Đề tài Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Sông Đà 1

doc 59 trang nguyendu 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Sông Đà 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_hoan_thien_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pha.doc

Nội dung text: Đề tài Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Sông Đà 1

  1. 1 Lời nói đầu Sau những năm chuyển đổi nền kinh tế, với sự áp dụng cơ chế quản lý kinh tế mới thay cho cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thì hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta đã có sự phát triển vượt bậc. Đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước là nghành xây dựng cơ bản – một nghành mũi nhọn thu hút khối lượng vốn đầu tư của cả nước. Thành công của nghành xây dựng trong những năm qua đã tạo tiền đề không nhỏ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với đặc trưng của nghành xây dựng cơ bản là vốn đầu tư lớn, thời gian thi công dài qua nhiều khâu nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý vốn tốt, có hiệu quả, đồng thời khắc phục được tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề nói trên, công cụ hữu hiệu và đắc lực mà mỗi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng cần có là các thông tin phục vụ cho quản lý đặc biệt là các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hoá các mối quan hệ kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quản nguồn đầu tư. Xuất phát từ những vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Công ty Sông Đà 1 được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thanh Quý và phòng kế toán Công ty , em đã chọn đề tài “Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Sông Đà 1. Kết cấu chuyên đề gồm hai phần: Phần I: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Sông Đà 1. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  2. 2 Phần II: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sông Đà 1. Với những hạn chế về kiến thức và thời gian, nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như cán bộ và nhân viên trong phòng kế toán Công ty Sông Đà 1. Em xin chân thành cảm ơn ! Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  3. 3 Phần I: thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sông Đà 1 I. Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Sông Đà 1 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 1 Công ty Sông Đà 1 là một Doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà, có trụ sở chính tại 106 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội. Khi mới thành lập vào ngày 20/11/1990, Công ty có tên là chi nhánh xây dựng Sông Đà 1. Sau đó được nâng cấp thành Công ty Sông Đà 1 theo Quyết định số 130A/BXD – TCLĐ của Bộ Xây dựng ngày 26/03/1993 với tổng số vốn pháp định là 2.499 triệu đồng. Tuy mới được thành lập trong thời gian chưa dài song Công ty Sông Đà 1 đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện bộ máy tổ chức. Cho đến nay, Công ty đã có 04 xí nghiệp, 01 xưởng, 02 ban quản lý dự án và các đội xây dựng là các đơn vị trực thuộc Công ty. - Xí nghiệp Sông Đà 1.01; - Xí nghiệp Sông Đà 1.02; - Xí nghiệp Sông Đà 1.03; - Xí nghiệp Sông Đà 1.04; - Các đội xây dựng: Đội xây lắp điện; Đội xây dựng số 16; Xưởng gia công cơ khí. Trải qua mười năm xây dựng và phát triển, Công ty Sông Đà 1 đã xây dựng được cho mình một đội ngũ những kỹ sư, công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm, đầu tư, mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại, Để đảm bảo sự Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  4. 4 tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, Công ty đã tích cực, chủ động tham gia vào thị trường, không thụ động, ỷ lại cấp trên. Kết quả là Công ty đã tạo được uy tín lớn trên thị trường xây lắp. 2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất và qui trình của hoạt động sản xuất xây lắp Công ty Sông Đà 1 có các chức năng, nhiệm vụ sản xuất chính sau: - Xây dựng các đường dây và trạm biến áp đến 35 KV; - Xây dựng đường bộ; - Xây dựng kênh mương, kè cống và các trạm bươm; - Nhận thầu san lấp, nạo vét và thi công nền móng các công trình; - Đầu tư và phát triển kinh doanh nhà; - Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; - Xuất nhập khẩu trực tiếp máy móc và vật liệu xây dựng; - Thi công lắp đặt các hệ thống xây dựng; - Thiết kế thi công nội ngoại thất các công trình; - Xây dựng các công trình dân dụng. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty Sông Đà 1 có thể tóm tắt qua sơ đồ sau: Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  5. 5 Đấu thầu và Lập kế hoạch Tiến hành Mua sắm vật nhận thầu xây lắp công thi công liệu, thuê xây lắp trình xây lắp nhân công Giao nhận công trình, hạng mục công trình hoàn thành Duyệt, quyết toán công trình, hạng mục công trình Thanh lý hợp đồng bàn giao công trình Sơ đồ 01: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) 3. Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 1 3.1. Sơ đồ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của Công ty Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  6. 6 Ban Giám đốc Công ty Các công Phòng Phòng Phòng Phòng tổ Ban quản trình quản lý kinh tế tài chính chức lý các trọng kỹ thuật thị kế toán hành dự án điểm của trường chính xây dựng Công ty Xí Xí Xí Xí Xưởng Các đội nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp gia công xây dựng Sông Đà Sông Đà Sông Đà Sông Đà cơ khí trực 1.01 1.02 1.03 1.04 thuộc Công ty Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Sông Đà 1 (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) 3.2. Tổ chức bộ máy quản lý Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Sông Đà 1 thực hiện việc tổ chức quản lý theo một cấp. Giúp việc cho Giám đốc là ba Phó Giám đốc và các phòng ban chức năng Giám đốc Công ty: Do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị và trước pháp luật trong việc ra các quyết định và điều hành hoạt động Công ty Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  7. 7 Phó Giám đốc thi công: Chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động trong toàn Công ty, đồng thời tổ chức quản lý và điều hành vật tư cơ giới trong toàn Công ty, tổ chức về hành chính và bảo vệ nhân sự Phó Giám đốc kinh tế: Giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực kinh tế, tài chính kế toán , kế hoạch sản xuất kinh doanh đơn vị. Phó Giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc Công ty trong lĩnh vực kỹ thuật, điều hành việc giám sát chất lượng kỹ thuật công trình, hạng mục công trình. Các phòng ban chức năng gồm có: Phòng quản lý kỹ thuật: Là bộ phận chức năng của Công ty, tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình, công tác an toàn lao động và các hoạt động khoa học kỹ thuật. Phòng kinh tế thị trường: Giúp Giám đốc Công ty trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, điều hành và quản lý xe máy, vật tư thiết bị cơ giới của các đơn vị. Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế, tổ chức hạch toán kinh tế trong nội bộ Công ty theo chế độ chính sách và Pháp lệnh Kế toán thống kê của Nhà nước và những qui định cụ thể khác của Công ty, của Tổng Công ty về công tác quản lý kinh tế tài chính. Phòng tổ chức hành chính: Là sự hợp nhất của hai phòng: Tổ chức lao động và hành chính, tham gia giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác hành chính, bảo vệ theo đúng chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và Công ty 3.3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, trong đó sản xuất xây dựng là hoạt động sản xuất chính. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện một số hoạt động phụ hoặc phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất chính như: sản xuất vật liệu xây dựng, cung ứng vật tư, cấu kiện bê tông, sửa Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  8. 8 chữa xe máy, Tuy nhiên, ở Công ty, các khâu này không khép kín và không liên kết chặt chẽ vì các xí nghiệp ở xa nhau và xa địa điểm công trình xây dựng. Các đơn vị thành viên trong Công ty theo tư cách pháp lý được chia làm hai loại: Các đơn vị trực thuộc: Có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có tổ chức kế toán riêng là các xí nghiệp. Các đơn vị này có đặc điểm: qui mô khá lớn, kế hoạch sản xuất kinh doanh ổn định, làm ăn có lãi, có trụ sở ở nhiều địa phương trên cả nước, được cấp trên uỷ quyền giao dịch, quan hệ với các cơ quan Nhà nước cũng như các cơ quan nước ngoài. II. tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và sổ kế toán của công ty sông đà 1. 1. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán ở doanh nghiệp Để phù hợp với công tác hạch toán kế toán, bộ máy kế toán của Công ty hiện nay được tổ chức như sau: 1.1. Sơ đồ ` Kế toán trưởng Phó Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Các ban thanh tổng TSCĐ, tiền kế toán toán, tín hợp vật tư, lương, xí dụng công BHXH, nghiệp ngân cụ, BHYT hàng dụng cụ thủ quỹ Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  9. 9 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Kế toán trưởng: Điều hành chung toàn bộ công việc kế toán trong Công ty Phó Kế toán trưởng: Thay mặt Kế toán trưởng khi Kế toán trưởng vắng mặt và phụ trách công tác kế toán quản trị, phụ trách công tác kế toán khối văn phòng toàn Công ty. Kế toán thanh toán, tín dụng, tiền gửi ngân hàng: Phụ trách thanh toán, theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tạm ứng, hoàn ứng của cán bộ công nhân viên và các đơn vị trực thuộc. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ ghi sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian và định khoản kế toán của tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (các số liệu ghi sổ Nhật ký chung sau đó sẽ được tự động cập nhật sang Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết có liên quan). Cuối kỳ, kiểm tra đối chiếu số liệu với các kế toán phần hành, các đơn vị thành viên, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của từng công trình, khoá sổ kế toán cuối kỳ, lưu chứng từ kế toán và làm các báo cáo quyết toán. Kế toán tài sản cố định, vật tư, công cụ dụng cụ, thủ quỹ: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, công cụ dụng cụ, tăng, giảm, trích khấu hao tài sản cố định, quản lý tiền. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Chịu trách nhiệm tính và thanh toán lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trong Công ty, lập Bản tổng hợp tiền lương 2. Hệ thống sổ kế toán Hiện nay, Công ty đang áp dụng thống nhất hình thức sổ Nhật ký chung trong toàn Công ty. Công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính đã được cài đặt sẵn chương trình kế toán SongDa Accounting System . Ta có sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung như sau: Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  10. 10 Hoá đơn, chứng từ gốc Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Sổ chi tiết Sổ Cái TK111, 112, Sổ tổng hợp chi tiết 152, 153, Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 04: Sơ đồ tổ chức sổ kế toán (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) IIi. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Sông Đà 1 Trước khi đi vào thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty Sông Đà 1 chúng ta cần tìm hiểu qua đặc điểm chi phí sản xuất ở Công ty Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  11. 11 Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên chi phí sản xuất của Công ty cũng bao gồm 4 khoản mục phí đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Các công trình trước khi bắt đầu thi công đều phải lập dự toán cho từng khoản mục phí và đó là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành và hiệu quả hoạt động của Công ty Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm hoàn thành. Giá trị vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng phục vụ cho máy móc, phương tiện thi công. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm các khoản chi trả lương cho người lao động, không kể các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ tính trên quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Ngoài tiền lương trả cho người công nhân trực tiếp sản xuất trong biên chế doanh nghiệp, chi phí nhân công trực tiếp của Công ty còn bao gồm cả tiền công trả cho lao động thuê ngoài. Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công Là những khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công để hoàn thành sản phẩm của Công ty, các khoản chi phí này bao gồm: khấu hao máy thi công, tiền lương công nhân vận hành máy thi công (không kể các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên lương của công nhân vận hành máy thi công), chi phí nhiên liệu vận hành máy thi công, chi phí thuê máy thi công, nhưng việc theo dõi khoản chi phí máy thi công có thể thay đổi theo từng công trình. Với những công trình sử dụng máy thi công ít thì việc hạch toán tiền lương công nhân vận hành máy thi công và chi phí thuê ngoài máy thi công được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  12. 12 Chi phí sản xuất chung Là chi phí phục vụ cho sản xuất nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, khoản chi phí này bao gồm: lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp mang tính chất lương của đội quản lý, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên quỹ lương công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận hành máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế doanh nghiệp, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, các chi phí bằng tiền khác như bảo hiểm công trình, chi giao dịch, Sản phẩm Công ty sản xuất ra là các công trình xây dựng. Đối tượng được Công ty sử dụng để ký kết các hợp đồng thi công là công trình nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty được xác định theo công trình, hạng mục công trình. Các khoản chi phí trên đây (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung) được tập hợp theo từng đơn vị thi công và theo từng công trình, hạng mục công trình để tính giá thành. 1. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất 1.1. Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để tiến hành quá trình xây lắp, vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong các yếu tố chi phí đầu vào. Đối với Công ty, nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty. Vật liệu sử dụng khác nhau và được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Do các công trình thi công phân bố ở nhiều nơi, xa Công ty nên để tạo thuận lợi và đáp ứng tính kịp thời của việc cung ứng vật liệu, Công ty giao cho các đối tượng thi công tự tìm các nguồn cung cấp vật liệu bên ngoài dựa trên cơ sở định mức được đưa ra. Để tiến hành mua ngoài vật liệu, trên cơ sở định mức đã có, đội trưởng đội thi công tiến hành viết giấy đề nghị tạm ứng gửi lên Phòng kế toán tài Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  13. 13 chính, sau đó khi được xét duyệt và nhận tiền tạm ứng, chỉ huy công trình hoặc nhân viên quản lý chủ động mua ngoài vật liệu và chuyển tới công trình, thủ kho công trình tiến hành lập phiếu nhập kho. Sau đó căn cứ vào nhu cầu sử dụng, thủ kho lập phiếu xuất kho vật tư sử dụng cho thi công công trình, giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. Mặt khác, còn với việc các nguyên vật liệu mua về và được đem cho tới chân các công trình để sử dụng ngay sẽ được tiến hành lập phiếu nhập kho xuất thẳng. phiếu xuất kho Ngày 26 tháng 12 năm 2002 Số: Nợ TK 621 Có TK 152 Họ tên người nhận hàng: Hoàng Anh Địa chỉ (Bộ phận): Đội bê tông Lý do xuất: Phục vụ công trình SeaGames – SVĐTT Xuất tại kho: Công trình SeaGames ST Mã số Số lượng Đơn giá Tên vật tư ĐVT Thành tiền T Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Xi măng Hoàng Thạch MX32 Tấn 40 40 681.818 27 272.720 Cộng 27.272.720 Cộng thành tiền (Bằng chữ): Hai mươi bảy triệu hai trăm bảy mươi hai nghìn bảy trăm hai mươi đồng chẵn% Xuất ngày 31 tháng 12 năm 2002 Thủ trưởng Phụ trách bộ Phụ trách Người nhận Thủ kho đơn vị phận sử dụng cung tiêu hàng (Ký, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  14. 14 Cuối mỗi tháng, các phiếu xuất kho được kế toán đội tập hợp và lên bảng kê xuất kho vật tư. Bảng kê xuất kho vật tư phải được sự ký duyệt của đội trưởng, cán bộ kỹ thuật và kế toán đội Bảng kê xuất kho vật tư Tháng 12/2002 Công trình: SeaGames – SVĐ trung tâm Chứng từ Tên vật tư Tổng số CPNVLTT CPMTC CPSX chung SH NT NVL CCDC SGL600 20/12 Xăng, dầu 1 267.860 1.267.680 SGX13 31/12 Xi măng 27.272.720 27.272.720 SGC534 20/12 Vòng bi 150.000 SGC596 20/12 Xe cải tiến 1.089.000 Cộng 1.042.325.352 4.964.574 3.868.341 7.603.500 Đội trưởng Cán bộ kỹ thuật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 1.1: Bảng kê xuất kho vật tư (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Định kỳ, khoảng 5 - 7 ngày, kế toán đội tiến hành thanh toán chứng từ lên phòng kế toán Công ty. Các chứng từ gồm: Phiếu xuất kho, Bảng kê xuất kho vật tư hàng tháng vào cuối mỗi tháng, các chứng từ về thanh toán tạm ứng và các giấy tờ khác liên quan. Cuối quý, trên cơ sở các bảng kê xuất kho vật tư, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp vật liệu cho mỗi công trình. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  15. 15 Bảng tổng hợp vật liệu Quý IV/2002 – Công trình: SeaGames Mục đích Vật liệu trực Sử dụng máy Sản xuất chung Thời gian SD tiếp thi công NVL CCDC Tháng 10 824.526.666 2.516.104 3.437.120 2.360.486 Tháng 11 1.524.967.587 6.700.000 4.568.424 5.176.431 Tháng 12 1.042.325.352 4.964.574 3.868.341 7.603.500 Quý IV 3.391.819.605 14.180.678 11.873.885 15.140.417 Bảng 1.2: Bảng tổng hợp vật liệu (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Các bút toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên cơ sở Nhật ký chung được phản ánh qua sơ sau: TK111,112 TK141 TK152 TK621 TK152 Tạm ứng VL nhập kho Xuất sản xuất Vật liệu thừa TK1331 Thuế GTGT TK154 Mua vật liệu xuất thẳng cho sản xuất Kết chuyển Sơ đồ 03: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Mẫu sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và Sổ Cái TK 621 như sau: Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  16. 16 Bảng 1.3: Nhật ký chung Nhật ký chung Ngày Ngày TK đối Số Số CT Diễn giải Phát sinh Nợ Phát sinh Có CT GS ứng dư SGX10 24/12 24/12 Gạch đặt A1 621 15.000.000 (xuất kho) 152 15.000.000 SGX13 31/12 31/12 Xuất kho 621 27.272.720 xi măng 152 27.272.720 KC1 31/12 31/12 Kết chuyển 1.042.325.352 1.042.325.352 CP NVLTT Cộng (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Bảng 1.4: Sổ chi tiết - TK 621 sổ chi tiết - tk 621 Quý IV/2002 6210505 – Công trình SeaGames – SVĐ trung tâm Số dư đầu kỳ: Ngày Ngày TK đối Phát sinh Phát sinh Số Số CT Diễn giải CT GS ứng Nợ Có dư SGX10 24/12 31/12 XK gạch đặc A1 152 15.000.000 SGX13 31/12 31/12 XK xi măng 152 27.272.720 KC – 31/12 31/12 K\C CPNCLTT 154 1.403.219.475 1 tháng 12 Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  17. 17 Cộng phát sinh 3.391.819.605 3.391.819.605 Số dư cuối kỳ: Bảng 1.5: Sổ Cái TK 621 Sổ cái tk 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Quý IV/2002 Ngày Ngày TK Số Số CT Diễn giải Phát sinh Nợ Phát sinh Có CT GS ĐƯ dư SGX13 31/12 31/12 XK xi măng 152 27.272.720 KC – 31/12 31/12 K\C CPNVLTT 154 1.403.219.475 1 Cộng phát sinh 26.311.673.669 26311.673.669 (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) 1.2. Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Trong tổng chi phí sản xuất của Công ty, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn. Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp vì vậy cũng có ý nghĩa quan trọng. Hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí nhân công không những cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản lý, phản ánh nhu cầu thực sự về lao động tại mỗi công trình để có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp mà còn có tác dụng tâm lý đối với người lao động. Tại Công ty hiện nay đang áp dụng hai hình thức trả lương: hình thức trả lương của đội thi công là do kế toán đội thực hiệ có sự kiểm tra theo dõi của đội trưởng và Phòng tổ chức hành chính, Phòng Kế toán Công ty (khi thanh toán chứng từ). Đối với lao động trực tiếp trong biên chế Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  18. 18 Chứng từ ban đầu để hạch toán là các Hợp đồng làm khoán, Biên bản thanh lý hợp đồng, bảng chấm công cùng các chứng từ khác có liên quan. Hợp đồng làm khoán do chỉ huy công trình, kế toán công trình và tổ trưởng các tổ nhận khoán tiến hành lập khi giao khoán công việc. Trong hợp đồng làm khoán có ghi rõ ghi tiết về khối lượng công việc được giao, yêu cầu kỹ thuật và đơn giá khoán. Đơn giá khoán là đơn giá cùng từng phần việc. Hợp đồng làm khoán được lập thành hai (02) bản, một (01) bản giao cho bên giao khoán, một (01) bản giao cho bên nhận khoán để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình công việc. Cùng với Hợp đồng làm khoán là biên bản thanh lý hợp đồng. Trên cơ sở của Hợp đồng giao khoán, tổ trưởng các tổ tiến hành chấm công cho các tổ viên và có kế hoạch trả lương phù hợp. Hàng tháng, kế toán công trình lập bảng thanh toán lương cho từng tổ trên cơ sở bảng chia lương tại mỗi tổ. Bảng chia lương do tổ trưởng lập có sự ký duyệt của chỉ huy công trình. Tại quý IV năm 2002, công trình Seagames chủ yếu là thuê nhân công bên ngoài để tiến hành xây lắp, do đó hợp đồng làm khoán không lập trong thời gian này, vì thế việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Quý IV của công trình Seagames là không có.  Đối với lao động trực tiếp thuê ngoài Lao động trong biên chế của Công ty thường không nhiều mà nhu cầu sử dụng nhân công lại rất lớn nên Công ty phải thuê thêm lao động bên ngoài. Đối với lực lượng này, Công ty giao cho chỉ huy công trình quản lý, trả lương theo hình thức khoán gọn, mức khoán dựa trên cơ sở định mức của từng phần việc. Tổng số lương phải trả cho nhân viên thuê ngoài được hạch toán vào tài khoản 3388. Chứng từ ban đầu để hạch toán đối với lao động thuê ngoài là hợp đồng giao khoán nhân công, biên bản xác nhận khối lượng đã hoàn thành và Biên Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  19. 19 bản thanh lý hợp đồng giao khoán nhân công, Biên bản thanh lý hợp đồng để lập biên bản xác nhận khối lượng đã hoàn thành. Hợp đồng giao khoán nhân công (Số 01/ HĐGKNC) - Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế; - Căn cứ vào yêu cầu thực tế của công trường Hôm nay, ngày tháng năm tại công trường Seagames – SVĐ trung tâm. Chúng tôi gồm: 1. Đại diện cho đơn vị giao thầu (Bên A) - Ông : Hoàng Anh – Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật Công ty Sông Đà 1 2. Đại diện cho đơn vị nhận thầu (Bên B) - Ông: Nguyễn Hoàng Dũng- Chức vụ: Tổ trưởng Sau khi bàn bạc thoả thuận thống nhất ký Hợp đồng giao khoán nhân công này với các điều khoản sau: Điều 1: Khối lượng thanh toán Căn cứ vào khối lượng thực tế Điều 2: Đơn giá giao khoán Tại công trình Seagames – SVĐ trung tâm TT Nội dung ĐVT Đơn giá (đ) 1 Đổ dầm khung cột M3 100.000 2 Cốt thép bê tông dầm Tấn 200.000 Điều 3: Trách nhiệm của mỗi bên Bên B: Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  20. 20 Bên B có trách nhiệm thực hiện các công việc do kỹ thuật bên A yêu cầu. Đảm bảo bố trí nhân lực cùng thiết thiết bị phục vụ công tác thi công kịp thời để đáp ứng tiến độ thi công, đảm bảo các công tác kỹ thuật về các công việc trên. Bên A: Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B thi công. Cử cán bộ kỹ thuật giám sát và điều chỉnh khi có phát sinh Điều 4: Thể thức thanh toán Điều 5: Điều khoản chung biên bản xác nhận khối lượng đã hoàn thành (Theo hợp đồng số: 01/HĐGKNC) (Dùng để thanh toán lương) Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Công trình Seagames – SVĐ trung tâm Tổ: Bê tông Đơn vị Khối Đơn giá TT Công việc Thành tiền tính lượng nhân công 1 Đổ dầm khung cột M3 281 100.000 28.100.000 2 Cốt thép bê tông dầm Tấn 740,12 200.000 148.024.000 Cộng 176.124.000 Thanh toán đợt này: Người nhận thanh toán Kỹ thuật Phòng QLKT Bảng 2.1: Biên bản xác nhận khối lượng đã hoàn thành (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  21. 21 Trên cơ sở của hợp đồng giao khoán nhân công, tổ trưởng các tổ sẽ tiến hành chấm công cho các tổ viên và có kế hoạch trả lương phù hợp. Hàng tháng, kế toán công trình lập Bảng thanh toán lương cho từng tổ trên cơ sở Biên bản xác nhận khối đã thanh hoàn thành, hợp đồng giao khoán nhân công Bảng thanh toán tiền lương tháng 12/2002 Tổng quỹ lương được chi: Theo BB xác nhận khối lượng đã hoàn thành tháng 12/2002 theo HĐ số 01/ HĐGKNC T Họ tên Chức danh Ngày Hệ số Ngày Đơn giá Lượng thực Ký T công quy công công qui trả nhận đổi qui đổi đổi 1 Nguyễn Hoàng Dũng Tổ trưởng 22 1,20 26,40 38.160 1.007.424 2 Phạm Trí Hiếu CN 22 1,00 22,00 38.160 839.520 3 Nguyễn Văn Đông CN 22 1,00 22,00 38.160 938.520 Cộng 4.611 4.615,4 176.124.000 Bảng 2.2: Bảng thanh toán lương tháng 12/2002 Cuối tháng, khi kế toán đội thanh toán chứng trừ về tiền lương , kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho từng công trình. Bảng phân bổ tiền lương và bhxh Tháng 12/2002 T Đối tượng sử dụng Chi tiết ra công trình Tổng T Ghi Nợ TK Seagames-SVĐ TT A TK 622 1 Tiền lương CNTTSX trong biên chế 0 2 Tiền lương CNTTSX thuê ngoài 197.098.280 Cộng A 197.098.280 B TK 627 1 Tiền lương công nhân lái máy 0 2 Tiền lương NVQl trong biên chế 58.252.335 3 Tiền lương NVQL ngoài biên chế 0 Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  22. 22 4 19% BHXH trên lương trong lao 7.366.917 động biên chế Cộng B 65.619.252 Bảng 2.2: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Cuối quý, căn cứ vào các Bảng phân bổ lương và BHXH kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp lương công nhân trực tiếp thi công cho từng công trình. Tổng hợp lương công nhân trực tiếp thi công Số: Quý IV/2002 – Công trình Seagames – SVĐ trung tâm TL lao động Lao động trong biên chế TT Tên tổ Tổ trưởng thuê ngoài Tiền 6% khấu Còn lại 19% lương trừ được lĩnh vào CP 1 Bê tông Ng. Hoàng Dũng 368.669.250 Cộng 817.684.780 Căn cứ vào các chứng từ về lương và Bảng tổng hợp lương công nhân trực tiếp thi công, kế toán vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ chi tiết TK 622 và các tài khoản có liên quan. Các bút toán về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp trê sổ Nhật ký chung được phản ánh qua sơ đồ sau: TK11,112 TK141 TK334 TK622 TK154 Tạm ứng Thanh toán TL TL phải trả CN trong biên chế trong biên chế Kết chuyển TK3388 Thanh toán TL TL phải trả CN CN thuê ngoài thuê ngoài Thanh toán tiền lương công nhân thuê ngoài Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  23. 23 Sơ đồ 05: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) sổ chi tiết tài khoản Quý IV/2002 6220505 – Công trình Seagames – SVĐ trung tâm Số dư đầu kỳ: Ngày Ngày TK Phát sinh Phát sinh Số Số CT Diễn giải CT GS ĐƯ Nợ Nợ dư K40 31/12 31/12 CPNC thuê ngoài 3388 176.124.000 SGL629 31/12 31/12 Thuê bảo vệ 1111 8.689.280 KC-1 K\C CPNC trực tiếp 154 197.098.280 tháng 12 Tổng phát sinh : 817.684.780 817.684.780 Số dư cuối kỳ: Bảng 2.4: Sổ chi tiết tài khoản (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) sổ cái - tk 622 Quý IV/2002 Ngày Ngày TK Số Số CT Diễn giải Phát sinh Nợ Phát sinh Nợ CT GS ĐƯ dư K40 31/12 31/12 CPNC thuê ngoài 3388 176.124.000 KC-1 K\C CPNC TT 154 232.035.280 tháng 12 Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  24. 24 Cộng phát sinh 4.304.036.670 4.304.036.670 Bảng 2.5: Sổ cái TK 622 (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) 1.3. Tổ chức hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Trong sản xuất xây lắp, quy mô thi công thường lớn, cường độ thi công cao. Do vậy sức lao động của con người đôi khi không đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Xuất phát từ thực tế đó, việc sử dụng máy thi công trong hoạt động xây lắp là việc làm tất yếu và có ý nghĩa kinh tế cao. Vì vậy, chi phí sử dụng máy thi công là chi phí đặc thù trong lĩnh vực xây lắp Đối với Công ty Sông Đà 1, việc sử máy thi công có một vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho tiến độ và chất lượng thi công công trình. Toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công của Công ty bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí thuê ngoài máy thi công, và toàn bộ các chi phí trên được hạch toán trên TK 623. Nhưng có một số công trình do việc sử dụng máy thi công ít và việc thuê máy cũng không nhiều thì Công ty hạch toán chi phí nhân công vận hành máy thi công vào chi phí sản xuất chung (TK 6271 và TK 6278). Để tạo quyền chủ động trong việc thi công, Công ty giao tài sản, xe máy cho các đội quản lý. Việc điều hành xe máy và theo dõi sự hoạt động của nó được đặt dưới sự điêù khiển trực tiếp của đội và có sự giám sát của Công ty. Công tác tổ chức hạch toán chi phí sử dụng máy thi công diễn ra như sau: Đối với máy thi công của đội Hạch toán chi phí khấu hao máy thi công Máy thi công của đội được theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị tại Phòng kỹ thuật và kế toán. Phương pháp khấu hao sử dụng tại Công ty là phương pháp khấu hao đều. Hàng tháng, kế toán tài sản cố định tính và lập bảng kê khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công. Máy thi công phục Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  25. 25 vụ trực tiếp cho công trình đó. Đây là cơ sở để kế toán hạch toán chi phí khấu hao máy thi công Bảng kê khấu hao và trích trươc sửa chữa lớn máy thi công Tháng 12/2002 – Công trình Seagames – SVĐ trung tâm STT Tên máy Mức khấu hao Trích trước SCL Cộng 1 Máy toán đặc Nikon 4.498.000 4.498.000 2 Máy đầm Robin 1 15.714.286 15.714.286 Cộng 5.755.000 5.755.000 Bảng 3.1: Bảng kê khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu chạy máy thi công Việc hạch toán chi phí xăng, dầu chạy máy tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ để kế toán Công ty hạch toán chi phí nguyên vật liệu chạy máy thi công là Phiếu xuất kho, Bảng kê xuất kho vật tư, Bảng tổng hợp vật liệu và các chứng từ liên quan khác như: Hoá đơn GTGT, hoá đơn mua hàng, Hạch toán tiền lương công nhân điều khiển máy thi công Căn cứ vào tình hình sử dụng máy thi công, kế toán công trình lập Bảng chấm công cho công nhân điều khiển máy thi công. Sau đó căn cứ vào Bảng chấm công để lập Bảng thanh toán tiền tiền lương. Đây là cơ sở ban đầu để kế toán tính lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công Ngoài ra, còn một số chi phí khác phục vụ máy thi công như: chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí bảo hiểm máy thi công, chi phí khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động của máy. Quy mô phát sinh các khoản chi phí này Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  26. 26 thường nhỏ hoặc không phát sinh. Để hạch toán các khoản chi phí này, kế toán căn cứ vào các hoá đơn (GTGT), hoá đơn mua hàng, Hợp đồng thuê sửa chữa máy, Đối với máy thi công thuê ngoài Trong trường hợp Công ty không có loại máy phù hợp cho việc thi công, hơn nữa, đối với những loại máy này, chi phí đi thuê ít hơn so với chi phí khấu hao của máy thi công nếu Công ty mua máy để làm thì Công ty sẽ sử người đi thuê. Thông thường, phương thức thuê máy Công ty áp dụng là thuê cả máy và người lái máy cùng các loại vật tư cho máy chạy. Theo phương thức này, trong trường hợp hợp đồng thuê phải xác định rõ khối lượng công việc và tổng số tiền bên thuê phải trả cho bên cho thuê. Máy thi công thuê ngoài phục vụ cho công trình nào, kế toán hạch toán chi phí thuê máy thẳng vào công trình đó. Cơ sở pháp lý cho công tác hạch toán là Hợp đồng thuê máy, Biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy, Biên bản xác nhận khối lượng giao nhận và Biên bản nghiệm thu. Hợp đồng thuê máy có mẫu như sau: Hợp đồng thuê máy Hôm nay, ngày 30 tháng 12 năm 2002 - Đại diện bên A là : Ông Trần Đại Nghĩa Chức vụ: Đội trưởng - Địa chỉ: Công ty cơ giới và lắp máy - Đại diện bên B là: Vũ Hoàng Anh Chức vụ: Chỉ huy công trình Seagames – SVĐ TT - Địa chỉ: CT SD1 Hai bên thoả thuận ký hợp đồng với các điều khoản sau: Điều 1: Nội dung hợp đồng Bên A cho bên B thuê: 1 máy cẩu Bên B thuê để sử dụng cho thi công công trình – Seagames – SVĐ TT Điều 2: Giá cả, phương thức thanh toán 1. Đơn giá thuê: - Theo khối lượng công việc tính theo ca máy Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  27. 27 Với khối lượng công việc tính theo ca máy (giờ), quá trình hoạt động của máy sẽ được theo dõi qua Nhật trình hoạt động của máy. Nhật trình hoạt động của máy do người vận hành máy lập và được sự ký duyệt của chỉ huy công trình. Bảng tổng hợp chi phí thuê máy Tháng 12/2002 – Công trình Seagames – SVĐ trung tâm STT Loại máy Số ca hoạt động Đơn giá Thành tiền 1 Máy cẩu 2 262.000 524.000 Cộng 13.525.400 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp chi phí thuê máy (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Đối với công trình Seagames – SVĐ trung tâm, thì các khoản về tiền lương điều khiển máy thi công và chi phí thuê máy thi công sẽ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung trên hai tiểu khoản là 6271 và 6278 Đến cuối quý, căn cứ vào các Bảng kê khấu hao và trích trước sữa chữa lớn máy thi công, Bảng tổng hợp nguyên vật liệu phục vụ máy thi công từng công trình, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công theo từng công trình. tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công Quý IV/2002 – Công trình: Seagames – SVĐ trung tâm STT Loại chi phí Số tiền 1 Chi phí nguyên vật liệu chạy máy 6.920.678 2 Chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn MTC 29.217.000 3 Chi phí bằng tiền khác 7.260.000 Cộng 43.397.678 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  28. 28 (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Các bút toán hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trên sổ Nhật ký chung được phản ánh qua sơ đồ sau: TK111,112 TK141 TK152,153 TK623 TK154 Tạm ứng Nhập kho CP NVL, CCDC NVL, CCDC chạy máy TK133 VAT được khấu trừ Kết chuyển CP máy thuê ngoài, CP khác TK334 Thanh toán TL Lương công nhân CN lái máy lái máy TK214,335 CP khấu hao và trích trước SCL Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Về cơ bản việc hạch toán tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm cả khoản chi cho nhân công vận hành máy thi công và chi phí thuê ngoài máy. Song công ciệc này thường chỉ áp dụng đối với những công trình thi công só cử dụng đến nhiều máy thi công. Còn như công trình Seagames thì việc sử dụng máy là tương đối ít, do đó hai khoản này sẽ được hạch toán vào TK 627. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  29. 29 Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán tổng hợp vào Sổ nhật ký chung, Sổ Cái TK 623, Sổ chi tiết TK 623. Sổ chi tiết tài khoản 623 Tháng 12/2002 62380505 – Công trình Seagames – SVĐTT Số dư đầu kỳ: Ngày Ngày TK Phát sinh Phát sinh Số Số CT Diễn giải CT GS ĐƯ Nợ Có dư SG9 25/10 25/10 Xăng cho máy thi công 152 1.014.286 K67 31/12 31/12 Khấu hao, SCL MTC 6424 5.755.000 KC-3 31/12 31/12 K\C CP máy thi côngT12 154 11.021.574 Tổng phát sinh 43.397.678 43.397.678 Số dư cuối kỳ: Bảng 3.5: Sổ chi tiết tài khoản 623 (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) sổ cái tài khoản 623 Năm 2002 Số dư đầu kỳ: Ngày Ngày TK Số Số CT Diễn giải Phát sinh Nợ Phát sinh Có CT GS ĐƯ dư K67 31/12 31/12 Khấu hao, SCL MTC 6424 KC-3 31/12 31/12 K\C CP máy thi công 154 15.021.574 tháng12 Tổng phát sinh 2.068.417.406 2.068.417.406 Số dư cuối kỳ: Bảng 3.6: Sổ Cài tài khoản 623 Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  30. 30 (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) 1.4. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung Để tiến hành hoạt động sản xuất một cách thuận lợi và đạt hiệu quả, ngoài các yếu tố cơ bản về nguyên vật liệu, lao động trực tiếp sản xuất, thực tế đòi hỏi phải tiêu hao một số yếu tố chi phí khác như: chi phí nguyên liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý, chi phí tiếp khách, kiểm nghiệm, Những khoản chi phí này tuy không trực tiếp tham gia vào việc cầu thành thực thể xây lắp nhưng lại có một vai trò khác rất quan trọng là giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đều đặn. Đó là chi phí sản xuất chung. ở Công ty Sông Đà 1, khoản mục chi phí này gồm các yếu tố sau: - Chi phí nhân viên quản lý đội, chi phí nhân công vận hành máy thi công (6271); - Chi phí vật liệu, chi phí công cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài phản ánh trên tài khoản 6278 Các yếu tố trên được hạch toán như sau:  Chi phí nhân viên quản lý đội Bao gồm tiền lương ban quản lý đội, quản lý công trình; các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương công nhân trực tiếp thi công, công nhân điều khiển máy, nhân viên quản lý đội, công trình (thuộc biên chế Công ty), Chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương ban quản lý đội, quản lý công trình là các Bảng chấm công. Hình rhức trả lương là trả lương theo thời gian. Tiền lương theo thời gian phải trả cho bộ phận này được tính căn cứ vào số ngày công thực tế, đơn giá một ngày công, hệ số lương (khác nhau giữa các nhân viên phụ thuộc vào cấp bậc, thâm niên lao động) và được tính theo công thức: Tiền lương Số ngày công Đơn giá Hệ Phải trả = thực tế một ngày số Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  31. 31 trong tháng Trong tháng công lương Trên cơ sở Bảng chấm công cho bộ phận quản lý công trình, kế toán công trình lập bảng chấm thanh toán lương Bảng thanh toán lương Tháng 12/2002 Bộ phận: Quản lý – Công trình: Seagames – SVĐ trung tâm T Họ tên Cấp Số Đơn Hệ số Số tiền Ký T bậc công giá lương Biên chế Thuê ngoài nhận Cộng Bảng 4.1: Bảng thanh toán lương (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Đối với ban quản lý đội thì người lập Bảng chấm công là kế toán đội. Căn cứ vào Bảng chấm công, kế toán đội lập Bảng thanh toán lương cho ban quản lý đội. Mẫu Bảng chấm công và Bảng thanh toán lương tương tự đối với ban quản lý công trình. Do một đội có cùng một lúc thi công nhiều công trình nên lương của bộ phận quản lý đội phải được phân bổ cho các công trình dựa trên chi phí nhân công trực tiếp của mỗi công trình. Đến kỳ thanh toán chứng từ, căn cứ vào các Bảng thanh toán lương, kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH  Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Khoản chi phí này bao gồm chi phí nhiên liệu, công cụ dụng cụ dùng để bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình, các loại vật tư phục vụ cho việc quản lý công trình. Việc hạch toán loại nguyên vật liệu được tiến hành tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Còn đối với các loại công cụ, dụng cụ Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  32. 32 phục vụ cho thi công, sửa chữa máy móc thiết bị thì do Công ty quản lý, đội và công trình nào sử dụng trong khoảnng thời gian nào thì phân bổ chi phí cho đội và công trình đó. Cụ thể, trong tháng 12/2002, chi phí nguyên vật liệu trong khoản mục chi phí sản xuất chung là: 3.868.341; chi phí công cụ là: 7.603.500  Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Khoản mục chi phí này bao gồm các khoản chi trả tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê nhà, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lãi vay do Công ty phân bổ, chi phí tiếp khách, giao dịch, chi phí làm lán trại, chi thanh toán tiền tàu xe cho công nhân đi công tác, Chi phí phát sinh trực tiếp cho đội nào, công trình nào thì kế toán hạch toán cho từng đội, từng công trình đó, còn các khoản chi phí phát sinh thuộc nhiều đội nhiều công trình thì kế toán tiến hành phân bổ, tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp. Các chứng từ gốc để hạch toán là các hoá đơn (GTGT), Bảng kê khấu hao và trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định, Bảng tính lãi vay, vé tàu xe, Chẳng hạn việc hạch toán khấu hao tài sản cố định Công ty phân bổ cho công trình Seagames tháng 12/2002 là 790.000, kế toán Công ty hạch toán như sau: Nợ TK627 (6278 – Công trình Seagames – SVĐ trung tâm) Có TK642 (6424) Sau khi đã tập hợp đủ các loại chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho mỗi công trình vào cuối quý. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  33. 33 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Quý IV/2002 – Công trình Seagames – SVĐTT STT Loại chi phí Số tiền 1 Chi phí nhân viên quản lý 263.637.364 - Trong biên chế 243.607.948 - Thuê ngoài 0 - Trích 19% BHXH, BHYT, KPCĐ 20.029.416 2 Chi phí vật liệu 11.873.885 3 Chi phí công cụ dụng cụ 15.140.417 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 92.976.711 5 Chi phí bằng tiền khác 379.928.723 Cộng 763.557.100 Bảng 4.2: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Căn cứ vào các chứng từ đã có: Bảng phân bổ lương và BHXH, Bảng kê xuất kho vật tư, Hoá đơn, kế toán tiến hành vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ chi tiết tài khoản 627 và các tài khoản có liên quan. Các bút toán hạch toán chi phí sản xuất chung được phản ánh qua sơ đồ sau: Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  34. 34 TK111,112 TK141 TK152,153 TK627 TK154 Nhập kho VL phụ CCDC TK133 VAT được Tạm ứng khấu trừ Chi phí dịch vụ mua ngoài, Kết chuyển chi phí khác bằng tiền TK334,338 Thanh toán TL CPNV quản lý, BHXH vận hành MTC TK642 CP phân bổ cho đội, công trình Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) sổ chi tiết tài khoản Quí IV năm 2002 627 0505 – Công trình Seagames – SVĐ TT Số CT Ngày Ngày Diễn giải TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số CT GS ĐƯ dư K106 31/12 31/12 Lương NV QL 334 4.289.519 KC-48 31/12 31/12 K\CCPSXC 154 215.333.903 tháng12 Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  35. 35 Tổng phát sinh 499.919.736 499.919.736 Bảng 4.3: Sổ chi tiết tài khoản (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) sổ cái tk 627-chi phí sản xuất chung Năm 2002 Số dư đầu kỳ: Số CT Ngày Ngày Diễn giải TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số CT GS ĐƯ dư K106 31/12 31/12 Lương NV QL 334 4.289.519 KC-48 31/12 31/12 K\C CPSX C 154 251.635.929 Tổng phát sinh 5.124.152.386 5.124.152.386 Số dư cuối kỳ: Bảng 4.4: Sổ cái tài khoản 627 (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) 2. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp tiến hành tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý. Thành phần của giá thành gồm bốn (04) khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào bảng tổng hợp vật liệu, bảng tổng hợp lương nhân công trực tiếp thi công, Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công, Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp lập các bút toán kết chuyển các tài khoản chi phí 621, 622, 627, 623 vào bên Nợ tài khoản 154 chi tiết theo công trình và lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng công trình theo quý. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  36. 36 Cụ thể, chi phí sản xuất được tập hợp trong quý IV/2002 của công trình Seagames như sau: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Quý IV/2002 – Công trình: Seagames – SVĐ TT Khoản mục chi phí Số tiền Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.391.819.605. Chi phí nhân công trực tiếp 817.684.780 Chi phí sử dụng máy thi công 43.397.678 Chi phí sản xuất chung 763.557.100 Cộng 5.016.459.163 Bảng 5.1: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) 2.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang Cuối quý, cán bộ kỹ thuật, chỉ huy công trình và bên chủ đầu tư ra công trường để nghiệm thu phần hoàn của công trình và xác định phần dở dang cuối quý. Cán bộ kỹ thuật sau đó lập Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý và dở dang cuối quý theo dự toán từng khoản mục gửi về phòng kế toán. Căn cứ vào Bảng kiểm kê cùng với số liệu về tổng chi phí thực tế dở dang đầu quý, chi phí thực tế phát sinh trong quý, kế toán tính ra chi phí dở dang thực tế cuối quý theo nguyên tắc là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã qui định và được tính giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  37. 37 Bảng kê chi phí dở dang cuối quý IV/2002 Đội xây lắp 1 – Công trình: Seagames – SVĐ TT STT Khoản mục chi phí Giá trị 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 8.382.380.532 2 Chi phí nhân công trực tiếp 2.020.787.005 3 Chi phí sử dụng máy thi công 107.250.943 4 Chi phí sản xuất chung 1.887.018.445 Cộng 12.397.436.929 Bảng 5.2: Bảng kê chi phí dở dang thực tế cuối quý IV/2002 sổ chi tiết tài khoản Quý IV/2002 154 0505 – Công trình: Seagames – SVĐ TT Số dư đầu kỳ: 12.890.012.981 Số CT Ngày Ngày Diễn giải TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số CT GS ĐƯ dư KC-1 31/12 31/12 K\C CPNVLTT 621 1.403.219.475 KC-2 31/12 31/12 K\C CPNCTT 622 197.098.280 KC-3 31/12 31/12 K\C CPMTC 623 11.021.574 KC-48 31/12 31/12 K\C CPfSX C 627 215.333.903 Tổng phát sinh 5.138.324.163 5.630.900.215 Số dư cuối kỳ: 12.397.436.929 Bảng 5.3: Sổ chi tiết tài khoản 154 (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  38. 38 sổ cái tk154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số dư đầu kỳ: 18.617.686.266 Ngày Ngày TK Số Số CT Diễn giải Phát sinh Nợ Phát sinh Có CT GS ĐƯ dư KC-1 31/12 31/12 K\C CPNVLTT 621 1.403.219.475 KC-2 31/12 31/12 K\C CPNCTT 622 232.035.280 KC-3 31/12 31/12 K\C CPMTC 623 15.021.574 KC-48 31/12 31/12 K\C CPSX C 627 251.635.929 Tổng PS 39.240.880.453 44.041.917.308 Số dư cuối kỳ:23.418.723.101 Bảng 5.3: Sổ chi tiết tài khoản 154 (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) 3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Sông Đà 1 3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Cũng tương tự như các doanh nghiệp xây lắp khác, đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty Sông Đà 1 là từng công trình hoặc hạng mục công trình. Do đó, trên cơ sở các chi phí đã tập hợp được cho từng công trình hoặc hạng mục công trình, kế toán tổng hợp tiến hành tính giá thành cho đối tượng đó. 3.2. Kỳ tình giá thành Do sản phẩm xây lắp có đặc điểm là thời gian thi công kéo dài, nên ở Công ty Sông Đà 1 kỳ tính giá thành được xác định là cuối mỗi quý. Dựa vào các chứng từ về chi phí tập hợp được trong cả quý, cuối quý, kế toán tổng hợp tiến hành tính giá thành cho từng công trình hoặc hạng mục công trình. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  39. 39 3.3. Phương pháp tính giá thành Căn cứ vào đặc điểm chung của sản phẩm xây lắp và điều kiện cụ thể của mình, Công ty Sông Đà 1 lựa chọn phương pháp tính giá thành trực tiếp áp dụng cho các sản phẩm của mình. Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang xây lắp đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Do đó, dựa vào kết quả tập hợp chi phí và xác định chi phí dở dang cuối quý kế toán ghi vào bản báo cáo giá thành xây lắp cho từng công trình và cho toàn Công ty quý IV/2002. báo cáo giá thành xây lắp quý iv/2002 Công trình: Seagames – SVĐ trung tâm Đơn vị tính: đồng Tổng phát sinh Khoản mục chi phí Dở dang đầu kỳ Dở dang cuối kỳ Giá thành trong kỳ NVL trực tiếp 3.391.819.605 7.734.007.789 8.382.380.532 2.743.446.862 NC trực tiếp 817.684.780 2.578.002.596 2.020.787.005 1.374.900.371 Máy thi công 43.397.678 644.500.649 107.250.943 580.647.384 SX chung 763.557.100 1.933.501.947 1.887.018.445 810.040.598 Cộng chi phí B phụ 121.865.000 121.865.000 Tổng 5.138.324.163 12.890.012.981 12.397.436.929 5.630.900.215 Bảng 6.1: Báo cáo giá thành xây lắp quý IV/2002 (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  40. 40 báo cáo giá thành xây lắp quý iv/2002 công ty Sông Đà 1 Tổng phát sinh Cộng chi phí Giá thành thực Tên công trình Dở dang đầu kỳ Dở dang cuối kỳ trong kỳ phụ tế CT cầu B1-6 16.592.593 15.660.398 0 0 32.252.991 CT nhà A7-Hà 1.866.845.133 5.167.692 0 0 1.872.012.825 Tây CT Seagames 5.016.459.163 12.890.012.981 12.397.436.929 121.865.000 5.630.900.215 Tổng 22.807.748.392 47.696.409.390 47.168.907.046 1.732.361.106 25.340.611.842 Bảng 6.2: Báo cáo giá thành xây lắp quý IV/2002 (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) - Chi phí B phụ: Là khoản phải trả cho nhân công thuộc biên chế Công ty hoặc thuê ngoài nếu có sự phát sinh rất ít về khối lượng công trình cũng như về thời gian thực hiện, do đó kế toán phần hành chi phí và giá thành sẽ không đưa vào theo dõi trên chi phí nhân công trực tiếp mà đưa vào khoản chi phí phụ. Có thể phản ánh các bút toán về tổng hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty qua sơ đồ sau: TK621 TK154 TK632 TK911 Kết chuyển CP NVL trực tiếp TK622 Kết chuyển CP NC trực tiếp Giá thành SP Kết chuyển TK623 hoàn thành giá vốn K\C CP sử dụng máy thi công TK627 Kết chuyển CP SX chung Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  41. 41 Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (Nguồn: Công ty Sông Đà 1) IV. Phân tích tình hình thực hiện kế hạch giá thành tại Công ty Sông Đà 1 Qua thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sông Đà 1 ta thấy công tác hạch toán kế toán đã đảm bảo ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, tiến hành kiểm kê, đáng giá sản phẩm dở dang và tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ một cách hợp lý, chính xác. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu hơn về tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu giá thành của Công ty thì ta phải tiến hành phân tích thông qua chỉ tiêu giá thành, cơ cấu của giá thành thực tế so với kế hạch đối với từng khoản mục chi phí của từng năm ta có thể đánh giá được tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành công trình xây lắp. Qua đó, các nhà quản lý sẽ có những biện pháp tối ưu nhằn giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với mọi doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty Sông Đà 1 nói riêng, việc lập kế hoạch chi phí và giá thành công trình là không thể thiếu. Phương pháp phân tích giá thành thích hợp nhất đối với Công ty là phân tích giá thành theo khoản mục chi phí. Các khoản mục chi phí trong giá thành của sản phẩm xây lắp được lập kế hoạch hàng năm là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Chẳng hạn: - Tổng giá thành kế hạch của các công trình năm 2002 là: 79.248.355.880 - Tổng giá thành thực tế các công trình năm 2002 là: 78.852.114.101 Như vậy, giá thành thực tế so với kế hạch giảm đi là: Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  42. 42 Về số tuyệt đối: 39.6241.779 Về số tương đối: 0.5% Việc so sánh trực tiếp, giản đơn như trên chưa thể đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, để đánh giá chính xác hơn thực trạng hoạt động của Công ty qua việc giảm giá thành thực tế, ta sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí chỉ tiêu giá thành sản phẩm hoàn thành của toàn Công ty và cụ thể của công trình Seagames - SVĐ TT. Giá thành thực tế và giá thành kế hoạch của toán Công ty trong năm 2002 được phản ánh trên bảng phân tích giá thành sản phẩm hoàn thành toàn doanh nghiệp năm 2002. Bảng phân tích giá thành sản phẩm hoàn thành toàn doanh nghiệp Khoản mục Kế hoạch Thực tế Chênh lệch chi phí Số tiền % Số tiền % Số tiền % VL trực tiếp 58.485.286.639 73,8 57.956.303.864 73,5 -528.982.775 - 0,9 NC trực tiếp 10.381.534.620 13,1 10.250.774.833 13 -130.759.787 -1,3 Sử dụng MTC 3.724.672.726 4,7 3.784.901.477 4,8 60.228.751 1,6 SX chung 6.656.861.895 8,4 6.860.133.927 8,7 203.272.032 3 Giá thành 79.248.355.880 100 78.852.114.101 100 -396.241.779 -0.5% Qua bảng phân tích ta thấy, trong năm 2002 tổng giá thành thực tế đã giảm đi 396.241.779 đồng so với kế hoạch là giảm 0,5%, trong đó: - Chi phí NVLTT giảm so với kế hoạch là 528.982.775 ứng với 0,9% - Chi phí NCTT giảm so với kế hoạch là 130.759.787 ứng với 1,3% - Chi phí sử dụng MTC tăng so với kế hạch là 60.228.751 ứng với 1,6% - Chi phí sản xuất chung giảm so với kế hoạch là 203.272.032 ứng với 3% Như vậy có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm giảm giá thành là do giảm chi phí NVLTT và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí NVLTT giảm làm giá thành giảm: Báo cáo thực tập chuyên đề528.982.775 Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi 100 0,67% 79.248.355.880
  43. 43 Nguyên nhân làm chi phí nguyên vật liệu giảm là do doanh nghiệp đã tìm được nguồn hàng rẻ hơn so với dự tính ngoài những nguồn hàng cũ đã ký hợp đồng. Ngoài ra, chi phí nguyên vật liệu giảm còn do Công ty tăng cường quản lý nguyên vật liệu, làm giảm thất thoát, lãng phí và tái sử dụng phế liệu hỏng trong quá trình thi công. Chi phí nhân công trực tiếp giảm làm giá thành giảm: 103.759.787 100 0,16% 79.248.355.880 Nguyên nhân làm giảm chi phí nhân công trực tiếp có thể thấy đó là do chi phí sử dụng MTC tăng, có nghĩa là Công ty tăng cường sử dụng MTC thay thế cho sức lao động của con người. Bên cạnh hai khoản mục chi phí giảm làm cho giá thành giảm thì còn có các khoản mục chi phí tăng làm giá thành tăng, đó là chi phí sử dụng MTC và chi phí sản xuất chung. Chi phí sử dụng MTC tăng dẫn đến giá thành tăng là: 60.228.751 100 0,076% 79.248.355.880 Chi phí sản xuất chung tăng làm giá thành tăng là: 203.272.032 100 0,26% 79.248.355.880 Nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất chung chủ yếu là do các đội quản lý công cụ, dụng cụ chưa chặt chẽ dẫn đến mất mát trong quá trình thi công, chi phí tiếp khách tăng so với kế hoạch, Ngoài ra, cũng do Công ty chủ trương tăng cường trang bị thêm các đội vật dụng bảo hộ lao động. Để có những cơ sở rõ ràng hơn cho những đánh giá trên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, ta cần đi sâu phân tích từng khoản mục chi phí trong giá thành và từng công trình. Ta tiến hành phân tích cho công trình Seagames –SVĐTT qua bảng phân tích sau: Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  44. 44 Bảng phân tích giá thành công trình Năm 2002 Công trình Seagames –SVĐTT Khoản mục chi Kế hoạch Thực tế Chênh lệch phí Số tiền % Số tiền % Số tiền % NVL trực tiếp 2.743.446.862 49,8 2.743.446.862 49,8 0 NC trực tiếp 1.374.900.371 25 1.374.900.371 25 0 Sử dụng MTC 580.647.384 10,5 580.647.384 10,5 0 Sản xuất chung 810.040.598 14,7 810.040.598 14,7 0 Giá thành 5.509.035.215 100 5.509.035.215 100 0 0 Qua bảng phân tích trên cho thấy đối với công trình Seagames – SVĐTT, Công ty đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Tóm lại, hiện nay với trình độ quản lý khá tốt của Công ty, cộng thêm sự nhanh nhậy trong cơ chế thị trường, có biện pháp tổ chức, bố trí lao động hợp lý, nên Công ty đã tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, trong đó đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, thể hiện sự chịu khó tìm tòi nguồn hàng mới có giá bán thấp mà vẫn đảm bảo được chất lượng nguyên vật liệu, giảm chi phí vận chuyển, Ngoài ra, ở Công ty Sông Đà 1, các chi phí về thiệt hại trong xây lắp hầu như không có. Tuy nhiên, Công ty cần xem xét lại một số khoản mục làm tăng giá thành được trình bày ở trên, đặc biệt giảm những khoản chi phí không tham gia cấu thành nên giá thành chẳng hạn chi phí tiếp khách, hội họp, gây lãng phí làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  45. 45 Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Sông Đà 1 I. Sự cần thiết phải hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Để tồn tại lâu dài, doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp khẳng định mình trên thị trường. Trên cơ sở những nguồn lực có hạn, để nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tiết kiệm các yếu tố chi phí, doanh nghiệp phải tổ chức phối hợp các biện pháp khác một cách khoa học. Đó là biện pháp tối ưu trong vấn đề thực hiện hiệu quả. Chính vì vậy, trong suốt quá trình sản xuất, quản trị doanh nghiệp cần thu thập những thông tin về tình hình chi phí so với kết quả đạt được. Từ đó, đề ra các biện pháp không ngừng giảm bớt chi phí không cần thiết, khai thác tối đa mọi tiềm năng sẵn có về nguyên vật liệu, lao động, của doanh nghiệp. Những thông tin kinh tế đó không chỉ được xác định bằng phương pháp trực quan căn cứ vào sự tồn tại hình thái vật chất của nó, mà còn bằng phương pháp ghi chép, tính toán dựa trên sự phản ánh tình hình chi phí thực tế trên sổ sách. Xét trên góc độ này, hạch toán kế toán với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho quản lý, đã khẳng định vai trò không thể thiếu đối với quản trị doanh nghiệp. Trong phần hệ thống thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh toán bộ các yếu tố chi phí phát sinh trên các mặt quy mô và hiệu quả. Những số liệu kế toán này là cơ sở để doanh nghiệp ra các quyết định quản lý. Hạch toán chính xác chi phí sản xuất không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí mà còn phải theo đúng nơi phát Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  46. 46 sinh và đối tượng chịu chi phí. Tính đúng giá thành là tính toán chính xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng đúng phương pháp tính giá thành và giá thành phải được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất kế toán đã tập hợp một cách chính xác. Tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi chi phí đã bỏ ra cho sản xuất sản phẩm nhưng cũng phải loại bỏ những chi phí không liên quan, không cần thiết đến. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiệ kế hoạch giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh. Hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và phân hệ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản phẩm nói riêng nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho quản lý luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. II. Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Mục tiêu cần đạt được trong việc hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên có hiệu quả dựa trên những nguyên tắc sau: Thứ nhất: Nắm vững chức năng và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán nói chung cũng như tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Song song với việc phản ánh là sự giám đốc quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả. Do vậy cần hoàn thiện toàn bộ công tác kế toán từ chứng từ, tiền lương, sổ sách đến tổ chức bộ máy kế toán nhằm tăng cường mức độ chính xác và kịp thời thông tin về biến động tài sản, công nợ, đưa ra các giải pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Muốn vậy, các phòng ban giúp việc cho Giám đốc phải kết hợp chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện tốt chức năng của mình. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  47. 47 Thứ hai: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên đặc trưng của nghành kinh doanh xây dựng cơ bản. Thứ ba: Kết hợp giữa tính thống nhất và đa dạng về nội dung và phương pháp hạch toán. Nội dung phương pháp cần dựa trên Pháp lệnh Thống kê cũng như các chế độ về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính. Song cũng cần phải dựa trên những đặc điểm riêng của đơn vị mình mà có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Thứ tư: Kết hợp hài hoà, sáng tạo giữa máy móc thiết bị hiện đại với tiềm năng tri thức của con người. Chỉ có nnhư vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất cho công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Thứ năm: Bảo đảm nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh trên cơ sở thực hiện đúng các qui định về pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi khi hoàn thiện công tác kế toán, không những nhạy bén, trung thực, phù hợp với các quy luật của thị trường về kinh doanh mà còn phải tuân thủ đúng các chế độ và chính sách của Nhà nước. Khi có những vấn đề bất cập nảy sinh thì cần thiết phải có đề xuất kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. III. Đánh giá công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sông Đà 1 Công ty Sông Đà 1 là công ty mới thành lập từ đầu những năm 90 thế kỷ 20 nhưng đã vượt qua được những khó khăn ban đầu, khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm. Có được những thành tựu như vậy là nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của Công ty trên các mặt sau: Về tổ chức quản lý: Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý khoa học, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Với mô hình Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  48. 48 quản lý này, Công ty đã chủ động hơn trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín trên thị trường. Về tổ chức sản xuất Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty gọn nhẹ và năng động, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp cho Ban lãnh đạo Công ty quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, giám sát thi công và tổ chức kế toán được tiến hành khoa học thích hợp. Về bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ với những nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc, lại được bố trí hợp lý, phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người đã góp phần nâng cao hiệu quả của các thông tin phục vụ cho quản lý. Về hệ thống chứng từ kế toán Nhìn chung hệ thống chứng từ kế toán ban đầu của Công ty được tổ chức hợp pháp hợp lệ, đầy đủ. Ngoài hệ thống chứng từ theo qui định riêng của Bộ Tài chính, Công ty còn sử dụng một số chứng từ khác theo qui định riêng của Công ty cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Về hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Đây là hình thức tương đối đơn giản. Hơn nữa, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán được cài đặt sẵn trên máy tính nên thuận tiện trong sử dụng và phù hợp với những điều kiện về tổ chức sản xuất của Công ty. Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Mặc dù Công ty mới được thành lập, còn có nhiều khó khăn. Song công tác kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty đã đi vào nề nếp, phản ánh đúng thực trạng của Công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Công ty đã đặt ra góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty đạt hiệu quả cao. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  49. 49 Một điểm nổi bật của Công ty là hình thức khoán. Mặc dù một số phần việc đã khoán cho các tổ của Công ty nhưng vẫn có sự quản lý chặt chẽ của các phòng ban. Phòng kế hoạch và Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý, giám sát về tiến độ, khối lượng, chất lượng công trình. Phòng kế toán giám sát về mặt tài chính phối hợp với Phòng kế hoạch và Phòng kỹ thuật lập thủ tục thanh toán với bên A. Các đội trưởng đội thi công nhận khoán chịu ràng buộc trước Giám đốc, phải đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình thực hiện theo đúng dự toán tại Công ty. Công ty giao quyền chủ động cho đội trưởng đội thi công chịu trách nhiệm mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị cho việc thi công các công trình. Các hoá đơn, chứng từ phải có sự ký duyệt của các phòng ban có liên quan. Sự phối hợp như trên giữa các phòng ban Công ty với đội đã đảm bảo cho việc tính đầy đủ giá thành công trình, giải quyết mối quan hệ giữa Công ty với người lao động, chủ đầu tư, Hình thức khoán này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường quản trị của Công ty. Những ưu điểm trên là do kết quả lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty trong đó có một phần không nhỏ là sự cố gắng của Phòng Kế toán, đã thực hiện tốt vai trò hạch toán quản lý tài chính của mình. IV. Những tồn tại và phương hướng hoàn thiện trong công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sông Đà 1 Để thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thì phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán. Hơn nữa, cần phải xuất phát từ đặc trưng của các đơn vị sản xuất kinh doanh để có hướng hoàn thiện thích hợp. Đó là một quá trình từ chỗ nhận thức đi đến thay đổi thực tế rồi lại từ thực tế phát huy, bổ sung thêm cho nhận thức lý luận và song song với điều kiện phải đảm bảo nguyên tắc phục vụ yêu cầu quản lý. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  50. 50 Qua thời gian thực tập tại Công ty Sông Đà 1, được sự giúp đỡ của cán bộ và nhân viên trong Công ty, đặc biệt là tập thể nhân viên Phòng Kế toán của Công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác kế toán tại Công ty. Qua đó em xin có một số ý kiến về những tồn tại trong công tác kế toán tại Công ty cùng với những phương hướng hoàn thiện những tồn tại trên ở Công ty như sau: 1. Về việc luân chuyển chứng từ Hiện nay, mặc dù Công ty đã có qui định rõ về định kỳ luân chuyển chứng từ lên Phòng Kế toán Công ty nhưng vẫn xảy ra tình trạng chứng từ được chuyển nên rất chậm. Chứng tư thanh toán chậm dẫn đến khối lượng công tác hạch toán dồn vào cuối lỳ, nên việc hạch toán không được kịp thời, chính xác. Điều này không chỉ do nguyên nhân khách quan là các công trình thi công đôi khi phân bố ở những rất xa Công ty mà còn do cả nguyên nhân chủ quan từ phía đội thi công: họ không thực hiện đúng trách nhiệm luân chuyển từ của mình. Như vậy, theo em Công ty nên có biện pháp đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía kế toán đội, mà biện pháp tốt nhất là thực hiện về mặt tài chính. Xuất phát từ hình thức khoán của Công ty là Công ty tiến hành tạm ứng cho các đội để tự lo vật liệu, nhân công thêu ngoài, Cho nên, để khắc phục những chậm chễ trong việc luân chuyển chứng từ, Công ty cần thực hiện nghiêm túc quy định: đội phải thanh toán dứt điểm chứng từ lần này mới được tạm ứng lần tiếp theo và mức độ tạm ứng cho mỗi lần phải được sự xem xét cẩn thận của các phòng ban liên quan. Qui định trên sẽ buộc các đội phải thực hiện trách nhiệm luân chuyển chứng từ đúng thời hạn. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  51. 51 2. Về phương pháp tính giá thành Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm của sản phẩm xây lắp và yêu cầu của công tác quản lý nên Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành xây lắp hoàn thành, như vậy là hợp lý và khoa học. Song thực tế đặt ra cho thấy rằng, ngoài việc xây dựng mới các công trình, Công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các công trình. Các hợp đồng loại này thường có đặc điểm là thời gian thi công thường ngắn, giá trị khối lượng xây lắp không lớn, nên bên chủ đầu tư thường thanh toán cho Công ty khi đã hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng. Vì vây, theo em, với những loại hợp đồng như trên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành, Công ty nên sử dụng thêm phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng ngoài phương pháp tính giá thành trực tiếp truyền thống của Công ty. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép quản lý chi phí và giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng một cách chi tiết, chặt chẽ. Đồng thời, đây cũng là phương pháp tính toán đơn giản, nhanh chóng vì ngay khi hoàn thành hợp đồng có thể tính ngay được giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng mà không phải đợi đến hết kỳ hạch toán, đáp ứng kịp thời số liệu cần thiết cho công tác quản lý. 3. Về việc hạch toán và trích khấu hao tài sản cố định Hiện nay, các tài sản cố định sử dụng ở các đội phục vụ cho việc thi công công trình (không tính xe, máy thi công) và ở bộ phận văn phòng đội đều do kế toán Công ty quản lý và trích khấu hao. Đến kỳ trích khấu hao, kế toán Công ty hạch toán Nợ TK 642 (6424) Có TK 214 Cuối tháng, tính và phân bổ cho các công trình theo định khoản: Nợ TK 6278 Có TK 642 (6424) Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  52. 52 Cách hạch toán này là chưa hợp lý, Công ty nên giao cho các đội tự quản lý và trích khấu hao tài sản cố định mà mình đang sử dụng. Đến kỳ trích khấu hao, kế toán đội tính và phân bổ cho các công trình vào tài khoản 627 - 6274 - Chi tiết công trình Nợ TK 627 (6274) Có TK 214 4. Về việc hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài : Tại công ty, số lượng nhân công thuê ngoài là tương đối lớn, trong đó có thể cả nhân viên trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý. Nhưng việc hạch toán tiền lương cho nhân công thuê ngoài là chưa đúng với chế độ. Hiện nay, các khoản phải trả cho nhân công thuê ngoài của công ty được hạch toán trên tài khoản 3388 là chưa hợp lý,vậy theo em công ty nên đưa khoản chi phí nhân công thuê ngoài vào TK 334( 3342- chi tiết nhân viên thuê ngoài) như vậy vẫn thuận tiện cho việc theo dõi tiền lương phải trả cho công nhân trong biên chế của doanh nghiệp và nhân viên thuê ngoài. V. Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Trong các doanh gnhiệp sản xuất vật chất nói chung và doanh nghiệp thuộc nghành xây dựng cơ bản nói riêng, muốn tồn tại và phát triển phải luôn luôn quan tâm đến các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nó là căn cứ để phân tích, tìm các biện pháp hạ giá thành nhưng hạ giá thành phải trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản chi phí phát sinh. Xuất phát từ đặc điểm của Công ty, em xin đưa ra một số biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm như sau: Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  53. 53 1. Tiết kiệm nguyên vật liệu Trên cơ sở khối lượng công việc đặt ra, Công ty tiến hành giao việc mua sắm vật liệu cho các đội sản xuất. Đồng thời yêu cầu các đội sản xuất phải chấp hành nghiêm chỉnh qui định về định mức tiêu hao vật liệu, đơn giá vật liệu, đảm bảo chất lượng công trình. Địa bàn xây dựng của Công ty rất rộng, nên Công ty nên tìm kiếm, mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng để khi cần là có thể mua vật liệu để mua vật liệu ở nơi gần nơi thi công nhất, vận chuyển ngay đến chân công trình mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng vật liệu và chất lượng công trình. Nhờ vậy sẽ tránh được tình trạng tồn kho vật liệu quá nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, đồng thời giảm được chi phí vận chuyển. Giảm hao phí đến mức thấp nhất trong công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật tư, không để cho vật tư hao hụt, mất mát hoặc xuống cấp. Trong điều kiện có thể, Công ty nên sử dụng một cách hợp lý vật liệu thay thế do địa phương sản xuất. Cử cán bộ năng động, nhiệt tình trong công việc để tìm kiếm những nhà cung cấp lâu dài, cung cấp vật liệu đảm bảo chất lượng với giá rẻ hơn giá thị trường. Có chế độ khen thưởng cũng như xử phạt thích đáng với với cá nhân, tập thể sử dụng tiêt kiệm hay lãng phí vật liệu. 2. Tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động là giảm mức hao phí lao động cần thiết cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Để thực hiện được điều này, Công ty cần nghiên cứu, tổ chức quá trình thi công một cách khoa học. Các bước công việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, không để sản xuất bị ngắt quãng cũng như không được tăng cường độ quá mức gây mệt mỏi cho công nhân viên, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện lao động Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  54. 54 cần thiết như: công cụ dụng cụ, bảo hộ lao động, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời. Ngoài ra, Công ty nên thường xuyên ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, tuyển dụng và đào tạo các kỹ sư, công nhân lành nghề nhằm nâng cao năng xuất lao động, đồng thời cũng nên sử dụng các chính sách khen thưởng, đãi ngộ đê khuyến khích người lao động. 3. Tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công Có thể tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công bằng cách nâng cao công suất sử dụng máy, tiết kiệm nguyên vật liệu sử dụng cho chạy máy. Trong điều kiện có thể Công ty nên đầu tư mua sắm hoặc thuê các loại máy thi công ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vì mặc dù giá mua hoặc thuê hơi cao nhưng công suất sử dụng máy sẽ rất lớn, tiết liệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc. Đồng thời, với các loại máy thi công của Công ty đã quá lạc hậu thì nên thanh lý ngay để đầu tư máy móc mới tránh để ứ đọng vốn. Những biện pháp trên sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí. 4. Tiết kiệm chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất thường bao gồm nhiều loại và rất dễ xảy ra tình trạng lãng phí, chi dùng sai mục đích Chính vì vậy, Công ty cần có các qui chế cụ thể nhằm giảm bớt các khoản chi phí này như: các khoản chi đều phải có chứng từ xác minh, chỉ ký duyệt đối với các khoản chi hợp lý, hợp lệ, xử phạt thích đáng đối với các hành vi lạm chi, chi sai mục đích, Tuy nhiên, với các khoản chi hợp lý cấn phải giải quyết kịp thời đề đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Tóm lại, có thể thấy rằng để có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, Công ty phải sử dụng đồng thời rất nhiều biện pháp. Và để các chính sách của Công ty thực sự đem lại tác dụng thì Công ty cần Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  55. 55 thực hiện tốt các biện pháp sao khi biện pháp này được thực hiện thì có tác động tích cực tới thực thi các biện pháp khác. Được như vậy thì Công ty mới có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường. Đây là nguyên tắc chung cho tất cả các đơn vị kinh tế tham gia kinh doanh trên thị trường. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  56. 56 Kết luận Đối với nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, quyết liệt như hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là với một lượng đầu vào ít nhất, làm sao phải sản xuất ra một lượng đầu ra lớn nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đồng thời, để có thể tồn tại và không ngừng tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp cần phải có lợi nhuận. Muốn vậy, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp phải thấp hơn giá thành bình quân trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp xây lắp, hạ được giá thành là vấn đề sống còn nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của công trình vốn rất khắt khe. Để có được những thông tin cần thiết để ra các quyết định kinh tế phù hợp, chủ doanh nghiệp phải căn cứ vào công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất một cách chính xác, tính đúng và tính đủ giá thành sản phẩm không những góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ban quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác, đúng đắn về giá bán nhằm thu được lợi nhuận tối đa, mà còn góp vai trò quan trọng trong việc quản lý tình hình cấp phát và sử dụng vốn, một vấn đề có thể nói là rất lan giải đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta hiện nay. Xuất phát từ đó, em đã hoàn thành bản báo cáo chuyên đề của mình với nội dung “ Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Sông Đà 1” Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, kết hợp với những kiến thức lý luận đã tiếp thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học KTQD, em mạnh dãn trình bày một số ý kiến của mình với hy vọng góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty. Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  57. 57 Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thanh Quý cùng cán cán bộ và nhân viên Phòng Kế toán Công ty Sông Đà 1 đã giúp hoàn thành đề tài này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Khôi Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  58. 58 Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I: thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sông Đà 1 3 I. Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Sông Đà 1 3 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 1 3 2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất và qui trình của hoạt động sản xuất xây lắp 4 3. Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 1 5 3.1. Sơ đồ 5 3.2. Tổ chức bộ máy quản lý 6 3.3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 7 II. Tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và sổ kế toán của công ty sông đà 1. 8 1. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán ở doanh nghiệp 8 1.1. Sơ đồ 8 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 9 2. Hệ thống sổ kế toán 9 III. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Sông Đà 1 10 1. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất 12 1.1. Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12 1.2. Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 17 1.3. Tổ chức hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 24 1.4. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung 30 2. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 35 2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 35 2.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang 36 3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Sông Đà 1 38 3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 38 3.2. Kỳ tình giá thành 38 3.3. Phương pháp tính giá thành 39 IV. Phân tích tình hình thực hiện kế hạch giá thành tại Công ty Sông Đà 1 41 Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Sông Đà 1 45 I. Sự cần thiết phải hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 45 II. Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 46 III. Đánh giá công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sông Đà 1 47 IV. Những tồn tại và phương hướng hoàn thiện trong công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sông Đà 1 49 1. Về việc luân chuyển chứng từ 50 2. Về phương pháp tính giá thành 51 3. Về việc hạch toán và trích khấu hao tài sản cố định 51 V. Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm 52 1. Tiết kiệm nguyên vật liệu 53 Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi
  59. 59 2. Tăng năng suất lao động 53 3. Tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công 54 4. Tiết kiệm chi phí sản xuất chung 54 Kết luận 56 Mục lục 58 Báo cáo thực tập chuyên đề Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi