Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn

doc 54 trang nguyendu 6050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_giai_phap_han_che_rui_ro_trong_hoat_dong_cho_vay_cua.doc

Nội dung text: Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn

  1. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng được biết đến như một đăc thù, là yếu tố tất yếu khách quan của kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Rủi ro thường gây ra những tổn thât thiệt hại cho ngân hàng, tuỳ theo cấp độ rủi ro mà hoạt động kinh doanh phải chịu tổn thất lớn hay nhỏ. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thị trường tài chính tiền tệ là một hoạt động hết sức nhạy cảm. Mọi biến động trong nền kinh tế đều có thể tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận của ngân hàng. Có thể nói, rủi ro luôn là căn bệnh hiếm có của nền kinh tế thị trường, gắn liền với khả năng thu lợi nhuận cao thì bao giờ cũng xuất hiện những tiềm tàng rủi ro đối với nó. Các ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bất kì một hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng đều có thể xảy ra rủi ro dù ít hay nhiều cũng không thể tránh khỏi hoàn toàn được, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ khả năng gặp rủi ro của hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là rất đáng nói. Hơn nữa hiệu quả của hoạt động cho vay là thước đo hiệu quả trong ngân hàng thương mại. Do đó việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là rất quan trọng không chỉ đối với các ngân hàng thương mại mà còn đối với các thành phần kinh tế. Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại không còn là vấn đề mới mẻ tại Việt Nam tuy nhiên việc phân tích đánh giá rủi ro hoạt động này trong nền kinh tế thị trường cần có một cách nhìn mới hơn. Do đó, em chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn”, làm báo cáo thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công thương Sầm Sơn. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng công thương Sầm Sơn và đề xuất những kiến nghị đối với các bộ, ngành liên quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công thương Sầm Sơn. - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Sầm Sơn. Với số liệu từ năm 2009 đến 2011
  2. 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp, so sánh số liệu. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của báo cáo gồm 2 phần: Phần 1: Tổng quan về ngân hàng công thương Sầm Sơn Phần 2: Phòng ngừa hạn chế rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng công thương Sầm Sơn
  3. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SẦM SƠN 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NHCT Sầm Sơn 1.1.1 Qúa trình hình thành Ngân hàng công thương Sầm Sơn được thành lập từ năm 1988 là chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng công thương tỉnh Thanh Hóa, Theo quyết định số 168/QĐ- HĐQT-NHCT1 ngày 16/6/2006 của hội đồng quản trị ngân hàng công thương Việt Nam từ tháng 7 năm 2006 chuyển đổi từ chi nhánh cấp 2 thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam. Từ tháng 7 năm 2009 được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sầm Sơn. Sau hơn 20 năm hoạt động và xây dựng. Ngân hàng Công Thương Sầm Sơn đã có những bước đi vững chắc, khẳng định vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng nói chung. Trong nề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ ngân hàng và đầu tư tín dụng. 1.1.2. Các giai đoạn phát triển của NHCT Sầm Sơn Quá trình xây dựng và phát triển của chi nhánh NHCT Sầm Sơn đến thời điểm hiện nay có thể nói đã trải qua 3 giai đoạn phát triển gắn với 3 thế hệ lãnh đạo của chi nhánh NHCT Sầm Sơn Giai đoạn 1: Từ ngày thành lập tháng 9-1988 đến năm 1991: Đây là giai đoạn chập chững bước vào kinh doanh và tìm kiếm một mô hình tổ chức phù hợp. Khi mới thành lập hệ thống NHCT Việt Nam chỉ có 32 chi nhánh tỉnh và thành phố trực thuộc NHCT Việt Nam, với 63 chi nhánh cấp 2 trực thuộc các chi nhánh tỉnh và thành phố. Giai đoạn này NHCT Việt Nam chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo như một liên hiệp xí nghiệp đặc biệt, các chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập. Chi nhánh NHCT Sầm Sơn lúc đó là chi nhánh cấp 2 trực thuộc là chi nhánh NHCT Thanh Hóa, tại chi nhánh có 6 phòng, ban chưa có phòng giao dịch. Nguồn vốn huy động khi mới thành lập là 12.000 triệu đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế 9.100 triệu đồng, chưa có cho vay ngoại tệ và huy động tiết kiệm ngoại tệ, các sản phẩm dịch vụ còn rất đơn giản, tin học chưa áp dụng, tổng số cán bộ công nhân viên 65 người. Đến cuối năm 1990 Hệ thống NHCT Việt Nam được thành lập lại theo Quyết định số 420/CT ngày 14-11-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Chuyển từ hệ thống Ngân hàng chuyển doanh sang hệ thống các Ngân hàng thương mại hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực từ 10/1990. NHCT Việt Nam là một pháp nhân hoạch toán kinh tế độc lập, các NHCT tỉnh,thành phố là chi nhánh cấp 1 hoạch toán phụ thuộc dưới chi nhánh cấp 1 là chi nhánh cấp 2. Tính chất thi trường
  4. bắt đầu ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của các NHTM. Kết thúc năm 1991 cũng là kết thúc giai đoạn đi tìm kiếm một mô hình tổ chức,một phương pháp quản lý và hoạch toán phù hợp, tạo điều kiện cho các NHTM bung ra. Giai đoạn 2: Từ năm 1992 đến năm 1997: Đây là giai đoạn phải đối mặt với kinh tế thị trường với độ ngày càng phức tạp khốc liệt rõ nét hơn trong khi chưa được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đội ngũ cán bộ chủ yếu được chuyển từ thời bao cấp sang chưa được đào tạo lại, chưa có kinh nghiệm làm việc và quản lý trong cơ chế thị trường đầy khốc liệt, trong khi nhiệm vụ đòi hỏi, thị trường đòi hỏi phải nhanh chóng mở rộng mạng lưới để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước. Một số các phòng giao dịch được mở ra trong giai đoạn này như: phòng giao dịch số 1 ở Lễ Môn, phòng giao dịch số 2 ở Quảng Xương, trong khi cơ chế quản lý đối với các phòng giao dịch chưa có, tất cả chỉ bằng kinh nghiệm với trách nhiệm của BGĐ chi nhánh. Hơn nữa các tệ nạn xã hội lúc đó như hụi họ, số đề phát triển và lan tràn nhanh chóng, việc đầu tư tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, chưa quan tâm nhiều đến dự án và phương án của khách hàng vay vốn, lại gặp thời điểm thị trường nhà đất giảm mạnh. Đây là giai đoạn mạng lưới tổ chức được phát triển nhanh chóng nhất và có thêm dịch vụ mới như kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ thanh toán XNK, cho vay vốn và huy động tiết kiệm ngoại tệ, tin học bắt đầu được đưa vào phục vụ công tác quản lý và kinh doanh Ngân hàng. Giai đoạn 3: Từ năm 1998 đến nay: Về mô hình tổ chức: theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 thành lập lại NHCT Việt Nam theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Quy định tại quyết định 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo mô hình này NHCT Việt Nam được quản lý bởi Hội đồng quản trị, điều hành bởi Tổng Giám Đốc. Về hoạt động: Sau thời gian phát triển bung ra theo nền kinh tế thị trường đến năm 1996, năm 1997 hoạt động của Hệ thống Ngân hàng bộc lộ những khó khăn yếu kém. Dư nợ quá hạn tăng nhanh tại chi nhánh Sầm Sơn nợ quá hạn đến 11%. Đứng trước tình hình trên Thống đốc NHNN đã phải ban hành công văn 756/CV-NH3 ngày 16/12/1996 về chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng. Mà trọng tâm là chấn chỉnh hoạt động tín dụng. Đối với chi nhánh NHCT Sầm Sơn trong những năm 1997, 1998 tập trung mạnh mẽ vào công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng. Hàng trăm món nợ quá hạn được tiến hành phân tích mổ xẻ tìm rõ nguyên nhân, hàng chục CBTD được chuyển sang chuyên đi thu nợ. Với các biện pháp đồng bộ của nhà nước, của ngành và các biện pháp tích cực của chi nhánh các khó khăn tồn tại cũ dần dần được giải quyết và từ năm 2000 bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển ổn định, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, chất luợng tín dụng đảm bảo tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 2%.
  5. Đặc biệt năm 2008, mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, giá cả tăng mạnh, NHNN Việt Nam thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Song hoạt động của chi nhánh NHCT Sầm Sơn vẫn phát triển ổn định: Tăng trưởng nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm là 6%, tăng trưởng tín dụng là 17%, lợi nhuận đạt trên 12 tỷ đồng. Con số hết sức ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập NHCT. Năm 2011, hoạt động kinh doanh của NHCT Việt Nam-chi nhánh Sầm Sơn cũng rất khó khăn do chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế, tuy nhiên với sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, chi nhánh Sầm Sơn đã đạt kết quả đáng khích lệ. Để đạt được kết quả đó là do chi nhánh đã tổ chức phát động được nhiều đợt thi đua gắn với nhiều chủ đề theo mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ. Các phong trào thi đua luôn là động lực thúc đẩy các đơn vị phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao góp phần đáng kể vào thành tích chung của chi nhánh trong năm 2011. 1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức 1.2.1. Đặc điểm hoạt động Hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế thị trường chuyển đổi cơ cấu công-nông-ngư nghiệp và dịch vụ, cùng với xu hướng toàn cầu hóa và tạo tiền đề cho Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế lớn như WTO tập thể cán bộ và nhân viên NHCT Sầm Sơn đã phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, quy mô và kết quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. NHCT Sầm Sơn đã chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, vừa phát huy các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, đồng thời mở rộng các nghiệp vụ và dịch vụ mới như: Kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh mua hàng, cho thuê tài chính, thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, chi trả kiều hối .hệ thống thẻ như Visa card, Master card, G-card, S-card, C-card đã chiếm thị phần nhất định trong giao dịch của người tiêu dùng sản phẩm. Các hoạt động của NHCT Sầm Sơn bao gồm: Hoạt động huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dư thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi ngay, trả lãi định kỳ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi Hoạt động cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
  6. Cho vay đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài Cho vay ủy thác theo trương trình: Đài Loan, Việt Đức và các hiệp định tín dụng khung: JBIC và nhiều chương trình tín dụng quốc tế khác Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, chiết khấu mua lại giấy tờ có giá. Tài trợ thương mại và thanh toán: Bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và các loại bảo lãnh khác. Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng xuất khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu (collection), nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế Chuyển tiền nhanh Western Union Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc. Chi trả kiều hối Kinh doanh ngoại tệ: Mua, bán ngoại tệ giao ngay, mua bán kỳ hạn (spot, Forward, Swap ) Dịch vụ ngân quỹ: Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ Cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sang chế, thu chi tiền mặt tại đơn vị, tại nhà theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,MASTER CARD ) Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt(cash card), Chi trả lương qua tài khoản, qua thẻ ATM. Thẻ ATM của Ngân hàng Công thương đã kết nối với các Ngân hàng trong hệ thống banknet như ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Sacombank, ACB Hoạt động khác: Tư vấn và đầu tư tài chính, Khai thác bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, Tư vấn tài chính, Đại lý nhận lệnh giao dịch chứng khoán,quản lý vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế, Bằng phát minh sáng chế
  7. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức của NHCT Sầm Sơn được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của NHCT Sầm Sơn. Giám đốc và các phó giám đốc chỉ đạo điều hành tất cả các phòng ban tại hội sở và các phòng giao dịch; các phòng chức năng ở hội sở chính quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm; các phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh trực thuộc. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình. Cơ cấu tổ chức của NHCT Sầm Sơn gồm có: Giám Đốc, P. Giám Đốc 1, P. Giám Đốc 2, P. Giám Đốc 3, 8 phòng ban tại hội sở chính, 8 phòng giao dịch. Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của ngân hàng công thương Sầm Sơn có 72 cán bộ trong tổng số 12.000 cán bộ trong toàn hệ thống ngân hàng Công Thương. Trong đó có hơn 70% cán bộ trình độ Đại học, Cao đẳng, còn lại đã được đào tạo qua hệ trung cấp chuyên nghiệp của ngành ngân hàng. Tháng 4 năm 2006 chi nhánh NHCT Sầm Sơn triển khai dự án hiện đại hóa cơ cấu tổ chức phòng, ban gồm: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh NHCT Sầm Sơn Giám Đốc P. Giám Đốc 2 P. Giám Đốc 1 P. Giám Đốc 3 Tổ Nhà Phòng Phòng Phòng Tổ Phòng Phòng quản khách tổ khách khách điện ngân kế lý rủi Thanh chức hàng hàng toán quỹ toán ro và Bình hành DN cá nợ có chính nhân vấn đề PGD PGD PGD PGD PGD PGD PGD PGD Tĩnh Môi Trường Trung Khu Số 1 Số 2 Triệu Gia Sơn Sơn KT KCN TT Q. Sơn Nghi Lễ Xương Sơn Môn Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – chi nhánh NHCT Sầm Sơn.
  8. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau: - Phòng tổ chức hành chính: Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm quản lý lao động, quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý thông tin. - Phòng khách hàng doanh nghiệp: Có chức năng giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp, công ti nhằm thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng(cho vay, huy động vốn và các dịch vụ khác .) - Phòng khách hàng cá nhân: Giao dịch với khách hàng là tư nhân, cá thể với mục đích kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đối với khách hàng cá nhân. - Phòng ngân quỹ: + Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền vay thu đổi ngại tệ. + Ngiên cứu, đề xuất, soạn thảo và thực hiện các quy chế, quy định, quy trình và cách hướng dẫn thực hiện về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ của toàn hệ thống ngân hàng. - Phòng giao dịch + Trực tiếp giao dịch với khách hàng ở các nghiệp vụ, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, thẻ ATM + Quản lý các giao dịch và tổng kết các giao dịch hằng ngày, cung cấp thông tin và phối hợp với các nghiệp vụ để tổng kết giao dịch vào cuối ngày. - Phòng tài chính kế toán + Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo chi tiết, theo dõi quản lý tài sản, nguồn vốn, quỹ và các tài sản khác của ngân hàng theo đúng quy định cả pháp luật, + Chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời hợp lý. - Tổ điện toán + Trực tiếp quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập. + Thực hiện lưu trữ và bảo quản, phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trình phần mềm theo quy định. - Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề + Quản lý rủi ro tài chính theo lợi nhuận và chi phí, phòng ngừa rủi ngăn chặn và xử lý rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng. + Phân tích cấu trúc và rủi ro tài chính để đưa ra biện pháp tích cực nhằm khắc phục hậu quả rủi ro. 1.3. Tình hình hoạt động của NHCT Sầm Sơn trong thời gian qua Hơn 20 năm, cùng với sự biến đổi sâu sắc của đời sống kinh tế chính trị - xã hội trên toàn đất nước, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của nghành ngân hàng, NHCT Sầm Sơn đã có những bước đang lên, vượt qua những khó khăn của thời kì
  9. ban đầu như: Sự nhỏ bé về vốn hoạt động, mạng lưới mỏng, nhân viên ít kinh nghiệm và hơn nữa văn hóa kinh doanh ngân hàng mới chỉ thực sự được hình thành từ một kinh tế ra khỏi chế độ bao cấp. Đến nay nhờ sự phấn đấu của tập thể và sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng, sự vững chắc của các cổ đông, các thành viên hội đồng quản trị, Vietinbank Sầm Sơn đã và đang tạo được vị thế, uy tín và hình ảnh của mình. 1.3.1. Tình hình huy động vốn Ngân hàng chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao, vững chắc khi tổ chức tốt công tác huy động vốn nó quyết định đến thị phần của ngân hàng. Trong những năm qua NHCT Sầm Sơn đã mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm cho phù hợp với địa bàn dân cư thị xã Sầm Sơn và các khu vực lân cận tuyên truyền vận động mở tài khoản cá nhân, tài khoản thẻ bằng các hình thức khuyến mãi, áp dụng nhiều hình thức gửi tiền linh hoạt, hiệu quả ví dụ như phát hành kỳ phiếu có mục đích Vì vậy nguồn vốn của NHCT Sầm Sơn ngày càng tăng. Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của NHCT Sầm Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm 2010 - 2009 Năm 2011 - 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 +/- 2011 +/- +/- +/- (%) (%) Tổng vốn huy động 485 589 104 21,4 1020 431 73,2 1.Phân theo đối tượng - TG TCKT 210 231 21 10 516 285 123.4 - TG dân cư 253 338 85 33,6 494 156 46,2 - Phát hành công cụ nợ 22 20 -2 -9,1 10 -10 -50 2. Phân theo loại tiền - VND 345 467 122 35,4 877 410 87,8 - Ngoại tệ 140 122 -18 12,9 143 21 17,2 3. Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 289 331 42 14,5 465 134 40,5 - Dưới 12 tháng 131 177 46 35,1 504 327 184,7 - Từ 12t-dưới 24t 47 58 11 23,4 33 -25 43.1 - Từ 24 t trở lên 18 23 5 27,8 18 -5 -21,7 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn.
  10. Biểu đồ 1.1: Vốn huy động của NHCT Sầm Sơn 1200 1000 800 Tình hình huy động vốn 600 1020 qua các năm 400 589 485 200 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn Nhìn vào bảng 1.1 và biểu đồ 1.1 trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm tương đối tốt, tổng nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 485 tỷ đồng, năm 2010 là 589 tỷ đồng tăng 104 tỷ đồng tương đương 21,4%, năm 2011 là 1020 tỷ đồng tăng 431 tỷ đồng tương đương 73,2%. Nếu phân tích hình huy động vốn phân theo kỳ hạn ta thấy huy động vốn theo không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2009 huy động đươc 289 tỷ đồng, năm 2010 là 331 tỷ đồng tăng 42 tỷ đồng tương đương 14,5%, năm 2011 là 465 tỷ đồng tăng 134 tỷ đồng tương đương 40,5%, xếp thứ 2 là phân theo kỳ hạn dưới 12 tháng, thứ 3 là từ 12t – dưới 24t và cuối cùng là từ 24t trở lên Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng cao,Ngân hàng đã tạo được lòng tin cho khách hàng và hoạt động dịch vụ của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây do sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc NHCT Sầm Sơn phải liên tục tăng lãi suất. Năm 2011 là năm có nhiều biến động lớn, Chi nhánh đặc biệt chú trọng đến việc huy động nguồn vốn, đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn,thực hiện liên tục các đợt khuyến mại, tặng quà, phát hành kỳ phiếu, phát hành chứng chỉ tiền gửi. Thị trường Tài chính tiền tệ trong những tháng đầu năm 2011 luôn trong tình trạng căng thẳng: Tình trạng cung cầu mất cân đối thường xuyên xảy ra, giá vàng thay đổi thất thường và theo chiều hướng tăng,thị trường vốn vốn ngoại tệ thay đổi trái chiều: Từ chỗ dư thừa ngoại tệ, người có sổ tiết kiệm ngoại tệ không
  11. bán được cũng không vay được đến chỗ thiếu ngoại tệ nghiêm trọng. Các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động, mặc dù đã đẩy lãi suất lên khá cao, chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào ngày càng bị thu hẹp, thậm chí sau khi cộng chi phí vào chênh lệch trở về số âm, khiến cho hoạt động của các NHTM ngày càng khó khăn hơn. Bên cạnh việc chú trọng huy động vốn, NHCT Sầm Sơn còn quan tâm đến công tác kiểm tra huy động vốn. Hàng năm chi nhánh kiểm tra toàn bộ ở 4 phòng giao dịch và 10 quỹ tiết kiệm, kiểm tra chế độ thẻ trắng, kiểm tra định mức tồn quỹ, kiểm tra việc chi trả lãi gốc Qua kiểm tra cho thấy các quỹ tiết kiệm thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngành, quy định của cơ quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của ngân hàng và khách hàng. 1.3.2. Tình hình sử dụng vốn 1.3.2.1. Hoạt động tín dụng và đầu tư Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng từ 90-95% trong tổng thu nhập của chi nhánh. Vì vậy việc mở rộng quy mô tín dụng được chi nhánh quan tâm gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, đây là vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của chi nhánh. Trong những năm qua với quyết tâm cao chi nhánh đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương chính sách của nhà nước, của ngành và có những giải pháp tích cực nên kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương Sầm Sơn đã đạt được những kết quả tốt về tốc độ tăng trưởng lẫn chất lượng của các khoản cho vay. Ngân hàng đã thực hiện cho vay với các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong nhiều lĩnh vực của các nền kinh tế, trong đó tăng cường đầu tư cho các ngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi nhọn có định hướng của nhà nước như: xi măng, mía đường, công nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải ưu tiên cho các dự án lớn có tính khả thi cao. Cùng với hoạt động cho vay đơn thuần, NHCT Sầm Sơn còn thực hiện một số tường trình cho vay ưu đãi đối với hộ đói nghèo, cho vay sinh viên, và một số chương trình cho vay tạo việc làm các tường trình này đều thực hiện với lãi suất ưu đãi thông qua các chương trình này Ngân hàng đã tự nâng cao được uy tín của mình trong mọi tầng lớp nhân dân.
  12. Bảng 1.2. Tín dụng phân theo thành phần kinh tế đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm 2010- 2009 Năm 2011- 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 +/- +/- 2011 +/- +/- (%) (%) Tổng dư nợ 516 826 310 60,1 1267 441 53,4 Công ty cổ phần 443 646 203 45,8 929 283 43,8 Công ty TNHH 17 33 16 94,1 65 32 97 Tư nhân cá thể 55 146 91 165,5 273 127 87 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Năm 2011 NHCT VN đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chỉ đạo công tác tín dụng, Chi nhánh NHCT Sầm Sơn đã triển khai kịp thời và thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đặt yêu cầu đảm bảo chất lượng tín dụng lên hàng đầu, mọi khoản cho vay đều được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy tổng dư nợ từ 2009 - 2011 liên tục tăng, năm 2009 tổng dư nợ là 516 tỷ đồng, năm 2010 tổng dư nợ là 826 tỷ đồng, tăng 310 tỷ đồng (tăng 60,1%) so với năm 2009, năm 2011 là 1267 tỷ đồng, tăng 441 tỷ đồng (tăng 53,4%) so với năm 2010. Trong đó dư nợ của công ty cổ phần chiếm tỷ trọng chủ yếu trong dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCT Sầm Sơn, tiếp đến là tư nhân cá thể và công ty TNHH. Đây là kết quả đạt được nhằm khích lệ đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên của chi nhánh đã góp phần cho sự phát triển của NHCT Sầm Sơn, của nền kinh tế tỉnh nhà. 1.3.2.2. Hoạt động bảo lãnh của NHCT Sầm Sơn Trong năm 2009 NHCT Sầm Sơn đã thực hiện được 254 món bảo lãnh, số tiền là 67,2 tỷ đồng tăng so với năm trước 72 món, số tiền 22,3 tỷ đồng. Hoạt động bảo lãnh trong năm 2009 đã có sự tăng trưởng so với năm 2008. Các phòng giao dịch đã quan tâm đến hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên quy mô của hoạt động này vẫn hết sức nhỏ bé so với hoạt động tín dụng. Hoạt động bảo lãnh trong năm 2010, toàn chi nhánh thực hiện được 281 món bảo lãnh, số tiền là 73 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2009, số phí thu được từ hoạt động bảo lãnh là 1,720 tỷ dồng, đã góp phần vào hoàn thành vượt mức chỉ tiêu dịch vụ, tăng trưởng cao so với năm 2008. Trong năm 2011, toàn Chi nhánh thực hiện được 336 món bảo lãnh, số tiền là 81 đồng, tăng 11% so với năm 2010. Số phí thu được từ hoạt động bảo lãnh là 2,175 tỷ đồng,đã góp phần vào việc hoàn thành 92% chỉ tiêu dịch vụ
  13. Hoạt động bảo lãnh trong năm 2011 đã có sự tăng trưởng so với năm 2010. Đây là lĩnh vực hoạt động có tiềm năng phát triển, cần được quan tâm hơn nữa trong năm 2012, nhằm góp phần tăng thu dịch vụ cho chi nhánh. 1.3.3. Các hoạt động khác NHCT Sầm Sơn 1.3.3.1. Công tác thanh toán, chi trả kiều hối,thu dịch vụ, thẻ Công tác kế toán nhìn chung đã bảo đảm an toàn, chính xác, không xẩy ra thất thoát, giảm chi phí, bảo đảm hạch toán đúng chế độ quy định. Công tác hậu kiểm đã được duy trì nền nếp. Thông qua công tác hậu kiểm đã kịp thời phát hiện sai sót trong quá trình giao dịch đồng thời bỏ sung chỉnh sửa đúng chế độ. Công tác tài chính được đảm bảo đúng quy chế, chế độ quy định. Bảng 1.3. Bảng công tác thanh toán, chi trả kiều hối, thu dịch vụ, thẻ Chênh lệch Chênh lệch Đơn Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2010 - 2009 2011 - 2010 vị 2009 2010 +/- 2011 +/- +/- +/- (%) (%) - Tổng thu dịch Tỷ vụ 6,9 8,8 1,9 27,5 13,6 4,8 54,5 đồng - Nghiệp vụ chi USD 9.125 9.332 207 2,27 9.465 133 1,4 trả kiều hối - Phát hành thẻ Cái 9.210 13.100 3890 42,2 16.400 3.300 25,2 Nguồn: Phòng Kế Toán – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. * Tổng thu dịch vụ: - Năm 2009 là 6,9 tỷ đồng - Năm 2010 là 8,8 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 1,9 tỷ đồng, tăng 27,5% - Năm 2011 là 13,6 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 4,8 tỷ đồng, tăng 54,5% * Nghiệp vụ chi trả kiều hối: - Năm 2009 thực hiện chi trả số tiền 9.125 ngàn USD - Năm 2010 số tiền 9.132 ngàn USD, so với năm 2009 tăng 7 ngàn USD, tăng 0,1% - Năm 2011 thực hiện chi trả số tiền 9.765 ngàn USD, so với năm 2010 tăng 633 ngàn USD, tăng 6,9% * Phát hành thẻ: - Năm 2009 phát hành thẻ cả năm đạt 9.210 thẻ, đưa tổng số thẻ ATM NHCT Sầm Sơn đã phát hành lên 23.356 thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ 5/5 đạt 100% so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao. - Năm 2010 cả năm đã phát hành 13.100 thẻ, tăng 42,2% so với năm 2009, đưa tổng số thẻ ATM chi nhánh phát hành lên 36.456 thẻ; trong đó thẻ
  14. tín dụng quốc tế đạt 31/60, đạt 65% so kế hoạch. Cơ sở chấp nhận thẻ: 2/5 đạt 40% so với kế hoạch. - Năm 1011 phát hành được 16.400 thẻ, tăng 25,2% so với năm 2010 đưa tổng số thẻ ATM NHCT Sầm Sơn đã phát hành lên 52.856 thẻ; thẻ tín dụng quốc tế: 211 thẻ đạt 75,8% so kế hoạch. Cơ sở chấp nhận thẻ là 3/5 đạt 60% so kế hoạch.Trong năm 2011 kết quả thực hiện chi trả lương qua tài khoản tăng. 1.3.3.2. Công tác thẩm định rủi ro và kiểm soát Để nâng cao chất lượng công tác tín dụng chi nhánh NHCT Sầm Sơn rất coi trọng và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra kiểm soát với phương châm thực hiện quy chế dân chủ. Ngân hàng luôn tăng cường kiểm tra rà soát hồ sơ cho vay, đảm bảo tính pháp lý và an toàn tín dụng, cán bộ tín dụng trực tiếp kiểm tra hoạt động sử dụng tiền vay của khách hàng kịp thời phát hiện và chấn chỉnh. Trong tháng 12/2011 thẩm định rủi ro tín dụng 42 món trong đó thẩm định giới hạn tín dụng và khoản vay là 26 món và 16 món thẩm định tài sản đảm bảo, lũy kế 12 tháng đã thẩm định được 165 món.Thực hiện kiểm soát hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay trong tháng: 131 hợp đồng, lũy kế 12 tháng đã kiểm soát 1310 hợp đồng, trong đó có 625 hợp đồng tín dụng và 685 hợp đồng bảo đảm tiền vay. 1.3.3.3. Hoạt động đại lý chứng khoán, đại lý bảo hiểm Chứng khoán: Trong năm 2011, đại lý chứng khoán đã thực hiện được 4.112 giao dịch của khách hàng, với doanh số hoạt động 93 tỷ đồng, số phí thu được 325 triệu đồng(trong đó chi nhánh được hưởng 162 triệu đồng), Phí xác nhận kết quả khớp lệnh 5,1 tỷ đồng và hoa hồng vay hỗ trợ mua chứng khoán là 136 tỷ đồng. Bảo hiểm: trong năm 2011 chi nhánh bán bảo hiểm thu phí 1.1 tỷ đồng, mang lại hoa hồng cho chi nhánh 97 triệu đồng. Trong đó bảo hiểm trách nhiệm dân sự là 16 triệu, bảo hiểm trách nhiệm vật chất là 73 triệu, bảo hiểm con người kết hợp tín dụng là 8 triệu. 1.3.4. Kết quả kinh doanh của NHCT Sầm Sơn Bảng 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Sầm Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm 2010- 2009 Năm 2011- 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 +/- 2011 +/- +/- +/- (%) (%) Tổng doanh thu 426 536 110 25,8 925 389 72,6 Tổng chi phí 312 410 98 31,4 693 283 69,0 Lợi nhuận sau thuế 114 126 12 10,5 232 106 84,1 Trong đó:Trích lập 13 6,3 -6,7 -51,5 5,8 -0,5 -7,9 quỹ DPRR Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn.
  15. Biểu đồ 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Sầm Sơn 2000 1800 232 1600 1400 693 1200 Lợi nhuận sau thuế 1000 126 Tổng chi phí Tổng doanh thu 800 114 410 600 312 400 925 536 200 426 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Nhìn vào bảng 1.4 và biểu đồ 1.2 trên ta thấy, năm 2009 hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp khó khăn do sự cạnh tranh và sức ép cửa thị trường. Tuy nhiên năm 2010 doanh thu của Ngân hàng tăng cao từ 426 tỷ đồng năm 2009 lên 536 tỷ đồng tăng 110 tỷ đồng tương đương tăng 25,8%, năm 2011 là 925 tỷ đồng tăng 389 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương 72,6%. Lợi nhuận năm 2009 đạt 114 tỷ đồng, năm 2010 là 126 tỷ đồng tăn 12 tỷ đồng tương đương 10,5% so với năm 2009, năm 2011 là 232 tỷ đồng tăng 106 tỷ đồng tương đương 84,1% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ NHCT Sầm Sơn đã chủ động phân tích nghiên cứu thị trường, có nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động và lãi suất hợp lý đảm bảo luôn chủ động về nguồn vốn cho đầu tư và thanh toán do vậy kết quả kinh doanh đã tăng lên nhanh chóng.
  16. PHẦN 2 PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SẦM SƠN 2.1. Thực trạng về hoạt động cho vay tại NHCT Sầm Sơn 2.1.1. Cơ cấu dư nợ cho vay Việc mở rộng quy mô tín dụng được Chi nhánh quan tâm gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, đây là vấn đề then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh. Với lợi thế về mặt địa lý, Chi nhánh thu hút được rất nhiều khách hàng lớn như: Công ty mía đường Lam Sơn, Công ty xây dựng Sông mã Do đó trong thời gian qua Chi nhánh NHCT Sầm Sơn đã chủ động được nguồn vốn để đáp ứng nhiều hình thức cho vay đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bảng 2.1. Cơ cấu dư nợ cho vay của NHCT Sầm Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2010- 2009 2011- 2010 2009 2010 +/- 2011 +/- +/- +/- (%) (%) Tổng dư nợ 516 826 310 60,1 1267 441 53,4 1.Theo loại tiền tệ - Nội tệ 493 772 279 56,6 1231 459 59,5 - Ngoại tệ 23 54 31 134,8 36 -18 -33,3 2.Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 150 377 227 151,3 631 254 67,4 - Có kỳ hạn 366 449 83 22,7 636 187 41,6 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn.
  17. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền tệ của NHCT Sầm Sơn 3000 1267 2500 2000 826 Tổng dư nợ 1500 Nội tệ 1,231 516 Ngoại tệ 1000 772 500 493 54 0 23 36 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của NHCT Sầm Sơn 3000 1267 2500 2000 826 Tổng dư nợ 1500 Không kỳ hạn 631 Có kỳ hạn 516 1000 377 500 150 636 366 449 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Nhìn vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, 2.2 trên ta thấy tổng dư nợ liên tục tăng trong 3 năm 2009-2011. Năm 2009 tổng dư nợ là 516 tỷ đồng đến năm 2010 là 826 tỷ đồng tăng 310 tỷ đồng tương đương 60,1%, năm 2011 là 1267 tỷ đồng tăng 441
  18. tỷ đồng tương đương 53,4% so với năm 2010. Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế cũng có những biến động mạnh mẽ. Cho vay VND năm 2010 tăng 279 tỷ đồng tương đương 56,6% so với năm 2009, năm 2011 tăng 459 tỷ đồng tương đương 59,5% so với năm 2010 trong khi đó cho vay ngoại tệ lại giảm từ năm 2010 so với năm 2011 là 18 tỷ đồng tương đương 33,3%. Nếu phân theo kỳ hạn thì cho vay không kỳ hạn năm 2009 là 150 tỷ đồng, năm 2010 là 377 tỷ đồng tăng 227 tỷ đồng tương đương 151,3%, năm 2011 là 631 tỷ đồng tăng 254 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương 67,4%. Để đạt được mức tăng trưởng tín dụng như trên NHCT Sầm Sơn đã áp dụng sáng tạo, triển khai kịp thời các chủ trương chỉ đạo của ngành, của chính phủ, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có thái độ giao dịch tốt với tinh thần trách nhiệm cao cùng với chuyên môn vững chắc do đó đã nâng cao được hoạt động tín dụng cho chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó Ngân hàng có quan hệ tốt với khách hàng và áp dụng chính sách khách hàng một cách linh hoạt phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt quan tâm tới khách hàng truyền thống, những đơn vị có tình hình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra Ngân hàng còn đẩy mạnh chiến lược để thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến giao dịch.Ngoài nghiệp vụ chuyên môn kinh nghiệm trong kinh doanh chi nhánh còn đi sâu vào đầu tư vào một số dự án: Dự án nâng cấp dây truyền sản xuất gạch của công ty cổ phần gạch ngói Tuynen, Nhà máy đường Nông Cống, dự án chế biến sữa của công ty cổ phần đường Lam Sơn Nhìn chung vốn tín dụng của NHCT Sầm Sơn đã thực sự phát huy hiệu quả. Nhờ vay vốn Ngân hàng mà các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ hiện đại, thay thế dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc lạc hậu không phù hợp với quy mô sản xuất, từ đó làm tăng năng lực sản xuất tạo thế ổn định và phát triển trong kinh doanh cho các doanh nghiệp và để lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.1.2. Rủi ro cho vay tại NHCT Sầm Sơn 2.1.2.1. Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây của NHCT Sầm Sơn Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn là khoản nợ mà có một phần nợ hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn phải trả. Kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Ngõn hàng. Tuy nhiên cũng như các ngành khác, lợi nhuận luôn gắn với mạo hiểm và rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Ngõn hàng. Với nguồn vốn huy động đã có sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất là công việc hết sức khó khăn. Nếu nguồn vốn huy động lớn mà dư nợ nhỏ thì Ngõn hàng sẽ bị ứ đọng vốn, Ngõn hàng không tìm được khách hàng tin cậy để cho vay. Nhưng nếu dư nợ tín dụng tăng quá cao thì cũng không phải là điều tốt. Dư nợ tín dụng quá nhiều có thể dẫn đến cho Ngân hàng có những khoản nợ không thu
  19. hồi được khi đến hạn và sau khi đã gia hạn nợ phải chuyển sang nợ quá hạn. Việc này làm chậm vòng luân chuyển vốn của Ngân hàng dẫn đến giảm lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng không thể tránh được việc có nợ quá hạn. Nợ quá hạn hiện nay đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết của mọi Ngân hàng. Những khoản nợ đến hạn mà khách hàng không trả được (cố tình không trả hoặc không có khả năng trả) đều phải chuyển sang nợ quá hạn. Với những khoản nợ này, Ngân hàng tính lãi suất cao hơn lãi suất cho vay bình quân nhằm bù lại phần thiệt thòi cho Ngân hàng khi không thu hồi được vốn và để phạt doanh nghiệp Hiện nay NHCT Sầm Sơn đang hoạt động cho vay ở chiều hướng tốt, tình hình nợ quá hạn- nợ xấu trong những năm gần đây thấp và sự kiểm soát nợ quá hạn vẫn đang nằm trong khả năng của ngân hàng. Bảng 2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn với tổng dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm 2010 - 2009 Năm 2011 - 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 +/- 2011 +/- +/- +/- (%) (%) - Tổng dư nợ 516 826 310 60,1 1267 441 53,4 Nợ quá hạn 1,4 0,8 -0,6 -42,9 0,3 -0,5 -62,5 Tỉ lệ nợ quá hạn 0,3% 0,1% 0,02% Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn của NHCT Sầm Sơn 1400 1267 1200 1000 826 800 Tổng dư nợ 600 Nợ quá hạn 516 400 200 0.8 0 1.4 0.3 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn.
  20. Trong 3 năm tỷ lệ dư nợ quá hạn của NHCT Sầm Sơn luôn ở mức thấp, luôn dưới 0,5%, do vậy tình hình nợ quá hạn vẫn nằm trong khả năng cho phép của ngân hàng. Đây là một phần do chất lượng tín dụng được nâng cao, mặt khác là do cách tính nợ quá hạn theo quy định mới của ngân hàng nhà nước. Nhìn vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.3 trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 nợ quá hạn là 1,4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,3%. Nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 0,8 tỷ đồng (giảm 0,6 tỷ đồng tương đương 42,9%) tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0,3 % xuống còn 0,1%, đến năm 2011 lại giảm xuống còn 0,3 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,02%, giảm 0,5 tỷ đồng tương đương 62,5%), tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0,1% xuống còn 0,02%. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua từng năm đây là một điều đáng mừng trong công tác xử lý nợ quá hạn của chi nhánh. Thời gian qua, NHCT Sầm Sơn đã rất quan tâm đến công tác xử lý nợ quá hạn. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng, NHCT Sầm Sơn đã kịp thời có những biện pháp tích cực để thu hồi nợ nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng xảy ra cho NHCT Sầm Sơn. Đối với những khoản vay qua kiểm tra, giám sát thấy có dấu hiệu khó trả nợ được, hoặc đã quá hạn do những khó khăn phát sinh từ điều kiện khách quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, NHCT Sầm Sơn đã có những biện pháp hỗ trợ cho khách hàng như: Cơ cấu lại khoản nợ, kỳ hạn nợ hoặc cho vay thêm vốn để khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, khi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có hướng phát triển khả quan Đối với những khoản nợ đã quá hạn khó thu hồi, Chi nhánh đã có những biện pháp xử lý như: Phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, có thể xử lý từng phần đối với tài sản có nhiều hạng mục, dây chuyền sản xuất, khởi kiện ra tòa hoặc sử dụng dự phòng rủi ro Đối với những khoản nợ đã xử lý rủi ro, nợ quá hạn đánh giá khó có khả năng thu hồi, hoặc thời gian thu hồi kéo dài, NHCT Sầm Sơn đã tích cực tìm khách hàng để bán khoản nợ thu hồi vốn. 2.1.2.2. Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Nợ xấu đối với Ngân hàng là khoản tiền cho khách hàng vay, thường là doanh nghiệp, mà khó có khả năng thu hồi hoặc không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Nợ xấu còn được coi là chi phí khác làm giảm thu nhập ròng của doanh nghiệp. Trong năm 2009, nợ xấu là vấn đề nóng bỏng ở tất cả các NHTM Việt Nam. Nguyên nhân chính là do cuộc chạy đua lãi suất huy động, lãi suất huy động tăng cao dẫn đến lãi suất cho doanh nghiệp vay cũng tăng cao theo. Các doanh nghiệp mạnh vẫn có thể không chấp nhận mức lãi suất quá cao vì họ có khả năng tìm kiếm được những nguồn huy động khác, những doanh nghiệp chấp nhận mức lãi suất cao
  21. thường xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên khó tiếp cận được các nguồn khác. Nguy cơ nợ xấu tăng lên phần lớn là do đối tượng khách hàng này. Nếu không có phương án giải quyết kịp thời nợ xấu thì đến một thời điểm nào đó, trích lập dự phòng rủi ro sẽ không đủ bù đắp phần tổn thất và việc nâng cao tiềm lực tài chính đảm bảo an toàn vốn là vấn đề khó khăn cho Ngân hàng Bảng 2.3 Tỷ lệ nợ xấu của NHCT Sầm Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2010 – 2009 2011 - 2010 2009 2010 2011 +/- +/-(%) +/- +/- (%) Tổng dư nợ 516 826 310 60,1 1267 441 53,4 Nợ xấu 0,4 0,2 -0,2 -50 0 -0,2 -100 Tỉ lệ nợ xấu 0,08 0,024 0 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. Biểu đồ 2.4: Nợ xấu của NHCT Sầm Sơn 1400 1267 1200 1000 826 800 Tổng dư nợ Nợ xấu 600 516 400 200 0.2 0 0.4 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn.
  22. Dựa vào bảng 2.3 và biểu đồ 2.4 ta thấy nợ xấu giảm qua các năm. Năm 2009 nợ xấu của ngân hàng là 0,4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,08% sang năm 2010 đã giảm xuống còn 0,2 tỷ đồng (giảm 0,2 tỷ đồng so với năm 2009 tương đương giảm 50%), tỷ lệ nợ giảm từ 0,08% xuống còn 0,024% và đến năm 2011 thì tình hình nợ xấu đã không còn Bên cạnh đó Vietinbank Sầm Sơn còn thực hiện quyết định của chính phủ về xử lý nợ tồn đọng và các văn bản hướng dẫn của NHNN, Bộ tài chính liên bộ Chi nhánh đã xác định công tác trọng tâm xuyên suốt trong năm kế hoạch là tập trung xử lý nợ xấu theo dõi đề án xử lý nợ của NHCT VN. Trong năm 2011 NHCT VN không giao chỉ tiêu thu nợ ngoại bảng bằng nguồn chính phủ xử lý song Chi nhánh đã tích cực tận thu kết quả thực hiện được 193,2 triệu đồng. Ngoài ra NHCT Sầm Sơn còn quan tâm tới công tác xét duyệt xử lý các khoản nợ tồn đọng bằng nguồn dự phòng rủi ro và xét duyệt miễn giảm lãi vay đối với khách hàng vay vốn NHCT theo quy chế ban hành. Trong năm NHCT Sầm Sơn đã xét duyệt cho 312 khách hàng đã xử lý hơn hết tài sản hiện không cư trú tại địa phương và có tài sản đảm bảo nhưng tài sản ở vị trí khó bán và chưa thể bán ngay được số tiền 4,1 tỷ đồng đồng bằng quỹ dự phòng, xét duyệt giảm miễn lãi cho 151 khách hàng với tổng số tiền là 16 tỷ triệu đồng. 2.1.3. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Với mỗi khoản tín dụng được cấp thì luôn đi kèm với nó một mức rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng thì Ngân hàng nào cũng xác định là có thể gặp rủi ro. Để chủ động trong việc hạn chế những hậu quả do rủi ro tín dụng có thể gây ra, một trong những biện pháp hữu hiệu hiện nay các Ngân hàng đang áp dụng là trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng luôn được hệ thống của PG Bank đặc biệt quan tâm. Căn cứ quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN. Ngày 25/04/2007, NHNN Việt Nam ra quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493 trước đó. Trên cơ sở phân loại nợ, định kỳ hàng quý Ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.
  23. Biểu đồ 2.5: Kết quả trích lập dưn phòng rủi ro 14 12 13 10 8 Số tiền trích 6 6.3 5.8 4 2 0 2009 2010 2011 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHCT Sầm Sơn Biểu đồ 2.1 thể hiện NHCT Sầm Sơn luôn quan tâm đến công tác trích lập dự phòng rủi ro hằng quý, hằng năm căn cứ vào chất lượng tín dụng và phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN, đồng thời dựa trên khả năng tài chính của mình, NHCT Sầm Sơn đã chủ động trích lập dự phòng rủi ro. Năm 2009 NHCT Sầm Sơn trích lập 13 tỷ đồng đến năm 2010 là 6,3 tỷ đồng và năm 2011 là 5,8 tỷ đồng. Như vậy mức trích rủi ro qua các năm ngày càng giảm đây là một điều tốt đối với hoạt động cho vay của NHCT Sầm Sơn vì mức trích rủi ro giảm tương ứng với nợ xấu qua các năm giảm. Với quỹ dự phòng này Ngân hàng có thể linh hoạt hơn trong việc xử lý rủi ro tín dụng 2.1.4. Công cụ chính sử dụng trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCT Sầm Sơn NHCT Sầm Sơn hiện nay đang sử dụng quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng làm công cụ quản lý nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng. Trong quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, cán bộ tín dụng sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng. Bảng này chấm điểm tín dụng mỗi khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn định tính (yếu tố phi tài chính) như năng lực và kinh nghiệm của ban lãnh đạo, vị trí trên thị trường, quan hệ với khách hàng, với các ngân hàng khác Ngoài ra quy trình tín dụng phải
  24. đảm bảo tìm hiểu được năng lực tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và lý lịch nhân thân cùng với uy tín của khách hàng. Đồng thời yêu cầu khách hàng xuất trình được các hồ sơ pháp lý và tài sản, hồ sơ nguồn thu và chứng minh được mục đích vay. Dựa vào các bảng đánh giá khách hàng và các nguồn thông tin thu được cán bộ tín dụng xem xét có thể cho khách hàng vay vốn hay không. Nếu cấp vốn cho khách hàng thì phải luốn theo dõi đánh giá tình hình sản xuất của khách hàng để luôn đảm bảo được khả năng trả nợ, trường hợp khách hàng gặp khó khăn thì phải áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh khả năng mất vốn. Tiến hành các đợt kiểm tra hoạt động tín dụng của chi nhánh; thực hiện kiểm tra đột xuất tài sản đảm bảo là kho hàng của một số chi nhánh; giám sát việc thực hiện các điều kiện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt thông qua quá trình tái thẩm định các hồ sơ tín dụng; hoàn thành hệ thống phân cấp, ủy quyền phê duyệt tín dụng và tổ chức các cuộc họp Hội đồng tín dụng theo đúng quy định. Phòng giám sát tín dụng và thu hồi nợ cùng với các chi nhánh quản lý, giám sát và hỗ trợ các chi nhánh trong việc xử lý nợ quá hạn. Đề xuất các biện pháp thu hồi nợ. Giám sát và ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác thu hồi nợ. Thực hiện giám sát từ xa thông qua hệ thống corebanking. Tuy nhiên do nhân sự còn thiếu nên số lượng hồ sơ nợ xấu chuyển lên xử lý bởi phòng giám sát tín dụng và thu hồi nợ chưa nhiều. Công tác hỗ trợ tín dụng thực hiện theo yêu cầu của NHNN đúng thời hạn. Tạo 02 sản phẩm cho vay mới trong hệ thống Flexcube, ban hành tài liệu nội bộ hướng dẫn nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ hoạt động hỗ trợ tín dụng của toàn hệ thống. Ngoài ra để kiểm soát và quản lý tốt rủi ro bộ phận hỗ trợ tín dụng sẽ được cấu trúc lại thành Phòng quản lý tín dụng báo cáo theo ngành dọc và trực thuộc Khối quản lý rủi ro. 2.2. Đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHCT Sầm Sơn 2.2.1. Kết quả đạt được 2.2.1.1. Công tác tín dụng Quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong công tác tín dụng là đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, đổi chất và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, coi chất lượng tín dụng quyết định đến kết quả kinh doanh đồng thời thực hiện giải pháp chỉ đạo sau. - Thường xuyên rà soát, phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của từng khách hàng, từ đó để xây dựng hạn mức tín dụng
  25. cho từng khách hàng tạo thế ổn định tăng trưởng dư nợ. Xác định mức vốn đầu tư phù hợp với trình độ quản lý của từng khách hàng và đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng. - Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của từng dự án sau đầu tư để tiếp tục có chính sách đầu tư hoặc thu hồi vốn tín dụng kịp thời. Kiên quyết không hạ thấp, nới lỏng các điều kiện tín dụng để mở rộng dư nợ, giảm dần và cương quyết không cho vay đối với khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh không ổn định, tình hình tài chính yếu kém, thua lỗ triền miên, nợ nhiều ngân hàng việc thẩm định, tái thẩm định các dự án, phương án phải được tiến hành độc lập từng thành viên sau đó đưa ra hội đồng tín dụng bàn bạc để đi đến thống nhất quyết định cho vay. - Bám sát các trương trình kinh tế, các dự án trọng điểm của tỉnh, tăng cường mối quan hệ với các bộ, ngành, cac cơ quan chủ quản của các đơn vị để mở rộng đầu tư đối với những dự án có hiệu quả. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn, cử cán bộ cho vay tham gia các khoá học nghiệp vụ tín dụng do ngân hàng cho vay tổ chức để không ngừng nâng cao trình độ thẩm định phương án, dự án đầu tư cho cán bộ tín dụng. - Ưu tiên vốn tín dụng cho các trương trình kinh tế trọng điểm, những dự án đầu tư có hiệu quả, nhóm ngành hàng, nhóm hàng có tính cạnh tranh cao và hướng phát triển tốt trong tương lai. - Thực hiện nghiêm túc thông báo về tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng công thương Việt Nam theo từng thời kỳ. Trên cơ sở của kết quả phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ban giám đốc đó chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay cụ thể với từng khách hàng. - Thực hiện triển khai các văn bản chỉ đạo của chính phủ, liên bộ, ngân hàng nhà nước và các văn bản chỉ đạo của ngân hàng công thương Việt Nam để thu hồi nợ đến từng cán bộ trong cơ quan. chỉ đạo các đơn vị rà soát, phân tích từng khoản nợ tồn đọng để có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp. Trong quá trình tổ chức thực hiện, chi nhánh luôn báo cáo với các cấp uỹ, chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, hổ trợ tạo điều kiện của các cấp, các ngành trong công tác sử lý thu hồi nợ tồn đọng. - Thực hiện sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước và ngân hàng công thương Việt Nam về triển khai đề án xử lý nợ tồn đọng và hoạt động rất có hiệu quả. Năm 2009 Nợ quá hạn của chi nhánh là: 1,4 tỷ đồng thì đến năm 2010 chỉ còn 0,8 tỷ đồng và đến năm 2011 thì chỉ còn 0,3 tỷ đồng. Nợ vụ án đến 31/12/2011 là 0,36 tỷ đồng giảm 0,63 triệu đồng so với đầu năm. nợ khoanh giảm từ 2,6 tỷ đồng đầu năm xuống còn 0,42 tỷ đồng ở thời điểm 31/12/2011. Kết quả xử lý TSBĐ thu
  26. nợ tồn đọng năm 2011 là: 2.5 tỷ đồng. Thu hồi nợ các khoản được chính phủ cấp nguồn xử lý: 9.1 tỷ đồng. Thực hiện quyết định 149 của chính phủ về xử lý nợ tồn đọng và các văn bản hướng dẫn của ngân hàng nhà nước, bộ tài chính, liên bộ chi nhánh đã xác định công tác trọng tâm xuyên xuốt trong năm kế hoạch là tập chung xử lý nợ xấu theo đề án xử lý nợ của ngân hàng cho vay nhà nước. Trong năm chi nhánh được chính phủ chấp thuận xử lý cho đối tượng khách hàng ưu tiên với tổng số tiền là 8.2 tỷ đồng nợ tồn đọng nhóm II là các khoản nợ quá hạn do phát sinh do nguyên nhân khách quan như thiên tai, thay đổi cơ chế, rủi ro bất khả kháng đó được liên bộ kiểm tra, xác nhận đưa vào diện khoanh nợ, giảm nợ. Ngoài ra chi nhánh cũng quan tâm đến công tác xét duyệt xử lý khoản nợ tồn đọng bằng nguồn dự phỏng rủi ro và xột duyệt miễn giảm lãi vay đối với khách hàng vay vốn ngân hàng cho vay theo quy chế ban hành. Trong năm chi nhánh đã xét duyệt cho 287 khách hàng đã xử lý bán hết tài sản hiện không cư trú tại địa phương và có tài sản bảo đảm nhữngtài sản ở vị trí khó bán và chưa thể bán ngay được số tiền 6,4 tỷ đồng bằng quỹ dự phòng; xét duyệt giảm miễn lãi cho 81 khách hàng với tổng số tiền là 5,3 tỷ đồng. 2.2.1.2. Xây dựng,tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng được quan tâm thực hiện Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu RRTD thông qua đầu mối là phòng quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Sầm Sơn. Đầu năm, phòng căn cứ vào mức độ rủi ro tín dụng đã được xác định, xây dựng kế hoạch gồm các việc cụ thể như: Xác định giới hạn tín dụng cho các phòng, bộ phận cũng như đối với khách hàng, khoản vay. Phân tích ngành hàng, nhóm khách hàng đưa ra cảnh báo rủi ro và kế hoạch thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Căn cứ kế hoạch được Ban giám đốc phê duyệt. Các bộ phận khách hàng thực hiện quản lý rủi ro tín dụng. Hàng tháng, báo cáo về bộ phận quản lý rủi ro để tổng hợp kết quả thực hiện và kiến nghị Ban giám đốc việc thực hiện kế hoạch kỳ tiếp theo. Ban giám đốc quyết định kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch. Bộ phận quản lý rủi ro là đầu mối lập và tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, các phòng, bộ phận khách hàng là đơn vị trực tiếp thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch.
  27. 2.2.1.3. Chất lượng giám sát hạn chế rủi ro tín dụng được nâng cao Ngoài việc giám sát theo phương pháp truyền thống là thông qua ban lãnh đạo các phòng, bộ phận, chi nhánh đã tiến hành kiểm tra chéo tại các bộ phận phát sinh nghiệp vụ đã phát hiện và chỉnh sửa kịp thời các sai sót, hạn chế rủi ro. Tổ chức thực hiện hậu kiểm hoạt động tín dụng thông qua bộ phận quản lý RRTD tại Chi nhánh NHCT Sầm Sơn bước đầu được quan tâm thực hiện, thành lập bộ phận, phòng độc lập với thẩm định của các bộ phận. phòng khách hàng theo quy định của NHCT Việt Nam. 2.2.1.4. Kiểm tra, kiểm soát RRTD có kết quả tích cực Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thông qua phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc NHCT Việt Nam tại NHCT Sầm Sơn. Việc kiểm tra tiến hành thường xuyên một quý một lần và đột xuất theo chương trình của NHCT Việt Nam. Nhờ quan tâm đến hoạt động này mà thời gian qua, đã kịp thời phát hiện những sai sót trong khâu thẩm định, đánh giá khách hàng. Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện ra những sai sót trong cho vay tại các phòng nghiệp vụ như hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ khoản vay chưa đầy đủ, tài sản đảm bảo khó xử lý thu hồi, các tính toán chưa chính xác, khâu giám sát vốn vay còn hạn chế Qua đó, NHCT Sầm Sơn đã có những giải pháp kịp thời khắc phục tồn tại, bổ sung, chỉnh sửa, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng 2.2.1.5. Xử lý nợ xấu đạt nhiều kết quả khả quan Chi nhánh NHCT Sầm Sơn đã thành lập tổ quản lý nợ có vấn đề từ năm 2006 nay là phòng quản lý rủi ro. Bộ phận này đã phối hợp với các phòng khách hàng, phòng giao dịch, tham mưu đề xuất cho ban lãnh đạo xử lý các khoản nợ có vấn đề bước đầu đạt được một số kết quả. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn của NHCT Sầm Sơn và nợ tồn đọng ngoại bảng thu đạt kết quả chưa cao là do một số doanh nghiệp nhà nước vay vốn nhưng sản kinh doanh thua lỗ, hoặc đang chuyển đổi cổ phần hóa,, việc xử lý phát mại tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn Ngân hàng hiện đang cùng đơn vị tìm mọi biện pháp tháo gỡ tạo nguồn trả nợ ngân hàng. 2.2.2. Hạn chế 2.2.2.1. Quản trị RRTD chưa được tăng cường Cụ thể, RRTD vẫn còn cao, biểu hiện là nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu còn cao. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng còn thể hiện các hạn chế như: Quá trình thẩm định khách hàng vay vốn chưa chặt chẽ do cán bộ thiếu thông tin, việc phân tích, đánh giá, nhận xét các thông tin chưa chuẩn xác mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào các số liệu, tài liệu do khách hàng cung cấp chưa thu thập
  28. thông tin qua bạn hàng, cơ quan chủ quản, cơ quan thuế vv dẫn đến việc đánh giá về năng lực quản lý, khả năng điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính còn hạn chế có cán bộ sử dụng ngay số liệu sai để thẩm định, trong khi đó khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất để quyết định cho vay. 2.2.2.2. Công tác kiểm tra, giám sát vốn vay còn yếu, mang nặng tính hình thức Mặc dù công tác kiểm tra, giám sát tại NHCT Sầm Sơn đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD trong thời gian qua, điều đó được thể hiện ở một số điểm sau: Hiện nay cán bộ tín dụng phải giải quyết nhiều công việc nên tình trạng quá tải là một vấn đề bức xúc. Vì thế, cán bộ tín dụng sẽ không đủ thời gian để kiểm tra, giám sát từng khách hàng vay vốn được thường xuyên. Nếu có cũng chỉ là hình thức. Hậu quả của vấn đề trên là không phát hiện được những dấu hiệu vi phạm, sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng sẽ không kịp thời. Vì thế, RRTD chắc chắn dễ xảy ra. Trong cho vay còn có cán bộ chưa thật sự quan tâm đến mục đích sử dụng vốn vay, việc giải ngân còn thiếu bảng kê, giải ngân chủ yếu bằng tiền mặt, thậm chí chưa động viên, bắt buộc khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán để quản lý tiền vay và tăng nguồn vốn. Sau khi cho vay không trực tiếp đi kiểm tra sử dụng vốn vay mà dùng bảng kiểm tra đã có chữ ký của khách hàng để ghi chung chung, thiếu nội dung không cụ thể về hàng hoá/sản phẩm chủng loại số lượng vv. Việc đi kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng không thường xuyên nên có khách hàng đã dừng sản xuất kinh doanh cán bộ quản lý chưa biết, có khách hàng bỏ đi thời gian cán bộ quản lý mới hay dẫn đến nợ lãi, nợ gốc đến hạn không thanh toán được, khó khăn về tài chính, mất khả năng thanh toán phải xử lý tài sản bảo đảm mới có nguồn trả nợ cho NH. Chưa tham mưu đề xuất những vấn đề lớn nhằm phòng tránh vi phạm cơ chế, quy chế, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phương pháp kỹ năng còn hạn chế, nhiều lối mang tính liệt kê, chủ yếu vẫn là so sánh, đối chiếu giữa với thực tế với cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ để tìm ra sai sót, vi phạm, việc chỉnh sửa sau thanh tra đôi lúc chưa kịp thời. 2.2.2.3. Khả năng dự báo rủi ro yếu, thiếu những công cụ tiên tiến và phù hợp với điều kiện thực tế Theo quy chế của NHCT Việt Nam, ngoài phần cảnh báo những rủi ro về ngành hàng do thông tin từ NHCT Việt Nam cung cấp, nhiệm vụ của phòng quản lý rủi ro hàng năm phải tham mưu cho Ban lãnh đạo NHCT Sầm Sơn phân tích ngành hàng, điều kiện và năng lực của từng phòng giao dịch từ đó định hướng đầu tư và giao mức phán quyết tín dụng, thẩm định và đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay cho
  29. các đơn vị này, tuy nhiên do trình độ năng lực cũng như số lượng cán bộ được phân công nhiệm vụ này còn yếu và thiếu, mang nặng tính chiếu lệ nên hiệu quả công tác chưa cao, do đó dẫn đến có những quyết định chưa phù hợp với đặc điểm thực tế của NHCT Sầm Sơn mà gần như theo định hướng cứng nhắc của NHCT Việt Nam dẫn đến quyết định chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của NHCT Sầm Sơn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay 2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro cho vay tại NHCT Sầm Sơn Bảng 2.4. Nguyên nhân nợ quá hạn Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 % 2010 % 2011 % 1.Tổng dư NQH 0,4 100 0,2 100 0 100 + NQH do nguyên nhân từ 0,3 75 0,2 100 0 0 khách hàng. + NQH do nguyên nhân từ 0,1 25 0 0 0 0 phía ngân hàng. Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp – chi nhánh NHCT Sầm Sơn. 2.3.1. Nguyên nhân từ khách hàng Nhìn vào bản 2.4 trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn do khách hàng năm 2009 là 0,3 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 75%, đến năm 2010 giảm xuống còn 0,2 tỷ đồng và đến năm 2011 thì bằng 0 đây là tín hiệu đáng mừng trong hoạt động cho vay của NHCT Sầm Sơn. Tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng chủ yếu phát sinh từ một số nguyên nhân như: - Do kinh doanh thua lỗ, phá sản hàng hóa chậm tiêu thụ Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nợ quá hạn hiện nay tại Ngân hàng NHCT Sầm Sơn. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc khách hàng chọn phương án kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu của thị trường, không có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình điều chỉnh sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn tới năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng được nhu cầu tiêu dung trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nhập ngoại do vậy hàng hóa khó tiêu thụ và thua lỗ là điều tất yếu không có tiền trả nợ Ngân hàng.
  30. - Do công nợ chưa thu được Nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng khá lớn trong tổng số nợ quá hạn của NHCT Sầm Sơn. Đây chính là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau để kinh doanh,do đó gây khó khăn cho một số khách hàng vay vốn Ngân hàng,họ phải chịu lãi và trả chậm cho Ngân hàng. - Do sử dụng sai mục đích Nợ quá hạn bắt nguồn từ nguyên nhân này chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.Trong thực tế, việc Ngân hàng quản lý vốn vay của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khó hơn nhiều so với kinh tế quốc doanh bởi vì mua bán kinh doanh của khu vực này đặc biệt là các cá nhân kinh doanh không có chứng từ sổ sách ghi chép đầy đủ theo chế độ kế toán. Nhận thức được điều này và do ham lợi họ đã không đầu tư vào phương án kinh doanh đã trình ngân hàng mà đầu tư vào những lĩnh vực khác có khả năng thu lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro rất lớn, do đó khi thua lỗ không có khả năng trả nợ ngân hàng. - Nhận thức của khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng là không cao, việc chấp hành pháp luật chưa đầy đủ nên ngân hàng rất khó khăn trong việc thu hồi nợ khi khách hàng cố tình chây ỳ, dây dưa không chịu trả nợ cho ngân hàng. 2.3.2. Nguyên nhân từ ngân hàng Nhìn vào bản 2.4 trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn nguyên nhân từ phía ngân hàng năm 2009 là 0,1 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 25%, năm 2010 và năm 2011 giảm xuống bằng 0, để đạt được kết quả như vậy tất cả là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng và sự nổ lực cố gắng nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ của NHCT Sầm Sơn. Để xảy ra tình trạng nợ quá hạn trong những năm về trước của ngân hàng là do một số nguyên nhân như: - Có nhiều khoản cho vay theo chỉ định của chính phủ hay chính quyền địa phương gây áp lực, thúc ép các NHTM phải cho vay, chính vì vậy có nhiều khoản nợ đọng hiện nay không thể xử lý được. - Sự chủ quan trong cho vay: Quan niệm rằng các khách hàng quen không cần giám sát nhiều khi giải quyết cho vay thì chỉ dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp. - Cán bộ tín dụng có nhiều người còn trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm, còn có những thiếu sót trong các khâu: Thẩm định dự án, thu thập thông tin từ khách hàng, đánh giá các báo cáo tài chính của khách hàng - Thông tin tín dụng chưa đầy đủ: Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để có quyết định cho vay đúng đắn. Trong nhiều trường hợp do điều tra không tốt nên thông tin sai lệch hoặc chưa đầy đủ. Hiện nay khách hàng vay tại nhều ngân hàng là
  31. phổ biến nhưng các ngân hàng không có thông tin đầy đủ nên nhiều trường hợp khách hàng đã mất khả năng thanh toán ngân hàng mới nhận ra. - Ngân hàng và tin tưởng vào tài sản thế chấp Theo nguyên tắc cho vay là phải có tài sản thế chấp song cán bộ tín dụng cũng không nên quá cứng nhắc trong điều kiện này. Có đơn vị kinh doanh tốt thì có thể không cần tài sản thế chấp, và ngược lại có những khách hàng vay có tài sản thế chấp lớn vẫn làm ăn thua lỗ dãn tới ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Nhưng việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ tồn đọng còn là bài toán khó cho các ngân hàng. Mặt khác việc định giá các tài sản thế chấp nó cũng là một trong những yếu tố quyết định tới các khoản cho vay và thu hồi vốn sau khi cho vay. 2.3.3. Nguyên nhân do môi trường cho vay 2.3.3.1. Sự thanh đổi chính sách của chính phủ Nước ta đang thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Do đó phải tuân thủ và chấp nhận sự biến động theo quy luật của nền kinh tế thị trường.Mỗi khi nền kinh tế biến động lên,xuống thì lập tức chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Các chính sách chính phủ thường xuyên quan tâm và có sự thay đổi kịp thời là: + Chính sách tài chính: Chính sách này liên quan đến cơ chế thi,chi ngân sách chính phủ. + Chính sách tiền tệ: Chính phủ sử dụng các công cụ như:lãi suất chiết khấu,dự trữ bắt buộc,nghiệp vụ thị trường mở Để điều chỉnh mức cung ứng tiền tệ khi có biến động xẩy ra. + Chính sách đầu tư phát triển: Đây là những chính sách mà khi chính phủ điều chỉnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp cho các ngân hàng thương mại, thường là những ảnh hưởng không tích cực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên nếu ngân hàng thương mại nắm bắt được thông tin kinh tế kịp thời thì sẽ hạn chế rủi ro xảy ra. 2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý Hoạt đông kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lạnh mạnh thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản Kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ngân hàng cho vay gặp rủi ro.
  32. 2.3.3.3. Môi trường tự nhiên Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi có thiên tai dịch họa xảy ra khách hàng cùng ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn thu Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình. Ở Việt Nam do thời tiết diễn biến phức tạp nên môi trường tự nhiên được coi là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho vay khi đầu tư phát triển các thành phần kinh tế. 2.3.3.4. Môi trường kinh tế, không ổn định Do các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do vậy các doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh, không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế, chính sách. Từ đó dẫn tới thua lỗ trong kinh doanh hoặc không đủ điều kiện về vốn để tiếp tục đổi mới và kinh doanh tiếp. Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp nghèo nàn về vốn, khả năng quản lý yếu kém,chưa đổi mới chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường, buôn lậu, hàng giả chưa được ngăn chặn triệt để đây là yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước. 2.4. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHCT Sầm Sơn 2.4.1. Mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển hoạt động tín dụng 2.4.1.1. Mục tiêu Chủ động dự báo tình hình, bình tĩnh thận trọng đưa ra các giải pháp phù hợp để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.Phát triển mạnh nguồn thu dịch vụ (thu nhập ngoài cho vay) để tăng trưởng doanh thu trong kinh doanh. Năm 2012, lấy phát triển doanh thu dịch vụ làm khâu đột phá, tập trung cao độ công sức, trí tuệ trong chỉ đạo, điều hành và mọi khả năng, nguồn lực của chi nhánh cho phát triển dịch vụ để tạo ra một sự phát triển vượt bậc về dịch vụ trong năm 2012 với tốc độ tăng trưởng dịch vụ phải đạt 200% so năm 2011. Luôn luôn đặt hoạt động tín dụng trong tầm kiểm soát chặt chẽ. Tiếp tục giữ vững chất lượng tín dụng, nợ dưới tiêu chuẩn phải luôn ở dưới mức 1%. 2.4.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2012 - Nguồn vốn huy động: Tăng trưởng 72% - Dư nợ cho vay và đầu tư: Tăng trưởng 45% - Tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm: Tối đa 5%
  33. - Nợ nhóm 2: Tối đa 1% - Nợ xấu: (nhóm 3-5): Tối đa 0,3% - Thu hồi nợ đã XLRR: 4.2 tỷ đồng - Thu dịch vụ: 40,8 tỷ (tăng hơn 3 lần so với năm 2011) - Các chỉ tiêu tài chính: Tiết kiệm 5% theo kế hoạch NHTMCPCTVN - Phát hành thẻ ATM: 20000 thẻ tối thiểu tăng thêm 20 cơ quan, DN thực hiện chuyển lương qua tài khoản. - Lợi nhuận:mục tiêu phấn đấu 300 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trong kinh doanh là 120 tỷ đồng. - Số khách hàng mới tăng lên 30% ở tất cả các nghiệp vụ, dịch vụ. - Chi trả kiều hối: 15 triệu USD. - Nghiệp vụ bảo lãnh: Tăng 3 lần cả về số dư và số món bảo lãnh so với năm 2011 - Tiếp tục nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, phấn đấu đạt được mức lương bình quân 8 triệu/người/tháng. - Mục tiêu về bộ máy con người. + Yêu cầu về tổ chức bộ máy. Từ năm 2012 - 2013 mở thêm một số chi nhánh mới vào các khu công nghiệp như Nghi Sơn, Quảng Xương + Yêu cầu về trình độ cán bộ. Từ năm 2012-2013 yêu cầu về chất lượng cán bộ được nâng lên theo định hướng: 10% trên đại học. 90% đại học và tương đương. Không có cán bộ có trình độ dưới đại học. 10% có hai bằng đại học trở lên chủ yếu của bằng hai là chính trị, luật, ngoại ngữ. Đối với cán bộ hiện tại phải tự học để cập nhật kiến thức, đáp ứng yêu cầu hiện tại về trình độ cán bộ, các trường hợp không tự vươn lên sẽ mất vị trí qua hình thức nghiệp vụ hàng năm. - Quy mô về nguồn vốn và đầu tư tính dụng. + Giai đoạn 2009-2011 tốc độ phát triển 30%-35%/năm. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn có thể điều chỉnh ± 5% cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
  34. và chỉ đạo của ngân hàng công thương Việt Nam, nhưng phải đảm bảo yêu cầu dữ vững thị phần đã hình thành từ năm 2000 là nguồn vốn 30%, tín dụng 20% (so với thị phần ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh). Cụ thể như sau: Bảng 2.5. Quy mô về nguồn vốn và đầu tư tín dụng năm 2012 - 2016 Đơn vị: tỷ đồng Đầu tư Nguồn vốn Đầu tư tín dụng khác Năm Số dư BQ Thị phần Số dư Thị phần Số dư (%) (%) 2012 1450 30 1300 20 40 2013 1600 30 1450 20 50 2014 1800 30 1600 20 70 2015 2000 30 1800 2 120 2016 2300 30 2000 20 200 Nguồn: chiến lược phát triển NHCT Sầm Sơn giai đoạn 2012- 2016 Mục tiêu về sản phẩm dịch vụ và kinh doanh quốc tế phấn đấu trở thành chi nhánh ngân hàng thương mại có dịch vụ tốt nhất tại khu vực và mức lợi nhuận cho tới 2011 là trên 20% so với tổng thu nhập. Với kinh nghiệm và uy tín đã được khẳng định trên lĩnh vực kinh doanh quốc tế ngân hàng sẽ quyết tâm giữ vững tỉ lệ nguồn vốn và cho vay ngoại tệ so với tổng nguồn vốn và đầu tư ngày càng tăng của toàn chi nhánh, nghĩa là tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 14% - 15% thời kì 2009 – 2011 và nâng lợi nhuận của lĩnh vực này chiếm 20% trên tổng lợi nhuận của lĩnh vực này chiếm 20% trên tổng lợi nhuận của chi nhánh. 2.4.2. Định hướng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay 2.4.2.1. Xác định, đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay Thường xuyên phân tích, đánh giá, chọn lọc, chấm điểm tín dụng, xếp hạng, xác định khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược, có khả năng và năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh hiệu quả cao, có tín nhiệm cao trong quan hệ tín dụng, thanh toán để xác lập và duy trì quan hệ tín dụng. Ngược lại, những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, công nợ lớn, không trả được nợ vay gốc và lãi, đó là những khách hàng gây tổn thất, rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng thì bằng mọi biện pháp kiên quyết, nhanh chóng rút dư nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng. Chấp hành nghiêm túc cơ chế, quy trình nâng cao chất lượng thẩm định, cấp tín dụng, thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc và điều kiện tín dụng. Đánh giá lại và điều chỉnh dư nợ tương ứng với vốn tự có, năng lực sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm của các đơn vị cổ phần hóa hoặc đang thực hiện chủ trương cổ phần hóa.
  35. Hạn chế cho vay nhiều vào một khách hàng. Tăng cường kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay sử dụng mục đích, có đối tượng vật tư hàng hóa tương xứng, bán hàng thuộc vốn vay phải trả nợ ngân hàng đầy đủ, chủ động thu nợ (gốc, lãi) theo từng kỳ hạn đúng khế ước hợp đồng vay vốn, không để phát sinh nợ gia hạn, nợ quá hạn mới. Nâng cao năng lực quản lý điều hành cán bộ lãnh đạo, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng, phát huy tính tự giác học tập của cán bộ tín dụng, thường xuyên mở các buổi thảo luận về nghiệp vụ tín dụng, các vấn đề không thống nhất trước khi thực hiện, ngoài ra cán bộ tín dụng phải nắm chắc thể lệ, chế độ tín dụng của ngành, các quy định pháp luật liên quan đến các hoạt động tín dụng, tư vấn cho khách hàng kiến thức pháp luật, kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng từ đó khách hàng hiểu và tự giác thực hiện theo quy định tín dụng hiện hành. Làm tốt công tác phân loại nợ theo quyết định 18 của NHNN và hướng dẫn 296 của NHCT Việt Nam, đảm bảo phản ánh trung thực và minh bạch chất lượng tín dụng, từ đó xác định rõ bản chất cửa từng nhóm nợ, từng đỗi tượng khách hàng để đưa ra các phương án xử lý thích hợp. 2.4.2.2. Xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay Trong định hướng đề cập đến việc nâng cao chất lượng nguồn cán bộ, đáp ứng yêu cầu công việc trong đó có cán bộ quản trị RRTD. Việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thực hiện theo chức năng teo quy định, quy trình liên quan đến quản trị RRTD theo quy định về chức năng, nhiệm vụ các phòng ban và các văn bản liên quan đến phòng ngừa và hạn chế RRTD của NHCT Việt Nam. 2.4.2.3. Giám sát việc thực hiện hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay Việc giám sát rủi ro trong hoạt động cho vay được định hướng thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua nhiệm vụ của trưởng các bộ phận khách hàng, bộ phận quản trị RRTD, nợ có vấn đề và ban lãnh đạo NHCT Sầm Sơn. 2.4.2.4. Kiểm tra giám sát giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay Tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Thực hiện Quyết định 36 của NHNN, các phòng ban chuyên môn phải phối hợp với hoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm soát, từng phòng, ban chịu trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động nghiệp vụ, phát hiện kịp thời, chỉ đạo kiên quyết khắc phục các sai sót, tồn tại, vi phạm. Triển khai hoàn thiện đưa vào hoạt động của bộ máy kiểm toán nội bộ. Thường xuyên rà soát quy trình, quy chế, đảm bảo cho mỗi nghiệp vụ phải được kiểm soát chặt chẽ, đúng pháp luật. Phát triển nghiệp vụ mới phải đi đôi với khả năng kiểm soát được rủi ro. Nâng cao năng lực quản trị điều hành kiểm soát được việc áp dụng công nghệ hiện đại. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để phòng chống tội phạm và
  36. rủi ro. Yêu cầu tất cả các cán bộ viên chức nâng cao ý thức trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ kuật, phát huy hiệu quả các chốt kiểm tra, kiểm soát, tổ hậu kiểm kế toán, tín dụng nhằm phát hiện và chỉnh sửa kịp thời các sai sót được phát hiện. Thực hiện tốt quy định về rủi ro tác nghiệp theo quy định, chấp hành thực hiện nghiêm túc các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động của Vietinbank Sầm Sơn. 2.4.2.5. Xử lý tổn thất rủi ro trong hoạt động cho vay Tập trung xử lý thu hồi nợ tốn thất theo dõi ngoại bảng xử lý có hiệu quả nợ quá hạn mới phát sinh, nợ không có khả năng sinh lời. Rà soát lại các khoản nợ tồn đọng còn theo dõi ngoại bảng, phân tích tình hình khách hàng, khả năng trả nợ, ý thức trả nợ của khách hàng, đưa ra những phương án thu hồi nợ tối ưu. Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành chức năng, chính quyền địa phương để thu hồi, có cơ chế khen thưởng cho những cơ quan, cá nhân hỗ trợ có hiệu quả thu hồi các khoản nợ trên. Giao kế hoạch và giao chỉ tiêu thu nợ cho từng đơn vị, cá nhân và xác định đó là chỉ tiêu quan trọng trong bình xét thi đua và bình xét lương kinh doanh. Đối với những khoản nợ phát sinh nợ quá hạn kiên quyết đôn đốc thu hồi và xử lý dứt điểm, tích cực bằng nhiều biện pháp để thu hồi các khoản nợ đã gia hạn, nâng cao chất lượng tài sản và tỷ lệ tài sản có sinh lời. Như vậy, định hướng hạn chế RRTD của NHCT Sầm Sơn cũng đã đề cập đến những chỉ tiêu cụ thể như: Tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm: tối đa 5% (năm 2011 là 4,8%), Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước: tối đa 2% (2010 là 0,4%), Nợ nhóm 2: Tối đa 1%, Nợ xấu (nhóm 3-5): tối đa 0,3%, Thu hồi nợ đã XLRR: theo kế hoạch NHCT VN giao, Thu nợ Chính phủ đã cấp nguồn Theo kế hoạch NHCT VN giao. Tăng cường các biện pháp trong quản lý RRTD, quản lý công nghệ thông tin, kiểm tra, kiểm soát nội bộ để thực hiện có hiệu quả nhằm phòng ngừa,hạn chế RRTD. 2.5. Một số biện pháp NHCT Sầm Sơn đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro cho vay Hiện nay hoạt động cho vay của ngân hàng NHCT Sầm Sơn đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy kinh tế Sầm Sơn nói riêng và cả nước nói chung. Song trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngân hàng không tránh khỏi những rủi ro làm suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Những rủi ro đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau như:thiên tai, dịch bệnh, cơ chế chính sách thay đổi, chu kì kinh tế biến động hay bên đi vay thua lỗ, vi phạm pháp luật gây nên tình trạng nợ quá hạn và những tổn thất cho cả ngân hàng cho vay và khách hàng vay. Do đó việc quan tâm và tìm ra biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tế nguyên nhân gây ra nợ quá hạn
  37. cho ngân hàng cho vay. Vietinbank Sầm Sơn đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế như sau: 2.5.1. Xây dựng một chính sách cho vay phù hợp Trong tình hình hiện nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng NHCT Sầm Sơn hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động cho vay. Do đó muốn ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng phải xây dựng một chính sách cho vay linh hoạt, hợp lý. Có nghĩa là: chính sách, mục tiêu ngân hàng đưa ra phải đảm bảo hoạt động kinh doanh sát với thực tế, phù hợp với yếu tố tăng trưởng kinh tế của ngành hay lĩnh vực đầu tư, phải tính đến những biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, dự báo chính xác các hiện tượng kinh tế, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành, đất nước trong thời gian tới 2.5.2. Đảm bảo thực hiện tốt quy trình quản lý rủi ro cho vay Cho vay dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: * Tiền vay phải được hoàn trả đúng thời hạn cả lãi lẫn vốn gốc. Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn của ngân hàng cho vay là nguồn vốn huy động của khách hàng. Đó là một bộ phận tài sản của các chủ sử hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng cũng có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu rút vốn của khách hàng khi họ yêu cầu. Nếu các khoản vay không được hoàn trả đúng hạn, thì nhất định sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng. * Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. Cho vay cung ứng vốn cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cần phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Đối với các đơn vị kinh tế, tín dụng cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để thúc đẩy các đơn vị, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Cho vay đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của tín dụng. Hiệu quả của nó trước hết là đẩy nhanh nhịp độ phát triển cảu nền kinh tế hàng hóa, tạo nhiều khối lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời tạo ra nhiều tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Để thực hiện nguyên tắc này thì ngân hàng cho vay yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã ghi trong đơn xin vay, bởi vì mục đích đó đã được ngân hàng thẩm định nếu pát hiện khách hàng vi phạm nguyên tắc này, ngân hàng công thương Thanh Hóa được quyền thu hồi nợ trước hạn nếu khách hàng không có đủ tiền trả nợ thì chuyển thành nợ quá hạn. * Vay vốn phải có tài sản tương đương làm đảm bảo. Đảm bảo tín dụng được coi là tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhưng phải thấy rằng đây không phải tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nói cách khác đây không phải nguyên tắc. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phức tạp, vì thế mọi dự đoán rủi ro của môi trường đều mang tính tương đối.
  38. Trong môi trường kinh doanh như vậy, đảm bảo tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị tín dụng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh. * Các hình thức bảo đảm tiền vay: + Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản Trong trường hợp này ngân hàng vẫn quyết định cho vay nhưng cần lưu ý: Phải xác định được những tài sản có khả năng bảo đảm để trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ buộc họ thực hiện các biện pháp bảo đảm Các biện pháp thu nợ trước hạn nếu khách hàng không thực hiện được các biện pháp bảo đảm tài sản trong trường hợp nêu trên. + Trường hợp vay vốn có đảm bảo bằng tài sản Nếu tiền vay được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng cần có những biện pháp như sau: Xác định rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng. Kiểm tra giám sát tiến độ hình thành tài sản bảo đảm tiền vay đúng như mục đích vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tài sản đó. Nếu tiền vay được đảm bảo bằng tài sản của khách hàng hoặc bên thứ ba, ngân hàng cần chú ý một số điểm: Kiểm tra tính hợp pháp của tài sản đảm bảo Định giá tài sản hợp lý để đảm bảo an toàn cho món vay. Thu thập thông tin về tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng giả mạo giấy tờ, lập nhiều hồ sơ vay trên một tài sản bảo đảm. 2.5.3. Vận dụng triệt để và linh hoạt các quy định về đảm bảo mức tín dụng Các quy định về cho vay luôn được NHCT Sầm Sơn thực hiện tuân theo nguyên tắc đã ban hành của Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên không vì thế mà áp dụng cứng nhắc các nguyên tắc này vào thực tế. Mà NHCT Sầm Sơn đã biết vận dụng các nguyên tắc một cách linh hoạt và có hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình đối với từng đối tượng khách hàng để nâng cao được mức độ bảo đảm an toàn cho nguồn tín dụng. 2.5.4. Chú trọng công tác đánh giá lựa chọn khách hàng và xử lý thông tin về khách hàng Ngân hàng không chỉ chú trọng tới phương hướng đầu tư tín dụng đã lựa chọn mà trong từng phương hướng, ngành nghề đó ngân hàng còn chú trọng đến công tác lựa chọn khách hàng.Thu thập xử lý kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng là điều hết sức cần thiết, nó giúp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng.
  39. Trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng từ thẩm định dự án tới khi thu hồi gốc và lãi về. Ngân hàng luôn phải quan tâm tới tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng. Do đó yếu tố thông tin về khách hàng là rất quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn cho món vay. Những thông tin về tài chính, đạo đức, tình hình kinh doanh, uy tín của khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ có những nhận định chính xác hơn về khách hàng và có thể đưa ra những quyết định có nên tài trợ hay không. 2.5.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng sau khi cho vay Bất kỳ một khoản vay nào phát sinh đều chịu sự giám sát của ngân hàng đến doanh nghiệp sử dụng khoản vay đó. Không chỉ có xem doanh nghiệp đó có sử dụng vốn đúng mục đích hay không mà còn xem xét hiệu quả của món vay đó. Trong quá trình hoạt động nếu mà doanh nghiệp gặp khó khăn như trong việc xâm nhập thị trường chuyển giao công nghệ hay bế tắc về các vấn đề về pháp lý hành chính, ngân hàng luôn ở bên cạnh để có các biện pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc để tiếp tục sản xuất- kinh doanh có hiệu quả. Đây là một trong những chiến lược trọng yếu trong kinh doanh của ngân hàng đối với việc chăm sóc khách hàng sau cấp tín dụng. 2.5.6. Phân tán rủi ro “Không nên bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ” - Không tập chung cho vay một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực Để hạn chế rủi ro NHCT Sầm Sơn không nên tập chung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế. Đó là khuyến cáo và cũng là bài học rút ra từ các cuộc đổ vỡ, do không tuân thủ nguyên tắc này. - Không nên dồn vốn đầu tư vào một số khách hàng. Cùng với mục đích trên là phân tán rủi ro, đây là lời khuyến cáo quan trọng cho việc ra quyết định, cho vay của ngân hàng. Cho dù một khách hàng kinh doanh có hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầu trên vẫn cần được tuân thủ bởi vì khách hàng gặp khó khăn rủi ro đột xuất xảy ra thì ngân hàng cho vay cũng chịu tổn thất lớn. - Cho vay hợp vốn, đồng tài trợ Ngân hàng cho vay cần phối hợp với ngân hàng khác hoặc tài chính tín dụng khác để thực hiện các hợp đồng cho vay hợp vốn, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động cho vay giúp ngân hàng cho vay phân tán được rủi ro mà không bị mất nguồn nguồn thu từ phương án vay vốn khả thi. 2.5.7. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro Trong lĩnh vực hoạt động tín dụng rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi, vì vậy ngân hàng đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro để giúp ngân hàng tránh rơi vào tình thế khó khăn khi rủi ro xảy ra. Từ các năm hoạt động kinh doanh trước mỗi năm chi
  40. nhánh trích từ lợi nhuận sau thuế một tỷ lệ phần trăm phù hợp với nhu cầu thanh toán của chi nhánh của mỗi năm. Hình thức trích lập quỹ là một hình thức tự bảo hiểm cho chi nhánh, đó là một việc làm thiết thực trong điều kiện hiện nay để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh nên được chi nhánh thực hiện tốt. 2.5.8. Tổ chức đào tạo cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao Trong những năm gần đây NHCT Sầm Sơn đã có những biện pháp đào tạo cán bộ như cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn hội thảo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức hay buổi học tập nghiệp vụ tại chỗ do trung tâm đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam giảng dạy. Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ ý thức của ban lãnh đạo trong công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ,nhân viên của chi nhánh. Hiện nay tại NHCT Sầm Sơn, các cán bộ được giao nhiệm vụ theo hình thức khoán,quản lý mức dư nợ, họ phải đảm đương mọi công việc trong một quy trình cấp tín dụng như: thẩm định, kiểm soát cho vay, thu nợ vì vậy công tác đào tạo cán bộ tín dụng phải toàn diện cả về các mặt khác như pháp luật, tài chính kế toán. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ban lãnh đạo ngân hàng phải cân nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy được thế mạnh và hạn chế được nhược điểm của mỗi cán bộ. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo phải thường xuyên theo sát hoạt động của nhân viên để đánh giá về họ được chính xác. Ngoài ra việc đề ra các mức thưởng phạt nhằm khuyến khích kịp thời nhằm làm cho cán bộ, nhân viên không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự cố gắng phấn đấu trong việc nghiệp vụ của mỗi cán bộ. 2.5.9. Các biện pháp xử lý nợ khó đòi Đây là biện pháp cuối cùng của một hợp đồng tín dụng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Đây là một vấn đề bức xúc đối với các NHTM Việt Nam hiện nay trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay quá hạn, đối với khoản nợ này, hầu như không còn khả năng thu hồi. Vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp xử lý kiên quyết như: + Ngân hàng kết hợp với cơ quan pháp luật tiến hành kê khai tài sản thế chấp để phát mại. + Nếu trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ thu nợ thì ngân hàng buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại. 2.5.10. Giải pháp về tăng cường và nâng cao chất lượng cán bộ cho vay - Chính sách khen thưởng kỷ luật Chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần của NHCT Sầm Sơn đối với cán bộ tín dụng là việc làm hết sức cần thiết. Biện pháp náy kích thích tinh thần làm việc, đặt lợi ích tập thể lên lợi ích cá nhân của người cán bộ. Qua đó hạn chế được rủi ro xuất phát từ sai sót của cán bộ cho vay do quá tải trong công việc.
  41. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vật chất mà NHCT Sầm Sơn cần áp dụng là: khuyến khích tăng lương, thưởng cho những cán bộ cho vay có dư nợ cho vay và chất lượng vay tốt, hỗ trợ kinh phí học tập, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Từ đó phấn khởi hăng say làm việc với môi trường. Khen thưởng kịp thời những cán bộ tín dụng có thành tích tốt như: tăng được doanh số cho vay, thu nợ đúng thời hạn và số lượng; tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời khi gia đình cán bộ có công việc lớn, có người đau ốm hay đỗ đạt, hiếu hỷ Tất cả những việc làm trên là hợp pháp thiết thực để hạn chế rủi ro cho vay. Cán bộ nhiệt tình và có trách nhiệm với các khoản cho vay mỗi món. Bên cạnh những hình thức khen thưởng, động viên khuyến kích. Ngân hàng công thương Sầm Sơn cũng cần đưa ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những sai sót, sơ hở do thiếu trách nhiệmcủa cán bộ tín dụng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Tuỳ theo mức độ thiệt hại mà ngân hàng có biện pháp sử lý khác nhau như: cảnh cáo, khiển trách; trừ công tác phí, trừ lương Biện pháp này áp dụng nhằm nâng cao ý thức tự giác, tự chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ cho vay. - Chính sách đào tạo: Ngân hàng công thương Sầm Sơn cần có giả pháp cụ thể về việc đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Do đặc thù về ngành nghề đòi hỏi cán bộ tín dụng không những nắm vững nghiệp vụ ngân hàng, lý luận và phân tích tài chính tiền tệ mà còn phải hiểu biết sâu rộng về thị trường và các loại kinh doanh khác. Vì thế ngân hàng cần có chính sách đào tạo bằng cách: khuyến khích các cán bộ tín dụng đi học để nâng cao kiến thức và nghiệp vụ, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phòng chống rủi ro, Các lớp công nghệ thông tin ứng dụng học khoa học kỹ thuật vào công tác cho vay đảm bảo cạnh tranh và tránh rủi ro sảy ra. - Chính sách tuyển dụng: NHCT Sầm Sơn cần có chính sách tuyển dụng khoa học để có thể tuyển dụng được những nhân viên, cán bộ tài năng, xoá bỏ lề lối tuyển dụng cũ, đưa ra các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ những cán bộ trẻ có trình độ khi vào làm việc tại ngân hàng như: đơn giản hoá các thủ tục và thời gian xin việc, rút ngắn thời gian hợp đồng nếu như làm tốt công việc hoặc có những sáng kiến giúp ngân hàng hạn chế rủi ro Công việc này cần được tiến hành nhanh để tạo sự hài hoà trong quá trình chuyển giao cán bộ tránh những xáo chộn lớn làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Tóm lại: trên đây là một số giải pháp cơ bản về phòng chống rủi ro trong hoạt động cho vay của NHCT Sầm Sơn với mục đích ngăn ngừa và hạn chề đến mức tối thiểu sảy ra với NHCT Sầm Sơn khi thực hiện hoạt động cho vay. 2.6. Một số kiến nghị 2.6.1. Kiến nghị đối với liên bộ - Theo thông tư liên tíchó 03/2001/TTLT/NHNN – BTP-BCA-BCT-TCDC ngày 23/4/2001 của ngân hàng nhà nước, Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ tài chính,
  42. Tổng cục địa chính về hướng dẫn xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu nợ cho các tổ chức tín dụngtại điểm 1 mục VIII thanh toán thu hồi nợ từ xử lý tài sản đảm bảo nên điều chỉnh điểm1.3 lên trước điểm 1.2 sửa như sau: Tại điểm 1.2:- Nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn tính đến ngày bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng được xử lý. Tại điểm 1.3:- Thuế và các khoản phí nộp ngân sách nhà nước. Quy định như vậy đẩy thứ tự nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi ngân hàng lên trên các khoản nợ ngân sách nhà nước. - Thông tin trên chưa đề cập đến những biện pháp kiên quyết, mang tính chất cưỡng chế trong việc giải toả tài sản đảm bảo, nếu khách vay, bên bảo lãnh không giao tài sản cho ngân hàng phát mại. 2.6.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước - Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN được ban hành từ 31/12/2001 đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về cho vay đảo nợ được quy định tại điểm 2 điều 9 và khoản 1 điều 25. - Tại điều 22 “cơ cấu lại thời hạn trả nợ” của quyết định 127/2005QĐ – NHNN ngày 03/02/2005 việc phân loại nhóm nợ từ 1 đến 5 t6heo quy định về phân loại nợ của NHNN vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Đề nghị NHNN có văn bản hướng dẫn cụ thể cụ thể các vấn đề nêu trên. - Cần nghiên cứu xem xét sửa đổi và bổ sung một số văn bản theo luận văn chưa phù hợp với thực tế. + Quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001: Những trường hợp không được cho vay theo quy định tại điều 19 quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN: Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc(giám đốc), phó tổng giám đốc(phó giám đốc) của tổ chức tín dụng; cán bộ nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay, bố mẹ, vợ, chồng, con của các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc(phó giám đốc). Theo quy định trên những đối tượng trên dù có tài sản đảm bảo(sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi ) cũng không được vay là không phù hợp lý, chưa phù hợp với quy định về gửi tiền tiết kiệm là khách hàng có thể cầm cố sổ tiết kiệm chưa đến hạn để vay vốn. Đề nghị NHNN Việt Nam sửa đổi cho vay các đối tượng trên khi có tài sản đảm bảo. + Thông tư số 07/2003/TT – NHNN ngày 19/05/2003 của ngân hàng nhà nước về việc “hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng”. Theo điểm b khoản 5.1 mục II quy định tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu nhưng việc thế chấp cầm cố phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đăng ký giao dịch bảo đảm. Chưa hướng dẫn cụ thể về giữ giấy tờ khi cầm cố và việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
  43. Tại điểm 1- 3thông tư liên tịch số 12/2000/TTLT – NHNN- BTP- BTC- TCĐC ngày 22/11/2000 có hướng dẫn về vi9ệc giữ các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đamr mà pháp luật chưa có quy định phải đăng ký quyền sở hữu như:hoá đơn mua, bán, biên bản nghịêm thu công trình Kiến nghị cần hướng dẫn cụ thể hơn về điểm này để thực hiện cho thống nhất về bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Theo mục 2 khoản 9 phần II: Hợp đồng và thủ tục cầm cố, thế chấp, bảo lãnh quy định: “khi doanh nghiệp nhà nước cầm cố thế chấp tài sản là toàn bộ dây truyền công nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý kỹ thuật thì phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp có đồng ý bằng văn bản”. Quy định trên là chưa đầy đủ, chưa phân định rõ ràng nguồn vốn, hình thành lên tài sản đó, vốn vay, vốn tự có, vốn ngân sách và không phù hợp với quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay tại nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về việc bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng. Bởi vì nếu doanh nghiệp đầu tư bằng vốn vay và dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm phải được sự đồng ý của cơ quan quyết định thành lập là chưa phù hợp. Việc quy định trên làm ảnh hưởng đến việc chủ động kinh doanh của doanh nghiệp trong việc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để vay vốn ngân hàng. - Trích dự phòng rủi ro: Theo quyết định 488/QĐ-NHNN về việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro, việc phân loại tài sản có theo 4 nhóm với mức trích lập dự phòng là 0%, 20%, 50%, 100% là chưa phù hợp. Nếu không có nợ quá hạn thì không trích rủi ro. Thực tế rủi ro và cho vay luôn tồn tại không thể loại trừ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đề nghị ngân hàng nhà nước nên thay đổi cách trích lập dự phòng rủi ro, ví dụ theo dư nợ có tài sản đảm bảo(có tài sản đảm bảo trích dự phòng rủi ro thấp và ngược lại trích dự phòng rủi ro cao) hoặc dựa trên cơ sở chất lượng từng khoản tín dụng tốt hay xấu. - Triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng: Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro (CIC) của ngân hàng nhà nước đã đi vào hoạt động được nhiều năm nhưng chưa thực sự hiệu quả, thu thập thông tin chưa nhanh nhậy, phong phú và chính xác. Do vậy các ngân hàng chưa khai thác nhiều thông tin qua kênh trên. Để có thể phát huy được vai trò thông tin tín dụng ngân hàng, đề nghị trung tâm CIC khai thác nhiều nguồn thông tin về các doanh nghiệp và thường xuyên cảnh báo đối với những khách hàng có vấn đề để các ngân hàng thương mại được biết. 2.6.3. Kiến nghị đối với ngân hàng công thương Việt Nam Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng công thương Việt Nam thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về những
  44. khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá khách hàng từ thông tin thu được. Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, trung tâm thông tin cũng cần cung cấp thêm về các thông tin về giá cả thiết bị, mức đầu tư với các dự án cụ thể để các chi nhánh tham khảo. Ví dụ như một đầu tư nhà máy xi măng lò quay, công suất ¼ triệu tấn/năm .Tổng vốn đầu tư là bao nhiêu, thông tin tham khảo giá máy móc thiết bị trên thị trường Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và pháp luật để nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng. Triển khai nhanh chóng hệ thống và đồng bộ chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với hệ thống bảo mật hiệu quả, viếc triển khai hệ thống hiện đại hoá tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin đối với khách hàng trong hệ thống nhanh chóng. Xây dựng phần mềm về thẩm định dự án và thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm địn và tín dụng. - Sửa đổi quyết định một số quy định, chỉ tiêu về thi đua, về xếp loại chi nhánh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn nên đưa thêm các chỉ tiêu định tính như khách hàng đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO hay được chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao. - Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ, phù hợp vời thực tế, giảm việc chỉnh sửa, thay đổi thường xuyên. -Cần ban hành quy định cụ thể, chặt chẽ và lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng, thực sự coi hồ sơ tín dụng như một tài sản quan trọng của ngân hàng, là cơ sở khẳng định sở hữu của ngân hàng đối với phần tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất. - Ban lãnh đạo hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính sách của chính phủ cho chi nhánh. - Về công tác tuyển dụng: nên ban hành và nộp hồ sơ ra cơ sở chính ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện chế độ thi tuyển cho các chi nhánh trên cơ sở nguyển vọng, nơi làm việc của ứng viên. Con em trong ngành được ưu tiên nhưng chỉ ưu tiên về sơ loại hồ sơ và cộng 0,5 điểm trong bài thi chứ không được quá như các chi nhánh đang làm, làm mất sự công bằng và uy tín ngân hàng. 2.6.4. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Thanh Hoá Hiện nay tình hình nợ đọng trong xây dựng cơ bản của tỉnh còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đề nghị UBND tỉnh, có biện pháp bố trí vốn cho các công trình đã hoàn thành để các doanh nghiệp xây dựng ổn định sản xuất. Đối với các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước vay vốn, không trả nợ được cho phép ngân hàng phát mại tài sản đã thế chấp cầm cố để thu hồi nợ.
  45. Các cơ quan pháp luật tạo điều kiện cho việc xử lý tài sản để ngân hàng thu hồi vốn. Đối với doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không trả được nợ vay đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước cần xử lý kiên quyết các giám đốc, gắn với trách nhiệm, cần bổ nhiệm người có năng lực điều hành, đảm đương công việc quản lý và kinh doanh. Tích cực đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn để lành mạnh hoá các doanh nghiệp nhà nước, huy động các nguồn vốn cùng đầu tư vào doanh nghiệp, tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Về đăng giao dịch bảo đảm: hiện nay việc đăng ký giao dịch bảo đảm vẫn phải thực hiện tại cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm bộ tư pháp. Đề nghị UBND tỉnh, thành phố phối hợp với các bộ, ngành thành lập chi nhánh tại tỉnh để thuận tiện cho việc đăng ký giao dịch bảo đảm. UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo cụ thể về việc vay vốn, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của các doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị do UBND tỉnh, thành phố quản lý để tạo điều kiện cho ngân hàng và doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng, bảo lãnh, thế chấp, cầm cố.
  46. KẾT LUẬN Việt Nam đang nổ lực hết mình trong viêc ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Để đáp ứng cho tiến trình hội nhập nay, tất cả các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đã và đang nổ lực hết mình đẻ có thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, trong đó cho vay của ngân hàng thương mại đong vai trò không nhỏ. khi đó, môi trường cạnh tranh của các ngân hàng thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia. Vấn đề hội nhập vừa tạo ra những cơ hội mà còn mang lại những thách thức cho các ngân hàng thương mại. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là một nhiệm vụ quan trọng trong quản trị, điều hành của các ngân hàng thương mại đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế việt nam trong giai đoạn hội nhập. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, chuyên đề đã hoàn thành nhiệm vụ sau. 1. Chuyên đề đã khái quát được tổng quan về Ngân hàng Công thương Sầm Sơn. 2. Chuyên đề đã phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Sầm Sơn và những đề xuất với Chính Phủ, cơ quan quản lý nhà nước, NHNN Việt Nam, NHCT Việt Nam trong việc hạn chế rủi ro và tổn thất trong cho vay. Do hạn chế về không gian và thời gian; việc phân tích, xử lý số liệu thực tế đưa vào chuyên đề còn gặp nhiều khó khăn và khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự đóng góp của thầy, cô, cán bộ cho vay và bạn bè để đề tài được hoàn chỉnh hơn nữa đối với công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Các giải pháp và đề xuất trong đề tài dựa trên cơ sở lý luận cũng như tính thực tiễn của các giải pháp thông qua việc tham khảo những tạp chí, chuyên đề, báo cáo chuyên ngành, các tài liệu liên quan đến tín dụng Ngân hàng. Được sự chấp thuận của BGĐ Ngân hàng TMCP Công Thương Sầm Sơn, trong thời gian thực tập tại ngân hàng, em đã vận dụng kiến thức tích luỹ được trong những năm học qua cùng những hoạt động thực tế tại Ngân hàng để hoàn thành đề tài của mình.
  47. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng công thương Sầm Sơn, Báo cáo tổng kết các năm 2009- 2011. 2. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo, Ngân hàng thương mại: Quản trị và Nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê năm 2002. 3. Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Khoa ngân hàng tài chính, Đại học kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản thống kê năm 2003. 4. Lưu Thị Hương, Giáo trình thẩm định tài chính dự án, Khoa ngân hàng tài chính, Đại học kinh tế quốc dân- Nhà xuất bản tài chính 2004. 5. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quế, Rủi ro tài chính: Thực tiễn và phương pháp đánh giá, nhà xuất bản tài chính, 2002. 6. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2003. 7. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, 2002. 8. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, 2005. 9. Tạp chí ngân hàng 2010,2011. 10. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ 2009, 2010, 2011. 11. Các quyết định của NHNN
  48. NHẬT KÍ THỰC TẬP Ngày Nội dung thực tập Địa điểm Người phụ trách - Đến Ngân hàng trình giấy giới thiệu xin thực tập 6/2/2012 - Làm quen với các anh, chị trong Ngân hàng - Đi tham quan tìm hiểu Ngân hàng một cách khái quát - Ghi chép, tìm hiểu quá trình hình thành và 13/2 - 18/2 phát triển của Ngân hàng, chức năng, nhiệm vụ vị trí của từng phòng ban -Tìm hiểu về công việc của phòng khách Phòng Trưởng phòng 19/2 - 24/2 hàng Doanh nghiệp khách hàng KHDN: -Lấy số liệu cần thiết để viết báo cáo DN Phạm Văn Nam 25/2 Nộp bài phần I - Được các anh, chị trong phòng hướng dẫn 26/2 - 4/3 các nghiệp vụ tín dụng trong đó quan trọng - - nhất là hoạt động cho vay của Ngân hàng 5/3 – 11/3 Nộp bài phần II - Tiếp tục tìm hiểu thông tin, bổ sung vào 12/3- 20/3 những phần còn thiếu sót trong lúc chờ cô trả - - phần hai. - Lên Ngân hàng xin dấu và nhận xét của 21/3- 26/3 Ngân hàng về quá trình thực tập của mình tại - - Ngân hàng. Trưởng phòng khách hàng DN Thủ trưởng đơn vị (Ký,họ tên) (Ký,họ tên, đóng dấú