Đề tài Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở TP HCM

pdf 103 trang nguyendu 7340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở TP HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_de_xuat_cac_bien_phap_quan_ly_va_xu_ly_no_xau_tai_cac.pdf

Nội dung text: Đề tài Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở TP HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012” TÊN CÔNG TRÌNH: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ TRỤ SỞ CHÍNH Ở TPHCM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
  2. i MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU vi LỜI MỞ ĐẦU vii CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ NỢ XẤU 1 1.1. SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1 1.1.1. Khái niệm NHTM 1 1.1.2. Đặc điểm của NHTM 2 1.1.3. Vai trò của hệ thống NHTM 3 1.1.4. Các nghiệp vụ của NHTM 4 1.2. LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 8 1.2.1. Khái niệm 8 1.2.2. Tiêu chí phân loại nợ xấu 10 1.2.3. Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM 13 1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI. 13 1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ: 13 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc: 16 1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc: 20 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước: 24
  3. ii KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 27 2.1. Những quy định pháp lý liên quan đến an toàn trong hoạt động tín dụng và xử lý nợ của NHTM 27 2.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM 28 2.2.1. Sơ lược về hệ thống NHTM Việt Nam 28 2.2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam 29 2.2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh của các NHTM tại địa bàn Tp.HCM 33 2.3. Thực trạng nợ xấu của các NHTMCP tại địa bàn Tp.HCM 37 2.3.1. Thực trạng nợ xấu tại hệ thống NHTM VN 37 2.3.2. Thực trạng nợ xấu của các NHTMCP tại địa bàn Tp.HCM 38 2.4. Thực trạng các hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam 42 2.4.1. Công tác quản lý rủi ro tín dụng 42 2.4.2. Công tác xử lý nợ xấu 45 2.5. Đánh giá chung 55 2.5.1. Đánh giá chung về công tác xử lý nợ xấu tại Việt Nam 55 2.5.2. Những vấn đề đặt ra cho công tác xử lý nợ xấu tại Việt Nam 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 58 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM CÓ TRỤ SỞ CHÍNH TẠI TP.HCM 59 3.1. Giới thiệu mô hình 59 3.2. Kiểm định mô hình 60
  4. iii 3.2.1. Phương pháp 60 3.2.2. Dữ liệu và mô tả 60 3.2.3. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy 61 3.2.4. Kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết 62 3.2.5. Kiểm định bổ sung 64 3.3. Kết luận từ mô hình hồi quy 66 3.4. Hạn chế từ mô hình 68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 69 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU 70 4.1. Kiến nghị dựa trên bài học kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới 70 4.2. Kiến nghị đi từ thực trạng nợ xấu tại hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay . 71 4.3. Kiến nghị hoàn thiện các phƣơng pháp xử lý nợ xấu đang đƣợc các NHTM áp dụng 72 4.3.1. Nhóm giải pháp đối với Chính phủ và NHNN 72 4.3.2. Nhóm giải pháp đối với các NHTM 74 4.4. Kiếm nghị từ mô hình 76 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 77 KẾT LUẬN i TÀI LIỆU THAM KHẢO ii PHỤ LỤC v
  5. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GỐC TIẾNG ANH (Nếu TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI có) NHTM Ngân hàng thương mại NHTM NN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHLD Ngân hàng Liên doanh TCTD Tổ chức tín dụng NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài International Accounting IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế Standards RGDP Thu nhập quốc dân ròng Real Gross Dometic Product Chứng khoán bằng tài sản đảm bảo tài ABS Asset-Backed-Securities chính TTCK Thị trường chứng khoán FED Cục dự trữ liên bang Mỹ Federal Reserve System IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund DNNN Doanh nghiệp Nhà nước NPLs Nợ xấu NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần AMC Công ty quản lý tài sản WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
  6. v ABB NHTMCP An Bình SCB NHTMCP Sài Gòn GDB NHTMCP Gia Định EIB NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Sacombank NHTMCP Sài Gòn Thương Tín DongA Bank NHTMCP Đông Á VNTín Nghĩa NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa PNB NHTMCP Phương Nam OCB NHTMCP Phương Đông HDB NHTMCP Phát triển Tp.HCM VAB NHTMCP Việt Á NAB NHTMCP Nam Á FCB NHTMCP Đệ Nhất NaviBank NHTMCP Nam Việt Công ty Mua bán nợ & Tài sản tồn đọng DATC của doanh nghiệp BIDV NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam LienVietpostBank NHTMCP Bưu Điện Liên Việt Vietcombank NHTMCP Ngoại thương Việt Nam PG Bank NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex
  7. vi DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU A. Danh mục các bảng Bảng 2.1: Diễn biến tình hình tăng vốn và tăng tổng tài sản của hệ thống NHTMCP có Hội sở chính tại Tp.HCM từ năm 2006-2011. 33 Bảng 2.2: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM tại Tp.HCM 40 Bảng 2.3: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTMCP có Hội sở chính tại địa bàn Tp.HCM 40 B. Danh mục các sơ đồ và đồ thị Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động vốn của các TCTD Việt Nam qua các năm 2006-2010 (%) 30 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng, GDP, và CPI (2006 – 2011) 31 Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo từng thời điểm năm 2011. 32 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam qua các năm 2007- 2011 (%) . 38 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng huy động vốn qua các năm 2006-2011 của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM so với cả nước (%). 34 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ tín dụng qua các năm 2006-2011 của các NHTM tại Tp.HCM so với cả nước (%). 36 Biểu đồ 2.7: Số lượng AMC thành lập qua các năm. 51 Biểu đồ 2.8: Số lượng AMC theo quy mô vốn điều lệ 51
  8. vii LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nợ xấu là một trong những nhân tố tác động xấu đến thị trường tài chính và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nền kinh tế. Trong những năm vừa qua do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2008 kéo theo sự suy giảm kinh tế toàn cầu, bong bóng bất động sản tan vỡ, hàng loạt doanh nghiệp phá sản làm cho nợ xấu của Việt Nam gia tăng nhanh chóng và thực sự trở thành một thách thức lớn của nền kinh tế. Ngoài việc phải đối mặt với tính thanh khoản kém, huy động vốn khó khăn, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước các ngân hàng còn phải đối mặt với sức ép tăng trưởng tín dụng. Yếu tố này tác động không nhỏ làm nợ xấu không ngừng gia tăng và kết quả là làm suy giảm lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác xử lý nợ xấu hiện nay vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Do đó, đây là vấn đề được Chính phủ và các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Thêm vào đó, kinh nghiệm của các quốc gia đi trước sẽ là nguồn tham khảo vô cùng quý giá cho Việt Nam học tập và áp dụng. Nhằm đánh giá tổng quát thực trạng, các phương pháp xử lý nợ xấu trong NHTMCP cũng như tìm ra các nhân tố tác động mạnh đến nợ xấu, nhóm nghiên cứu chọn đề tài: “ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ TRỤ SỞ CHÍNH Ở TPHCM”. Nhóm mong rằng với nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu của nhóm có thể đóng góp thêm một số kiến nghị để hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu cho các ngân hàng. 2. Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm mục đích giải đáp các câu hỏi: - Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm xử lý nợ xấu nào từ các nước trên thế giới?
  9. viii - Thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP có trụ sở chính tại TPHCM như thế nào? - Công tác xử lý nợ xấu hiện nay còn hạn chế nào cần khắc phục? - Nhân tố nào tác động mạnh đến nợ xấu? - Những đề xuất nào cho công tác xử lý nợ xấu hoàn thiện và hiệu quả hơn? 3. Phƣơng pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê mô tả dựa trên số liệu thu thập từ Internet, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các NHTMCP trụ sở chính tại TPHCM. - Phương pháp định lượng với số liệu thứ cấp, từ mô hình này tìm ra các nhân tố tác động mạnh đến tình hình nợ xấu hiện nay 4. Mục tiêu nghiên cứu. Bài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới, học hỏi từ những thành quả mà họ đạt được. Sau đó, tiếp tục phân tích thực trạng nợ xấu hiện nay cũng như những phương pháp xử lý đang được các ngân hàng áp dụng để tìm ra các mặt còn hạn chế. Tiếp theo, dựa vào phân tích định lượng các nhân tố được tiến hành nhằm tìm ra các nhân tố nào có tác động mạnh. Từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần tăng cường công tác xử lý nợ xấu cho hệ thống NHTM Việt Nam. 5. Kết cấu. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về NHTM và nợ xấu. Trong chương này khái quát về khái niệm của NHTM và nợ xấu, nên bật các đặc trưng cũng như ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động của các ngân hàng. Các bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc được tìm hiểu rõ với mục đích tìm ra những kinh nghiệm quý báu áp dụng cho Việt Nam.
  10. ix Chƣơng 2: Thực trạng nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM. Chương 2 đi vào phân tích tình hình thực trạng nợ xấu của các NHTMCP có trụ sở chính tại TPHCM cũng như các phương pháp xử lý nợ xấu đang được áp dụng hiện nay. Qua đó đưa ra những tồn tại, hạn chế cần phải hoàn thiện hơn trong công tác xử lý nợ xấu. Chƣơng 3: Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu của các NHTM có trụ sở chính tại Tp.HCM Sử dụng mô hình kiểm định một số nhân tố tác động đến nợ xấu theo nghiên cứu của Xiaofen Chen, xác định các nhân tố nào thực sự tác động đến nợ xấu của các NHTMCP tại Tp.HCM và tính mạnh yếu của các tác động đó. Chƣơng 4: Một số kiến nghị đối với công tác xử lý nợ xấu Dựa trên kinh nghiệm các nước trên thế giới, thực trạng nợ xấu cũng như công tác xử lý hiện nay và qua mô hình tìm ra ảnh hưởng của các nhân tố nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất biện pháp quản lý vả xử lý nợ xấu cho các NHTMCP. 6. Ý nghĩa của đề tài. Đề tài đạt được mục tiêu tìm hiểu thực trạng nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu tại các NHTMCP có trụ sở chính tại TPCHM hiện nay, đánh giá những tồn tại cần phải khắc phục. Và đề tài cũng đã rút ra được một số bài học xử lý nợ cho Việt Nam từ các nước trên thế giới. Qua đó đề xuất một số phương pháp quản lý và xử lý nợ xấu cho Chính phủ, NHNN và các NHTMCP Việt Nam.
  11. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ NỢ XẤU 1.1. SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm NHTM Ngân hàng thương mại (NHTM) hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – sẽ làm cho hệ thống NHTM càng hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. 1.1.1.1. Định nghĩa của các nƣớc trên thế giới. Ở Mỹ, NHTM được định nghĩa là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Theo Ðạo luật ngân hàng Pháp (1941): NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. Ở Ấn Độ, NHTM là nơi nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. 1.1.1.2. Định nghĩa của Việt Nam Ở Việt Nam, Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990: NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo điều 20 Luật các TCTD (luật số 02/1997/QH 10), NHTM được định nghĩa là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể và các cá nhân bằng việc nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
  12. 2 Nghị định của Chính phủ số 49/2001NĐ-CP ngày 12/09/2000 định nghĩa: “NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước". Theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009: NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật. Như vậy, NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế. 1.1.2. Đặc điểm của NHTM NHTM là một dạng định chế tài chính trung gian và là một dạng ngân hàng. NHTM giao dịch với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế lớn về tín dụng và các khoản vay. NHTM là một tổ chức với những đặc điểm sau: - NHTM là một định chế tài chính trung gian đặc biệt, quan trọng trong nền kinh tế thị trường. - Chấp nhận tiền gửi, cho vay vốn kinh doanh, và cung cấp dịch vụ liên quan. NHTM tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Tài khoản tiền gửi đa dạng như: tài khoản séc, tiết kiệm, và tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. - Kinh doanh để tạo ra lợi nhuận bằng cách thu phí của khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng, cũng như vay vốn của họ để tạo lợi nhuận. - Chúng được quản lý bởi Chính phủ và phải tuân theo pháp luật có liên quan. Các NHTM thường chịu trách nhiệm về các quyết định lớn. - NHTM cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cá nhân, doanh nghiệp. Có thể nói hệ thống NHTM đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế quốc gia.
  13. 3 1.1.3. Vai trò của hệ thống NHTM - Là trung gian thanh toán.  NHTM là trung gian thanh toán giữa các khách hàng với nhau, là cầu nối giữa những chủ thể thừa vốn và thiếu vốn thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng, trung gian giữa người trả tiền và người nhận tiền thông qua nghiệp vụ thanh toán  NHTM giúp cho NHTW thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền của mình thông qua kênh tín dụng cho nền kinh tế vì NHTW chỉ giao dịch với NHTM và các TCTD, không giao dịch với công chúng. - Tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với các sản phẩm nhƣ: sản phẩm huy động vốn, sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp, các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế Đây là những sản phẩm và dịch vụ không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại. Qua các sản phẩm này NHTM đóng vai trò trung gian thanh toán, thực hiện các giao dịch thanh toán cho khách hàng. Các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại qua ngân hàng cho dù các đối tác giao dịch ở bất cứ quốc gia nào. Do vậy, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian, và đảm bảo an toàn khi giao dịch. Chức năng này đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. - Tạo tiền cho nền kinh tế, sáng tạo ra bút tệ làm gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế bằng số nhân tiền tệ. Đây là vai trò quan trọng của NHTM. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
  14. 4 1.1.4. Các nghiệp vụ của NHTM 1.1.4.1. Nghiệp vụ huy động vốn Đây là nghiệp vụ rất quan trọng của NHTM tạo nguồn vốn cho NHTM thực hiện câc hoạt động kinh doanh như cung cấp tín dụng và các dịch vụ khác. Trong nhóm nghiệp vụ này có các nghiệp vụ như: - Nghiệp vụ huy động tiền gửi: Là hình thức huy động vốn cổ điển và mang đặc thù riêng có của NHTM. Với nghiệp vụ này NHTM có các sản phẩm như: huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán, huy động vốn qua tài khoản tiền gửi cá nhân, qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm tiện ích, - Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá: Bằng cách huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; huy động vốn dải hạn bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu. 1.1.4.2. Nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ NHTM chuyển nhượng quyền sử dụng vốn sang cho khách hàng trong thời hạn nhất định với chi phí xác định trước. Trong nhóm này có các nghiệp vụ: - Nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp: Cung cấp các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích tín dụng, đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp. - Nghiệp vụ cho thuê tài sản (cho thuê hoạt động, cho thuê tài chính): Được thực hiện thông qua công tác tư vấn cho khách hàng về các lợi ích của thuê tài sản; tư vấn cho khách hàng, phân tích ngân lưu khi quyết định thuê hay mua tài sản. - Nghiệp vụ bao thanh toán: NHTM sẽ tài trợ cho những khoản thanh toán chưa đến hạn phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Nhờ sự chuyên môn hóa
  15. 5 nên việc thu hồi nợ của NHTM sẽ đạt hiệu suất cao và giảm chi phí. Gồm có bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất-nhập khẩu. - Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ có giá (thƣơng phiếu, trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nƣớc): Ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho khách hàng bằng cách nhận chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng. - Nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu-xuất khẩu: Ngân hàng hỗ trợ về tài chính cùng với thủ tục liên quan để doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Giá trị khoản tài trợ thường vừa và lớn. - Nghiệp vụ thấu chi: Là một hình thức cấp tín dụng khác bên cạnh cho vay. NHTM thỏa thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản. Số tiền này sẽ do ngân hàng bù đắp hay ứng trước cho khách hàng. - Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng sẽ cho khách hàng vay thêm trong một hạn mức tín dụng nhất định ngoài hạn mức tín dụng đã ký ban đầu. Áp dụng trong trường hợp khách hàng muốn đảm bảo đầy đủ số vốn đầu tư cho dự án do mức vốn đầu tư cho dự án có khả năng tăng lên hoặc do nhu cầu tài chính trong tương lai khách hàng không dự kiến chính xác được. - Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng: NHTM cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. 1.1.4.3. Nghiệp vụ đầu tƣ và kinh doanh chứng khoán
  16. 6 - Nghiệp vụ đầu tƣ vào các doanh nghiệp: NHTM dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ góp vốn và mua cổ phần của các doanh nghiệp và các TCTD trong nước, cũng có thể mua cổ phần, liên doanh với NHNNg để thành lập ngân hàng liên doanh. - Nghiệp vụ đầu tƣ tài chính: NHTM mua và bán các loại tài sản tài chính trên thị trường tài chính nhằm mục tiêu sinh lời, đây là hoạt động đầu tư gián tiếp, ngân hàng không trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp. NHTM sẽ tiến hành đầu tư vảo chứng khoán phi rủi ro hay tín phiếu kho bạc, chứng khoán có thu nhập cố định hay trái phiếu, chứng khoán có thu nhập không cố định hay cổ phiếu - Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: Ngân hàng gián tiếp kinh doanh chứng khoán bằng cách lập công ty chứng khoán hạch toán độc lập như công ty con của ngân hàng để tránh rủi ro cho người gửi tiền, tránh ngân hàng mất khả năng chi trả và sụp đổ ngân hàng. - Nghiệp vụ kinh doanh tài chính phái sinh: NHTM thực hiện giao dịch các công cụ tài chính phái sinh (chứng khoán phái sinh) trên thị trường chứng khoán như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. 1.1.4.4. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối - Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Đây là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của NHTM. NHTM mua bán ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu và đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này với khách hàng nội địa và trên thị trường thế giới. - Nghiệp vụ kinh doanh vàng: Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng và góp phần mang lại thu nhập. NHTM thực hiện các hoạt động: mua bán vàng miếng, kinh doanh tài khoản vàng, kinh doanh quyền chọn vàng
  17. 7 1.1.4.5. Nghiệp vụ quản lý rủi ro của NHTM - Nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng: Ngân hàng sẽ hỗ trợ cho khách hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng gián tiếp thông qua hoạt động tư vấn và cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó ngân hàng cũng tiến hành quản lý rủi ro tín dụng cho chính mình để hạn chế tối đa thiệt hại khi khách hàng không trả được nợ, tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cho cổ đông. Ngân hàng tiến hành phân tích và thẩm định tín dụng, xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng, mua bảo hiểm tín dụng và lập dự phòng rủi ro tín dụng. - Nghiệp vụ quản lý rủi ro lãi suất: Ngân hàng tư vấn quản lý rủi ro lãi suất cho khách hàng và quản lý rủi ro lãi suất của chính ngân hàng thông qua các giao dịch hoán đổi lãi suất. - Nghiệp vụ quản lý rủi ro tỷ giá: Ngân hàng cung cấp các giao dịch phái sinh ngoại tệ như là giải pháp giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro ngoại hối, phòng ngừa tổn thất nếu nội tệ xuống giá. 1.1.4.6. Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền - Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền trong nƣớc: Thanh toán bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ ngân hàng, thư tín dụng vả nghiệp vụ chuyển tiền trong nước. - Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế: Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu (chấp nhận, bảo lãnh), phương thức thanh toán chuyển tiền, thanh toán nhờ thu, thanh toán tín dụng chứng từ và chuyển tiền quốc tế. 1.1.4.7. Các nghiệp vụ khác của NHTM - Nghiệp vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân hay nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ: NHTM sẽ tiến hành huy động vốn đối với khách hàng cá nhân thông qua các sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm, cho vay
  18. 8 - Nghiệp vụ ngân hàng điện tử: NHTM sẽ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ qua phương tiện thông tin, truyền thông, tận dụng sức mạnh của mạng toàn cầu để phục vụ khách hàng tốt nhất. Các sản phẩm cung cấp qua nghiệp vụ này như: tiền điện tử, séc điện tử, thẻ thông minh và các dịch vụ : call center, phone banking, internet banking - Nghiệp vụ kinh doanh bất động sản: NHTM tiến hành cho vay mua bất động sản, tài trợ cho các dự án phát triển nhà ở, thanh toán giao dịch mua bán bất động sản. Bên cạnh đó, cùng với lợi thế về chuyên môn, vốn, thông tin và nguồn nhân lực, NHTM liên kết với công ty khác thành lập công ty chuyên kinh doanh bất động sản cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế, thi công, cung cấp vật liệu xây dựng, môi giới giao dịch và quảng cáo mua bán bất động sản. Ngân hàng cũng có thể trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh các dự án bất động sản. 1.2. LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm Theo Oxford dictionary for the Business World, Nợ xấu (bad debt) là nợ khó có thể thu hồi. Chẳng hạn như một khoản tiền có thể được xử lý như là một khoản thiệt hại và được xóa sổ trong phần lợi nhuận và tài khoản nợ phải thu. Những khoản nợ khó đòi có thể xuất hiện trong các tài khoản của một tổ chức như một khoản dự phòng cho nợ xấu. Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc: “về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Theo IMF: “Một khoản vay là nợ xấu khi lãi và vốn gốc bị trả quá hạn 90 ngày trở lên hoặc ít nhất 90 ngày của việc trả lãi vay đã được thỏa thuận vốn hóa, tái cấp
  19. 9 vốn hoặc trì hoãn, hoặc việc hoàn trả ít hơn 90 ngày quá hạn nhưng có những lý do khác tốt hơn để nghi ngờ về sự hoàn trả đầy đủ.” Xét theo tiêu chuẩn của hệ thống kế toán quốc tế-IAS thì “ một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc trả chậm theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS và IAS 39 thì việc xét đâu là một khoản nợ xấu chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của người đi vay thông qua phương pháp chiết khấu dòng cổ tức hoặc xếp hạng tín dụng bất luận thời gian quá hạn đã trên 90 ngày hay chưa. Một cách định nghĩa khác về nợ xấu, theo giáo trình Quản trị NHTM hiện đại PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn: nợ xấu là những khoàn nợ quá hạn1, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó được gọi là nợ xấu. Còn theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN quy định về việc phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, định nghĩa: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Như vậy, nợ xấu là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà không thể thu hồi lại được do khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc phá sản , là một khoản tiền cho vay đã quá hạn mà xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu. Tóm lại, nợ xấu có các đặc trƣng: - Khả năng thu hồi thấp, khả năng mất vốn cao, gây thiệt hại cho ngân hàng. - Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết hết hạn. 1 Nợ quá hạn là những khoản nợ không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ (PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010) giáo trình Quản trị NHTM hiện đại). Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn.
  20. 10 - Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi. - Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) có giá trị được đánh giá không đủ trang trải nợ gốc và lãi. 1.2.2. Tiêu chí phân loại nợ xấu 1.2.2.1. Theo các nƣớc trên thế giới Theo định nghĩa của IAS, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố chính: (i) Quá hạn trên 90 ngày, (ii) Khả năng trả được nợ của khách hàng. Về cơ bản, đa số các nước cũng xác định nợ xấu dựa trên 2 yếu tố này. Tuy nhiên, tiêu chí phân loại nợ là không hoàn toàn đồng nhất giữa các quốc gia trên thế giới. Theo cuộc khảo sát thực tiễn tại các nước đại diện trong nhóm liên kết các nguyên tắc cơ bản Basel (the Basel Core Principles Liaison Group2) thì ở một số quốc gia có thêm các tiêu chuẩn khác như: - Tại Mexico, các ngân hàng còn dựa trên giá trị có thể thu hồi của tài sản thế chấp. - Hệ thống phân loại của Mỹ dựa trên một số tiêu chí như: kinh nghiệm thanh toán, môi trường khách nợ hoạt động. - Tại một số quốc gia như Anh và Hà Lan không có yêu cầu cụ thể cho việc phân loại nợ vì thế các ngân hàng tự xây dựng quy tắc cho mình. Bên cạnh đó, tiêu chí phân loại các khoản nợ khác nhau (trong đó có một khoản nợ xấu) của một khách hàng cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia như: - Ở Brazil, Cộng hòa Séc, Pháp, Ấn Độ, và Nam Phi: khi có một khoản nợ phân loại là xấu, tất cả các khoản nợ khác của cùng một khách hàng cũng được phân loại là xấu. 2 Nhóm liên kết các nguyên tắc cơ bản Basel (Basel Core Principles Liaison Group) được thành lập như một sợi dây liên kết trực tiếp giữa Ủy ban Basel- BIS và WB/IMF để đánh giá các mảng khác nhau của lĩnh vực tài chính và để đưa ra các tiêu chuẩn an toàn mới về vốn.
  21. 11 - Ở Hàn Quốc, Mexico, Ả Rập Saudi có cách tiếp cận linh hoạt hơn: quyết định của các ngân hàng dựa trên sự xem xét lại của họ về việc hình thành của từng khoản nợ, bất kể những khoản nợ khác được xếp hạng như thế nào. - Ở Mỹ: các khoản vay khác nên được đánh giá lại để xác định liệu một hoặc nhiều các khoản vay nên được đánh giá tương tự. Việc xác định này nên dựa trên việc đánh giá khả năng thu hồi độc lập của mỗi khoản vay, khả năng thanh toán của khách nợ. 1.2.2.2. Theo Việt Nam  Căn cứ trên thời gian quá hạn hoàn trả. Với tiêu chí này nợ xấu được phân làm 3 loại theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của quốc hội: * Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này. * Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này. * Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. - Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
  22. 12 - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này.  Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng: Theo điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nợ xấu thuộc các nhóm: * Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi cả vốn gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. * Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất cao. * Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn. Ngoài ra còn có các trƣờng hợp sau: * Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với TCTD mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro (Theo khoản 3-Điều 6 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN). * Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. * Khi khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro (Theo khoản 4-Điều 6 QĐ 493/2005/QĐ- NHNN).
  23. 13 1.2.3. Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng rất nặng nề đến kết quả kinh doanh của các NHTM nếu như ngân hàng không kiểm soát được. Sau đây là một số tác động của nợ xấu: Thứ nhất, Ngân hàng không thu hồi được vốn và lãi cho vay trong khi vẫn phải hoàn trả cho các khoản vốn huy động dẫn đến mất cân đối thu chi, rơi vào vòng quay vốn tín dụng giảm, chi phí của ngân hàng sẽ tăng lên → Ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Thứ hai, Ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, rủi ro thanh khoản vì phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền thay cho khoản thu hồi từ khách nợ. Do đó ngân hàng phải thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín và sức cạnh tranh giảm, kết quả kinh doanh xấu. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản. 1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI. 1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ: Tổng quan về hệ thống ngân hàng ở Mỹ Nước Mỹ có hệ thống ngân hàng lớn nhất thế giới. Vào năm 2010, hệ thống ngân hàng Mỹ có khoảng 7 135 NHTM, khoảng 85 000 chi nhánh. Đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Mỹ là Cục dự trữ Liên bang (NHTW của Mỹ) FED (thành lập năm 1913) gồm một hệ thống 12 Ngân hàng dự trữ liên bang. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Mỹ Cuộc đại suy thoái kinh tế năm 1932 Nhằm giảm nợ xấu trong các ngân hàng, Chính phủ thành lập Tổng công ty tái thiết tài chính vào năm1932 với số vốn ban đầu Quốc hội cung cấp 500 triệu USD, được quyền vay đến 2 tỷ USD. Công ty này tiến hành chuyển các khoản nợ xấu của các ngân hàng thành cổ tức ưu đãi. Việc làm này nhằm có hiệu quả nhưng cũng còn hạn chế vì yêu cầu công khai số lượng vay và tên tổ chức đi vay nên gây ảnh hưởng
  24. 14 đến uy tín của tổ chức đi vay. Bên cạnh đó Chính phủ cũng tiến hành quốc hữu hóa một số ngân hàng và để các ngân hàng yếu kém phá sản. Khủng hoảng kinh tế năm 1980 Khủng hoảng nợ và tiết kiệm (Saving & Loan) tại Mỹ trong thập kỷ 1980 có nguyên nhân từ các khoản vay được định giá thấp và chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nếu khoản tín dụng rủi ro trở thành nợ xấu, phần lỗ sẽ nhận được bảo lãnh từ Chính phủ. Sau khi khủng khoảng xảy ra, để xử lý số nợ khó đòi liên quan đến các khoản vay thế chấp mua nhà, công ty xử lý nợ (RTC) mua các khoản nợ khó đòi, thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa với các sản phẩm chứng khoán được đảm bảo bởi tài sản cầm cố và bán lại cho các nhà đầu tư. RTC cũng đã tiến hành mua lại các ngân hàng nhỏ, các khoản nợ xấu, các tài sản thiếu thanh khoản với tổng chi phí là 400 tỷ $. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 Chính sách tiền tệ nới lỏng của Mỹ đã tạo ra bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán. Sự bùng nổ cho vay dưới chuẩn, các công cụ tài chính mới và sự bãi bỏ các quy định liên quan đến hoạt động của ngân hàng làm gia tăng nợ xấu, làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư, từ đó dẫn đến vấn đề thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng. Cuộc khủng hoảng bắt đầu với sự sụp đổ của Lehman Brothers và một số ngân hàng, tổ chức tài chính khác, sau đó nhanh chóng lan rộng ra nền kinh tế toàn cầu. Cách xử lý nợ xấu của Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 Để phục hồi nền kinh tế, giải quyết hậu quả nặng khủng hoảng Chính phủ Mỹ nỗ lực điều tiết nền kinh tế vĩ mô và kết hợp các chương trình như: Chương trình mua vốn (PPP), Chương trình hỗ trợ vốn (CAP), Kế hoạch Ổn định Tài chính, Quỹ công – tư cho việc mua lại tài sản ( PPIP). Những hành động của Chính phủ: NHTW Mỹ cắt giảm lãi suất để khơi thông dòng vốn, giảm lãi suất cơ bản từ 5% xuống 0.25%, tiếp quản một số TCTD lớn như Freddie Mac và Fannie nhằm giúp những tổ chức này tránh khỏi nguy cơ phá sản, nỗ lực bảo lãnh cho các TCTD với con số lên đến 1 300 tỷ $ đầu tư vào nhiều tài sản rủi ro khác nhau. Chính phủ bơm
  25. 15 tiền hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích tiêu dùng và cho vay. Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới AIG đã được chính phủ Mỹ bơm vào 85 tỷ $. FED quyết định dùng 700 tỷ đôla để mua lại nợ xấu của các Ngân hàng. Một loạt các chƣơng trình đƣợc triển khai đồng thời với các chính sách vĩ mô để đƣa nền kinh tế Mỹ vƣợt qua khủng hoảng nhƣ: Đầu tiên, chƣơng trình mua vốn CPP (Capital Purchase Program) thực hiện vào tháng 10/2008 trong khuôn khổ Chương trình Cứu trợ Tài sản có vấn đề TARP: CPP được phân bổ hơn 250 tỷ $ để mua những cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng như Citigroup, JP Morgan Chase, Wells Các cổ phiếu ưu đãi của ngân hàng sẽ được trả 5%/cổ phần trong 5 năm đầu, và 9%/cổ phần những năm sau đó. Các cổ phiếu có kỳ hạn thanh toán không giới hạn và dễ bị mua lại trong vòng 3 năm (hoặc sớm hơn). Và để mua cổ phần ưu đãi, Chính phủ Mỹ đã đạt được một quyền chọn trong việc mua cổ phần phổ thông có trị giá không quá 15% cổ phần ưu đãi. Tiếp sau chương trình mua vốn, vào tháng 2/2009, chương trình hỗ trợ vốn và kế hoạch ổn định tài chính được thực hiện đồng thời nhằm tăng cường hiệu quả. Chƣơng trình hỗ trợ vốn (CAP): là giai đoạn thứ hai của chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng (sau CPP). Trong giai đoạn đầu tiên, tài chính sẽ được cung cấp thông qua các cổ phiếu ưu đãi. Cổ tức là 9% mỗi cổ phần, cổ phiếu ưu đãi có thể được chuyển đổi thành cổ phần thường ở mức giá được thiết lập (90% giá trị đóng cửa trung bình cho thời kỳ từ ngày 20/01 đến ngày 09/02). Khi cổ phiếu ưu đãi không được chuyển đổi hoặc mua lại, 7 năm sau nó sẽ được tự động chuyển đổi thành cổ phần thường. Cùng với CAP đầu tháng 2/2009, một gói các biện pháp tài chính để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đã được phê duyệt. Chương trình được đề ra nhằm giúp giảm nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản. Kế hoạch này gồm cuộc kiểm tra đầy căng thẳng tất cả các ngân từng ngân hàng (mở rộng của chương trình CPP). Thiết lập quỹ đầu tư tư nhân để mua lại những tài sản có vấn đề. Mở rộng chương trình cho vay TALF3. 3 TALF (Term Asset-Backed Securities Loan Facility) là Chương trình Tài trợ Bảo chứng định kỳ. TALF được thiết kế để tạo tín dụng sẵn có đến khách hàng và doanh nghiệp với những điều kiện dễ dàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành chứng khoán dựa trên tài sản tài chính (ABS) và cải thiện thị trường ABS.
  26. 16 Bên cạnh đó 3/2009 với mục đích thu hút đầu tư 500-1000 tỷ$ để mua tài sản có vấn đề từ các ngân hàng và khôi phục lại thị trường trong các khoản vay và chứng khoán tài sản tài chính, Quỹ công – tư cho việc mua lại tài sản (PPIP) được thành lập, vốn 75 – 100 tỷ USD của quỹ TARF và các quỹ bổ sung từ các nhà đầu tư tư nhân. Trong lĩnh vực cho vay, một số ngân hàng lớn của Mỹ (JPMorgan, Bank of American) tiến hành hoãn các vụ tịch thu tài sản, nỗ lực làm việc với người đi vay nhằm tạo điều kiện cho họ có thể trả nợ với các biện pháp như giảm lãi suất, giảm giá trị các khoản chi trả. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Qua tìm hiểu về công tác xử lý nợ xấu của Mỹ, một số giải pháp được rút ra cho Việt Nam như sau: - Chính phủ hỗ trợ và cung cấp tiềm lực vốn đủ lớn thành lập công ty xử lý nợ xấu tiến hành xử lý nợ xấu tại các ngân hàng trong toàn bộ nền kinh tế, tạo dựng một tiềm lực vững mạnh về tài chính cũng như pháp lý cho công ty này. - Cũng có thể xử lý nợ bằng cáchtiến hành mua lại các khoản nợ khó đòi, thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa với các sản phẩm chứng khoán được đảm bảo bởi tài sản cầm cố và bán lại cho các nhà đầu tư. - Thêm vào đó, cần hạ lãi suất và hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích tiêu dùng và cho vay - Các ngân hàng cần có các biện pháp hỗ trợ khách hàng như gia hạn nợ, giảm lãi suất, giảm giá trị các khoản cho vay giúp khách hàng có khả năng trả nợ. 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Năm 1948, Ngân hàng nhân dân Trung Hoa với vai trò là NHTW được thành lập. Đến năm 2011, tổng tài sản của các tổ chức tài chính-ngân hàng Trung Quốc năm 2011 lên tới 113,28 nghìn tỷ nhân dân tệ. Hiện nay, Trung Quốc có 4 NHTM lớn nhất là: Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. Trong năm 2011,
  27. 17 4 đại ngân hàng này chiếm 55% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng Trung Quốc và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xử lý nợ xấu Từ cuối thập kỷ trước, nợ khó đòi hay còn gọi là nợ xấu trong các NHTM quốc doanh Trung Quốc đã trở thành một quả bom hẹn giờ đặt trong lòng ngành tài chính nước này, với ước tính mức nợ khó đòi lên tới khoảng 10-25% tổng dư nợ cho vay, mà chủ yếu là các khoản vay của các DNNN. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng. Tuy vậy NHTW và các NHTM đã có những quy định và cải tổ nhằm giảm bớt số nợ xấu trong hệ thống:  Ban hành các quy trình thẩm định tín dụng sát sao, chặt chẽ ngay từ đầu nhằm hạn chế nợ xấu: Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (với tư cách là NHTW), bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại, chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp, tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại đề xuất ý kiến và lý do phân loại, định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng những thông tin phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng, căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.  Ban hành những quy định chặt chẽ về phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng để phòng ngừa đƣợc các tổn thất: Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đã ban hành các Hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay và Công văn liên quan, yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất như dự phòng tổn thất cho vay Đồng thời, phân loại tín dụng thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý
  28. 18 (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể: - Dự phòng chung được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% số dư cuối kỳ của các khoản tín dụng. - Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dư các khoản tín dụng với tỷ lệ như sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 2%; nhóm 3: 25%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. Thành lập các AMC để xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng Năm 1999 Trung Quốc đã thành lập 04 công ty quản lý tài sản với vốn điều lệ khoảng 05 tỷ USD (tương đương 1% tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc hiện nay). Bốn công ty quản lý tài sản được thành lập để xử lý toàn bộ số nợ dưới chuẩn ước tính lên đến 670 tỷ nhân dân tệ (NDT), những công ty này được được thành lập theo mô hình của tổ chức Resolution Trust and Corporation của Mỹ, được trao quyền ngoại lệ đặc biệt để xử lý, mua lại nợ xấu, thậm chí đầu tư và sinh lời từ đó. Các tổ chức này có một nhiệm vụ lớn: “dọn dẹp” các khoản nợ khó đòi làm trong sạch bảng cân đối tài sản của các NHTM. Về nhân lực, đội ngũ nhân viên của các tổ chức AMC chủ yếu là từ các ngân hàng mẹ chuyển sang. Về vốn, chúng được chính phủ cấp cho một khoản vốn ban đầu để hoạt động (Bộ Tài chính cấp 10 tỷ NDT, tương đương 1,2 tỷ đôla, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cấp 500 tỷ NDT), còn lại là phát hành 800 tỷ NDT trái phiếu cho các ngân hàng để thu hút vốn hoạt động. Các tổ chức này có thể khởi xướng thanh lý tài sản, hoán đổi nợ sang cổ phần, tổ chức đấu giá các khoản nợ, và kể cả tham gia trực tiếp vào quản lý các doanh nghiệp có nợ của họ. Tuy nhiên, chỉ có các khoản nợ trước năm 1996 mới thuộc phạm vi quản lý của họ. Tái cấu trúc PBC nhằm tăng cƣờng tính tự chủ và khả năng giám sát Năm 1998, Chính phủ Trung Quốc tiến hành tổ chức lại Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBC) nhằm tăng cường khả năng giám sát và tính độc lập, tự chủ trong
  29. 19 quản lý, điều hành các chính sách tiền tệ của NHTW này. Tiếp theo là củng cố và tăng cường hệ thống giám sát tài chính bằng việc thành lập Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Hoa, tập trung vào công tác quản trị rủi ro ở các ngân hàng. Ban hành hàng loạt văn bản và quy định mới, áp dụng những chuẩn mực kế toán và kiểm toán độc lập khắt khe hơn và những thông lệ quản trị công ty hiện đại nhằm nâng cao tính minh bạch, khôi phục, duy trì niềm tin của khách hàng, nhận diện những ngân hàng có vấn đề để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, xử lý. PBC đã tiến hành áp dụng các quy tắc, quy định, định mức và tỷ lệ an toàn theo chuẩn mực của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được nâng lên mức 8%; những quy định mới về phân loại khoản vay. Nhờ đó, bức tranh toàn cảnh về số nợ dưới chuẩn trở nên rõ ràng hơn và hình thành kế hoạch làm sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM nhà nước. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng niêm yết Đối với vấn đề thanh khoản, kế hoạch tái cấp vốn cho các NHTM nhà nước được triển khai song song. Số vốn yêu cầu được huy động theo cơ chế ngoài ngân sách, nghĩa là bằng công cụ trái phiếu chính phủ được phát hành với thời hạn 30 năm. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các NHTM nhà nước xúc tiến kế hoạch niêm yết trên TTCK. Điều này buộc các ngân hàng phải xây dựng cơ chế quản trị theo chuẩn quốc tế, kinh doanh theo định hướng thương mại nhiều hơn, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động, kế hoạch đầu tư và trên sổ sách kế toán. Nhằm tạo ra môi trường lành mạnh để tránh cho các ngân hàng rơi vào vòng luẩn quẩn của làn sóng nợ dưới chuẩn mới phát sinh, PBC kiên quyết yêu cầu các ngân hàng cải thiện chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp, vì đó là bước đầu tiên trong việc quản trị rủi ro ngân hàng. Từng ngân hàng được yêu cầu lập kế hoạch với những chỉ tiêu cụ thể về chuyển đổi mô hình kinh doanh, giới thiệu dịch vụ khác biệt, kế hoạch quản trị rủi ro tổng thể, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực Trung Quốc đã vạch ra được kế hoạch tổng thể và đồng bộ, gắn việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với tiến trình tái cấu trúc hệ thống các DNNN, tái cơ cấu các
  30. 20 khoản nợ của những doanh nghiệp này, chuyển đổi mô hình kinh doanh ngân hàng, tăng cường chất lượng quản trị, giám sát tổng thể thị trường tài chính, tiếp thu, áp dụng kinh nghiệm của nước khác một cách có chọn lọc. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Để cải thiện tình hình nợ xấu trong khu vực ngân hàng, PBC đã ban hành nhiều quy định chặt chẽ về quy trình thẩm định tín dụng sát sao để qua đó nhằm kiểm soát nợ xấu trước, trong và sau khi cho vay. Việc làm này là kinh nghiệm rất hay để Việt Nam học tập khi mà công tác thẩm định tín dụng của nước ta chỉ dừng lại ở khâu đầu tiên. Tiếp theo Trung Quốc tiến hành cải cách PBC, điều này nhằm tăng cường tính tự chủ và khả năng giám sát của PBC. Bên cạnh đó, PBC thành lập 4 AMC trực thuộc 4 NHTM lớn của Trung Quốc với sự hỗ trợ vốn từ Bộ tài chính. Việc này không chỉ giúp các AMC có nguồn vốn lớn mà còn giúp hoạt động hiệu quả nhờ có sự giám sát và trợ giúp của PBC. Trong khi đó các mô hình AMC ở Việt Nam, nguồn vốn chủ yếu dựa vào nguồn vốn của NHTM mẹ, vốn điều lệ chỉ trong khoảng 50-100 tỷ đồng. Ở Việt Nam có khoảng 27 AMC hoạt động trực thuộc các NHTM, nhưng hoạt động của các AMC còn mờ nhạt, phần lớn là chỉ thành lập cho có nên chưa phát huy hết tác dụng trong công tác xử lý nợ xấu. PBC còn tiến hành tái cấu trúc hệ thống NHTM và khuyến khích các ngân hàng này niêm yết. Việc làm này đang được Việt Nam học hỏi khi mà ngày càng nhiều NHTM Việt Nam tiến hành IPO ra TTCK. Việc cải cách các DNNN cũng được thực hiện, bởi vì phần lớn nợ xấu của NHTM là cho các DNNN vay. Vì thế những việc làm này không chỉ giúp cải thiện triệt để tình hình nợ xấu của NHTM từ gốc mà còn giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển khỏe mạnh hơn. 1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Đầu năm 2011, Hàn Quốc được xếp thứ 11 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế hàng đầu 2011 của HSBC.
  31. 21 Hiện nay hệ thống ngân hàng của Hàn Quốc có 24 NHTM. Trong đó 4 NHTM lớn nhất là: Kookmin Bank, Shinhan Bank, Hana Bank, và Korea Exchange Bank. Tình hình kinh tế Hàn Quốc năm 1997 Những năm 1990, Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung đầu tư và hỗ trợ tài chính vào nhiều tập đoàn kinh tế lớn (chaebol) đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế chẳng hạn như các NHTM Hàn Quốc phải cho các chaebol vay với lãi suất thấp, Chính phủ sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho những khoản vay này trong những trường hợp doanh nghiệp phá sản hay thua lỗ. Vì thế, sự lớn mạnh của các chaebol lại phụ thuộc rất lớn vào Chính phủ. Sự sụp đổ của thị trường Thái Lan và Hồng Kông vào tháng 7 năm 1997 đã ảnh hưởng đến kinh tế Hàn Quốc dẫn đến cảnh thua lỗ và phá sản sản và của nhiều Chaebol lớn và tiếp đó ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực ngân hàng. Kết quả là, 7 trong số 30 chaebol đã ra đi và nền kinh tế Hàn Quốc phải đối mặt với khủng hoảng tiền tệ và kinh tế. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính ở Hàn Quốc Từ tình hình kinh tế Hàn Quốc đã cho thấy những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính trong những năm 90 đó là: Thứ nhất, các chaebol được nhận nhiều chính sách cũng như sự bảo trợ của chính phủ và sự hỗ trợ vốn từ hệ thống NHTM nên đã tạo sự ỷ lại rất lớn. Hơn nữa, hệ thống quản trị còn yếu và thiếu sự giám sát nhằm duy trì tính trách nhiệm và minh bạch đã làm cho các chaebol không thể đứng vững trước cuộc khủng hoảng kinh tế. Thứ hai, Chính phủ can thiệp quá sâu vào quá trình kinh doanh từ đó làm giảm đi khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng như hạn chế khả năng tự xây dựng chính sách tín dụng hợp lý. Rủi ro đến với hệ thống ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Thứ ba, Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á được lan truyền nhanh chóng đã làm mất lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đột
  32. 22 ngột rút khỏi Hàn Quốc trong khi dự trữ ngoại tệ của quốc gia đang bị thiếu hụt đã làm mất tính thanh khoản của hệ thống tài chính làm cho nền kinh tế càng khó hơn. Cách xử lý nợ xấu của Chính phủ và ngân hàng ở Hàn Quốc Để giải quyết tình trạng trên, đầu tiên Chính phủ Hàn Quốc tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Khi hệ thống ngân hàng được lành mạnh thì các ngân hàng sẽ đi đầu trong việc tái cơ cấu các doanh nghiệp. Vào tháng 12/1997, Chính phủ Hàn Quốc quyết định chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi đồng thời tăng lãi suất ngắn hạn lên 30% để ổn định giá trị đồng Won và duy trì sự cân bằng trong dự trữ ngoại tệ. Vào đầu năm 1998, Chính phủ đã đình chỉ hoạt động của một số ngân hàng. Sau đó, Chính phủ đã chỉ đạo 5 ngân hàng khác tiếp quản 5 ngân hàng nhỏ. Nếu có sự định giá quá cao của những tài sản có vấn đề, các ngân hàng thanh toán sẽ có 6 tháng để bán chúng cho Công ty xử lý tài sản KAMCO. Các ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động lên kế hoạch cải tổ phục hồi và được tái cấp vốn. Chính phủ kích thích sáp nhập bằng cách hỗ trợ tài chính và lợi ích về thuế cho các ngân hàng. Chính phủ yêu cầu hai ngân hàng lớn gặp khó khăn đánh giá lại vốn được ủy quyền gần bằng 80% và quốc hữu hóa cả hai sau đó. Bên cạnh đó, Chính phủ tham gia vào tái cơ cấu vốn ngân hàng bằng cách cung cấp những khoản vay lệ thuộc, mua cổ phiếu ưu đãi hoặc bán trái phiếu chính phủ. Vào cuối năm 1998, Chính phủ Hàn Quốc đã nắm giữ 75% vốn trong khu vực ngân hàng. NPLs đã trở thành vấn đề nghiêm trọng nhất trong suốt cuộc khủng hoảng 1997-1998 ở Hàn Quốc. Cuối năm 1998, chúng được ước tính vào khoảng 27% GDP. Chính phủ đã thành lập công ty quản lý tài sản KAMCO để xử lý những khoản nợ này; và cả công ty quản lý nguồn vốn. Chính phủ cũng quyết định các ngân hàng nên làm sạch 85% tổng nợ xấu (NPLs) trong bản cân đối kế toán của họ ngay lập tức. Điều này đã được thực hiện bằng những cách sau: 1) Ngân hàng phải tống khứ 50% NPLs của họ bằng cả việc bán các tài sản thế chấp và cả việc đòi nợ.
  33. 23 2) 50% còn lại phải được bán cho KAMCO. Theo đó, KAMCO mua các khoản nợ xấu từ những ngân hàng với giá thị trường (36% mệnh giá NPLs). KAMCO sẽ thanh toán bằng trái phiếu do công ty phát hành được đảm bảo bởi Chính phủ nhằm giảm thiểu việc ghi bằng tiền mặt. Bằng cách này, các khoản nợ xấu của những ngân hàng được thay thế bằng tài sản an toàn, cụ thể là trái phiếu được đảm bảo bởi Chính phủ. Một số ngân hàng Hàn Quốc bán tài sản có vấn đề trực tiếp cho các nhà đầu tư quốc tế. Cuối năm 2002, tỷ lệ NPLs trên tổng số nợ ngân hàng đã giảm 2.3%. Tháng 11 năm 2002, KAMCO đã xử lý 2/3 khoản nợ mà nó đã mua. Cuối năm 1998, các ngân hàng và các tổ chức tài chính và phi ngân hàng Hàn Quốc đã ký Hiệp định Tái cơ cấu để theo đuổi các tiêu chuẩn về thủ tục thu hồi nợ và để tạo sự bình đẳng thật sự cho tất cả chủ nợ trong quá trình tái cơ cấu. Các kết quả đạt đƣợc sau những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc Với những chính sách đúng đắn của Chính phủ Hàn Quốc, nợ xấu ở khu vực ngân hàng giảm xuống nhanh chóng, từ 8,3% từ cuối năm 1998 xuống còn 2,3% vào cuối năm 2002 và đến năm 2005 chỉ còn 1%. Hai mươi ngân hàng vượt qua được cơn khủng hoảng đã có lợi nhuận, cung cấp dịch vụ ngân hàng tốt hơn (kinh doanh chứng khoán và bảo hiểm ), và mở rộng quy mô thông qua việc mở rộng và sáp nhập. Việc tái cơ cấu ngành ngân hàng và tư nhân hóa các ngân hàng thuộc sở hữu Chính phủ làm cho vai trò của Chính phủ trong ngành Ngân hàng giảm dần. Giới hạn sở hữu vốn của người nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước đã được dỡ bỏ giúp cho các ngân hàng có nguồn vốn dồi dào và tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Dựa theo cách xử lý nợ xấu ở Hàn Quốc, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu trong khu vực NHTM:
  34. 24 - Xác định được hướng đi đúng trong việc xử lý nợ xấu: phải kết hợp tái cấu trúc khu vực ngân hàng và tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp. Một khi khu vực ngân hàng khỏe mạnh sẽ giúp cho việc cơ khu vực doanh nghiệp dễ dàng hơn. - Chính phủ đã đề nghị các ngân hàng lớn, có tiềm lực tài chính mua lại các ngân hàng yếu kém, mạnh tay giải thể hoặc quốc hữu hóa các ngân hàng sắp phá sản. - Hạn chế tăng cung tiền ra nền kinh tế để tránh lạm phát bằng cách sử dụng trái phiếu, ghi nợ - Chính phủ cũng hỗ trợ cho các công ty quản lý tài sản AMC để mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, chứng khoán hóa các khoản NPLs của ngân hàng thành các tài sản an toàn (trái phiếu được đảm bảo bởi Chính phủ). 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nƣớc: Dựa theo bài học kinh nghiệm của ba nước trên, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu trong khu vực NHTM: - Các ngân hàng phải tự xem xét lại quy trình thẩm định tín dụng ngay từ đầu, tìm ra nguyên nhân chính và từ đó tìm ra lỗ hổng để sửa chữa. Và không thể bỏ qua quy trình kiểm soát trong khi cho vay, kiểm tra thường xuyên sau khi cho vay. Như vậy mới hạn chế được sự gia tăng nợ xấu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. - Chính phủ và các ngân hàng cùng hợp tác xử lý triệt để các khoản nợ xấu đang tồn tại vì trong nền kinh tế đang khủng hoảng, một ngân hàng sụp đổ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính của quốc gia. - Hệ thống ngân hàng cần được giám sát chặt chẽ hơn, cần được nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh.
  35. 25 - Chính phủ phải kết hợp tái cấu trúc khu vực ngân hàng và tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc thì khi khu vực ngân hàng khỏe mạnh sau khi đã được cơ cấu lại sẽ giúp cho việc cơ cấu khu vực doanh nghiệp dễ dàng hơn. - Đa số các nước như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc trong quá trình xử lý nợ xấu, Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các công ty quản lý tài sản AMC để mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng biện pháp chứng khoán hóa tài sản tài chính ABS, đặc biệt là các khoản NPLs của các ngân hàng để chuyển để chuyển các NPLs này thành các tài sản an toàn (trái phiếu được đảm bảo bởi Chính phủ). Mà điều này Việt Nam có thể học tập.
  36. 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Như vậy, trong chương đầu tiên của bài nghiên cứu, những khái niệm cơ bản, chức năng, đặc điểm, và vai trò của hệ thống ngân hàng trên Thế giới và Việt Nam đã được làm rõ. Đặc biệt trong chương này nhóm chúng tôi cũng làm rõ khái niệm mợ xấu, nhấn mạnh vào cách phân loại nợ xấu của các quốc gia trên thế giới, từ đó cho thấy sự khác nhau giữa cách phân loại nợ của họ và của nước ta. Với những thành công nhất định trong việc xử lý nợ xấu của hệ thống tài chính một số nước trên thế giới (Mỹ, Trung Quốc, và Hàn Quốc) khi khủng hoảng kinh tế xảy ra ở những năm trước đây, nhóm chúng tôi cũng đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu trong việc xử lý nợ xấu cho Việt Nam. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008, Việt Nam là một quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng nợ xấu đang gia tăng nhanh chóng trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các NHTM. Vì vậy, vấn đề nợ xấu trở thành đề tài nóng hổi và thật sự đáng quan tâm. Để hiểu rõ điều này, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thực trạng dư nợ tín dụng và nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và NHTM trên địa bàn Tp.HCM nói riêng trong chương 2.
  37. 27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 2.1. Những quy định pháp lý liên quan đến an toàn trong hoạt động tín dụng và xử lý nợ của NHTM Quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các TCTD Luật các TCTD số 47/2010/QH12 quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của các TCTD ngày hiệu lực 1/1/2011. Nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 21/11/2006 quy định mức vốn pháp định của TCTD tùy theo loại hình khác nhau, trong đó NHTM phải có mức vốn pháp định ít nhất 3 000 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2010. Quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở các NHTM Theo Luật các TCTD 2010, thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi và bổ sung một số điều của thông tư 13 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD. Theo đó tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tín dụng (CAR: 9%, cho vay/huy động: tối đa 80%). Ban hành các quy định về việc trích lập dự phòng các khoản cho vay Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử ý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Trong vấn đề xử lý nợ, NHNN ban hành quy định về công tác gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho các đối tƣợng. Theo điều 22 quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN và Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định 1627 về việc gia hạn nợ vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng. NHNN ban hành dự thảo thông tư thay thế quyết định 59/2006/QĐ-NHNN về quy chế mua, bán nợ của các TCTD.
  38. 28 Thông tư số 15/2010/TT-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 2.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM 2.2.1. Sơ lƣợc về hệ thống NHTM Việt Nam Hệ thống NHTM Việt Nam được thành lập vào ngày 06/05/1951 với tên Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đến năm 1961 đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho đến nay. Từ khi thành lập đến 26/03/1988, hệ thống NHTM Việt Nam là mô hình ngân hàng một cấp, vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ điều tiết kinh tế vĩ mô của NHTW vừa thực hiện hoạt động kinh doanh của NHTM. Từ tháng 04/1988 đến nay, hệ thống này chuyển đổi thành hệ thống ngân hàng hai cấp, cấp một là NHNN Việt Nam thực hiện chức năng NHTW, cấp hai là các NHTM, TCTD kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay (số liệu của NHNN Việt Nam đến ngày 31/12/2011) bao gồm các loại hình: - NHTM nhà nước: thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước hiện nay có 5 ngân hàng thuộc loại hình này. Trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng lớn nhất với vốn điều lệ 20 708 tỷ đồng. - NHTM cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức cổ phần giữa nhà nước và nhân dân. Một cá nhân hay pháp nhân được sở hữu một số cổ phần nhất định theo quy định của NHNN Việt Nam. Có 35 ngân hàng thuộc loại hình này. - Ngân hàng liên doanh: hoạt động theo hợp đồng liên doanh giữa một bên là NHTM Việt Nam và một bên là NHTM nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Hiện có 4 ngân hàng liên doanh. - Chi nhánh NHNNg: có 50 chi nhánh.
  39. 29 - Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là ngân hàng của người nước ngoài được NHNN Việt Nam cấp phép thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ. Có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam - Ngân hàng chính sách xã hội: có vốn điều lệ 8.99 nghìn tỷ đồng, thành lập năm 2002, có 65 chi nhánh (2011). 2.2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam 2.2.2.1. Tình hình huy động vốn tại các NHTM Việt Nam Tính đến cuối năm 2007, tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống TCTD đạt 47.64%. Tăng trưởng huy động vốn của khối ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng tăng mạnh nhất, đạt 101.85%, huy động vốn khối NHTM NN cũng đạt tốc độ tăng 24.45%. Năm 2008, huy động vốn của khối NHTMCP, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng tăng 29.92%. Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 21.38%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 53.99% của năm 2007. Huy động bằng ngoại tệ tăng 27.74%, giảm nhẹ so với mức 29.66% của năm 2007. Năm 2009, huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 29.88%. Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 30.07%, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 29.29%. Huy động vốn tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm, đạt trên 3%/tháng. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đã chậm lại, bình quân tăng 1.67%/tháng.
  40. 30 Biểu đồ 2.1: Tăng trƣởng huy động vốn của các TCTD Việt Nam qua các năm 2006-2010 (%). 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 47.64% 20.00% 36.53% 36.24% 29.88% 10.00% 22.87% 0.00% 2006 2007 2008 2009 2010 Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam Năm 2010, tổng vốn huy động từ nên kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 36.24% so với cuối năm trước, cao hơn so với năm 2009. Huy động vốn VND tăng 4.1%, huy động vốn ngoại tệ tăng 20.95%. Huy động vốn của các hệ thống ngân hàng có sự phân hóa rõ rệt, tăng mạnh tại nhóm NHTMCP trong khi chỉ tăng nhẹ tại nhóm NHTM NN và nhóm Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của nhóm NHTMCP đạt 53.98%; nhóm NHTM NN đạt 24.12%; nhóm Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt 17.66%. 2.2.2.2. Tình hình cho vay tại các NHTM Việt Nam Trong nền kinh tế, tín dụng không chỉ góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, và giúp phát triển kinh tế quốc gia mà còn gây ra sự bất ổn kinh tế. Từ năm 2005 – 2007, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam mạnh đã làm cho tăng trưởng tín dụng tăng cao, khoảng 48.9% vào năm 2007. Trước tình hình lạm phát tăng cao từ 12.8% cuối năm 2007 lên 19.87% vào năm 2008, NHNN đã có những biện pháp tiền tệ linh hoạt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hút tiền đồng về qua
  41. 31 nghiệp vụ thị trường mở Hơn nữa, trước tình hình kinh tế bất ổn, các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với những điều kiện khó khăn hơn và cũng tăng cường thu hồi nợ đã góp phần làm tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm một nửa, chỉ còn 23.4%. Đến năm 2009, nhờ chính sách hỗ trợ lãi suất của NHNN đã làm tốc độ tăng trưởng tín dụng được cải thiện, cuối năm 2009, đạt 37.5%, vượt mức kế hoạch là 25% mà NHNN đã đặt ra vào đầu năm. Sang năm 2010, vì lo ngại nguy cơ phải đối mặt với việc lạm phát tăng cao, NHNN đã bỏ qua mục tiêu hạ thêm lãi suất cho vay, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế các ngân hàng cho vay ra nền kinh tế, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cho vay đối với nhiều đối tượng Điều này đã làm cho nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiều doanh nghiệp khó có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cuối năm 2010 đạt 31.2%, giảm so với năm 2009 tuy nhiên nó vẫn vượt quá mức tăng trưởng tín dụng mà NHNN đã đặt ra vào đầu năm là 25%. Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng, GDP, và CPI (2006 – 2011) 60.0% 48.9% 50.0% Tốc độ tăng trưởng tín dụng 40.0% 37.5% Tốc độ tăng 31.2% trưởng GDP 30.0% 24.8% 23.4% Tốc độ tăng 20.0% chỉ số CPI 12.0% 8.2% 8.6% 10.0% 6.3% 5.3% 6.8% 5.9% 0.0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 24/02/2011, Chính phủ triển khai Nghị quyết số 11, quy định tăng trưởng tín dụng năm nay giới hạn dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16%. Ngày 1/3/2011, Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN,
  42. 32 trong đó quy định đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến ngày 31/12/2011 tối đa là 16% đã tác động mạnh đến các NHTM. Tính đến ngày 10/6/2011, tăng trưởng tín dụng khoảng 7.05% so với cuối năm 2011, trong đó tín dụng bằng VND tăng 2.72%, bằng ngoại tệ tăng 22.2%. Cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống mới chỉ đạt 8.15%. Tại nhiều NHTM xuất hiện dấu hiệu đóng băng tín dụng tiêu dùng. Tín dụng ngoại tệ cũng giảm mạnh sau khi NHNN quy định chỉ cho vay ngoại tệ nếu khách hàng cam kết có ngoại tệ đối ứng trả nợ (Thông tư số 7/2011/TT-NHNN). Như vậy tăng trưởng tín dụng của 9 tháng đầu năm 2011 có dấu hiệu bị hãm lại. Tuy nhiên, những tháng còn lại tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh 4 – 5%. Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo từng thời điểm năm 2011. 14% 12.00% 12% 10% 8.16% 8% 7.05% 6% 3.68% 4% 2% 0% 10/03 10/06 23/09 31/12 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2011 chỉ ở mức 12%-13%, thấp hơn nhiều mục tiêu đã đề ra ban đầu và là mức thấp chưa từng có. Nếu so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng chỉ cao hơn 2 lần, trong khi tỷ lệ của các năm trước đây thường lên tới 5 - 6 lần.
  43. 33 2.2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh của các NHTM tại địa bàn Tp.HCM TP.HCM với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 11.25%/năm, đóng góp trên 30% GDP cho cả nước đã trở thành một trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất nước. Để đạt được kết quả trên, một phần không nhỏ chính là sự đóng góp của hệ thống NHTM trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đầu tư cho cả thành phố. 2.2.3.1. Thực trạng về năng lực vốn điều lệ và mối quan hệ giữa vốn với tăng trƣởng Việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống tài chính phát triển ngày càng vững mạnh. Chính vì vậy, các NHTM Việt Nam luôn quan tâm đến việc nâng cao năng lực tài chính, chất lượng hoạt động kinh doanh để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế và các NHTMCP ở Tp.HCM cũng không ngoại lệ. Từ năm 2006 đến nay, vốn điều lệ của các NHTMCP có trụ sở Tp.HCM luôn tăng, tốc độ tăng mạnh nhất vào năm 2007 lên đến 86% so với năm 2006 và sau đó giảm dần. Bảng 2.1: Diễn biến tình hình tăng vốn và tăng tổng tài sản của hệ thống NHTMCP có Hội sở chính tại Tp.HCM từ năm 2006-2011. Đơn vị: tỷ đồng Tiêu chí 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1.Tổng tài sản 163,734 361,042 444,716 657,158 937,970 1,193,744 Tốc độ tăng 120% 23% 48% 43% 27% 2.Vốn chủ sở hữu 16,277 37,520 52,487 57,313 70,558 78,608 Tốc độ tăng 130% 39% 9% 23% 11% 3.Vốn điều lệ 12,383 23,024 38,329 50,691 66,005 76,109 Tốc độ tăng 86% 66% 32% 30% 15% Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM
  44. 34 Tổng tài sản của các NHTMCP Tp.HCM cũng tăng qua các năm về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng lại giảm dần kể từ năm 2009. Năm 2007, tổng tài sản của các ngân hàng này đã đạt 361,042 tỷ đồng, tăng 120% so với năm 2006. Đến năm 2011, tốc độ gia tăng tổng tài sản chỉ còn 27%, tức giảm đi gần ½ so với năm 2009. Bên cạnh đó, ta có thể thấy, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các NHTMCP là khác nhau tùy vào quy mô vốn điều lệ và loại hình hoạt động. 2.2.3.2. Thực trạng về vốn huy động của các NHTMCP có Hội sở chính tại Tp.HCM Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng huy động vốn qua các năm 2006-2011 của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM so với cả nƣớc (%). 100% 80% 66.35 64.14 65.71 65.11 63.47 59.817 60% Còn lại 40% TP.HCM 20% 33.65 35.86 34.29 34.89 36.53 40.183 0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: NHNN chi nhánh Tp.HCM Là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất Việt Nam, Tp.HCM thu hút được rất mạnh vốn của các nhà đầu tư, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO. Về tỷ trọng huy động vốn, Tp.HCM chiếm hơn 1/3 tỷ trọng của cả nước và tỷ trọng này ngày càng tăng. Cụ thể là năm 2007, tỷ trọng huy động vốn chiếm tới 35.86% vốn huy động cả nước. Sang năm 2008, 2009, tỷ lệ này có giảm đi vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng những năm sau đó lại tăng cao
  45. 35 và cuối năm 2011 đã chiếm 40.18% tổng vốn huy động cả nước, và tăng 10% so với năm 2010. 2.2.3.3. Thực trạng về dƣ nợ tín dụng của các NHTMCP có Hội sở chính tại Tp.HCM Từ năm 2006 đến nay, dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM chiếm tỷ lệ khá cao, gần 1/3 trong tổng dư nợ của cả nước và tăng qua các năm. Năm 2006, tổng dư nợ của các NHTM Tp.HCM đạt 195,960 tỷ đồng, chiếm 29.08% so với cả nước, đến năm 2007 đã tăng lên 321.33 nghìn tỷ đồng, tức tăng 63.98% so với năm 2006. Đây được xem là mức tăng nhanh nhì (chỉ sau năm 2010) từ năm 2006 đến nay. Đạt được điều này là vì năm 2007 nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại WTO đã thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh và nhu cầu để mở rộng cũng như nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng nhanh đã làm cho cầu huy động và cung tín dụng của các NHTM có xu hướng mở rộng. Vì bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 làm cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam bị thu hẹp, đồng thời chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát của Chính phủ và NHNN đã gây nên sự sụt giảm nhẹ trong dư nợ của các NHTM TpHCM so với cả nước, chỉ xoay quay ở mức 30.3%. Tỷ trọng dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM tăng 22.77%, chỉ bằng 1/3 so với năm 2007 tương ứng với 394.53 nghìn tỷ đồng. Năm 2009 tổng dư nợ của các NHTM tại Tp.HCM đạt 537.27 nghìn tỷ đồng, tăng 36.18% so với năm 2008. Tuy nhiên vì tốc độ tăng trong tổng dư nợ của các NHTM tại Tp.HCM không nhanh bằng toàn hệ thống nên nó chỉ chiếm 29.95% so với cả nước. Bước sang năm 2010 thì tổng dư nợ các NHTM tại Tp.HCM tiếp tục tăng mạnh hơn, lên đến 883.04 nghìn tỷ đồng, tăng 64.36% so với năm 2009. Đây được xem là mức tăng nhanh nhất từ năm 2006 – 2011.
  46. 36 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng qua các năm 2006-2011 của các NHTM tại Tp.HCM so với cả nƣớc (%). 100% 80% 70.92 68.94 69.41 70.05 69.61 67.592 60% Còn lại 40% TP.HCM 20% 29.08 31.06 30.59 29.95 30.39 32.408 0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: NHNN chi nhánh Tp.HCM Vì sao năm 2008 tổng dư nợ của các NHTM tại Tp.HCM có sự tụt giảm nhưng lại tăng vào năm 2009 và 2010? Kết quả của chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã làm cho tăng trưởng tín dụng cả nước giảm chỉ còn 24.3%, bên cạnh đó vì lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam nên Chính phủ đã thực hiện kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất đã làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng cả nước được cải thiện, trong đó có các NHTM ở TpHCM. Biến động tổng dư nợ của các NHTM tại Tp.HCM. Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng dƣ nợ 195,960 321,331 394,526 537,266 883,040 941,680 (tỷ đồng) Tốc độ tăng 29.48 63.97 22.77 36.18 64.36 6.64 (%) Nguồn: NHNN TpHCM Trước tình hình dư nợ tăng cao vào cuối năm 2010, vì sợ phải đối mặt với lạm phát nên đầu năm 2011, Chính phủ quy định tăng trưởng tín dụng năm nay giới hạn
  47. 37 dưới 20% (được triển khai ở Nghị quyết số 11), giảm lạm phát, và giảm lượng nhập siêu. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến các NHTM và được thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng dư nợ các NHTM tại TpHCM tăng rất thấp, chỉ có 6.64% so với năm 2010 tương ứng với 941,680 tỷ đồng, chiếm 32.41% tổng dư nợ tín dụng cả nước. 2.3. Thực trạng nợ xấu của các NHTMCP tại địa bàn Tp.HCM 2.3.1. Thực trạng nợ xấu tại hệ thống NHTM VN Tăng trưởng tín dụng nóng và chất lượng quản lý tín dụng còn yếu của các NHTM Việt Nam là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn luôn ở mức trên 20%, có khi lên tới 48.9% vào năm 2007, 37.5% năm 2009 và 31.2% vào năm 2010. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nên việc cân đối vốn của các NHTM gặp khó khăn; nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng. Theo các báo cáo của NHNN, nợ xấu toàn hệ thống năm 2007 là 16,000 tỷ đồng, chiếm 1.55% tổng dư nợ nền kinh tế và đến cuối năm 2009 là 35,522 tỷ, chiếm 2.05% tổng dư nợ nền kinh tế. Con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng từ 2.5% năm 2010 lên 3.7% vào cuối năm 2011, tương ứng với 3.75 tỷ USD. Tuy nhiên nếu NHNN hoạch toán đầy đủ thì con số này có thể lên đến 5 tỷ USD. Nợ xấu cuối năm 2011 được công bố là 3.7% (trong đó nợ xấu của Vinashin chiếm 0.7% tổng nợ xấu toàn ngành), là mức cao nhất từ năm 2003 đến nay. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tới 47% và còn một tỷ lệ rất lớn nợ nhóm 5 đang ẩn trong nợ nhóm 4 (nợ khó đòi). Đáng lưu ý hơn là các ngân hàng này phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Nếu tính theo
  48. 38 chuẩn mực quốc tế thì còn cao hơn rất nhiều, cụ thể là tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating đã đánh mức độ nợ xấu thực sự ở Việt Nam có thể vượt 4 lần. Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam qua các năm 2007-2011 (%). 5.00% 4.00% 3.70% 3.00% 2.50% 2.13% 1.99% 2.00% 1.55% 1.00% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: Báo cáo của NHNN Việt nam Theo chỉ thị 01/CT-NHNN tỷ trọng dư nợ phi sản suất không vượt quá 16% thế nhưng thực tế có một số ngân hàng đã vượt quá ngưỡng này. Mặc khác trong số dư nợ cho vay phi sản xuất thì có đến 90% là của bất động sản. Đến tháng 11/2011, làn sóng tín dụng đen bất động sản ở Hà Nội và Tp.HCM đã đỗ vỡ. Nợ xấu bất động sản cũng từ đó xuất hiện và tăng mạnh trong hệ thống ngân hàng. 2.3.2. Thực trạng nợ xấu của các NHTMCP tại địa bàn Tp.HCM Tăng trưởng tín dụng và nợ xấu là hai con số thường đi đôi với nhau. Khi một nền kinh tế tăng trưởng nóng thì thường đi kèm với nó là nợ xấu gia tăng. Để có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM đòi hỏi chúng ta phải xem xét đến tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng này. Theo bảng số liệu Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM tại Tp.HCM, năm 2005 – 2006 nợ xấu của các ngân hàng giảm nhẹ. Đến năm 2007, nợ xấu lại tăng
  49. 39 mạnh, lên đến 2.3% và tăng cùng với tổng dư nợ tín dụng. Được điều chỉnh bởi NHNN và tác động của thị trường tín dụng, nợ xấu của các NHTM tại Tp.HCM giảm xuống vào năm 2008 và tăng dần vào năm 2009 và 2010. Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra là vào năm 2011 bong bóng bất động sản bị vỡ đã trực tiếp làm nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Tp.HCM tăng lên nhanh chóng đặc biệt đối với những ngân hàng có dư nợ tín dụng cho ngân hàng cao. Chính vì thế mà tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tuy rất thấp chỉ có 6.64% nhưng tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng lại tăng cao đột biến đến 3.36%, gấp 1.7 lần so với năm 2010. Trong đó tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM NN lên đến 6.67% tăng gấp đôi và khối NHLD lên đến 6.89% tăng gấp 3.4 lần so với năm 2010. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của NHTM Nhà nước (bao gồm Cổ phần hóa) luôn ở mức cao nhất so với các ngân hàng khác, trong khi đó NHNNg lại có tỷ lệ nợ xấu rất thấp và luôn dưới 1%. Các NHTMCP có tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức 1% đến 2.5%. Trong các ngân hàng lớn thuộc nhóm NHTMCP này thì chỉ có ACB và Sacombank duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới mức 0.7%. Trong nhóm NHTMCP vừa và nhỏ thì đa số các ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2.5% và tốt hơn cả ngân hàng lớn như ABB. Đến cuối năm 2011, ngân hàng SCB có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong toàn hệ thống với 11.39% và GDB là 4.07%. Trong giai đoạn hiện nay, tuy Chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều chính sách nhằm khôi phục thị trường nhưng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và hiện tượng BĐS đóng băng ở Tp.HCM đã làm cho nợ xấu của ngân hàng tiếp tục tăng cao. Bên cạnh đó, năng lực quản trị rủi ro tín dụng còn yếu kém đi kèm với đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên tín dụng trong các NHTM cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Do đó với vai trò là mạch máu của nền kinh tế, các NHTM khi mở rộng tín dụng cũng phải quan tâm đến chất lượng tín dụng để nợ xấu trong hệ thống ngân hàng được đảm bảo ở mức an toàn, hạn chế ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế.
  50. 40 Bảng 2.2: Tăng trƣởng tín dụng của hệ thống NHTM tại Tp.HCM Đơn vị tính: Tỷ đồng, % 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tiêu chí Tổng Nợ Tổng Nợ Tổng Nợ Tổng Nợ Tổng Nợ Tổng Nợ Tổng Nợ dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu NHTM NN 70,220 3.56 74,578 3.92 111,800 4.40 136,609 0.98 177,036 1.99 207,417 3.03 216,049 6.67 (bao gồm CPH) NHTMCP 42,899 1.79 76,941 0.90 145,580 1.61 166,770 2.05 266,731 1.43 528,304 1.87 566,383 2.56 NHLD 4,061 0.62 4,772 1.03 5,486 0.67 6,758 1.35 9,663 1.71 24,409 2.03 18,523 6.89 NHNNg 34,159 0.14 39,669 0.35 58,465 0.53 84,389 0.44 83,836 0.63 122,900 0.53 140,725 0.99 Tổng cộng 151,339 2.00 195,960 1.90 321,331 2.30 394,526 1.40 537,266 1.70 883,030 1.96 941,680 3.36 Nguồn số liệu tổng hợp từ các ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM Bảng 2.3: Tăng trƣởng tín dụng của hệ thống NHTMCP có Hội sở chính tại địa bàn Tp.HCM. Đơn vị tính: Tỷ đồng, % (Nguồn số liệu tổng hợp từ các NH trên địa bàn Tp.HCM)
  51. 41 2006 2007 2008 2009 2010 Tiêu chí Tổng Nợ Tổng Nợ Tổng Nợ Tổng Nợ Tổng Nợ dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu dƣ nợ xấu 1. Ngân hàng có quy mô lớn (Vốn điều lệ trên 3,000 tỷ đồng) EIB 10,207 0.85 18,407 0.86 21,174 4.70 38,382 1.82 62,348 1.41 ACB 16,765 0.18 31,436 0.08 34,346 0.67 61,827 0.40 86,648 0.32 Sacombank 14,539 0.36 34,316 0.23 33,677 0.61 55,248 0.69 77,359 0.52 SCB 8,027 0.84 19,478 0.34 23,278 0.58 31,310 1.28 33,177 11.39 Donga Bank 7,986 0.73 17,809 0.42 25,530 0.57 34,356 1.17 38,327 1.13 VN TínNghĩa 424 1.42 2,768 0.94 3,938 10.82 9,645 1.72 26,233 0.83 ABB 1,131 2.39 6,811 1.47 6,539 4.10 12,768 1.46 19,877 1.17 2. Ngân hàng có quy mô vừa (Vốn điều lệ từ 2,000 đến 3,000 tỷ đồng) PNB 4,654 2.88 5,861 2.90 9,335 2.36 19,544 1.13 31,095 1.30 OCB 4,638 0.34 7,557 1.39 8,597 2.24 10,217 2.52 11,587 1.97 3. Ngân hàng có quy mô nhỏ (Vốn điều lệ từ 1,000 đến dưới 2,000 tỷ đồng) HDB 2,678 0.30 8,912 0.25 6,175 1.18 8,231 1.09 11,728 0.81 VAB 2,730 1.43 5,764 0.47 6,633 1.79 12,042 1.31 13,290 2.52 SGCT 4,852 0.92 7,354 0.31 7,916 0.68 9.722 1.78 10,456 1.91 NAB 2,048 1.66 2,699 1.63 3,750 2.56 5,013 1.70 5,302 2.18 FCB 527 1.14 574 2.61 823 3.77 1,141 2.45 2,724 2.22 NaviBank 354 0.85 4,363 0.18 5,475 0.97 9,960 2.45 10,766 2.24 GDBank 521 0.38 1,051 0.48 1,296 1.31 2,315 3.46 3,663 4.07
  52. 42 2.4. Thực trạng các hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam 2.4.1. Công tác quản lý rủi ro tín dụng Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng và đem lại nguồn lợi nhuận chính cho các NHTM. Hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt đối với Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, hệ thống thông tin bất cân xứng, thiếu tính minh bạch và đầy đủ, công tác quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao. Vì vậy cần phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Sau đây là các phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay:  Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý nợ quá hạn theo quy định của NHNN Việt Nam Hiện nay các ngân hàng đang áp dụng điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Theo quyết định này, các khoản cho vay được phân loại theo các mức độ rủi ro: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn chủ yếu dựa theo tình trạng quá hạn của các khoản nợ và một số yếu tố định tính khác theo điều 7 của quyết định này.  Áp dụng chuẩn mực quốc tế vào quản trị rủi ro tín dụng Các ngân hàng Việt Nam đang từng bước áp dụng các nguyên tắc của Basel II thay dần cho Basel I. Việc áp dụng Basel II đòi hỏi một số điều kiện cho nên từ năm 2010 mới được áp dụng tại một số ngân hàng. Việc áp dụng Basel II đòi hỏi chi phí khá cao, các TCTD phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì thế, mức rủi ro của các ngân hàng lớn có thể giảm, nhưng của các ngân hàng nhỏ và yếu kém có thể tăng lên. Tuy vậy, xu hướng hiện nay các ngân hàng đang dần hoàn thiện để áp dụng Basel II vào công tác quản trị rủi ro. NHNN cũng đã ban hành quyết định 493 quy định mức dự phòng theo khuôn khổ Basel II.
  53. 43  Xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin ngân hàng thông suốt, có hiệu quả phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng Các ngân hàng xây dựng cho mình một hệ thống dữ liệu khách hàng riêng, trên cơ sở toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ dùng chung một cơ sở dữ liệu. Điều này làm cho thông tin trong nội bộ được thông suốt. Các cán bộ tín dụng trên toàn hệ thống có thể chia sẻ với nhau những dữ liệu có ích cho công việc. Góp phần lớn vào việc quản trị rủi ro tốt hơn.  Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng Các ngân hàng sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính gồm rất nhiều chỉ tiêu để phân tích đánh giá tín dụng doanh nghiệp, được chia thành các nhóm chỉ tiêu4 sau: - Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios) Khả năng thanh toán ngắn hạn: chỉ tiêu này nhằm xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có dòng tiền ổn định và đủ lớn có thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính. - Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios) Nhóm chỉ tiêu này được xây dựng với mục đích xem xét hiệu quả của quá trình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy (Leverage ratios) - Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios) - Nhóm chỉ tiêu chỉ số giá trị thị trường  Phân tích tín dụng: áp dụng mô hình chất lƣợng 6C5 Hiện nay đa phần các ngân hàng dựa trên các tiêu chí của Mô hình chất lượng 6C để phân tích, đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm xác định năng lực tài chính trả nợ của họ, các điều kiện đảm bảo cho họ sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Sau đây là 6 tiêu chí được xem xét: (1) Character (Tƣ cách ngƣời vay): Cán bộ tín dụng làm rõ liệu mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, nhiệm 4 Xem thêm Phụ lục 1 trang v 5 Xem thêm Phụ lục 2 trang vi
  54. 44 vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời xem xét lịch sử đi vay, hoàn trả các khoản vay của khách hàng cũ và cập nhật thông tin về khách hàng mới. (2) Capacity (Năng lực của ngƣời vay): năng lực hành vi của người đi vay cùng với các hồ sơ pháp lý có liên quan. (3) Cash (Thu nhập của ngƣời vay): xác định nguồn trả nợ của người vay từ nguồn nào, như: doanh thu bán hàng, thu nhập, tiền từ thanh lý tài sản (4) Collateral (Bảo đảm tiền vay): đây là nguồn tài sản đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Ngân hàng xem xét kỹ tình hình tài sản và khả năng thu hồi trong tương lai khi thanh lý tài sản. (5) Conditions (Các điều kiện): ngân hàng quy định các điều kiện phù hợp với chính sách tín dụng các thời kỳ và nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTW. (6) Control (Kiểm soát): ngân hàng phải tiến hành rà soát tất cả các hồ sơ, thủ tục có liên quan trước, trong và sau khi cho vay. Ngân hàng thực hiện các công việc nêu trên để đảm bảo hợp đồng tín dụng được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ. Bên cạnh đó ràng buộc trách nhiệm đối với khách hàng đảm bảo quyền lợi của ngân hàng đối với thu nhập và tài sản của khách hàng trong trường hợp khoản vay có vấn đề và khả năng ngân hàng có thể thu hồi được vốn kịp thời với mức độ rủi ro và chi phí hợp lý.  Kiểm tra tín dụng Các ngân hàng đều có quy trình tín dụng để kiểm tra tín dụng theo định kỳ nhất định với những kế hoạch, chương trình và nội dung được chuẩn bị chi tiết, thận trọng. Ngân hàng kiểm tra các khía cạnh quan trọng của mỗi khoản tín dụng: - Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn. - Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo. - Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo tính hợp pháp để sở hữu các tài sản khi người vay không trả được nợ. - Đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng. - Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng.
  55. 45 - Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn. Quản lý thường xuyên, chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay. Đặc biệt giám sát chặt chẽ hơn trong tình hình nền kinh tế đi xuống.  Xử lý tín dụng: Mặc dù đã thực hiện các quy trình đánh giá, kiểm tra tín dụng nhưng vẫn có những khoản tín dụng xảy ra vấn đề. Khi đó, các cán bộ ngân hàng xử lý nghiệp vụ ngay, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, qua đó tư vấn, hỗ trợ khách hàng đảm bảo thu hồi vốn một cách nhanh nhất. Cán bộ phải tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ, khẩn trương tìm ra và báo cáo kịp thời vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng. Ngân hàng tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng riêng biệt nhằm tránh xung đột có thể xảy ra về quan điểm cho vay, dự tính những nguồn có thể dùng để thu hồi nợ. Cần xem trọng chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý của doanh nghiệp. 2.4.2. Công tác xử lý nợ xấu Trong tình hình nợ xấu gia tăng như hiện nay NHNN cùng với các NHTM đã áp dụng một số biện pháp để xử lý nợ xấu như sau:  Các biện pháp Chính phủ và NHNN áp dụng - NHNN mở cửa với bất động sản cũng là cách để gỡ khó cho các ngân hàng Một lượng tín dụng lớn của ngân hàng nằm trong bất động sản, và cho vay bất động sản cũng chiếm tỷ lệ lớn trong nợ xấu. Dư nợ tín dụng trực tiếp cho vay bất động sản chỉ trên dưới 10% nhưng dư nợ trong hệ thống có đảm bảo bằng bất động sản rất lớn, khoảng 60%. Theo công văn 674/NHNN-CSTT kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2012 do NHNN Việt Nam ban hành, nhiều nhóm đối tượng được đưa ra khỏi nhóm không khuyến khích để cho vay tín dụng bình thường. NHNN loại trừ các nhóm sau ra khỏi vay vốn đầu tư, xây dựng bất động sản: Xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nhưng không thu
  56. 46 tiền thuê nhà hoặc thu tiền thuê với giá thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mà chi phí xây dựng nhà ở hoặc chi phí tiền thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; Việc này không chỉ có lợi cho các nhóm đối tượng cho vay đã được đưa ra khỏi diện không khuyến khích mà ngay cả những nhóm còn nằm trong diện hạn chế cũng được lợi.Vì một số nhóm đối tượng trong nhóm không khuyến khích cho vay đã được loại bỏ. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng trong suốt cả năm 2012 tối đa là 16%, có nghĩa cơ hội cho vay không khuyến khích sẽ tăng lên gấp đôi. - Thành lập Công ty Mua bán nợ Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC), thuộc Bộ Tài chính, ra đời vào năm 2003, vốn điều lệ 2 000 tỷ đồng do Ngân sách Nhà nước cấp và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004, có chức năng chuyên mua nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp, xử lý nợ và tài sản khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi DNNN, tiến hành cổ phần hóa các công ty, Tính đến 30/4/2012, Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã thực hiện được 114 phương án mua bán nợ và tài sản theo phương thức thoả thuận để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý tài sản, thu hồi nợ. Trong đó, mua nợ để tái cấu trúc cho 73 doanh nghiệp. Đến nay đã hoàn thành chuyển nợ thành vốn góp, xử lý nợ gắn với tái cấu trúc được 44 doanh nghiệp, trong đó 23 DNNN kinh doanh thua lỗ, mất vốn nhà nước và 21 doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Mua nợ để thu hồi nợ tại 37 doanh nghiệp thông qua cơ cấu lại thời gian trả nợ, điều chỉnh lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp tồn tại tiếp tục hoạt động và phát triển. Mua tài sản để xử lý thu hồi tại 04 doanh nghiệp. Tổng mệnh giá nợ và tài sản đã mua là khoảng gần 8 nghìn tỷ đồng. Đã xử lý tồn tại tài chính cho doanh nghiệp khoảng 2.5 nghìn tỷ đồng. Với số vốn nhà nước cấp ban đầu 2 nghìn tỷ đồng, qua gần 8 năm hoạt động, số vốn nhà nước thực có tại DATC thời điểm 31/12/2011 là 2 757 tỷ đồng, tăng 757 tỷ đồng
  57. 47 so với vốn ban đầu (37.8%). Hiệu quả đạt được của DATC: hoạt động mua bán nợ đã giúp các NHTM Nhà nước xử lý nhanh một khối lượng lớn nợ tồn đọng, góp phần cải thiện và nâng cao năng lực tài chính để chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa, tăng cường tính an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng trong quá trình cải cách và hội nhập. Các doanh nghiệp có điều kiện tiếp tục hoạt động, khôi phục khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh những thành quả đạt được là những thuận lợi và khó khăn. Những thuận lợi mà công ty có được: việc lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, cải cách sắp xếp DNNN đã và đang được Đảng và Chính phủ quan tâm sâu sắc, ưu tiên đẩy mạnh một cách hiệu quả. Thêm vào đó một số bộ ngành, địa phương đã có sự ủng hộ đối với hoạt động của DATC. Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là cơ chế, hành lang pháp lý cho hoạt động của Công ty. Mặc dù Nghị định số 109/2007/NĐ-CP đã cho phép chuyển đổi sở hữu DNNN âm vốn thông qua hoạt động mua bán nợ, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó DATC không có những cơ chế riêng làm công cụ xử lý nợ. DATC cũng không có đủ năng lực tài chính để thực hiện nhiều thương vụ mua bán nợ, công ty đang kiến nghị tăng vốn điều lệ lên 5 nghìn tỷ đồng. DATC vẫn còn xử lý nợ mang nặng tính thủ tục với yêu cầu công ty làm đơn xin bán nợ, chưa có hơi thở thị trường và chưa có một hệ thống thẩm định nợ xấu. Thêm vào đó, thị trường mua bán nợ chưa có người mua lại nợ.  Các biện pháp NHTM áp dụng - Cấp thêm vốn tín dụng Đây là giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh để cải thiện tình hình tài chính. Khi thực hiện giải pháp này ngân hàng cần phải xem xét kỹ, nếu nhìn thấy được khả năng cải thiện thì mới cấp thêm vốn. Biện pháp này được sử dụng kèm theo khi các ngân hàng tiến hành cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng, như BIDV xem xét cấp thêm tín dụng hỗ trợ khách hàng
  58. 48 cơ cấu lại dòng tiền, ACB tái tài trợ cho doanh nghiệp với kỳ hạn dài hơn nhằm giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng. - Tiến hành gia hạn nợ cho các doanh nghiệp khó khăn tạm thời NHNN tạo điều kiện để các NHTM kéo dài thời gian trả nợ phù hợp hơn cho các doanh nghiệp khó khăn tạm thời. Quyết định này giúp cho doanh nghiệp trong thời gian gia hạn nợ vẫn được vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh bình thường từ đó tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng, điều này cũng giúp cho ngân hàng giải quyết tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng. Đây được xem là liều thuốc trợ lực tốt cho cả ngân hàng và doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh tế khó khăn do tác động của kinh tế vĩ mô. Cơ chế gia hạn nợ này phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng cũng cần chú ý tránh trường hợp các doanh nghiệp che giấu nợ xấu làm đẹp báo cáo tài chính. Hiện tại BIDV đang tiến hành kéo dài thời gian trả nợ cho khách hàng và định lại kỳ hạn trả nợ. Các doanh nghiệp có khả năng phục hồi sau khi được hỗ trợ sẽ được LienVietpostBank xem xét kéo dài thời hạn trả nợ. - Cơ cấu lại các khoản vay và thực hiện việc phân loại nợ đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. NHNN đã có Văn bản số 2056/NHNN-CSTT yêu cầu các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các doanh nghiệp, chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. Nhưng đến nay, ngoài một số ngân hàng trong nhóm G12, đa phần các ngân hàng vẫn rất chậm chạp trong tái cơ cấu nợ do lo ngại rủi ro. Theo quy định tại Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Để phản ánh khách quan khả năng trả nợ của khách hàng, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng tích cực, có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi điều
  59. 49 chỉnh kỳ hạn, gia hạn. Hiện nay, BIDV tiến hành cơ cấu lại các khoản vay bằng cách gia hạn nợ, định lại kỳ hạn. Đồng thời ngân hàng cũng xem xét cho vay trung và dài hạn, bù đắp cơ cấu khoản vay ngắn hạn để hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại dòng tiền; thực hiện miễn, giảm phần lãi với các khách hàng có thiện chí trả nợ; miễn, giảm phần lãi phạt quá hạn khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và phần lãi còn lại theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Khi doanh nghiệp trả hết nợ cho ngân hàng lãi suất được giảm ít nhất 4-5% và nếu doanh nghiệp huy động được vốn trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay để khôi phục dư nợ với lãi suất 14-15%/năm. Trong năm 2012 BIDV ước tính giảm lợi nhuận 1.2-1.5 nghìn tỷ đồng. Điều kiện của ACB để cơ cấu lại nợ vay là khách hàng phải có năng lực trả nợ sau khi tái cấu trúc và có ngành nghề phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành. Hiện ACB đang triển khai chương trình tái tài trợ khoản vay cho doanh nghiệp với thời hạn dài hơn. Quy trình cho vay: ngân hàng cam kết cho vay, sau đó doanh nghiệp tự tìm nguồn trả nợ cũ vay lại nợ mới với thời gian cho vay dài hơn. Hạn mức tài trợ đối với một khách hàng là 50 tỉ đồng trong thời gian 60 tháng và doanh nghiệp được ân hạn vốn gốc. Lãi suất cho vay theo chương trình này khoảng 18%/năm. Tại Vietcombank, LienVietpostBank các doanh nghiệp hiện tại gặp khó khăn nhưng có hướng phát triển thì ngân hàng có thể kéo dài thời hạn trả nợ tùy thuộc vào khả năng phục hồi sau tái cơ cấu, ngân hành sẽ căn cứ trên tổng số nợ phải trả, các khoản thu khó đòi, thực lực vốn hàng hóa, hợp đồng mua bán, tiêu thụ, Việc cơ cấu lại các khoản nợ cũng gặp nhiều khó khăn vì các ngân hàng còn ngần ngại việc phải chấp nhận phát sinh nợ xấu, mất chi phí bù đắp nợ xấu và cùng với áp lực của cổ đông, ngân hàng cũng khó khăn trong việc chấp nhận dùng hàng trăm tỷ đồng tiền lãi để cơ cấu nợ. - Điều chỉnh lãi suất, miễn giảm lãi Thống đốc NHNN yêu cầu, trên cơ sở khả năng tài chính và chính sách khách hàng của TCTD, TCTD xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng
  60. 50 tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành, nhất là đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động. Xem xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theo quy định tại Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và trên cơ sở khả năng tài chính, quy chế miễn, giảm lãi của TCTD. Việc xét miễn giảm lãi cho khách hàng được các ngân hàng tiến hành đồng thời với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khi khách trả hết nợ sẽ được giảm lãi suất và được vay tiếp với lãi suất thấp hơn 14-15% /năm tại BIDV, 18%/năm tại ACB. Theo thông tư số 08 /2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 lãi suất tiền gửi tối đa kỳ hạn 1 tháng trở lên là 12%/năm. Đến ngày 25/05/2012 thông tư 17/2012/TT-NHNN được ban hành với lãi suất được hạ xuống còn 11%/năm. Đây là tiền đề để các NHTM hạ lãi suất cho vay. - Thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Các AMC ra đời với nhiệm vụ: chuyên nghiệp hóa hoạt động xử lý nợ của ngân hàng, xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả, cơ cấu nợ tồn đọng, tiếp nhận quẩn lý các khoản nợ tồn đọng của ngân hàng, cải tiến hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng toàn ngân hàng. Từ đó từng bước phát triển hoạt động mua bán nợ, tái tạo nguồn vốn cho ngân hàng. Theo thống kê của PG Bank, hiện nay có 27 AMC trực thuộc NHTM. Bên cạnh đó, có một số NHTM đã được NHNN chấp thuận thành lập AMC nhưng AMC chưa chính thức đi vào hoạt động (Habubank, VietABank, Vietbank, Seabank). Các AMC trực thuộc NHTM hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, vốn điều lệ khoảng 50-100 tỷ đồng. Tuy nhiên môi trường pháp lý Việt Nam chưa có một hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán nợ, chưa hỗ trợ đầy dủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà không có sự can thiệp của tòa án nên hoạt động của các công ty quản lý nợ
  61. 51 còn đơn giản và nội bộ. Có nhiều biện pháp để xử lý nợ, như bán tài sản bảo đảm, tái cơ cấu công ty, chứng khoán hoá, phá sản công ty Nhưng hiện nay phần lớn công ty quản lý nợ vẫn chỉ cách làm truyền thống là xử lý tài sản đảm bảo; không thu hồi được thì khởi kiện. Biểu đồ 2.7: Số lƣợng AMC thành lập qua các năm. Biểu đồ thống kê số lượng AMC thành lập theo năm 9 Số lượng AMC 8 7 6 5 Số lượng AMC 4 3 2 1 0 Năm 1995 2000 2002 2003 2004 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Biểu đồ 2.8: Số lƣợng AMC theo quy mô vốn điều lệ. Biểu đồ thống kê số lượng AMC theo quy mô vốn điều lệ Số lƣợng AMC 7 6 5 4 Số lượng 3 AMC 2 1 0 VĐL(tỷ đồng) 5 10 20 30 36 50 51.6 100 150 200 300 340 500 514 2000 Nguồn: FI-PG Bank Thực trạng hoạt động của các AMC: Hiện nay các AMC có lực lượng nhân sự mỏng chỉ tương đương với phòng quản lý nợ, xử lý nợ. Nhiệm vụ chính của AMC là
  62. 52 hợp thức hóa việc cho vay với lãi suất vượt trần của NHTM. NHTM sẽ thu thêm phí như phí thẩm định tài sản, phí quản lý tài sản đảm bảo, thông qua AMC, tính phí bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số vốn vay và thu một lần. Do đó, lãi suất cho vay mà khách hàng phải chịu thường cao hơn từ 3-5% lãi suất cho vay quy định. Các AMC đã không thực hiện đúng nhiệm vụ cần phải làm. - Đảo nợ Với chính sách cho vay đảo nợ, doanh nghiệp chỉ cần vay khoản nợ mới để trả khoản nợ cũ và như thế khiến cho người ta dễ đánh giá rằng doanh nghiệp đã trả được tốt khoản nợ vay, còn ngân hàng thì không những thu hồi được vốn vay mà nợ xấu cũng không có. Trong năm 2011 tình hình hoạt động đảo nợ diễn ra âm thầm nhưng mạnh mẽ, điều đó đã được chứng minh qua những con số thống kê cuối năm 2011 của Bộ xây dựng: nhìn chung các khoản tín dụng năm 2011 giảm: vay xây dựng khu đô thị là 24,618 tỷ đồng, giảm 13.08%; vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để ở (trừ trường hợp khách hàng vay trả nợ bằng tiền lương) là 54,285 tỷ đồng, giảm 26.97%; vay đầu tư, kinh doanh bất động sản khác (xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng) là 38,875 tỷ đồng, giảm 36.23% so với cuối năm 2010. Tuy nhiên, một số khoản mục khác lại có dư nợ tăng như: xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 13,877 tỷ đồng, tăng 5.74%, vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán, cho thuê là 23,453 tỷ đồng, tăng tới 76.6% so với 31/12/2010 và vay xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê là 32,573 tỷ đồng, tăng 20.81%. Với tình hình thắt chặt tín dụng như hiện nay việc xuất hiện các khoản tín dụng gia tăng là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng đã chuyển khoản nợ của khách hàng từ nhóm này sang nhóm khác. Đảo nợ thực chất như là một hành động giãn nợ, các khoản nợ có thể được hạch toán sang các khoản mục khác, được kéo dài thời gian trả nợ. Nhưng vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. Và thêm vào đó, ngân hàng cho doanh nghiệp vay khoản vay mới để trả khoản vay cũ chỉ làm mất đi khoản nợ xấu thay vào đó là một khoản nợ mới mà
  63. 53 khoản nợ này không có căn cứ thu hồi được vì nó không được dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào một dự án có hiệu quả. Thực tế hiện nay có một số ngân hàng yêu cầu khách hàng vay ở bên ngoài để trả nợ cho ngân hàng sau đó sẽ được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng mới với lãi suất thấp hơn. Một số doanh nghiệp đã phải chấp nhận vay thị trường chợ đen với lãi suất rất cao dẫn đến chi phí đảo nợ cao. Sau đó, nếu ngân hàng tiếp tục cho khách hàng vay thì ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro như trên vì khoản tín dụng mới này được dùng để trả khoản vay tạm thời từ thị trường chợ đen. Cho dù bằng cách này hay cách khác, đảo nợ cũng không giải quyết triệt để các khoản nợ mà chỉ trì hoãn thời gian thu nợ. Đây là một biện pháp xử lý nợ xấu không mang lại hiệu quả cao cho các ngân hàng. - Nuôi nợ Biện pháp này được hiểu là ngân hàng sẽ tiếp tục cho khách hàng vay thêm vốn để hoàn thành dự án, sản phẩm để có thể tiêu thụ được, trả nợ cho ngân hàng. BIDV tiên phong trong việc tuyên bố sẽ cơ cấu lại nợ cho khách hàng, đẩy mạnh cho vay liên quan đến bất động sản. Năm 2011 tổng dư nợ tín dụng của BIDV trên 271 ngàn tỷ đồng, trong đó cho vay kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 9%. - Phát mãi tài sản đảm bảo Đây là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi ngân hàng nhận thấy không có khả năng thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Ngân hàng có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:  Thuyết phục khách hàng tự thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố của mình để trả nợ nhằm thu được giá trị tài sản thanh lý sẽ cao hơn và không mất chi phí, thời gian cũng như thủ tục phiền hà khi đứng ra tổ chức thanh lý.  Nếu khách hàng không có thiện chí ngân hàng phải đứng ra tổ chức bán tài sản hoặc chuyển tài sản sang trung tâm bán đấu giá .  Trong trường hợp, khách hàng gian lận, dùng tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau, ngân hàng vẫn có thể phát mãi tài sản đảm