Đề tài Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – Thực trạng và giải pháp

doc 37 trang nguyendu 4990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_dien_bien_cac_cong_cu_cua_chinh_sach_tien_te_tu_2007.doc

Nội dung text: Đề tài Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – Thực trạng và giải pháp

  1. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. MỤC LỤC Lời mở đầu 1.Khái quát về chính sách tiền tệ 4 1.1 Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ 4 1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 4 1.2.1 Ổn định giá cả 4 1.2.2 Ổn định tỷ giá hối đoái 4 1.2.3 Ổn định lãi suất 4 1.2.4 Ổn định thị trường tài chính 5 1.2.5 Tăng trưởng kinh tế 5 1.2.6 Giảm tỷ lệ thất nghiệp 5 1.3 Mối quan hệ giữa các mục tiêu 5 1.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ 6 1.4.1 Dự trữ bắt buộc 6 1.4.2 Nghiệp vụ thị trường mở 6 1.4.3 Công cụ lãi suất 7 1.4.4 Hạn mức tín dụng 7 1.4.5 Công cụ tỷ giá hối đoái 8 1.5 Thực tiễn việc sử dụng các công cụ CSTT ở các nước trên thế giới 9 2. Thực trạng việc sử dụng các công cụ CSTT ở Việt Nam từ 2007 đến nay 10 2.1 Tình hình nền kinh tế Việt Nam từ 2007 đến nay 10 2.1.1 Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 đến tháng 10/2008 10 2.1.2 Nền kinh tế Việt Nam cuối 2008 đến nay 12 2.2 Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay 13 2.2.1 Dự trữ bắt buộc 13 2.2.2 Nghiệp vụ thị trường mở 16 2.2.3 Công cụ lãi suất 19 2.2.4 Hạn mức tín dụng 22 2.2.5 Công cụ tỷ giá hối đoái 23 3. Kết quả đạt được và tồn tại của các công cụ của CSTT Việt Nam hiện nay 28 GVHD: ThS.Lê Văn Hải 1
  2. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. 3.1 Kết quả đạt được của nền kinh tế qua việc thực hiện các công cụ của CSTT 28 3.2 Những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ 30 3.2.1 Dự trữ bắt buộc 30 3.2.2 Nghiệp vụ thị trường mở 30 3.2.3 Công cụ lãi suất 31 3.2.4 Hạn mức tín dụng 31 3.2.5 Công cụ tỷ giá hối đoái 31 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện các công cụ của CSTT Việt Nam hiện nay 32 4.1. Giải pháp nhằm tạo điều kiện môi trường thuận lợi 32 4.2. Giải pháp hoàn thiện cho từng công cụ của chính sách tiền tệ 33 4.2.1 Dự trữ bắt buộc 33 4.2.2 Nghiệp vụ thị trường mở 33 4.2.3 Công cụ lãi suất 34 4.2.4 Hạn mức tín dụng 34 4.2.5 Công cụ tỷ giá hối đoái 35 4.3 Định hướng 35 KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 GVHD: ThS.Lê Văn Hải 2
  3. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, quốc tế hóa và hội nhập toàn cầu là xu hướng tất yếu. Tất cả các quốc gia trên thế giới bằng cách nào đó phải đổi mới, hội nhập để cùng phát triển và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với những tồn tại, yếu kém nội tại của nền kinh tế, trong 2 năm qua nền kinh tế nước ta đã có những biến động về phương diện kinh tế vĩ mô. Chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục bị sụt giảm Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và Chính phủ, hệ thống kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu kinh tế. Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương điều hành, có mục tiêu cụ thể là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát. Đối với một số nước, mục tiêu của chính sách này còn là thúc đẩy công ăn việc làm mới, giảm tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, CSTT thực sự có ý nghĩa và thể hiện đúng vai trò vị trí của mình hay không lại phụ thuộc vào quá trình sử dụng các công cụ để thực thi CSTT của NHNN. Để thực hiện vai trò và trách nhiệm đã được qui định tại Luật NHNNVN, NHNNVN đã sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở trong việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu ổn định tiền tệ và tăng trưởng kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề,” Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay- Thực trạng và giải pháp” đã được nhóm chọn làm đề tài nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra cơ sở lí luận có tính khoa học về chính sách tiền tệ, giúp hiểu được lợi ích và tầm quan trọng của các công cụ của chính sách tiền tệ trong việc điều hành kinh tế đất nước. Ngoài ra đề tài còn phân tích thực trạng các công cụ, trong đó nêu rõ những thành quả đạt được cũng như hạn chế của việc áp dụng các chính sách tiền tệ tại Việt Nam và đưa ra giải pháp hữu ích nhằm đẩy mạnh hiệu quả của việc áp dụng chính sách tiền tệ ở nước ta trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, do giới hạn về mặt thời gian, tầm hiểu biết nên nhóm không bao quát hết vấn đề và sai sót là không thể tránh khỏi. Trong khả năng, nhóm chỉ tiếp cận những khía cạnh cơ bản của vấn đề. Rất mong sự góp ý của quí thầy cô để đề tài có thể ngày càng hoàn thiện hơn. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 3
  4. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. 1.Khái quát về chính sách tiền tệ: 1.1. Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ: Định nghĩa: Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHTW sử dụng các công cụ của mình để điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông nhằm đạt được những mục đích đặc biệt như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Chính sách tiền tệ được hoạch định theo 1 trong 2 hướng sau: Chính sách tiền tệ mở rộng: Là chính sách nới lỏng, được sử dụng trong tình trạng suy thoái kinh tế và thất nghiệp. Với biện pháp chủ yếu là tăng lượng tiền cung ứng để khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm. Đây còn là chính sách chống suy thoái. Chính sách tiền tệ thắt chặt: Còn được gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Loại chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách thắt chặt tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát. 1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ: 1.2.1 Ổn định giá cả: Ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu dài hạn của CSTT. Các NHTW thường lượng hóa mục tiêu này bằng tốc độ tăng của chỉ số giá cả tiêu dùng xã hội. Việc công bố công khai chỉ tiêu này là cam kết của NHTW nhằm ổn định giá trị tiền tệ về mặt dài hạn. Tuy nhiên theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả không đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát bằng không. Một mức lạm phát dương được chứng minh là có tác dụng bôi trơn và hâm nóng nền kinh tế nên sẽ có những ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Theo các chuyên gia về chính sách tiền tệ ở châu Âu, mức lạm phát từ 1.5% đến dưới 4% là phù hợp với các nền kinh tế phát triển. 1.2.2 Ổn định tỷ giá hối đoái: Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các luồng hàng hóa và tiền vốn vào ra một quốc gia gắn liền với việc chuyển đổi qua lại giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Việc ngăn ngừa những biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho các hoạt động kinh tế đối ngoại được hiệu quả hơn nhờ dự đoán chính xác về mặt khối lượng giá trị. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước với nước ngoài về mặt giá cả. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 4
  5. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. 1.2.3 Ổn định lãi suất: Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh tế do nó ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những biến động bất thường trong lãi suất sẽ gây thên khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. Do đó ổn định lãi suất cũng là một mục tiêu quan trọng mà các NHTW hướng tới nhằm góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. 1.2.4 Ổn định thị trường tài chính: Thị trường tài chính được xem là nơi tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Nó góp phần quan trọng trong việc điều hòa nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu , giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, sự ổn định của thị trường tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia. 1.2.5 Tăng trưởng kinh tế: Do chính xách tiền tệ có thể ảnh huởng tới của cải và chi tiêu của xã hội nên só thể sử dụng làm đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải được hiểu cả về khối lượng và chất lượng . Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự tăng lên của GDP thực tế. Chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở một cơ cấu kinh tế cân đối và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước tăng lên. 1.2.6 Giảm tỷ lệ thất nghiệp: Tạo công ăn việc làm đầy đủ là mục tiêu của tất cả chính sách vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ. Công ăn việc làm đẩy đủ có ý nghĩa quan trọng bởi ba lý do: Chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự thịnh vượng xã hội vì nó phản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội. Thất nghiệp gay nên tình trạng stress cho mỗi cá nhân và gia đình của họ, là mầm mống của các tệ nạn xã hội. Các khoản trợ cáp thất nghiệp tăng lên có thể làm thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách và làm căng thẳng tình trạng ngân sách. 1.3 Mối quan hệ giữa các mục tiêu: Các mục tiêu của chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng nhất trí và hỗ trợ cho nhau.Trong một số trường hợp, vẫn có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau khiến cho việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải có hi sinh nhất định ở mục tiêu kia. Mối quan hệ giữa mục tiêu thất nghiệp với mục tiêu ổn định giá cả là một minh chứng rõ rệt. Để giảm tỷ lệ lạm phát, cần phải thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt. Dưới tác động của chính sách này, lãi suất thị trường tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu và do đó làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Thất nghiệp vì thế có xu hướng tăng lên. Ngược lại. việc duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn thường kéo theo một chính sách tiền tệ mở rộng và sự tăng giá. Như vậy trong ngắn hạn, NHTW không thể đạt được tất cả các mục tiêu trên. Phần lớn NHTW các nước coi ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ, GVHD: ThS.Lê Văn Hải 5
  6. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. nhưng trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu này để khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với sản lượng. Có thể nói ngân hàng trung ương theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn. 1.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ: 1.4.1 Dự trữ bắt buộc: Khái niệm: Là số tiền bị vô hiệu hóa không được sử dụng trên tổng số tiền gửi huy động được thuộc diện phải duy trì DTBB của tổ chức tín dụng trong khoảng thời gian nhất định. Cơ chế tác động của DTBB :  Dự trữ bắt buộc và tiềm năng tín dụng của các Ngân hàng: Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả dụng của ngân hàng.Với tổng số dư tiền gửi huy động được,tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao thì phần chênh lệch còn lại-vốn khả dụng của ngân hàng càng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể hiện được tiềm năng tín dụng của các ngân hàng, còn thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng lên hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của các thành phần không phải của ngân hàng.  Dự trữ bắt buộc và lãi suất: Dự trữ bắt buộc có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách: Thứ nhất: do dự trữ bắt buộc có thể mở rộng hoặc thu hẹp tiềm năng tín dụng cho nên lãi suất thị trường cũng vì điều đó mà có thể giảm xuống hoặc tăng lên. Thứ hai: hiệu quả phản ứng của tác động trên càng tăng lên khi phần dự trữ bắt buộc của các ngân hàng ở ngân hàng trung ương không được tính lãi, có xu hướng làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng.  Dự trữ bắt buộc và khối lượng tiền cung ứng: Thông qua sự tác động đến tiềm năng tín dụng của các ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm thay đổi khối lượng tiền cung ứng. Và đây chính là mục tiêu của ngân hàng trung ương các nước khi sử dụng công cụ này Khi ngân hàng trung ương muốn thắt chặt tiền tệ, ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên và ngược lại, khi muốn thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, ngân hàng trung ương 1.4.2 Nghiệp vụ thị trường mở: Định nghĩa: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng Thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hang Thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 6
  7. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Hàng hoá giao dịch của thị trường mở bao gồm: tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư do ngân sách trung ương thanh toán, công trái, trái phiếu công trình trung ương và các loại giấy tờ có giá khác. Tác động: Khi Ngân hàng Trung ương bán ra những giấy tờ có giá của Chính Phủ, những người mua chúng sẽ trả cho một khoản tiền tương ứng cho Ngân hàng Trung ương. Kết quả là một lượng tiền tương ứng bị rút khỏi lưu thông, tức là cơ sở tiền tệ giảm làm cho lượng cung tiền trong nền kinh tế giảm. Ngược lại, khi Ngân hàng Trung ương mua vào những giấy tờ có giá của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương phải trả cho những người bán chúng một lượng tiền đúng bằng giá trị các giấy tờ có giá của Chính phủ mua vào. Kết quả là cơ sở tiền tệ tăng lên một lượng tương ứng làm cho cung tiền của nền kinh tế tăng. 1.4.3 Công cụ lãi suất: 1.4.3.1 Khung lãi suất: Khái niệm : NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. Đặc điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp. Song nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy định đIều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.4.3.2 Lãi suất chiết khấu (tái chiết khấu): Định nghĩa: là lãi suất mà ngân hàng Trung Ương áp dụng cho các ngân hàng thương mại vay tiền. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền. Tác động: Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ít vay tiền của ngân hàng trung ương để bù đắp dự trữ. Để đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng trong khi ít vay tiền hơn từ ngân hàng trung ương các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ và giảm số nhân tiền. Bởi vậy biện pháp tăng lãi suất chiết khấu sẽ làm giảm cung tiền. Và giảm lãi suất chiết khấu sẽ làm tăng cung tiền. 1.4.4 Hạn mức tín dụng: Khái niệm: là một công cụ thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước VN nhằm khống chế mức dư nợ vốn tín dụng tối đa cho nền kinh tế của tổ chức tín dụng. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 7
  8. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với loại vay từng lần, ngân hàng không xác định kì hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng. Đối với phương thức cho vay này, một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả quý. Đến cuối quý, hợp đồng tín dụng sẽ được thanh lý và sang đầu quý sau, khách hàng muốn vay phải nộp một bộ hồ sơ vay mới. Giới hạn của hạn mức tín dụng ngân hàng nhà nước giao cho các ngân hàng thương mại là dư nợ cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng thương mại, không kể dư nợ đó được sử dụng từ nguồn vốn nào để cho vay. Như vậy các hoạt động khác không phải cho vay đối với nền kinh tế thì không nằm trong hạn mức tín dụng như: cho vay các tổ chức tín dụng khác, đầu tư mua tín phiếu, trái phiếu Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm.Vì vậy các ngân hàng thường không yêu cầu đảm bảo tín dụng khi cho vay loại này. Ưu điểm:  Thủ tục đơn giản.  Khách hàng chủ động được nguồn vốn vay.  Lãi vay trả cho ngân hàng thấp. Nhược điểm:  Ngân hàng dễ bị đọng vốn kinh doanh.  Thu nhập lãi cho vay thấp. 1.4.5 Công cụ tỷ giá hối đoái: Định nghĩa: công cụ tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Vai trò của công cụ tỷ giá: Là công cụ quan trọng để đo lường giá trị giữa các đồng tiền, như vậy tác dụng như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản lí kinh tế, có ảnh hưởng quan trọng đến giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế-xã hội của nước đó và các nước liên quan. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 8
  9. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. 1.5 Thực tiễn việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở các nước trên thế giới: Trước hết xem xét những thay đổi trong chính sách tiền tệ của Mỹ, EU, Nhật Bản, Anh, Ấn Độ, Autralia và vai trò của Ngân hàng trung ương (NHTW) của các nước này đối với 2 trong 4 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhất của mỗi quốc gia là: ổn định giá cả và cân bằng cán cân thương mại. NHTW Mỹ - FED: Trong chừng mực lạm phát chưa trở thành mối đe doạ thì CSTT tạm thời chú tâm vào tăng trưởng sản lượng( những năm đầu thập kỷ 2000 và nhất là sau vụ khủng bố 11/9/2001). Khi lạm phát có dấu hiệu tăng từ năm 2003, Fed đã lập tức trở lại mục tiêu quan trọng nhất của CSTT là bảo vệ ổn định giá cả. Theo đó, lãi suất điều tiết của NHTW bắt đầu tăng lên liên tục từ 1% tại thời điểm giữa năm 2003 lên 2.7% năm 2004 rồi 3.6% năm 2006 đến 2007 là 5.25%. Tuy lúc này đã ở mức cao nhưng vẫn chưa có dấu hiệu FED sẽ hạ lãi suất. Cho đến khi giá dầu, giá cả hàng hoá có xu hướng giảm ổn định, không còn nguy cơ đe doạ lạm phát và chức năng vãn hồi sự suy yếu của đồng USD so với các đồng tiền của EU và Châu Á như hiện nay được cởi bỏ thì NHTW mới xem xét việc hạ lãi suất để kích hoạt cho nền kinh tế hiện đang tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng cầm cố bất động sản bị đóng băng thời gian qua.Vào 12/2008 đầu 2009, để vực dậy nền kinh tế trong đà suy thoái hiện nay, Chính phủ Mỹ đang áp dụng một chính sách tiền tệ quá lỏng mà một số chuyên gia cho là phù hợp hơn với thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930, thay vì cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thêm một thời gian nữa để thúc đẩy kinh tế hồi phục (Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke cho biết hôm 21/7/2009). Theo đó Fed sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản từ 0 - 025% cũng như các chương trình bơm tiền vào hệ thống tài chính. NHTW EU-ECB: Do “vùng phủ sóng” của đồng tiền chung bao quát trên nhiều quốc gia với những đặc điểm, thế mạnh và trình độ năng suất lao đọng của các nền kinh tế khác nhau nên ECB chọn CSTT lạm phát mục tiêu là duy nhất. Theo đó, ECB cam kết chỉ cho phép giá cả dao động trong phạm vi lạm phát 2% trong dài hạn và buộc các nước phải tuân thủ qui định chung là không được thâm hụt cán cân NSNN quá 3% GDP ở từng nước. Cam kết này đã hoàn toàn được tôn trọng gần 10 năm qua. Tại thời điểm đầu tháng 8 này, tỷ giá EURO/USD đã chạm con số 1,4. Các quan chức EU cho biết việc áp dụng một chính sách tiền tệ chung với EUR duy nhất đã giúp khối này thuận tiện hơn trong thương mại, du lịch và tạo thêm 15 triệu việc làm trong 6 năm qua. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 9
  10. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. NHTW Nhật Bản-BoJ: Cuộc khủng hoảng TTCK và thị trường bất động sản những năm 90 của thế kỷ trước đã khiến nền kinh tế Nhật suy thoái tới hơn 10 năm. CSTT của Nhật phải liên tục nới lỏng và thậm chí duy trì chính sách “lãi suất zero” trong nhiều năm để kích thích tăng trưởng trong điều kiện không bị đe doạ bởi lạm phát. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu suy giảm sức mua đối nội của đồng JPY làm cho chỉ số giá cả tiêu dùng có xu hướng tăng thì BoJ đã tăng lãi suất điều tiết của NHTW lần đầu tiên sau gần 10 năm từ 0% lên 0.5% vào đầu năm 2007, Trong năm 2008 NHTW vẫn tiếp tục giữ mức lãi suất là 0.5% mãi đến tháng 10/2008 chính thức cắt giảm các chi phí vay hai lần ,đến nay Ngân hàng trung ương Nhật giữ nguyên lãi suất 0,1%, do nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn đang phải đương đầu với cơn suy thoái tệ nhất trong hàng chục năm qua. NHTW Ấn Độ: Đến tháng 2/2007 lạm phát ( so với cùng kỳ 12 tháng) lên tới 6.7%! NHTW Ấn Độ đã lập tức tăng lãi suất điều tiết thị trường từ 7% lên từng đợt và đến cuối tháng 7/2007 đã đẩy lãi suất này lên 7.75%/năm. Đồng thời tăng dự trữ bắt buộc trong cùng thời kỳ nói trên từ 6.5 lên 7%. Nhờ đó, đến cuối tháng 7/2007, lạm phát ở Ấn Độ đã giảm xuống còn 4.5% so cùng kỳ. Theo thống đốc NHTW Ấn Độ , Ông Y.V.Reddy mức lạm phát vẫn còn rất cao và ông tuyên bố sẽ tiếp tục can thiệp thị trường tiền tệ để đến cuối năm nay đạt mức lạm phát phổ biến các quốc gia phát triển( không quá 2%/năm). 07/12/08 Theo thống đốc Duvvuri Subbarao, Ngân hàng trung ương Ấn Độ đã hại lãi suất từ mức 7,5% xuống còn 6,5%. Lãi suất cho vay qua đêm cũng giảm từ mức 6% xuống còn 5%. Đây là lần cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm đầu tiên của Ấn Độ kể từ năm 2003. Ngày 4/3/09, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), ngân hàng trung ương của nước này, đã giảm lãi suất đối với các hoạt động cho vay và huy động vốn ngắn hạn, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đang có dấu hiệu suy yếu, với tốc độ tăng trưởng trong quý III tài khoá 2008 (kết thúc tháng 3/09) đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm. 2. Thực trạng việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ 2007 đến nay: 2.1 Tình hình nền kinh tế Việt Nam từ 2007 đến nay: 2.1.1 Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 đến tháng 10/2008: Năm 2007 lạm phát của Việt Nam tăng cao ở mức hai con số 12,63%. Nếu so sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%, Thái Lan: 3,21%, Khu vực đồng Euro: 3,07%, Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam có phần cao hơn. Bước sang Quý I/08 lạm phát của Việt Nam đạt 9,19%, vẫn cao hơn so với mức 3,02% của Quý I/07 và bằng khoảng trên 70% so với mức tăng của cả năm 2007. Đây là mức tăng cao trong vòng 12 năm trở lại đây. Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam tăng cao? Lượng cung tiền trong nền kinh tế tăng mạnh bắt đầu xuất hiện từ năm 2006 và tăng tốc vào năm 2007, có thể thấy do các yếu tố sau đây: GVHD: ThS.Lê Văn Hải 10
  11. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. -Do vốn đầu tư nước ngoài tăng đột biến. Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến 6 tháng đầu năm 2008 con số này đã lên đến 31,6 tỷ USD, gấp rưỡi tổng vốn của cả năm 2007. Đầu tư nước ngoài giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2008 cũng đạt gần 5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước. Với lượng ngoại tệ lớn chảy vào nước ta như vậy thì ngân hàng nhà nước đã thực hiện đơn thuần việc mua vào lượng USD này và tung VND ra để ổn định tỷ giá còn các biện pháp thu hồi VND về như phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nước hoặc trái phiếu Chính phủ lại không đáng kể. Điều đó đã làm cho lượng tiền cung ứng tăng mạnh. -Do điều hành chính sách tiền, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP tăng từ 7,5- 8%/năm) Chính phủ đã thực thực hiện chính sách tài khoá theo hướng mở rộng. Chi tiêu hàng năm của Nhà nước tăng mạnh trong giai đoạn từ 2004 - 2006 là 20,3%/năm, thâm hụt ngân sách năm 2006 là 5% GDP và xấp xỉ ở mức này trong năm 2007. Tuy nhiên, lượng thu nội địa tương ứng chỉ tăng khoảng hơn 10%, đồng thời lượng vốn đầu tư công không đạt hiệu quả cao (ICOR là hơn 4 lần). Do đó lượng tiền cung ứng và cả lạm phát đều tăng cao. - Do sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Chính điều này đã góp phần lớn trong việc mở rộng lượng tiền cơ sở và gia tăng tổng phương tiện thanh toán.Tăng trưởng tiền Việt Nam (gồm tiền mặt, sec du lịch, tiền gởi không kì hạn tại các ngân hàng thương mại) của Việt Nam đã tăng từ 34% (2006) lên 54% (2007). (Nguồn : Thời gian tới chính sách thắt chặt tiền tệ tiếp tục được sử dụng 13/8/2008 Vneconomy) -Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam tăng quá nhanh trong những năm vừa qua. Tính đến 31-12-2007, tổng phương tiện thanh toán tăng 46,7% so với 31-12-2006. Tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2007 tăng 57,53% so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng đột biến là do tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế trong năm 2007 ước chừng lên tới 22 tỉ USD, tương đương 30% GDP. Để duy trì tỷ giá USD, Ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỉ USD (năm 2006) lên 21,6 tỉ USD (năm 2007) và đẩy một lượng lớn nội tệ ra thị trường. (Nguồn :Chống lạm phát ở Việt Nam: tìm đúng nguyên nhân mới có giải pháp tích _TS Đại học Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thọ 6/6/2008) Đầu năm 2008, lạm phát đã thực sự trở thành một vấn đề lớn đối với cả nền kinh tế. Giờ đây lạm phát đã đến mức đáng lo ngại. Chính phủ và mỗi người dân đang phải đối đầu với một cuộc chiến quyết liệt khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2008 so với tháng 12-2007 đã tăng 9,19%, nếu tính CPI bình quân 3 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 đã tăng 16,38%.Theo thống kê của các cơ quan chức năng, quý 1-2008 có mức tăng CPI cao nhất tính từ năm 1995 trở lại đây. Như vậy chính sách tiền tệ phải là công cụ chống lạm phát chính của Việt Nam lúc này. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu trong những tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và tình hình kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm là: “Kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó GVHD: ThS.Lê Văn Hải 11
  12. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu” và đề ra 8 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện. 2.1.2 Nền kinh tế Việt Nam cuối 2008 đến nay: Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm chống lạm phát trong thời gian qua đã phát huy tác dụng, tuy nhiên mặt trái của nó cũng đang dần bộc lộ rõ.Cụ thể như sau: - Lạm phát tiền tệ đã hạ nhiệt: Lạm phát sau tháng chín đã tăng chậm lại , tháng 10 đự báo sẽ thuận lợi đặc biệt là có tác động từ những đợt giảm giá xăng dầu. - Mục tiêu tăng trưởng GDP: Để đạt mục tiêu tăng trưởng 7% GDP năm 2008 đã được Quốc Hội xem xét điều chỉnh và thông qua, GDP trong quý 4 phải đạt 8,1% - một nhiệm vụ hết sức khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp. - Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản: Các ngành sản xuất kinh doanh đang phải đối mặt với thiếu vốn, lãi suất vay ngân hàng cao, giá nguyên liệu sản xuất đứng ở mức cao, làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, từ cuối năm 2008 cả thế giới hiện đang đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái lớn nhất trong vòng 70 năm lại đây. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. - Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong năm 2009, bởi sự sụt giảm mức tiêu thụ ở các thị trường đó, sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các nước xuất khẩu khác. Từ cuối 2008, xuất khẩu của nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã bắt đầu giảm. - Các nguồn tiền đầu tư và viện trợ vào Việt Nam, kể cả trực tiếp và gián tiếp, dài hạn hay ngắn hạn, chính phủ hay tư nhân, đều có xu hướng giảm trong năm 2009, do bản thân các nhà đầu tư đang gặp khó khăn và Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường có mức độ mạo hiểm cao. Hiện tại Việt Nam đang có nhiều mầm mống để có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, trong đó có: - Thâm hụt cán cân thương mại (có thể lên tới 25 tỷ USD? Mục tiêu chính phủ đề ra là giữ thâm hụt ở mức 17-18 tỷ USD). - Thâm hụt ngân sách nhà nước. (Những năm vừa qua trung bình thâm hụt ngân sách khoảng 5% GDP một năm. Tuy nhiên năm 2009 thâm hụt ngân sách có nguy cơ tăng lên mạnh. - Nguy cơ giảm dự trữ ngoại tệ (có thể giảm còn dưới 10 tỷ USD ?). - Khủng hoảng niềm tin vào VND (hiện tại tỷ giá "forward" USD/VND lên đến 20000 trong khi tỷ giá "spot" khoảng 17300 chứng tỏ niềm tin vào VND có giảm đi). - Việc cố định tỷ giá USD/VND (nhiều khủng hoảng tiền tệ xảy ra trước đây xuất phát từ việc cố định tỷ giá). - Toàn thế giới đang mất ổn định về tài chính. Tỷ giá các ngoại tệ mạnh với nhau, và giá cả các mặt hàng như vàng, dầu hỏa, sắt thép, gạo sẽ tiếp tục giao động mạnh trong năm 2009. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 12
  13. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. - Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn lên cao, kinh tế có dấu hiệu trì trệ. Những mầm mống trên nếu để cho cộng hưởng với nhau và không giải quyết thì ắt sẽ tạo ra khủng hoảng. Nếu khủng hoảng xảy ra, thì có thể có những hậu quả như: VND mất giá mạnh, lạm phát tăng cao, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp phá sản, kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng cao, v.v Như vậy việc nới lỏng chính sách tiền tệ mà cụ thể là giảm lãi suất , tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ các DN vay vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh , phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết khó khăn cho các DN trong thời gian qua đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.Đồng thời với các biện pháp chống suy thoái, khủng hoảng kinh tế. 2.2 Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay: Từ những biến động của nền kinh tế qua các năm qua cho ta thấy được việc cần phải có các công cụ của chính sách tiền tệ can thiệp vào nền kinh tế là rất quan trọng. Để có cái nhìn cụ thể hơn việc sử dụng các công cụ đó như thế nào, ta sẽ xem xét cụ thể từng công cụ. 2.2.1 Dự trữ bắt buộc: Trong những tháng đầu 2008, lạm phát càng diễn biến phức tạp hơn và có xu hướng tăng.Trước tình hình đó, để nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Ngân Hàng Nhà Nước đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ đã được đưa ra. Bảng diễn biến sự thay đổi tỷ lệ dự dự trữ bắt buộc của NHTW: Dự trữ bắt buộc (%/năm) Mốc thời gian 12 tháng 5/11/08-20/11/08 10 4 20/11/08-5/12/08 8 2 5/12/08 đến nay 6 2 Theo Ngân hàng Nhà Nước, mục đích của việc làm này nhằm rút bớt tiền tệ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng (hạn chế tăng trưởng tín dụng ở mức trên dưới 30%) phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô (Nguồn: ”tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng”, ngày 17/1/08, theo TTXVN) Khi tăng tỷ lệ làm số nhân tiền tệ giảm, do đó lượng cung tiền trên mỗi đồng dự trữ sẽ giảm, tính trên tổng thể nền kinh tế thì lượng cung tiền sẽ giảm. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc như tăng một khoản thuế vô hình đánh vào các tổ chức tài chính, đặc biệt là khối ngân hàng thương mại, nó làm tăng chi phí vốn của ngân hàng thương mại khi gửi khoản dự trữ ở ngân hàng trung ương: lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc (trước 29/08/08 là 1.2%) thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động (17%-19%)và như vậy tạo áp GVHD: ThS.Lê Văn Hải 13
  14. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. lực lên lãi suất tín dụng để bù lại khoản chi phí này(19%-21%), và như vậy cũng tăng áp lực lên chi phí vốn của doanh nghiệp. Sau thời kì này, nền kinh tế vĩ mô có xu hướng ổn định , lạm phát được kiềm chế nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ doanh nghiệp và hộ sản xuất gặp khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Sáng 3/11, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt ban hành các chính sách mới, mạnh tay hơn trong nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo đó , các nhà điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục giảm lãi suất cơ bản , lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và thực hiện một số biện pháp về hoạt động tín dụng. Những chính sách này bắt đầu áp dụng từ ngày 5/11. Dự trữ bắt buộc (%/năm) Mốc thời gian 12 tháng 5/11/08-20/11/08 10 4 20/11/08-5/12/08 8 2 5/12/08 đến nay 6 2 2007 2008 2009 Ngày áp 01- 1/1 1/3 dụng: Nov Tỷ lệ DTBB + Không kỳ hạn và dưới 12 tháng VND 5 10 11 10 8 6 5 3 Ngoại tệ 8 10 11 9 9 7 7 7 + Từ 12-24 tháng VND 2 4 5 4 2 2 1 1 Ngoại tệ 2 4 5 3 3 3 3 3 Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành quyết định về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửỉ bằng VND của các tổ chức tín dụng. Theo đó, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND là 2% đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND quy định tại quyết GVHD: ThS.Lê Văn Hải 14
  15. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. định số 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008. (Nguồn:”Quyết định V/v điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng”). Và 05/12/2008, Ngân hàng Nhà Nước ra thông báo diều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 2% (trước là 8% và 6%). Như vậy, để khuyến khích đầu tư sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng lớn ở nước ta , Ngân hàng Nhà Nước đã không ngừng liên tục hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (10%-8%-6%) với mục đích nới lỏng tiền tệ - đây là tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang dần ổn định, lạm phát đã dược kiềm chế. Khi giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì số nhân tiền tệ tăng lên, như vậy lượng cung tiền tệ trên mỗi đồng dự trữ sẽ tăng lên, do đó lượng cung tín dụng dồi dào hơn. Làm tăng chi phí vốn của các ngân hàng thương mại, theo đó ngân hàng thương mại có thể hạ lãi suất tín dụng làm giảm áp lực chi phí đầu tư lên doanh nghiệp, giúp các ngân hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn, góp phần giải quyết tình trạng sản xuất trì trệ, từng bước lấy lại nhịp độ tăng trưởng ổn định. Hơn nữa để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hạ thấp lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà Nước đã tăng tiền gửi dự trữ bắt buộc giúp phần nào giảm chi phí vốn của các ngân hàng thương mại. Mốc thời gian Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc (%/năm) Trước 29/8/08 1.2 29/8/08-1/10/08 3.6 1/10/08-21/10/08 5 21/10/08-5/12/08 10 5/12/08 đến nay 9 Tóm lại: để đối phó với tình hình tăng trưởng nóng cuối 2007- đầu 2008, Ngân hàng Nhà Nước đã điều hành chính sách tiền tệ đúng đắn , kịp thời nhằm nhanh chóng ổn định lượng cung tiền , và công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã có tác dụng hiệu quả; thể hiện sự tài tình và linh hoạt trong quá trình sử dụng công cụ, đó là khi nền kinh tế bình ổn trở lại, lạm phát được kiềm chế thì hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc song song với việc tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng, doanh nghiệp, cũng như toàn nền kinh tế. 2008 là năm chính phủ phải hy sinh tăng trưởng để kiềm chế lạm phát cũng như chuẩn bị đối đầu với sự sụt giảm nghiêm trọng của sức cầu trên toàn thế giới. 2009 là năm giải quyết những khó khăn mang sang của 2008. Ngân hàng Nhà nước quyết định, từ ngày 1/3, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng VND tại các ngân hàng giảm từ 5% xuống 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; kỳ hạn trên 12 tháng giữ nguyên mức 1%. Với quyết định này, Ngân hàng Nhà nước đã gián tiếp “bơm” thêm vốn cho các tổ chức tín dụng nhằm hỗ GVHD: ThS.Lê Văn Hải 15
  16. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. trợ các đơn vị mở rộng cho vay sản xuất, kinh doanh theo chương trình kích cầu của Chính phủ. Trong tháng 3-2009, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,55% so với cuối năm 2008. Trong đó, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 16,8%. 2.2.2 Nghiệp vụ thị trường mở: Luật NHNN Việt Nam quy định “NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện CSTT quốc gia” Ông Phạm Bảo Lâm - Giám đốc Sở Giao dịch NHNN cho biết: Năm 2008 Sở Giao dịch NHNN đã tổ chức 402 phiên giao dịch TTM, tăng 47 phiên so với năm 2007. Mua giấy tờ có giá (GTCG) chiếm đến 64,67% tổng phiên giao dịch với doanh số trúng thầu chiếm 91,42%. Không chỉ tăng số phiên giao dịch, doanh số giao dịch cũng tăng kỷ lục so với năm 2007, trong đó chủ yếu là giao dịch Mua có kỳ hạn (tăng gấp 15 lần so với năm 2007). Trong khi đó, giao dịch bán hẳn chỉ còn 76.837 tỷ đồng, giảm 4,6 lần so với 2007. Những con số trên phần nào phản ánh sự "nhộn nhịp" trên thị trường tiền tệ. Quý I/2008, trên TTM vẫn diễn ra cả hai phiên giao dịch mua bán xen kẽ nhau nhưng các TCTD chủ yếu tham gia mua. Trước tình hình các NHTM chạy đua tăng lãi suất huy động để thu hút vốn trên thị trường, NHNN đã áp dụng các biện pháp mạnh như khống chế lãi suất huy động tối đa, nâng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu. Trong hai tháng đầu năm 2008, NHNN áp dụng cả hai phương pháp đấu thầu lãi suất và đấu thầu khối lượng. Nhưng đến giữa tháng 2/2008, do lãi suất đặt thầu và thắng thầu bắt đầu tăng cao, NHNN chỉ sử dụng phương thức đấu thầu khối lượng với lãi suất được thống nhất nhằm tạo định hướng cho thị trường. Ngày 15/2/2008 NHNN công bố quyết định phát hành 20300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Ba NHTM Nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3000 tỷ đồng. Hai NHTM cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải mua 1200 tỷ đồng đến 1500 tỷ đồng. Các NHTM cổ phần thuộc nhóm giữa phải mua 400-500 tỷ đồng/ngân hàng. Khối ngân hàng nước ngoài có 9 chi nhánh phải mua từ 100 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng. Hai ngân hàng liên doanh phải mua 150 tỷ đồng/ngân hàng. Không chỉ vậy, các ngân hàng phải mua 20300 tỷ đồng trái phiếu cùng 1 lúc, gấp từ 20 lần cho đến 40 lần so với 500-1000 tỷ đồng tín phiếu trong các phiên đấu thầu thường kì. Ngày 26/6/2008, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu phát tín hiệu hỗ trợ các ngân hàng thương mại bằng việc trả thêm lãi suất cho lượng tín phiếu bắt buộc phát hành ngày 17/3 trước đó, nâng từ 7,8%/năm lên 13%/năm. Giữa tháng 8/2007, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu vào tất cả các ngày làm việc trong tuần. Bên cạnh đó, ngoài các kì hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, NHNN bổ sung thêm các kì hạn 4 tháng và 5 tháng, phù hợp với nhu cầu điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tin dụng. Từ đầu năm 2008 đến nay, NHNN đã liên tục chào bán tín phiếu NHNH để hút tiền từ lưu thông về, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát. Từ nay đến cuối năm, NHNH Việt Nam tiếp tục chào bán tín phiếu NHNH qua nghiệp vụ thị trường mở. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 16
  17. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Bằng việc sử dụng linh hoạt các công cụ CSTT, đặc biệt việc đẩy mạnh bán tín phiếu NHNN qua nghiệp vụ thị trường mở, NHNH đã thu hút một lượng tiền khá lớn từ lưu thông về. Ước tính từ đầu năm đến nay, NHNN đã thu về khoảng 90000 tỷ đồng nhằm hút bớt lượng tiền đã mua ngoại tệ để tăng mạnh dự trữ ngoại hối. Động thái này nhằm vừa giữ tỉ giá ở mức hợp lí có lợi cho xuất khẩu, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Trao đổi với báo chí, phó thống đốc NHNH Nguyễn Đồng Tiến khẳng định, NHNN cũng sẽ tăng khối lượng tín phiếu NHNN bán thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Về phát triển thị trường mở, ông Tiến cho rằng hiện nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện hàng ngày và rất linh hoạt, chấp nhận rất nhiều loại công cụ cũng như đa dạng các loại kì hạn.” Về cơ chế, có thể nói mọi cái đều đã “mở” hết rồi! Còn sử dụng nghiệp vụ thị trường mở ở mức độ nào thì theo định hướng điều hành của NHNN và thời điểm hiện nay thì đang thực hiện chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tiền tệ. Cho nên NHNN chỉ cung ứng hỗ trợ thanh toán những khoản vào những thời điểm đặc biệt như là dịp Tết vừa qua. Còn lại trong những điều kiện bình thường , NHNN sẽ hạn chế việc cung lượng tiền lưu thông qua nghiệp vụ thị trường mở nhằm kiểm soát khối lượng tiền”. Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa – Cục trưởng Cục quản lí giá – Bộ Tài chính cho biết: cùng với kênh thu hút tiền thứ nhất trên thị trường mở của NHNH, một kênh hút tiền nữa của Bộ Tài Chính là phát hành trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước. Theo ông dự kiến, sẽ phát hành 35 ngàn tỉ đồng. Hiện nay, tốc độ giải ngân thấp, nếu bình thường tiến độ phát hành trái phiếu có thể bị chậm lại. Tuy nhiên, do tình hình cấp bách thì phải làm nhanh để rút tiền ra khỏi thị trường nhưng cũng phải đẩy mạnh giải ngân có hiệu quả. Thực tế, Bộ Tài chính đã nâng số lần phát hành lên 2 lần mỗi tuần. Thứ trưởng Bộ Tài Chính Trương Chí Dũng cũng cho biết, sẽ tổ chức ngay việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc nhiều kì hạn nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông, trên cơ sở giải ngân nhanh và đầu tư có hiệu quả. Bộ chỉ đạo Kho bạc nhà nước sớm triển khai vấn đề này. Lãi suất sẽ theo thị trường và rất cạnh tranh để tham gia hút tiền lưu thông, giảm tổng phương tiện thanh toán xã hội. Số lượng thành viên tham gia trên thị trường mở có gia tăng nhanh qua các năm và có sự đại diện của các tổ chức tín dụng tiêu biểu. So sánh mối quan hệ từ năm đầu triển khai nghiệp vụ thị trường mở cho đến nay, số lượng thành viên tham gia đã tăng gấp 2,7 lần, nhưng chỉ chiếm khoảng 44% tổng số các tổ chức tín dụng hiện có và tập trung gia tăng ở nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, cho thấy mức độ tham gia của các thành viên còn khá khiêm tốn. Điều này dẫn đến một thực tế , có những tổ chức tín dụng thực sự có nhu cầu điều tiết vốn nhưng không có cơ hội do không đủ điều kiện tham gia trên thị trường mở. Do vậy đòi hỏi NHNN cần có những sửa đổi nhanh chóng khuyến khích các thành viên tham gia trên thị trường mở. Cho đến tháng 7/2009, các đợt phát hành trái phiếu chính phủ vẫn chưa thành công do sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường yêu cầu với lãi suất chào thầu của trái phiếu Chính phủ nên các khoản vay nợ Chính phủ vẫn chưa có ảnh hưởng mạnh đối với thị trường vốn. Kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2009 là 36.000 tỉ đồng, phần bổ sung cho nguồn GVHD: ThS.Lê Văn Hải 17
  18. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. vốn kích cầu tăng thêm là 20.000 tỉ đồng, phần chuyển nguồn vốn trái phiếu Chính phủ từ năm 2008 sang 2009 là 7.700 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu USD với giá trị 1 tỷ USD ở thị trường trong nước. Việc không thực hiện được kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ sau 7 tháng năm 2009, một phần phản ánh sự thiếu hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ do lãi suất trúng thầu thấp so với lãi suất đăng kí nhưng mặt khác, phản ảnh phần nào tình trạng căng thẳng thanh khoản trên thị trường vốn hiện nay là sự cảnh báo thiếu hụt nguồn để cân bằng ngân sách. Kết quả phát hành trái phiếu Chính phủ tháng 1-7/2009: Khối lượng Khối lượng Lãi suất Đợt phát hành Lãi suất đăng kí Chênh lệch dự kiến trúng thầu trúng thầu 1/2009 1500 1500 8-12% 8 - 8.15% 0 2/2009 5500 1000 > 8% 6.7% 4500 5/2009 2000 469.7 7.8 - 8.5% 7.5% 1530.3 6/2009 4000 200 > 8.7% và > 9% 8.7% 3800 7/2009 6000 200 > 9% và > 10% 9% - 9.29% 5800 Tổng 19000 2469.7 165303.3 Tỉ lệ trúng thầu 13% Trái phiếu ngoại 230.01triệu 300triệu USD tệ 3/2009 USD Nguồn: kho bạc nhà nước Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm; mức tăng trưởng dự kiến năm 2009 cũng được hạ xuống khoảng 25% - 27% thay cho dự tính khoảng 30% đưa ra trước đó. Mới đây nhà điều hành cũng đã ban hành quyết định cho phép các ngân hàng thương mại được sử dụng trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ để cầm cố vay VND, góp phần tạo điều kiện chủ động về nguồn vốn. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tăng cường hỗ trợ vốn cho các thành viên trong các trường hợp cần thiết thông qua thị trường mở. Từ ngày 18 đến ngày 30/3/2009, trái phiếu Chính phủ sẽ chính thức phát hành trong nước bằng ngoại tệ. Lần phát hành đầu tiên của năm 2009 này sẽ được thực hiện tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội qua phương thức đấu thầu. Trái phiếu được phát hành, niêm yết, giao dịch và thanh toán bằng USD với kỳ hạn một năm, hai năm, ba năm. Trái phiếu có mệnh giá là 100 USD/trái phiếu hoặc bội số của 100 USD GVHD: ThS.Lê Văn Hải 18
  19. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. với tổng giá trị mỗi kỳ hạn là 100 triệu USD. Trái phiếu phát hành dưới hình thức ghi sổ có lãi suất cố định áp dụng cho cả kỳ hạn. Lãi suất trần do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định. Lãi suất trúng thầu được xác định trên cơ sở kết quả đấu thầu. Tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ hàng năm vào ngày phát hành trái phiếu. Tiền gốc trái phiếu được thanh toán một lần bằng mệnh giá khi đến hạn. Nhìn chung việc điều hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở đã đem lại nhiều sự thay đổi cho nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Ở Viạt Nam thạ trưạng mạ đã tìm đưạc con đưạng đi riêng cho mình và tính ưu viạt cạa nó đã đưạc phát huy tác dạng ạ mạt mạc đạ nhạt đạnh (đã giúp cho các NHTM đưạc chạ đạng h ơn trong viạc điạu chạnh lưạng vạn khạ dạng cạa mình, qua đó NHNN phạn nào đã thạc hiạn đưạc mạc tiêu CSTT quạc gia) 2.2.3 Công cụ lãi suất:  Giai đoạn cuối 2007-2008: sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát. Trong những năm 1986-1989 nước ta lạm phát tăng rất cao, tới mức 3 chữ số (năm 1986 là 7774,7%; 1987 là 323,1%; năm 1988 là 393%) đến cuối năm 1989 vấn đề này đã được giải quyết. Và 20 năm sau, tức là đến cuối năm 2007, lạm phát nước ta lại tăng cao, đó là hậu quả của chính sách tiền tệ nới lỏng và tăng trưởng quá nóng ở nước ta trong năm 2006-2007. Tuy nhiên ban đầu chúng ta chủ yếu sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc (Quyết định 187/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008) và phát hành tín phiếu bắt buộc (Quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày 13/12/2008) để rút bớt tiền từ lưu thông về, việc này đã có hiệu quả rõ rệt bước đầu đã làm giảm bớt một phần lượng tiền từ các ngân hàng thương mại (NHTM), giảm đáng kể hệ số nhân tiền, nhưng lại nảy sinh tình trạng khó khăn thanh khoản cho các NHTM, nhất là những NHTM cổ phần nhỏ. Diễn biến các mức điều hành lãi suất của NHNN 2007-2008 (Đơn vị %/năm) 2008 Năm Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần 2007 Lần 8 1 2 3 4 5 6 7 Lãi suất ↓ ↑ ↑ ↑ ↓ ↓ ↓ ↓ LS cơ 8,25 8,75 12 14 13 12 11 10 8,5 bản LS tái 6,5 7,5 13 15 14 13 12 11 9,5 cấp vốn LS tái 4,5 6,0 11 13 12 11 10 9 7,5 chiếtkhấu LS cho 12 13 18 21 19,5 18 16,5 15 12,75 GVHD: ThS.Lê Văn Hải 19
  20. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. vay Làn sóng tăng lãi suất trong huy động vốn được tăng lên và chỉ đến khi Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) có công điện số 02 yêu cầu các NHTM không huy động tiền gửi tiết kiệm với lãi suất vượt quá 12%/năm và sau đó được điều chỉnh lên 14%/năm (ngày 11/6/2008) thì cuộc chạy đua lãi suất mới lắng xuống và dần dần ổn định. Cũng trong thời gian này lãi suất liên ngân hàng bắt đầu nóng lên, lãi suất đặt thầu phổ biến ở mức 16-17%/năm với kỳ hạn 14 ngày, đến giữa tháng 2/2008 đã đến 30%/năm, có ngân hàng đặt thầu phổ biến đến 40%/năm. Tuy nhiên, lãi suất cơ bản của NHNN với mức 8,75%/năm (Quyết định số 305/QĐ- NHNN ngày 30/1/2008) và lãi suất tái chiết khấu cấp vốn với mức 7,5%/năm, lãi suất chiết khấu với mức 6%/năm(Quyết định 306/QĐ-NHNN ngày 30/1/2008) vẫn không có sự hướng dẫn thị trường tức là các NHTM hầu như không có tác dụng hướng dẫn thị trường, nghĩa là không căn cứ lãi suất đó để ấn định lãi suất huy động vốn và cho vay cụ thể. Vào ngày 16/5/2008, NHNN đã ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, theo đó quy định việc các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kì. Trên cơ sở quyết định trên, ngày 16/5/2008 NHNN qui định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 12%/năm. Sau đó, lãi suất huy động tiết kiệm của các NHTM điều chỉnh lên 16-17%/năm (phổ biến ở mức 17,5%/năm); lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh lên trần 18%/năm. Từ khi NHNN tiếp tục tăng lãi suất cơ bản lên 14%/năm thì lãi suất huy động lại đẩy lên theo, nhưng tăng không nhiều, thường là ở mức 17-18%/năm, cá biệt có một số NHTM cổ phần đặt mức lãi huy động lên 19%/năm(VD:Ngân hàng Đông Á) nhưng sau đó lại xuống 18%/năm. Như vậy, trong giai đoạn chống lạm phát NHNN đã 3 lần thay đổi lãi suất cơ bản nhưng lãi suất huy động của các NHTM cũng không tăng tương ứng; ngược lại, trong khoảng giữa GVHD: ThS.Lê Văn Hải 20
  21. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. tháng 7/2008 đến cuối năm, lãi suất trên thị trường có xu hướng ổn định, một số NHTM bắt đầu hạ cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay mà khở đầu là BIDV, sau đó là VCB, AGRIBANK, VietinBank và một số NHTM cổ phần.  Giai đoạn :NHNN sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để chống suy thoái nền kinh tế. Diễn biến lãi suất huy động và cho vay VND 2008-2009 25 20 15 Cho vay % Huy động 10 5 0 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 9 9 9 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 1 2 3 1 1 1 ng ng ng ng ng ng ng ng ng ng ng ng á á á á á á á á á ng ng ng á á á th th th th th th th th th á á á th th th th th th Từ cuối năm 2008 đến nay, NHNN đã thực hiện 5 lần thay đổi lãi suất điều hành: lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm từ 13%/năm xuống 7%/năm, đưa lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng từ 19,5%/năm xuống 10,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 12%/năm xuống 5%/năm. Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN (từ tháng 10/2008 đến nay) (Đơn vị: %/năm) (Nguồn: ngân hàng nhà nước) Thời điểm áp Lãi suất cơ Lãi suất cho vay Lãi suất tái Lãi suất tái chiết dụng bản tối đa cấp vốn khấu 21/10/2008 13,00 19,50 14,00 12,00 05/11/2008 12,00 18,00 13,00 11,00 21/11/2008 11,00 16,50 12,00 10,00 05/12/2008 10,00 15,00 11,00 9,00 22/12/2008 8,50 12,75 9,50 7,50 01/02/2008 7,00 10,50 8,00 6,00 7/2009 đến nay 7,00 10,50 7,00 5,00 GVHD: ThS.Lê Văn Hải 21
  22. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Ngoài ra, theo quyết định của chính phủ hướng dẫn việc hỗ trợ lãi suất đối với tổ chức, cá nhân vay vốn ngắn, trung, dài hạn. Nó đã có tác động tích cực góp phần giữa cho thị trường tiền tệ, ngoại hối tiếp tục ổn định, lãi suất, tỷ giá biến động phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, hoạt động của các tổ chức tín dụng tiếp tục được mở rộng và an toàn, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và người dân đối với hệ thống ngân hàng và các giải pháp kích cầu của chính phủ. 2.2.4 Hạn mức tín dụng: Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại điều chỉnh mạnh cơ cấu tín dụng để đáp ứng được các nhu cầu vay vốn lưu động. “Việc điều chỉnh này sẽ tập trung cho các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và các nhu cầu vốn thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Sự điều chỉnh này có mục đích hỗ trợ duy trì đà tăng trưởng kinh tế”. Trên thực tế, sau 6 tháng đầu năm 2008, cơ cấu tín dụng của các ngân hàng thương mại đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn và ngoại tệ; dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực phi sản xuất đã có sự dịch chuyển sang các lĩnh vực nói trên. Cụ thể, sau 6 tháng đầu năm, dư nợ cho vay sản xuất đã tăng 20,6%, cho xuất khẩu tăng 31%, cho nông nghiệp và nông thôn tăng 19,75%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế đang có xu hướng giảm rõ rệt. Trong tháng 1 là 6,28% giảm dần theo các tháng tiếp theo, tương ứng là 2,35%, 3,78%, 3,36%, 1,59% và 1,22%. Xu hướng giảm dần của tốc độ tăng trưởng tín dụng đang vận động theo mục tiêu chung của cả năm 2008 là không quá 30%. “Tuy nhiên, để tăng thanh khoản cho nền kinh tế, hỗ trợ các lĩnh vực trọng điểm và yêu cầu đặt ra ở một số đối tượng, hạn mức 30% có thể có sự “xê dịch” nhất định” GVHD: ThS.Lê Văn Hải 22
  23. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Ngoài ba khu vực ưu tiên (sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn), định hướng chung là các ngân hàng mở rộng cho vay các đối tượng là hộ nghèo, đối tượng chính sách để hỗ trợ vốn cho sản xuất các hộ gia đình, phục vụ an sinh xã hội. Tăng trưởng tín dụng của nhóm này trong 6 tháng đầu năm cũng ở mức khá cao 13,8%. Về khả năng “nới” thêm tốc độ tăng trưởng tín dụng, theo quan chức trên là khó xảy ra, bởi chính sách tiền tệ đang tập trung cho mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, trước những vấn đề phát sinh quan trọng, trước nhu cầu vốn cấp thiết từ một số nhóm đối tượng, thì có thể có điều chỉnh hợp lý. Tiêu biểu như kế hoạch đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân giải quyết khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra, cá ba sa thời gian qua. Riêng trong tháng 6/2008, các ngân hàng thương mại đã tăng hạn mức tín dụng trên 2.400 tỷ và giải ngân cho vay các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu mặt hàng trên tại địa bàn 8 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL là 1.272 tỷ đồng; dư nợ cho vay liên quan cũng đã tăng 12% so với thời điểm 1/6/2008 Bên cạnh định hướng điều chỉnh cơ cấu tín dụng thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cũng bám sát thực tế tình hình dư nợ ở các ngành hàng, lĩnh vực để có chỉ đạo kịp thời. Khối NHTMCP lại có mức tăng trưởng tín dụng khá cao so với hạn mức 30% của NHNN. 9 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của KienLongBank đạt gần 80%. Đầu năm TrustBank đưa ra kế hoạch tăng trưởng dư nợ 100% so với cùng kỳ năm ngoái, đến nay đạt gần 90%. Tuy nhiên, tổng dư nợ của Trustbank đạt khoảng 3.400 tỷ đồng, chỉ bằng một chi nhánh lớn của NHTM nhà nước. Kế hoạch dư nợ đầu năm của ABBank là 11.000 tỷ đồng. Sau đó điều chỉnh lên 12.000 tỷ đồng. Đến nay dư nợ đã chạm mức 12.000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù tăng trưởng tín dụng khá cao cả ở mảng khách hàng cá nhân và DN, nhưng nhiều NHTMCP thừa nhận tỷ trọng dư nợ cho vay DN đang tăng cao hơn cho vay cá nhân. Khác với trước, nay nhiều NH đã ngưng cho vay cá nhân là hộ kinh doanh cá thể, mà chủ yếu chỉ cho vay tiêu dùng. Điều này được lý giải là các NH đẩy mạnh bơm vốn lãi suất cao qua cửa tín dụng tiêu dùng. Trong giai đoạn kinh tế mới hồi phục, khách hàng hộ kinh doanh cá thể có độ rủi ro cao hơn các DN lớn và nhỏ. Do vậy tất yếu các ngân hàng phải hạn chế cho vay hơn. 2.2.5 Công cụ tỷ giá hối đoái: Giai đoạn thắt chặt tiền tệ từ 2007 đến tháng 10/2008: Trước khi NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ với mục tiêu chính là thắt chặt tiền tệ nước ta vẫn giữ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Với chế độ tỷ giá neo lạm phát năm 2007 vượt mức hơn 12%/năm, chỉ số giá tiêu dùng chỉ trong 2 tháng đầu năm đã phi mã tới hơn 6% so với cuối năm ngoái. Kiểm soát lạm phát hiện nay là một trong những mục tiêu cấp bách hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 23
  24. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Ngoài một số nguyên nhân nội tại như thiên tai, đầu tư tràn lan một số công trình công không hiệu quả, nguyên nhân chính gây lạm phát cao tại Việt Nam là do bất cập trong định hướng chính sách đối ứng, cụ thể là chính sách tỷ giá, đối với những cú sốc ngoại lai. Định hướng chính sách tỷ giá không phù hợp so với biến động của kinh tế thế giới dẫn đến kết quả là: - Lượng cung tiền tăng đột biến. - Chi phí cho sản xuất trong nước tăng cao. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lạm phát cao tại Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang có nhiều bất ổn như vậy, NHNN đã mạnh dạn sử dụng chính sách tỉ giá linh hoạt (Linh hoạt tỷ giá ở đây không phải là thả nổi tỷ giá hoàn toàn mà cho phép dao động trong phạm vi rộng hơn thích hợp với tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, dưới sự quản lý của nhà nước) NHNN đã tiến hành nới rộng biên độ dao động của VND, giảm việc phát hành VNĐ mua lại lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam, trong ngắn hạn cho phép VNĐ tăng giá hơn so với USD. Trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ NHNN đã có 3 lần thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá: Ngày ra quyết định Mở rộng biên độ Biên độ mới 24/12/2007 0.25 % ± 0.75 % 10/03/2008 0.25 % ± 1.00 % 27/06/2008 1.00 % ± 2.00 % Kết thúc năm 2007, tỷ giá VND/USD là 1USD đổi được 16.016 VND thấp hơn một chút so với năm 2006. Điều này trái ngược với mục tiêu của NHNN là giảm giá VND so với USD là 1%, thậm chí cả trước khi mục tiêu 1% này được chính thức giảm xuống 0.5% vào ngày 12/12/2007, tình hình thực tế đã cho thấy mục tiêu này là không phù hợp. Khi đó, tỷ giá USD/VND, cả chính thức và trên thị trường tự do đã bắt đầu giảm mạnh so với mục tiêu được đặt ra cho thời điểm cuối năm 2007 là 1 USD = 16100 VND. Điều này xảy ra trong bối cảnh ưu tiên trong chính sách tiền tệ của Việt Nam chuyển sang kiểm soát lạm phát và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam dường như đã chấp nhận sự thật rằng , việc giảm giá VND đã không còn phù hợp với ưu tiên là chống lạm phát. Và một động thái của NHNN vào thời điểm đó là tiếp tục nới rộng biên độ tỷ giá Lần điều chỉnh thứ nhất, ngày 24/12/2007 thống đốc NHNN ban hành quyết định nới rộng biên độ tỷ giá từ mức +/-0.5 lên mức +/-0.75 ( tăng 0.25%) so với giá chính thức. Động thái này của NHNN diễn ra gần một năm sau lần nới rộng biên độ tỷ giá trước.Mục đích: -Phù hợp với kỳ vọng của thị trường, cũng như mục tiêu dài hạn là tự do tỷ gía hối đoái. - Kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 24
  25. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Kể từ khi gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng đột biến (chỉ tính riêng 2007 vốn FDI đã tới hơn 20 tỷ USD), lượng kiều hối do ngươi lao động xuất khẩu và Việt kiều sinh sống ở nước ngoài gửi về Việt Nam năm 2007 đạt khoảng 5,5-6 tỷ USD.Sự gia tăng đột biến này là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến mức cung ngoại tệ tăng cao hơn khá nhiều so với mức cầu ngoại tệ.Như vậy, trên nguyên tắc khi mức cung ngoại tệ lớn hơn mức cầu ngoại tệ thì VND sẽ lên giá và tỷ giá của VND so với USD sẽ giảm. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu, NHNN Việt Nam đã phát hành 150 nghìn tỷ VND để mua lại lượng ngoại tệ này với mục đích kìm tỷ giá của VND so với USD, không để tỷ giá giảm nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu về giá cả.Tuy nhiên, chính sách này đã bộc lộ những mặt trái của nó: - Để thực hiện chính sách này, NHNN phải tung VND ra để mua lại lượng ngoại tệ chảy vào.Trong 6 tháng đầu năm 2007, NHNN đã mua 9 tỷ USD vào dự trữ và lượng cung tiền của Việt Nam từ năm 2005 đến nay đã tăng tổng cộng 135%. - Việc neo tỷ giá với USD đang mất giá mạnh trên toàn cầu khiến chi phí sản xuất trong nước tăng.Tỷ giá của USD trong thời gian này hầu như không biến đổi so với VND (tính đến cuối 2/2008, chỉ tăng 0,24% so với 2006).Do đó, thông qua việc neo tỷ giá, VND cũng giảm trung bình 15% so với các ngoại tệ mạnh khác. Lần điều chỉnh thứ hai, NHNN chính thức công bố việc mở rộng biên độ tỷ giá VND/USD từ mức +/-0,75% lên mức +/-1% kể từ ngày 10/3/2008. Theo NHNN, mục đích của việc nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD lần này: -Cũng giống như các lần trước là từng bước tạo cơ chế tỷ giá của Việt Nam linh hoạt hơn. -Nhằm triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008. Cuối năm 2007, con số lạm phát được công bố là 12,6%.Đầu 2008 chỉ số này lại tiếp tục tăng mạnh,riêng 3 tháng đầu năm chỉ số CPI đã tăng đến 9,19% đã vượt mức chỉ tiêu lạm phát trong năm 2008(8,5%) do Chính phủ đề ra.Do đó, kiểm soát lạm phát hiện nay là một trong những mục tiêu cấp bách hàng đầu. Đầu 2007 cho đến nay, VND có xu hướng lên giá liên tục do 2 nguyên nhân chính: - Nguồn cung ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. - Trên thế giới, đồng USD liên tục xuống giá kéo dài. Với sự nới rộng biên độ tỷ giá lần này, tỷ giá VND/USD lại tiếp tục giảm mạnh hơn.Tuy nhiên, với mức giảm của tỷ giá hay sự lên giá của VND tại thời điểm này vẫn chưa đủ lớn để giúp nền kinh tế kiềm chế lạm phát. Lần điều chỉnh thứ ba, ngày 27/6/2008 NHNN tiếp tục nới rộng biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên mức +/-2% cũng nhằm mục đích: GVHD: ThS.Lê Văn Hải 25
  26. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. -Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. - Quan trọng là nhằm kiểm soát mức độ lạm phát đang lên dốc. Đầu năm 2008 lạm phát nước ta tiếp tục tăng nhanh, lạm phát so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam là 12,63% và đến tháng 4-2008, tỷ lệ này đã là 21,42%. Nhìn chung, áp lực của lạm phát trên thế giới sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam, và lạm phát của cả năm 2008 có thể sẽ đứng ở mức hai con số. Theo chủ trương điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt và căn cứ vào quan hệ cung cầu, NHNN quyết định nới rộng biên độ vào thời điểm này để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng linh hoạt hơn trong hoạt động ngoại hối. Theo đánh giá của Ông Đào Hồng Châu, Phó tổng giám đốc Eximbank, việc nới thêm biên độ tỷ giá là một việc làm phù hợp trong bối cảnh cung - cầu ngoại tệ đang chênh lệch như hiện nay. Vì nó sẽ phần nào đưa tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng về gần sát với giá USD giao dịch trên thị trường tự do. Nguồn USD từ đó sẽ được vào ngân hàng, thay vì tìm đến thị trường tự do như trước. Thế nhưng, ông Châu cũng thừa nhận, cung ngoại tệ vẫn chưa thực sự được bổ sung để cân bằng với sức cầu. Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư trong nước, thị trường ngoại tệ gần đây đã khá ổn định. Tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do có xu hướng giảm dần sau khi Ngân hàng Nhà nước nới rộng biên độ lên +/-2%. Giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ: Bước sang giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ NHTW tiếp tục theo đuổi chính sách tỷ giá linh hoạt có sự kiểm soát của nhà nước và tiếp tục nới lỏng biên độ tỷ giá. Ngày ra quyết Mở Biên độ định rộng biên độ mới 06/11/2008 1 % ± 3 % 23/03/2009 2 % ± 5 % Lần điều chỉnh tỷ giá thứ tư kể từ năm 2007, ngày 6/11/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định nâng biên độ tỷ giá từ ±2% lên ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng.Việc làm này nhằm mục đích: - Làm cho tỷ giá giữa VND và USD linh hoạt hơn, hiệu quả hơn,phản ánh sát tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững. - Khi nới rộng như thế ngân hàng và doanh nghiệp sẽ chủ động hơn. - Nới biên độ như thế cũng để kích thích xuất khẩu, từ đó giảm được nhập siêu. So với quý III/2008, tỷ giá hối đoái đang niêm yết tại các NHTM hiện chạm ngưỡng 17.000 VND/USD, tạo thêm lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Đức Hoan, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may và Thêu đan TP. HCM, so với giá nhân GVHD: ThS.Lê Văn Hải 26
  27. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. công tăng cao, trong khi giá thành phẩm bán ra lại có xu hướng giảm, tỷ giá tăng thêm hiện nay vẫn chưa bù đắp hết khó khăn cho doanh nghiệp. Lần điều chỉnh tỷ giá gần đây nhất, ngày 23/3/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 622/QĐ-NHNN về điều chỉnh biên độ tỷ giá VND/USD lên mức +/-5% thay cho mức +/-3%. Quyết định này nhằm mục đích: -Giúp cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường. -Đồng thời, tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009. Diễn biến tạ giá giao dạch USD/VND 2008 Tác động đến nền kinh tế: Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc nới biên độ tỷ giá trong lúc xu thế tỷ giá tăng sẽ tạo ra sự kích thích tốt hơn, nhất là khi đồng USD vừa mất giá mạnh so với các đồng tiền khác trong tuần qua. Hiện nay, khi vấn đề về lạm phát có thể coi như được kiểm soát, chúng ta sẽ không quá lo lắng về việc lạm phát tăng do nhập khẩu giá đắt. Hơn nữa, vấn đề thâm hụt thương mại tạm thời ổn định: trong quý 1/2009, Việt Nam đã xuất siêu, và trạng thái này có thể còn có quán tính và trong một vài tháng nữa chúng ta cũng không quá lo ngại về cán cân thương mại. Về mặt tâm lý, việc nâng biên độ tỷ giá được đưa ra trong lúc không phải các yếu tố về lạm phát, thâm hụt thương mại, dự trữ ngoại hối của Việt Nam “có vấn đề”, mà hầu hết đều ổn định và trong vòng kiểm soát. Như vậy, có thể loại bỏ các nguy cơ gây tâm lý bất ổn. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 27
  28. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Một tác động nữa có thể tính đến là việc phát hành trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ gần đây có thể được lợi từ yếu tố lãi suất. Tuần trước, 100 triệu USD trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ đã được bán thành công với lãi suất là 3%, và tới đây sẽ bán tiếp 200 triệu USD trái phiếu còn lại. Việc thực hiện nới biên độ sẽ giúp giảm áp lực về lãi suất phải trả đối với trái phiếu Chính phủ. Hệ quả của việc này là lãi suất trái phiếu VND cũng sẽ giảm áp lực phải tăng theo. Đây là điều phù hợp với chủ trương giảm lãi suất kích cầu của Chính phủ. Cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã có những bước đi chủ động hơn với các chính sách, gây tâm lý tốt và tạo được lòng tin ngày một lớn hơn về các quyết định chính sách. Ngoài ra, nó cũng giảm được tình trạng Đô la hoá do tâm lý thích gom giữ USD để giữ giá. 3. Kết quả đạt được và tồn tại của các công cụ của chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay: 3.1 Kết quả đạt được của nền kinh tế qua việc thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ: Sự điều hành linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, kết hợp với triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về tín dụng và hoạt động ngân hàng phù hợp với chủ trương kích cầu của chính phủ đã có tác động tích cực góp phần giữ cho thị trường tiền tệ, ngoại hối tiếp tục ổn định, lãi suất, tỉ giá biến động phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, hoạt động của các tổ chức tín dụng(TCTD), tiếp tục được mở rộng và an toàn, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và người dân đối với hệ thống ngân hàng và các giải pháp kích cầu của chính phủ, cụ thể : - Các chỉ tiêu tiền tệ tín dụng tăng ở mức phù hợp với xu hướng nới lỏng tiền tệ theo chủ trương kích cầu của chính phủ, các ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh khoản và an toang thanh toán. - Lãi suất thị trường có xu hướng giảm từ đầu tháng 1/2009 đến giữa tháng 2/2009 với mức giảm từ 0.7 – 2.5%/năm. Tính đến cuối tháng 3/2009 mặt bằng lãi suất thấp hơn so với cuối 2008 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hộ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 28
  29. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. - Tỷ giá USD/VND tương đối ổn định ngoại trừ trong tháng 3/2009 có sức ép tăng tỉ giá chủ yếu là do tác động của yếu tố tâm lí. Hiện tỷ giá giao dịch của các TCTD luôn bám sát tỉ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và ở biên độ cho phép. - Các ngân hàng thương mại(NHTM) đảm bảo khả năng chi trả ngắn hạn lớn hơn 100% vốn khả dụng được duy trì ở mức cao, các NHTM trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, chấp hành các qui định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn kinh doanh của NHNN, không có NHTM nào gặp khó khăn về khả năng thanh toán. - Lạm phát giảm dần qua các tháng từ 2008 đến nay. Đặc biệt âm trong 3 tháng liên tiếp, 10/2008 -0.19%, 11/2008 -0.76%, 12/2008 -0.68%. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 29
  30. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. 3.2 Những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ: 3.2.1 Dự trữ bắt buộc: Việc thực hiện các quy định vạ DTBB của các TCTD chưa nghiêm, tiạm ẩn các nguy cơ khủng hoảng khả năng thanh toán. Mặt khác đối tượng phải áp dụng quy chạ DTBB còn chưa đầy đủ, các đối tượng áp dụng thì mức độ tỉ lệ DTBB còn khác nhau- có nhiạu yạu tố khộng hợp lý. Như vậy NHNN vẫn chưa thực sự tạo ra được một “sân chơi bình đẳng”đối với các TCTD. Việc tăng dự trữ bắt buộc cũng giống như một hình thức tăng lãi suất. Nhà nước được lợi trước mắt về ổn định vĩ mô nhưng ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bị thiệt hại khi đồng vốn cho vay với lãi suất cao, nhiều doanh nghiệp không vay và dẫn tới dư tiền trong ngân hàng. Để khắc phục vấn đề này, ngân hàng phải mang tiền đầu tư kinh doanh tiền gửi hoặc kinh doanh trên thị trường ngoại tệ nhưng cũng hết sức khó khăn. Hậu quả theo là sự tác động xấu đến các doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi lẽ, khi thắt chặt tín dụng, lập tức các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay, doanh nghiệp sẽ khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất cao, làm cho chi phí đầu tư bị đẩy cao. 3.2.2 Nghiệp vụ thị trường mở: Thứ nhất, tác động OMO đến thị trường tiền tệ còn hạn chế Công cụ OMO chủ yếu phát huy vai trò điều tiết khối lượng vốn khả dụng của các TCTD hơn là điều tiết lãi suất thị trường. Nguyên nhân là do NHNN đang thực hiện điều tiết khối lượng tiền chứ không phải điều tiết lãi suất. Mặc dù lãi suất thị trường mở mang tính thị trường nhưng NHNN vẫn phải áp dụng lãi suất chỉ đạo mang tính hành chính trong một số phiên giao dịch OMO, để qua đó có thể can thiệp tới lãi suất của thị trường. Ngoài ra, mối quan hệ giữa lãi suất OMO cũng như các lãi suất khác của NHNN và lãi suất thị trường đôi khi chưa chặt chẽ. Thứ hai, hoạt động thị trường còn một số bất cập Việc nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho OMO nói riêng và các nghiệp vụ của NHNN nói chung còn chậm so với tốc độ phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng của hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay. NHNN không thong báo định hướng phân bổ tỷ trọng mua/bán giữa các loại GTCG trước từng phiên giao dịch. Phương pháp dự báo vốn khả dụng thường xuyên được nghiên cứu, cải tiến, từng bước kết hợp phương pháp định lượng trong việc dự báo vốn khả dụng với phương pháp định tính và phán đoán. Thứ ba, hoạt động thị trường chưa thực sự sôi động Nhiều TCTD vẫn chưa quan tâm và chưa nhận thức đầy đủ tính hiệu quả của công cụ này, NHNN đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức tập huấn triển khai hoạt động thị trường mở nhằm phát triển hoạt động OMO nói riêng cũng như các hoạt động trên thị trường tiền tệ nói chung vẫn chưa được một số TCTD thực sự quan tâm. Thứ tư, kì hạn mua bán các giấy tờ có giá ngắn và chưa đa dạng GVHD: ThS.Lê Văn Hải 30
  31. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Điều này đã hạn chế sự lựa chọn một loại kì hạn giao dịch trong một phiên đấu thầu. Điều này đã hạn chế sự lựa chọn về kì hạn của các thành viên thị trường, mặc dù nhu cầu về khối lượng và thời gian của các thanh viên là khác nhau. Bên cạnh đó, NHNN chỉ thực hiện giao dịch một chiều nhất định (mua hoặ c bán GTCG) trong một phiên nên các TCTD cũng không thể tham gia nếu không phù hợp nhu cầu vốn của họ 3.2.3 Công cụ lãi suất: Trong giai đoạn này, có một số vấn đề cần quan tâm trong việc điều hành lãi suất: Tuy lãi suất huy động tăng cao, nhưng nguồn vốn huy động của các NHTM không tăng lớn như kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách. Hai tháng đầu năm 2008, vốn huy động tăng 1,81%, 6 tháng tăng 7,04% so với năm 2007, thấp hơn nhiều so với mức tăng 23,81% của cùng kỳ năm trước. Việc tăng lãi suất, đồng nghĩa với việc các NHTM phải tăng cả chi phí đầu vào và đầu ra. Làm sao vừa huy động được vốn, bảo đảm khả năng thanh khoản, có vốn để cho vay và chống đỡ đươch rủi ro, lại có lãi và tiếp tục ổn định để phát triển là bài toán không hề dễ đối với NHTM, nhất là những NHTM cổ phần nhỏ.Như vậy, Việc tăng lãi suất đã làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh của các NHTM, song cũng có tác động mạnh mẽ đến việc cơ cấu lại danh mục đầu tư và tăng cường khả năng quản trị ngân hàng. Lãi suất tăng cao cùng với việc thực hiện kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo của chính phủ nên dư nợ tín dụng đã giảm mạnh, nhưng vẫn tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng huy động vốn (19,99% so với 7,04%), tức là cao hơn 2,84 lần( tuy nhiên vẫn tăng cao hơn mức tăng cùng kì năm trước 2,61%).Việc hạn chế cho vay, cộng với lãi suất cho vay cao đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của cá doanh nghiệp, đương nhiên sẽ hạn chế tốc độ tăng trưởng và như vậy mức tăng trưởng GDP khó lòng mà thực hiện như đã đề ra. 3.2.4 Hạn mức tín dụng: Việc kiểm soát mục tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng chú trọng nhiều đến số lượng mà không quan tâm đến chất lượng tín dụng và hệ số an toàn để hạn chế rủi ro nợ xấu. Nếu đối chiếu giữa kỳ hạn huy động vốn và cho vay thì hiện độ lệch kỳ hạn rất lớn. Các ngân hàng chủ yếu chỉ huy động được nguồn vốn ở kỳ hạn ngắn ngày từ 12 tháng trở xuống, chiếm khoảng 90% trên tổng nguồn vốn huy động, nên khó đẩy mạnh cho vay một cách ồ ạt, phiêu lưu và không thể tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá. Cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng tập trung cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực phi sản xuất (kinh doanh CK, BĐS và tiêu dùng). 3.2.5 Công cụ tỷ giá hối đoái: Công cụ ty giá hiện nay chưa phù hợp, thể hiện ở các điểm sau: GVHD: ThS.Lê Văn Hải 31
  32. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. - Các doanh nghiệp và ngân hàng đều kêu thiếu ngoại tệ, không tiếp cận được ngoại tệ. Nhiều doanh nghiệp phải mua giá cao bên ngoài hoặc cộng thêm phụ phí nếu giao dịch với ngân hàng. - Nhiều ngân hàng thông báo tỷ giá mua và bán ngang nhau, sát trần cho phép. Đó là điều phi lý về mặt kinh tế. Trong thời gian vừa qua, cung cầu ngoại tệ vẫn có sự chênh lệch. Tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng luôn chạm mức kịch trần cho phép (khoảng 17.500 đồng/USD), và giá USD tại thị trường tự do luôn cao hơn mức kịch trần tại các ngân hàng. Điều này cho thấy các giao dịch trên thị trường ngoại tệ chưa thực sự phản ánh đúng tính thị trường, và luôn có áp lực cần điều chỉnh giảm giá đồng VND so với USD. - Tỷ giá mà NHNN công bố hiện quá cứng nhắc và chưa bao giờ có thể phản ánh được cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ cả. - Vấn đề điều tiết tỷ giá của Nhà nước phải gắn với mục tiêu chính sách tiền tệ nhưng mục tiêu chính sách thì lại quá chung và không rõ ràng mà ngay chính những người thực thi chính sách cũng không chắc chắn. - Việc điều hành tỷ giá đã không dùng biện pháp kinh tế để điều chỉnh mà lại là biện pháp hành chính. Điều đó gây khó cho không chỉ các doanh nghiệp mà cả các ngân hàng thương mại. 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay: 4.1. Giải pháp nhằm tạo điều kiện môi trường thuận lợi: Việc hoạch định CSTT cũng như các công cụ của CSTT cần đặt nó trong một chỉnh thể thống nhất có tính đến sự linh hoạt của thị trường. CSTT cần được độc lập với chính sách tài chính và đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. -Thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng cần tiếp tục được củng cố và phát triển để một mặt tạo ra tín hiệu cho việc hoạch định CSTT mặt khác là cơ chế lan truyền tốt nhất để phát huy có hiệu quả các công cụ của CSTT. -Theo hướng đó cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình hoàn thiện,cơ cấu lại hệ thống NH để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh sôi động . -Năng lực kỹ thuật của NHNN cần được nâng cao đặc biệt là trong việc thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định điều hành CSTT. -Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về hệ thống ngân hàng, tài chính để cơ chế thực thi CSTT nói chung ,các công cụ của CSTT nói riêng được nghiêm minh và hiệu quả hơn. -Cạn có các biạn pháp khuyạn khích phù hạp nhạm tạo ra nhạng nạp thói quen mại trong tâm lý cạa các cá nhân ,các doanh nghiạp đạ giúp viạc thạc hiạn các công cạ cạa CSTT có hiạu quạ hơn ,ví dạ: tạo thói quen thanh toán qua ngân hàng cạ GVHD: ThS.Lê Văn Hải 32
  33. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. a các tạ chạc kinh doanh ,thói quen sạ dạng hoạt đạng thạ trưạng mạ cạa các tạ chạc tín dạng. 4.2. Giải pháp hoàn thiện cho từng công cụ của chính sách tiền tệ: 4.2.1 Dự trữ bắt buộc: - Vì dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng trực tiạp tới khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho nạn kinh tạ của các tổ chức tín dụng ,do vậy trong cơ chạ thị trường thì NHNN cần phải có cơ chạ quản lý dự trữ bắt buộc thích hợp để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh,bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng: nên mở rộng đối tượng áp dụng qui chạ dự trữ bắt buộc,tỷ lệ dự trữ bắt buộc đưa ra phải phù hợp với diễn biạn thị trường tiạn tệ ,với mục tiêu CSTT và đặc điểm cụ thể của các tổ chức tín dụng trong toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam. - Cần phải có những biệp pháp tăng cường kiểm tra việc chấp hành dự trữ bắt buộc, đi đôi với việc xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm qui chạ dự trữ để đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống tài chính ,ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu CSTT. -NHNN nên có các biện pháp khuyạn khích các NHTM thực hiện tốt các qui chạ dự trữ như:quy định số tiạn phải chịu qui chạ dự trữ bắt buộc phù hợp, tiạp tục trả tiạn lãi cho số tiạn gửi dư thừa của các tổ chức tín dụng với mức lãi suất phù hợp với khả năng tài chính NHNN. -Trong thời gian trước mắt, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tạ ,tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải giảm bớt ở mức độ phù hợp để tạo điạu kiện cho các NHTM thúc đẩy quá trình huy động và cung ứng vốn tín dụng cho nạn kinh tạ. -Trong tương lai, khi thị trường tiạn tệ ,thị trường vốn đã phát triển, các Trong tương lai, khi thị trường tiạn tệ ,thị trường vốn đã phát triển, các công cụ khác có thể phát huy tác dụng một cách một cách mạnh mẽ thì ngân hàng Nhà nước nên có dự kiạn giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM để họ được linh động, mạnh dạn hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. 4.2.2 Nghiệp vụ thị trường mở: Bên cạnh chính sách lãi suất, tỷ giá thì nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ vô cùng quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ đối với thời kỳ sau suy giảm kinh tế. Bởi lẽ, đó là biện pháp hữu hiệu đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và an toàn cho hệ thống ngân hàng. Thứ nhất, xây dựng nghiệp vụ thị trường mở thực sự là một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các thành viên tham gia bằng việc điều chỉnh giá để chúng trở nên hấp dẫn đối tác. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng nên mở rộng khu vực ngoài ngân hàng thương mại. Hiện nay các thành viên tham gia thị trường mở chủ yếu mới chỉ là các ngân hàng thương mại thiếu đi sự hưởng ứng của các loại hình tổ chức tín dụng khác. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 33
  34. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Đa dạng hàng hóa trên thị trường mở. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước nên cho phép mở rộng thêm các đối tượng giấy tờ có giá được phép sử dụng trên thị trường mở bao gồm cả trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng mua lại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Mặt khác, cần đa dạng kì hạn giao dịch. Kỳ hạn phổ biến trên thị trường mở là 7 ngày mặc dù Ngân hàng Nhà nước cũng đã bổ sung thêm các kỳ hạn dài hơn như 28 ngày, 56 ngày, 84 ngày, 112 ngày, 140 ngày, 182 ngày (6 tháng), 273 ngày (9 tháng) và 364 ngày (12 tháng). Tuy nhiên đa phần các kỳ hạn giao dịch chủ yếu phổ biến từ 6 tháng trở lại. Vì vậy, nếu tiếp tục đa dạng các giao dịch khác nhau trong một phiên giao dịch thì các ngân hàng thương mại có điều kiện lựa chọn tham gia đặt thầu phù hợp với nhu cầu điều tiết vốn khả dụng của mình. Cải tiến về công nghệ và đơn giản hóa thủ tục hành chính hoàn thiện các qui định về nghiệp vụ thị trường mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào thị trường mở. Coi trọng giải pháp “trao đổi” đẩy mạnh hoạt động tham khảo và lấy ý kiến từ doanh nghiệp chủ chốt và người dân trong việc đưa ra và triển khai các công cụ chính sách tiền tệ. Việc thảo luận bàn bạc với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp từ các chính sách tiền tệ không những giúp giải quyết đúng các vấn đề mà còn giúp giải quyết một cách hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao và tránh được khoảng trống giữa chính sách và thực tiễn". 4.2.3 Công cụ lãi suất: - Giám sát một cách chặt chẽ việc áp dụng lãi suất sao cho phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ đề ra trong từng thời kì. - Các NHTM phải + Tăng cường năng lực quản trị, đảm bảo khả năng thanh toán. + Thay đổi cơ cấu đầu tư, tập trung vào những dự án có hiệu quả kinh tế nhanh, chú trọng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân + Rà soát các khoản nợ đã đầu tư từ các năm trước để có biện pháp xử lý phù hợp, không để nợ quá dài hạn gia tăng. - Cải thiện các điều kiện của nền kinh tế để thực hiện có hiệu quả hơn trong việc tự do hóa lãi suất:kinh tế vĩ mô ổn định, thj trường tài chính tiền tệ minh bạch, phát triển hệ thống ngân hàng, ngân sách nhà nước thâm hụt ở mức thấp. - Cần có những biện pháp để đảm bảo hướng an toàn của toàn hệ thống nền kinh tế để tránh những ảnh hưởng xấu của cuộc suy thoái nền kinh tế. - Thực hiện các biện pháp để tránh: nguy cơ lạm phát cao một cách vững chắc, những rủi ro tiền ẩn của nền kinh tế vĩ mô, có những điều chỉnh các chênh lệch lớn về quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản nợ và tài sản có trong các NHTM. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 34
  35. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. - Thực hiện các biện pháp kinh tế vĩ mô để ổn định thị trường hàng hoá, tài chính, tiền tệ, vàng, ngoại hối, bất động sản, chứng khoán,ngăn chặn hoặc hạn chế nguy cơ bất ổn do hiện tượng đầu cơ gây ra, giảm bớt rủi ro cho hệ thống ngân hàng. - Điều hành linh hoạt các lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông. 4.2.4 Hạn mức tín dụng: Hiện nay NHNN vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% và yêu cầu các NHTM tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2009 phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, không hạ thấp các điều kiện tín dụng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng tập trung cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực phi sản xuất (kinh doanh CK, BĐS và tiêu dùng). Tuy nhiên, NHNN cho rằng không phải yêu cầu các NHTM hạn chế cho vay tiêu dùng mà chủ yếu hạn chế việc các NHTM mệnh danh cho vay thỏa thuận để áp vào cho vay sản xuất kinh doanh, làm hạn chế tăng trưởng nền kinh tế. Hiện nay doanh thu đóng góp cho lợi nhuận của các NH chủ yếu vẫn là tín dụng với cơ cấu chiếm 60-80%/tổng lợi nhuận. Do vậy, giới tài chính trên thị trường nhận định, từ nay đến cuối năm nguồn thu từ mảng tín dụng của các NH có thể bị giảm sút khi các NH xài gần hết hạn mức tín dụng. Nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, do vậy chính sách tiền tệ nên linh hoạt theo tín hiệu thị trường, không nên cố định hạn mức tín dụng 27% hay 30%. “Có thể quy định hạn mức tín dụng dựa vào hệ số an toàn vốn của NH (CAR). Tùy thuộc vào vốn chủ sở hữu và hệ số CAR để quản lý định hướng dư nợ của từng NH. Các NH sẽ không dám huy động lãi suất quá cao để cho vay ra. Như vậy vừa an toàn cho NH vừa có thể quản lý được tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành”- ông Ngân phân tích. 4.2.5 Công cụ tỷ giá hối đoái: - Trước hết là chính sách tỷ giá. Nhiều ý kiến cho rằng NHNN cần nới lỏng hơn nữa biên độ tỷ giá này để tỷ giá trên thị trường có thể phản ánh được cung cầu ngoại tệ. Đây có thể là một đề xuất tốt để Việt Nam dần tiến tới một cơ chế tỷ giá có tính “cởi mở” hơn. - Tỷ giá mục tiêu phải điều chỉnh dần theo hướng tiệm cận đến tỷ giá kỳ hạn sau thời điểm chính sách hỗ trợ lãi suất hết hiệu lực.Như vậy, NHNN phải giảm dần dự trữ ngoại tệ đến một giới hạn hợp lý. - NHNN cần phối kết giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất sao cho có thể thiết lập lại trạng thái cân bằng trên hai thị trường tiền tệ và ngoại hối mà hiện nay đang bị lệch về phía thị trường ngoại hối. 4.3 Định hướng: GVHD: ThS.Lê Văn Hải 35
  36. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. Trên cơ sở dự báo tỉ lệ tăng trưởng và lạm phát của nền kinh tế năm 2010, Ngân hàng Nhà nước định hướng chính sách tiền tệ trong thời gian sắp tới như sau: Năm 2009 và 2010 đà tăng trưởng kinh tế được duy trì nhưng có sức ép tăng lạm phát, việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ sẽ phải linh hoạt và áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp tổng thể. NHNN tiếp tục áp dụng mô hình kiểm soát khối lượng tiền là chủ yếu (quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng), kết hợp với kiểm soát giá cả tiền tệ (lãi suất và tỷ giá). Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành một cách chủ động, linh hoạt và thận trọng trên cơ sở các dự báo tốt về diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến tiền tệ, tín dụng nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán khoảng 30% và giảm dần trong những năm tiếp theo, đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống. Bên cạnh đó, sử dụng các NHTM có qui mô lớn đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu phát triển kinh tế năm 2010 được Chính phủ xác định là tập trung mọi nỗ lực để phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 cao hơn năm 2009, tạo tiền đề để tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo, phấn đấu ở mức cao nhất hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006- 2010. KẾT LUẬN: Như vạy, chính sách tiạn tạ, đạc biạt là các công cạ cạa nó có vài trò rạt quan trạng trong nạn kinh tạ thạ trưạng nói chung và nạn kinh tạ Viạt Nam nói riêng. Vi ạc sạ dạng các công cạ đó như thạ nào sạ có ạnh hưạng rạt lạn tại sạ phát triạ n cạa nạn kinh tạ ạ tạng thại điạm cạ thạ. Trong nhạng năm đạu cạa thại kỳ gia nhập vào tổ chức thương mại việc áp dạng các công cạ điạu tiạt trạc tiạp có vai trò đạc biạt quan trạng trong viạc kiạm chạ lạm phát và thúc đạy trưạng kinh tạ. Tuy vạy thại gian gạn đây chúng đã bạc lạ rõ nhạng hạn chạ khi nạn kinh tạ b ưạc sang mạt giai đoạn phát triạn mại. Trong khi đó các công cạ điạu chạnh gián ti ạp mại đưạc đưa vào sạ dạng và chưa thạc sạ phát huy hạt, hoạc chưa thạ hiạn rõ vai trò cạa nó do nhiạu nguyên nhân gạn vại thạc lạc cạa nạn kinh tạ. Tạ đó đ òi hại chúng ta phại có nhạng đạnh hưạng và giại pháp đúng trong viạc hoàn thiạn các công cạ đó. Đạ có đưạc điạu này, bên cạnh sạ đạnh hưạng đúng đạn cạa Đạng và Nhà nưạc, cạn phại có sạ phát triạn đạng bạ vạ năng lạc NHNN, hạ th ạng NHTM và nhiạu sạ phại hạp đạng bạ khác. Do đó, viạc nghiên cạu tìm hiạ u vạ các công cạ cạa chính sách tiạn tạ ạ Viạt Nam phại đưạc coi là cạ mạt quá trình lâu dài và cạn đưạc tiạp tạc phát triển. GVHD: ThS.Lê Văn Hải 36
  37. Diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay – thực trạng và giải pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Ngân Hàng Trung Ương. 2. Giáo trình Tiền tệ ngân hàng. 3.Lý thuyết chung về thị trường tài chính và chính sách tiền tệ của Frederic Mishkin 4. Báo Kinh tế Sài Gòn. 5. Báo Ngân hàng Nhà nước. 6. Báo Công Nghệ Ngân Hàng. 7. Báo kinh tế và dự báo. 8. Tạp chí Ngân hàng 9. Website tổng cục thống kê: 10.website: www.sbv.gov.vn/ 11.Website: www.mof.gov.vn 12.Website: www.ssc.gov.vn 13.website: www.nlv.gov.vn/ /Tai-lieu / 14.website: . GVHD: ThS.Lê Văn Hải 37