào số liệu nhưng thời gian lưu chứng từ này ở các vị trí trung gian khá dài làm ảnh hưởng tới công việc của kế toán. * Thứ hai: Về công tác hạch toán chi phí Mai ThÞ An 60 Líp kÕ to¸n A2
  61. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp - Về chi phí NVL trực tiếp: Ở công ty, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá thành sản phẩm (95-97%). Nhưng trên thực tế, trong quá trình sản xuất vẫn để xảy ra tình trạng lãng phí về NVL: như nguyên liệu lấy đưa vào sản xuất thử nhưng không đưa vào chi phí. Ngoài ra, lượng phế liệu thực tế phát sinh từ các đơn hàng qua sản xuất là khá lớn (thường cao hơn so với lượng thứ liệu cán bộ kinh doanh lập trong Phương án sản xuất ). - Về chi phí nhân công: Hiện nay, công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Điều này là rất hợp lý với quy mô và đặc điểm ngành nghề sản xuất - kinh doanh của công ty . Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tôi thấy thực tế CNV của Phòng sản xuất có làm thêm giờ khi đơn hàng nhiều hoặc khách hàng yêu cầu lấy trước so với kế hoạch. Khi đó, nhân viên thống kê vẫn chấm công làm thêm nhưng lương trả cho giờ làm thêm không có phần lương cơ bản mà chỉ có phần lương sản phẩm do Phòng sản xuất tự trích ra trong tổng lương sản phẩm của phòng., với cách tính như sau: Lương 1 giờ công làm thêm = 1.5 x (Lương SP của 1 gìơ công hành chính ). Lương SP của 1 giờ công HC = Tổng lương khoán Tổng số giờ công (hành chính + làm thêm) Với cách trả lương trên là chưa hợp lý vì trong mức lương 1 giờ công làm thêm thực tế chỉ có lương sản phẩm ( còn công ty không bù đắp phần lương cơ bản). Do đó, không khuyến khích đội ngũ công nhân tích cực tham gia làm thêm giờ khi có yêu cầu. - Về chi phí CPSX chung: Hiện nay, Phòng sản xuất chịu trách nhiệm mua sắm vật tư, phụ tùng, trang thiết bị, nhiên liệu phục vụ hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, việc mua sắm này không giao cho một cá nhân phụ trách nên vật tư, phụ tùng, CCDC được mua ở nhiều nơi, có trường hợp vật tư mua về không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hóa đơn Mai ThÞ An 61 Líp kÕ to¸n A2
  62. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp không hợp lệ. Nhiều khoản chi lớn nhưng vẫn không có Hoá đơn GTGT theo yêu cầu của Phòng kế toán. Khoản chi phí khấu hao TSCĐ tính cho hoạt động sản xuất được đánh giá là quá cao so với giá trị thực. Bởi vì, toàn bộ giá trị nhà xưởng ( có một phần dùng làm kho cuộn, kho tấm phục vụ cho phòng kinh doanh ) nhưng đều tính hết vào chi phí của phòng sản xuất mà không tiến hành phân bổ cho phòng kinh doanh. Đồng thời, với chi phí năng lượng ( tiền điện ) cũng chỉ được phân bổ định tính vì toàn công ty dùng chung một công tơ tổng. Nhân viên hành chính sẽ phân bổ toàn bộ chi phí còn lại cho hoạt động sản xuất sau khi trừ đi phần định mức chi phí sử dụng của các phòng ban khác. Như vậy, cách tính này chưa hợp lý và không khoa học. Những khoản chi phí trên chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất chung. Vì vậy, nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ và không được phản ánh chính xác sẽ dẫn tới việc phân tích sai lệch tỷ trọng các khoản mục chi phí trong tổng giá thành và làm cho giá thành tăng cao. * Thứ ba: về sử dụng vốn vay Hiện nay, vốn của công ty rất lớn nhưng vẫn không đủ tự trang trải mà một phần phải đi vay và trả lãi. Trong khi đó, công ty vẫn còn để khách hàng nợ đọng nhiều. Điều đó ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn vốn của công ty. Đồng thời làm tăng chi phí sản xuất. Vì số vốn vay càng lớn thì lãi càng nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy đỏi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có những biện pháp giải quyết hợp lý. * Thứ tư: Về các khoản trích lập dự phòng: Trong những năm qua, Công ty thép Thanh Bình hoạt động khá ổn định và kinh doanh có lợi nhuận. Chính vì thế, công ty chưa chú trọng đến việc trích lập các khoản dự phòng. Nhưng thực tế, việc lập dự phòng là rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp – trong nền kinh tế thị trường - nó giúp cho Doanh nghiệp có bước chuẩn bị và phòng tránh trước những rủi ro có thể xảy ra. Mai ThÞ An 62 Líp kÕ to¸n A2
  63. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THÉP THANH BÌNH NÓI CHUNG VÀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH NÓI RIÊNG. 3.2.1 Sự cần thiết để hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải xác định hoạt động kinh doanh có lợi nhuận. Việc tối đa hoá lợi nhuận đi đôi với việc hạ giá thành bằng cách sử dụng tiết kiệm vật tư, tiền vốn và quản lý tốt các nguồn lực Để làm được điều đó, các doanh nghiệp nói chung và Công ty thép Thanh Bình HTC nói riêng phải làm tốt nhiều mặt đặc biệt là công tác hạch toán CPSX và tính giá thành SP phải kịp thời, đầy đủ, chính xác. Việc hạch toán CPSX sẽ giúp doanh nghiệp tính đúng, tính đủ CPSX tìm ra biện pháp hạ thấp chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Thông qua những thông tin về CPSX và tính giá thành SP do bộ phận kế toán cung cấp, những nhà quản lý doanh nghiệp có thể nhìn nhận đúng thực trạng của quá trình sản xuất trong từng thời kỳ cũng như kết qủa của toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, vốn để có các quyết định qủan lý cũng như trong công tác hạch toán chi phí, nhằm loại trừ ảnh hưởng của những nhân tố tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí một cách hợp lý. Ngoài ra, việc hạch toán CPSX của các DN sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Cho nên, việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó gắn liền với quyền lợi trực tiếp của doanh nghiệp, của Nhà nước và các bên liên quan. 3.2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thép Thanh Bình HTC Với nhận thức đó và qua thời gian nghiên cứu thực tế ở Công ty thép Thanh Bình HTC - trước thực trạng của công ty hiện nay em xin được mạnh dạn đề xuất Mai ThÞ An 63 Líp kÕ to¸n A2
  64. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp một số ý kiến nhằm hướng tới việc hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành SP như sau: * Giải pháp 1: Hoàn thiện luân chuyển chứng từ Nhằm khắc phục tình trạng luân chuyển chứng từ chậm trễ dẫn đến hậu qủa là công việc dồn ép vào cuối kỳ, dễ mắc phải những sai lầm, thiếu sót trong hạch toán, không cập nhật sổ sách đúng quy định thì công ty có thể áp dụng một số biện pháp như đưa ra những hình thức khiển trách và kỷ luật đối với các trường hợp không tuân thủ đúng. Ngoài ra, có thể yêu cầu cấp quản lý giám sát và đánh giá giảm một bậc “Đánh giá mức độ hoàn thành công việc” để giảm trừ lương. Đồng thời khuyến khích, động viên cán bộ công nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ bằng các hình thức khen thưởng phù hợp. * Giải pháp 2: Hoàn thiện phưong pháp quản lý và hạch toán chi phí - Về lượng phê liệu, hao hụt trong sản xuất Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất. Vì vậy việc tiết kiệm chi phí là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Tiết kiệm chi phí không có nghĩa là dùng nguyên liệu xấu mà theo quan điểm là hạn chế những hao hụt, phế liệu tạo ra trong quá trình sản xuất. Hiện nay công ty mới chỉ truy cưú trách nhiệm cá nhân đối với những sản phẩm hỏng hoặc những sản phẩm sai quy cách mà khách hàng trả lại. Riêng đối với lượng phế liệu, hao hụt tạo ra trong quá trình sản xuất, công ty có đưa ra tỷ lệ hao hụt cho phép là 0.03%, nhưng với lượng phế liệu thực tế phát sinh khá lớn thì công ty chưa chú trọng tìm hiểu nguyên nhân và chưa đưa ra biện pháp hữu hiệu để hạn chế thiệt hại. Theo tôi, việc tăng lượng phế liệu trong sản xuất là một yếu tố làm tăng chi phí sản xuất. Vì vậy, cần phải hạn chế tối đa lượng phế liệu tạo ra ở mỗi đơn hàng bằng cách gắn trách nhiệm đến từng cá nhân, bộ phận có liên quan. Đối với những đơn hàng thực tế tạo ra lượng phế liệu lớn hơn so với Phương án sản xuất mà cán bộ kinh doanh đã lập thì Phòng sản xuất phải có trách nhiệm về thiệt hại đó. Bởi vì, đặc điểm của quá trình sản xuất thép là được chia thành các công đoạn riêng Mai ThÞ An 64 Líp kÕ to¸n A2
  65. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp biệt và người quản lý sẽ biết được công đoạn nào bị sai hỏng và tạo ra phế liệu. Vì vậy, để tránh được những thiệt hại trên, công ty cần yêu cầu người quản lý giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất. Ngoài ra, có thể đưa ra những hình thức kỷ luật hoặc phạt tiền tương ứng với khoản thiệt hại gia tăng Đây chưa phải là giải pháp tốt nhất nhưng sẽ góp phần làm giảm thiệt hại cho công ty đồng thời giúp cho công nhân nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm việc. - Về chi phí nhân công: Để khuyến khích CNV Phòng sản xuất làm việc có hiệu quả cả trong giờ hành chính và giờ làm thêm thì công ty nên nghiên cứu và điều chỉnh cách tính lương thêm giờ một cách hợp lý hơn. Cần phải đảm bảo sự bù đắp sức lao động cho 1 giờ công làm thêm > 1 giờ làm hành chính thì mới khuyến khích sự chủ động và tích cực tham gia làm thêm giờ. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty nên trích một phần chi phí dể trả lương cơ bản cho những tháng có phát sinh làm thêm gìơ. Khi đó, ngoài cách tính lương như hiện nay của Phòng sản xuất, thì trên Bảng lương cơ bản, kế toán tiền lương cần lập thêm một cột “Lương thêm giờ” với cách tính như sau: Lương CB 1 giờ làm thêm =1.5x(Lương CB gìơ HC/số ngày l.việc trong tháng/8h) Lương CB thêm giờ của 1 CN = Lương CB 1 giờ làm thêm x Số giờ làm thêm. Khi đó, thu nhập của 1 giờ làm thêm của công nhân theo cách tính mới sẽ là: Lương 1 giờ công làm thêm = 1.5x ( Lương CB + lương khoán của 1 giờ công làm hành chính). Với việc tính toán lại cách trả lương thêm giờ thì định khoản của kế toán vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi số tiền thực trả cho CNV Phòng sản xuất. Tuy nhiên, khoản chi này đối với công ty không lớn nhưng đối với người lao động, nó đảm bảo sự công bằng và tăng thêm thu nhập nên sẽ là yếu tố thúc đẩy đội ngũ công nhân hăng hái tham gia làm thêm giờ. - Về tính hợp lý của khoản mục chi phí sản xuất chung : + Chi phí sản xuất chung thường bao gồm nhiều loại và rất dễ xảy ra tình trạng lãng phí, chi dùng sai mục đích Chính vì vậy công ty cần có các biện pháp Mai ThÞ An 65 Líp kÕ to¸n A2
  66. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp nhằm giảm bớt các khoản chi phí này như: Đối với chi phí mua sắm trang thiết bị, phụ tùng phục vụ cho hoạt động sản xuất, Trưởng phòng nên giao trách nhiệm cho một cá nhân phụ trách và khai thác thông tin thị trường về chất lượng, giá cả của các mặt hàng cần mua Sau đó, hãy lựa chọn một nhà cung cấp có đủ khả năng, có uy tín và có hóa đơn chứng từ hợp lệ, có báo giá cụ thể để giao dịch, hợp tác. Như vậy, chất lượng hàng mua được đảm bảo và việc kiểm soát chi phí của cán bộ quản lý sẽ dễ dàng hơn. + Đối với khoản Chi phí khấu hao TSCĐ: khoản chi phí này là rất lớn cần phân bổ một cách chính xác để tránh làm sai lệch kết quả thực chất của hoạt động sản xuất. Muốn vậy, công ty cần tiến hành phân bổ đúng chi phí thuê nhà xưởng cho hoạt động sản xuất theo tiêu chí thích hợp (có thể phân bổ theo diện tích sử dụng), đồng thời định kỳ cần tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản hiện có của công ty, tránh tình trạng khấu hao quá nhanh hoặc quá chậm đối với từng loại tài sản. Có như vậy, giá trị khấu hao tài sản mới được đánh giá đúng và việc tính giá thành sản phẩm mới mang tính chính xác cao. + Đối với Chi phí năng lượng (điện): Công ty nên lắp đặt thiết bị đo điện riêng cho Phòng sản xuất thay cho việc sử dụng công tơ chung như hiện nay. Như vậy, kế toán giá thành vừa có căn cứ chính xác để lấy số liệu, vừa không phải phụ thuộc vào số liệu phân bổ từ phòng Tổ chức nhân sự. * Giải pháp 3: Nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn: Doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất thì phải cần rất nhiều vốn. Một trong những biện pháp tối ưu là sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, nếu lạm dụng vốn vay quá nhiều thì lãi vay sẽ làm tăng CPSX dẫn đến lợi nhuận giảm. Để tránh tình trạng đó, công ty phải luôn giám sát và điều chỉnh, phát huy nguồn vốn nội sinh, tái đầu tư. Trong hoạt động kinh doanh, việc thanh toán chậm là rất phổ biến. Tuy nhiên, công ty phải thường xuyên kiểm tra khả năng thanh toán của khách hàng và phải có những chính sách thu hồi công nợ nhanh, hiệu quả mà vẫn tạo uy tín với khách hàng: như tăng tỷ lệ chiết khấu, giảm giá để khuyến khích rút ngắn Mai ThÞ An 66 Líp kÕ to¸n A2
  67. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp thời hạn thanh toán. Đồng thời, công ty có thể huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên trong công ty. * Giải pháp 4: Về việc trich lập các khoản dự phòng Công ty thép Thanh Bình HTC là một doanh nghiệp sản xuất thép có quy mô khá lớn, khối lượng sản xuất nhiều, liên tục nhưng giá nguyên liệu này thường xuyên có sự biến động, chi phí vật liệu lớn nên chỉ cần một sự tăng, giảm nhỏ về giá trị cũng làm ảnh hưởng đến giá thành và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vậy nên, công ty nên tiến hành trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu để bù đắp chi phí nguyên vật liệu giảm đột ngột, gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh trong kỳ. Đồng thời công ty nên trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi để trích trước vào chi phí sản xuất. Bởi vì, khách hàng hiện tại của công ty rất nhiều nhưng khả năng thanh toán là khác nhau. Công ty cần trích lập dự phòng để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. * Giải pháp 5: Nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính trong công tác kế toán: Trong điều kiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển với các phần mềm hữu ích và để tăng cường hơn nữa khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả tính năng của máy vi tính trong công tác kế toán công ty nên tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên kế toán cũng như đầu tư mua sắm chương trình kế toán mới nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của quản lý trong giai đoạn hiện nay. 3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHẤP - Công ty muốn đứng vững và tồn tại lâu dài thì trước hết hoạt động của công ty phải trên cơ sở tuân theo chính sách pháp luật và cạnh tranh lành mạnh, không lợi dụng kẽ hở pháp luật để thu lợi nhuận. - Việc hạch toán của công ty phải dựa trên các quy định ban hành của bộ tài chính về hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán và tuân theo các chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Đặc biệt, Công ty phải thường xuyên cập nhật Mai ThÞ An 67 Líp kÕ to¸n A2
  68. Tr­êng §HKTQD Hµ néi Chuyªn dÒ thùc tËp tèt nghiÖp các thông tin kế toán và các chuẩn mực kế toán mới để phản ánh kịp thời, đúng theo quy định. - Phải tính đúng, tính đủ CPSX và giá thành, tránh tình trạng “lãi giả lỗ thật”. - Đối với các khoản vay: phải trên quan điểm “tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm” nên tránh vay quá nhiều và biện pháp tốt nhất là tích luỹ nguồn vốn nội sinh, tái đầu tư phát triển. - Công ty cần chú trọng yếu tố con nguời, nhất là đội ngũ kế toán viên: tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân viên hiện có Đồng thời, Công ty nên có những chính sách đãi ngộ hợp lý, thu hút nhiều tài năng để góp phần giúp công ty vững bước đi lên. - Phải luôn cải tiến công nghệ, máy móc, thiết bị vào hoạt động vì năng lực của máy móc hiện đại sẽ gấp rất nhiều lần lao động thủ công. Vì vậy, để hoàn thành nhanh các công trình xây dựng thì nên kết hợp tối đa giữa máy móc và thủ công. - Đặc biệt, công ty nên ứng dụng phần mềm kế toán hiện đại hơn, nâng cấp và trang bị thêm máy tính cho các phòng ban nhằm tăng tốc độ xử lý thông tin, góp phần hoàn thiện hơn bộ máy kế toán của công ty. Mai ThÞ An 68 Líp kÕ to¸n A2