Đề tài Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam

pdf 106 trang nguyendu 5430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_day_manh_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_vao_hoat.pdf

Nội dung text: Đề tài Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam

  1. - 1 - BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN THỊ TÁM ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh - Năm 2008
  2. - 2 - BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN THỊ TÁM ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008
  3. - 3 - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Nguyễn Thị Tám
  4. - 4 - MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình vẽ Danh mục bảng biểu Mở đầu CHƯƠNG I: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ 1 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1 1.1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1 1.1.1.1. Khái niệm 1 1.1.1.2. Đặc trưng của FDI 1 1.1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 2 1.1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 1.1.2.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 3 1.1.2.1.1. Các mặt tích cực 3 1.1.2.1.2. Các mặt hạn chế 4 1.1.2.2. Đối với nước xuất khẩu tư bản 6 1.1.3. Điều kiện cơ bản thu hút vốn FDI 7 1.1.3.1. Ổn định chính trị - xã hội 7 1.1.3.2. Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư 8 1.1.3.3. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư thỏa đáng, đồng bộ và minh bạch 9 1.1.3.4. Môi trường thể chế ổn định 10 1.1.3.5. Bảo đảm cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển KT - XH và thu hút đầu tư 11 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DẦU KHÍ 11 1.2.1. Dầu khí và vai trò của dầu khí trong nền kinh tế 11 1.2.1.1. Dầu khí 11 1.2.2.2. Vai trò của dầu khí trong nền kinh tế 11
  5. - 5 - 1.2.2. Các hình thức hợp đồng dầu khí 12 1.2.2.1. Đặc điểm chung của các Hợp đồng dầu khí 12 1.2.2.2. Các hình thức Hợp đồng dầu khí 13 1.2.2.2.1. Hợp đồng đặc tô nhượng (đặc nhượng) 13 1.2.2.2.2. Hợp đồng liên doanh – (JV) 14 1.2.2.2.3. Hợp đồng phân chia sản phẩm – (PSC) 14 1.2.2.2.4. Hợp đồng điều hành chung – (JOC) 15 1.2.3. Các chính sách khuyến khích đầu tư phổ biến trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới 17 1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT FDI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 19 1.3.1. Trung Quốc 19 1.3.1.1. Chính sách mở cửa và hợp tác 20 1.3.1.2. Chính sách tăng cường và bổ sung năng lực tài chính cho các Công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc bằng cách bổ sung vốn thường xuyên 20 1.3.1.3. Chính sách ưu đãi về thuế 21 1.3.1.4. Chính sách đối với dầu thu hồi chi phí 22 1.3.1.5. Chính sách cổ phần được khống chế của phía tham gia nước ngoài khi khai thác dầu 22 1.3.1.6. Chính sách ngoại hối 22 1.3.2. Indonesia 23 1.3.2.1. Chính sách về thuế và phân chia sản phẩm 23 1.3.2.2. Những thay đổi chính sách và luật pháp của Indonesia 25 1.3.2.3. Chính sách khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ Indonesia 26 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 26 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM 29 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ 29 2.1.1. Tổng quan về hoạt động thăm dò và khai thác Dầu khí của Petrovietnam 29
  6. - 6 - 2.1.1.1. Trước năm 1975 29 2.1.1.2. Giai đọan 1976-1980 30 2.1.1.3. Giai đọan 1981-1988 30 2.1.1.4. Giai đoạn 1988 - tới nay 31 2.1.2. Thành tựu và hạn chế của ngành dầu khí Việt nam 32 2.1.2.1. Thành tựu 32 2.1.2.2. Hạn chế 33 2.1.3. Đặc điểm chung của ngành thăm dò khai thác Dầu khí 33 2.1.4. Quy trình thăm dò khai thác dầu khí 35 2.1.4.1. Giai đoạn tìm kiếm thăm dò 35 2.1.4.2. Giai đoạn phát triển mỏ 36 2.1.4.3. Giai đoạn khai thác 36 2.1.4.4. Giai đoạn hủy mỏ 37 2.1.5. Tiềm năng của ngành thăm dò khai thác Dầu khí 37 2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM 41 2.2.1. Thuế và tác động của thuế đối với thu hút FDI trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí 41 2.2.1.1. Các chính sách thuế 41 2.2.1.2. Nghĩa vụ và thể thức thu nộp thuế đối với hoạt động TDKT dầu khí 44 2.2.1.3. Tác động của thuế đối thu hút FDI trong thời gian qua 46 2.2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm 47 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI THÁC DầU KHÍ TẠI VIỆT NAM 50 2.3.1. Môi trường pháp lý về đầu tư trong hoạt động dầu khí 50 2.3.2. FDI phân bố không đồng đều giữa các bể trầm tích Đệ tam 51 2.3.3. Khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút FDI 51 2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ FDI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ TRONG THỜI GIAN QUA 52 2.4.1. Các mặt tích cực 52 2.4.1.1. Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu 53 2.4.1.2. Tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước và cân đối thu chi ngân sách 54 2.4.1.3. Giải quyết vấn đề việc làm và cải thiện nguồn nhân lực 55
  7. - 7 - 2.4.1.4. Tạo tiền đề phát triển ngành công nghiệp dầu khí 56 2.4.1.5. Tiết kiệm chi phí thăm dò, khai thác 57 2.4.2. Các mặt hạn chế 58 2.4.2.1. Môi trường sinh thái biển bị ô nhiễm 58 2.4.2.2. Quỹ thu dọn mỏ chưa được trích lập 58 2.5. TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ 59 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM 62 3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu thu hút FDI 62 3.1.1. Quan điểm và định hướng về thu hút FDI 62 3.1.2. Mục tiêu về thu hút FDI 64 3.2. Kế hoạch thăm dò khai thác và nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2009-2015 66 3.2.1. Kế hoạch TDKT và nhu cầu vốn của Petrovietnam giai đoạn 2009-2025 66 3.2.1.1. Giai đoạn 2009 – 2015 66 3.2.1.2. Giai đoạn 2016 – 2025 67 3.2.2. Dự kiến tổng nhu cầu vốn cho TDKT giai đoạn 2009-2025 68 3.3 Giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam 69 3.3.1. Bổ sung và hoàn thiện các chính sách về thuế 70 3.3.1.1. Thuế tài nguyên 71 3.3.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 72 3.3.1.3. Thuế xuất khẩu 74 3.3.2. Giải pháp xây dựng quỹ thu dọn mỏ 75 3.3.2.1. Mục đích xây dựng quỹ thu dọn mỏ 75 3.3.2.2. Cơ sở pháp lý hình thành và sử dụng quỹ thu dọn mỏ 75 3.3.2.3. Đề xuất một số phương pháp xây dựng quỹ thu dọn mỏ 75 3.3.3. Tăng tỷ lệ dầu khí thu hồi chi phí 78 3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực 78 3.3.5. Xóa bỏ nghĩa vụ đóng góp tài chính 79 3.3.6. Giải pháp về thăm dò khai thác 80 3.3.7. Giải pháp về Khoa học & Công nghệ 81
  8. - 8 - 3.3.8. Giải pháp về An toàn – Sức khỏe – Môi trường 82 3.3.9. Một số giải pháp khác 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tài liệu tham khảo Phụ lục
  9. - 9 - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WTO : Tổ chức thương mại thế giới ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài NSNN : Ngân sách Nhà nước XK : Xuất khẩu PV : PetroVietnam BOT : Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BTO : Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh BT : Xây dựng - Chuyển giao CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa HĐDK : Hợp đồng dầu khí PSC : Hợp đồng phân chia sản phẩm JOC : Hợp đồng điều hành chung TDKT : Thăm dò khai thác TKTD : Tìm kiếm thăm dò PTKT : Phát triển khai thác TKTD&KT : Tìm kiếm thăm dò và khai thác TDTL : Thăm dò thẩm lượng TKTD&TL : Tìm kiếm thăm dò và thẩm lượng TD&TL : Thăm dò và thẩm lượng MVHN : Miền võng Hà nội GK : Giếng khoan ĐVLGK : Địa vật lý giếng khoan ATSKMT : An toan - Sức khỏe - Môi trường KT-CT : Kinh tế - Chính trị
  10. - 10 - DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Phân chia dầu tại Indonesia 24 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức ký hợp đồng của Indonesia 26 Hình 2.1: Tổng trữ lượng tại chỗ và có thể thu hồi đã phát hiện ở các bể trầm tích Đệ tam Việt Nam. 38 Hình 2.2: Phân bổ tiềm năng dầu khí có khả năng thu hồi chưa phát hiện ở các bể trầm tích Đệ tam Việt Nam. 39 Hình 2.3: Phân bố tiềm năng và trữ lượng dầu khí theo các bể trầm tích Đệ tam Việt Nam 39 Hình 2.4: Sản lượng khai thác dầu và khí giai đoạn 1987-2007 40 Hình 2.5: Thuế đối với hoạt động dầu khí. 45 Hình 2.6: Tổ chức thu thuế hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí 46 Hình 2.7: Vốn đầu tư vào các đề án giai đoạn 1995 – 2007 48 Hình 2.8: So sánh tổng vốn FDI thực hiện trong TDKT DK với tổng vốn FDI thực hiện của cả nước giai đoạn 1994-2007 48 Hình 2.9: So sánh vốn đã đầu tư và vốn đã thu hồi đến năm 2007 49 Hình 2.10: So sánh Vốn đầu tư thực hiện với Ngân sách được duyệt 49 Hình 2.11: So sánh Vốn đầu tư thực hiện với Ngân sách được duyệt 50 Hình 2.12: Doanh thu và vốn đầu tư của các HĐDK đến năm 2007 54 Hình 2.13: Doanh thu xuất khẩu và nộp NSNN các HĐDK đến năm 2007. 55
  11. - 11 - DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Trữ lượng dầu khí đã phát hiện 37 Bảng 2.2: Hiện trạng trữ lượng của các mỏ dầu, khí đang khai thác 41 Bảng 2.3: Biểu thuế tài nguyên đối với dầu thô 42 Bảng 2.4: Biểu thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên 42 Bảng 2.5: Vốn đầu tư vào các Hợp đồng dầu khí giai đoạn 1994-2007 49 Bảng 2.6: Doanh thu và vốn đầu tư vào các Hợp đồng dầu khí đến năm 2007 49 Bảng 2.7: Doanh thu xuất khẩu của các Hợp đồng dầu khí đến 2007 53 Bảng 2.8: Tỷ trọng thuế thu từ dầu thô trong tổng nguồn thu NSNN 55 Bảng 3.1: Dự kiến các mỏ dầu khí đưa vào PTKT giai đoạn 2009-2025 66 Bảng 3.2: Tổng nhu cầu vốn cho TDKT cho giai đoạn 2009-2015 67 Bảng 3.3: Tổng nhu cầu vốn cho TDKT cho giai đoạn 2016-2025 68 Bảng 3.4: Dự báo giá thành TDKT dầu khí giai đoạn 2009-2025 68 Bảng 3.5: Tổng nhu cầu vốn cho TDKT dầu khí giai đoạn 2009-2025 69 Bảng 3.6: Các ưu đãi của Việt Nam so với các nước trong khu vực 70 Bảng 3.7: Biểu thuế suất thuế Tài nguyên 72
  12. - 12 - MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Dầu khí được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, Nghị quyết 15 của Bộ chính trị (khoá VI) đã vạch rõ: “đất nước ta có nguồn tiềm năng dầu khí đáng kể ở thềm lục địa. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải tập trung cố gắng đến mức cao nhất để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng bước đưa dầu khí trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế trong những thập kỷ tới”. Theo Nghị quyết Đại hội IX và Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam, ngành dầu khí Việt Nam phải tiếp tục phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng bộ, hoàn chỉnh, ngang tầm với các nước trong khu vực. Việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và an toàn môi trường dầu khí. Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, Petrovietnam tiếp tục tăng cường cùng các Bộ ngành liên quan kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí đồng thời phát huy nội lực, triển khai nhiều hoạt động dầu khí, kể cả đầu tư ra nước ngoài. Trong bối cảnh đó, việc việc nghiên cứu đề tài “Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam” có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết vì: - Bên cạnh những thành tựu đạt được của ngành dầu khí cần phải tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn nữa góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá. - Dầu khí là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, công nghệ hiện đại. - Thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí ở vùng nước sâu, xa bờ, vùng có điều kiện địa chất khó khăn phức tạp.
  13. - 13 - - Từng bước chuyển các hoạt động dầu khí Việt Nam từ hợp tác nước ngoài và người nước ngoài điều hành dần dần thành Việt Nam tự đầu tư, điều hành và tương lai tiến hành đầu tư ra nước ngoài. - Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy lọc dầu của Việt Nam khi đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn . 2. Mục đích nghiên cứu. - Hệ thống hóa lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Từ những kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. - Rút ra những kết luận làm căn cứ đề xuất hoàn thiện các cơ chế chính sách phù hợp nhằm kích thích đầu tư trong hoạt động dầu khí ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: nghiên cứu khả năng thu hút FDI trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam đưa ra giải pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. - Phạm vi: Nghiên cứu các hợp đồng dầu khí trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành năm 1987 đến nay vẫn còn có hiệu lực. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài bao gồm phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích kinh tế lấy lý luận so với thực tiễn và lấy thực tiễn để làm cơ sở kiến nghị những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài.
  14. - 14 - 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra các giải pháp góp phần vào kích thích đầu tư trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động dầu khí. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo tốt cho các ngành liên quan và đặc biệt là ngành dầu khí Việt Nam thúc đẩy việc khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đúc rút các bài học về ưu đãi và kích thích đầu tư trong các hoạt động dầu khí thông qua việc phân tích các ưu đãi và chính sách khuyến khích đầu tư qua các thời kỳ, có các đề xuất hoàn thiện từng bước môi trường đầu tư tại Việt Nam. Góp phần bổ sung và hoàn thiện theo thời kỳ Luật dầu khí và các bộ luật liên quan đến đầu tư. 6. Bố cục của đề tài. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phụ lục, nội dung của đề tài có ba chương: Chương 1: Lý luận tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam.
  15. - 15 - CHƯƠNG I: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1. Khái niệm. Đầu tư nước ngoài có thể hiểu một cách tổng quát, đó là các hình thức mà nguời nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp bỏ vốn thông qua các loại hình khác nhau đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở một nước khác nhằm thu lợi nhuận thông qua việc tận dụng các lợi thế sẵn có của nước tiếp nhận đầu tư như nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Đối với nhiều quốc gia, FDI được xem là nguồn ngoại lực tài trợ chính cho quá trình phát triển kinh tế. Theo Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Cũng có một hình thức khác được xem là đầu tư trực tiếp khi nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ hoặc từng phần một doanh nghiệp của nước sở tại để kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh. 1.1.1.2. Đặc trưng của FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở thành loại hình hoạt động kinh tế sôi động trên thế giới với những đặc trưng chủ yếu sau: - Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tăng lên qua các năm trong đó các nước phát triển luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, đặc biệt các nước đang phát triển khu vực Châu Á Thái Bình Dương thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất.
  16. - 16 - - Các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới là động lực chủ yếu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu. Các nước này thường chiếm tỷ trọng từ 75%-80% lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. - Chủ thể của FDI chủ yếu là các công ty đa quốc gia. Hiện nay, các công ty đa quốc gia nắm giữ khoảng 90% lượng FDI trên thế giới. Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì FDI sẽ tăng mạnh trên toàn cầu. Các công ty đa quốc gia ngày càng chi phối mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư trực tiếp toàn thế giới. Chiến lược chính của các công ty đa quốc gia là bành chướng mạnh ra nước ngoài bằng cách đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức: lập liên doanh với một hay nhiều đối tác ở các nước tiếp nhận đầu tư, lập các chi nhánh với 100% vốn của công ty, thực hiện các hoạt động hợp nhất và sát nhập - FDI không làm tăng nợ cho nước tiếp nhận đầu tư, trái lại FDI còn tạo điều kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước. - FDI là hình thức chủ yếu trong đầu tư nước ngoài. Nếu ODA và các hình thức đầu tư nước ngoài khác có những hạn chế nhất định, thì FDI lại tỏ ra là hình thức đầu tư có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến về chất trong nền kinh tế, gắn liền với hình thức sản xuất trực tiếp, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu. 1.1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam có các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: • Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư được ký giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân nào mới. • Công ty liên doanh: là hình thức công ty được hình thành với sự tham gia của một hoặc nhiều bên của nước nhận đầu tư và nước đầu tư; cho ra đời một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật của nước nhận đầu tư. • Hình thức công ty 100% vốn nước ngoài: là hình thức công ty hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành
  17. - 17 - lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh; cho ra đời một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật của nước nhận đầu tư. • Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh - Chuyển giao (BOT-Build-Operation- Transfer): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. • Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao – Kinh doanh (BTO): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. • Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cầu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 1.1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vị trí rất quan trọng góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế không chỉ riêng đối với nước tiếp nhận đầu tư mà còn đối với nước xuất khẩu tư bản. Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, hợp tác và phân công lao động quốc tế, hội nhập và cùng phát triển là vấn đề tất yếu. Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản và tiếp nhận đầu tư đều có ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên lợi ích sẽ không thể chia đều, nó chỉ có thể được tận dụng một khi đôi bên đều biết phát huy tốt nhất những lợi thế, hạn chế tối đa những mặt trái và khiếm khuyết. Trên tinh thần đó, để hiểu rõ vai trò và vị trí của FDI nên xem xét tác dụng của nó từ cả hai phía. 1.1.2.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư: 1.1.2.1.1. Các mặt tích cực:
  18. - 18 - - FDI là nguồn vốn quan trọng làm tăng vốn đầu tư, giúp các nước tiếp nhận vốn đầu tư cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu KT - XH, phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. - FDI mang vào nước tiếp nhận đầu tư các kỹ thuật, KH - CN mới cũng như mô hình tổ chức quản lý của các chuyên gia, - FDI là phương thức quan trọng làm tăng kim ngạch xuất khẩu do góp phần vào việc khai thác các lợi thế về tài nguyên, nhân lực nhằm tạo ra những sản phẩm xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu có giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Nhờ có công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. - FDI góp phần vào việc tăng quy mô hoạt động các doanh nghiệp mới lập, các ngành kinh doanh mới, phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở các nước nhận đầu tư. Đây là điều kiện và môi trường tốt nhất để giải quyết tình trạng lao động dư thừa ở các nước chậm phát triển, đồng thời cũng là cơ hội để những người lao động ở nước nhận đầu tư có điều kiện tiếp nhận KH - CN, rèn luyện kỹ năng lao động và năng lực tổ chức quản lý ở một trình độ cao. - FDI còn mang lại lợi ích khác cho nước tiếp nhận đầu tư như: góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ các khoản thuế và thu lợi nhuận; chuyển đổi cơ cấu kinh tế; mở thêm một số ngành dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - FDI tạo ra một lượng hàng xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ góp phần hỗ trợ cán cân thanh toán, sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh quá trình hội nhập, hợp tác giữa nước tiếp nhận đầu tư với các nước khác trên thế giới. Nguồn lực quan trọng này chính là nhân tố bảo đảm cho các nước chậm và đang phát triển có điều kiện thu ngắn cách biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Thực tiễn cho thấy, không ở đâu có điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại và phương thức quản lý có hiệu quả bằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  19. - 19 - - FDI tạo nên sức ép cạnh tranh trên thị trường ở 2 mặt: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm cho đối thủ cạnh tranh suy yếu hơn có nguy cơ bị thu hẹp thị phần, làm giảm sản xuất, thậm chí rút lui khỏi thị trường. Chính sự cạnh tranh lại kích thích các đối thủ đầu tư đổi mới vươn lên đứng vững trên thị trường, từ đó năng lực sản xuất được cải thiện. - FDI giúp chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước; giúp liên kết từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước để sản xuất sản phẩm mới; giúp lưu chuyển lao động từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang các doanh nghiệp trong nước. Như vậy, từ sự phân tích trên cho thấy rằng việc tiếp nhận FDI là lợi thế rõ nét giúp các nước phát triển sau có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nguồn vốn này dù quan trọng đến đâu cũng không thể đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của một quốc gia. Mặt khác, FDI cũng có những mặt trái, hạn chế nhất định. Đây là vấn đề cần được xem xét đầy đủ trong quá trình thu hút FDI. Nếu không, lợi ích thu được sẽ không bù lại được những thiệt hại mà nó gây ra. 1.1.2.1.2. Các mặt hạn chế: - Nguồn vốn FDI chủ yếu do các công ty đa quốc gia chi phối. Vì vậy các nước tiếp nhận phải phụ thuộc vào vốn, công nghệ, thị trường và hệ thống mạng lưới tiêu thụ của các nước xuất khẩu tư bản. Nếu các nước tiếp nhận đầu tư chỉ biết dựa vào nguồn vốn FDI mà không chú trọng đúng mức đến việc khai thác các nguồn vốn đầu tư khác từ nội lực của nền kinh tế thì nguy cơ lệ thuộc và mất độc lập về kinh tế là khó tránh khỏi. Các công ty đa quốc gia có thể dùng quyền lực kinh tế của mình gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình KT - XH của nước chủ nhà. - Mục tiêu của bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều muốn thu hồi vốn nhanh và có được lợi nhuận nhiều. Do đó việc chuyển giao công nghệ cũng cơ bản nhằm hai mục đích này. Có hai khuynh hướng thường xảy ra: + Đưa các thiết bị công nghệ hiện đại vào nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận nhanh mà không tính đến chất lượng và số lượng lao động hiện có của nước sở tại. Kết quả là mặc dù tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, có thêm nhiều ngành nghề mới nhưng người lao động vẫn thiếu việc làm, số lao động dư thừa vẫn không được giải quyết.
  20. - 20 - + Tận dụng các công nghệ đã cũ, lạc hậu chuyển giao cho các nước nhận đầu tư. Do máy móc thiết bị lạc hậu nên chi phí sản xuất lớn, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh thấp, nhóm các nước thuộc dạng này khó có thể đuổi kịp các nước phát triển. Đó là chưa tính đến các tác hại khác như ô nhiễm môi trường, không có điều kiện tiếp nhận KH - CN và đào tạo nguồn nhân lực hiện đại. Bên cạnh đó, do ưu thế về vốn, công nghệ hiện đại, thị trường, trình độ tổ chức quản lý, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, các nước xuất khẩu tư bản hoàn toàn có đủ điều kiện để giành thế chủ động trong sản xuất kinh doanh ngay tại nước tiếp nhận đầu tư. Do đó bằng con đường cạnh tranh hợp quy luật, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể thôn tính các công ty nội địa là một thực tế. Dĩ nhiên đó là một thực tế với điều kiện các công ty nội địa tự đánh mất chính mình. Ngoài ra, ảnh hưởng của FDI đối với cán cân thanh toán là một vấn đề rất được chú trọng. Thông thường Nhà nước sở tại rất khó kiểm soát được giao dịch ngoại thương của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bởi vì hầu hết các giao dịch này là giao dịch nội bộ công ty của các tập đoàn tư bản đa quốc gia. Nhờ giao dịch trong nội bộ, các công ty này có thể định giá các sản phẩm do mình sản xuất ra hoặc các nguồn đầu tư theo mức giá có lợi nhất cho họ nhằm để trốn thuế hoặc né tránh sự kiểm soát của Nhà nước sở tại. Đặc điểm này đã khiến các nước tiếp nhận đầu tư khó có khả năng kiểm soát nguồn ngoại tệ để duy trì và làm chủ cán cân thanh toán, gây trở ngại cho việc thu hút vốn FDI, giảm tác động tích cực của FDI lên cán cân thanh toán của nước chủ nhà. Như vậy đối với các nước tiếp nhận đầu tư, tác dụng của FDI phải được nhìn nhận thấu đáo trên cả hai mặt biểu hiện của nó. Những mặt trái của FDI hoàn toàn không có nghĩa là phủ nhận những lợi thế cơ bản của nó mà chỉ lưu ý rằng không nên hy vọng quá nhiều vào FDI và cần phải có những chính sách hợp lý, những biện pháp quản lý hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Bởi vì mức độ thiệt hại mà FDI gây ra cho nước chủ nhà nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, năng lực, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của nước nhận đầu tư. 1.1.2.2. Đối với nước xuất khẩu tư bản.
  21. - 21 - Nhờ xuất khẩu tư bản, các công ty đa quốc gia có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách khai thác tối đa những lợi thế về nhân lực, tài nguyên ở các nước tiếp nhận đầu tư để giảm giá thành, tìm kiếm lợi nhuận cao. Đầu tư vốn ra nước ngoài giúp các công ty đa quốc gia mở rộng sản xuất sang nhiều nước, nhằm tránh những bất lợi về kinh tế và chính trị trong nước mình (phân tán vốn để tránh những rủi ro), đồng thời tận dụng lợi thế của nước khác để phân công lại lao động theo hướng có lợi nhất cho các công ty trong hệ thống tập đoàn tư bản đa quốc gia. Tạo môi trường mới để cạnh tranh, thúc đẩy và mở rộng sản xuất. Tận dụng cơ chế hoạt động đầu tư của mỗi quốc gia khác nhau để thực hiện việc chuyển giá, tránh mức thuế cao nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, ổn định và duy trì sản xuất ở một trình độ cao, trong đó đáng chú ý là khai thác được nguyên liệu giá rẻ từ các nước tiếp nhận đầu tư. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang nhiều quốc gia nhằm khẳng định sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín về chính trị trên trường quốc tế. Tuy nhiên, xuất khẩu tư bản cũng có những rủi ro nhất định, trước hết là khả năng kiểm soát và quản lý nguồn vốn trước những biến động CT - XH ở các nước tiếp nhận đầu tư. Mặt khác, các nước xuất khẩu tư bản cũng phải đối phó với những hạn chế về năng lực quản lý, hệ thống chính sách và pháp luật chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, đội ngũ công nhân trình độ thấp, quy hoạch dàn trải thiếu khoa học của nước sở tại. Tất cả những biểu hiện trên đều tạo ra những trở ngại nhất định cho các nhà đầu tư. 1.1.3. Điều kiện cơ bản thu hút vốn FDI. 1.1.3.1. Ổn định chính trị - xã hội. Sự ổn định chính trị xã hội tạo ra môi trường thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh, tác động lớn đến việc thu hút đầu tư và tạo ra lợi nhuận. Trong môi trường đó, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu lâu dài và hợp pháp tài sản của họ. Từ đó làm an lòng nhà đầu tư, để họ có thể yên tâm tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và khai thác dự án đầu tư một cách có hiệu quả nhất. Mức độ an tâm của các nhà kinh doanh được cũng cố thông qua sự đánh giá về rủi ro chính trị. Các nhà kinh doanh thường đánh giá mức độ rủi ro chính trị theo 4 dạng chủ yếu sau: sự mất ổn định trong nước; sự xung đột với nước ngoài; xu thế
  22. - 22 - chính trị và xu hướng kinh tế. Tình trạng bất ổn về chính trị bằng việc thay đổi Chính phủ cũng có thể cản trở đầu tư, nếu nó dẫn đến một hệ thống chính sách và biện pháp khuyến khích không ổn định. Đặc biệt rất dễ có một tác động bất lợi đối với đầu tư, nếu sự thay đổi Chính phủ bao gồm cả việc thay đổi các luật cơ bản như: Luật đầu tư, quyền sở hữu tài sản, Luật thuế và nhất là nếu sự thay đổi chính trị đó làm tăng các rủi ro tài sản bị tịch thu bổ sung vào công quỹ. Bảo đảm ổn định xã hội thực chất là tạo ra môi trường văn hóa – xã hội thuận lợi cho họat động của các nhà đầu tư, đó là một bộ phận cấu thành hệ thống hạ tầng xã hội. Có nghĩa là, Nhà nước giải quyết những vấn đề xã hội theo hướng tích cực, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế hoạt động có hiệu quả. Những vấn đề xã hội mà Nhà nước cần quan tâm như vấn đề dân số, việc làm, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, xóa bỏ những tệ nạn xã hội, thái độ lao động, đạo đức kinh doanh và bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục. 1.1.3.2. Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Duy trì ổn định chính sách kinh tế vĩ mô là giảm những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế và khuyến khích tăng trưởng bền vững lâu dài, góp phần tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Trong việc duy trì ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, yếu tố hàng đầu là ổn định tiền tệ mà biểu hiện là sự ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định giá cả, lãi suất , . nhằm giảm tính bấp bênh trong đầu tư, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố tác động đến môi trường kinh tế vĩ mô của quốc gia là các yếu tố như mức tổng cầu, thu nhập, lạm phát. Đây là những yếu tố quan trọng đánh giá sự thành công hay thất bại của dự án đầu tư. Các biến số này sẽ có tác động mang tính hệ thống đối với tất cả các nhà đầu tư. Mặt khác, trong số những yếu tố quyết định mức cầu của tổng mức đầu tư, trong một chừng mực nào đó, những quyết định của nhà đầu tư này lại tuỳ thuộc vào những quyết định có thể có của những nhà đầu tư khác. Do đó, bất cứ một sự không ổn định nào trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến sự biến động đầu tư khả dĩ có tính bất ổn và hay bị tác động của những tư tưởng lạc quan hay bi quan. Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô là điều tiên quyết cho việc tính toán kinh doanh của các nhà đầu tư, tạo niềm tin vào tương lai, đồng thời tránh khỏi những cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra.
  23. - 23 - Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô với thể chế ổn định và mức thuế hợp lý sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư dự đoán chính xác lợi tức triển vọng, giảm tính bấp bênh khả dĩ của đầu tư. Điều này là yếu tố bảo đảm và khuyến khích thu hút tốt các nguồn vốn đầu tư. 1.1.3.3. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư thỏa đáng, đồng bộ và minh bạch. Các quốc gia thường dùng nhiều công cụ khác nhau để tác động đến tổng mức đầu tư, đến sự phân phối đầu tư giữa các khu vực, các loại tài sản và theo thời gian bằng cách tác động đến tỷ suất sinh lợi của vốn. Để cho các nhà đầu tư có khả năng đáp ứng được những yêu cầu hoạt động đã đề ra, phần lớn các nước nhận đầu tư đều có những biện pháp tích cực như khuyến khích thuế, cho độc quyền ở thị trường nội địa, Sự cho phép độc quyền đối với thị trường nội địa dành cho các nhà đầu tư nước ngoài đã làm tăng khuyến khích đầu tư. Từ lâu nó đã được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu ở các nước kém phát triển quan tâm tìm kiếm. Nhưng thế độc quyền lại không gây được sức ép buộc các công ty đa quốc gia phải hạ thấp giá cả và nâng cao chất lượng. Hơn nữa, vì độc quyền làm giá cả trong nước và lợi nhuận tăng lên, do đó tạo nên sự chuyển dịch trực tiếp lợi ích từ người tiêu dùng của các nước kém phát triển đến các nhà đầu tư. Các trường hợp ưu đãi bằng thuế là biện pháp khuyến khích thường gặp nhất. Chúng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau: thuế suất ưu đãi cho một số loại đầu tư nào đó, miễn và giảm thuế có thời hạn, cho phép khấu hao nhanh, hoàn thuế, . Trên thực tế, ở các nước đang phát triển, những biện pháp khuyến khích đầu tư có hiệu quả rất hạn chế do sự hạn chế của hệ thống quản lý thuế và còn do những biến dạng thị trường như việc phân phối tín dụng hay sự can thiệp của hệ thống quản lý hành chính vào việc phân bổ ngoại tệ. Các biện pháp ưu đãi bằng thuế có thể ảnh hưởng đến sự phân bổ các khoản lợi ích đặc biệt nhờ độc quyền hơn là ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, do đó thường có hiệu quả thấp. Mặt khác, thật khó xác định và đo lường được mức chênh lệch giữa suất sinh lợi của đầu tư cá biệt và suất sinh lợi của đầu tư xã hội để lý giải cho những ưu đãi bằng thuế. Do vậy, việc thực hiện bất kỳ biện pháp khuyến khích bằng thuế nào
  24. - 24 - cũng gây ra những gánh nặng rất lớn cho hệ thống quản lý thuế. Các biện pháp ưu đãi bằng thuế sẽ khiến cho những đối tượng có thể hưởng lợi sẽ ra sức vận động hành lang để có lợi cho mình. Sự thất thu thuế tiềm ẩn trong các biện pháp khuyến khích có một chi phí cơ hội rõ ràng. Những nổ lực nhằm hoàn chỉnh hệ thống thuế nhằm hướng dẫn sự phân bổ các nguồn lực có thể dẫn đến những biến dạng lớn mang tính hệ thống. Do đó, tính ổn định và có thể dự báo được của chế độ thuế là điều kiện tiên quyết cho tính hiệu quả của biện pháp khuyến khích đầu tư. 1.1.3.4. Môi trường thể chế ổn định. Chính phủ có một vai trò quyết định trong việc xây dựng và duy trì một môi trường kinh tế lành mạnh. Chính phủ phải đảm bảo luật pháp và trật tự thực thi các hợp đồng và định hướng những điều tiết của nó để hỗ trợ cạnh tranh và đổi mới. Quan trọng nhất là Chính phủ phải đảm bảo môi trường thể chế ổn định thông qua ổn định hệ thống pháp luật và đảm bảo thực thi có hiệu quả, nhằm giúp cho nhà đầu tư an tâm và tính toán được hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, trong các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi thì những yếu tố quyết định khác cũng có vai trò cực kỳ quan trọng. Những yếu tố đó là: việc thi hành luật các quyền sở hữu tài sản, việc loại bỏ các quy định quản lý không cần thiết để đảm bảo một môi trường đầu tư ổn định. Tầm quan trọng của các quyền sở hữu tài sản đối với đầu tư đã được xác lập, quyền sở hữu tài sản cần phải được đảm bảo thực thi một cách có hiệu quả thông qua hệ thống tư pháp. Nạn quan liêu, tham những là một vấn đề nan giải đối với các dự án đầu tư. Bởi vì việc thực hiện dự án có thể bao gồm nhiều thủ tục hành chính, nhất là những nền kinh tế còn nhiều quy định quản lý chưa ổn định và hoàn chỉnh. Nạn tham nhũng làm tăng chi phí kinh doanh dẫn đến đầu tư kém hiệu quả. Do đó, việc loại bỏ các quy định quản lý không cần thiết, cải cách hành chính để giảm tham nhũng sẽ thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng. Sự phân phối thu nhập ảnh hưởng đến việc tích lũy vốn bằng cách ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách công cộng và mức độ ổn định CT - XH. Một sự phân phối thu nhập không đồng đều có thể kích thích các đòi hỏi của công nhân và tạo sự tranh chấp về lao động, làm tăng mức độ xung đột về chính trị và thậm chí dẫn đến bất ổn về ngân sách và kinh tế, cản trở đầu tư và tăng trưởng.
  25. - 25 - 1.1.3.5. Bảo đảm cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển KT - XH và thu hút đầu tư. Cơ sở hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất kỹ thuật, các công trình và các phương tiện tồn tại trên một lãnh thổ nhất định được dùng làm điều kiện sản xuất và điều kiện sinh hoạt. Nó đảm bảo cho sự vận hành liên tục, thông suốt các luồng của cải vật chất, các luồng thông tin và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống. Để thúc đẩy thu hút FDI cần tạo ra một cơ chế chính sách và định chế có tính chất hỗ trợ, bao gồm: các thành phần của sự ổn định chính trị xã hội, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, tạo ra môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí thấp, môi trường thể chế ổn định để đảm bảo sự đồng tâm nhất trí của xã hội và một bảo đảm cơ sở hạ tầng cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế. 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DẦU KHÍ. 1.2.1. Dầu khí và vai trò của dầu khí trong nền kinh tế. 1.2.1.1. Dầu khí. Theo điều 3 của luật dầu khí ban hành ngày 19/7/1993 định nghĩa: Dầu khí là là dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên kể cả sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không kể than, đá phiến sét hoặc các khoáng sản khác có thể chiết suất được dầu. Dầu thô là hydrocarbon ở thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt, ozokerite và hydrocarbon lỏng thu được từ khí thiên nhiên bằng phương pháp ngưng tụ hoặc chiết suất. Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocarbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan, bao gồm cả khí ẩm, khí khô, khí đầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết suất hydrocarbon lỏng từ khí ẩm. 1.2.1.2. Vai trò của dầu khí trong nền kinh tế. Dầu khí đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn cầu, thu nhập về dầu khí chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế của nước sản xuất cũng như sở hữu nguồn thu nhập từ dầu mỏ. So với các loại năng lượng khác, dầu khí vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới. Nhiều cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu liên quan đến việc kiểm soát, cạnh
  26. - 26 - tranh nguồn năng lượng và giá cả của dầu khí. Đối với bất cứ quốc gia nào, cung cấp năng lượng an toàn và ổn định là một trong những nhân tố tính toán ngoại giao quan trọng nhất. Bởi vì, vấn đề này không chỉ liên quan tới việc bảo đảm sức sản xuất và sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế mà còn liên quan trực tiếp tới vấn đề an ninh quốc gia. Đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của dầu khí càng trở nên quan trọng trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, dầu khí đóng vai trò rất đáng kể vào ngân sách quốc gia với việc sản lượng không ngừng tăng và giá dầu tương đối cao trong những năm gần đây. Việc thăm dò và khai thác dầu khí có hiệu quả những năm qua và đặc biệt là phát hiện ra tầng dầu trong móng đá của mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng cùng các mỏ tương tự đã đóng lớn cho sự nghiệp dầu khí Việt Nam và thế giới, làm thay đổi tầm nhìn và xây dựng một phương thức đầu tư mới trong chiến lược chung của đất nước và là điều kiện quan trọng để thúc đẩy và hấp dẫn các nhà đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí luôn đóng vai trò chủ đạo trong nguồn thu NSNN và luôn giữ vị trí số một giúp ổn định thu chi NSNN, cải thiện cán cân thanh toán. 1.2.2. Các hình thức hợp đồng dầu khí. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách mở nền kinh tế, trên cơ sở Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật dầu khí năm 1993 và sửa đổi năm 2000 và các văn bản pháp lý được ban hành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đẩy mạnh công tác gọi vốn đầu tư nước ngoài thông qua các Hợp đồng dầu khí. Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ký 57 hợp đồng dầu khí, có 31 hợp đồng đang còn có hiệu lực và đã thành công trong việc tìm kiếm thăm dò và sản xuất dâu khí bởi các tập đoàn và công ty dầu khí quốc tế như BP (Anh) ConocoPhillips (Mỹ), Nippon Oil, Idemitsu (Nhật), Petronas Caligari (Malaysia) KNOC (Hàn Quốc) dưới nhiều hình thức hợp đồng dầu khí khác nhau. 1.2.2.1. Đặc điểm chung của các Hợp đồng dầu khí. Hợp đồng dầu khí được ký giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) đại diện nước chủ nhà có mỏ dầu khí với Tổng Công ty Thăm dò
  27. - 27 - Khai thác Dầu khí (PVEP) đại diện cho bên Việt Nam quản lý, giám sát các hoạt động dầu khí và các Bên nước ngoài khác. Hợp đồng dầu khí không quy định giá trị hợp đồng mà thay vào đó là cam kết công việc tối thiểu và nghĩa vụ tài chính tối thiểu vì tính chất đặc thù của ngành dầu khí đòi hỏi công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, rủi ro cao. Thời hạn của Hợp đồng dầu khí thường là hai lăm (25) năm đối với dầu hoặc 30 năm đối với khí, trừ phi bị chấm dứt sớm hơn theo các quy định của Hợp đồng như không có phát hiện thương mại Bên Việt Nam không phải góp vốn phần tham gia của mình trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò. Các bên nước ngoài sẽ ứng trước vốn của mình góp cho phần của bên Việt Nam trong giai đoạn này. Sau khi kết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dò nếu không có Phát hiện dầu khí thương mại thì bên Việt Nam không phải hoàn trả lại phần vốn góp này cho các bên nước ngoài mà các bên nước ngoài phải tự chịu rủi ro cho phần vốn góp này, còn nếu có Phát hiện thương mại thì bên Việt Nam sẽ hoàn trả cho các bên nước ngoài toàn bộ phần vốn góp này bằng sản phẩm/khí thu hồi chi phí trong giai đoạn khai thác mà không phải chịu bất kỳ một khoản chi phí lãi vay nào. Các bên thỏa thuận giao công việc thực thi, điều hành hoạt động dầu khí quy định theo hợp đồng cho Nhà điều hành (Petroleum Operator). Nhà điều hành thực thi các công việc đưới sự thỏa thuân chỉ đạo, giám sát của Ủy ban Quản Lý đuợc thành lập theo một Thỏa thuận Điều hành chung (JOA) do các bên ký kết để quy định việc tham gia góp vốn, quản lý , giám sát việc điều hành họat động dầu khí, thực thi ngân sách chi tiêu hoạt động dầu khí của Nhà điều hành. Các bên tham gia Hợp đồng cùng tiến hành thăm dò khai thác dầu khí trên cơ sở các điều khoản quy định trong Hợp đồng đã ký kết trong đó quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. 1.2.2.2. Các hình thức Hợp đồng dầu khí. 1.2.2.2.1. Hợp đồng đặc tô nhượng (đặc nhượng) Dạng hợp đồng dầu khí đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam là hợp đồng tô nhượng mà chính quyền Sài Gòn trước đây ký ( trước 1975) với các công ty Pecten, Mobil, Esso và Marathon để tiến hành các hoạt động dầu khí ở ngòai khơi miền Nam Việt Nam.
  28. - 28 - Hợp đồng được quy định chi tiết và chặt chẽ về quyền sở hữu quốc gia về dầu khí, quyền tìm kiếm thăm dò và khai thác, các loại thuế và các khoản thu khác nằm trong cơ chế tài chính mang tính cố định và chi tiết. Nhà đầu tư chỉ được chọn lựa và quyết định mà không được quyền đòi hỏi hoặc tham gia đàm phán, trong trường hợp chấp nhận đầu tư và được chấp thuận, nhà đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, được quyền tiến hành mọi công việc của mình hoạt động trên diện tích được cho phép và hoạt động. 1.2.2.2.2. Hợp đồng liên doanh – (JV) Hợp đồng liên doanh được ký kết dưới dạng Hiệp định liên Chính phủ, dạng hợp đồng này được áp dụng trong giai đoạn Việt Nam bị bao vây cấm vận kinh tế phải đầu tư và thực hiện mọi công đoạn từ xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, xây lắp công trình biển, khoan thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu. Mô hình hợp đồng này ra đời trong giai đoạn trước khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hình thức này mang tính đặc biệt trong ngành dầu khí đó là Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro. 1.2.2.2.3. Hợp đồng phân chia sản phẩm – (PSC) Đây là hợp đồng được ký giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) đại diện nước chủ nhà có mỏ dầu khí với Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đại diện cho bên Việt Nam quản lý, giám sát các hoạt động dầu khí và các Nhà đầu tư nước ngoài để tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam trên cơ sở quy định về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên mà không thành lập một pháp nhân mới. Đặc điểm của hình thức này: - Không thành lập pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một pháp nhân mới. - Các Bên thỏa thuận giao công việc thực thi, điều hành họat động dầu khí quy định theo hợp đồng cho một Bên đối tác mạnh về tài chính, giàu kinh nghiệm kỹ thuật dầu khí thực hiện, gọi là Nhà điều hành (Operator). Nhà điều hành thực thi các công việc dưới sự thỏa thuận chỉ đạo, giám sát của Ủy ban Quản Lý đuợc thành lập theo một Thỏa Thuận Điều hành chung (JOA) do các bên ký kết để qui định việc tham
  29. - 29 - gia góp vốn, quản lý, giám sát việc điều hành họat động dầu khí, thực thi ngân sách chi tiêu họat động dầu khí của Nhà điều hành. - Nhà điều hành sẽ tiến hành gọi vốn các bên không điều hành (Non- operator) trên cở sở nhu cầu chi tiêu hàng tháng theo tỷ lệ tham gia góp vốn quy định trong hợp đồng ngoại trừ giai đoạn thăm dò thì các bên nước ngoài sẽ góp vốn thay cho bên Việt Nam. - Các bên tham gia chia nhau sản phẩm cuối cùng là dầu thô, Nhà điều hành không phải hạch tóan doanh thu, lãi lỗ của dự án mà sản lượng khai thác được tính bằng dầu thu hồi chi phí và dầu lãi. - PetroVietnam được chia một phần dầu lãi sau với tư cách nước chủ nhà, phần còn lại được chia đều cho các bên tham gia theo tỷ lệ tham gia góp vốn. - PetroVietnam thay mặt các bên thực hiện toàn bộ nghĩa vụ NSNN với Chính phủ Việt Nam. - Phần của phía Chính phủ Việt Nam thu được là dầu lãi nước chủ nhà và các khoản thuế. 1.2.2.2.4. Hợp đồng điều hành chung – (JOC) Đây là hợp đồng được ký giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) đại diện nước chủ nhà có mỏ dầu khí với Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đại diện cho bên Việt Nam quản lý, giám sát các hoạt động dầu khí và các Nhà đầu tư nước ngoài để tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam trong đó quy định về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trên cơ sở thành lập một công ty điều hành chung. Năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã cho phép áp dụng hình thức hợp đồng hợp tác mới trong lĩnh vực dầu khí gần giống với hợp đồng liên doanh gọi là Hợp đồng điều hành chung (JOC). Bản chất của JOC là một dạng PSC mở rộng, được áp dụng cho các dự án tìm kiếm thăm dò trên cơ sở các bên tham gia hợp đồng cùng hợp tác trong công việc. Hình thức hợp tác này được đại diện bởi một Công ty Điều hành Chung gọi là “Nhà điều hành”- một pháp nhân của Việt Nam thay mặt cho các bên tham gia trong hợp đồng. Đặc điểm của hình thức này:
  30. - 30 - - Thành lập một pháp nhân mới. Đó là công ty điều hành chung được thành lập để đại diện cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí và thực hiện quyền, nghĩa vụ trong phạm vi được ủy quyền theo thỏa thuận về điều hành chung và tuân thủ các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam. Công ty điều hành chung là một công ty trách nhiệm hữu hạn có mục đích đặc biệt, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân Việt Nam. - Công ty điều hành chung được thành lập với cơ cấu tổ chức và các vị trí chức vụ được quy định cụ thể trong hợp đồng cho từng giai đoạn cụ thể. Nhân sự của Công ty điều hành chung là người biệt phái của các bên tham gia hợp đồng. - Các Bên thỏa thuận giao công việc thực thi, điều hành họat động dầu khí quy định theo hợp đồng cho công ty điều hành chung thực hiện. Công ty điều hành chung thực thi các công việc dưới sự thỏa thuận chỉ đạo, giám sát của Ủy ban Quản Lý đuợc thành lập theo một Thỏa Thuận Điều hành chung (JOA) do các bên ký kết để quy định việc tham gia góp vốn, quản lý, giám sát việc điều hành họat động dầu khí, thực thi ngân sách chi tiêu họat động dầu khí của Công ty điều hành chung. - Công ty điều hành chung sẽ tiến hành gọi vốn các bên tham gia hợp đồng trên cở sở nhu cầu chi tiêu hàng tháng theo tỷ lệ tham gia góp vốn quy định trong hợp đồng ngoại trừ giai đoạn thăm dò thì các bên nước ngoài sẽ góp vốn thay cho bên Việt Nam. - Các bên tham gia chia nhau sản phẩm cuối cùng là dầu thô, Công ty điều hành chung không phải hạch tóan doanh thu, lãi lỗ của dự án mà sản lượng khai thác được tính bằng dầu thu hồi chi phí và dầu lãi. - PetroVietnam không được chia một phần dầu lãi sau thuế với tư cách nước chủ nhà, mà toàn bộ dầu lãi được chia đều cho các bên tham gia theo tỷ lệ tham gia góp vốn. - Các bên tham gia hợp đồng tự thực hiện toàn bộ nghĩa vụ NSNN với Chính phủ Việt Nam. - Phần thu của phía Chính phủ Việt Nam thu được là các khoản thuế, không có phần dầu lãi của nước chủ nhà.
  31. - 31 - 1.2.3. Các chính sách khuyến khích đầu tư phổ biến trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước như Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam – 1992 đã nêu. Các hình thức khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ đối với các nhà thầu thăm dò khai thác dầu khí bao gồm biện pháp về kinh tế, tài chính, thuế được ban hành theo từng nhóm và được gọi là ưu đãi cả gói, trong đó bao gồm các yếu tố sau đây mà tùy từng quốc gia áp dụng nhằm kích thia1ch đầu tư: • Thang dầu khí đầu tiên: Tức là một tỷ lệ nhất định của sản lượng khai thác trước khi trừ đi chi phí thu hồi được chia giữa nhà thầu và chính phủ. Việc quy định tỷ lệ này cao hay thấp cũng phản ánh chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi của phần lớn các chính phủ đối với thăm dò và khai thác dầu khí. • Việc chia lãi: Sản lượng dầu khai thác được sau khi trừ đi thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu và dầu thu hồi chi phí đầu tư, còn lại là phần dầu lãi được chia giữa nhà thầu và chính phủ theo tỷ lệ quy định cố định trong hợp đồng dầu khí. Tỷ lệ lãi chia phản ánh kết quả cuối cùng lợi ích các bên tham gia hoạt động dầu khí và nước chủ nhà đồng thời thể hiện sự khuyến khích, ưu đãi hay không đối với nhà thầu/nhà đầu tư. • Tin dụng đầu tư thông qua hợp đồng dầu khí: Chính phủ cho phép nhà thầu được thu hồi chi phí vượt trên mức chi phí đầu tư thực tế với một tỷ lệ nhất định. Giả sử nếu mức tính dụng đầu tư là 20%, nhà thầu đầu tư chi phí đầu tư là 20 triệu USD thì được phép thu hồi đến 24 triệu USD khi có sản phẩm khai thác. Mức tín dụng đầu tư được quy định cụ thể đối với từng loại diện tích tìm kiếm, thăm dò và khai thác tùy thuộc vào mức độ khó khăn của việc tiến hành công việc và nó thể hiện sự khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước dành cho nhà thầu đầu tư thăm dò, khai thác tại các vùng diện tích đó. Chính sách dầu thu hồi chi phí rất quan trọng trong các quyết định đầu tư, nhiều trường hợp nhà đầu tư được thu hồi với tỷ lệ cao tùy thuộc vào tính chất và
  32. - 32 - điều kiện của hợp đồng. Nhiều nước còn cho phép các nhà thầu tìm kiếm, thăm dò dầu khí không phát hiện ra dầu khí thì được bảo lưu chi phí có thời hạn để trong trường hợp tiếp tục thăm dò mà có phát hiện thương mại thì sẽ được hoàn chi phí mà trược đây họ đã bỏ ra. • Tính thương mại của hợp đồng dầu khí: ngoài các tiêu chuẩn khác, còn có tiêu chuẩn là Chính phủ phải thu được một tỷ lệ tối thiểu trên tổng doanh thu. Nếu thu dưới tỷ lệ đó là không mang tính thương mại. Việc quy định tỷ lệ này thấp đi trong hợp đồng cũng chính là một ưu đãi dành cho các nhà thầu hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. • Giá nghĩa vụ với thị trường nội địa: Chính phủ quy định giá bán nghĩa vụ đối với thị trường nội địa thấp hơn so với giá xuất khẩu, nhằm để mọi người dân đều được hưởng lợi từ nguồn dầu khí quốc gia. Việc Chính phủ quy định nâng dần mức giá nghĩa vụ đối với thị trường nội địa là một ưu đãi đối với nhà đầu thầu thăm dò khai thác dầu khí. • Việc mở cửa hợp tác: Một số nước lại đặc biệt coi trọng mở cửa hợp tác thể hiện rõ nhất ở những nước mới chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế cũ sang cơ chế cơ chế thị trường như Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Hình thức thông qua như mở rộng việc đấu thầu quốc tế có các định chế, cơ chế bảo đảm cho nhà đầu tư tự do chuyển vốn, . • Tăng cường bổ sung năng lực tài chính cho các công ty dầu trong nước: nhằm tạo ra các tập đoàn dầu khí mạnh có thể đảm đương các công việc dầu khí tự lực và nhanh chóng làm chủ công nghệ và sản xuất. Chính sách cụ thể là ngoài việc nhà nước đảm bảo về mặt tài chính, tín dụng thì các khoản thu khác từ các hoạt động dịch vụ và khai thác tự lực sẽ được bổ sung nguồn tái đầu tư. • Các chính sách ưu đãi thuế quan: khi nhập hoặc tái xuất vật tư thiết bị hoặc không bị đánh thuế khi chuyển vốn về nước. • Quy định tỷ lệ cổ phần của các công ty trong nước: nhằm đạt được ưu thế trong việc quản lý và định đoạt được những vấn đề khó khăn khi không thống nhất được các quyết định khó khăn trong hội đồng quản lý. • Các chính sách về ngoại hối: được tự do chuyển đổi ngoại tệ để đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài.
  33. - 33 - • Chính sách khai thác chung: thể hiện trong việc cùng nhau khai thác những lô dầu mà các nước đang tranh chấp, các diện tích chồng lấn . 1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT FDI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM. Hiện nay trên thế giới tại nhiều nước đang gặp những điều kiện hết sức khó khăn trong hoạt động dầu khí, ngay cả những nước xung quanh Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia cũng phải tính đến cuộc chạy đua khi bước vào những năm đầu của thế kỷ 21. Nghiên cứu các chính sách và cơ chế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các hoạt động dầu khí của một số nước để so sánh với các chính sách đầu tư, khuyến khích đầu tư và kích thích đầu tư của Việt Nam qua từng thời kỳ nhằm có những đề xuất hợp lý phù hợp với những điều kiện của Việt Nam. 1.3.1.Trung Quốc. Thu hút FDI là hình thức chủ yếu của Trung Quốc tham gia vào phân công ngành nghề quốc tế bắt đầu từ lĩnh vực đầu tư trực tiếp quốc tế. Có thể nói nếu không có FDI đổ vào Trung Quốc thì sẽ không có cục diện phân công ngành nghề quốc tế hiện nay ở Trung Quốc, cũng không có địa vị kinh tế của Trung Quốc trong phân công ngành nghề quốc tế. Từ năm 1993, với mức tăng trưởng cao nhất thế giới, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ, bình quân mỗi năm tăng 7%. Năm 2005, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, trong khi sản lượng dầu mỏ chỉ duy trì ở mức 150 triệu tấn đáp ứng chỉ một nửa nhu cầu. Các giếng Đại Khánh, Thắng Lợi đã khai thác từ nhiều năm đã bước vào giai đoạn hậu kỳ, các giếng phía Tây như Tháp Lý Mục do tầnc chứa dầu sâu 3000-4000m nên giá thành cao, chính vì vậy mà Trung Quốc đã có những chính sách năng lượng rất rõ. Trung Quốc bắt đầu về hợp tác đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí từ năm 1979. Năm 1982 Quốc Vụ Viện mới ban hành Quy chế về hợp tác khai thác dầu khí ngoài khơi với các công ty dầu khí nước ngoài, năm 1986 ban hành Luật khoáng sản. Hoạt động về hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí được đẩy mạnh trên cả đất liền và ngoài biển và phát triển mạnh nhất từ năm 1993.
  34. - 34 - Trung Quốc hiện có 2 Tổng công ty thực hiện việc thăm dò và khai thác dầu khí gồm Tổng công ty dầu khí quốc gia (CNPC) thực hiện trên lục địa và Tổng công ty dầu khí hải dương quốc gia (CNOOC) thành lập năm 1982 hoạt động trên biển vùng thềm lục địa. Theo số liệu của đoàn khảo sát PetroVietnam thì CNPC có sản lượng trước năm 2000 đạt 110 triệu tấn, 16,5 tỷ m3 khí với doanh thu đạt 500 tỷ NDT, đã ký được 47 hợp đồng với 44 công ty dầu từ 9 nước, trong đó có 28 hợp đồng thăm dò mạo hiểm, 17 hợp đồng khai thác và 2 hợp đồng hợp tác kỹ thuật, hiện nay chỉ còn 31 hợp đồng còn hiệu lực. CNOOC hiện có 500 giếng khai thác và khu vực mỏ có trữ lượng thẩm định là 2 tỷ tấn dầu và 3170 tỷ m3 khí, đến năm 1998 đã ký được 137 hợp đồng với 68 công ty của 18 nước, vốn đầu tư thực hiện 11 tỷ USD, trong đó phía nước ngoài 6 tỷ USD. Chính sách và các quy định đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí chịu sự điều chỉnh chung của Luật khoáng sản. Hoạt động hợp tác đối ngoại về thăm dò, khai thác dầu khí biển được điều chỉnh bởi Nghị định về quy chế hợp tác nước ngoài trong thăm dò, khai thác dầu khí biển do Quốc Vụ Viện ban hành từ 1982 cùng các luật và các văn bản hướng dẫn về thuế. Một số chính sách và cơ chế hợp tác chính của Trung Quốc thể hiện trên một số mặt như: 1.3.1.1. Chính sách mở cửa và hợp tác. Chỉ CNPC va CNOOC được phép hoạt động hợp tác đối ngoại về thăm dò, khai thác dầu khí. Trong đó, CNOOC được đặc quyền trong hợp tác đối ngoại về thăm dò, khai thác tài nguyên dầu khí biển. Hình thức hợp tác được thông qua đầu thầu quốc tế ký kết hợp đồng dầu khí với các công ty dầu khí nước ngoài. Chính phủ cũng có các cơ chế bảo đảm đối với đầu tư và thu nhập hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài. 1.3.1.2. Chính sách tăng cường và bổ sung năng lực tài chính cho các Công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc bằng cách bổ sung vốn thường xuyên. Hàng năm, mỗi công ty được cấp thêm hàng trăm triệu nhân dân tệ để bổ sung vốn cho công ty. Lợi nhuận sau thuế từ các hoạt động khai thác cũng được để lại cho việc chủ động đầu tư. Chính vì vậy mà hai Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc tự đảm đương năng lực hoạt động trong nước mà còn tăng cường năng lực, vai
  35. - 35 - trò trong hợp tác với các công ty ngoại quốc để thực hiện việc thăm dò, khai thác dầu khí ở nhiều khu vực mỏ lãnh thổ trong nước mà còn đang vươn ra các nước khác trong và ngoài khu vực nhằm thực hiện chính sách đa dạng hoá nguồn nhiên liệu. 1.3.1.3. Chính sách ưu đãi về thuế. Hiện nay có những ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về thuế hơn so với các doanh nghiệp trong nước và CNOOC là doanh nghiệp nhà nước nhưng được hưởng các ưu đãi về thuế như đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng (VAT): VAT được áp dụng chung cho các doanh nghiệp trong nước là 17% nhưng với các doanh nghiệp hợp tác đầu tư nước ngoài hoặc các nhà thầu nước ngoài chịu thuế suất chỉ là 5% (áp dụng chung cho cả dầu và khí) trên sản lượng dầu/khí thực khai thác được, những vật tư cơ bản phục vụ hoạt động dầu khí đều được miễn thuế VAT đầu vào. Một vấn đề được đặc biệt chú ý là thu VAT đối với toàn bộ sản lượng dầu thực thu được không phân biệt là tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu. Trong hoạt động dầu khí khâu đầu vào rất lớn và khả năng rủi ro không phát hiện thương mại tương đối cao, trong thời điểm đầu vào rất lớn thì chưa có đầu ra vì đang trong giai đoạn thăm dò hoặc ít nhất là đang trong giai đoạn thẩm lượng hoặc phát triển mỏ, khi đã có sản phẩm đầu ra thì đầu vào ít hơn nhiều và so với đầu ra không đáng kể, không tính đến trường hợp là vừa khai thác vừa phát triển mỏ hoặc thăm dò thêm và sản phẩm dầu khí có tỷ lệ xuất khẩu tương đối cao, nên việc Trung Quốc đã đơn giản hoá việc áp dụng thuế VAT gần giống với thuế doanh thu bằng việc miễn thuế VAT đầu vào đối với vật tư thiết bị cơ bản và quy định thuế suất VAT đầu ra thấp (5%) không phân biệt sản phẩm xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước.Cũng chính vì đã đánh thuế VAT đối với dầu xuất khẩu nên không đánh thuế xuất khẩu đối với dầu xuất khẩu. Thuế lợi tức: Trước đây thuế suất thuế lợi tức được quy định ở mức rất cao (55%), từ thập niên 80 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhà thầu nước ngoài trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí được áp dụng giống như đối với các doanh nghiệp khác không phân biệt đầu tư nước ngoài hay đầu tư trong
  36. - 36 - nước ở mức thuế suất 33%. Lợi nhuận chuyển ra ngoài Trung Quốc của các nhà đầu tư nước ngoài không bị đánh thuế chuyển lợi nhuận. 1.3.1.4. Chính sách đối với dầu thu hồi chi phí. Các nhà đầu tư nước ngoài về dầu khí được thu hồi chi phí đầu tư không tính lãi từ sản lượng dầu/khí thực thu được với tỷ lệ tới 35%-50% tuỳ thuộc vào tính chất và điều kiện cụ thể của từng hợp đồng. Đặc biệt Trung Quốc còn cho phép các nhà thầu tìm kiếm, thăm dò trong trường hợp không phát hiện thấy dầu/khí thì được bảo lưu các chi phí đã bỏ ra và khi tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí tại những lô mới theo hợp đồng được phát hiện thì được thu hồi chi phí đã bỏ ra tại các hợp đồng đã thất bại trước đó trong thời gian được bảo lưu đến 10 năm kể từ ngày hợp đồng trước đó tuyên bố thất bại, nếu quá thời hạn này mà nhà đầu tư mới ký hợp đồng mới thì không được bảo lưu chi phí trước đó đã bỏ ra. Chính sách này đã khuyến khích nhà đầu tư tiếp tục các hoạt động dầu khí sau khi thất bại tại các lô trước đó đồng thời là đòn tác động tâm lý khi họ phải chịu những rủi ro cao trong tìm kiếm và thăm dò dầu khí. 1.3.1.5. Chính sách cổ phần được khống chế của phía tham gia nước ngoài khi khai thác dầu. Điều này được quy định phía nước ngoài vào giai đoạn khai thác trong mọi trường hợp chỉ được tham gia cổ phần tối đa đến 49%, phía Trung Quốc phải giữ đến 51% cổ phần. 1.3.1.6. Chính sách ngoại hối. Chính sách ngoại hối quy định lợi nhuận hợp pháp và vốn đầu tư thu hồi của các nhà đầu tư nước ngoài có thể được chuyển đổi bằng ngoại tệ và chuyển ra ngoài một cách dễ dàng. Cơ chế phân chia từ sản phẩm dầu khí khái quát là: • Nộp thuế VAT 5% • Nộp các loại thuế khai thác tài nguyên dầu khí đối với sản lượng nhỏ hơn 500.000 tấn/năm thì được miễn. Thuế chia theo thang sản lượng và mức thuế suất cao nhất là 12,5% áp dụng đối với thang sản lượng trên 4 triệu tấn/năm. • Thu hồi chi phí đầu tư thăm dò và chi phí khai thác. • Nộp thuế thu nhập công ty 33%. • Phần còn lại được chia cho phía Trung Quốc 51%, phía nước ngoài 49%.
  37. - 37 - • Phần ăn chia trên tổng doanh thu về dầu cuối cùng nhà thầu được khoảng 35,5%, phần của phía Trung Quốc được khoảng 64,5% doanh thu dầu khí. Trong chính sách khuyến khích đầu tư tìm kiếm thăm dò khi khai thác dầu, Trung Quốc cũng ưu tiên miễn giảm thuế thu nhập trong một số năm. 1.3.2.Indonesia. Indonesia là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất và là nước thành viên OPEC duy nhất ở Đông Nam Á. Sản lượng khai thác dầu thực sự bắt đầu tăng nhanh vào cuối thập kỷ 60 cùng với việc Chính phủ Indonesia đưa ra chương trình hợp tác đầu tư mới với các nhà đầu tư dầu khí thông qua dạng hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), đến nay dạng hợp đồng PSC là hình thức hợp tác đầu tư chủ yếu giữa Công ty dầu khí quốc gia duy nhất (Pertamina) với các công ty dầu khí nước ngoài. Trước năm 2001, Indonesia có 116 hợp đồng dầu khí, trong đó có 79 hợp đồng PSC, 11 hợp đồng điều hành chung, 18 hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật và 8 hợp đồng nhằm tăng hệ số thu hồi dầu. Trong đó có 32 hợp đồng đã đi vào khai thác, 84 hợp đồng đang trong giai đoạn thăm dò và phát triển. Sản lượng dầu khai thác của Indonesia đạt trên 500 triệu thùng/năm, trong đó xuất khẩu khoảng 70 triệu thùng/năm (khoảng 1/7 sản lượng). Năm 2004 thu nhập từ dầu khí đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 26% tổng thu nhập từ xuất khẩu, khí thiên nhiên khai thác đạt trên 8 tỷ feet khối khí/ngày. Xuất khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng năm 1995 đạt 28 triệu tấn và tăng trong các năm tiếp theo và là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng. Là ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất của Indonesia hàng năm đóng góp trên 20% GDP và 24% tổng nguồn thu trong nước của Chính Phủ. 1.3.2.1. Chính sách về thuế và phân chia sản phẩm. Chính sách về thuế và phân chia sản phẩm của Indonesia mặc dù có vẻ tách biệt nhưng thể hiện tính thống nhất và có mối quan hệ khăng khít ngay từ đầu, về cơ bản chính sách của Indonesia thể hiện thông qua các điều khoản của Hợp đồng dầu khí ký giữa Chính phủ và nhà thầu. Trên cơ sở xác định các tỷ lệ phân chia trong các hợp đồng về dầu khí giữa chính phủ và các nhà thầu, Chính phủ Indonesia xây dựng chính sách thuế và các phương án thu nhập và có những chính sách khuyến khích cụ thể, hữu hiệu. Để xây dựng chính sách kinh tế, tài chính, thuế, đầu tư và các chính sách khác nhằm khuyến
  38. - 38 - khích thăm dò và khai thác dầu khí, phương án tính dựa vào bài toán tính ngược từ việc dự kiến kết quả phân chia cuối cùng được xác định giữa chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài về thăm dò và khai thác dầu khí để làm căn cứ xác định tỷ lệ mức thuế và các chính sách phân chia, khuyến khích cụ thể, phù hợp. Hình 1.1: Phân chia dầu tại Indonesia. Tổng doanh thu dầu khí Chi phí dầu thu hồi Dầu chia lãi Phần dầu Nhà thầu được Phần dầu của Chính phủ chia (Pertamina đại diện) Trừ thuế Cộng thêm thuế thu được (Trên tổng dầu lãi) từ Nhà thầu Phần cuối cùng Nhà thầu Phần Chính phủ được được đem về hưởng cuối cùng Sơ đồ trên thể hiện mô hình phân chia cơ bản đối với sản phẩm dầu, đồng thời là mô hình về phương pháp xây dựng chế độ thu đối với dầu khí theo cách tính ngược trên cơ sở tỷ lệ ăn chia dự kiến nhất định. Theo cách tính này, trong các hợp đồng phân chia sản phẩm Chính phủ Indonesia ký với các nhà thầu dầu khí thì toàn bộ phần của Chính phủ được hưởng từ các loại thuế và các khoản thu khác là 85%, phần được chia của nhà thầu mang về là 15%. Tỷ lệ này đối với khí là 65% và 35% vì mặc dù tiềm năng khí của Indonesia rất lớn nhưng rủi ro về tiêu thụ khí cao hơn dầu thô nên tỷ lệ dành cho nhà thầu/nhà đầu tư khai thác khí vì thế cao hơn. Đối với
  39. - 39 - các lô dầu khí ở vùng nước sâu và xa bờ hoặc những lô giáp biên giới biển với các nước khác, chính sách ưu đãi và khuyến khích của Chính phủ Indonesia có khác. 1.3.2.2. Những thay đổi chính sách và luật pháp của Indonesia. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Indonesia có quan điểm cải cách toàn diện nền kinh tế, trong đó có việc xem xét và cải cách toàn ngành công nghiệp dầu khí nhằm tiến tới tự do hoá thị trường hơn nữa, xoá bỏ bao cấp và độc quyền trong hầu hết các lĩnh vực trong đó có ngành công nghiệp dầu khí gồm từ khâu thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí. Đảm bảo khắc phục được một loạt vấn đề như: sự độc quyền, kinh doanh lãng phí, trợ giá vì mục đích xã hội quá nặng, không tạo được các điều kiện cho các công ty trong nước độc lập nâng tính tự lực, nâng cao khả năng về vốn và cạnh tranh. Các quy định về thuế và phí gây ra những khó khăn khi thực hiện, Chính phủ đã đưa ra dự thảo Luật dầu khí mới và được Quốc hội nước này thông qua. Như vậy chức năng quản lý hoàn toàn thuộc về Chính phủ và các cơ quan hành chính, Pertamina chỉ thực hiện chức năng kinh doanh của một nhà thầu. Các hợp đồng dầu khí giờ đây được ký kết trực tiếp giữa Chính phủ với nhà thầu, tức là nếu Pertamina hay nhà thầu khác thắng thầu sẽ ký hợp đồng phân chia sản phẩm với chính phủ, chính phủ Indonesia là một bên ký hợp đồng. Trước đây Pertamina được chính phủ giao ký các hợp đồng PSC về dầu khí, trong hợp đồng này Pertamina có hai tư cách: một là đại diện cho Chính phủ với tư cách là nước chủ nhà, hai là với tư cách nhà thầu. Hiện nay với kiểu cải cách thì Chính phủ trực tiếp đứng ra làm một bên ký các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Pertamina và các công ty dầu khí, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia ký kết hợp đồng dầu khí với Chính phủ với tư cách là các nhà thầu và trong trường hợp phát hiện thương mại có sản phẩm sẽ được chia theo thoả thuận trong các hợp đồng dầu khí như mô hình sau:
  40. - 40 - Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức ký hợp đồng của Indonesia CHÍNH PHỦ Dầu Khí Pertamina Nhà thầu PSC Pertamina sở hữu Sản phẩm Dầu/Khí Nhà thầu PSC Chính phủ 1.3.2.3. Chính sách khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ Indonesia. Việc quy định và thực hiện các biện pháp ưu đãi trên trong thời gian qua ở Indonesia thể hiện rất rõ qua các chính sách khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ đối với các nhà thầu thăm dò, khai thác dầu khí bao gồm các biện pháp về kinh tế, tài chính, thuế được ban hành theo từng nhóm và được gọi là ưu đãi cả gói. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Như chúng ta đã biết, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí có vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh kế nước ta đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh rất quyết liệt như hiện nay. Việc tìm hiểu các quốc gia khá thành công trong thu hút FDI để tự đổi mới mình là một quyết sách đúng đắn nhằm khắc phục những điểm yếu và học hỏi kinh nghiệm. Từ những kinh nghiệm thu hút FDI của các nước Trung Quốc và Indonesia có thể rút ra những bài học kinh nghiệm với Việt Nam trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí như sau:
  41. - 41 - Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến việc thu hồi vốn đầu tư: có nghĩa là tỷ lệ dầu thu hồi chi phí càng cao thì thu hồi vốn đầu tư càng nhanh và ngược lại. Tỷ lệ dầu thu hồi cao hay thấp phụ thuộc vào tính chất và điều kiện của từng mỏ dầu. Thứ hai, cho phép các nhà thầu tìm kiếm, thăm dò trong trường hợp không phát hiện thấy dầu/khí thì được bảo lưu các chi phí đã bỏ ra và khi tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí tại những lô mới theo hợp đồng được phát hiện thì được thu hồi chi phí đã bỏ ra tại các hợp đồng đã thất bại trước đó trong thời gian được bảo lưu đến 10 năm kể từ ngày hợp đồng trước đó tuyên bố thất bại, nếu quá thời hạn này mà nhà đầu tư mới ký hợp đồng mới thì không được bảo lưu chi phí trước đó đã bỏ ra. Chính sách này đã khuyến khích nhà đầu tư tiếp tục các hoạt động dầu khí sau khi thất bại tại các lô trước đó đồng thời là đòn tác động tâm lý khi họ phải chịu những rủi ro cao trong tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Thứ ba, các nhà đầu tư nước luôn chú trọng và quan tâm đến môi trường đầu tư. Khi gặp những bất lợi, biến động môi trường đầu tư họ thường tìm cách rút vốn hoặc ngưng đầu tư. Điều này gây nên những biến động bất lợi cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy cần phải tạo môi trường đầu tư thật sự thông thoáng, ổn định về KT - XH, về chính sách vĩ mô, là vấn đề vô cùng quan trọng. Thứ tư, chính sách về thuế và phân chia sản phẩm phải thể hiện tính thống nhất và có mối quan hệ khăng khít với nhau. Thứ năm, bổ sung hoàn thiện Luật dầu khí và cải cách chính sách thuế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế là một trong những chính sách thu hút đầu tư được quan tâm. Kết luận chương 1: Nguồn vốn FDI có vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia, nhất là đối với Việt Nam hiện nay. FDI làm tăng nguồn vốn đầu tư, giúp nước ta cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu KT-XH, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. FDI mang vào nước ta các kỹ thuật, công nghệ mới, mô hình tổ chức quản lý tiên tiến, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ góp phần hỗ trợ cán cân thanh toán, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, v.v Có thể thấy rằng việc
  42. - 42 - tiếp nhận FDI là lợi thế rõ nét, giúp nước ta có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, FDI cũng có những mặt trái, hạn chế nhất định. Vì vậy việc đánh giá đúng vai trò, vị trí của nguồn vốn FDI là rất cần thiết, trên cơ sở dựa vào kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số nước trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia chúng ta cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp lâu dài để tăng cường thu hút vốn FDI và hạn chế những mặt trái do chính nguồn vốn này mang lại nhằm mục tiêu phát triển KT – XH của đất nước theo hướng CNH – HĐH.
  43. - 43 - CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM. 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ. 2.1.1. Tổng quan về hoạt động thăm dò và khai thác Dầu khí của Petrovietnam. Việt Nam là một nước nằm trên bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào và Campuchia, phía Đông nhìn ra Biển Đông, có diện tích đất liền khoảng 330.000 km2 cùng và khoảng 1 triệu km2 thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế, bao gồm 7 bể trầm tích chính là: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly). Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là nguồn trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên rất triển vọng. Phần lớn trữ lượng dầu khí nằm ở ngoài khơi thềm lục địa. Việt Nam có khoảng 3 - 4 tỷ thùng trữ lượng dầu và khoảng 23 nghìn tỷ bộ khối trữ lượng khí. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp dầu khí có thể chia ra làm 4 giai đoạn: 2.1.1.1. Trước năm 1975 Trước năm 1975, do hoàn cảnh chiến tranh, các hoạt động thăm dò dầu khí chủ yếu thực hiện ở miền Bắc với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ). Hoạt động thăm dò dầu khí ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 60 tại Vùng trũng Hà Nội. Tại đây, với sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của Liên Xô (cũ), Tổng cục Địa chất Việt Nam đã thực hiện giếng khoan thăm dò đầu tiên ở đạt sâu 3000 mét. Kể từ đó, hàng loạt giếng khoan sâu đã được thực hiện, kết quả thu được là phát hiện mỏ khí Tiền Hải (Tiền Hải C) ở Thái Bình vào năm 1975.
  44. - 44 - Trong thời gian này, một số chương trình khảo sát địa vật lý đã được các công ty dầu khí nước ngoài tiến hành trên thềm lục địa Phía Nam vào cuối những năm 60, các chiến dịch khoan thăm dò do Mobil Oil và Pecten thực sự bắt đầu vào năm 1974 và 1975 ở bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn. Các công ty này đã tìm thấy dầu ở hai giếng khoan (Dừa – 1X và BH-1X) tại các cấu tạo đứt gãy thuộc Miocene Hạ và Oligocene. Khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, tất cả các hợp đồng nhượng địa của các công ty này đều hết hiệu lực. Sau năm 1975, các hoạt động dầu khí từng bước phát triển với nhiều thành công tốt đẹp. 2.1.1.2. Giai đọan 1976-1980 Thời kỳ này Tổng cục Dầu khí Việt Nam đã ký 5 hợp đồng dầu khí (hợp đồng chia sản phẩm và hợp đồng dịch vụ rủi ro) với 3 công ty dầu khí nước ngoài để tiến hành tìm kiếm thăm dò tại thềm lục địa phía Nam (Lô 15, 04, 12, 28, 29). Các công ty này đã khoan một số giếng khoan thăm dò và có một phát hiện dầu (15A-1X), 3 phát hiện khí (04-A-1X, 12-B-1X, 12-C-1X). Tuy nhiên, các công ty này đã không tiếp tục thẩm lượng vì cho rằng các phát hiện này là “không đáng kể”. Tất cả các hợp đồng dầu khí đã kết thúc vào năm 1980. Trong khi đó ở Miền Bắc, với sự trợ giúp của Liên Xô (cũ), Công ty dầu khí 1 - một công ty trực thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam, không ngừng tăng cường các hoạt động dầu khí. 2.1.1.3. Giai đọan 1981-1988 Đây là khoảng thời gian dài vắng bóng các công ty dầu khí nước ngoài hoạt động trên thềm lục địa Việt Nam. Sau năm 1981, khí thiên nhiên được khai thác tại mỏ Tiền Hải “C” phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ công nghiệp tại địa phương, rồi đến cuối thời kỳ này, hoạt động tìm kiếm thăm dò tại Vùng Trũng Hà Nội giảm dần và chững lại. Các hoạt động dầu khí với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ) đã phát triển mạnh trong thời kỳ này. Vietsovpetro, liên doanh dầu khí giữa Chính phủ Việt Nam và
  45. - 45 - Chính phủ Liên Xô, được thành lập vào năm 1981, hoạt động trên thềm lục địa phía Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng sau đây: ƒ Tiến hành khảo sát địa vật lý cho hầu hết diện tích phần thềm lục địa từ Bắc vào Nam. Hàng loạt các giếng khoan thẩm lượng và khai thác ở khu vực mỏ Bạch Hổ được thực hiện, dẫn đến việc phát hiện dầu ở tầng cát Oligocene và tầng móng nứt nẻ. Đây là sự kiện quan trọng mang đến những thay đổi quan trọng trong việc đánh giá trữ lượng và mục tiêu khai thác của mỏ Bạch Hổ, cũng như cho ra đời một quan niệm địa chất mới về việc tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. ƒ Mặc dù hạn chế về số lượng, nhưng các giếng khoan thăm dò ở các cấu tạo Rồng, Đại Hùng và Tam Đảo đã mang lại những kết quả khả quan về phát hiện dầu thô, và sau đó các mỏ Rồng, Đại Hùng đã được đưa vào khai thác thương mại. Có thể nói rằng, 1981-1988 là giai đoạn mở đầu hình thành ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, đặt nền móng cho hoạt động tìm kiếm thăm dò trong các giai đoạn tiếp theo trên toàn bộ khu vực thềm lục địa. 2.1.1.4. Giai đoạn 1988 - tới nay Với mục tiêu xác định tiềm năng và gia tăng trữ lượng dầu khí, phát hiện thêm nhiều mỏ mới, đảm bảo nhu cầu về sản lượng dầu khí cho đất nước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã không ngừng mở rộng khu vực tìm kiếm, thăm dò thông qua các hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng liên doanh, hợp đồng điều hành chung, có nhiều phát hiện quan trọng, đưa nhanh các mỏ đã được phát hiện vào khai thác và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, tăng hệ số thu hồi dầu khí, bảo vệ môi trường tài nguyên. Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò cho đến nay đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Tư Chính-Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa,
  46. - 46 - trong đó các bể: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu và Sông Hồng gồm cả đất liền (miền võng Hà Nội) đã phát hiện và đang khai thác dầu khí. PetroVietnam hiện đang khai thác dầu khí tại 09 mỏ ở trong và ngoài nước: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, PM3-CAA/Cái Nước, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Lan Tây-Lan Đỏ, Tiền Hải C, mỏ Sư Tử Đen, Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây, Cendoz thuộc lô PM-304, Malaysia. Sản lượng khai thác trung bình của Tập đoàn Dầu khí đạt trên 350 nghìn thùng dầu thô/ngày và khoảng 18 triệu m3 khí/ngày. Tính đến hết 12/2006 đã khai thác trên 235 triệu tấn quy dầu trong đó dầu thô đạt trên 205 triệu tấn thu gom, vận chuyển vào bờ và cung cấp 30 tỷ m3 khí cho sản xuất điện, sản xuất đạm và các nhu cầu dân sinh khác. 2.1.2. Thành tựu và hạn chế của ngành dầu khí Việt Nam. 2.1.2.1. Thành tựu. PetroVietnam là một trong những Tập đoàn kinh tế mũi nhọn mạnh nhất của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng và chưa thể có nguồn năng lượng mới nào có thể thay thế ngay được trong những năm tới, vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế toàn cầu càng trở nên quan trọng, và theo đó, vị thế của PetroVietnam cũng ngày càng được khẳng định. So với các nước trong khu vực, tiềm năng dầu khí của Việt Nam hiện đứng thứ ba, sau Indonesia và Malaysia. Kết quả tìm kiếm thăm dò cho đến hết năm 2007 cho thấy tổng tiềm năng dầu khí của Việt Nam khoảng 5,0 – 5,4 tỷ tấn quy dầu, trong đó tổng dầu khí tại chỗ khoảng 2,7 tỷ tấn quy dầu với tổng trữ lượng thu hồi chiếm khoảng 1,1 tỷ tấn quy dầu với khoảng 75% có thể khai thác trong một vài năm tới. Hiện nay PetroVietnam đang tham gia khai thác dầu khí trong 10 hợp đồng dầu khí (1 hợp đồng ở nước ngoài) với sản lượng khai thác bình quân của PetroVietnam đạt khoảng 140.000 thùng/ngày và 16 triệu m3 khí/ngày. PetroVietnam đã bước đầu hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức nhằm đảm bảo triển khai tốt nhất các hoạt động dầu khí trong nước, trải dài từ Bắc vào Nam, và ở nước ngoài. Hiện nay PetroVietnam đang tham gia vào 39 dự án thăm dò khai thác dầu khí, trong đó có 29 dự án trong nước và 10 dự án nước ngoài trải khắp các khu vực
  47. - 47 - Đông Nam Á, Châu Phi, Trung/Nam Mỹ (không bao gồm các dự án đang trong trạng thái chờ ở Mông Cổ và Iraq). PetroVietnam đã ký được nhiều hợp đồng với các Tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như BP Amoco, ConocoPhillips, Chevron, Exxon Mobil, Total, Zarubeznheft ; các công ty từ các quốc gia Châu Á như Nippon Oil, ONGC, KNOC ; các công ty trong khu vực như Petronas, Pertamina, PTT; và nhiều Công ty dầu khí khác . Đội ngũ cán bộ đã tiếp cận và đảm đương được nhiều vị trí quan trọng. Đến nay PetroVietnam có trên 22.000 cán bộ, trong đó gần 9.450 cán bộ tại bộ máy điều hành với trên 70% có trình độ đại học và trên đại học. 2.1.2.2. Hạn chế. Sản lượng dầu thô trong nước của một số mỏ chủ chốt giảm mạnh trong những năm sắp tới tạo ra thách thức lớn về nhiệm vụ bổ sung sản lượng từ các mỏ mới. Công tác tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ phải đẩy nhanh, mạnh mới hầu đáp ứng yêu cầu nâng sản lượng dầu. Cơ cấu tổ chức hiện tại của PetroVietnam chưa thật sự phù hợp với yêu cầu mở rộng hoạt động đầu tư và điều hành ở cả trong và ngoài nước. Công tác đào tạo chưa có chiến lược rõ ràng và chưa thực sự chủ động; Nhân lực chưa thật sự đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Tính chủ động trong việc quản lý, điều hành các dự án dầu khí có phần tham gia chưa cao. Kinh nghiệm quản lý của PetroVietnam đang gặp phải những khó khăn nhất định như kinh nghiệm quản lý còn yếu, mang tính chất quan liêu, hành chính giấy tờ. Hành lang pháp lý đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí chưa thật sự thích hợp để có những bước đột phá và hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. 2.1.3. Đặc điểm chung của ngành thăm dò khai thác Dầu khí. • Vốn đầu tư lớn: dầu khí là loại khoáng sản nằm sâu trong lòng đất được hình thành từ các trầm tích hàng ngàn năm trước nên việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi chi phí rất lớn.
  48. - 48 - • Công nghệ hiện đại: Ngành thăm dò khai thác dầu khí là ngành khai thác khoáng sản nằm sâu trong lòng đất được hình thành từ các trầm tích hàng ngàn năm trước nên việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi công nghệ hiện đại, chi phí đầu tư lớn hơn so với các ngành công nghiệp khác. • Tính rủi ro cao: tìm kiếm dầu khí chứa đựng yếu tố rủi ro cao, tức là yếu tố thành công thấp. Dần dần con người tìm cách hiện đại hoá các công cụ phương tiện để nâng cao hiệu quả tìm kiếm nguồn dầu. Tuy nhiên, các phương pháp đã dùng cũng chỉ đưa ra những ý tưởng chung về cấu trúc địa chất lòng đất về khả năng chứa dầu khí, việc xác định các cấu trúc đó đòi hỏi thêm các công đoạn khác bao gồm việc khoan một số giếng khoan thăm dò và thẩm lượng, tính toán trữ lượng và tính thương mại Với chiều sâu giếng khoan từ 4000m đến 5000m thì chi phí một giếng khoan thăm dò vào những năm của thập niên 70-80 thế kỷ XX khoảng 8-10 triệu USD, nhưng đến nay đã cao hơn nhiều, vào khoảng 35 triệu đến 45 triệu USD và có thể cao hơn nữa tùy thuộc vào mức độ phức tạp của cấu tạo địa chất. Để đánh giá và lập sơ đồ công nghệ mỏ có khi phải khoan nhiều giếng khoan thăm dò trong cùng một cấu tạo địa chất. Trong hoạt động thăm dò dầu khí xác suất các giếng khoan thấy dầu không cao, thông lệ quốc tế khoảng 30%, tức là có nhiều rủi ro. • Lợi nhuận cao: Dầu khí là tài nguyên khoáng sản nằm sâu trong lòng đất nên để khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi chi phí rất lớn nhưng bù lại nếu có phát hiện thương mại dầu khí thì lợi nhuận thu được lại rất cao, đời mỏ khai thác thường kéo dài từ 20-25 năm tùy theo cấu tạo mỏ trong khi chỉ mất 2-3 năm đầu là có thể thu hồi đủ vốn đầu tư cho giai đoạn thăm dò và phát triển mỏ, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi giá dầu thô thế giới đã vượt qua khỏi ngưỡng 140USD/thùng dầu thô. • Tài nguyên dầu khí không được tái tạo: Tài nguyên khoáng sản của ngành công nghiệp mỏ sẽ bị cạn kiệt dần cùng với quá trình khai thác vì tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo như các tài nguyên khác. Với quy luật này, chủ thể quản lý kinh tế nhà nước phải xác định tài nguyên khoáng sản như là một trong những tư liệu sản suất chủ yếu thuộc về sở hữu toàn dân và Nhà nước là người có thẩm quyền đương nhiên tuyệt đối về quản lý tài nguyên khoáng sản. Nhà nước phải hướng các doanh nghiệp, các tổ chức khai thác
  49. - 49 - có hiệu quả, có tác động để họ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản có hạn của quốc gia bằng cách ban hành và giám sát thi hành các luật về tài nguyên khoáng sản và môi trường. Hiện nay Quốc hội đã thông qua và Nhà nước ban hành một số luật như: Luật dầu khí, Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước, Luật bảo vệ môi trường • Cung cấp nguồn năng lượng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển: ngành thăm dò khai thác dầu khí phát triển thúc đẩy các ngành vận chuyển, gang thép, đóng tàu, hoá học, tơ sợi phân bón, bột giặt, chất dẻo phát triển. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng ngày càng tăng. 2.1.4. Quy trình thăm dò khai thác dầu khí Quy trình thăm dò khai thác dầu khí bao gồm 4 giai đoạn: giai đoạn tìm kiếm thăm dò, giai đoạn phát triển mỏ, giai đoạn khai thác và giai đoạn dỡ bỏ. 2.1.4.1. Giai đoạn tìm kiếm thăm dò. Đây là giai đoạn điều tra cơ bản nhằm xác định nguồn tài nguyên dầu khí trong lòng đất, đầu tiên là nghiên cứu địa chất, địa vật lý bằng các phương pháp định vị, xác định từ trường, trọng lực, đo điện, địa chấn, .Trên cơ sở đó lập bản đồ địa chất và xác định các cấu tạo có tiềm năng chứa dầu khí. Tuỳ từng vùng địa chất cũng như phương pháp tìm kiếm thăm dò mà người ta áp dụng các phương pháp công nghệ kỹ thuật khác nhau. Dựa vào các phương pháp tìm kiếm thăm dò trên người ta có thể xác định được điều kiện địa chất, địa tầng, địa máng và các vùng có cấu tạo chứa dầu khí và xác định được trữ lượng dầu khí một cách sơ bộ. Chỉ trong trường hợp xác định có triển vọng tiềm năng dầu khí người ta mới bước sang giai đoạn kế tiếp là khoan thăm dò. Khoan thăm dò nhằm thu thập các thông số địa chất như thành phần thạch học của đất đá, độ rỗng, độ thấm, điện trở kế thông qua việc phân tích mẫu mùn khoan, đo địa vật lý giếng khoan và lấy mẫu lõi, mẫu sườn, mẫu áp suất và nước của vỉa để phân tích tại các phòng thí nghiệm nhằm đánh giá một cách chính xác và cụ thể các bẫy đó thực chất có dầu khí hay không, triển vọng thế nào, có bao nhiêu tầng, vỉa dầu khí, chiều sâu và độ dày của vỉa. Nếu kết quả đo địa vật lý cho thấy có kết quả khả quan về biểu hiện dầu khí thì giếng khoan có thể được tiến hành thử vỉa sản
  50. - 50 - phẩm để xác định sản lượng khai thác của giếng đó nhằm đánh giá trữ lượng của mỏ. Việc khoan thăm dò này giúp các nhà khoa học lập các mặt cắt tổng hợp địa vật lý, trong đó chỉ rõ bề dày thực tế của các tầng dầu, bẫy dầu và các ranh giới địa tầng của bẫy nghĩa là xác định được vị trí và hình dáng của bẫy dầu phục vụ công tác tính trữ lượng dầu khí và phát triển mỏ. 2.1.4.2. Giai đoạn phát triển mỏ. Sau khi giai đoạn thăm dò được kết luận có trữ lượng địa chất của mỏ, làm xong công tác định vị xác định được điểm đặt giàn khoan người ta bắt đầu thiết kế giàn khai thác, các giếng khoan khai thác và các hệ thống đường ống dẫn dầu khí đến các tàu chứa. Giàn khai thác: được chế tạo trên bờ theo từng lô và các khối chân đế với trọng lượng khoảng 25-30 ngàn tấn được vận chuyển lắp ghép ngoài biển. Xây dựng giếng khai thác: Bao gồm nhiều loại giếng được thiết kế thẳng đứng hoặc xiên có độ sâu đến vài kilomet. Tuỳ thuộc vào sơ đồ công nghệ mỏ mà người ta thiết kế, lắp đặt giếng khai thác. Đầu tư cho giếng khai thác chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí hoạt động dầu khí. Xây dựng hệ thống đường ống vận chuyển trong mạng nội bộ của mỏ đến kho chứa và về đất liền đến nơi tiêu thụ. Xây dựng kho chứa dầu thô thành phẩm: Đây là vấn đề bắt buộc trong trường hợp khai thác dầu trên biển. Tại Việt Nam hiện nay, dầu thô khai thác chuyển vào các trạm rót dầu không bến (kho nổi) với nhiều chức năng như chứa dầu, tách nước và xử lý dầu thô bước đầu, tách khí etc. để tạo thành dầu thương phẩm với những chỉ tiêu thương mại có thể xuất bán theo thông lệ quốc tế. 2.1.4.3. Giai đoạn khai thác. Có nhiều công nghệ khai thác khác nhau tuỳ thuộc vào áp suất vỉa, tính chất hoá lý của dầu, độ thẩm thấu của vỉa dầu .Thường thì khi bắt đầu đưa giếng vào khai thác do áp suất vỉa ban đầu nên giếng thường tự phun và dòng sản phẩm bao gồm dầu, khí, nước và các tạp chất khác được chuyển lên theo các ống dẫn khai thác qua các hệ thống cụm phân dòng vì áp suất ở đầu giếng lớn lên dòng dầu tự chảy, chảy qua bình tách một phần khí đồng hành được tách khỏi hỗn hợp dầu.
  51. - 51 - Trước đây do chưa có đường ống dẫn khí vào bờ nên một lượng khí lớn đồng hành một phần qua hệ thống ngưng tụ tạo thành Condensate, phần khác được truyền qua hệ thống phaken (đuốc) để đốt, những hỗn hợp dầu, nước và các tạp chất khác được chuyển tới bình chứa. Tại bình chứa này, khí được tiếp tục tách ra khỏi dầu và nước, do áp suất ở bình này nhỏ hơn bình tách vì vậy khí đồng hành hầu như được tách hết khỏi nước và dầu. Tiếp đó, dùng các máy ly tâm có công suất lớn để bơm hỗn hợp dầu từ các bình chứa ở các giàn tới các tàu chứa dầu. 2.1.4.4. Giai đoạn hủy mỏ. Sau khi kết thúc giai đoạn khai thác tức là mỏ không còn khả năng khai thác nữa thi phải tiến hành hủy mỏ. Tất cả các giếng khoan khai thác và bơm ép nước phải được hủy theo đúng quy định. Các giàn khai thác và các kết cấu ngoài biến phải được cắt bỏ và thu gom hoàn toàn theo qui định của an toàn môi trường. Công viêc này cũng rất tốn kém và phải được đưa ra trong quá trình lập phương án phát triển mỏ. Tuy nhiên ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có mỏ dầu khí nào được hủy do quá trình khai thác vẫn hoạt động tốt và có hiệu quả. 2.1.5. Tiềm năng của ngành thăm dò khai thác Dầu khí. Công tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 60 nhưng hoạt động tìm kiếm thăm dò chỉ thực sự được triển khai mạnh mẽ và sôi động từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành vào ngày 29/12/1987. Cho đến 31 tháng 12 năm 2007, tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí của các bể trầm tích của Việt Nam đã được tính toán dự báo và minh họa dưới đây. Bảng 2.1 : Trữ lượng dầu khí đã phát hiện (triệu m3 qd) Tổng phát hiện Mỏ + Chuẩn bị Có thể khai Chưa thể khai thác thác khi có khai thác Bể điều kiện Tại Thu Tại Thu Tại Thu Tại Thu chỗ hồi chỗ hồi chỗ hồi chỗ hồi Sông Hồng 359.6 252.4 5.6 2.8 0.0 0.0 354.0 249.6 Cửu Long 1,694.4 556.8 1,596.6 530.5 50.9 14.7 46.8 11.7 Nam Côn Sơn 429.5 207.3 274.4 152.9 65.2 14.1 89.9 40.3 Malay-Thổ Chu 407.3 193.2 376.4 178.5 29.1 13.4 1.9 1.3 Tổng 2,890.8 1,209.6 2,253.0 864.6 145.3 42.2 492.5 302.8 Nguồn: PetroVietnam
  52. - 52 - Trữ lượng khí đã phát hiện đạt 1.209 triệu m3 quy đổi, trong đó 864,6 triệu m3 quy đổi là trữ lượng có khả năng phát triển và khai thác; 302,8 triệu m3 quy đổi chưa thể khai thác do khí có hàm lượng CO2 quá cao. Hình 2.1: Tổng trữ lượng tại chỗ và có thể thu hồi đã phát hiện ở các bể trầm tích Đệ tam Việt Nam. SO SÁNH TỔNG TRỮ LƯỢNG TẠI CHỖ VÀ CÓ THỂ THU HỒI Tổng phát hiện Tại chỗ Tổng phát hiện Có thể thu hồi 2,500.0 2,253.0 2,000.0 d 1,500.0 u m3 q ệ 1,000.0 864.6 Tri 492.5 500.0 302.8 145.3 42.2 - Mỏ + Chuẩn bị khai Có thể khai thác có Chưa thể khai thác thác điều kiện Nguồn: PetroVietnam Trong giai đoạn 2001- 2007 tổng trữ lượng thu hồi gia tăng do phát hiện mới và thẩm lượng là 310 triệu m3 (tương đương 263,5 triệu tấn) quy đổi; trong đó: - Phát hiện mới đạt khoảng 154 triệu m3 quy đổi (trong đó 108 triệu m3 dầu), các phát hiện mới phần lớn có trữ lượng nhỏ hoặc chỉ là phát hiện kỹ thuật. - Gia tăng do thẩm lượng đạt khoảng 156 triệu m3 quy đổi (trong đó 75.5 triệu m3 dầu). Tổng tiềm năng dầu khí chưa phát hiện của các bể trầm tích Đệ tam Việt Nam được dự báo khoảng 2,720 – 3,250 triệu m3 quy đổi và phân bổ ở từng bể không đồng đều dưới dạng dầu và khí là chủ yếu: - Bể Sông Hồng: khí chủ yếu, CO2 cao - Bể Phú Khánh: khí chủ yếu - Bể Cửu Long: dầu chủ yếu - Bể Nam Côn Sơn: dầu và khí - Bể Malay-Thổ Chu: khí chủ yếu - Bể Tư Chính-Vũng Mây: khí chủ yếu
  53. - 53 - Hình 2.2: Phân bổ tiềm năng dầu khí có khả năng thu hồi chưa phát hiện ở các bể trầm tích Đệ tam Việt Nam. PHÂN BỐ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CÓ KHẢ NĂNG THU HỒ I CHƯA PHÁT HIỆN 1000 950 900 800 750 700 650 600 500 500 u m3 qd u m3 ệ 400 Tri 300 250 200 150 100 0 Sông Hồng Phú Khánh Cửu Long Nam Côn Malay-Thổ Tư Chính - Sơn Chu Vũng Mây Nguồn: PetroVietnam Hình 2.3: Phân bố tiềm năng và trữ lượng dầu khí theo các bể trầm tích Đệ tam Việt Nam PHÂN BỐ TIỀM NĂNG VÀ TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ Tiềm năng dầu khí Phát hiện 1200 1002.4 950 1000 857.3 806.8 d 800 556.8 600 500 u m3 q u m3 ệ 343.2 400 252.4 Tri 207.3 193.2 200 0 Sông Hồng Phú Khánh Cửu Long Nam Côn Malay-Thổ Tư Chính - Sơn Chu Vũng Mây Nguồn: PetroVietnam Tiềm năng dầu khí của Việt Nam là rất lớn nhưng sản lượng khai thác dầu khí của ta còn rất hạn chế. Công tác khai thác khí ở đất liền (mỏ Tiền Hải C) được bắt
  54. - 54 - đầu từ năm 1981, khai thác dầu ở thềm lục địa (mỏ Bạch Hổ) được bắt đầu từ năm 1986. Trong giai đoạn 1981-2000 chúng ta đã đưa vào khai thác 07 mỏ, bao gồm Tiền Hải C, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Bunga Kekwa-Cái nước. Trong giai đoạn 2001-2007 đã đưa vào khai thác 4 mỏ Lan Tây, Sư Tử Đen, B.Raya, B.Seroja. Tổng sản lượng dầu khí đã khai thác của các mỏ hiện có đến 31/12/2007 đạt 247.5 triệu m3 qd (khoảng 214.2 triệu tấn qd), trong đó 222.1 triệu m3 dầu (188.9 triệu tấn qd) và 25.4 tỷ m3 khí. Hình 2.4: Sản lượng khai thác dầu và khí giai đoạn 1987-2007 Sản lượng khai thác dầu và khí giai đoạn 1987-2007 25 Khí đã khai thác (tỷ m3) Dầu đã khai thác (tr.tấn) 20 m3) ỷ 15 n)/khí (t ấ 10 u (tr.t ầ D 5 - 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn: PetroVietnam Nhìn chung, khai thác dầu thô đã đạt được mục tiêu về số lượng mỏ đưa vào khai thác nhưng sản lượng khai thác được vẫn còn rất thấp so với tổng tiềm năng của ta. Có thể thấy rằng trong năm 2001-2007 sản lượng khai thác dầu khí đã đạt ở mức tương đối cao so với các năm trước đó là do năm 2003 mỏ Sư Tử Đen có trữ lượng khai thác lớn thứ hai cả nước được đưa vào khai thác sớm hơn một năm so với dự kiến ban đầu. Hiện tại Việt Nam có 08 mỏ/cụm mỏ đang khai thác dầu thô với sản lượng khai thác chủ yếu từ đá móng granite nứt nẻ (khoảng 80%) trong đó có 03 mỏ/khu
  55. - 55 - vực mỏ có khí đồng hành và 02 mỏ/khu vực mỏ đang khai thác khí thiên nhiện. Hiện trạng trữ lượng của các mỏ dầu và khí đang khai thác được minh họa qua bảng chi tiết sau: Bảng 2.2: Hiện trạng trữ lượng của các mỏ dầu, khí đang khai thác Trữ Trữ Tổng dầu Tổng khí Trữ lượng Trữ lượng lượng khí đã khai đã khai dầu còn lại lượng khí Tên mỏ dầu 2P 2P thác thác (tr.tấn) còn lại (triệu m3) (tỷ m3) (tr.tấn) (tỷ m3) (tr.tấn) Bạch Hổ 208.50 25.10 158 11.45 50.48 13.65 Rồng 81.40 0.00 5 11.69 Rạng Đông 131.50 22.50 14.15 1.35 117.35 21.15 Ruby 57.30 7.50 6.81 50.49 7.50 Sư Tử Đen 75.85 3.51 9.03 66.82 3.51 Lan Tây 1.80 46.00 0.13 2.8 1.67 43.20 Rồng Đôi 3.60 24.00 Đại Hùng 12.30 3.59 8.71 0.00 Tiền Hải 0.9 0.55 0.00 0.35 PM3-CAA 136.40 97.60 5.25 2.92 130.56 94.24 46CN 0.59 0.44 Nguồn: PetroVietnam 2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM. 2.2.1. Thuế và tác động của thuế đối với thu hút FDI trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí 2.2.1.1. Các chính sách thuế ™ Thuế Tài nguyên Thuế tài nguyên đối với dầu khí được xác định trên cơ sở lũy tiến từng phần của tổng sản lượng dầu/khí thực khai thác trong mỗi kỳ nộp thuế tính theo sản lượng dầu/khí bình quân mỗi ngày khai thác được của toàn bộ diện tích hợp đồng dầu khí. Thuế suất thuế tài nguyên hiện nay Chính phủ quy định đối với sản lượng dầu thô khai thác từ 4%-25% tùy thuộc vào mức sản lượng khai thác và dự án đầu tư, còn đối khai thác khí thiên nhiên từ 0%-10% tùy thuộc vào sản lượng khai thác khí thiên nhiên và dự án đầu tư.
  56. - 56 - Bảng 2.3: Biểu thuế tài nguyên đối với dầu thô Sản lượng khai thác Dự án khuyến Dự án khác khích đầu tư Đến 20.000 thùng/ngày 4% 6% Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày 6% 8% Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 8% 10% Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 10% 15% Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 15% 20% Trên 150.000 thùng/ngày 20% 25% Bảng 2.4:Biểu thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên Sản lượng khai thác Dự án khuyến Dự án khác khích đầu tư Đến 5 triệu m3/ngày 0% 0% Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày 3% 5% Trên 10 triệu m3/ngày 6% 10% Qua biểu thuế suất thuế tài nguyên đã nêu ở trên cho thấy mức thuế suất thuế tài nguyên của nước ta còn cao hơn nhiều so với các nước trong láng giềng như Trung Quốc 0-12.5%, Malaysia 10%, Indonesia 20% trong khi thềm lục địa Việt Nam chủ yếu là các mỏ vừa và nhỏ nên chưa thực sự khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào dầu khí của ta. Thuế Tài nguyên có thể nộp cho Nhà nước bằng dầu hoặc bằng tiền tùy theo cục thuế định, nhưng hiện nay Việt Nam chưa có Nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động nên Các tổ chức tiến hành khai thác dầu khí nộp thuế Tài nguyên cho Chính phủ bằng tiền. ™ Thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều 33 Luật dầu khí năm 1993 quy định các tổ chức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 50% trên thu nhập chịu thuế trong kỳ nộp thuế. Trong trường hợp đặc biệt tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có thể được miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
  57. - 57 - Việc miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do Chính phủ quy định. Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp cụ thể được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm tiếp theo. Đối với dự án khuyến khích đầu tư dầu khí được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong một năm tiếp theo. ™ Thuế nhập khẩu. Đối với các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trực tiếp nhập khẩu hay ủy thác nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa sau: - Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí, kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng - Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được. - Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi khi được Bộ Y tế chấp thuận; - Hàng tạm nhập tái xuất phục vụ cho hoạt động dầu khí; - Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí; Nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa nêu trên. ™ Thuế xuất khẩu Hàng tạm nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu nhưng không sử dụng hết được miễn thuế xuất khẩu khi tái xuất; Phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu;
  58. - 58 - ™ Thuế giá trị gia tăng Đối với các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trực tiếp nhập khẩu hay ủy thác nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa sau: - Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần thiết cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. - Trong trường hợp nhập khẩu dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng nhưng trong dây chuyền đồng bộ có thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì không tính thuế giá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ đó; - Vật tư nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần thiết cho hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ; - Hàng tạm nhập tái xuất phục vụ cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa nêu trên. 2.2.1.2. Nghĩa vụ và thể thức thu nộp thuế đối với hoạt động TDKT dầu khí. Trong các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí hiện nay, chính sách thuế đang được thực hiện chủ yếu theo Thông tư số 48/2001/TT-BTC ngày 25/06/2001 của Bộ Tài Chính và các Luật thuế hiện hành. Trong hợp đồng phân chia sản phẩm mà các công ty dầu khí nước ngoài ký kết với Tập đoàn dầu khí Việt Nam chủ yếu dựa trên các định chế tài chính và cơ chế tài chính, thực chất là các chính sách thuế phải thực hiện. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một luật thuế hay chính sách thuế riêng để điều chỉnh đối với lĩnh vực hoạt động dầu khí. Chính vì vậy, các sắc thuế và các quy định về thuế đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí được quy định tại Luật dầu khí (thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp ).