Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá

doc 48 trang nguyendu 4050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cho_vay_doi_voi_ho_ngheo.doc

Nội dung text: Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá

  1. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 2 6. Kết cấu 3 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN HÀ TRUNG -TỈNH THANH HOÁ 4 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàngCSXH huyện Hà Trung: 4 1.1.1Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện: 4 1.1.2Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung: 5 1.1.3 Hệ thống đơn vị nhận ủy thác: 7 1.1.4 Những thuận lợi và khó khăn: 8 1.1.4.1 Thuận lợi: 8 1.1.4.2. Khó khăn: 9 1.1.5. Tình hình chung về hoạt động huy động vốn và cho vay tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung qua 3 năm (tính đến 30/11/2011): 9 1.1.5.1 Hoạt động của Ban giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Hà Trung: 9 1.1.5.2 Công tác Kế hoạch- Tín dụng: 9 1.1.5.3. Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính: 16 1.1.5.4 Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ 17 1.1.6. Hoạt động thế mạnh của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hà Trung: 18 CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCS HUYỆN HÀ TRUNG 19 2.1. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung 19 2.1.1 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Hà Trung 19 2.1.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung 20 2.1.2.1 Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo 20 2.1.2.2. Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tại PGD NHCSXH huyện Hà Trung 21 2.1.2.3 Kết quả cho vay hộ nghèo trong thời gian qua ( 2009-2011) 24 2.1.2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo 26 2.2- Đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hà Trung trong thời gian qua 28 2.2.1. Những kết quả đạt được 28 2.2.2 Một số tồn tại và nguyên nhân: 29 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 1 Lớp 49b2 - TCNH
  2. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 2.2.2.1. VÒ nguån vèn cho vay hé nghÌo . 29 2.2.2.2. Công tác cho vay và thu nợ 30 2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hà Trung 31 2.3.1. Định hướng hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung 31 2.3.1.1 Định hướng chung của ngành Ngân hàng 31 2.3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung 34 2.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung 34 2.3.2.1 Thực hiện đúng các quy định cho vay: 35 2.3.2.2. Kết hợp cung ứng vốn tín dụng với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, và dạy nghề cho người nghèo 37 2.3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ tâm huyết với nghề nghiệp 37 2.3.2.4. Các giải pháp khác 38 2.3.3. Kiến nghị 39 2.3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 39 2.3.3.2. Kiến nghị với Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam 40 2.3.3.3 Kiến nghị với UBND huyện Hà Trung 41 KẾT LUẬN 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 2 Lớp 49b2 - TCNH
  3. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ 1.1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU CÁC PHÒNG BAN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN HÀ TRUNG: 5 Biểu 1.1-Nguồn vốn trong 3 năm 2009-2011: 10 Biểu 1.2 - Tình hình uỷ thác qua các Tổ chức Hội ( năm 2009 – 2011) 10 Biểu 1.3 - Tình hình sử dụng vốn của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung ( 2009- 2011): 12 Biểu 1.4 - Tình hình dư nợ cho vay ( 2009 – 2011 ) 14 Biểu đồ1.1 - Biểu đồ cho vay của Ngân hàng chính sách huyện Hà Trung 14 Biểu số 2.1:Nguồn vốn của NHCSXH huyện Hà Trung 19 (Năm 2009 – 2011) 19 Biểu số 2.2: Bảng kết quả hoạt động của NHCSXH huyện Hà Trung (Năm 2009 - 2011)22 Biểu số 2.3: Bảng cơ cấu dư nợ theo thời hạn 23 Biểu số 2.4: Bảng kết quả cho vay, thu nợ hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung (2009 -2011) 24 Biểu số 2.5: Cho vay hộ nghèo qua các tổ chức CT-XH tính đến 31/12/2011 25 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 3 Lớp 49b2 - TCNH
  4. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội. PGD : Phòng giao dịch TK &VV : Tiết kiệm và vay vốn. HĐQT : Hội đồng quản trị. HSSV : Học sinh sinh viên. GQVL : Giải quyết việc làm. XKLĐ : Xuất khẩu lao động. KK : Khó khăn. NS & VSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường. CT_XH : Chính trị và xã hội. UBND : Uỷ ban nhân dân. NHNN : Ngân hàng nhà nước. CS : Chính sách. NHNo& PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 4 Lớp 49b2 - TCNH
  5. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nghèo đói là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, luôn tồn tại trong xã hội, nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, xã hội không ổn định, giải quyết vấn đề nghèo đói là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Ngay cả những nuớc có nền kinh tế phát triển cao cũng có tình trạng nghèo đói, đó là một thách thức lớn cho sự phát triển của toàn nhân loại . Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 70% dân cư sống ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém dẫn tới năng suất lao động và mức tăng trưởng xã hội thấp. Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam diễn ra rất phổ biến và phức tạp đặc biệt khu vực miền núi và nông thôn chiếm tỷ lệ cao, có sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn giữa thành thị và nông thôn. Nghèo đói làm cho trình độ dân trí không thể nâng cao, đời sống xã hội không thể phát triển được. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu xoá đói giảm nghèo lên hàng đầu, góp phần đem lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo, ổn định thu nhập, nâng cao đời sống và tạo mọi điều kiện để đáp ứng đầy đủ nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo, đưa đất nước ta tiến vào kỉ nguyên mới nhằm hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xuất phát từ mục tiêu trên, ngày 04/10/2002 Thủ Tướng chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập ngân hàng chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo trước, để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng khác. Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) ra đời là tổ chức tín dụng của Nhà nước, là cầu nối đến với người dân tạo nguồn vốn cho người nghèo thoát khỏi cảnh đói nghèo nhằm: xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội . Chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo bắt đầu được triển khai từ năm 1998 theo quyết định số 51/1998/QĐ-TTg, thời gian này do Ngân hàng công thương Việt nam cho vay. Sau đó được thay thế bởi quyết định số 107/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và từ Ngân hàng công thương Việt nam chuyển bàn giao sang NHCSXH cho vay. Những gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn tại những nơi có Ngân hàng Chính sách Xã hội. Ngày 02/05/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 316 về chính sách tín dụng đối với các đối tượng chính sách. Đây là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nuớc, nhằm thực hiện công bằng xã hội, hỗ trợ và tạo SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 1 Lớp 49b2 - TCNH
  6. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH điều kiện, cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần trang trải chi phí, sinh hoạt, nâng cao đời sống. Quyết định 316 ra đời đã giành được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành, mọi người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính. Mở rộng ra các đối tượng đựoc vay vốn là hộ nghèo, về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai hoả hoạn, dịch bệnh được vay vốn. Mức vay tối đa 30 triệu đồng/hộ, lãi suất cho vay 0.65%/ tháng, với mục đích cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ . Được thành lập tháng 7/2003, Phòng giao dịch (PGD) ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung qua gần 9 năm thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách, PGD đã góp phần tích cực vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sông nhân dân các xã trong toàn huyện. Tuy nhiên, với NHCSXH thì vốn vẫn là nỗi lo lâu dài, trung bình vay vốn sau 3 năm mới bắt đầu trả nợ, song một số hộ nghèo vẫn chưa đủ khả năng trả nợ đúng kì hạn nên cũng là khó khăn cho NHCSXH thu hồi vốn đúng kì hạn . Bởi vậy để đưa ra giải pháp cho NHCS khắc phục, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên phát triển cùng cộng đồng nên em chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung -tỉnh Thanh Hoá " 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hà Trung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung trong 3 năm (2009-2011). 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm : phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, điều tra, khảo sát thực tiễn, thống kê, so sánh,phân tích, tổng hợp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Nhờ chương trình này mà từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn huyện đã hạn chế số hộ nghèo, trình độ dân trí được ngày một nâng cao . SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 2 Lớp 49b2 - TCNH
  7. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Đây là chương trình tín dụng có quy mô lớn và có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc, đóng góp tích cực trong công việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về thúc đẩy, phát triển giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội. Gánh nặng của nhiều hộ gia đình nghèo đã được Nhà nước cùng san sẻ, góp phần xây dựng lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội cho hộ nghèo thoát khỏi cảnh đói nghèo cócuộc sống ấm no và hạnh phúc, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về dân trí giữa các vùng miền. Tuy nhiên, thực hiện chính sách này người vay phải có trách nhiệm trả lãi đúng thời hạn, thực hiện đúng mọi quy định ban hành của NHCSXH. 6. Kết cấu Nội dung chính của báo cáo gồm 2 chương: Chương I:Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung- tỉnh Thanh hoá. Chương II: Thực trạng và giải pháp cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung-tỉnh Thanh Hoá. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 3 Lớp 49b2 - TCNH
  8. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN HÀ TRUNG -TỈNH THANH HOÁ 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung: Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Hà Trung được thành lập theo quyết định số 604/QĐ-HĐQT ngày 10/5/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH, được khai trương và đi vào hoạt động từ tháng 7/2003. Ngân hàng chính sách huyện Hà Trung là một trong những phòng giao dịch của chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Thanh Hóa hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, không vì mục đích lợi nhuận, chịu sự giám sát quản lý của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa. Tên giao dịch: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hà Trung. (Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Social Polices) Trụ sở chính: Tiểu khu 6, thị trấn Hà Trung, Thanh Hóa. Điện thoại: (037) 3620508 Tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung hiện đang thực hiện cho vay 8 chương trình, đó là: Cho vay học sinh, sinh viên; cho vay hộ nghèo; giải quyết việc làm; xuất khẩu lao động; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường; hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; thương nhân vùng khó khăn và cho vay hộ nghèo về nhà ở. Thông qua phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tỏ chức chính trị-xã hội và cho vay trực tiếp đến khách hàng để cho vay tới 25 xã, thị trấn trong huyện. 1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện: . Vị trí địa lý: Huyện Hà Trung nằm trên quốc lộ 1A cách thành phố Thanh Hóa khoảng 25km về phía Bắc , có vị trí giáp ranh như sau: - Phía đông giáp huyện Nga Sơn - Phía tây giáp huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc - Phía nam giáp huyện Hậu Lộc - Phía bắc giáp thị xã Bỉm Sơn và tỉnh Ninh Bình. . Đặc điểm địa bàn: - Diện tích nhân khẩu: Huyện Hà Trung có tổng diện tích là 24.450 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 9220.4 ha. Tổng số hộ toàn huyện là 29.875hộ, trong đó số hộ nghèo là 8.300 hộ chiếm tỷ lệ 29,2% , các đối tượng chính sách khác trên 6.900 hộ. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 4 Lớp 49b2 - TCNH
  9. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - Kinh tế xã hội: Là vùng đồng bằng chiêm trũng chịu nhiều thiên tai nhưng Hà Trung đã nỗ lực vượt khó, khai thác tốt những lợi thế, tiềm năng tạo những bước phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội. . Số xã, thị trấn: Toàn huyện có 25 xã và thị trấn, trong đó có 6 xã miền núi thuộc vùng khó khăn, xã xa nhất cách trung tâm huyện 25km (Hà Vinh). 1.1.2 Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung: Phòng giao dịch gồm có 10 cán bộ đang thực hiện các nghiệp vụ, cụ thể như sau: - Ban giám đốc 02 người: giám đốc và phó giám đốc. - Tổ kế toán, ngân quỹ, hành chính gồm 04 người: 01 kế toán trưởng, 02 kế toán viên, 01 thủ quỹ. - Tổ nghiệp vụ- tín dụng gồm 04 người: 01 trưởng tin dụng và 03 cán bộ tín dụng. - Có 02 phòng nghiệp vụ: 01 phòng nghệp vụ Kế toán-ngân quỹ , 01 phòng Tín dụng. SƠ ĐỒ 1.1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU CÁC PHÒNG BAN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN HÀ TRUNG: Ban giám đốc GĐ: Nguyễn Văn Việt PGĐ: Cù Minh Thanh Tổ nghiệp vụ Tín dụng Tổ Kế toán CB CB CB tín CB tín Trưởng CB kế CB kế CB thủ tín tín dụng: dụng: kế toán: toán: toán: quỹ: dụng: dụng: Phạm Trương Chu Đại Trần Nguyễn Vũ Nguyễn Cù Ngọc Quyết Tuệ Mạnh Thị Thị Thị Bích Thị Thu Anh Thắng Linh Hạnh Hồng Thủy a) Ban giám đốc: Hà . Có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 5 Lớp 49b2 - TCNH
  10. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH . NHCSXH tỉnh giao, đồng thời trực tiếp điều hành các tổ (tổ tín dụng, tổ kế toán - ngân quỹ). . Là bộ phận chịu trách nhiệm đưa ra các quyết sách trong toàn bộ hoạt động của đơn vị. b) Tổ kế toán - ngân quỹ: Thực hiện kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, giao dịch trực tiếp với khách hàng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự biến động của tài khoản và tính chất của tài khoản mình phụ trách. .Lập báo cáo nghiệp vụ kế toán định kỳ, chịu trách nhiệm về sự chính xác và trung thực của số liệu báo cáo, phân tích đánh giá quản lý chi tiêu của đơn vị, đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoăc kinh phí . Thực hiện kiểm tra tiền, thu-chi tiền mặt đúng chế độ trong phạm vi trách nhiệm của người Thủ quỹ ngân hàng. c) Tổ Kế hoạch Tín dụng: Xây dựng và tham mưu cho giám đốc trong xây dựng và điều hành kế hoạch tín dụng. . Lập và triển khai các hoạt động mà ngân hàng cấp trên chỉ định. Trực tiếp thực hiện toàn bộ tác nghiệp về hoạt động tín dụng. . Hướng dẫn các đơn vị nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thành lập các Tổ Tiết kiệm và vay vốn ( Tổ TK&VV), lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ vay vốn. . Chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các Tổ TK&VV thực hiện các công việc mà ngân hàng chính sách xã hội đã ủy thác cho các tổ chức Hội. . Tập hợp hồ sơ vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách từ các xã gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ trình cấp trên xem xét phê duyệt cho vay. . Thực hiện các thủ tục hồ sơ vay vốn, giao ban trực tiếp những ngày giao dịch với Tổ TK&VV, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội làm nhiệm vụ ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thực hiện kiểm tra quá trình sử sdụng vốn vay trước, trong và sau khi cho vay. . Thực hiện công tác cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ quá hạn và xử lý nợ rủi ro cho các đối tượng được phân công. Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn, trả nợ; thực hiện theo quy điịnh của NHCSXH phòng giao dịch huyện Hà SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 6 Lớp 49b2 - TCNH
  11. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Trung cho đặt 25 điểm giao dịch ở các xã, thị trấn với lịch giao dịch được cố định hàng tháng vào các ngày chẵn từ ngày 06 đến ngày 26 cụ thể như sau: ĐIỂM GIAO LỊCH GIAO DỊCH STT DỊCH Ngày giao dịch Giờ giao dịch 1 Thị Trấn 8h-16h 2 Hà Ninh 06 8h-16h 3 Hà Lâm 8h-16h 4 Hà Sơn 8h-16h 5 Hà Ngọc 08 8h-16h 6 Hà Phong 8h-16h 7 Hà Giang 8h-16h 10 8 Hà Long 8h-16h 9 Hà Vân 8h-16h 12 10 Hà Dương 8h-16h 11 Hà Tân 8h-16h 12 Hà Tiến 14 8h-16h 13 Hà Bình 8h-16h 14 Hà Đông 8h-16h 16 15 Hà Lĩnh 8h-16h 16 Hà Thanh 8h-16h 18 17 Hà Vinh 8h-16h 18 Hà Hải 8h-16h 20 19 Hà Toại 8h-16h 20 Hà Châu 8h-16h 22 21 Hà Lai 8h-16h 22 Hà Yên 8h-16h 24 23 Hà Bắc 8h-16h 24 Hà Phú 8h-16h 26 25 Hà Thái 8h-16h 1.1.3 Hệ thống đơn vị nhận ủy thác: . Các tổ chức chính trị xã hội làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho NHCSXH là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, thông qua tổ chức thành SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 7 Lớp 49b2 - TCNH
  12. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH lập và chỉ đạo hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, có đủ điều kiện trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng. NHCSXH Hà Trung đã ký hợp đồng uỷ thác với 04 Tổ chức Hội đoàn thể theo văn bản ký kết của NHCSXH Trung ương, bao gồm: - Hội Nông dân - Hội Phụ nữ - Hội Cựu chiến binh - Đoàn thanh niên. Phương thức này đã tận dụng được bộ máy của các tổ chức này, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý, đồng thời tạo điều kiện lồng ghép có hiệu quả chương trình tín dụng với các chương trình văn hoá, xã hội. . Tổ tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) ở xã, thị trấn do các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo xây dựng và quản lý, được giao nhiệm vụ chính là huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên để tạo lập quỹ tự lực của Tổ, cam kết sử dụng vốn vay có hiệu quả và kiểm tra, giám sát Tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tổ TK&VV là đối tác chính ký hợp đồng nhận làm dịch vụ tín dụng trực tiếp tới khách hàng. Hiện đã xây dựng, củng cố và kiện toàn được 423 tổ Tiết kiệm và vay vốn, tạo màng lưới rộng khắp trên địa bàn các xã, thị trấn trong toàn huyện. Chủ trương cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn là đúng đắn, quyết định sự phát triển bền vững của NHCSXH huyện. 1.1.4 Những thuận lợi và khó khăn: 1.1.4.1 Thuận lợi: - Tình hình an ninh, chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, tỷ lệ tăng năm 2011 đạt 15,1%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. - Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa, cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, ban Đại diện HĐQT, và sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác nguồn vốn và thực hiện các Chương trình cho vay. - Hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã ý thức, trách nhiệm hơn với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy được hiệu quả đồng vốn đầu tư. - Cơ chế hoạt động của NHCSXH từng bước được chấn chỉnh, đi vào ổn định; thủ tục hành chính trong quan hệ vay vốn được cải tiến theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, chặt chẽ hơn SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 8 Lớp 49b2 - TCNH
  13. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 1.1.4.2. Khó khăn: Kinh tế- xã hội diễn ra có nhiều khó khăn, giá cả hàng hoá có chiều hướng gia tăng, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi Vì vậy đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Đặc biệt là đến bộ phận dân nghèo và tác động trên thị trường tiền tệ, tín dụng Dư nợ lớn, áp lực công việc ngày càng cao, địa bàn hoạt động rộng thường xuyên phải giao dịch lưu động 25 xã, thị trấn. Nguồn vốn cho vay các chương trình phụ thuộc vào cấp trên dẫn đến chưa chủ đông trong chỉ đạo điều hành. Song với sự cố gắng của cán bộ nhân viên trong đơn vị, sự phối hợp cộng đồng trách nhiệm của các Ban ngành đoàn thể các cấp trên địa bàn huyện, trong việc tổ chức tuyên truyền hoạt động và thực hiện tốt việc nhận uỷ thác các chương trình cho vay. Ngân hàng CSXH Hà Trung đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.1.5. Tình hình chung về hoạt động huy động vốn và cho vay tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung qua 3 năm (tính đến 30/11/2011): 1.1.5.1 Hoạt động của Ban giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Hà Trung: Hàng quý, ban đại diện Ngân hàng chính sách xã hôi huyện Hà Trung cùng với phòng giao dịch phối hợp thực hiện tốt chính sách tín dụng ưư đãi cho HSSV, hộ nghèo, và các đối tượng chính sách xã hội khác trên địa bàn. Trong năm 2011, ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát nhằm đánh giá kết quả hoạt động cho vay,xét duyệt đối tượng vay, quản lý vốn vay và theo dõi nợ cùng với Tổ TK&VV. 1.1.5.2 Công tác Kế hoạch- Tín dụng: a) Nguồn vốn - sử dụng vốn: Năm 2011, hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hà Trung đạt kết quả tốt, các chỉ tiêu nguồn vốn và sử dụng vốn đều hoàn thành so với kế hoạch được giao. Doanh số cho vay đạt 61.426 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 24.948 triệu đồng, nâng cao hệ số quay vòng vốn, tỉ lệ thu lãi đạt 100%. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 9 Lớp 49b2 - TCNH
  14. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Biểu1.1-Nguồn vốn trong 3 năm 2009-2011: Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 151.286 193.411 229.885 Tổng nguồn vốn 100% 100% 100% 150.920 191.705 226.475 A Nguồn vốn TW 99.7% 99.1% 98.5% 366 1.706 3.410 B Nguồn vốn ĐP 0.3% 0.9% 1.5% Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động của PGD huyện Hà Trung (2009-2011) Qua biểu trên cho thấy, tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Hà Trung liên tục tăng trưởng qua các năm mặc dù có sự biến động lớn trên thị trường. Qua biểu số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn đã tăng lên rõ rệt, năm 2009 tổng nguồn vốn là 151.286 triệu đông, đến năm 2010 là 193.411 triệu đồng, tăng 42.125 triệu đồng so với năm 2009, đến năm 2011 là 229.885 triệu đồng tăng 36.474 triệu đồng so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2010 là 27,7%, năm 2011 là 18,8%. NHCSXH cho vay chính đối với các đối tượng chính sách, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo cũng được chú trọng hơn, do đó cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng hình thành như một quỹ tập chung: có nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước, ngay cả nguồn vốn từ địa phương phần lớn cũng trích từ ngân sách địa phương. Vì thế quy mô phát triển nguồn vốn còn rất hạn hẹp và phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định của nền kinh tế, kế hoạch chi tiêu ngân sách. Trong thực tiễn hoạt động NHCSXH cũng thực hiện cơ chế huy động vốn thị trường (nhưng rất ít), do chính sách phục vụ xoá đói giảm nên việc huy động vốn rất hạn chế; đây là điểm hoàn toàn khác biệt với các ngân hàng khác là phục vụ người nghèo. Nó là tồn tại lớn nhất trong cơ chế huy động vốn của NHCSXH, thể hiện tính bao cấp cao, chứ không phải chạy theo lợi nhuận như các ngân hàng khác. Biểu 1.2 - Tình hình uỷ thác qua các Tổ chức Hội ( năm 2009 – 2011) Số tổ Số hộ Dư nợ (triệu đồng) Tổ chức Hội TK&VV(Tổ) (hộ) Trong hạn Quá hạn Hội Phụ nữ 148 4.928 92.995 334 Hội Cựu chiến binh 62 1.602 25.758 264 Hội Nông dân 180 6.235 90.622 422 Đoàn thanh niên 33 952 16.349 50 Tổng cộng: 423 13.717 225.724 1.070 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 10 Lớp 49b2 - TCNH
  15. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Qua biêủ số liệu trên ta thấy tổng dư nợ tại Phòng giao dịch Hà Trung qua ủy thác của 04 tổ chức Hội là 226.794 triệu đồng, trong đó: + Dư nợ ủy thác của Hội Phụ nữ là cao nhất đạt 93.329 chiếm 41,15% tổng dư nợ ủy thác. Nợ quá hạn là 334 triệu đồng chiếm 0,36% dư nợ ủy thác của Hội. + Dư nợ uỷ thác của Hội Cựu chiến binh là 26.022 triệu đồng chiếm 11,47% tổng dư nợ uỷ thác. Nợ quá hạn 264 triệu đồng chiếm 1,01% dư nợ uỷ thác của hội. + Dư nợ uỷ thác của Đoàn thanh niên là 16.399 triệu đồng chiếm 7,24% tổng dư nợ uỷ thác. Nợ quá hạn 50 triệu đồng chiếm 0,3% tổng dư nợ ủy thác của hội. Tương ứng với tình hình dư nợ như vậy thì Hội Phụ nữ và Hội Nông dân là những tổ chức đoàn thể quản lý nhiều Tổ TK&VV nhất. Tính trung bình mỗi xã có 7 Tổ TK&VV do Hội Nông dân quản lý, 6 tổ do Hội Phụ nữ quản lý trong khi đó Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên chỉ có 1 - 2 tổ. Nhận thấy qua bảng số liệu có thể nói chất lượng dư nợ tại Phòng giao dịch Hà Trung là khá tốt. Có được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên tại đây. * Tình hình sử dụng vốn cho vay trong 3 năm (2009-2011): Trong 3 năm qua Phòng giao dịch NHCSXH Hà Trung đã cố gắng bám sát những chỉ đạo, chương trình của tỉnh, NHCSXH cấp trên, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về hoạt động cho vay hộ nghèo, kết hợp với tình hình thực tiễn địa phương Phòng giao dịch đã thực hiện tốt công tác cho vay đúng đối tượng, đạt được hiệu quả trong công tác đầu tư. Phương thức cấp vốn tín dụng đối với hộ nghèo các tổ chức chính trị, xã hội: chủ yếu hiện nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung đang thực hiện cho vay với một số chương trình sau: Cho vay với hộ nghèo: Đây là chương trình tín dụng quan trọng nhất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngân hàng hỗ trợ vốn đối với những hộ thuộc diện nghèo theo quy định của nhà nước để sản xuất kinh doanh, nhằm giúp đỡ hộ nghèo từng bước cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hôi. Cho vay học sinh – sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề nhằm giúp đỡ các em có điều kiện học tập, để trang bị hành trang vào đời có cơ hội thoát nghèo, nhiều HSSV có nguy cơ bỏ học được tiếp tuch con đường học tập của mình. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 11 Lớp 49b2 - TCNH
  16. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Cho vay giải quyết việc làm: nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong giai đoạn hiện nay (2006-2010), trang bị những điều cần thiết, nâng cao trình độ cho người lao động, góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nân cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Cho vay đối với các đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài: nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người dân có cơ hội suất khẩu lao động để có thể cải thiện đời sống. Cho vay nước sạch – vệ sinh môi trường: theo chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giúp người nghèo có khả năng dùng nước sạch, nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân. Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của nhà nước: nhằm giúp đỡ những doanh nghiệp khó khăn có vốn để sản xuất kinh doanh. Cho vay hộ nghèo về nhà ở : với mục tiêu Nhà nước trực tiếp hỗ trợ hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Cho vay thương nhân vùng khó khăn: mục tiêu phát triển thương mại ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng. Biểu 1.3 - Tình hình sử dụng vốn của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung ( 2009-2011): Đơn vị: Triệu đồng Tên chương trình Dư nợ 2009 Dư nợ 2010 Dư nợ 2011 Cho vay hộ nghèo 64.004 72.862 74,127 Cho vay GQVL 2.548 2.931 3,187 Cho vay HSSV 66.777 95.672 116,970 Cho vay XKLĐ 3.360 2.529 1,689 Cho vay vùng KK 9.312 10.689 16,989 Cho vay NS&VSMT 6.414 7.326 13,326 Cho vay hộ nghèo làm nhà - 1.896 4,296 Cho vay thương nhân - 300 300 Tổng cộng: 152.415 194.205 230,884 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung (2009-2011) SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 12 Lớp 49b2 - TCNH
  17. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Ngân hàng CSXH đã phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức Hội đoàn thể CTXH, các ngành, các cấp để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện. Tranh thủ nguồn vốn của cấp trên giải ngân cho vay các chương trình kế hoạch đã đuợc thông báo. Tham mưu kịp thời Trưởng Ban đại diện HĐQT, trong công tác chỉ đạo điều hành : Quyết định thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện và có văn bản hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo của cấp xã, Thị trấn. Để chỉ đạo, sử lý những tồn tại vướng mắc tại cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn. Tập trung xử lí nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng, phối hợp với Cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương đối với xã Hà Tân có những tồn tại nổi cộm của năm trước để lại: Tổng số 13 hộ, dư nợ 225 triệu đồng. Đến nay kết quả đã sử lý thu hồi được của 8 hộ, số tiền 68 triệu đồng. Còn tồn tại 7 hộ, số tiền 117 triệu đồng Phối hợp với các Tổ chức Hội cấp huyện, tổ chức tập huấn về nghiệp vụ nhận uỷ thác và công tác quản lý vốn vay 100% các Tổ chức Hội xã, Thị trấn và các Tổ TK&VV trên địa bàn huyện. Đấu mối với UBND các xã, thị trấn, các tổ chức hội nhận uỷ thác lập kế hoạch tín dụng năm 2012. Duy trì tổ chức giao ban với các tổ chức hội các cấp, UBND các xã, các tổ TK&VV phối hợp xử lí, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, những tồn tại trong công tác uỷ thác cho vay. Đã hoàn thành việc tách theo dõi dư nợ hộ nghèo đến từng gia đình. Phối hợp với các tổ chức Hội kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi 100% các xã, Thị trấn trong huyện. - Xử lí các trường hợp còn tồn tại chưa đổi sổ vay vốn, lập biên bản xác định cụ thể nguyên nhân đến từng hộ để có biện pháp xử lí. - Phối hợp với UBND các xã, thị trấn; các tổ chức hội triển khai kịp thời vốn vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167 của Thủ tướng Chính Phủ và vốn vay HSSV năm học 2011-2012. - Xử lý các tồn tại được phát hiện qua công tác kiểm tra đối chiếu và xác định nợ. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 13 Lớp 49b2 - TCNH
  18. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Biêủ 1.4 - Tình hình dư nợ cho vay ( 2009 – 2011 ) Đơn vị: Triệu đồng Phương thức cho Số hộ còn Tên chương trình Số tiền vay dư nợ (Tr.đ) Trực tiếp Ủy thác (hộ) (Tr.đ) (Tr.đ) Cho vay hộ nghèo 7.639 74.127 - 73.853 Cho vay GQVL 137 3.187 690 2.252 Cho vay HSSV 81 116.970 - 1.754 Cho vay XKLĐ 1.938 1.689 - 12.893 Cho vay vùng KK 6.197 16.989 - 115.673 Cho vay NS&VSMT 922 13.326 - 16.421 Cho vay hộ nghèo làm nhà 12 4.296 - 300 Cho vay thương nhân 456 300 - 3.648 Tổng cộng: 17.382 230.884 690 226.794 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung (2009-2011) hé nghÌo HSSV GQVL hé SXKD XKL§ TN vïng kk hé nghÌo vÒ nhµ ë NS-VSMT Biểu đồ 1.1 - Biểu đồ cho vay của Ngân hàng chính sách huyện Hà Trung b) Kết quả triển khai các chương trình tín dụng mới: Thực hiện quyết định 316/QĐ-TTG ngày 02/5/2003 về tín dụng đối với hộ nghèo và quyết định số 1344/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 về việc điều SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 14 Lớp 49b2 - TCNH
  19. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH chỉnh mức cho vay hộ nghèo của Thủ tướng Chính phủ. Đến 31/12/2011 Phòng giao dịch Hà Trung đã thực hiện chương trình cho vay chủ yếu là cho vay học sinh sinh viên nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề. Tiếp đó là chương trình Thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn NHCSXH theo quyết định 579/2009/QĐ- TTg ngày 06/05/2009 của Thủ tướng chính phủ. Đây là 2 chương trình có dư nợ lớn. Bảng số liệu trên chứng tỏ cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (115.673 triệu đồng chiếm 50,85%) và hộ nghèo (73.853 triệu đồng chiếm 32,46%) là hai chương trình tín dụng có số dư nợ lớn nhất tại Hà Trung. Trong các chương trình thì cho vay thương nhân vùng khó khăn có dư nợ thấp nhất: 300 triệu đồng chiếm 0,13% tổng dư nợ. Tính đến 30/04/2011 Ngân hàng CSXH Hà Trung đã cho 6.049 hộ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn với doanh số cho vay là 114.220 triệu đồng. Trước 30/09/2007 dư nợ cho vay hộ tại phòng giao dịch Hà Trung chỉ có 366 triệu đồng. Đến 30/04/2011 dư nợ cho vay hộ nghèo đã đạt 111.149 triệu đồng. đây là chương trình tín dụng có dư nợ cao nhất, chiếm 53 % tổng dư nợ trên địa bàn của NHCSXH. Về phương thức cho vay cho đến thời điểm hiện tại hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH đều thực hiện phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội. Nhìn vào bảng số liệu thì tại Phòng giao dịch NHCSXH Hà Trung hiện nay chỉ có duy nhất chương trình cho vay giải quyết việc làm có áp dụng cho vay trực tiếp nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ thấp: 690 triệu đồng chiếm 23,45% tổng dư nợ chương trình này. c)Thực hiện điểm giao dịch xã: Thực hiện nghị quyết của HĐQT và Tổng Giám đốc NHCSXH để tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân nhanh chóng được tiếp cận với đồng vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tại điểm giao dịch đã thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ như cho vay, thu nợ, thu lãi, chi hoa hồng, chi thù lao cho cán bộ xã. Đồng thời có bảng số liệu sao kê chi tiết nợ trong hạn, nợ đến hạn, nợ quá hạn của hộ vay; có bảng Thông báo chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước . tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với đồng vốn tín dụng ưu đãi đảm bảo tính công khai minh bạch, dân chủ và tính xã hội hóa ngân hàng về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. d) Công tác tập huấn nghiệp vụ: SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 15 Lớp 49b2 - TCNH
  20. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Công tác tập huấn nghiệp vụ của các tổ chức hội, tổ TK&VV được quan tâm chú trọng, những năm qua Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung đã tập huấn thành công 100% các tổ TK & VV với hơn 526 lượt người tham gia. Thông qua tập huấn các cán bộ hội và ban quản lý tổ đã nhận thức được trách nhiệm, quyền hạn, nắm bắt được quy trình nghiệp vụ để quản lý đồng vốn chặt chẽ và hướng dẫn hộ vay sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. 1.1.5.3. Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính: a. Công tác Kế toán . Bộ phận Kế toán luôn thực hiện nghiêm túc nguyên tắc chế độ kế toán, thống kê báo cáo hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kế toán, cập nhật đầy đủ chứng từ, mở các lọa sổ sách kế toán, thực hiện giao dịch văn minh nơi công sở, luôn học hỏi nâng cao trình độ tin học, công nghệ mới ,để đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ, có chất lượng, hiệu quả. Thực hiện tốt tiết kiệm trong chi phí, chi trả chính xác ,đầy đủ kịp thời phí ủy thác cho các cấp hội, hoa hồng cho tổ TK&VV. b. Kết quả tài chính. Để có thể thực hiện cho vay các đối tượng chính sách theo lãi suất ưu đãi, NHCSXH được áp dụng cơ chế tài chính riêng, khác với các Ngân hàng thương mại khác như: NHCS không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự dự trữ bắt buộc tại NHNN bằng 0%; được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước. Theo những quy định trên đây thì NHCS được hưởng một số chế độ ưu đãi, trên cơ sở đó hạ lãi suất cho vay, nhưng thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính. NHCSXH trả phí dịch vụ cho đơn vị nhận làm dịch vụ uỷ thác theo sự thoả thuận của hai bên trên cơ sở định mức do Nhà nước quy định, chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi phí đào tạo tay nghề và các chi phí quản lý khác từ nguồn thu phí dịch vụ này Năm 2011, kết quả thu – chi tài chính đạt được như sau: Tổng thu đạt 100% kế hoạch được giao, trong đó: - Nguồn vốn tỉnh chuyển về : 228.036 triệu đồng - Nguồn huy động tại địa phương được cấp bù lãi suất 3.150 triệu đồng. Nguồn vốn cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Tổng chi đạt : 230.884 triệu đồng đạt 100% kế hoạch được giao SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 16 Lớp 49b2 - TCNH
  21. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Chênh lệch Tổng thu – Tổng chi là 302 triệu đồng (chưa tính phí sử dụng vốn NHCSXH VN).Các khoản thu chi đảm bảo thực hiện đúng, đủ, chính xác theo chế độ qui định. c) Công tác kho quỹ Công tác kho quĩ an toàn, đảm bảo tài sản cơ quan, đã thực hiện tốt công tác nghiệp vụ: Thu đúng, thu đủ, chi đúng, chi đủ. Trong những năm qua không xẩy ra thừa thiếu mất quĩ. 1.1.5.4 Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ của PGD NHCSXH huyện Hà Trung luôn được NHCSXH thành phố chỉ đạo,các phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ đã tiến hành kiểm tra,kịp thời chỉnh sửa bổ sung những thiếu sót. Năm 2009 PGD NHCSXH đã chủ đông kiểm tra hồ sơ chứng từ, bổ sung đầy đủ. Cùng với tổ chức hộ đã kiểm đối chiếu 100% hộ vay có dư nợ vay đều khớp nợ với số tiền lưu tại ngân hàng. Thực hiện theo quyết định số 492 QĐ-NHCS ngày 02/08/2008 và đề cương kiểm tra số 291 ngày 20/04/2008 của giám đốc NHCSXH thành phố Thanh Hóa về việc thành lập đoàn kiển tra PGD NHCSXH huyện Hà Trung, trong năm 2010, đoàn kiểm tra kiểm toán nội bộ NHCSXH thành phố đã tiến hành kiểm tra tại đơn vị và đi kiểm tra 100% các phường trên địa bàn. Kết quả kiểm tra được đoàn đánh giá cao về chuyên môn cũng như về chấp hành nguyên tắc , chế độ quy định về tín dụng ưu đãi. Thực hiện quyết định 1671/QĐ- NHCS ngày 01/07/2009 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc thành lập đoàn công tác kiểm tra tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Thanh Hóa, từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 07 năm 2011 đoàn đã tiến hành kiểm tra hoạt động tại đơn vị và đi kiểm tra, đối chiếu thực tế tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, một số tổ TK & VV và một số hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH. Qua kiểm tra, đoàn đã đánh giá cao về chất lượng tín dụng tại đơn vị và chỉ ra những tồn tại cần chỉnh sửa và bổ sung. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã chủ động tự kiểm tra hồ sơ, chứng từ nhằm kịp thời chỉnh sửa, bổ sung những thiếu sót. Nhờ vào sự phát triển của ngành ngân hàng và sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên trong đơn vị, NHCSXH huyện Hà Trung ngày càng vững mạnh và tạo đươc uy tín cao đối với nhân dân. Những kết quả ngân hàng đã đạt được trên các lĩnh vực, hoạt động khác nhau rất đáng kể. Ngân hàng ngày càng hiện đại hóa về công nghệ thông tin, trình độ tin học cũng như nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng đã được nâng lên đáng kể, có sự sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ phù hợp với trình độ năng lực của từng người, quản lý cán bộ theo cơ chế SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 17 Lớp 49b2 - TCNH
  22. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH nghiệp vụ. Vì thế trong năm qua, đội ngũ cán bộ phải quản lý khối lượng nguồn vốn lớn nhưng thực hiện vẫn đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi; không để ra sai sót, nhầm lẫn, bảo đảm an toàn tài sản. 1.1.6. Hoạt động thế mạnh của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hà Trung: Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại giao Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, những thành tựu này đã nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Thắng lợi đó có sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam- là một tổ chức tín dụng của Nhà nước với nhiều lợi thế về : nguồn vốn huy động, bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước,được Nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: - NHCSXH được huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo quyết định số 131/2002/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Được hộ vay hộ nghèo, HSSV và các đối tượng chính sách khác (đang thực hiện 8 chương trình tín dụng) - Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo, cho vay HSSV và các chương trình khác. - Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án. Chi nhánh NHCSXH huyện Hà Trung hoạt động trên địa bàn huyện Hà Trung, thuộc nhánh đường quốc lộ 1A nên có điều kiện thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động, kỹ thuật. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện cũng ngày càng phát triển,đa dạng hóa, phát huy lợi thế nằm trong vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh. Giáo dục đào tạo cũng đạt được những kết quả khả quan trong công tác cải tiển dạy và học, phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của tỉnh và Nhà nước đề ra. Công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cũng được triển khai hiệu quả góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 14% giảm 3,68% so với năm 2009 Vì vậy, chính sách tín dụng ưu đãi cho HSSV chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn cho vay chính của ngân hàng hiện nay. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 18 Lớp 49b2 - TCNH
  23. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCS HUYỆN HÀ TRUNG 2.1. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung. 2.1.1 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Hà Trung. Tổng nguồn vốn của NHCSXH tính đến 31/12/2011 đạt 229.885 triệu đồng đồng, tăng 36.474 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó: - Nguồn vốn cân đối từ Trung ương: 229.489 triệu đồng. - Nguồn vốn huy động tại địa phương: 366 triệu đồng. Theo điều lệ hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội thì NHCSXH được phép huy động vốn trong nước và ngoài nước của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư, được phát hành chứng chỉ nợ, Ngân hàng Nhà nước, vay khác trong và ngoài nước theo các dự án Chính phủ bảo lãnh, tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo, nhận dịch vụ uỷ thác cho vay nhận các nguồn vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế. Ngân hàng Chính sách huyện Hà Trung thực hiện chủ trương của Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. Mặc dù vậy, bên cạnh nguồn vốn của trung ương giao, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung đã luôn luôn chủ động huy động các nguồn vốn tại địa phương, tuy nhiên kết quả không cao. Cơ cấu nguồn vốn và sự tăng trưởng nguồn vốn được thể hiện trong bảng sau: Biểu số 2.1:Nguồn vốn của NHCSXH huyện Hà Trung (Năm 2009 – 2011) Đơn vị : Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ Tốc độ Chỉ tiêu T.trọng T.trọng T.trọng Giá trị Giá trị tăng Giá trị tăng (%) (%) (%) (%) (%) Tồng vốn 151.286 100% 193.411 100% 27,7% 229.885 100% 18,8% 1. Nguồn vốn TW 150.920 99.7% 191.705 99,1% 226.475 98.5% 2. Nguồn vốn ĐP 366 0.3% 1.706 0,9% 3.410 1.5% (Nguồn: Ngân hàng Chính sách huyện Hà Trung) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn đã tăng lên rõ rệt, năm 2009 tổng nguồn vốn là 151.286 triệu đồng, đến năm 2010 là 193.411 triệu đồng, tăng SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 19 Lớp 49b2 - TCNH
  24. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 42.125 triệu đồng so với năm 2009, đến năm 2011 là 229.885 triệu đồng tăng 36.474 triệu đồng so với năm 2010. - Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2010 là 27,7%, năm 2011 là 18,8%. Kết quả tăng trưởng nguồn vốn có được là do sự tăng lên của nguồn vốn trung ương.- Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung chủ yếu là nguồn vốn Trung ương, tỷ trọng của nguồn vốn huy động trong tỉnh dao động từ 1– 3%. Với cơ cấu nguồn vốn như trên cho ta thấy khả năng huy động nguồn vốn tại địa phương của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung còn thấp, so với sự tăng lên của nguồn vốn Trung ương. Do vậy, sự tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn trung ương chuyển về. 2.1.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung. 2.1.2.1 Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo * Về quy trình cho vay: Từ ngày thành lập thực hiện quy trình cho vay trực tiếp đến hộ nghèo theo Quyết định 316, cho vay trực tiếp được hiểu, hộ nghèo trực tiếp nhận tiền vay không qua tổ chức trung gian nào. Hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh khi vay NHCSXH phải làm đơn đề nghị vay vốn gửi đến tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tiến hành bình xét các hộ đủ điều kiện vay theo quy định. Tổ trưởng lập danh sách theo mẫu in sẵn (Mẫu 03/TD) gửi lên Ban xoá đói giảm nghèo xã, phường xem xét, sau đó mới chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân Hàng CSXH chuẩn bị tiền và tổ chức giải ngân theo từng xã, đến tận tay từng hộ nghèo vay vốn theo các bước sau: 1/ Hộ nghèo làm đơn đề nghị vay vốn gửi cho tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc các tổ chức: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên đang hoạt động ở địa phương. 2/ Tổ tiết kiệm và vay vốn họp bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh các hộ đủ điều kiện vay kèm đơn xin vay gửi Ban xoá đói giảm nghèo và UBND xã. 3/ UBND và Ban xoá đói giảm nghèo cùng xét duyệt danh sách hộ đủ tiêu chuẩn vay vốn và gửi NHCSXH . 4/ Cán bộ tín dụng tập hợp đơn và danh sách xin vay trình lên Giám đốc huyện, thị xã ký duyệt cho vay và ra thông báo về lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho các xã . 5/ Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận danh sách hộ được vay vốn, thông báo SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 20 Lớp 49b2 - TCNH
  25. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH cho hộ biết thời gian và địa điểm giải ngân . 6/ NHCSXH huyện, thị xã giải ngân trực tiếp tới hộ nghèo. 7/ Tổ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc cho các hộ nghèo vay vốn trả nợ đúng hạn. Có thể nói đây là phương thức cho vay khá hợp lý. Việc hình thành các tổ nhóm để gắn trách nhiệm liên đới tới từng thành viên trong tổ, bởi vì các thành viên trong tổ hiểu rõ hoàn cảnh của các hộ nghèo vay vốn thuộc tổ mình. Đảm bảo chắc chắn tiền đến tay hộ nghèo và không trùng với các nguồn vốn khác đã cho vay. Điều này làm giảm bớt gánh nặng giám sát món vay của cán bộ tín dụng. * Về điều kiện cho vay: Thực hiện theo Quyết định 316 của NHCSXH Việt Nam, điều kiện để cho vay hộ nghèo phải là hộ có trong danh sách được tổ tiếp kiệm lập, được UBND xã xét duyệt và đối chiếu hộ không có dư nợ NHNo, NHCSXH và các chương trình khác. Như vậy khi xét duyệt đảm bảo cho vay đúng người, đúng đối tượng và đúng với chủ trương, chính sách. * Về lãi suất cho vay: Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Thống đốc Ngân hàng từng thời kỳ. * Về thời hạn cho vay: Căn cứ vào chu kỳ phát triển của cây trồng vật nuôi để định thời hạn nợ, nhưng ở huyện Hà Trung đối tượng cho vay chủ yếu là cho vay chăn nuôi trâu, bò, trồng lúa, trồng cây ăn quả, do vậy thời hạn cho vay thường là 2 đến 5 năm . Ngắn hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,7 %. * Về mức cho vay: Theo quy định của HĐQT- NHCSXH, mỗi hộ được vay tối đa là 30 triệu đồng, nhưng thực tế ở Ngân hàng chính sách Hà Trung mức cho vay bình quân 1 hộ trong những năm gần đây thường từ 10 đến 25 triệu đồng, mức vay như vậy là phù hợp với mỗi hộ nghèo vay vốn tại địa phương. 2.1.2.2. Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tại PGD NHCSXH huyện Hà Trung. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là nhằm giúp hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống khá giả, từng bước biết làm giàu để sớm hoà nhập với nền sản xuất hàng hoá. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung đã không ngừng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh cho hộ nghèo. Thực tế được thể hiện SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 21 Lớp 49b2 - TCNH
  26. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH qua bảng số liệu về kết quả cho vay – thu nợ trong những năm gần đây như sau: Biểu số 2.2: Bảng kết quả hoạt động của NHCSXH huyện Hà Trung (Năm 2009 - 2011) Đơn vị : Triệu đồng Thực Thực Thực hiện Tiêu chí ĐVT hiện năm hiện năm năm 2009 2010 2011 A. Nguồn vốn Tr đồng 151.286 193.411 229.885 1. Nguồn vốn TW Tr đồng 150.920 191.705 226.475 2. Nguồn vốn ĐP Tr đồng 366 1.706 3.410 B. Sử dụng vốn Tr đồng Doanh số cho vay 53.205 53.200 659.720 + Hộ nghèo Tr đồng 17.476 14.317 13.977 + Các đối tượng CS khác 51.458 38.883 45.743 Doanh số thu nợ 14.894 11.194 23.228 + Hộ nghèo Tr đồng 10.150 5.623 12.711 + Các đối tượng CS khác 4.744 5.571 10.517 Tổng dư nợ 151.286 193.411 229.885 + Hộ nghèo Tr đồng 63.984 72.816 74.067 + Các đối tượng CS khác 87.302 120.595 155.818 C. Nợ quá hạn 15 229 892 + Hộ nghèo Tr đồng 10 62 264 + Các đối tượng CS khác 5 167 628 (Nguồn : báo cáo Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Hà Trung) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy năm 2009 đến 2011 là giai đoạn thực hiện chương trình dự án xoá đói giảm nghèo của huyện Hà Trung. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo tăng nhẹ, điều đó chứng tỏ số hộ thoát nghèo do được vay vốn NHCSXH ngày một tăng. Có được kết quả như trên là do NHCSXH huyện Hà Trung đã phối kết hợp cùng các ban ngành trong tỉnh tham gia đồng bộ, từ khâu chuẩn bị tài liệu tập huấn nghiệp vụ đến khâu giải ngân, hướng dẫn tổ trưởng về quản lý, sử dụng vốn, nâng cao trách nhiệm của từng ngành, từ đó đảm bảo từng món vay có hiệu quả . Về doanh số thu nợ: Để tạo điều kiện cho người nghèo trả nợ, đồng thời để cán bộ tín dụng thường xuyên tiếp cận với khách hàng. NHCSXH tổ chức SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 22 Lớp 49b2 - TCNH
  27. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH tổ thu nợ lưu động xuống từng xã, kết hợp với tổ trưởng, chính quyền địa phương lên lịch thu vào một ngày nhất định. Ngân hàng uỷ quyền cho tổ trưởng thu lãi (không uỷ quyền thu gốc). Vì vậy NHCSXH huyện Hà Trung thực hiện tương tốt công tác thu nợ gốc, lãi. * Cơ cấu dư nợ theo thời hạn: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung cho vay hộ nghèo với thời hạn được xác định dựa trên nhu cầu sản xuất chăn nuôi của đối tượng vay vốn và thời hạn cho vay phù hợp với quy định chung trong hệ thống NHCSXH là: - Cho vay ngắn hạn: không quá 12 tháng. - Cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Kết quả cho vay của NHCSXH huyện Hà Trung trong những năm qua cho thấy rằng dư nợ cho vay tại đơn vị đều là cho vay trung, dài hạn. Điều này cho ta thấy nhu cầu về vay trung hạn của người nghèo lớn, NHCSXH huyện hà Trung đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đó (biểu hiện ở tỷ trọng dư nợ trung hạn). Biểu số 2.3: Bảng cơ cấu dư nợ theo thời hạn ( Năm 2009-2011) Đơn vị : Triệu đồng Dư nợ hộ nghèo Năm Tổng dư nợ cuối năm Ngắn hạn Trung hạn 2009 63.984 2.843 61.141 2010 72.816 2.296 70.520 2011 74.067 2.148 71.919 (Nguồn : báo cáo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung) Nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và ngược lại dư nợ cho vay ngắn hạn nhỏ. Điêù này cho ta thấy nhu cầu về vay trung hạn của người nghèo lớn. Như vậy ta thấy việc cho vay hộ nghèo với thời hạn càng dài thì càng là gánh nặng đối với cán bộ tín dụng. Đây là vấn đề khó, vì nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu chu kỳ sản xuất (cây, con, giống) để xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn và lãi mà vẫn phục vụ được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giúp người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát khỏi nghèo đói. Muốn chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo được nâng lên, việc cho vay hộ nghèo phải đạt được mục tiêu đó là thoát khỏi đói nghèo, cho vay SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 23 Lớp 49b2 - TCNH
  28. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH phải được tiến hành đồng thời các chương trình như hướng dẫn cách thức làm ăn, nuôi trồng con gì. Bởi phần lớn hộ nghèo đều thiếu kinh nghiệm thiếu hiểu biết về sản xuất và chăn nuôi. Việc lồng ghép các chương trình hiện nay hiệu quả nhất là thông qua hoạt động cho vay theo dự án. 2.1.2.3 Kết quả cho vay hộ nghèo trong thời gian qua ( 2009-2011) Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung đi vào hoạt động được đến nay là năm thứ 10 năm, thành lập năm 2003 với chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhằm giúp hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống khá giả, từng bước biết làm giàu để sớm hoà nhập với nền sản xuất hàng hoá. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung đã không ngừng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh cho hộ nghèo. Thực tế được thể hiện qua bảng số liệu về kết quả cho vay – thu nợ trong những năm gần đây như sau: Biểu số 2.4: Bảng kết quả cho vay, thu nợ hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung (2009 -2011) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1- Doanh số cho vay Triệu 17.476 14.317 13.977 2- Doanh số thu nợ Triệu 10.150 5.623 12.711 Trong đó: - Nợ quá hạn Triệu 10 62 264 3- Số hộ còn dư nợ Hộ 13.037 13.647 13.628 4- Tổng số hộ nghèo Hộ 19.500 14.500 13.900 5- Số hộ thoát nghèo Hộ 782 818 816 (Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung) Dư nợ cho vay hộ nghèo qua hai năm tăng trưởng nhanh chiếm hơn 80% tổng dư nợ cho vay các chương trình, cuối năm 2009 có 13.037 hộ vay, với số dư là 63.984 triệu đồng. Đến 31 tháng 12 năm 2011 số hộ còn dư nợ là 13.682 hộ với số dư là 74.067 triệu đồng. Tăng so với năm 2009 là 10.083 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 15,7%. Nợ quá hạn năm 2009 là 10 triệu đồng = 0,15%/tổng dư nợ cho vay hộ nghèo; Năm 2010 dư nợ là 72.816 nợ quá hạn 62 triệu đồng = 0.82% tổng dư nợ cho vay hộ nghèo. Đến 31 tháng 12 năm 2011 số hộ còn dư nợ là 13.682 hộ với số dư nợ là 74.067 triệu đồng. Tăng so với năm 2010 là 1.251 triệu đồng, nợ quá hạn năm 2011 là 264 triệu đồng = 0.35%/ tổng dư nợ cho vay hộ nghèo. Việc cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung được thực hiện bằng phương pháp ủy thác cho vay toàn phần qua tổ chức chính trị xã hội. Hình thức ủy thác cho vay này đã phát huy tác SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 24 Lớp 49b2 - TCNH
  29. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH dụng và mang lại một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ một số hạn chế. Thực hiện sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, ngay khi nhận bàn giao toàn bộ số dư nợ cho vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung đã thực hiện ngay việc củng cố Tổ tiết kiệm & vay vốn, đặc biệt năm 2007 có văn bản số 1617/NHCS-TD ngày 28/08/2007 V/v: Nâng cao chất lượng tín dụng, NHCSXH huyện Hà Trung tiến hành ký hợp đồng uỷ thác từng phần theo văn băn của NHCSXH Việt Nam quy định thông qua các hội đoàn thể (Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh .). Tính đến hết năm 2011 PGD NHCSXH huyện Hà Trung đã ký hợp đồng thu lãi với 419 tổ TK& VV ở 4 tổ chức chính trị xã hội với tình hình dư nợ quản lý như sau: Biểu số 2.5: Cho vay hộ nghèo qua các tổ chức CT-XH tính đến 31/12/2011 Số tổ Dư nợ cho vay Chỉ tiêu Dư nợ uỷ thác TK&VV hộ nghèo Hội nông dân 179 92.399 37.838 Hội phụ nữ 145 94.753 24.008 Hội cựu chiến binh 63 26.335 6.990 Đoàn thanh niên 32 16.398 5.231 Tổng cộng: 419 229.885 74.067 Có thể nói cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là một cách nhanh nhất giúp vốn ưu đãi đến tay người nghèo, thuận tiện trong việc triển khai cho vay – thu hồi vốn, giảm bớt được khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng mà ngân hàng vẫn quản lý được chất lượng tín dụng. Ngoài ra từ tháng 9 năm 2005 Thực hiện văn bản 2064/NHCS- KHNV ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam về thành lập các tổ giao dịch lưu động đối với các xã cách trụ sở trên 3km. NHCSXH huyện Hà Trung đã có 25 điểm giao dịch trên 25 xã, thị trấn. Hàng tháng các tổ cho vay thu nợ lưu động có lịch thu nợ, thu lãi vào một ngày nhất định tại trụ sở UBND xã. Tỷ lệ thu lãi qua gần 5 năm thực hiện công văn 2064/NHCS- KHNV đạt kết quả cao, luôn hoàn thành về kế hoạch thu lãi từ 96% trở lên, Tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, chiếm tỷ lệ không đáng kể trên tổng dư nợ. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 25 Lớp 49b2 - TCNH
  30. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH *Kết quả: qua biểu số 2.4: Bảng kết quả cho vay, thu nợ hộ nghèo của NHCS huyện Hà Trung trong 3 năm (2009-2011) là: - Cho thấy tổng số hộ nghèo có giảm : năm 2009 là 19.500 hộ , đến 2011 là 13.900 hộ. - Số hộ thoát nghèo ngày một tăng : năm 2009 là 782 hộ, đến 2011 là 816 hộ thoát nghèo. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung kết hợp với các tổ chức chính tri - xã hội là tốt và phù hợp, song số hộ thoát nghèo còn chậm. *Hạn chế: Trong 3 năm (2009- 2011) NHCS huyện Hà Trung đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ cho vay giúp hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói, vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng song số hộ thoát nghèo còn chậm vì một số lý do khách quan như: thời tiết, mất mùa, dịch bệnh, nhiều gia đình neo đơn chưa có điều kiện vươn lên thoát nghèo. 2.1.2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo. Cho vay hộ nghèo không vì mục đích lợi nhuận mục tiêu chính là xoá đói giảm nghèo. Trong cho vay hộ nghèo còn mang những đặc điểm riêng biệt, do đó chất lượng tín dụng được xem như khả năng cam kết về pháp lý và độ tín nhiệm của hộ nghèo đối với ngân hàng. Với quan điểm cho vay hộ nghèo như trên, vấn đề chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo ở Ngân hàng Chính sách xã hội không thể hiểu theo nghĩa chất lượng tín dụng thông thường như ở các Ngân hàng thương mại khác (tức là được định lượng bằng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, lợi nhuận). Chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo được định lượng thông qua khả năng NHCSXH trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo (khả năng tiếp cận hộ nghèo). Kết quả mà đồng vốn đem lạị như số hộ thoát khỏi nghèo đói, trình độ sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo được nâng lên. Để đảm bảo chất lượng tín SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 26 Lớp 49b2 - TCNH
  31. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH dụng NHCSXH phải có nguồn vốn đủ lớn, ngoài cân bằng thu, chi còn bổ sung tăng trưởng và bảo toàn vốn tự có cho chính mình . Trong những năm qua, NHCSXH huyện Hà Trung đã phục vụ tốt chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và đặc biệt là chương trình xoá đói giảm nghèo. Đáp ứng nguồn vốn kịp thời phục vụ hộ nghèo phát triển sản xuất và chăn nuôi . NHCSXH đã góp sức cùng các ban ngành, đoàn thể xã hội và bà con nông dân nghèo trong huyện làm hạ tỷ lệ hộ nghèo đói. *Kết quả: - NHCS huyện Hà Trung trong 10 năm qua đã giúp cho hộ nghèo trên địa bàn vay vốn kết quả 4.000 hộ thoát nghèo, nguồn vốn đã giải ngân tới tận tay hộ nghèo, không thông qua tầng lớp trung gian, vốn đầu tư đúng đối tượng, chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tạo điều kiện cho hộ nghèo có việc làm, đời sống vì thế mà ngày càng được cải thiện, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương cũng như trong cả nước. - Trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện Hà Trung ngày một nâng cao và ổn định. - Qua các lớp tập huấn do NHCSXH tổ chức trình độ hiểu biết về chính sách, quy trình nghiệp vụ cho vay đối với tổ trưởng được nâng lên, thực hiện tốt trách nhiệm trong hợp đồng đã ký với NHCSXH . * Hạn chế: Có thể nói rằng chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung nhìn chung còn có những mặt hạn chế. Do nhiều nguyên nhân: - Chủ yếu nhất vẫn là do khí hậu khắc nghiệt dẫn đến mất mùa, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp. - Có nhiều hộ vay vốn bị thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng gây ra nhưng chưa được các cấp, các ngành quan tâm xử lý theo chế độ quy định như: giản nợ, khoanh nợ - Do hoạt động của một số tổ vay vốn còn mang tính hình thức, chỉ SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 27 Lớp 49b2 - TCNH
  32. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH quan tâm đến vấn đề giải ngân, chưa quan tâm đến việc kiểm tra sử dụng tiền vay không đôn đốc thu lãi, thu nợ khi đến hạn. - Lực lượng cán bộ tín dụng của NHCSXH lại quá mỏng chưa đủ để dàn trải quản lý các món vay theo quy định. 2.2- Đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hà Trung trong thời gian qua. 2.2.1. Những kết quả đạt được Cho vay hộ nghèo không phải là một vấn đề đơn giản, bởi những đối tượng cho vay vốn là những hộ nghèo thường bị hạn chế về kiến thức, trình độ sản xuất, chăn nuôi, lại sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém. Để đảm bảo chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo NHCSXH huyện Hà Trung luôn phải đối mặt với những khó khăn nhất đinh . Nếu mở rộng cho vay một cách ồ ạt để đạt được chỉ tiêu đề ra thì đồng vốn có khi không đến đúng tay hộ nghèo có khả năng sản xuất kinh doanh.Việc sử dụng vốn không có hiệu qủa, chất lượng không đảm bảo dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Khắt khe và sợ không thu được nợ thì NHCSXH cũng không đạt được mục tiêu đề ra. Trong thời gian qua hoạt động của NHCSXH huyện Hà Trung đã đạt được kết quả nhất định về kinh tế cũng như về xã hội từng bước khẳng định vai trò của mình trong cộng đồng người nghèo. Kết quả cho vay hộ nghèo được thể hiện ở sự tăng lên về doanh số cho vay, doanh số thu nợ. Nhờ nguồn vốn của NHCSXH huyện Hà Trung mà nhiều người nghèo đã có thêm công ăn, việc làm, phát huy hiệu quả trong sản xuất chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước thoát khỏi cảnh nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng. Công tác cho vay hộ nghèo được biểu hiện về mặt xã hội rất rõ nét, đã thúc đẩy phong trào hoạt động các tổ chức hội ở nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng, làm tăng tính cộng đồng xã hội, tinh thần tương thân, tương ái. Đặc biệt công tác cho vay hộ nghèo đã hạn chế được các tệ nạn xã hội rưọu chè cờ bạc trong những ngày nông nhàn. Nhiều hộ nghèo vươn lên hoà nhập SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 28 Lớp 49b2 - TCNH
  33. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH với cộng đồng, tiếp cận với sản xuất hàng hoá và vượt khỏi ngưỡng nghèo đói. 2.2.2 Một số tồn tại và nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của NHCSXH huyện Hà Trung thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế cơ bản sau: 2.2.2.1 Về nguồn vốn cho vay hộ nghèo: Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, đây là kênh tín dụng bao cấp mà nguồn vốn phụ thuộc quá lớn vào nguồn Trung ương chuyển về, còn nguồn vốn huy động tại địa phương lại tập trung chủ yếu vào nguồn ngân sách tỉnh. Hiện nay NHCSXH huyện Hà Trung đang thực hiện việc huy động của các thành viên vay vốn trong tổ TK&VV (theo văn bản số 244- NHCSXH) theo chỉ tiêu kế hoạch Trung ương giao, với lãi suất quy định bằng lãi suất bình quân của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; Lãi suất huy động này cao hơn lãi suất NHCSXH cho hộ nghèo vay và được Nhà nước cấp bù phần vượt. Nhưng phần huy động theo lãi suất không được cấp bù thì NHCSXH Hà Trung chưa thực hiện được, nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới công tác cho vay hộ nghèo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là NHCSXH huyện Hà Trung không quan tâm tới việc mở rộng nguồn vốn mà sự hạn chế đó là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất: Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi nên việc tiến hành huy động vốn trong dân cư mà không được cấp bù lãi suất thì sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là vấn đề tài chính . Thứ hai: Do xuất phát điểm kinh tế của huyện Hà Trung quá thấp so với cả nước, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, còn mang nặng những hủ tục, tập quán lạc hậu SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 29 Lớp 49b2 - TCNH
  34. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 2.2.2.2 Công tác cho vay và thu nợ - Xét duyệt hộ vay vốn đôi khi chưa chính xác Một số địa phương điều tra, phân loại hộ nghèo chưa chính xác, việc xét duyệt còn căn cứ vào tỷ lệ bình quân, chưa phù hợp với thực tế. Việc xây dựng đề án xoá đói giảm nghèo tuy đã làm nhưng chưa cụ thể. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện và biến động hộ thuộc diện đói nghèo, thoát nghèo tuy đã làm nhưng thiếu chính xác có những địa phương thống kê hộ thoát nghèo thì giảm nhưng thực tế lại không có địa chỉ, đang coi trọng thành tích, còn mang tính áp đặt. Xét duyệt hộ được vay, thành lập tổ tiết kiệm vay vốn còn chậm sự phối hợp giữa xã với ngân hàng chưa chặt chẽ nhất là nợ đến hạn hoặc mới chú ý tạo vốn vòng 1, chưa quan tâm giúp đỡ hộ làm ăn có hiệu quả. Một số tổ nhóm chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình nên việc bình xét cho vay chưa thật dân chủ công khai, có nơi còn lập danh sách đề nghị vay vốn hộ quá tuối lao động, già cả neo đơn không nơi nương tựa (không có lao động, không thuộc diện nghèo ). - Việc xét duyệt cho vay còn chậm trễ: Cho vay hộ nghèo ở NHCSXH huyện Hà Trung đã thể hiện sự giám sát chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều cấp. Song nó cũng bộc lộ sự phức tạp trong khâu thực hiện làm cho vốn tín dụng đến với hộ nghèo còn chưa kịp thời, có trường hợp cá biệt từ lúc hộ nghèo làm thủ tục xin vay đến khi nhận được vốn phải mất gần 2 tháng làm cho cơ hội đầu tư của hộ nghèo bị bỏ lỡ, có những trường hợp tổ trưởng cố tình gây phiền hà và chưa làm tròn trách nhiệm của mình đối với hộ vay vốn. - Mức cho vay xác định đôi khi chưa phù hợp: Việc cho vay đôi khi chưa căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn tín dụng, một số địa phương (xã, tổ) còn nể nang với bà con hàng xóm nên khi lập danh sách cho vay còn dàn đều rải mỏng, vì vậy mức cho vay chưa phù hợp với đối tượng đầu tư, do đó người nghèo sử dụng vốn vay chưa có hiệu quả còn thấp, có trường hợp người cần vốn thì không được vay người không cần lại được vay. - Thời hạn cho vay và thu nợ có lúc chưa phù hợp với chu kỳ luân SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 30 Lớp 49b2 - TCNH
  35. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH chuyển vốn: Việc thu nợ gốc, lãi hộ nghèo ở NHCSXH huyện Hà Trung thực hiện tốt. Trong xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ bộc lộ một số điểm chưa phù hợp, thường xác định bình quân cho cả nhóm, không xét theo yêu cầu đối tượng vay của hộ nghèo dẫn đến có hộ vay vốn chưa có điều kiện trả nợ đúng kỳ hạn. - Trên cùng địa bàn có nhiều tổ chức cung cấp tín dụng cho hộ nghèo với mức lãi suất cao thấp khác nhau, nên hộ nghèo có sự so sánh, nếu cứ cho vay lãi suất ưu đãi như hiện nay thì không đảm bảo tính bền vững về tài chính và nếu lãi suất cho vay cao hơn thì sẽ không thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo. - Đội ngũ cán bộ: Đặc điểm địa bàn nông thôn rộng, phức tạp như huyện Hà Trung thì việc cán bộ tín dụng của NHCSXH đi sâu, đi sát để kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay vay thực sự khó khăn. Hơn nữa NHCSXH huyện Hà Trung đang áp dụng phương thức cho vay trực tiếp đến tận tay hộ nghèo với lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ nên công tác kiểm tra bị hạn chế, chỉ mới tiến hành kiểm tra mẫu, kiểm tra xác suất nên đánh giá thiếu chính xác. - Cấp tín dụng Ngân hàng chưa đồng bộ với các hoạt động hỗ trợ khác: Việc cấp vốn tín dụng cho hộ nghèo chưa đồng bộ với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm và tổ chức thị trường cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc quy hoạch cây, con, ngành nghề tập trung còn hạn chế nên hiệu quả tín dụng đối với NHCSXH huyện Hà Trung chưa cao. 2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hà Trung. 2.3.1. Định hướng hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung 2.3.1.1 Định hướng chung của ngành Ngân hàng SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 31 Lớp 49b2 - TCNH
  36. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Những thách thức to lớn, trong mọi thời điểm, luôn luôn có đối với tổ chức tín dụng, dù là tổ chức tín dụng Nhà nước cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh và phải chiến thắng trong cạnh tranh. Dù khó khăn đến mấy cũng phải từng bước phấn đấu hội đủ các nhân tố sau đây: Dài vốn, có màng lưới giao dịch rộng, công nghệ tiên tiến, đội ngũ cán bộ có năng lực, có tâm huyết với công việc, xây dựng được lòng tin, chữ tín đối với khách hàng. Xuất phát từ những yếu tố cơ bản trên, NHCSXH đã định hướng hoạt động để phấn đấu đến năm 2015 xây dựng NHCSXH thành một Ngân hàng đủ mạnh, có khả năng quản lý tốt các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đảm bảo vốn đến tay người cần vốn theo đúng chính sách, chế độ mà Nhà nước đã đề ra, mang lại hiệu quả cao cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong giai đoạn tới, 2010-2015, tín dụng ưu đãi của Nhà nước vẫn được xác định là công cụ tài chính quan trọng của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng và giảm đói nghèo. Tuy vậy, cần đổi mới chính sách tín dụng ưu đãi theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động, giảm bao cấp, bền vững về tài chính và tuân thủ các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Hướng chính trong đổi mới chính sách tín dụng ưu đãi là nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Chú trọng đến chất lượng tín dụng đầu tư, giảm hỗ trợ trực tiếp từ NSNN. Đổi mới hoạt động của các tổ chức thực hiện tín dụng chính sách theo hướng tăng tính tự chủ, từng bước bền vững về tài chính, giảm bao cấp trực tiếp từ Nhà nước. Điều chỉnh mức vay và thời hạn cho vay, tạo điều kiện để phát triển sản xuất - kinh doanh, tiến bộ và công bằng xã hội, trực tiếp là mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Về chất lượng tín dụng: tập trung củng cố, nâng cao toàn diện các mặt hoạt động, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng: phấn đấu nợ quá hạn dưới mức 5%. Trong lĩnh vực tài chính và quản lý tài chính, phấn đấu thực hiện cân bằng thu chi trong từng năm tài chính (không lỗ) và ngày càng ít lệ thuộc vào SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 32 Lớp 49b2 - TCNH
  37. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH nguồn vốn cấp của NSNN, đến năm 2015 tự cân đối được tài chính (NSNN không phải cấp bù). Để thực hiện theo định hướng trên, trong quá trình triển khai thực hiện, NHCSXH sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn. a) Về thuận lợi: Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc xoá đói, giảm nghèo là không thay đổi và được đầu tư ngày một mạnh hơn. - Truyền thống của Đảng bộ và chính quyền các cấp, của cộng đồng dân tộc hết lòng ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho NHCSXH hoạt động. - Sau 7 năm hoạt động, hệ thống NHCSXH đã trưởng thành một bước rất cơ bản về cơ sở vật chất, năng lực điều hành và đặc biệt là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống, nhiều việc đã được triển khai, thấy rõ hơn đường đi nước bước và ít nhiều đã có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành. Nhiều tồn tại, khiếm khuyết từ những năm trước đã được giải quyết. Thế và lực của NHCSXH đã được tăng cường. b) Về khó khăn, thách thức: - Việc thực hiện tiêu chí mới về phân loại hộ nghèo, việc dôi dư lao động trong quá trình đô thị hoá ở nông thôn, và chủ trương triển khai kênh tín dụng ưu đãi tại các vùng kinh tế có điều kiện khó khăn là cơ hội cho NHCSXH mở rộng khối lượng tín dụng, nhưng lại nảy sinh thách thức lớn về tập trung và huy động nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu của các đối tượng thụ hưởng. Quan hệ cung cầu về vốn luôn luôn mất cân đối. - Bước vào thực hiện kế hoạch tín dụng 5 năm (2011-2015) trong bối cảnh lạm phát tiền tệ, nạn tiêu cực tham nhũng còn nhiều nguy cơ đe doạ, việc duy trì và quản lý vốn tín dụng đã phức tạp, khó khăn lại càng phức tạp và khó khăn hơn. - Những tồn tại yếu kém về vốn, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về trình độ cán bộ và những việc chưa triển khai được theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 33 Lớp 49b2 - TCNH
  38. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH tượng chính sách khác trong 4 năm qua cũng là những thách thức to lớn trên bước đường đi tiếp. Đặc biệt là đang tồn tại ở một bộ phận cán bộ trong và ngoài ngành về nhận thức chính sách nảy sinh những quan điểm khác nhau trên một số lĩnh vực cụ thể về chế độ lãi suất ưu đãi, quá nóng vội thực hiện phương pháp tín dụng như NHTM. 2.3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung Căn cứ vào định hướng của ngành Ngân hàng, NHCSXH tỉnh Thanh Hoá, căn cứ vào mục tiêu kinh tế của huyện năm 2012, NHCSXH huyện Hà Trung tiếp tục mở rộng công tác cho vay hộ nghèo, mở rộng tín dụng luôn gắn liền với an toàn và hiệu quả. Tiếp tục mở rộng cho vay qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Ngân hàng chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tư, căn cứ vào tỷ lệ hộ nghèo từng xã, số hộ đang dư nợ tại Ngân hàng để thực hiện đầu tư vốn kịp thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo. Tập chung tăng trưởng mạnh cho vay hộ nghèo, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững, coi đây là mặt trận chủ yếu trong công tác tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung. * Các mục tiêu cụ thể trong năm 2012 là: - Tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% xuống còn 0,5%. - Tỷ lệ thu lãi đạt 95% trở lên. - Ký hợp đồng uỷ thác với các tổ chức chính trị xã hội còn lại trên tổng 28 xã, thị trấn trong toàn huyện. 2.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hà Trung. Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, cho vay hộ nghèo nhằm hỗ trợ vốn để giải quyết công ăn việc làm cho các hộ SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 34 Lớp 49b2 - TCNH
  39. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH nghèo. Đây là nguồn vốn tín dụng với tính chất hoàn trả vốn cả gốc và lãi (lãi suất ưu đãi) khác cơ bản so với nguồn vốn cấp phát mang tính trợ cấp xã hội. Cho vay hộ nghèo đòi hỏi phải cho thời gian tương đối dài để hộ nghèo từng bước thích nghi với sản xuất hàng hoá, làm quen với hạch toán kinh tế và tạo được một nguồn thu nhập vững chắc đảm bảo khă năng trả nợ và tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập. Trên cơ sở đó việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hà Trung cần tập trung vào những giải pháp sau: 2.3.2.1 Thực hiện đúng các quy định cho vay: Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt cho vay và cuối cùng là thu nợ có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng tín dụng của NHCSXH. Nó tạo điều kiện thực hiện chế độ tín dụng công khai và dân chủ trong cộng đồng người nghèo, đồng thời cung ứng vốn kịp thời đúng đối tượng. Hiện nay, nhìn chung công tác cho vay đã thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay (theo Quyết định số 136/QĐ-NHCSXH). Tuy nhiên, để vốn tín dụng của NHCSXH được cung ứng kịp thời tới đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo thì NHCSXH huyện Hà Trung cần phải chú trọng hơn nữa những mặt sau: * Xác định đối tượng cho vay: Trong địa bàn tỉnh có một số địa phương chưa xác định rõ ràng được đối tượng vay vốn, nên đã đưa cả những hộ đói tuy có sức lao động nhưng không có khả năng sử dụng vốn tín dụng hoặc những hộ già cả neo đơn không có sức lao động . vào danh sách hộ nghèo được vay vốn. Điều này đã dẫn đến quan niệm sai lầm coi tín dụng đối với hộ nghèo là hình thức cấp phát, mang tính trợ cấp xã hội làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp. Theo quy định chung về cho vay hộ nghèo của NHCSXH, thì NHCSXH cấp tín dụng trên nguyên tắc “cho vay hộ nghèo có sức lao động , có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn”. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 35 Lớp 49b2 - TCNH
  40. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Như vậy cho vay hộ nghèo cần lựa chọn người vay có điều kiện sử dụng vốn, có điều kiện hoàn trả, tránh biến họ thành các con nợ không lối thoát. * Xác định mức vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ. Mức cho vay phải được xác định dựa vào nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo (giống, cây, con ) và giá cả trên thị trường, nguồn vốn của Ngân hàng chính sách, nguồn trả nợ của người vay. Thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ phải xác định rõ dựa vào chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất theo công thức sau: Thời hạn cho vay = Chu kỳ sản xuất + thời gian tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng chính xác công thức trên thì các hộ nghèo mới đảm bảo được thời gian thu hồi vốn để trả nợ. Điều kiện để thực hiện giải pháp: Cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm về cây trồng, vật nuôi đồng thời phải tâm huyết với hộ nghèo. * Nâng cao chất lượng tín dụng tổ nhóm: NHCSXH huyện Hà Trung cho vay trực tiếp tới hộ nghèo thông qua mô hình tổ nhóm, hoạt động của tổ nhóm vay vốn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác cấp tín dụng cho hộ nghèo.Vì vậy, NHCSXH huyện Hà Trung cần phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động tổ nhóm bằng các biện pháp: - Thực hiện bình xét công khai, dân chủ để lựa chọn tổ trưởng và lãnh đạo tổ là những người có năng lực, có đạo đức và tâm huyết đối với hộ nghèo. - Duy trì và củng cố các tổ nhóm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bằng cách thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho tổ nhóm, để tăng nhận thức và nâng cao trách nhiệm. - Chi trả đầy đủ kịp thời hoa hồng cho tổ trưởng nhằm động viên họ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 36 Lớp 49b2 - TCNH
  41. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - Tăng cường kiểm tra giám sát tổ trưởng tránh tình trạng tổ trưởng thu nợ, thu lãi không nộp vào Ngân hàng. 2.3.2.2. Kết hợp cung ứng vốn tín dụng với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, và dạy nghề cho người nghèo. Một trong những rủi ro khi cho vay là do trình độ hiểu biết của người nghèo có hạn nên đồng vốn cho vay thường được sủ dụng kếm hiệu quả. Người nghèo không chỉ thiếu vốn sản xuất mà còn thiếu kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ, cả về thị trường Việc cấp tín dụng cho hộ nghèo muốn đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo thì phải nâng cao trình độ sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo. Thực tế cho thấy việc cấp tín dụng cho hộ nghèo không kết nối được các chương trình chuyển giao kỹ thuật nên hiệu quả đem lại chưa cao. Chính vì lẽ đó đồng thời với việc cấp tín dụng cho hộ nghèo cần phải chú ý đến những vấn đề sau: - Cung cấp những kiến thức về sản xuất, chăn nuôi - Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận khoa học kỹ thuật, phương thức sản xuất. - Hướng dẫn khoa học kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, cách làm ăn, sử dụng vốn vay. Việc kết hợp cho vay vốn đối với những công trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư sẽ hạn chế được rủi ro trong việc đầu tư vốn, giúp người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao đời sống và trả nợ gốc, lãi cho Ngân hàng đúng thời hạn. 2.3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ tâm huyết với nghề nghiệp. Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi vấn đề nói chung và chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo nói riêng. Giải pháp đối với cán bộ cần phải thực hiện như sau: Do mới thành lập và đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ Phòng giao dịch SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 37 Lớp 49b2 - TCNH
  42. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NHCSXH huyện Hà Trung cơ bản mới được tuyển dụng, nghiệp vụ chuyên môn chưa được sâu, vì vậy phải thường xuyên tổ chức tập huấn đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt cán bộ tín dụng phải hiểu biết về kỹ thuật canh tác, cây chồng vật nuôi Từng bước đào tạo đội ngũ có năng lực, trình độ, tâm huyết với công tác xoá đói giảm nghèo, chuyên tâm tới hoạt động cho vay hộ nghèo, đó là điều kiện tốt để mở rộng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng. 2.3.2.4. Các giải pháp khác Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo NHCSXH phải có được nguồn vốn đủ lớn. Tự lập và chủ động nguồn vốn vì đây là điều kiện không thể thiếu để thực hiện công tác cho vay hộ nghèo. Bên cạnh đó, NHCSXH Huyện Hà Trung phải có màng lưới sâu rộng, để tiếp cận thị trường (khách hàng). - Tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo: Nguồn vốn tại NHCSXH huyện Hà Trung trong những năm qua đã phản ánh một đặc điểm thực tế đó là nguồn vốn Trung ương chiếm tỷ trọng quá lớn (96 – 97%) . Những năm tới, để tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo NHCSXH huyện Hà Trung cần tập trung theo hướng sau: * Tiếp nhận, bảo tồn và phát triển nguồn vốn Trung ương giao. * Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, từng bước tự chủ về nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu cho vay hộ nghèo. Muốn vậy cần thực hiện tốt những nội dung sau: - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi tầng lớp dân cư hiểu được chức năng của Ngân hàng Chính sách xã hội trong đó có chức năng huy động vốn . - Tích cực vận động, huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo bằng hình thức tổ tiết kiệm vay vốn. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 38 Lớp 49b2 - TCNH
  43. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - Tiến hành huy động vốn của các đơn vị kinh tế và tiết kiệm trong dân cư. - Chủ động tìm kiếm các nguồn uỷ thác và thực hiện các dự án lồng ghép. Trong những nội dung trên, việc tiến hành huy động vốn trong dân cư là một việc mới, nên rất khó khăn và phức tạp bởi vì mơí với cán bộ Ngân Hàng ngoài ra người dân còn chưa quen gửi tiền vào Ngân hàng Chính sách xã hội. Mặt khác cơ sở vật chất của Ngân hàng chính sách xã hội còn thiếu thốn, tâm lý khách hàng thiếu an tâm khi gửi tiền. - Mở rộng mạng lưới dịch vụ: Phát triển dịch vụ là một trong những yêu cầu hàng đầu của các Ngân hàng. Dịch vụ phát triển mạnh giúp cho Ngân hàng Chính sách xã hội có thêm nguồn vốn trong thanh toán, tăng nguồn thu đảm bảo khả năng tài chính, ngoài ra phát triển dịch vụ còn là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ vay vốn. Dịch vụ phát triển mạnh, lượng khách hàng tăng lên, thành phần khách hàng cũng đa dạng hơn, từ đó tạo thuận lợi cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc tiếp thị, phát triển các nghiệp vụ của mình ra nhiều đối tượng khách hàng hơn. 2.3.3. Kiến nghị 2.3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước - Đề nghị Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội để có tài chính thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. - Đề nghị Nhà nước sớm điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, có các chính sách phù hợp đảm bảo hội đủ 3 yếu tố cơ bản: Phù hợp thông lệ quốc tế, có tính thực tiễn cao và thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp pháp luật. - Xoá đói giảm nghèo có tính nhạy cảm cao, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài trách nhiệm không chỉ của riêng ai mà phải có sự phối hợp trách SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 39 Lớp 49b2 - TCNH
  44. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; đề nghị Nhà nước có sự chỉ đạo chặt chẽ để các Bộ, Ngành liên quan nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay xoá đói giảm nghèo, từng bước và tiến tới xã hội hoá việc cho vay hộ nghèo. - Có chính sách đồng bộ trong việc phát triển kinh tế xã hội gắn với xoá đói giảm nghèo: Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ phạm vi quốc gia và quốc tế do vậy khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hoặc vùng lãnh thổ phải coi trọng vị trí, nhiệm vụ công tác xoá đói giảm nghèo. Đối với từng giai đoạn lịch sử khác nhau, từng địa phương khác nhau phải có từng kế hoạch, từng chương trình xoá đói giảm nghèo cụ thể và hiệu quả; phải đặt công tác cho vay hộ nghèo trong tổng thể nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, bên cạnh cho vay phải hỗ trợ người nghèo về công nghệ, kỹ thuật, thuế 2.3.3.2. Kiến nghị với Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam - Đề nghị Trung ương cho phép được xử lý số nợ tồn đọng khó đòi nhận bàn giao từ Ngân hàng nông nghiệp sang. - Đề nghị được giao thêm các chương trình cho vay theo dự án phù hơp với đặc thù của phòng giao dịch. - Đặc biệt nghiên cứu cung cấp các phần mềm tiện ích phục vụ giao dịch thuận tiện, sớm kết nối mạng thanh toán toàn quốc để thực hiện các dịch vụ thanh toán nhằm tăng nguồn vốn trong thanh toán mở rộng quy mô hoạt động, tăng thu nhập đảm bảo tài chính. - Đề nghị tăng biên chế cho các Phòng giao dịch nâng phòng giao dịch NHCSXH lên Chi nhánh NHCSXH huyện để thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao. - Đề nghị NHCSXH thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về các nghiệp vụ cơ bản cho cán bộ để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 40 Lớp 49b2 - TCNH
  45. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - Đề nghị thực hiện khoán cơ chế tiền lương theo kết quả lao động để tăng động lực làm việc, khuyến khích mọi người hăng say lao động, cải tiến tăng năng suất và hiệu quả lao động. 2.3.3.3 Kiến nghị với UBND huyện Hà Trung - Đề nghị UBND huyện có văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của huyện tham gia phối hợp với chính quyến cấp xã, các tổ chức CTXH nhận uỷ thác cho vay và Phòng giao dịch NHCSXH huyện trong việc xử lý các khoản nợ xâm tiêu, chiếm dụng, xử lý các hộ vay có đủ điều kiện trả nợ nhưng cố tình chây ỳ không trả nợ. - Chỉ đạo và hướng dẫn UBND cấp xã thành lập ban thu hồi nợ quá hạn, để thực hiện công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xâm tiêu, chây ỳ ., làm lành mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi tại địa bàn cơ sở; thành phần do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện, công an, xã đội, tư pháp, trưởng các thôn, bản và các tổ chức CTXH nhận uỷ thác cho vay làm thành viên. Nhiệm vụ của Ban thu hồi nợ quá hạn cấp xã: bàn bạc và thống nhất quan điểm trong công tác thu hồi nợ đọng. Trưởng ban thu hồi nợ quá hạn phân công nhiện vụ cụ thể cho từng thành viên, lập các tổ công tác xuống từng thôn bản gặp từng hộ dân đang còn nợ quá hạn, xâm tiêu .để tuyên truyền vận động hộ vay trả nợ, tổ chức đối chiếu 100% hộ vay đang có nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng. - Đưa chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách vào nội dung báo chỉ đạo hoạt động thường xuyên của UBND cấp xã. Hàng tháng ban thu hồi nợ quá hạn tham mưu cho UBND xã thông báo công khai trên loa đài truyền thanh của xã, thị trấn, công khai trong những cuộc họp dân về những tồn tại trong công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thông báo danh sách những hộ vay có nợ lãi, nợ đến hạn, quá hạn và yêu cầu hộ vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ của người vay vốn, lập danh sách hộ vay có nợ lãi, nợ quá hạn để báo cáo UBND huyện chỉ đạo xử lý. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 41 Lớp 49b2 - TCNH
  46. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KẾT LUẬN Trong cuộc chiến chống đói nghèo còn nhiều khó khăn gian khổ không thể giải quyết một sớm, một chiêù mà cần xác định lâu dài và quyết tâm thực hiện. Bằng mọi biện pháp trong đó cho vay hộ nghèo là biện pháp cần thiết để người nghèo suy nghĩ, trăn trở tìm cách sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ. Việc Ngân hàng Chính sách xã hội cấp các khoản tín dụng và thực hiện chính sách cho người nghèo vay là một biện pháp tích cực, tác động tốt tới việc xoá đói giảm nghèo. Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung cho thấy mô hình này mới đi vào hoạt động còn trong giai đoạn hoàn thiện, nhưng bước đầu khẳng định vai trò trách nhiệm cộng đồng giữa người nghèo rất thiết thực. Qua nghiên cứu thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo. Kết quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội thực sự có hiệu quả khi đời sống hộ nghèo được nâng lên, hộ đói nghèo giảm. Nghiên cứu chuyên đề này còn mới mẻ và phức tạp giữa lý luận, thực tiễn. Với nhận thức còn hạn chế, nên nội dung thể hiện trong bài viết chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết, bản thân em mong nhận được sự đóng góp quý báu của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung, thầy giáo hướng dẫn: Nguyễn Quang Huy, và các thầy cô giáo trường Đại Học Vinh, mọi người quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu trên để đề tài có tính thực tiễn cao, góp phần nhỏ bé này để sớm thực hiện thành công, công cuộc xoá đói giảm nghèo như mong muốn của toàn Đảng, toàn dân./. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 42 Lớp 49b2 - TCNH
  47. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hệ thống văn bản nghiệp vụ của NHCSXH 05/2006 2. Điều lệ về tổ chức và hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2003. 3. Quyết định số 316/NHCS-KH của Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội. 4. Báo cáo thống kê huyện Hà Trung năm 2011. 5. Báo cáo kết quả xoá đói giảm nghèo hàng năm của huyện Hà Trung 6. Báo cáo kết quả hoạt động 5 năm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung từ năm 2007 – 2012 7. Tài liệu tập huấn cho vay hộ nghèo – NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thanh Hoá 5/2011. 8. Luật các Tổ chức tín dụng 12/12/1997 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 9. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, báo cáo sơ kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2011- 2015. 10. Xã hội hoá tín dụng xoá đói, giảm nghèo – Một hoạt động hiệu quả của NHCSXH Việt Nam của tác giả Trần Kinh Tế, tạp trí Cộng sản số 9 (177) năm 2009. 11. Website của NHCSXH: WWW.Vbsp.org.vn. SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc 43 Lớp 49b2 - TCNH
  48. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Hà Trung, ngày tháng năm 2012 GIÁM ĐỐC