Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng công thương Hà Nam

doc 108 trang nguyendu 4140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng công thương Hà Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doanh_cua_ngan_hang.doc

Nội dung text: Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng công thương Hà Nam

  1. 1 Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của hệ thống Ngân hàng Công thương (NHCT) Việt Nam nói chung và chi nhánh NHCT Hà Nam nói riêng trong quá trình kinh doanh đã bộc lộ nhiều khó khăn thách thức trước yêu cầu cạnh tranh để hội nhập quốc tế và khu vực. Đối với chi nhánh NHCT Hà Nam tuy tốc độ tăng trưởng trong những năm qua đạt tỷ lệ khá cao nhưng chất lượng hiệu quả kinh doanh còn thấp. Ngoài những khó khăn chung của môi trường kinh tế- xã hội còn có nguyên nhân rất quan trọng nữa là việc quản trị điều hành ngân hàng, quản lý các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh còn nhiều vấn đề tồn tại yếu kém đang đặt ra cần phải nghiên cứu giải quyết nhằm để điều chỉnh chiến lược và đưa ra các giải pháp để đưa NHCT Hà Nam Phát triển - An toàn - Hiệu quả. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, tác giả chọn để tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận cơ bản về quản trị Ngân hàng Thương mại (NHTM) và thực tiễn hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Nam để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Nam nói riêng và NHCT Việt Nam nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng là các nghiệp vụ quản lý và kinh doanh cơ bản của NHTM nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam. - Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Nam trong giai đoạn 1999-2001. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
  2. 2 phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp phân tích thống kê để nghiên cứu. 5. Những đóng góp khoa học của luận văn. - Hệ thống và khái quát hoá các lý luận cơ bản về nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của NHTM trong cơ chế thị trường, quản lý tài sản, thu nhập và chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. - Phân tích, đánh giá rút ra những nhận xét, kết luận mang tính tổng kết thực tiễn về thực trạng hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam. Nêu rõ nguyên nhân và những vấn đề cần phải giải quyết. - Đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Hà Nam. 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại. Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hà Nam. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hà Nam.
  3. 3 Chương 1 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1. Hoạt động kinh doanh của NHTM. 1.1.1. Định nghĩa NHTM: Ngân hàng là một tổ chức nhận tiền gửi và cho vay tiền. ở Mỹ thuật ngữ các ngân hàng (Banks) bao gồm những hãng như NHTM, các Công ty tiết kiệm và cho vay, các Liên hiệp tín dụng. Luật tổ chức tín dụng ở Việt Nam chỉ ra thuật ngữ: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động các loại hình ngân hàng gồm: NHTM, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác. Do vậy, NHTM chỉ là một nhóm trong số các tổ chức tài chính trung gian, người ta gọi chung là “Các định chế tài chính” có chức năng giống nhau là dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Trong các định chế tài chính, NHTM là định chế có kỳ hạn quan trọng nhất, ở nhiều góc độ khác nhau người ta định nghĩa NHTM như sau: Các nhà kinh tế định nghĩa: NHTM là trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi, kể các loại tiền gửi mà dựa vào đó có thể dùng các tờ séc. “Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” năm 1990 của Việt Nam định nghĩa: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng, với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Luật các TCTD Việt Nam: NHTM là doanh nghiệp được thành lập theo
  4. 4 quy định của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Những định nghĩa này cho thấy một số chức năng cơ bản mà các NHTM đảm nhận, phân biệt tương đối với các chức năng của các trung gian tài chính khác. 1.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM. 1.1.2.1. Tạo lập nguồn vốn NHTM là tổ chức kinh doanh trên những lĩnh vực tiền tệ, cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác. Việc tạo lập vốn là nhân tố để đáp ứng hoạt động kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn của NHTM bao gồm: a. Vốn của ngân hàng: Vốn điều lệ: Là vốn ban đầu được hình thành khi thành lập doanh nghiệp; Nhà nước cấp nếu là NHTM Nhà nước (doanh nghiệp Nhà nước), hoặc là cổ đông đóng góp khi là NHTM cổ phần. Vốn điều lệ tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh và do luật định. Vốn bổ sung: Là bộ phận vốn tự có tăng thêm trong quá trình hoạt động, bằng cách trích từ lợi nhuận kinh doanh, các quỹ dự trữ, lãi không chia cho các cổ phiếu hay tăng mức đóng góp của các cổ đông. Vốn của bản thân ngân hàng chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, mở rộng màng lưới hoạt động, phát triển công nghệ và kỹ thuật ngân hàng, hùn vốn liên doanh liên kết Vốn tự có vừa làm đệm để chống đỡ rủi ro, vừa là căn cứ để duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. b. Huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngày càng cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Các NHTM tiến hành huy động vốn
  5. 5 bằng nhiều hình thức như: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán (tài khoản vãng lai), tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (tài khoản tiền gửi), tiết kiệm của dân cư, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu của ngân hàng. Phân theo kỳ hạn huy động vốn có thể chia vốn huy động làm 2 loại: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. - Tiền gửi không kỳ hạn. Đối với với các NHTM Việt Nam huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn có 2 hình thức chính: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân cư và tiền gửi trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế- xã hội và cá nhân. + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân cư: Là hình thức gửi tiền và rút tiền ra khỏi ngân hàng một cách thường xuyên, bất kỳ thời điểm nào. Mục đích của khách hàng không phải gửi tiền để hưởng lãi, mà chủ yếu là để đảm bảo thanh toán và an toàn tài sản. + Tiền gửi trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế- xã hội và cá nhân: Mục đích chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu thanh toán. Khách hàng mở tài khoản thanh toán tại các NHTM thông qua tài khoản để ghi “Có” các khoản thu nhập của họ hoặc sử dụng để ghi “Nợ” trả tiền hay rút tiền mặt theo yêu cầu bằng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như: Séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ thanh toán Hai hình thức tiền gửi trên, khách hàng được ngân hàng trả lãi trên số dư “Có” trên sổ tiết kiệm hay trên tài khoản. Đặc điểm của loại tiền gửi này là lãi suất thấp, không ổn định. - Tiền gửi có kỳ hạn. Bao gồm tiền gửi của cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội. Tiền gửi có kỳ hạn thông thường chỉ được rút ra theo kỳ hạn. Đối với tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng có thể gửi vào và rút ra theo yêu cầu. Song loại tài khoản này không được phát hành séc, cũng như sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác. Khi khách hàng muốn rút trước hạn trên tài khoản
  6. 6 tiền gửi có kỳ hạn, ngân hàng sẽ trích chuyển từ tài khoản có kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi thanh toán, và từ tài khoản này khách hàng mới rút tiền mặt hay chuyển khoản thanh toán khác. Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn là lãi suất cao (kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao). Khách hàng gửi tiền mục đích để lấy lãi, vì vậy tiền gửi có kỳ hạn có tính ổn định cao. - Phát hành giấy tờ có giá. Các NHTM phát hành kỳ phiếu và trái phiếu, đặc điểm là có kỳ hạn và lãi suất hay khoản lãi được hưởng khi đáo hạn thanh toán được ghi ngay trên bề mặt của kỳ phiếu hay trái phiếu. Hình thức huy động vốn này được thực hiện với mục đích sử dụng vốn rõ ràng, số lượng và thời gian phát hành nhất định. Hiện nay, tại NHCT Việt Nam tỷ lệ kỳ phiếu chiếm 12,4% tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn. Do hoạt động cạnh tranh và đảm bảo lợi ích cho khách hàng có tiền gửi, khách hàng rút vốn trước hạn đều được các NHTM Việt Nam trả lãi không kỳ hạn. - Vốn đi vay. Chủ yếu vay vốn của các NHTM là vay chiết khấu với Ngân hàng Trung ương, khi dòng tiền thanh toán vượt mức dự trữ thanh toán, như trong thanh toán bù trừ và thanh toán các khoản tiền gửi rút ra khỏi ngân hàng. Vay vốn các Ngân hàng nước ngoài và các NHTM cho vay lẫn nhau khi nhu cầu tài trợ vốn cho khách hàng đòi hỏi, trong khi chưa tạo lập được nguồn vốn bằng các hình thức khác. Cũng qua hình thức này ngân hàng có thêm khả năng thanh khoản mà không nhất thiết phải bán các tài sản khác, có thể làm thiệt hại cho ngân hàng vì có thể phải gia tăng chi phí. Đặc điểm của vốn vay là lãi suất cao nên các NHTM chỉ tham gia vay vốn khi thực sự cần thiết. - Vốn nhận uỷ thác đầu tư. Đây là nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức tài
  7. 7 chính trong nước và quốc tế, theo các chương trình và dự án có mục tiêu riêng. 1.1.2.2. Sử dụng vốn. Qua hoạt động huy động vốn hình thành nên nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn này tiến hành hoạt động tín dụng tạo ra lợi nhuận. Các NHTM thu lợi nhuận chủ yếu bằng hoạt động cho vay, đầu tư, chiết khấu chứng từ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ trung gian khác. - Hoạt động cho vay. Đó là việc ngân hàng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền vay với nguyên tắc có hoàn trả. Căn cứ vào thời gian có thể phân thành 2 hình thức cho vay: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, điều 10 về thời hạn cho vay có quy định “cho vay ngắn hạn tối đa đến 12 tháng, cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, cho vay dài hạn từ trên 60 tháng” + Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay bổ xung thiếu hụt về vốn lưu động cho khách hàng vay hoạt động sản xuất kinh doanh và vay vốn tiêu dùng. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn cho vay của các NHTM. NHCT Việt Nam có tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 1999 là 51,4%; năm 2000 là 54 % và năm 2001 là 57,05% + Cho vay trung và dài hạn: Được thực hiện đối với những dự án đầu tư cơ bản, dự án xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, mua sắm tài sản cố định, thay đổi và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp các đối tượng có chu kỳ sản xuất, kinh doanh dài ngày, để cho vay trung và dài hạn bắt buộc các NHTM phải có nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn dài hạn hiện nay đối với các NHTM Việt Nam rất thiếu cho nên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chưa tương xứng với nhu cầu đầu tư của các thành phần kinh tế. Định hướng của NHCT Việt Nam đến năm 2002 đưa tỷ trọng cho vay
  8. 8 trung và dài hạn chiếm 35% tổng dư nợ vay. - Đầu tư: Sau hoạt động cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng, thì đầu tư được xếp hàng thứ hai. Hoạt động đầu tư của các NHTM vừa làm đa dạng loại hình vốn sử dụng vừa mang lại thu nhập, đồng thời còn là khoản dự trữ thứ cấp với các chứng khoán ngắn hạn chất lượng cao. Đầu tư bao gồm các hoạt động chính như: + Mua các chứng khoán, trái phiếu Chính phủ: Các chứng khoán Chính phủ được các NHTM xem như không có rủi ro. Trong năm qua và hiện tại ở Việt Nam, trái phiếu kho bạc Nhà nước (trái phiếu ngắn hạn) qua các đợt phát hành hầu hết là do các NHTM mua thông qua phiên đấu giá do NHNN chủ trì. Hoạt động này đối với ngân hàng vừa mang lại thu nhập bằng lãi trái phiếu, vốn đầu tư có tính an toàn cao, có khả năng tạo ra các công cụ thanh toán cho các NHTM khi cần thiết. + Các chứng khoán khác: Bao gồm các công cụ vay nợ vì NHTM không được phép nắm giữ cổ phiếu. Trong hoạt động đầu tư ngân hàng quan tâm nhiều nhất đến chất lượng và kỳ hạn của các chứng khoán, bởi các chứng khoán có thể không có rủi ro, nhưng lại thay đổi đáng kể về giá cả khi lãi suất thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến lợi tức hoặc thiệt hại khi phải bán chứng khoán. Kỳ hạn đầu tư cho phép có thể tái đầu tư vào các chứng khoán khác phù hợp hơn. - Cho thuê tài chính. Là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê tài sản và TCTD với khách hàng thuê. Khi kết thúc kỳ hạn thuê, khách hàng mua lại hay tiếp tục thuê tài sản đó, theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê; trong thời hạn cho thuê các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. - Bảo lãnh ngân hàng. Là cam kết bằng văn bản của các TCTD với bên có quyền về việc thực
  9. 9 hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng, khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay. Thông qua dịch vụ bảo lãnh, Ngân hàng thu phí bảo lãnh trên số tiền khách hàng xin bảo lãnh theo kỳ hạn bảo lãnh. NHTM cho công ty liên doanh đầu tư vốn nước ngoài hoặc chi nhánh công ty nước ngoài đóng tại Việt Nam vay vốn, việc đảm bảo tiền vay được thực hiện bằng bảo lãnh của một Ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Cũng như NHCT bảo lãnh vay vốn nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các hình thức như: Thư tín dụng mua hàng trả chậm, ký bảo lãnh (Guarantee) trên các phiếu nhận nợ, phát hành thư bảo lãnh (Letter of Guarantee ), lập phiếu cam kết trả nợ (Promisory note). 1.1.2.3. Dịch vụ trung gian. Các dịch vụ trung gian được các NHTM rất coi trọng, bởi hoạt động có tính an toàn, lợi nhuận cao. Ngoài việc mang lại lợi nhuận trực tiếp qua thu phí dịch vụ trung gian còn góp phần tạo lập nguồn vốn, thông qua các hoạt động thanh toán ký gửi. - Trung gian thanh toán . Là việc Ngân hàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán. Thông qua các hoạt động này, tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện các khoản thanh toán với nhau, mà không phải mang theo một lượng tiền mặt bằng hai hình thức: - Thanh toán không dùng tiền mặt (Thanh toán chuyển khoản) đối với các khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng. Nghiệp vụ này được thực hiện từ các phương thức thanh toán do Ngân hàng cung cấp như: Séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán khách hàng sử dụng các phương thức thanh toán trên để trả tiền cho người thụ hưởng hay đòi tiền cung cấp hàng hoá hay dịch vụ thông qua Ngân hàng.
  10. 10 - Chuyển tiền thanh toán: Là việc khách hàng có thể trả một khoản tiền ở bất kỳ chi nhánh NHTM nào mà người nhận tiền có hay không có tài khoản tại Ngân hàng. Hiện nay, với công nghệ thanh toán rất phát triển, hoạt động trung gian thanh toán của Ngân hàng đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, tiêu dùng của xã hội. - Dịch vụ ngân quỹ. Điều 67 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có ghi “TCTD được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng”. ở các nước phát triển, dịch vụ ngân quỹ rất đa dạng và hiện đại như các hoạt động ký gửi, thuê kho két, thu hộ và chi hộ tiền mặt Đối với các NHTM Việt Nam hoạt động ngân quỹ chiếm một tỷ trọng lớn về lao động và chi phí bởi nhu cầu thanh toán và chuyển tiền thanh toán quan hệ tín dụng bằng tiền mặt rất lớn và không có hạn chế, trong khi đó dịch vụ ngân quỹ lại chưa thực sự phát triển, sự xâm nhập vào hoạt động kinh tế- xã hội còn rất khiêm tốn. - Dịch vụ cho các nhà xuất nhập khẩu. Hoạt động của các nhà xuất nhập khẩu gắn liền với các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng như: Nhận và xử lý chứng từ, ứng trước tiền, thanh toán và chuyển tiền quốc tế, tư vấn về mậu dịch, các quy định và quản lý ngoại hối. + Xử lý các chứng từ: NHTM giúp các khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu xử lý các bộ chứng từ hàng hoá. Các chứng từ buôn bán quốc tế rất quan trọng, chúng kiểm soát sự vận động của hàng hoá, phải được lập đúng lúc, đúng chỗ, đầy đủ và hợp lệ, chỉ một điểm nhỏ không rõ ràng trong chứng từ sẽ dẫn đến việc tranh chấp trong thanh toán. + Thư tín dụng: Người mở thư tín dụng thường là người nhập khẩu (người mua), người mua xin ngân hàng phục vụ mình (Ngân hàng phát hành
  11. 11 thư tín dụng) mở một khoản tín dụng cho bên xuất khẩu (người bán) theo các điều khoản của thư tín dụng, Ngân hàng phát hành cam kết rằng người bán sẽ được thanh toán cho hàng hoá của mình, với điều kiện người bán phải tuân thủ các điều khoản đã nêu trong hợp đồng được thể hiện bằng nội dung thư tín dụng. Thư tín dụng có lợi thế cho các nhà xuất khẩu vì hàng hoá chắc chắn được thanh toán bằng đảm bảo của Ngân hàng phát hành, đồng thời cũng đảm bảo lợi ích của người nhập khẩu. + Uỷ thác thu: Là quá trình đòi một khoản tiền ở ngoài thực hiện, hay người thu lệnh chi trả. Uỷ thác thu phụ thuộc vào chứng từ có thể dùng cho cả nhập khẩu, xuất khẩu và có thể dưới hình thức các hối phiếu thanh toán ngay hay có kỳ hạn. + Dịch vụ về ngoại hối: Thanh toán quốc tế đòi hỏi việc chuyển đổi loại tiền vay sang loại tiền khác là cần thiết và thường xuyên diễn ra. Các nhà nhập khẩu thường phải mua ngoại tệ cho các nhu cầu thanh toán hàng nhập và các nhà xuất khẩu có thu về ngoại tệ phải bán ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước. Để cung cấp các dịch vụ về ngoại hối, các NHTM phải dự trữ tiền gửi dưới các hình thức, tiền gửi của Ngân hàng nước ngoài , mua bán trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng , mua bán của cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội có thu ngoại tệ. Thông qua trung gian là các NHTM, các nhà xuất nhập khẩu còn hạn chế được rủi ro do tỷ giá gây ra, bằng các hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn với ngân hàng (Forward). 1.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý tài sản của NHTM. 1.1.3.1. Tài sản của NHTM. Để khái quát tài sản của NHTM một cách có hệ thống, chúng ta nghiên cứu bảng tổng kết tài sản của ngân hàng . Dưới đây là việc dẫn bảng tổng kết tài sản của một NHTM:
  12. 12 Biểu số 1.1: Bảng quyết toán tài sản của NHTM Khoản Mục 1. Tổng tài sản Có: Tiền mặt và tương đương tiền mặt Tiền gửi tại NHNN Tiền gửi tại các TCTD Cho vay Nợ khoanh và nợ chờ xử lý Đầu tư vào chứng khoán Góp vốn mua cổ phần Tài sản cố định Các khoản phải thu Tài sản có khác 2. Tổng tài sản Nợ và vốn: Tiền gửi của khách hàng Tiền gửi của các tổ chức tài chính Phát hành kỳ phiếu , trái phiếu Vay NHNN và các TCTD Các khoản phải trả Tài sản nợ khác 3. Tổng tài sản Nợ: Vốn điều lệ Các quỹ và vốn khác Lãi chưa phân phối 4. Tổng vốn a. Tài sản Nợ: Ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách (bán) những tài sản Nợ (nguồn), rồi vốn này có thể được dùng để mua những tài sản có mang lại thu nhập. Là một tổ chức trung gian tài chính NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn đến những người vay tiền có cơ hội đầu tư sinh lời. Việc khơi nguồn vốn thông qua các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. - Các khoản tiền gửi có thể phát hành séc: Các tổ chức kinh tế- xã hội, các tổ chức tín dụng khác, cá nhân mở tài khoản thanh toán tại NHTM . Thông qua tài khoản người sở hữu chúng có quyền phát hành séc cho người thực hiện thứ 3. Đây là loại tiền gửi được ngân hàng thanh toán theo yêu cầu khách hàng, nghĩa là chủ tài khoản chỉ cần viết ra và gửi đến ngân hàng nơi
  13. 13 mở tài khoản một lệnh thanh toán (Séc, uỷ nhiệm chi ) ngân hàng lập tức thanh toán theo yêu cầu và theo lệnh thanh toán đã nhận được. Tiền gửi trên tài khoản thanh toán là tài sản có đối với người gửi, ngược lại đối với ngân hàng là người có nghĩa vụ thanh toán số vốn đó theo yêu cầu của người gửi, nên số vốn đó với ngân hàng là tài sản nợ. Vốn tiền gửi loại này đối với hoạt động ngân hàng là loại vốn có chi phí thấp nhất và với những người gửi tiền, họ thường không quan tâm đến số lãi mà chỉ quan tâm đến tính lỏng có thể dùng trong quan hệ thanh toán, chi trả ở các nước kinh tế phát triển gửi loại này thường không được hưởng lãi. - Tiền gửi định kỳ và tiền gửi tiết kiệm: Đây là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng, nó có đặc tính là được hưởng lãi, loại tiền gửi này thường nhạy cảm với lãi suất các ngân hàng huy động như: Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, trái phiếu ngân hàng Có những chi nhánh NHTM nguồn vốn này chiếm trên 90% nguồn vốn huy động. - Các khoản tiền vay: Nguồn vốn này chiếm khoảng 10% tổng tài sản Nợ (NHCT Việt Nam). Trong quá trình hoạt động, các NHTM cũng như các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, không phải lúc nào cũng biến tạo cho mình có được nguồn vốn thoả mãn nhu cầu kinh doanh và thanh toán, mà thường diễn ra hiện trạng thừa vốn, thiếu vốn tạm thời. Quan hệ vay vốn giữa các TCTD với nhau và NHNN nhằm bình đẳng sự thiếu hụt và thừa vốn tạm thời trên. Ưu điểm của quan hệ này là giảm chi phí cho các NHTM do phải tìm kiếm nguồn vốn bổ xung. - Vốn của NHTM: Vốn tự có của Ngân hàng tức là tài sản thực của ngân hàng đó, nó được tạo ra bằng cách bán cổ phần (phát hành cổ phiếu mới), lợi tức giữ lại. Vốn tự có là thành phần quan trọng trong tổng tài sản Nợ của ngân hàng, lãi được coi như phần đệm an toàn để chống đỡ rủi ro trong kinh doanh.
  14. 14 - Tài sản Nợ khác: Các khoản kết dư về thanh toán giữa các ngân hàng, chủ yếu là kết dư thanh toán chưa chuyển tiền giữa các chi nhánh trong hệ thống NHTM, tài sản tạm giữ chờ xử lý, nguồn ký quỹ trong quan hệ thanh toán, thuế chưa nộp, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước chưa nộp. b. Tài sản Có. Tài sản Có của NHTM là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng đó. Trong đó có những tài sản có đưa lại thu nhập tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. - Các khoản tiền dự trữ: + Tiền mặt tại ngân hàng : Là khoản dự trữ quá mức có tính lỏng nhất hay là tỉ lệ an toàn thanh toán, được sử dụng chi trả cho các đồng tiền rút ra khỏi ngân hàng, các khoản thanh toán khác. + Dự trữ bắt buộc : Là khoản dự trữ theo luật định, theo quy định của các NHTM đều phải giữ lại và gửi các cơ quan dự trữ ( Mỹ có quỹ dự trữ liên bang FED, Việt Nam, các NHTM gửi tiền dự trữ bắt buộc vào NHNN). Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được xác định trên tổng nguồn vốn huy động và theo kỳ hạn của từng loại tiền gửi. Hiện nay, NHNN Việt Nam quy định 3% cho các loại nguồn vốn huy động có thời hạn dưới 12 tháng + Tiền gửi ngân hàng khác. Trong quá trình hoạt động, các NHTM, NHNN có quan hệ thanh toán với nhau, thanh toán bù trừ qua NHNN. Xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm giảm chi phí, giảm thời gian trong quan hệ thanh toán, các chi nhánh của các NHTM mở tài khoản thanh toán với nhau. - Tiền cho vay. Khoản thu chủ yếu của ngân hàng là từ tiền cho vay (Trên 50% thu nhập của ngân hàng). Tiền cho vay chiếm 53,84 % tổng tài sản Có (NHCT Việt Nam)
  15. 15 Tiền cho vay là khoản nợ của các doanh nghiệp, cá nhân nhưng là tài sản có của ngân hàng, vì nó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Tiền cho vay có tính kém lỏng, rủi ro cao, bởi nó khó chuyển thành tiền mặt trước khi mãn hạn. - Những tài sản Có khác: Như trụ sở, trang thiết bị, phương tiện do các ngân hàng sở hữu. 1.1.3.2. Mục tiêu quản lý tài sản của NHTM. - Lợi nhuận: Mục tiêu lớn nhất của hoạt động kinh doanh ngân hàng là lợi nhuận. NHTM với tư cách là những tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận vậy có thể cho rằng lợi nhuận là mục tiêu của quản lý tài sản sử dụng trong hoạt động kinh doanh. - Phát triển nền kinh tế: Ngân hàng nói chung là một ngành kinh tế quan trọng có tác động rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế mỗi nước, vậy xác định mục tiêu là cơ sở xây dựng mô hình quản lý, điều hành hoạt động của chúng . Việc phân tích các quan hệ, triển khai hoạt động, kiểm tra sự hoạt động của các nhân tố trong mô hình đều hướng tới mục tiêu xác định và để đạt mục tiêu phải tuân theo những nguyên tắc nhất định; đó là nguyên tắc quản lý, trên nguyên tắc này xây dựng, lựa chọn phương pháp quản lý. - Mở rộng uy tín trong nước và trên trường quốc tế: Hoạt động ngân hàng là một loại hình hoạt động phức tạp, có tính nhạy cảm cao đối với mọi hoạt động kinh tế- xã hội nói chung, mặt khác có tính dây chuyền vì hoạt động ngân hàng trên nền tảng là lòng tin. Nếu một chi nhánh của NHTM mất khả năng thanh toán, sự an toàn bị đe doạ dẫn đến mất lòng tin đối với khách hàng, lập tức các dòng tiền được rút ra khỏi ngân hàng, tạo nguy cơ mất khả năng thanh toán cao chi phí (Thất bại) lớn cho ngân hàng vay, lan truyền trong hệ thống (sự đổ vỡ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam cuối những năm 80 thế kỷ XX). Gây mất uy tín của ngân hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng tới khả năng phát triển cũng như lợi nhuận của ngân hàng.
  16. 16 Những biến động trong quá trình hoạt động, làm cho các mục tiêu đạt được trên thực tế không như chu trình.( Gọi chung là rủi ro); Rủi ro cơ chế, lãi suất, tín dụng, thanh toán làm thay đổi vị thế của Ngân hàng, tính an toàn hệ thống không được đảm bảo. Để đạt mục tiêu lợi nhuận các NHTM phải đảm bảo khả năng thanh toán, quản lý rủi ro, có được những tài sản Có với mức rủi ro chấp nhận. Dành được những nguồn vốn có chi phí thấp là các mục tiêu cơ bản của mục tiêu quản lý tài sản của Ngân hàng. 1.1.3.3. Nguyên tắc quản lý tài sản của NHTM. - Tuân thủ pháp luật. NHTM là một doanh nghiệp được thành lập theo luật định. Hệ thống pháp luật chi phối phạm vi, đối tượng hoạt động của ngân hàng. Tuân thủ pháp luật là nguyên tắc quản lý tài sản của ngân hàng bởi: + Các quan hệ về sở hữu được xác lập trên cơ sở quy định của pháp luật. + Hệ thống pháp luật tiên tiến và đồng bộ là môi trường pháp lý chủ yếu, ảnh hưởng đến hoạt động thu lợi nhuận của ngân hàng. Luật pháp cung cấp cho các nhà quản lý những tiêu chuẩn pháp lý. Tiêu chuẩn pháp lý là chỗ dựa chắc chắn cho các nhà quản lý, khi ra những quy định quản lý và điều hành hoạt động doanh nghiệp. Tiêu chuẩn pháp lý có tính cưỡng chế. + Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với chức năng đặc biệt của mình (tạo và huỷ tiền), hoạt động của các NHTM làm ảnh hưởng chính đến lượng cung tiền trong lưu thông, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước. Về quản lý vĩ mô hoạt động của các NHTM luôn bị giới hạn bởi Ngân hàng Trung ương và các cơ quan Chính phủ khác. Việc tuân thủ pháp luật đối với các NHTM là làm cho chức năng và hoạt động của mình luôn thích ứng một cách hợp lý với môi trường pháp luật. Vấn đề đặt ra đối với các NHTM là: + Tuân thủ pháp luật: Làm cho hoạt động của ngân hàng thường bị trói
  17. 17 buộc trong phạm vi quy định, có thể cơ hội thu lợi nhuận giảm (nếu hệ thống pháp lý thiếu đồng bộ, quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp không được cho phép đầy đủ, nhất là những doanh nghiệp Nhà nước), tuy vậy lại có tính phát triển an toàn, ổn định cao. + Khó khăn khi tuân thủ pháp luật là tính trễ của luật pháp so với thực tại hoạt động kinh tế- xã hội, trong chừng mực nào đó làm qua đi cơ hội kinh doanh. + Mâu thuẫn giữa quản lý nhà nước với mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, mâu thuẫn này chưa được xử lý thoả đáng bằng các điều khoản luật pháp. - Đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM bằng quản lý các dự trữ và quản lý khả năng thanh khoản của tài sản. Hoạt động của các NHTM về cơ bản là sự vận động các dòng tiền liên tục thu nhận vào ngân hàng và chi trả các dòng tiền rút ra. Việc quản lý các nguồn dự trữ để đảm bảo cho thanh toán là yêu cầu đầu tiên, đó là việc các ngân hàng duy trì các nguồn tiền mặt, kể cả nguồn dự trữ pháp định và các tài sản có tính lỏng khác sao cho thoả mãn nhu cầu thanh khoản. Ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán coi đó như một nguyên tắc quản lý tài sản đó là: Ngân hàng được phép nhận tiền gửi và sử dụng nguồn tiền gửi để cấp tín dụng. Luật pháp bảo hộ quyền lợi cho những nguồn tiền gửi tại ngân hàng vì các lợi ích xã hội, khi các dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng quá lớn, dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán tại thời điểm đó, theo luật định ngân hàng sẽ áp dụng các chế tài hành chính Hoạt động kinh doanh ngân hàng bị định trệ, bởi tập trung của các hoạt động khi đó là việc quản lý tài sản của ngân hàng để duy trì khả năng thanh toán. Sự mất khả năng thanh toán ở một chi nhánh ngân hàng có thể dẫn đến sự phá sản không chỉ ở chi nhánh đó mà nó có tính lan truyền ảnh hưởng đến
  18. 18 các ngân hàng khác thậm chí cả hệ thống ngân hàng. Các hình thức chủ yếu duy trì khả năng thanh toán: + Tiền mặt tại quỹ: Là khối lượng tiền mặt ngân hàng giữ tại két của mình, thường là khối lượng tiền được duy trì theo định mức cho từng chi nhánh. Tỷ lệ định mức phụ thuộc vào quan hệ, thói quen giao dịch trên khu vực, ở các khu vực kinh tế phát triển, khối lượng thanh toán lớn, quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn. + Quỹ dự trữ bắt buộc do NHNN quy định trên tổng nguồn vốn huy động (theo kỳ hạn tiền gửi), số tiền này buộc các NHTM gửi tại NHNN, đây thực chất là khoản tiền dự trữ đảm bảo chi trả cho các dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng, bởi lẽ nguồn vốn giảm, tỷ lệ dự trữ giảm và ngược lại. + Các tài sản có tính thanh khoản cao như: Trái phiếu kho bạc, chứng khoán Chính phủ, các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, nguồn tiền gửi ở các ngân hàng khác Đối với các khoản cho vay do không có thị trường bán lại, chỉ có cách duy nhất chuyển thành tiền là thu nợ đến hạn. - Quản lý rủi ro và đa dạng hoá tài sản Có. Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro (rủi ro kép). Rủi ro của bản thân ngân hàng và rủi ro hoạt động kinh doanh của khách hàng. Rủi ro tồn tại khách quan trong hoạt động kinh doanh, rủi ro trong hoạt động ngân hàng là việc làm thay đổi các chỉ tiêu của ngân hàng, dẫn đến ngân hàng không đạt được mục tiêu trong quá trình hoạt động. Rủi ro đơn thuần là do khả năng hạn chế của ngân hàng trong việc lường đoán trước những biến động kinh tế- xã hội, môi trường pháp lý. Việc quản lý rủi ro gắn với hoạt động ngân hàng trên các tiêu thức: + Quản lý con người : Sự suy thịnh của một doanh nghiệp, một phần cơ bản do con người tạo nên, một đội ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt là nhân tố tạo ra khả năng cạnh tranh mạnh trong kinh tế thị trường.
  19. 19 + Môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, không ổn định làm cho ngân hàng gia tăng cho phí hoạt động trong việc chỉnh sửa, thay đổi các hoạt động về mặt pháp lý nhằm thực hiện tuân thủ pháp luật. + Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng tác động ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực tài chính, thu nhập của ngân hàng (vì lãi suất là giá cả của hàng hoá, dịch vụ ngân hàng), rủi ro tín dụng làm cho ngân hàng tốn kém chi phí bù đắp. Để hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí, tránh tổn thất cho ngân hàng, các NHTM áp dụng sự đa dạng hoá hoạt động, chính là đa dạng hoá các tài sản theo nguyên tắc “Không bỏ tất cả trứng vào một rổ”. Thay vì tập trung vào một hay một số hoạt động chuyên môn hoá, tập trung vốn vào một số ít lĩnh vực kinh doanh ngân hàng mở rộng các hoạt động, để đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh, với tập hợp các chuyên môn khác nhau. - Lấy thu bù chi và có lãi, hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Lấy thu bù chi là nguyên tắc không thể thay thế trong hoạt động kinh doanh, có thu mới có chi. Chi phí phải tạo ra các nguồn thu mới, thu lớn hơn chi đảm bảo mức lợi nhuận mong đợi. Tổng thu - Tổng chi = Lợi nhuận Đây là nguyên tắc xuyên suốt quá trình thực hiện các chức năng quản lý từ hoạch định mô hình đến tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá. Vị thế tài chính và sự an toàn hệ thống NHTM qua công thức trên có thể đánh giá trong suốt kỳ tài chính, (thường là một năm): Nếu lợi nhuận (lỗ) khả năng dự trữ tài chính cho phép, hoạt động ngân hàng bình thường, song khả năng cạnh tranh bị giảm sút, khó khăn cho kỳ tài chính sau tăng, đến một thời hạn nhất định hoạt động ngân hàng trở nên đình đốn bị suy kiệt về tài chính, an toàn hệ thống bị đe doạ. Nguyên tắc này được tham chiếu cho hầu như tất cả các yêu cầu quản lý tài sản của NHTM nói chung.
  20. 20 Việc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi là một nguyên tắc quản lý tài sản. + Nghiệp vụ nhận vốn tiền gửi của ngân hàng (tài sản Nợ chủ yếu trong tổng tài sản Nợ của ngân hàng), việc hoàn trả gốc và lãi đúng hạn là điều kiện được quy định bằng luật với lý do: Người gửi tiền được pháp luật bảo hộ, tiền gửi ngân hàng có bảo hiểm. Hoạt động ngân hàng được xây dựng dựa trên nền tảng lòng tin. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng là bởi sự tin tưởng vào ngân hàng. + Nghiệp vụ cho vay: Việc hoàn trả gốc và lãi đúng hạn là một trong những nguyên tắc tín dụng. Thực hiện nguyên tắc này ngân hàng và khách hàng có các quan hệ khác đảm bảo tiền vay, bởi hoạt động cho vay là hoạt động có rủi ro cao, tài sản ngân hàng có tính lỏng kém nhất. Thông qua các nghiệp vụ chính trên, nguyên tắc hoàn trả đúng hạn là nguyên tắc chung trong các quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với Nhà nước. - Sàng lọc - giám sát, bảo lãnh, thế chấp: Trong lĩnh vực quản lý tài sản của NHTM nhất là quản lý tiền cho vay, để giảm thiểu rủi ro, các ngân hàng đưa ra các nguyên tắc áp dụng đó là: Sàng lọc - giám sát, thế chấp, bảo lãnh. Sàng lọc là việc ngân hàng lựa chọn khách hàng trong thị trường cho vay, như sắp xếp, đánh giá phân loại khách hàng theo trật tự ưu tiên: Tốt, trung bình, yếu kém; nhằm đánh giá nguyên tắc hoàn trả cao, đúng hạn, giảm rủi ro về đạo đức; khi khách hàng luôn có xu hướng tuỳ ý sử dụng tiền vay vào những hoạt động mạo hiểm có lợi nhuận cao, rủi ro lớn. Ngân hàng giám sát quá trình hoạt động của người vay tiền, buộc họ tuân thủ những quy định đã được thiết lập giữa hai bên, bằng cách cưỡng chế thi hành những quy định hạn chế nếu họ không tuân theo. Sự sàng lọc, giám sát của ngân hàng và tập hợp thông tin tạo ra một
  21. 21 nguyên tắc quan trọng của việc quản lý các khoản tiền cho vay. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng sử dụng những phương pháp để giảm thiểu rủi ro và ít phải can thiệp sâu vào hoạt động của khách hàng bằng các quan hệ thế chấp bảo lãnh. Thế chấp là việc sử dụng các loại tài sản như: Bất động sản, tài sản, giấy tờ có giá dùng để thế chấp cho khoản vay. Quan hệ này được luật định quy định cụ thể, buộc ngân hàng và người vay lựa chọn các hình thức đảm bảo tiền vay và tuân thủ. Việc bảo lãnh cho một khoản vay là người thứ 3, người này đứng ra cam kết trả nợ thay cho người vay, nếu người vay không có khả năng hoàn trả đúng hạn. Các quan hệ bảo lãnh có thể được tái bảo lãnh. 1.2. Hiệu quả kinh doanh của NHTM. Hiệu quả kinh doanh của NHTM được xem xét một cách đơn giản và trực tiếp nhất là lợi nhuận; lợi nhuận được xác định trên cơ sở nguồn thu nhập và chi phí của các NHTM trong kỳ tài chính (thường là một năm). 1.2.1. Thu nhập của NHTM. Thu nhập của NHTM bao gồm toàn bộ các khoản thu có thể thu được từ các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và các nghiệp vụ kinh doanh khác liên quan. Thu nhập ngân hàng là nguồn để trang trải cho các chi phí và tạo ra lợi nhuận ngân hàng. Các nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng như: - Thu từ hoạt động cho vay: Là nguồn thu nhập lớn nhất của các NHTM (thường chiếm trên 60% tổng thu nhập). Nguồn thu nhập này phụ thuộc vào: + Khối lượng tiền cho vay. + Lãi suất tiền vay: Lãi suất cho vay do quan hệ cung cầu, cạnh tranh, mức khống chế của Ngân hàng Trung ương và thời hạn của khoản tiền vay quyết định. + Rủi ro tín dụng hay chất lượng của hoạt động cho vay thể hiện: Tỷ lệ
  22. 22 nợ quá hạn, nợ khó thu, nợ không có khả năng thu + Môi trường kinh doanh và cạnh tranh: Môi trường kinh tế, luật pháp, là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Cạnh tranh dẫn đến xu hướng tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay làm giảm thu nhập của ngân hàng. - Thu nhập từ dịch vụ mang tính chất tín dụng: + Tín dụng chấp nhận: Việc ngân hàng chấp nhận các hối phiếu thương mại là hình thức cấp đảm bảo với người bán hoặc người xuất khẩu - Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu. + Tín dụng bảo lãnh: Ngân hàng cấp bảo lãnh vì nghĩa vụ thanh toán khi quan hệ tín dụng giữa khách hàng và NHTM khác hoặc quan hệ tín dụng giữa các khách hàng với nhau (tín dụng thương mại). + Tín dụng thuê mua: Là những khoản cho vay không mang tính tiền tệ mà ngân hàng dùng những tài sản của mình cho thuê. + Bao thanh toán: Là ngân hàng mua đứt hoặc ứng trước tiền cho các hoá đơn thu nợ của khách hàng. - Thu nhập từ nghiệp vụ đầu tư. Ngân hàng sử dụng vốn đầu tư vào các giấy tờ có giá, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc, hối phiếu - Thu nhập từ dịch vụ thanh toán, tiền gửi, dịch vụ kho quỹ. NHTM với chức năng trung gian thanh toán, thông qua nghiệp vụ thanh toán, ngân hàng thu hút được tiền gửi thanh toán của khách hàng bổ xung cho nguồn vốn kinh doanh và thu lệ phí thanh toán. + Dịch vụ tiền gửi: Thông thường các NHTM sử dụng lợi thế của mình là có các chi nhánh được đặt ở nhiều nơi, kỹ thuật thanh toán giữa các ngân hàng không ngừng được phát triển. Ngân hàng dễ dàng cung cấp dịch vụ thu gom tiền cho các doanh nghiệp thông qua trung gian thanh toán, hình thức này giúp các doanh nghiệp lưu chuyển tiền bán hàng nhanh, sử dụng vốn của
  23. 23 doanh nghiệp có hiệu quả hơn, qua đó ngân hàng thu lợi từ phí và quyền sử dụng vốn lưu ký trên tài khoản trong quá trình thanh toán. + Dịch vụ kho quỹ: Là ngân hàng cung cấp và nhận chuyển tiền và thanh toán bằng tiền mặt cho khách hàng, ngân hàng thu phí trên số tiền rút ra bằng tiền mặt hay nộp chuyển tiền cho cá nhân. Ngân hàng sử dụng hệ thống kho quỹ của mình cho thuê, ký thác, nhận bảo quản tài sản có giá. - Thu nhập từ nghiệp vụ khác. Ngoài nguồn thu trên, các ngân hàng còn có các khoản thu khác của mình, đó là thu từ các hoạt động dịch vụ, uỷ thác, tài trợ thuê mua trực tiếp, hoạt động kinh doanh hối đoái và các dịch vụ khác như cung cấp các giấy tờ in cho khách hàng. 1.2.2. Chi phí của NHTM. Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động của NHTM, ở phần này chúng ta đề cập đến các khoản chi phí được xác định, chi phí trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến toàn bộ hoạt động được cấu thành trong tổng chi phí làm giảm lợi nhuận xác định của ngân hàng. a. Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh. Là những khoản chi phí trực tiếp đối với tài sản Nợ và hoạt động cho vay, đầu tư, đây là phần chi chủ yếu trong tổng chi phí. - Chi trả lãi tiền gửi, tiền vay: Là khoản chi mà NHTM trả cho những người gửi tiền, và những người cho vay, theo mức lãi suất trên số tiền gửi và tiền vay. Khoản mục chi này thường chiếm trên 50% tổng chi phí của ngân hàng, nó phụ thuộc vào các yếu tố: + Khối lượng tiền gửi, tiền vay. + Lãi suất tiền gửi, tiền vay: Lãi suất thường biến động và phụ thuộc vào thời gian vay, gửi tiền, thời gian càng dài lãi suất càng cao.
  24. 24 + Kết cấu của các loại tiền gửi, tiền vay trong tổng nguồn vốn theo lãi suất: Như kết cấu của tổng nguồn vốn, trong đó loại có kỳ hạn dài lãi suất cao chiếm đa số có chi phí lớn hơn có loại có kỳ hạn ngắn lãi suất chiếm thiểu số. Đây là một yếu tố được các nhà quản lý ngân hàng quan tâm nhằm giảm giá vốn khả dụng. - Chi kinh doanh khác: Chi phí khác ở mục này gồm các khoản chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản ngân hàng: Chi phí cho các hợp đồng đòi nợ, chi phí hoa hồng cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp tới các nghiệp vụ hoạt động ngân hàng như hoạt động cho vay Chi phí kinh doanh hối đoái và chi phí kinh doanh khác. b. Chi phí kinh doanh gián tiếp. Là những khoản chi phí được phân bổ vào giá thành của sản phẩm trong thời kỳ nhất định. Đối với ngân hàng, chi phí gián tiếp hay còn gọi là chi phí quản lý (Biểu 2.9) gồm một số khoản mục chi phí sau: - Chi phí cho nhân viên: Đó là tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên. Kết cấu chi này có xu hướng giảm tương đối vì do các ngân hàng có mức tăng lương, tăng lao động chậm hơn so với gia tăng nhanh chóng các loại hình dịch vụ và sự tăng cường kỹ thuật, đặc biệt là sử dụng tin học, nên dù hoạt động ngân hàng được mở rộng, khối lượng công việc tăng lên không ngừng (tài sản ngân hàng tăng nhanh) nhưng lao động, chi phí tiền lương vẫn giảm tương đối. - Chi phí liên quan đến tài sản sở hữu: + Khấu hao cơ bản tài sản cố định, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí mua sắm mới tài sản, công cụ lao động Xu hướng loại chi phí này ngày càng tăng do cải tiến trang thiết bị kỹ thuật hiện đại hoá ngân hàng, trụ sở giao dịch và chi phí cho lập mới các chi nhánh. + Chi phí in ấn, thiết bị văn phòng: Các NHTM chi phí khá lớn cho
  25. 25 khoản mục này như đơn từ, văn kiện in sẵn, séc, kỳ phiếu, hồ sơ cho vay + Các chi phí khác: Là những chi phí cần thiết cho hoạt động như điện, nước, xăng dầu vận chuyển, thông tin, báo chí, quảng cáo, tiếp thị, đào tạo - Mục cuối cùng của chi phí: Trích lập quỹ dự phòng rủi ro, trích bảo hiểm tiền gửi. Việc chống lại các sai lầm và rủi ro trong hoạt động ngân hàng là yêu cầu không thể thiếu được, khi mà các khoản cho vay, các nghiệp vụ kinh doanh khác luôn tiềm ẩn tỷ lệ rủi ro cao, lập dự phòng để bù đắp cho các tài sản ngân hàng bị thất thoát, mất khả năng thanh toán do chủ quan của ngân hàng và khách quan đem lại. Để đảm bảo an toàn trong thanh toán, chi trả tiền gửi các NHTM tham gia bảo hiểm tiền gửi vừa tránh rủi ro vừa đảm bảo niềm tin cho khách hàng gửi tiền. 1.2.3. Lợi nhuận của NHTM. NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tự chủ về tài chính, nên mục tiêu cao nhất vẫn là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận quyết định sự hưng thịnh, đồng thời là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Quan điểm của các nhà kinh tế coi lợi nhuận là hình thái của giá trị thặng dư, là phần giá trị mới được tạo ra thông qua quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Lợi nhuận theo cách hiểu đơn giản là phần giá trị dôi ra của một hoạt động kinh doanh, sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó. Hay lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí (lãi ròng) được xác định trong một kỳ tài chính (thường là một năm). Tổng thu nhập - Tổng chi phí = Lợi nhuận (Tổng chi phí, trong đó bao gồm thuế thu nhập) Trong quá trình hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, mục tiêu
  26. 26 lợi nhuận trong ngắn hạn không phải luôn là mục tiêu hàng đầu, mà các mục tiêu khác được chú trọng hàng đầu như: Doanh thu, thị phần kinh doanh tiêu thụ hàng hoá, hệ số an toàn kinh doanh Song về dài hạn, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là sự tiếp cận của bất kỳ doanh nghiệp nào. Lợi nhuận ngân hàng là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng, nó là điều kiện cần có để thu hút vốn mới, nhằm cải thiện và mở rộng dịch vụ ngân hàng: - Nguồn dự phòng chi phí cho các chi tiêu không dự kiến trước và bù đắp thiệt hại xẩy ra. - Đối với cổ đông, lợi nhuận đem lại lợi tức cho họ. - Nguồn bổ xung vốn tự có của ngân hàng, tạo vị thế một ngân hàng mạnh hơn, an toàn hơn, hữu hiệu hơn. Lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận thích hợp là điều rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Có các tiêu chuẩn hay dùng đo lường lợi nhuận ngân hàng đó là: - Lợi nhuận trên tích sản (Return on asset- ROA): Được tính bằng cách chia lợi tức ròng của ngân hàng cho các tích sản trung bình. Được sử dụng để đánh giá tích sản được sử dụng như thế nào. - Lợi nhuận trên vốn cổ phần (Return on equity - ROE) : Bằng cách chia lợi tức ròng của ngân hàng cho vốn cổ phần trung bình, nó có ý nghĩa đối với các cổ đông. - Lãi ròng tiền tệ: Là mức chênh lệch giữa thu lãi và chi phí lãi của một ngân hàng, được tính bằng cách lấy thu nhập lãi trừ đi chi phí lãi, tất cả chia cho tích sản sinh lãi ròng là chỉ tiêu dự báo trước khả năng sinh lợi của ngân hàng. Thu nhập và chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận: Chi phí và thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NHTM. Thu nhập lớn hơn chi phí thì ngân hàng có lãi (thu được lợi nhuận) và ngược lại (bị lỗ).
  27. 27 Lợi nhuận tỷ lệ nghịch với chi phí và tỷ lệ thuận với thu nhập, do vậy, việc quản trị hoạt động kinh doanh của NHTM đòi hỏi vấn đề đặt ra là quản lý các nguồn thu và quản lý chi phí trong ngắn hạn và dài hạn để đạt lợi nhuận mong đợi. Quản lý trong mối quan hệ chi phí là nhân tố tạo lập nguồn thu trong tương lai, không những bù đắp được chi phí hiện tại cho ngân hàng mà còn phải có lãi. 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Phân tích hoạt động ngân hàng thông qua các chỉ tiêu về thu nhập, chi phí, chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu về lợi nhuận, đó là một yêu cầu để nhận ra ưu thế, tìm ra các tồn tại, rủi ro tiềm ẩn để phòng ngừa và phát hiện lợi thế tiềm năng, trên cơ sở đó đánh giá mức độ lành mạnh, vững chắc, an toàn, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nguồn dữ liệu được sử dụng phân tích là: Bảng cân đối tài khoản, Bảng tổng kết tài sản, Báo cáo thu nhập chi phí. Có một số chỉ tiêu cơ bản sau: - Lãi suất thực tế bình quân đầu vào của nguồn vốn (R1): Tổng chi phí phải trả lãi R1= x 100% Tổng nguồn vốn bình quân Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng huy động nguồn vốn vào với lãi suất đã trả bình quân là bao nhiêu. từ đó phân tích bắc cầu và có điều chỉnh kết cấu nguồn vốn nhằm giảm lãi suất bình quân. - Lãi suất đầu vào bình quân cho nguồn vốn được sử dụng cho vay và đầu tư (R2) Tổng chi phí phải trả lãi R2= Tổng nguồn vốn - Dự trữ bắt buộc x 100% Bình quân và dự trữ thanh toán Chỉ tiêu này cho biêt lãi suất đầu vào của nguồn vốn cho vay và nguồn vốn đầu tư khác, từ đó có thể dự tính được chênh lệch 2 đầu với lãi suất cho vay, dự tính được thu nhập kế hoạch trong kỳ. - Lãi suất cho vay thực tế (r1):
  28. 28 Tổng thu lãi cho vay r1= x 100% Tổng dư nợ bình quân trong kỳ So sánh lãi suất cho vay thực tế với lãi suất cho vay danh nghĩa, đánh giá tỷ lệ dư nợ mang lại thu nhập trên tổng dư nợ. Mặt khác dùng để xác định kết quả chênh lệch 2 đầu so với đầu vào của nguồn vốn. - Các chỉ tiêu về chi phí. + Tỷ lệ chi phí không phải lãi suất (H1): Chi phí không phải lãi suất H1 = x 100% Tổng chi phí + Tỷ lệ chi phí cho cán bộ công nhân viên (H2): Chi phí cho cán bộ công nhân viên H2 = x 100% Tổng chi phí + Hệ số chi phí không phải lãi suất so với dư nợ và tổng nguồn vốn (H3): Chi phí không phải trả lãi H3= Tổng dư nợ - Tổng nguồn vốn x 100% bình quân trong kỳ bình quân trong kỳ Các chỉ tiêu chi phí được sử dụng đánh giá kết cấu chi phí, đánh giá tỷ lệ chi phí hiện tại so với chênh lệch lãi suất 2 đầu, từ đó có thể dự kiến lợi nhuận kế hoạch trước thuế. - Tỷ lệ nợ quá hạn: Tổng số nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn= Tổng dư nợ x 100% Được xác định tại thời điểm báo cáo, sử dụng so sánh với kỳ trước, đánh giá chất lượng hoạt động cho vay. - Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Có bình quân: Đánh giá 1 đồng tài sản Có mang lại số lợi nhuận là bao nhiêu, hệ số đánh giá hiệu quả tài sản sinh lời. - Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập (L): Lợi nhuận ròng L = x100% Tổng thu nhập
  29. 29 Hệ số phản ánh thực lãi thu được trên mỗi đồng thu nhập, đây là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, vị thế tài chính, khả năng chấp nhận trước những biến động bất lợi như lãi suất, tỷ giá, quy mô hoạt động. - Lợi nhuận ròng bình quân đầu người : Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng bình quân đầu người = x100% Lao động bình quân trong kỳ Phản ánh hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả mang lại do tăng năng suất lao động. Qua đó đánh giá sự hợp lý của công tác tổ chức lao động. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. 1.3.1. Lãi suất. Một nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, chi phí, là sự thay đổi lãi suất cho vay hay lãi suất huy động vốn. Lãi suất cho vay: Ngân hàng thoả thuận cho khách hàng sử dụng một khoản với điều kiện hoàn trả và một tỷ lệ lãi suất trên vốn vay. Lãi suất cho vay là giá cả một khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay vốn. Lãi suất cho vay biến động phụ thuộc vào các yếu tố như: - Quan hệ cung cầu về tín dụng trên thị trường. - Mức độ rủi ro của tín dụng trên các yếu tố: Thời gian, quy mô cho vay, chi phí thực hiện, môi trường sử dụng vốn, quan hệ đảm bảo tiền vay - Các điều chỉnh có tính bắt buộc của môi trường pháp lý. - Cạnh tranh giữa các NHTM đã tác động và làm cho lãi suất cho vay có xu hướng giảm dần. Có nhiều mức lãi suất khác nhau được sử dụng cho các đối tượng vay vốn khác nhau, đây là yếu tố gây bất lợi cho các ngân hàng có quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn. Lãi suất huy động vốn: Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn khi rút tiền ra khỏi ngân hàng, khách hàng có được một
  30. 30 khoản tiền lớn hơn số tiền gửi ban đầu. Phần chênh lệch đó là một phần chi phí của ngân hàng mang lại thu nhập cho khách hàng. Tỷ lệ được xác định giữa phần chênh lệch và khoản vốn gửi vào ban đầu được tính theo thời gian gọi là lãi suất huy động vốn. Lãi suất huy động vốn cũng biến động phụ thuộc vào các yếu tố: - Kỳ hạn tiền gửi. - Quan hệ cung cầu về vốn. - Chỉ số giá cả chung và lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế. - Các điều chỉnh có tính bắt buộc của môi trường pháp lý. Lãi suất huy động vốn có xu hướng tăng dần bởi nhân tố cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng làm ngày càng co hẹp khoảng cách giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn. NHNN Việt Nam quy định trần lãi suất cho vay đối với các NHTM. Sự thay đổi lãi suất dẫn đến sự thay đổi kết quả kinh doanh của các NHTM. Sự thay đổi lãi suất làm tăng chi phí, giảm thu nhập (trường hợp lãi suất cho vay hạ, lãi suất huy động vốn tăng) làm dự trữ tài chính của ngân hàng giảm dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh, thậm chí lãi suất cho vay không bao hàm mức để bù đắp rủi ro trong hoạt động. Biến động lãi suất bất lợi cho ngân hàng còn làm giảm lợi nhuận, tác động đến sự an toàn của hệ thống. NHNN Việt Nam quy định trần lãi suất cho vay làm cho lãi suất cho vay không phản ánh đúng giá cả thông qua quan hệ cung cầu tạo nên. 1.3.2. Các mức phí của dịch vụ ngân hàng. Hoạt động ngân hàng hiện đại có tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng chiếm tỷ lệ đáng kể (từ 30 đến 45%, thông qua thu phí về việc khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng) Xu hướng về dài hạn có biểu hiện như: Trong khi chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp, mức thu phí dịch vụ có hướng tăng dần. Mức phí phụ thuộc vào các yếu tố như:
  31. 31 - Sản phẩm độc quyền và sự tiện ích của dịch vụ ngân hàng. - Hoạt động cạnh tranh. - Uy tín của ngân hàng. - Chỉ số giá cả chung về hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế. 1.3.3. Chất lượng của hoạt động cho vay. Như các phân tích trên đã nêu, hoạt động cho vay là hoạt động đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng, do vậy chất lượng của loại hoạt động này ảnh hưởng toàn bộ doanh lợi của ngân hàng. Biểu hiện của sự suy giảm doanh lợi là nợ quá hạn tăng cao, trong đó gồm phần tài sản khó thu và có thể thất thu. Việc trích lập rủi ro gia tăng theo tỷ lệ nợ quá hạn, ở một số NHTM thực tế không đủ quỹ tài chính để trích lập dự phòng rủi ro. 1.3.4. Tỷ trọng các loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn có nhiều loại khác nhau, tương ứng với các mức lãi suất khác nhau như: Nguồn tiền gửi trên tài khoản có thể phát hành séc, nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn Thực tế hiện nay như kết cấu huy động vốn của NHCT Việt Nam, nguồn vốn có kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. Sự biến động của kết cấu các loại nguồn vốn (giả sử tổng nguồn không đổi) dẫn đến thay đổi lượng chi phí trả lãi cho nguồn vốn. Sự giảm chi phí do kết cấu các loại nguồn vốn có lãi suất thấp chiếm tỷ lệ cao có ý nghĩa kéo giảm lãi suất bình quân chung (giá cả nguồn vốn giảm), đồng thời với lượng chi phí trả lãi có nguồn vốn giảm và ngược lại. Đây là nhân tố mà các nhà quản trị ngân hàng luôn luôn tìm kiếm, mục tiêu là các nguồn vốn có lãi suất thấp hoặc thực hiện chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn nhằm giảm chi phí. 1.3.5. Các điều kiện về kinh tế. Khả năng sinh lợi của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện về kinh tế. Các ngân hàng có khách hàng quan hệ thuộc thành phần kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao, nằm trong những khu kinh tế- xã hội phát triển, hiệu quả
  32. 32 của hoạt động ngân hàng tăng lên, so với các khu vực kinh tế khác và đối tượng phục vụ thuộc các thành phần kinh tế kém phát triển hơn. 1.3.6. Quy mô ngân hàng. Với một NHTM lớn, có chi nhánh phụ thuộc rộng khắp, có lợi thế hơn các NHTM có quy mô nhỏ, trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đạt được mức doanh thu cao hơn. Tâm lý của khách hàng là họ tin tưởng hơn ở các ngân hàng có quy mô lớn về tính an toàn cao, đa dạng các loại hình dịch vụ và có chi phí thấp. 1.3.7. Quản trị và đội ngũ nhân viên chuyên môn. Quản lý bao gồm các yếu tố: Hoạt động - Tổ chức - Tuyển dụng nhân viên - Hướng dẫn và kiểm tra. Các NHTM lớn, hầu hết là mô hình ngân hàng chi nhánh, quản trị có vai trò quan trọng trong việc huy động nội lực để tạo ra sự phát triển chung, rộng khắp trong toàn bộ hệ thống. Các ngân hàng có đội ngũ nhân viên chuyên môn giỏi, dể có khả năng sinh lời hơn trong hoạt động ngân hàng, mặt khác có thể khắc phục được những hạn chế về giới hạn tiềm năng. Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố khác có ảnh hưởng đến thu nhập như: Cơ chế chính sách, môi trường pháp lý, rủi ro về tỷ giá ngoại hối
  33. 33 Chương 2 Thực trạng hoạt động kinh doanh ngân hàng công thương Hà Nam 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam 2.1.1. Một số đặc điểm chung. Hà Nam là một tỉnh mới được tái thành lập từ tháng 1 năm 1997, trên cơ sở tách ra từ tỉnh Nam Hà cũ. Toàn tỉnh có 5 huyện, 1 thị xã, diện tích tự nhiên 842,4 km2, dân số trên 791 ngàn người, mật độ trung bình trên 939 người/ km2. Vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế, là khu vực chuyển tiếp giữa vùng kinh tế đồng bằng Sông Hồng với vùng kinh tế miền Trung. Phía Bắc giáp Hà Tây, Nam giáp Ninh Bình, Đông giáp Nam Định, Hưng Yên, Tây giáp Hoà Bình. Giao thông thuận lợi, đây là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông Bắc Nam và đường bộ có quốc lộ 1A, đường sắt có tuyến đường sắt Bắc Nam, đường sông có sông Hồng, sông Châu, sông Nhuệ và sông Đáy. Biểu 2.1: Kết quả tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Hà Nam qua các năm. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Tổng sản phẩm trung bình ( Tỷđồng) 96 105 114 2. Tốc độ tăng GDP 8.5 8,1% 8% 3. Thu nhập bình quân ( giá thực tế đơn vị ngàn đồng) 2644 2.881 3046 4. Mức tăng thu nhập 9.3 8,2% 5.7 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2001. Qua số liệu tăng trưởng kinh tế cho thấy tỉnh Hà Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Thu nhập bình quân đầu người tăng tương ứng với tăng trưởng kinh tế, song do xuất phát điểm ở mức thấp nên bình quân đầu người chỉ bằng 50% bình quân toàn quốc.
  34. 34 Kinh tế của tỉnh năm 2001 như sau: - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng: 3,8% - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng: 15,6% - Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 23,2 triệu tăng 7,7% 2.1.2. Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội. Tỉnh Hà Nam có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh song cũng không ít khó khăn ảnh hưởng đến con đường phát triển đó là: Quy mô tỉnh nhỏ, diện tích canh tác bình quân đầu người thấp, cơ sở hạ tầng mới đang ở giai đoạn đầu quy hoạch và phát triển, thiếu nguồn lao động kỹ thuật, lao động được đào tạo. Cho nên Hà Nam vẫn là một tỉnh nghèo thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người, nguồn thu ngân sách thấp. Nhưng với tiềm năng và thế mạnh của mình, trong những năm tới Hà Nam sẽ là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bởi đã hình thành các khu công nghiệp tập trung (Khu công nghiệp vật liệu xây dựng Kim Bảng, khu công nghiệp Đồng Văn ) các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, vùng nghề, làng nghề và có nguồn lao động được chú trọng nâng cao. 2.2. Khái quát về mô hình tổ chức hoạt động của NHCT Hà Nam. - Tư cách pháp nhân: + Là một đơn vị thành viên trực thuộc NHCT Việt Nam (theo mô hình Tổng công ty Nhà nước hạng đặc biệt) + Có tư cách pháp nhân phụ thuộc thực hiện theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam trong tất cả các hoạt động kinh doanh- dịch vụ, có con dấu riêng. + Thực hiện chế độ hạch toán - kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập. + Phụ thuộc vào NHCT Việt Nam về phân phối thu nhập và tất cả các cơ chế quản lý, cơ chế nghiệp vụ. - Mô hình tổ chức:
  35. 35 NHCT Hà Nam thực hiện theo mô hình tổ chức của NHCT Việt Nam bao gồm: Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại chi nhánh. Hoạt động nghiệp vụ chính của ngân hàng được tổ chức theo các phòng ban chuyên môn đó là: Phòng kinh doanh; Phòng kế toán tài chính; Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ; các Phòng giao dịch; các Quỹ tiết kiệm. Tổng số lao động đến 31/12/2001 là 95 cán bộ. Cơ cấu cán bộ phân theo trình độ : Đại học và tương đương 41%; Cao đẳng 9%; Trung cấp và cao cấp nghiệp vụ ngân hàng 40% Sơ cấp và chưa qua đào tạo 10%. - Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu: + Huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư. + Đầu tư cho vay các thành phần kinh tế. + Tổ chức dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước. + Dịch vụ ngân quỹ. + Chi trả kiều hối. - Các khách hàng chủ yếu: Khách hàng truyền thống của NHCT Hà Nam là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu. Ngoài ra còn có các hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp. 2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh NHCT Hà Nam (1999 - 2001). 2.3.1. Kết quả phát triển tài sản Nợ, tài sản Có (1999-2001) Để hình dung một cách tổng quát về thực tế hoạt động của NHCT Hà Nam, chúng ta nghiên cứu bảng tổng kết tài sản của ngân hàng qua các năm 1999, 2000, 2001. Từ đó đi sâu phân tích các mặt chính yếu như: Các nghiệp vụ ngân hàng đang thực hiện, thị trường kinh doanh gắn với nguồn vốn và sử dụng vốn, thu nhập và chi phí, quỹ thu nhập của đơn vị. Qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua sử dụng nguồn lực nội tại của ngân hàng.
  36. 36 Biểu số 2.2: Bảng tổng kết tài sản của NHCT Hà Nam. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tài sản Có (sử dụng vốn) a/ Dự trữ và thanh toán 18.092 15.924 14.572 1.Tiền mặt và ngân phiếu thanh toán 4.795 4.909 1.223 2. Tiền gửi tại NHNN 13.279 11.013 3. Giá trị tồn kho kim loại, đá quý 0 b/ Các khoản đầu tư và cho vay 172.141 204.384 225.981 b1/ Các khoản đầu tư 6.281 6.490 234 1.Tiền gửi tại các TCTD trong nước 210 213 2. Tiền gửi tại các TCTD nước ngoài 3. Cho vay các TCTD 4. Đầu tư vào chứng khoán TCTD khác 5. Đầu tư vào tín phiếu NHNN 6. Đầu tư vào chứng khoán Chính phủ 6.071 6.277 234 7. Giá trị tín phiếu mang đi cầm cố thế chấp 8. Hùn vốn mua cổ phần b2/Cho vay nền kinh tế 165.860 197.839 225.747 1. Cho vay ngắn hạn 85.927 116.255 134.185 2.Cho vay trung hạn 74.278 75.757 86.030 3. Cho vay dài hạn 6.679 2.568 4. Cho vay tài trợ uỷ thác 1.688 1.166 570 5. Cho vay khác đối với các TCKT - cá nhân 79 79 79 Trong đó : - Cho vay thanh toán công nợ 79 79 79 6. Cho vay không có đảm bảo 3.141 7. Các khoản nợ chờ xử lý có tài sản xiết, gán nợ 2.395 148 969 8. Các khoản nợ có tài sản liên quan đến vụ án 148 9. Trả thay trong bảo lãnh và tái bảo lãnh 10. Cho thuê tài chính 11. Nợ cho vay được khoanh 1.344 1.344 1344 phân tích b2 Nợ quá hạn trong B2 3.748 2.862 15.460 Nợ quá hạn đến 6 tháng 1.469 131 12.770 Nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm 20 60 968 Nợ khó đòi 2.259 2.670 1.722 Cho vay doanh nghiệp nhà nước(DNNN) trong B2 140.259 169.755 185972 c/ Thanh toán vốn 47.723 34.039 103.139 1.Thanh toán với TCTD khác 2. Tài khoản điều chuyển vốn 47.723 29.740 99.729 Trong đó : - Điều chuyển vốn kế hoạch - Điều chuyển vốn ngoại tệ 42.438 23.622 94.652
  37. 37 Chỉ tiêu 1999 2000 2001 3. Thanh toán khác 6.252 4.298 3.410 d/ Tài sản Có khác 26.032 21.794 32.929 1. Tài sản cố định 5.292 5.437 7.039 2. Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh 638 1.719 2.761 3. Lãi cộng dồn dự thu 4. Các khoản phải thu 79 15 5. Lỗ 6. Chi phí 13.935 11.460 20.406 7. Tài sản Có khác 6.167 3.096 2.708 Cân số 263.988 276.141 376.621 Tài sản Nợ (nguồn vốn) a/ Vốn huy động 154.733 210.810 215.655 1. Tiền gửi doanh nghiệp 28.496 69.948 25.956 Trong đó : - Tiền gửi không kỳ hạn 28.040 64.102 25.156 - Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 256 685 555 - Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên - Tiền gửi vốn chuyên dùng - Tiền gửi quản lý và giữ hộ 86 5 6 - Tiền gửi đảm bảo thanh toán 11.159 5.154 240 - Tiền gửi kho bạc nhà nước 2. Tiền gửi dân cư 114.821 140.862 189.700 2.1. Tiền gửi tiết kiệm 114.384 140.862 186.245 Trong đó : - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 451 285 299 - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng 24.668 18.030 27.223 - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 6 đến 9 tháng 50.384 46.245 55.317 - Tiền gửi tiết kiêm có kỳ hạn dưới 12 tháng khác 38.881 76.300 103.405 - Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 437 3.455 2.2. Phát hành các công cụ nợ (Trong đó loại từ 12 tháng trở lên ) 3. Tiền gửi của các TCTD khác - Tiền gửi của TCTD trong nước - Tiền gửi của TCTD nước ngoài - Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ b/ Các khoản vay 79 79 79 1. Vay NHNN 79 79 79 Trong đó : - Khoanh nợ - Thanh toán công nợ 79 79 79 - Thanh toán bù trừ 2. Tiền vay TCTD - Vay TCTD trong nước - Vay TCTD nước ngoài - Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư
  38. 38 Chỉ tiêu 1999 2000 2001 c/ Thanh toán vốn 87.390 42.199 128.523 1. Thanh toán với TCTD khác 2. Tài khoản điều chuyển vốn 83.810 37.901 125.113 Trong đó : - Điều chuyển vốn trong kế hoạch 28.249 32.439 119.416 - Điều chuyển vốn ngoại tệ (USD) 49.140 - Điều chuyển vốn cho vay theo muc đích chỉ định - Điều chuyển vốn cho vay các dự án 1.688 1.166 570 - Điều chuyển vốn ngoại tệ thanh toán bắt buộc 3. Thanh toán khác 3.580 4.298 3.410 d/ Tài sản Nợ khác d1/ Vốn của tổ chức tín dụng 21.786 23.051 32.363 1.Vốn điều lệ 2. Vốn đầu tư XDCB , mua sắm TSCĐ 3. Vốn khác d2/ Quỹ của tổ chức tín dụng 108 148 211 1. Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ 2. Quỹ đầu tư phát triển 3. Quỹ dự phòng tài chính 4. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 5. Quỹ khác 108 148 d3/ Tài sản Nợ khác 21.678 22.902 32.151 1. Hao mòn tài sản cố định 1.905 2.486 3.256 2. Thanh toán ngoại tệ kinh doanh 638 1.496 2.761 3. Lãi cộng dồn dự trả 3.185 4. Các khoản phải trả 1.865 2.102 1.712 5. Lãi ( Lợi nhuận chưa phân phối ) 6. Thu nhập 16.305 15.221 19.724 7. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 128 8. Dự phòng giảm giá chứng khoán 9. Dự phòng phải thu khó đòi 10. Tài sản Nợ khác 837 1.596 1.514 Cân số 263.988 276.141 376.621 Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHCT Hà Nam (năm 1999-2001). Các nghiệp vụ kinh doanh của NHCT Hà Nam qua số liệu thực tế cho thấy: Hoạt động chính là cho vay trong nước chiếm 60% tổng tài sản Có (năm 2001). Khách hàng là các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh. Bên tài sản Nợ (nguồn vốn): Nghiệp vụ chính là huy động vốn tiền gửi
  39. 39 trong nước, khách hàng gồm các tổ chức tài chính, kho bạc, các NHTM khác, các tổ chức kinh tế và dân cư. Mục này chiếm 59% (năm 2001) tổng tài sản Nợ. Nghiệp vụ trung gian thanh toán, phần này thông qua mục tài sản Nợ khác, đó là sự chênh lệch trên tài khoản thanh toán giữa các ngân hàng. 2.3.2. Huy động vốn. Nguồn vốn của NHCT Hà Nam có các loại nguồn chính sau: - Nguồn vốn tự huy động trên địa bàn. - Sử dụng vốn của NHCT Việt Nam (vốn điều hoà). - Nguồn vốn cho vay uỷ thác theo các dự án đầu tư. - Vốn vay NHNN. Diễn biến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng qua các năm cho thấy: - Tổng nguồn vốn tăng nhanh: Năm 2001 so năm 2000 tăng 5%, so với năm 1999 tăng 40%. - Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo từng thời kỳ: Nguồn vốn có lãi suất thấp là nguồn tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn trên các tài khoản thanh toán của cá nhân, các tổ chức kinh tế năm 1999 chiếm 19% tổng nguồn vốn trên địa bàn, đến năm 2001 chiếm 12%. Nguồn vốn tự huy động năm 1999 đáp ứng 92% nhu cầu cho vay, sử dụng vốn điều hoà của NHCT Việt Nam chiếm 8% dư nợ cho vay vốn thông thường. Năm 2000 nguồn vốn tự huy động trên địa bàn tăng, tỷ lệ trên là 97% và 3%. Năm 2001 nguồn vốn tăng khá lớn: Tổng nguồn vốn huy động đạt 215 tỷ đồng tăng 40% so với năm 1999, tăng lớn nhất là tiền gửi dân cư (tăng 34% so với năm 2000, tăng 65% so với năm 1999 ). Kết cấu nguồn vốn có thay đổi, nguồn vốn huy động bằng ngoại
  40. 40 tệ chiếm tỷ trọng 45,6%, tăng 10% so với năm 2000 Biểu 2.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của NHCT Hà Nam. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh % Số dư % Số dư % Số dư % 2000/1999 2001/2000 2001/1999 1- Tổng nguồn vốn 154.733 100 205.314 100 215.655 100 134 105 140 huy động tại địa phương -Tiền gửi của các tổ 28.496 19 55.543 27 25.716 12 195 47 91 chức kinh tế và cá nhân - Tiền gửi tiết kiệm 114.384 73.9 141.158 68.7 186.245 86.5 123.6 132 163 của dân cư - Tiền mua kỳ phiếu 437 0.3 3.445 1.59 trái phiếu của dân cư 2- Nhận vốn điều 40.372 8.817 24.762 21.84 272 60 hoà của NHCT Việt Nam Nguồn: Báo cáo tổng hợp nguồn vốn NHCT Hà Nam (năm 1999-2001). a. Vốn huy động trên địa bàn: Các hình thức huy động vốn trên địa bàn bao gồm một số nghiệp vụ chính sau: - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tài khoản có kỳ hạn và không kỳ hạn nhằm phục vụ cho nhu cầu thanh toán của mình. Kết cấu của nguồn vốn này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn lãi suất thấp ( đến cuối năm 2000 lãi suất của loại tiền gửi này là 0,20% tháng ). Đây là nguồn vốn rẻ nhất được các NHTM hết sức quan tâm và cạnh tranh nhằm giảm giá vốn đầu vào bình quân chung. Tỷ trọng nguồn vốn này tăng nhanh trong tổng nguồn vốn qua các năm có một số tác động như: + Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. + Lượng khách hàng và khối lượng thanh toán qua ngân hàng tăng. + Mở thêm các nghiệp vụ kinh doanh mới: Kinh doanh hối đoái (mua bán ngoại tệ) với các đơn vị có nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu. - Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư: Bao gồm tiền tiết kiệm và kỳ phiếu.
  41. 41 Đây là nguồn tiền gửi của dân cư trên địa bàn tỉnh, có đặc điểm là lãi suất huy động vốn cao theo kỳ hạn gửi tiền (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, nguồn vốn này có tính nhạy cảm theo lãi suất, làm cho giá vốn đầu vào bình quân tăng do lãi suất huy động vốn cao. Nghiệp vụ huy động vốn trên địa bàn tỉnh hiện nay giữa các NHTM, Quỹ tín dụng nhân dân cạnh tranh rất gay gắt và công cụ cạnh tranh chính là lãi suất. Lãi suất huy động cạnh tranh có xu hướng tăng nhằm thu hút nguồn tiền gửi, điều này làm cho tài chính của ngân hàng giảm sút theo sự chênh lệch giữa 2 đầu (đầu vào nguồn vốn và đầu ra lãi suất cho vay) thu hẹp. Trước năm 1999 NHNN quy định cho các NHTM có chênh lệch là 0,35% nay tỷ lệ trên không còn phù hợp và NHNN đã bãi bỏ vì thực tế chênh lệch của các NHTM hẹp hơn nhiều. Để đánh giá công tác huy động vốn của NHCT trên địa bàn tỉnh Hà Nam chúng ta nghiên cứu tình hình biến động nguồn vốn của các ngân hàng trên địa bàn các năm (1999-2001): Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của các Ngân hàng tỉnh Hà Nam g n ồ đ 800000 u ệ i r 700000 T 600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 1999 2000 2001 Năm Tổng nguồn toàn tỉnh NHCT NHNNo&PTNT NHĐT Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động Ngân hàng Hà Nam (1999-2001)
  42. 42 Qua biểu đồ trên ta thấy tốc độ tăng nguồn vốn toàn tỉnh bình quân trên 30%/năm, tăng lớn nhất là huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNNo&PTNT), ở đây năm 2001 nguồn vốn của NHNNo&PTNT tăng trên 100% là do nguồn vốn của kho bạc Nhà nước mở ở các Ngân hàng Nông nghiệp huyện. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của 2 ngân hàng: NHCT, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (NHĐT&PT) có chiều hướng tăng chậm lại điều đó càng khẳng định ưu thế về địa bàn hoạt động, từ đó đòi hỏi NHCT phải mở rộng địa bàn, tăng các hình thức huy động vốn mới đảm bảo được đủ nguồn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Vốn vay các tổ chức tín dụng và NHNN. Nguồn vốn này rất nhỏ trong tổng nguồn, từ năm 1997 đến nay NHCT Hà Nam không vay các TCTD khác, còn vốn vay NHNN chỉ thực hiện khi gặp khó khăn đột xuất trong thanh toán bù trừ. c. Vốn cho vay uỷ thác. Đối với các chi nhánh thiếu vốn cho vay, nguồn này có tính cứu cánh vì giá vốn thấp hơn sử dụng vốn điều hoà của NHCT Việt Nam, có nghĩa là chi nhánh NHCT có quỹ thu nhập tăng bằng số chênh lệch giữa vốn cho vay uỷ thác với vốn điều hoà. d. Sử dụng vốn điều hoà của NHCT Việt Nam. Căn cứ kế hoạch nguồn vốn tự huy động, sử dụng thông thường tương ứng, NHCT Việt Nam khống chế mức kế hoạch nhận vốn cho các chi nhánh thiếu vốn cho vay phải sử dụng vốn của Trung ương. Tổng nguồn Sử dụng vốn điều Tổng dư nợ hữu Tiền mặt vốn tự lực hoà của NHCT = hiệu bằng nguồn - + tồn quỹ tại địa Việt Nam vốn thông thường thực tế phương NHCT Việt Nam quản lý chỉ tiêu này từng ngày. Nếu các chi nhánh có
  43. 43 nhu cầu sử dụng vốn điều hoà của NHCT Việt Nam thì phải lập tờ trình xin tiếp vốn và NHCT Việt Nam sẽ chuyển vốn cho chi nhánh theo nhu cầu (trường hợp trong kế hoạch), nếu chi nhánh sử dụng vốn điều hoà lớn hơn chỉ tiêu kế hoạch thì các chi nhánh phải vay vốn Trung ương ngoài kế hoạch với lãi suất cao hơn, trường hợp NHCT Việt Nam không có vốn để đáp ứng chi nhánh bắt buộc phải giảm dư nợ tương ứng hoặc tự huy động vốn bù đắp. Các chi nhánh phải trả phí vốn cho NHCT Việt Nam hàng tháng theo mức lãi suất thông báo (từ 01/06/ 2002 là 0,53%/tháng) 2.3.3. Cho vay và đầu tư. Cho vay là một trong những hoạt động chính của NHCT Hà Nam. Hoạt động này đem lại 90% thu nhập cho ngân hàng, là nguồn bù đắp chính cho các chi phí hoạt động. - Tình hình cho vay và đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Biểu đồ 2: Tình hình sử dụng vốn của các ngân hàng tỉnh Hà Nam g n 1400000 ồ đ u ệ i r 1200000 T 1000000 800000 600000 400000 200000 0 1999 2000 2001 Năm Tổng dư nợ toàn tỉnh NHCT NHĐT NHNNo&PTNT Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động Ngân hàng Hà Nam (1999-2001)
  44. 44 Qua biểu đồ trên ta thấy tốc độ tăng trưởng đầu tư tín dụng toàn tỉnh từ 6-10%/năm trong đó NHNNo&PTNT có tỷ lệ tăng hàng năm từ 30-40%/năm, NHCT tỷ lệ tăng từ 15-20%/năm, NHĐT&PT tỷ lệ dư nợ giảm hàng năm tuy nhiên vẫn là ngân hàng có tỷ trọng vốn đầu tư chiếm 50% tổng dư nợ vay của toàn tỉnh, vì vậy, đòi hỏi NHCT Hà Nam vừa phải giữ thị phần của mình vừa phải mở rộng địa bàn, thu hút khách hàng. - Quy mô, cơ cấu tín dụng. Tại NHCT Hà Nam, quy mô và cơ cấu tín dụng tăng trưởng nhanh chóng cả về doanh số cho vay và dư nợ; cơ cấu cho vay được cân đối phù hợp với nguồn vốn và nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng. Biểu số 2.4: Phân tích cơ cấu tín dụng. Đơn vị: triệu đồng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh % Chỉ tiêu Lượng % Lượng % Lượng % 2000/99 2001/00 2001/99 1. Doanh số cho vay 172 214 239 124,4 116,6 138,9 2. Dư nợ 166 100 210 100 225 100 126,5 107,0 135,5 2.1. Ngắn hạn 90 54 120 57 128 57 133,3 106,6 142,2 2.2. Trung hạn 76 46 90 43 97 43 118,4 107,7 127,6 Nguồn: Cân đối tài khoản năm NHCT Hà Nam (năm 1999-2001). Số liệu trên phản ảnh kết quả cho vay và cơ cấu dư nợ phân theo thời gian đã cho thấy: + Doanh số cho vay các năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước, nhất là năm 2000 doanh số cho vay tăng 24%. Nguyên nhân là do kinh tế- xã hội trên địa bàn có xu hướng phát triển, đầu tư tăng làm cho nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh tăng dẫn đến doanh số cho vay của ngân hàng tăng. + Hoạt động cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn và các Quỹ tín
  45. 45 dụng diễn ra gay gắt, trong khi đó NHCT bất lợi hơn về địa bàn và khách hàng truyền thống của NHCT là công nghiệp và dịch vụ thương mại, phạm vi nhỏ hẹp và là nguồn khách hàng bị cạnh tranh cao từ thực tế trong những năm gần đây cho thấy một bộ phận khách hàng đã chuyển sang vay vốn ở các NHTM khác hoặc vay phân tán ở tất cả các NHTM trên địa bàn (Công ty Lương thực Hà Nam, Công ty công trình giao thông 820, Công ty xuất nhập khẩu Bắc Hà ). + Năm 2001 Ngân hàng tiến hành rà soát, củng cố, xử lý nợ tồn đọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, do diễn biến chất lượng của hoạt động tín dụng có xu hướng giảm sút (hạ thấp điều kiện tín dụng). Tình hình xử lý tín dụng và các cán bộ tín dụng có liên quan đến nợ quá hạn khá kiên quyết dẫn đến lượng cán bộ tín dụng tập trung giải quyết nợ tồn đọng khá lớn, ảnh hưởng tới độ phát triển. + Cơ cấu dư nợ: Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm từ 43-46% đây là tỷ trọng trung dài hạn khá cao so với bình quân chung của hệ thống NHCT Việt Nam. Với lãi suất cho vay thực tại thì việc duy trì được tỷ trọng dư nợ trung dài hạn khá cao sẽ tạo sự ổn định và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, tốc độ luân chuyển vốn chậm, dư nợ vốn vay trung dài hạn không phù hợp với nguồn vốn huy động có thời hạn tương ứng. Từ năm 1997, nguồn vốn cho vay trung dài hạn khá ổn định và đã giảm xuống do tỷ trọng vốn cho vay ngắn hạn tăng lên. NHCT Việt Nam có tỷ trọng cho vay trung dài hạn năm 1999 là 18,2%, năm 2000 là 25,5 % và năm 2001 là 31% trên tổng dư nợ. NHCT Hà Nam tăng cường cho vay trung dài hạn là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hạ tầng cơ sở. Mục tiêu quản lý hoạt động tín dụng được xác định rõ ràng: Cho vay trung dài hạn phù hợp với nguồn vốn, ổn định và có thời gian phù hợp. - Màng lưới chi nhánh trực thuộc và các phòng giao dịch của NHCT Hà Nam.
  46. 46 Màng lưới của NHCT Hà Nam sau 5 năm thành lập chỉ bao gồm một trụ sở chính, 2 phòng giao dịch, 6 quỹ tiết kiệm tập trung tại địa bàn thị xã Phủ Lý, thị trấn Vĩnh Trụ, thị trấn Kiện Khê. Qua thực tế điều hành hoạt động trong những năm qua đã bộc lộ nhiều tồn tại cần củng cố như: + Vai trò kiểm tra, kiểm soát chưa được thực sự quan tâm xuyên suốt từ hội sở đến các phòng giao dịch, dẫn đến nghiệp vụ còn sai sót nhiều. + Năng lực tổ chức điều hành mở rộng màng lưới hoạt động của một số phòng ban hội sở chính và 2 phòng giao dịch còn yếu, tập trung cho vay chủ yếu trên cùng một địa bàn. + Tốc độ phát triển nghiệp vụ ở các phòng giao dịch quá chậm, không đảm bảo hoạt động có hiệu quả, không đủ điều kiện cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, không đủ điều kiện nâng lên thành chi nhánh trực thuộc để tập hợp các nghiệp vụ đảm bảo hiệu quả kinh doanh. - Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế: Phân loại cho vay theo thành phần kinh tế cho thấy thị trường cho vay cơ bản, khách hàng truyền thống của NHCT Hà Nam là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế Biểu số 2.5: Phân tích dư nợ phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Chỉ tiêu Lượng % Lượng % Lượng % Tổng dư nợ 165.860 100 210.205 100 225.747 100 1. Doanh nghiệp nhà nước 140.180 84 170.298 81 185.972 82 2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 25.680 16 39.907 19 39.775 18 Nguồn: Báo cáo tổng hợp đầu tư tín dụng NHCT Hà Nam (1999-2001) Cho vay ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng dư nợ nhỏ từ 15-17% tổng dư nợ, phần vì kinh tế ngoài quốc doanh mà đại diện chính là các công ty TNHH,
  47. 47 Công ty tư nhân trên địa bàn còn rất ít và tiềm lực kinh tế cũng như khả năng sản xuất kinh doanh rất hạn chế, kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình phát triển kém. Mặt khác đặc thù của NHCT Hà Nam là phạm vi hoạt động hẹp, tập trung ở thị xã Phủ Lý, thị trấn Vĩnh Trụ, thị trấn Kiện Khê, khả năng vươn xa còn rất hạn chế. Hoạt động cho vay chính của NHCT Hà Nam là cho vay kinh tế quốc doanh. Dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ: Năm 1999 là 85%, năm 2000 là 81%, năm 2001 là 82,38% (Biểu số 2.5), dư nợ cho vay đến 31/12/2001 của NHCT Hà Nam là 225 tỷ đồng thì dư nợ cho vay các đơn vị kinh tế quốc doanh là 185 tỷ đồng, trong đó tập trung vào một số đơn vị kinh tế lớn như: Công ty xi măng Bút Sơn 71,7 tỷ; Công ty Bia- Nước giải khát Phủ Lý là 54 tỷ đồng; Công ty công trình giao thông 820 là 18tỷ; Công ty Lương thực Hà Nam 7 tỷ. Như vậy, chỉ riêng số dư nợ của 4 công ty kể trên đã chiếm tỷ trọng 67% tổng dư nợ cho vay của NHCT Hà Nam. Đặc điểm cho vay kinh tế quốc doanh là số lượng khách hàng giao dịch nhỏ, địa bàn hẹp, số tiền cho một khoản vay lớn, thực hiện thu lãi gọn nhẹ. Các đặc điểm trên vừa thuận lợi, vừa khó khăn như việc bố trí lao động của ngân hàng phải sử dụng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng phân tích nắm bắt tình hình thực tế đơn vị để quản lý tốt vốn đầu tư. Do đặc điểm kinh tế quốc doanh trên địa bàn là kinh tế chủ đạo và có tốc độ phát triển cao nên đây là nguồn cạnh tranh lớn của các NHTM cả về lãi suất và điều kiện đầu tư vốn, dẫn đến việc giảm thấp điều kiện tín dụng. Trên thực tế, một số đơn vị kinh tế quốc doanh do phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư vốn của ngân hàng dẫn đến khó khăn tài chính (Công ty Bia- Nước giải khát Phủ Lý), việc quản lý vốn kém dẫn đến thất thoát vốn (Công ty xuất nhập khẩu và du lịch Hà Nam, Công ty Khách sạn dịch vụ Hà Nam) là nguyên nhân
  48. 48 làm cho nợ quá hạn của NHCT Hà Nam tăng, có thời điểm lên tới gần 10% tổng dư nợ. Cho vay kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng thấp (năm 1999 là 15%; năm 2000 là 19%; năm 2001 là 17,62%) lý do là địa bàn hoạt động của NHCT Hà Nam còn hẹp, khả năng vươn tới khách hàng còn hạn chế. Đặc điểm cho vay kinh tế ngoài quốc doanh là số lượng khách hàng lớn, trải rộng trên địa bàn toàn Tỉnh, thu lãi nhỏ lẻ, muốn đáp ứng được phải mở rộng màng lưới giao dịch như ngân hàng cấp III, phòng giao dịch, tổ cho vay Muốn làm được việc đó phải bố trí lượng cán bộ tín dụng tăng nhiều, trong khi đó lượng cán bộ của NHCT Hà Nam rất ít, nhất là cán bộ làm công tác cho vay. 2.4. Chất lượng tín dụng tại NHCT Hà Nam Chất lượng của hoạt động cho vay luôn là mục tiêu được quan tâm hàng đầu của NHTM. Về quản lý vĩ mô, NHNN rất quan tâm đến mục tiêu này vì lý do an toàn hệ thống. Chất lượng tín dụng không được duy trì và nâng cao, có thể làm cho tài chính ngân hàng khánh kiệt, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng giảm sút theo. 2.4.1. Tình hình nợ tồn đọng. Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn thanh toán (đến hạn) kể cả thời gian đã gia hạn nợ ghi trên hợp đồng mà khách hàng không có khả năng trả tại thời điểm đó. Tại NHCT Hà Nam nợ tồn đọng, nợ khoanh, nợ đã ra hạn, nợ quá hạn chiếm tỷ trọng khá lớn, chỉ tính riêng các khoản nợ đã xử lý đến 31/12/2001 đã chiếm 7,45% tổng dư nợ. Đặc biệt các khoản nợ quá hạn khi đưa vào xử lý đều dẫn tới tình trạng nợ khó đòi, điều này thể hiện chất lượng tín dụng rất kém và ngay từ khâu khảo sát điều tra khách hàng đã có những thiếu sót là không tính toán để lường trước khả năng tài chính của khách hàng, hầu như không nắm được các quan hệ tài chính khác của khách hàng ngoài vốn vay ngân hàng.
  49. 49 Biểu số 2.6: Phân tích nợ tồn đọng qua các năm Đơn vị: triệu đồng Năm Năm Năm So sánh % Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 2001/1999 1. Tổng dư nợ (triệu đ) 165.860 210.205 225.747 126% 107% 136% 2. Nợ quá hạn (triệu đ) 3.748 2.891 15.460 77% 534% 412% 3. Nợ khoanh, treo (triệu đ) 1.344 1.344 1.344 4. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 2,26% 1.37% 6.85% 5. Tỷ lệ nợ khoanh/tổng dư nợ 0,81% 0,64% 0,60% 6. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ 3,07% 2,01% 7,45% khoanh/tổng dư nợ 7. Tỷ lệ nợ quá hạn chung của 2,01% 3,9% 2,93% NHCT Việt Nam Nguồn: Báo cáo cáo tổng hợp chất lượng tín dụng NHCT Hà Nam (1999-2001). - Diến biến nợ quá hạn qua các năm tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2001 tăng 9.295 ngàn đồng so với năm 2000; so với năm 1999 tăng 11.712 ngàn đồng. Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ tăng từ 2,26% năm 1999 lên 6.58% năm 2001. Tổng dư nợ tăng qua các năm, thể hiện chất lượng tín dụng có xu hướng giảm sút, với tỷ lệ nợ quá hạn và nợ tồn đọng so sánh với tỷ lệ chung của NHCT Việt Nam thì trong hai năm gần đây, tỷ lệ này của NHCT Hà Nam cao hơn rất nhiều và cũng không đạt yêu cầu mà NHCT Việt Nam đề ra (tỷ trọng nợ quá hạn dưới 5%). Không những thế đây là tỷ lệ nợ quá hạn khá lớn so với các ngân hàng trên địa bàn, đó cũng là một trong những hạn chế gây khó khăn trong quá trình cạnh tranh, trong khi các NHTM trên địa bàn tìm mọi biện pháp để giảm số dư nợ tồn đọng thì nợ tồn đọng của NHCT Hà Nam lại tăng lên rất lớn (nợ tồn đọng của NHCT tăng từ 5.092 triệu đồng năm1999 đến 16.800 triệu đồng năm 2001; NHĐT&PT từ 6.290 triệu đồng năm 1999 còn 3.169 triệu đồng năm 2001; NHNN%PTNT từ 9.427 triệu đồng năm 1999 còn 7.841 triệu đồng năm 2001).
  50. 50 - Các loại rủi ro tiềm ẩn: Rủi ro về cơ cấu đầu tư, rủi ro về lãi suất: + Trong tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2001 là 225 tỷ đồng thì cho vay các thành phần kinh tế quốc doanh là 185 tỷ chiếm 82%, với cơ cấu dư nợ như trên thì việc phát triển không đồng đều sẽ dẫn đến rủi ro,( Điển hình là các doanh nghiệp của ngành dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu, đây là khách hàng lớn, truyền thống và đồng thời có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Nam). Trong những năm đầu khi tách tỉnh, rất nhiều doanh nghiệp nằm trong tình trạng kinh doanh thua lỗ cần phải tổ chức sắp xếp lại. Tuy nhiên, NHCT Hà Nam đã đầu tư cho thành phần kinh tế này một lượng vốn rất lớn, có thời điểm chiếm trên 30% tổng dư nợ và trên thực tế một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng hoàn trả vốn ngân hàng như : Công ty xuất nhập khẩu, Công ty Khách sạn dịch vụ Hà Nam, chỉ riêng hai công ty này đã có số dư nợ quá hạn chiếm trên 70% tổng số nợ quá hạn và hầu hết là nợ khó đòi. + Về cơ cấu đầu tư: Cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng từ 40 đến 50% tổng dư nợ, với tỷ trọng này nguồn vốn trung và dài hạn khá lớn dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn chậm, hầu hết vốn đầu tư trung, dài hạn tập trung vào các dây truyền sản xuất (Bia, Nước giải khát) và thực tế hiệu quả đem lại rất thấp do 100% vốn đầu tư là vốn vay ngân hàng. Chính vì vậy, việc thu hồi vốn theo các kỳ hạn nợ đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng rất khó khăn, dẫn tới phải gia hạn nợ, giãn nợ cũng đồng thời với việc thu lãi gặp nhiều khó khăn. + Về chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra trong các năm rất thấp và ngày càng giảm thấp, nhưng thực tế, với tỷ trọng nợ quá hạn quá lớn và lãi không thu được cũng chiếm một tỷ lệ tương ứng so với chênh lệch lãi suất làm cho việc kinh doanh không đem lại hiệu quả. Những năm gần đây lãi suất trên thị trường tiền tệ biến động rất thất thường và chủ yếu là lãi suất cho vay giảm, trong khi đó lãi suất huy động lại tăng.
  51. 51 2.4.2. Phân tích nợ tồn đọng theo thời gian Biểu số 2.7: Nợ quá hạn phân theo thời gian Đơn vị: triệu đồng Năm Năm Năm So sánh (tăng +, giảm-) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 2001/1999 1. Nợ quá hạn đến 180 ngày 1.469 2.670 12.770 1.201 10.100 11.301 2. Nợ quá hạn từ181 ngày đến 360 20 60 968 40 908 948 ngày 3. Nợ quá hạn trên 360 ngày 2.259 3.435 1722 1.176 -1.713 -537 Cộng 3.748 6.165 15.460 Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHCT Hà Nam (1999, 2000, 2001) Phân loại nợ quá hạn theo thời gian cho thấy, nợ quá hạn khó thu chiếm tỷ trọng khá lớn và tiềm năng số nợ này sẽ tăng rất nhanh, hầu hết khách hàng có nợ quá hạn đều gặp khó khăn về tài chính (có trường hợp mất vốn) khó có khả năng phục hồi, phát triển để trả nợ ngân hàng. Việc xử lý nợ quá hạn bằng tài sản thế chấp lại gặp rất nhiều vướng mắc Thông thường, nợ quá hạn là phần tài sản tạm không sinh lời, số nợ quá hạn khó thu lớn sẽ làm giảm nguồn thu nhập của ngân hàng; Đây thực sự là gánh nặng về tài chính đối với NHCT Hà Nam, là ngân hàng có quỹ thu nhập không cao, do vừa giảm thu vừa trích lập dự phòng rủi ro. Nếu thực hiện trích dự phòng rủi ro theo đúng quy định thì NHCT Hà Nam không đủ khả năng tài chính, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh được bình thường, cần có giải pháp, hướng xử lý phù hợp đối với nợ quá hạn đã nêu trên. 2.4.3. Nguyên nhân. - Về phía bản thân NHCT Hà Nam: + Một bộ phận khá lớn cán bộ chưa đủ trình độ và khả năng trong kinh doanh ngân hàng, nhiều cán bộ làm công tác kinh doanh nhưng chỉ có trình độ trung cấp hoặc chưa qua đào tạo kể cả lớp nghiệp vụ kinh doanh, chưa làm quen với kinh tế thị trường nên không nhìn nhận hết mặt trái của nền kinh tế thị trường.
  52. 52 + Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ vừa thiếu lại vừa yếu, từ khâu kiểm soát trước (thẩm định), đến khâu kiểm soát sau (kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc khách hàng hoàn trả gốc, lãi đúng hạn). + Phát hiện nguy cơ rủi ro chậm, thiếu thông tin chính xác dẫn đến xử lý nợ chưa chuẩn. - Về phía khách hàng: + Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu như không có vốn tự có, phải dựa 100% vào vốn vay ngân hàng, nhiều doanh nghiệp gánh chịu lỗ của đơn vị cũ chuyển sang kèm theo số lượng cán bộ công nhân viên lớn không có việc làm, không tìm được hướng phát triển trong sản xuất kinh doanh nên thua lỗ triền miên, dẫn đến bất cứ rủi ro nào của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. + Một số doanh nghiệp quản lý tài chính kém, tài chính không minh bạch, là những yếu tố gây khó khăn trong việc thẩm định đánh giá doanh nghiệp và thu hồi vốn của ngân hàng. - Về chính sách vĩ mô: + Chính sách vĩ mô không ổn định (xuất khẩu, thuế, đất, cơ chế tài chính, tỷ giá ) làm cho doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ, từ việc làm hợp pháp trở thành bất hợp pháp đã kéo theo rủi ro tín dụng. + Cơ chế chính sách về xử lý nợ có vấn đề, tài sản đảm bảo nợ vay, tài sản gán nợ không đầy đủ, thiếu nhất quán và không phù hợp với thực tế dẫn đến nợ tồn đọng không xử lý được. + Nhà nước chậm xử lý vấn đề vốn và sắp xếp DNNN là đối tác chủ yếu của NHTM nhưng vốn tự có quá nhỏ, năng lực tài chính thấp, rủi ro cao, khi xử lý nợ cho doanh nghiệp lại dồn thêm khó khăn cho NHTM. 2.5. Chất lượng dịch vụ thanh toán tại NHCT Hà Nam. Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, nghiệp vụ thanh toán của NHCT Hà Nam tăng nhanh qua các năm. (Biểu số 2.8) phản ánh doanh số thanh toán thực hiện. Nghiệp vụ này đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng,
  53. 53 góp phần đưa tỷ trọng thu dịch vụ tăng dần trong tổng thu, qua đó phản ánh trình độ và công nghệ ngân hàng được đầu tư đáng kể, thông qua công tác thanh toán đã hình thành nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, nguồn vốn có chi phí rất thấp. Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với kinh tế tư nhân hầu hết là các khoản cho vay bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán, đây là nhân tố hạn chế chức năng tạo tiền thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng. Thanh toán là khâu quan trọng trong hoạt động của NHTM là cầu nối, là thước đo đánh giá quy mô hoạt động của ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng 90% trong tổng khối lượng thanh toán chung, thể hiện các hoạt động của nền kinh tế tập trung qua ngân hàng. Khối lượng thanh toán hiện tại chủ yếu là nghiệp vụ thanh toán của các đơn vị có tài khoản tại NHCT Hà Nam, các đối tượng khác tham gia hoạt động thanh toán này còn rất ít. Việc phát triển, mở rộng mạng lưới thanh toán, đầu tư trang thiết bị chưa làm cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển, đánh giá một cách khách quan là do thói quen của người dân cũng như cả các tổ chức kinh tế thường sử dụng thanh toán bằng tiền mặt trong hầu hết các hoạt động. Chính vì vậy, thanh toán phải đi kèm với các tiện ích cho người sử dụng và phải đi vào đời sống của doanh nghiệp và cá nhân. Biểu số 2.8: Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHCT Hà Nam. Đơn vị: triệu đồng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Chỉ tiêu Lượng % Lượng % Lượng % 1. Tiền mặt và ngân phiếu 612.047 12 774.402 11 728.069 12 thanh toán. 2. Thanh toán không dùng 4.718.659 88 6.052.335 89 5.532.783 88 tiền mặt 3. Doanh số thanh toán 5.330.706 100 6.826.737 100 6.260.852 100 chung Nguồn: Cân đối kế toán tổng hợp NHCT Hà Nam (năm 1999-2001).
  54. 54 Chất lượng dịch vụ thanh toán: - Dịch vụ thanh toán tại NHCT Hà Nam bao gồm các loại dịch vụ sau: + Thanh toán chuyển tiền. + Dịch vụ kiều hối. + Dịch vụ ngân quỹ. - Dịch vụ thanh toán là hoạt động được quan tâm rất lớn của hệ thống NHCT Việt Nam, hoạt động này luôn được mở rộng và chú ý đầu tư trang thiết bị hiện đại với mục tiêu theo kịp hệ thống thanh toán quốc tế. Mặc dù chưa có nhiều các loại hình dịch vụ xong loại hình này đang từng bước được bổ xung và hoàn thiện dần. Về trang thiết bị cho hoạt động dịch vụ hiện nay của NHCT Hà Nam là đầy đủ và hiện đại nhất trong toàn tỉnh với tốc độ thanh toán nhanh nhất, an toàn nhất. - Về chất lượng chỉ có thanh toán trong hệ thống NHCT, thanh toán song biên là đáp ứng được yêu cầu còn thanh toán bù trừ qua NHNN vẫn rất chậm và quá trình cải tiến đang ở mức hoàn thiện hệ thống thanh toán chung. Dịch vụ kiều hối còn khá non yếu, chính vì vậy chỉ hoạt động dịch vụ với một số ngoại tệ mạnh như USD, EUR trong khi đó nguồn tiền của các nước châu á phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc thì NHCT Hà Nam chưa có khả năng tiếp cận. Dịch vụ ngân quỹ chỉ mang tính chất thu chi quỹ nghiệp vụ (nộp, lĩnh tiền mặt) mà chưa phát huy ưu thế của ngân hàng là nghiệp vụ cao, kho quỹ an toàn để làm các dịch vụ quản lý, giữ hộ và nhất là dịch vụ thu chi hộ. 2.6. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam. Thu nhập và chi phí là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp, nó đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng trong một thời kỳ tài chính, đồng thời phản ánh chất lượng hoạt động của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ.
  55. 55 Biểu số 2.9: Thu nhập và chi phí Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Lượng % Lượng % Lượng % I. Tổng thu 16.304 100 16.291 100 19.723 100 1. Thu lãi cho vay 13.973 85,7 15.254 93,6 16.507 83,7 2. Tỷ trọng thu lãi cho 85,7% 93,6% 83,7% vay trong tổng thu nhập 3. Thu lãi tiền gửi 27 41 39 4. Thu từ kinh doanh 66 371 133 ngoại hối 5. Thu dịch vụ thanh 191 1,17 187 1,14 160 0,67 toán và ngân quỹ II. Tổng chi 13.935 100 11.963 100 20.405 100 1. Chi trả lãi tiền gửi, 10.650 76,4 7.867 65,7 15.645 76,7 tiền vay 2. Chi trả lãi phát hành 373 41 83 giấy tờ có giá 3. Chi nộp thuế và các 48 19 24 khoản phí, lệ phí 4. Chi phí cho cán bộ 1.058 7,59 1.882 15,7 1.599 7,83 công nhân viên - Lương 838 1.480 1.125 - Bảo hiểm xã hội 53 67 81 5. Chi phí quản lý 1.449 10,1 1.499 12,5 1.484 7,27 5.1.Khấu hao TSCĐ 706 581 768 5.2. Mua sắm CCLĐ 102 127 60 5.3. Sửa chữa bảo 133 245 131 dưỡng tài sản 5.4. Vật liệu, giấy tờ in 102 114 80 5.5. Chi kho quỹ 13 16 25 5.6.Cước phí bưu điện 48 54 70 5.7. Các khoản chi 345 362 350 khác 6.Chi dự phòng 96 925 III Chênh lệch thu - chi 2.369 4.328 -681 Nguồn: Cân đối kế toán tổng hợp NHCT Hà Nam (năm 1999-2001)
  56. 56 2.6.1. Thu nghiệp vụ Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu lãi cho vay. Trong tổng thu thì thu lãi tiền vay chiếm một tỷ trọng lớn, khoản thu lãi tiền vay chiếm trên 90% trong tổng thu, các nguồn thu khác không đáng kể. Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của ngân hàng chính là quy mô đầu tư tín dụng, chất lượng tín dụng và lãi suất cho vay. Cụ thể năm 2001 thu nhập bằng 108% so với năm 1999 trong khi dư nợ tăng 137% so với năm 1999, biểu hiện là quy mô tín dụng tăng, song lãi suất cho vay giảm, nợ không thu được lãi tăng làm giảm tổng thu. Yếu tố góp phần làm cho tổng thu giảm là chất lượng tín dụng, nợ quá hạn, nợ tồn đọng, nợ có vấn đề tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tương đối, từ 2,26% năm 1999 đến năm 20001 là 6,85%. Nguồn thu của NHCT Hà Nam khá đơn điệu do các hoạt động ngoài đầu tư cho vay phát triển kém, mà nguyên nhân cơ bản là địa bàn kinh tế kém phát triển, NHCT Hà Nam không phát triển các nghiệp vụ đầu tư; Vì vậy, thu lãi cho vay vẫn là nguồn thu chủ yếu và khi rủi ro lãi suất xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Thu dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu (năm 1999 là 2,5%; năm 2000 là 3,5%; năm 20001 là 2,5%), nguồn thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ tăng không đáng kể và thường chỉ chiếm từ 1-2,5% tổng thu. Thu từ kinh doanh ngoại tệ: Địa bàn Hà Nam là một tỉnh thuần nông, cho đến nay không có dự án đầu tư nước ngoài, nguồn ngoại tệ chủ yếu là tiền kiều hối, môi trường kinh doanh ngoại tệ không có nhiều, vì vậy thu dịch vụ kinh doanh ngoại tệ không ổn định. Thu bất thường: Là khoản thu không định trước, đó là do việc xử lý tài sản, nợ quá hạn thu hồi được của một số khách hàng mà NHCT Hà Nam đã trích dự phòng rủi ro. Nếu trích đúng, trích đủ và xử lý thu hồi nợ tốt thì không những làm trong sạch dư nợ hiện hành mà còn tạo nguồn thu đáng kể trong hoạt động kinh doanh.
  57. 57 2.6.2. Chi phí: Tỷ trọng các khoản mục chi phí thể hiện trong (Biểu số 2.9) cho thấy không có thay đổi lớn, các khoản mục chủ yếu gồm: Chi phí cho hoạt động kinh doanh, chi phí cho cán bộ nhân viên và chi phí quản lý. - Chi phí không phải lãi suất: Khoản chi này biến động từ 25 đến 35% trong tổng chi phí và thực chất là những khoản chi cho cán bộ công nhân viên, chi về tài sản Các khoản chi khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. - Chi phí cho cán bộ nhân viên: Chiếm khoảng 10% trong tổng chi phí, tỷ lệ của khoản chi này khá ổn định do cơ chế tài chính của NHCT Việt Nam điều hành 2.6.2.1. Chi phí cho hoạt động kinh doanh. Theo phân loại trong chi phí cho hoạt động ngân hàng thì mục chi này bao gồm các chi phí được coi là bắt buộc như chi trả lãi tiền gửi, tiền vay, chi phí sử dụng vốn điều hoà NHCT Việt Nam, chi kinh doanh ngoại tệ, chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro và chi khác về hoạt động kinh doanh như chi hoa hồng dịch vụ. Năm 2000 chi phí này giảm 28% so với năm 1999, năm 2001 tăng 43% so với năm 1999 do nguồn vốn huy động tăng, giảm tương ứng, khoản chi này phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Lãi suất huy động vốn: Lãi suất huy động vốn giảm dần qua các năm từ 1999 đến 2000, đây là thời điểm các ngân hàng không đầu tư cho vay phát triển, mở rộng tín dụng được nên hạ lãi suất cho vay nhằm thu hút khách hàng, nguồn vốn không sử dụng hết nên để đảm bảo lợi nhuận, các NHTM đều hạ lãi suất đầu vào. - Kết cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến chi phí: Có thể giảm được một phần chi trả lãi do kết cấu nguồn vốn thay đổi (giả sử tổng nguồn vốn không đổi). Đó là tỷ trọng các loại nguồn vốn sẽ chiếm tỷ lệ cao như vốn tiền gửi trên tài khoản thanh toán.
  58. 58 Thực tế nguồn này qua các năm không tăng và nếu xét về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động lại giảm do tổng nguồn huy động tăng. Việc làm lãi suất huy động bình quân giảm có lợi cho kinh doanh ngân hàng, qua đó ngân hàng sẽ giảm được chi phí trả lãi so với các loại nguồn có lãi suất cao thay thế. Khó khăn để phát triển nguồn vốn này là do hầu hết các doanh nghiệp không đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, ít có hướng đầu tư phát triển lâu dài, vì vậy không có nguồn dự trữ. - Chi khác về hoạt động kinh doanh: Mục này ngoài chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro, trích bảo hiểm tiền gửi còn có chi hoa hồng thực tế nguồn chi này qua các năm không lớn vì NHCT Hà Nam trích theo phân bổ của NHCT Việt Nam và điều đó không thể hiện thực chất chi cho hoạt động kinh doanh theo thực tế tại chi nhánh. Chi hoa hồng môi giới hiện nay theo quy chế của NHCT Việt Nam tỷ lệ chi quá nhỏ, ngoài ra muốn chi được còn phụ thuộc rất nhiều vào các quy định tài chính của Nhà nước. 2.6.2.2. Chi phí cho cán bộ nhân viên. Mục này chiếm từ 8-15% tổng chi phí qua các năm. Năm 2000 có mức chi cao nhất, bình quân đầu người trên tháng đạt 1,74 triệu tăng 69,8% năm 1999 và tăng hơn năm 2001 là 40,6%, trong khi năm 2001 mọi hoạt động ngân hàng tăng hơn năm 2000. Thực tế đó chỉ ra rằng chi phí cho cán bộ nhân viên phụ thuộc không nhiều vào sự tăng trưởng của hoạt động ngân hàng mà quỹ lương, ngoài việc tính theo lợi nhuận thực tế còn phụ thuộc nhiều vào sự điều hành của NHCT Việt Nam khống chế mức chi lương tối đa, mang tính điều hoà trong toàn hệ thống. Do vậy, quỹ tiền lương mang tính ổn định, việc trả lương mang nặng tính bình quân, chưa gắn tiền lương với quy mô và chất lượng hoạt động. Trong những năm qua, việc khống chế chi lương trên đã phần nào làm triệt tiêu động lực phấn đấu tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác của cán bộ. Theo cơ chế tiền lương của NHCT Việt Nam, quỹ tiền lương được chi tối đa là 1,5 lần lương cơ bản, tỷ lệ này phụ thuộc vào quỹ thu nhập tạo lập
  59. 59 của chi nhánh song không vượt mức tối đa. Nếu chi nhánh có đầy đủ các khả năng vượt xa mức chỉ tiêu thì đây là một hạn chế không kích thích tăng trưởng, mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động với năng suất, cường độ lao động và hiệu quả kinh doanh của đơn vị. 2.6.2.3. Chi phí quản lý. NHCT Việt Nam giao kế hoạch chi phí quản lý hàng năm cho các chi nhánh căn cứ trên kế hoạch kinh doanh được duyệt và có điều chỉnh vào cuối năm để các chỉ tiêu phù hợp với thực tế kinh doanh tại các chi nhánh, thể hiện tính tập trung trong quản lý chi phí của NHCT Việt Nam trong điều kiện các định mức chi phí của bộ Tài chính chưa phù hợp thực tế hoạt động kinh doanh và nhất là kinh doanh tiền tệ. Biểu số 2.10: Thực hiện chi phí quản lý. Đơn vị: triệu đồng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Chỉ tiêu Kế Thực Kế Thực Kế Thực hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện 1. Chi mua công cụ lao động 75 102 150 127 140 60 2. Chi bảo dưỡng sửa chữa tài sản 16 133 230 245 220 131 3. Chi thuê tài sản 30 23 30 24 15 16 4. Chi vật liệu, giấy tờ in 110 102 130 114 130 80 5. Chi tuyên truyền quảng cáo 23 13 50 16 70 24 6. Chi về kho quỹ 20 24 19 31 7. Chi khác 440 345 460 362 590 350 8. Lợi nhuận hạch toán 2.000 2.369 2.500 4.328 1.000 -681 Nguồn: Cân đối kế toán tổng hợp NHCT Hà Nam (năm 1999-2001). Các chi phí quản lý do NHCT Việt Nam giao mang tính kế hoạch, bao cấp không thực tế với hoạt động kinh doanh của chi nhánh, biểu hiện thực tế là trong khi các nguồn lực, tài sản của ngân hàng tăng thì chi phí quản lý không tăng về số tương đối và kế hoạch giao chỉ còn mang tính đề phòng các
  60. 60 chi nhánh chi quá mức chi phí quản lý được giao. Trong quản lý về chi phí thì chi khác là mục chi phí có thể tiết kiệm được ở mức chi hợp lý, phân tích mục chi cho thấy phần chi khác chiếm tỷ trọng lớn trên 50% tổng chi phí quản lý. Theo quy luật thông thường khoản chi này giảm tương đối trong kết cấu chi mới hợp lý. Chi sửa chữa bảo dưỡng tài sản nên thực hiện theo quy định, định mức của bộ Tài chính, cần giao và quy trách nhiệm quản lý tài sản thật tốt sẽ giảm chi phí bất hợp lý. 2.6.3. Kết quả kinh doanh. 2.6.3.1. Phân tích kết quả thu nhập chi phí. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả kinh doanh của NHCT Hà Nam là những thu nhập theo cơ chế tài chính của NHCT Việt Nam. Kết cấu quỹ thu nhập và chi phí hạch toán nội bảng, kết quả thực hiện qua các năm như sau: Biểu số 2.11: Phân tích thu nhập và chi phí. Đơn vị:triệu đồng Thực Thực Thực Chỉ tiêu hiện hiện hiện 1999 2000 2001 A. Tổng thu 16.304 16.291 19.723 B. Tổng chi 13.935 11.963 20.405 - Tổng chi (chưa có lương) 13.097 11.123 19.850 C. Chênh lệch (A-B) 2.369 4.328 -682 D. Quỹ thu nhập (theo đơn giá tiền lương) 838 1.480 1.125 E. Quỹ lương đã chi 780 1.377 1.047 F. Trích quỹ dự phòng tiền lương 58 103 78 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 1999- 2001 NHCT Hà Nam. Quỹ lương năm 2000,2001 tăng rất lớn so với năm 1999. Thực tế bắt đầu từ năm 2000, NHCT Việt Nam thực hiện theo cơ chế tiền lương mới, cơ chế này đảm bảo mức thu nhập bình quân cho toàn hệ thống, các chi nhánh
  61. 61 hoạt động không có hiệu quả vẫn đảm bảo mức lương kinh doanh tương đối ổn định. Năm 1999 ngoài phần lương cơ bản, chi nhánh hoạt động không có hiệu quả, được trích bình quân 550.000 đ/người; đến năm 2000 mức bình quân của chi nhánh có kết quả kinh doanh thua lỗ được trích 850.000 đ/người đã tạo điều kiện cho các chi nhánh gặp khó khăn có mức ổn định cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh và dần đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả hơn. Thực chất đây là sự bao cấp trong phân phối tiền lương, tuy nhiên với thực tế khó khăn của một số chi nhánh như hiện tại thì việc đưa mức lương bình quân tối thiểu lại là việc cần thiết và hợp lý, tạo điều kiện cho các chi nhánh trong toàn hệ thống NHCT được ổn định và có hướng phát triển, giữ vững thế cạnh tranh trên địa bàn. Bên cạnh chỉ tiêu quỹ thu nhập phản ánh kết quả về tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh của chi nhánh, kết quả kinh doanh còn được thể hiện ở các chỉ tiêu có tính xác định đến các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Cụ thể: Năm Năm Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Dư nợ bình quân/người (triệu đồng) 1.842 2.300 2.300 2. Bình quân nguồn vốn tự huy động/người(triệu đồng) 1.700 2.270 2.260 3. Thu nhập bình quân/người (triệu đồng) 0,930 1,670 1,320 4. Chênh lệch thu chi (chưa có lương)/người(triệu đồng) 35 57 - 5. Lãi suất đầu vào thực tế 0.42 0.32 0.41 6. Lãi suất đầu ra thực tế 0.75 0.73 0.62 7. Chênh lệch lãi suất 0.33 0.41 0.21 Thông qua các chỉ tiêu thực hiện kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh: - Quy mô hoạt động của NHCT Hà Nam còn hạn chế. Chỉ tiêu dư nợ bình quân đầu người ở mức trung bình, nguồn vốn bình quân đầu người thấp, hai chỉ tiêu trên có tính quyết định đến thu nhập và kết quả tài chính của chi