Đề tài Chi phí sản xuất và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Chi phí sản xuất và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_chi_phi_san_xuat_va_cac_giai_phap_ha_thap_chi_phi_san.doc
Nội dung text: Đề tài Chi phí sản xuất và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
- Lời nói đầu Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông nói riêng đi lên và đứng vững trong cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Nền kinh tế xã hội nước ta không ngừng phát triển và trong tương lai có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng như các nước phát triển trong khu vực. Vì vậy, đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được chú trọng quan tâm vì chúng phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông là cơ quan trực thuộc của Bộ Công nghiệp, khối lượng sản phẩm sản xuất ra rất lớn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài với mẫu mã, chủng loại rất phong phú và đa dạng. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty là một vấn đề bức thiết và tối quan trọng đang cần được quan tâm lưu ý. Sau thời gian thực tập tại Công ty, em đã phần nào tìm hiểu được thực tế công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Và em đã chọn đề tài: “Chi phí sản xuất và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Phần II: Thực trạng về chi phí sản xuất và hạ thấp chi phí ở Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Động Phần III: Một số đề xuất nhằm hạ thấp chi phí của Công ty Trong quá trình làm chuyên đề, mặc dù em đã có nhiều cố gắng và nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn là cô Phạm Thị Thu
- Trang cùng sự giúp đỡ tận tình của Bác Thành - kế toán trưởng Công ty, các bác, các cô chú, anh chị ở phòng kế toán của Công ty, song do nhận thức và trình độ có hạn, thời gian thực tế chưa nhiều nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. EM rất mong muốn và xin chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp, bổ sung của Công ty cùng giáo viên hướng dẫn để bản chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Quý Công ty và cô giáo hướng dẫn đã giúp em hoàn thành bản hcuyên đề tốt nghiệp một cách tốt nhất.
- Phần I Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước A. Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty I. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh và các cách phân loại chi phí sản xuất 1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người, là điều kiện tiên quyết tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là việc sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và thu về lợi nhuận. Đó là quá trình mà mỗi doanh nghiệp bỏ ra những chi phí nhất định, là chi phí về lao động đời sống gồm: tiền lương, tiền công, trích BHXH; còn chi phí về lao động vật hóa gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ. “Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm”. Trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc xác định chính xác các khoản chi phí tính vào giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn theo yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế. Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như: bán hàng, quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp. Nhưng chỉ những chi phí để tiêến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mới được coi là chi phí sản xuất kinh doanh, nó khác với chỉ tiêu - Đó là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Chỉ tiêu là cơ sở để phát sinh chi phí, không có chỉ tiêu thì không có chi phí song giữa
- chúng lại có sự khác nhau về lượng và thời gian phát sinh. Biểu biện có những khoản chi tiêu kỳ này chưa được tính vào chi phí, có những khoản được tính vào chi phí kỳ này, từ đó giúp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả công tác hạch toán sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy thực chất chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự dịch chuyển vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh thường xuyên, hàng ngày, gắn liền với từng vị trí sản xuất, từng sản phẩm và loại hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tính toán, tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh cần được tiến hành trong thời gian nhất định, có thể là tháng, quý, năm. Các chi phí này cuối kỳ sẽ được bù đắp bằng doanh thu kinh doanh trong kỳ đó của doanh nghiệp. 2. Các cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, mục đích trong từng doanh nghiệp sản xuất. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau nhằm nâng cao tính chi tiết của thông tin chi phí, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, lập kế hoạch đồng thời tạo cơ sở tin chậy cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu: a. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí Cách phân loại này dựa trên nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp vào một loại yếu tố chi phí, không kể cả chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào, địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí khấu hao TSCĐ
- - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Cách phân loại này cho biết chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm những nội dung chi phí nào, tỷ trọng từng loại chi phí / ổng số, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch như kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, Tuy nhiên cách nhìn này không cho biết CPSX / chi phí của doanh nghiệp là bao nhiêu. b. Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí Cách này căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thnh sản phẩm dựa vào mục đích, công dụng của chi phí và mức phân bố chi phí cho từng đối tượng (không phân biệt chi phí có nội dung như thế nào). Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục: - Chi phí ngyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. - Chi phí sản xuất chung: Những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp). + Chi phí nhân viên phân xưởng. + Chi phí vật liệu và CCDC sản xuất. + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí bằng tiền khác Ba khoản mục chi phí trên được tính vào giá trị sản xuất, ngoài ra khi tính giá thành toàn bộ còn gồm: chi phí bán hàng, chi phí QLDN. Phân loại theo cách này rất thuận tiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh theo định mức, cung cấp thông tin cho việc lập BCTC, giúp việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất, phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá
- thành sản xuất cũng như cho thấy vị trí của CPSX trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. c. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ - Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành trong một phạm vi nhất định. - Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành. Phân loại theo cách này thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Đồng thời làm căn cứ để đề ra biện pháp thích hợp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm cũng như xác định phương án đầu tư thích hợp. d. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa đối tượng chịu chi phí - Chi phí trực tiếp: là những CPSX quan hệ trực tiếp cho sản phẩm hoặc đối tượng chụ chi phí. - Chi phí gián tiếp: là những CPSX có quan hệ đến sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, không phân định được cho từng đối tượng cho nên phải phân bổ theo đối tượng nhất định. Phân loại theo cách này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí một cách hợp lý. Nói chung việc phân loại chi phí theo tiêu thức nào là phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc lập kế hoạch, phân tích kiểm tra chi phí và xác định trọng điểm quản lý chi phí nhằm góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. 3. Phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tế thị trường song song với việc mở rộng môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp có nghĩa các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau gay gắt. Có thể nói cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một cuộc
- chạy đua khốc liệt trên một tuyến đường với những biển báo và luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích và không có người chiến thắng vĩnh cửu. Mục tiêu của doanh nghiệp trong cuộc chạy đua đó đều là lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận hạch toán trên sổ sách để giải trình với Bộ tài chính cao cũng đồng nghĩa với việc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao, mà các doanh nghiệp thì luôn luôn không muốn tiền chạy ra khỏi túi của mình. Cho nên xu hướng chung của các doanh nghiệp là muốn đội chi phí sản xuất kinh doanh trên sổ sách hạch toán cao hơn. Nhà nước đã đưa ra các quy định trong luật thuế TNDN phần nào phản ánh đúng bản chất kinh tế tương đối đầy đủ các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp. - Chi phí sản xuất kinh doanh chỉ bao gồm những khoản chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, mà không bao gồm những khoản chi phí phục vụ cho hoạt động riêng biệt khác của doanh nghiệp. - Những khoản chi phí có nguồn bù đắp riêng không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh như chi phí đầu tư dài hạn, chi phí phục vụ cho các hoạt động tổ chức đoàn thể. - Có một số khoản chi phí về thực chất không phải là chi phí sản xuất kinh doanh nhưng do yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế và chế độ quản lý hiện hành cho phép hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh như: chi phí phòng chày, chữa cháy, chi phí phòng chống bão lụt. - Có một số khoản chi phí về thực chất là chi phí sản xuất kinh doanh nhưng phát sinh do lỗi chủ quan của doanh nghiệp thì không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh như tiền phạt do vi phạm hợp đồng Xác định đúng phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh mới hạch toán đầy đủ, đúng đắn hợp lý các khoản chi phí, qua đó phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của SXKD của doanh nghiệp, cơ sở để Nhà nước quản lý đề ra quyết định chính xác, xác định đúng nguồn thu cho NSNN.
- II. Một số chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.Mục đích của việc xây dựng các chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc lập kế hoạch ci phí sản xuất kinh doanh là cần thiết và tất yếu. Trên cơ sở các kế hoạch nhằm xác định mục tiêu phấn đầu không ngừng: Thực hiện tốt công tác quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tích cực tới các chỉ tiêu khác như: Chỉ tiêu vốn lưu động được xác định căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất và kinh doanh của đơn vị, mức LN phụ thuộc vào giá thành sản lượng hàng hoá kỳ kế hoạch và được xác định trên cơ sở dự toán chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do vậy mục tiêu của Nhà quản trị nếu chỉ mang tính chất định tính thì người thực hiện rất khó xác định một cách yêu cầu cụ thể mức đặt ra, cho nên các chỉ tiêu thể hiện bằng những con số cụ thể đã định hướng được, rõ ràng, dễ hiểu nhưng cũng mang tính chất chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu quản lý. Như vậy việc xây dựng các chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích đáp ứng đắc lực cho yêu cầu của công tác kế hoạch, qua các chỉ tiêu kế hoạch, có độ chuẩn xác cao tại bộ khung cho việc thực thi đạt kết quả cao. 2. Nội dung của các chỉ tiêu và ý nghĩa của các chỉ tiêu a. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh Là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện quá trình SXKD trong một kỳ nhất định. Tổng chi phí có liên quan đến tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ, khi tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi thì tổng chi phí cũng thay đổi theo. Tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh được xác định trên cơ sở tính toán và tổng hợp mục tiêu chi phí cụ thể. Việc đó phải dựa vào tính toán xác định từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ. Công thức: F = Fđk + Pps - Fck Trong đó F: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh Fđk : Số dư chi phí đầu kỳ (CPBH và CPQLDN còn tồn lại đầu kỳ) Pps: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ kế hoạch
- Fck: Số dư chi phí phân bổ cho hàng hóa dự trữ cuối kỳ (CPBH và CPQLDN) Đối với DNCPSX có tính chất ổn định, chu kỳ kinh doanh dài. Trong năm không có DT hoặc DT nhỏ thì tiến hành phân bổ CPBH và CPQLDN cho hàng dự trữ tồn kho theo một tỷ lệ hợp lý. n Fck = K x Di i 1 Trong đó K: Tỷ lệ phân bổ CPBH và CPQLDN hàng dự trữ Di: Dự trữ tồn kho cuối kỳ của sản phẩm i n: Số nhóm mặt hàng dự trữ (F P K = ck ps % T K được tính như sau: Trong đó: T: Tổng giá trị sản phẩm trong kỳ T được xác định theo phương pháp cân đối lưu chuyển hàng hóa T = Dđk + M = B + Dck Dđk: Dự trữ tồn kho sản phẩm đầu kỳ M: Tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ Dck: Dự trữ tồn kho sản phẩm cuối kỳ B: Tổng giá trị sản phẩm bán hàng trong kỳ Tổng chi phí là chỉ tiêu kinh tế cơ bản làm cơ sở để tính các chỉ tiêu khác trong kế hoạch CPSXKD của doanh nghiệp b. Tỷ suất chi phí Chỉ tiêu tổng CPSXKD mới chỉ phản ánh quy mô tiêu dùng vật chất, tiền vốn và mức kinh doanh để phục vụ quá trình SXKD của DN, đồng thời xác định số vốn phải bù đắp từ thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả CP từng thời kỳ cũng như sự tiến bộ trong công tác quản lý chi phí với các DN khác có cùng điều kiện, cùng tính chất hoạt động, cần phải thông qua chỉ tiêu tỷ suất chi phí.
- Công thức: F' = F/M x 100% Trong đó F': Tỷ suất chi phí F: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh M: Tổng doanh thu hoặc khối lượng sản phẩm tiêu thụ Tỷ suất chi phí là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ so sánh giữa tổng chi phí sản xuất kinh doanh với tổng mức tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị sản phẩm tiêu thụ thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Vì vậy càng tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động vật hóa/1 đơn vị so tiêu thụ thì càng tốt. Tỷ suất chi phí càng giảm thì hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh càng cao. c. Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tình hình, kết quả hạ thấp chi phí thông qua hai tỷ suất chi phí đem so sánh với nhau. Công thức: F' = F'1 - F'o Trong đó F': Mức độ tăng trưởng hoặc giảm tỷ suất chi phí F'o, F'1: Tương ứng tỷ suất chi phí kỳ gốc, kỳ so sánh Tùy theo mục đích nghiên cứu mà chọn kỳ so sáh và kỳ gốc cho phù hợp. Có thể chọn kỳ gốc là chỉ tiêu kế hoạch, còn kỳ so sánh là chỉ tiêu thực hiện cùn một thời kỳ để đánh giá mức độ hạ thấp tỷ suất chi phí của DN F' có thể nhận giá trị :"-", "+", "= 0" F' < 0 chứng tỏ suất phí kỳ so sánh < tỷ suất phí kỳ gốc công tác quản lý chi phí tốt 0: chưa tốt. d. Tốc độ tỷ suất tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm chi phí nhanh hay chậm giữa hai DN trong cùng một thời kỳ hoặc giữa hai thời kỳ của một DN chỉ tiêu này được xác định là tỷ lệ phần trăm của mức độ tăng (giảm) tỷ suất phí của hai thời kỳ/ tỷ suất phí kỳ gốc
- Công thức: T = F'/F' x 100% Trong đó: T: Tốc độ tăng (giảm) tỷ suất phí T< 0: Đánh giá là tốt T càng lớn càng tốt T 0: Chưa tốt T là chỉ tiêu chất lượng, có thể đánh giá chính xác trình độ tổ chức quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của DN. Chỉ tiêu này giúp cho người quản lý thấy rõ hơn tình hình, kết quả phấn đấu giảm chi phí bởi: Có trường hợp giữa hai thời kỳ của DN (hoặc giữa hai DN) có mức độ hạ thấp chi phí như nhau nhưng tốc độ giảm chi phí lại khác nhau và ngược lại. e. Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh Là kết quả của sự phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh hoặc làm giảm tỷ suất phí Mức tiết kiệm;(hay lãng phí) chi phí = Mức độ giảm;(hoặc tăng) tỷ suất phí x Mức doanh thu;kỳ so sánh Ký hiệu: M = F' x M1 M < 0: Phản ánh số tiền tiết kiệm được M 0 : Số tiền bị lãng phí do tỷ suất phí tăng Kết quả của việc hạ thấp chi phí làm góp phần tăng lợi nhuận cho DN. Chỉ tiêu này làm rõ thêm chỉ tiêu mức độ hạ thấp chi phí bằng cách biểu hiện số tương đối (%) sang số tuyệt đối. g. Hệ số lợi nhuận trên chi phí Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng chi phí bỏ ra thì DN sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau một kỳ hoạt động SXKD nhất định Hệ số LN/CP = Error! Qua chỉ tiêu này thấy được kết quả SXKD của DN, trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực trong kỳ hoạt động SXKD của DN.
- B. Giá thành sản phẩm và một số chỉ tiêu về giá thành của doanh nghiệp 1. Giá thành sản phẩm Là chỉ tiêu rất quan trọng, toàn bộ CPSX của DN để hoàn thành việc sản xuất ra sản phẩm kết chuyển vào trong giá thành, qua khâu tiêu thụ giá thành lại kết chuyển vào giá vốn các sản phẩm đã tiêu thụ. Có nhiều phương pháp tính giá thành, tùy từng DN sẽ áp dụng - Những DN có công nghệ sản xuất khép kín thường chọn phương pháp tính giá thành đơn. - Những DN có quy trình công nghệ phức tạp, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn phân xưởng chế biến liên tục thường chọn phương pháp tính giá thành phân bước. Ngoài ra còn có phương pháp tính Z theo đơn đặt hàng, theo hệ số Tuy nhiên để đánh giá trình độ sản xuất của doanh nghiệp ta dùng chỉ tiêu Z sản phẩm để tính các chỉ tiêu khác 2. Một số chỉ tiêu về tính giá thành sản phẩm a. Chỉ tiêu mức tăng hoặc giảm n Mz = [(Qi1 x Zi1) - (Qi1 x Zio)] i 1 Trong đó: Mz: Mức hạ giá (hoặc tăng) giá thành sản phẩm Qi1: Khối lượng sản phẩm kỳ so sánh Zi1, Zio: Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ so sánh, kỳ gốc n: Số loại sản phẩm so sánh được Giá thành đơn vị sản phẩm được xác định ZTB Zđvị = QD Trong đó: Zđvị: Là giá thành đơn vị sản phẩm ZTB: Là giá thành toàn bộ hay tổng giá thành của sản phẩm Qp: Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất được
- Chỉ tiêu Mz: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh trong kỳ so sánh do hạ giá thành đơn vị sản phẩm so với kỳ gốc mà DN đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Nó phản ánh trình độ quản lý sản xuất có sự tiến bộ hay không. b. Chỉ tiêu tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm (KH: Tz) chỉ tiêu tương đối, phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa mức độ giảm giá thành với Zsp kỳ gốc/ Công thức M z Tz = n (%) Qio xZio i 0 Chỉ tiêu Tz cho biết Zđvị kỳ so sánh giảm bao nhiêu % so với Zđvị kỳ gốc. Nếu như chỉ tiêu M z được tính toán trong công tác lập kế hoạch trực tiếp, thể hiện nhiệm vụ hạ giá thành, thì chỉ tiêu Tz nghiên cứ sự biến động của Zsp trong một thời gian dài hoặc xem xét trình độ quản lý Z giữa các DN có cùng điều kiện trên đây là các chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để phân tích, đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh một cách toàn diện cần đi sâu nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu đó trong từng khoản mục cụ thể, kết hợp với đặc điểm và tình hình SXKD thực tế của DN.
- Phần II Thực trạng về chi phí sản xuất kinh doanh và hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty bóng đèn phích nước rạng đông I. Vài nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp quản lý. Khởi công xây dựng tháng 5/1959 theo thiết kế và giúp đỡ của Trung Quốc. Tháng 6-1962 bắt đầu sản xuất thử và từ ngày 27/01/1963 Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Địa chỉ của Công ty tại phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội trên mặt bằng diện tích 5 ha. ĐT: 8584301 - 8584165 Fax: 8585038 Sản phẩm SXKD chủ yếu là bóng đèn và phích nước nóng các loại. Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã trải qua nhiều khó khăn thử thách và vương lên lớn mạnh không ngừng. Quá trình phát triển của Công ty có thể chia thành nhiều giai đoạn sau: * Giai đoạn từ năm 1963 - 1975 Đây là “bước đệm” để công ty phát triển trong tương lai, trong điều kiện đất nước có chiến tranh, công nhân vừa bán máy, vừa chiến đấu. Trong hoàn cảnh đó Công ty chưa khai thác được hết công suất thiết kế. Năm 1975 có sản lượng cao nhất cũng chỉ đạt: 1,7 triệu bóng đèn/năm; 223 ngàn ruột phích/năm. * Giai đoạn từ năm 1976 - 1988 Đất nước vừa thống nhất, Công ty bắt tay vào củng cố thiết bị để đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm. Lấy 2 khâu thủy tinh và động lực làm trọng tâm. Năm 1977 công ty cải tiến thiết bị nấu thủy tinh từ lò nồi đốt bằng than sang lò bể dốt bằng khí ga hơi than, năm 1979 chuyển đốt dầu Fo nâng công
- suất lên gấp 4 lần. Sản lượng tăng cao nhất giai đoạn này đạt 4,8 triệu bóng đèn/năm và 450 ngàn ruột phích/năm. * Giai đoạn từ năm 1989 đến nay Sự chuyển đổi của nền kinh tế sang cơ chế thị trường, cùng với sự lấn át của hàng ngoại đã khiến có thời gian Công ty đã phải ngừng sản xuất 6 tháng - 1650 cán bộ CNV mất việc làm. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Công ty đã đổi mới cách thức quản lý, đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị. Giảm tiêu hao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm v.v Đến năm 1993 Công ty đã đứng vững trên thị trường, sản lượng tăng 2,61 lần so với năm 1989 đạt tỷ suất lợi nhuận cao, liên tục hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Các thành tích mà công ty đã đạt được trong những năm qua: - 3 năm liền 95, 96, 97 sản phẩm đạt “top ten” d người tiêu dùng bình chọn. - Cờ thi đua xuất sắc của Bộ các năm 92, 93, 94, 95. - Huân chương Lao động hạng ba năm 77. - Huân chương Lao động hạng hai năm 82. - Huân chương Lao động hạng nhất năm 94. - Huân chương Chiến công hạng ba về thành tích 10 năm trật tự an toàn bảo vệ Tổ quốc năm 1996. - Huân chương kinh doanh hạng ba về hoạt động nhân đạo năm 1997. Từ năm 1997 liên tục là đơn vị lá cờ đầu của Chính phủ, Bộ Công nghiệp. Đặc biệt ngày 28/04/2001 được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý “Đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới”. Sự phát triển của Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông được thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế những năm gần đây. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động SXKD của Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
- STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 1 Giá trị tổng sản lượng (trđ) 217.912 310.803 355.662 470.000 2 Doanh số tiêu thụ (trđ) 203.350 246.756 297.882 345.337 3 Sản phẩm chủ yếu (1000/c) + Bóng đèn tròn 29.000 30.882 37.955 42.020 + Sản phẩm phích 3.159 5.503 3.883 7.076 Trong đó: Phích hoàn chỉnh (1000/c) 2.542 2.927 4.009 7.009 + Bóng đèn huỳnh quang (1000/c) 7.158 11.427 13.774 15.472 + Bóng đèn huỳnh quang Compact (1000/c) 32 29 123 882 + Máng đèn (1000/c) 51 1.020 1.313 1.716 + Chấn lưu (1000/c) 34 216 884 4 Nộp ngân sách (1000/c) 19.700 16.281 17.764 23.500 5 Thu nhập bình quân /tháng - người (1000đ) 1.952 2.292 2.294 2.340 6 Lợi nhuận thực hiện (trđ) 12.551 15.420 15.310 16.000 1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Bóng đèn phích nước Rạng đông trực thuộc Bộ công nghiệp Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp Nhà nước Hình thức hoạt động sản xuất công nghiệp Lĩnh vực kinh doanh là: sản xuất kinh doanh bóng đèn, phích nước, trong đó bóng đèn gồm: - Bóng đèn tròn các loại - Bóng đèn huỳnh quang các loại Phích nước gồm ruột phích các loại và phích hoàn chỉnh Công ty có chức năng pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng với thể thức do Nhà nước quy định
- Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty là: Sản xuất kinh doanh các loại bóng đèn và phích nước, chủ động ký kết hợp đồng và mở các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm với các đối tác kinh tế trong và ngoài nước. Sản phẩm của công ty có mặt trong cả nước và còn xuất khẩu đi nhiều nước: Ai Cập, Hồng Kông thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Hàn Quốc. Từ năm 1998 đến nay giá trị đơn đặt hàng của nước ngoài tăng 3 4 lần. 2. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
- Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông Giám đốc PGĐ điều hành sản xuất PGĐ Điều hành PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh sản xuất đầu tư phát triển PGĐ kỹ thuật Kế toán trưởng doanh và xuất khẩu đầu tư phát triển và xuất khẩu P. Tổ chức P. Quản lý P. Dịch vụ P. Kỹ Kế toánP. Đầu tư VP. Giám Phòng P. Kế toán P. Thị điều hành P. Bảo vệ kho đời sống thuật công trưởngphát triển đốc và KCS Tài chính trường sản xuất nghệ nhóm XK PGĐ kinh doanh Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởngP. Tổ chức Phân xưởng Phân xưởng Đèn Phân xưởng cơ động thủy tinh Phích nước bóng đènđiều tròn hành sản Bóng đèn Compact & chấn thiết bị chiếu xuất huỳnh quang lưu Stater sáng P. Bảo vệ Chú thích: P. Quản lý Có mối quan hệ với nhau kho Lệnh được truyền trực tiếp P. Dịch vụ đời sống P. Kỹ thuật công nghệ P. Đầu tư phát triển VP Giám đốc và nhóm XK P. KCS P. Tài chính kế toán P. Thị trường Phân xưởng cơ động Phân xưởng thủy tinh Phân xưởng phích nước Phân xưởng Bóng đèn tròn Phân xưởng Bóng đèn huỳnh quang Phân xưởng đèn Compact & chấn lưu Starter Phân xưởng Thiết bị chiếu sáng Chú thích C ó mối quan hệ với nhau L ệnh được truyền trực tiếp
- Căn cứ vào đặc điểm công nghệ sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy ở Công ty được sắp xếp tinh giảm hợp lý, phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh ở Công ty. Cấu trúc bộ máy của Công ty được thực hiện theo dạng cơ cấu trực tuyến - chức năng, đứng đầu là Giám đốc * Chức năng của Bộ máy: - Phó Giám đốc phụ trách điều hành sản xuất: chịu trách nhiệm về tổ chức quản lý điều hành sản xuất từ đầu vào đến sản phẩm cuối cùng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn nhịp nhàng đều đặn. - Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật đầu tư phát triển và xuất khẩu: chịu trách nhiệm về chỉ đạo, kiểm tra kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm/chức năng QMR theo hệ thống chất lượng ISO 9001: 2000 (ISO 9001 phiên bản 2000) để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển sản phẩm mới, xuất khẩu. - Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: chịu trách nhiệm về tiêu thụ sản phẩm và tổ chức hệ thống khách hàng, chính sách quảng cáo, đảm bảo doanh số bán hàng theo kế hoạch đã đề ra. * Chức năng của các phòng ban: - Phòng Tổ chức điều hành sản xuất: có chức năng lập định mức thời gian cho các sản phẩm, tính lương, thưởng, tuyển dụng lao động, phụ trách bảo hiểm, an toàn lao động, cung ứng vật tư và điều hành sản xuất theo kế hoạch. - Phòng Kỹ thuật công nghệ: có chức năng theo dõi việc thực hiện các quá trình công nghệ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật nội bộ, thường trực hệ thống chất lượng theo ISO (ISO là chứng chỉ của tổ chức quốc tế về chất lượng dành cho các doanh nghiệp có hệ thống phù hợp với tiêu chí của tổ chức). - Phòng Đầu tư phát triển: phụ trách đầu tư sản phẩm mới, quản lý tổ chức sản xuất sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã mới đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty về quy mô sản phẩm, cải tiến hệ thống, đầu tư thiết bị máy móc phù hợp công nghệ phát triển của công ty.
- - Phòng thị trường: có chức năng thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hoạt động từ quá trình tiếp thị - Marketing đến quá trình tiêu thụ, thăm dò thị trường, quảng cáo, lập dự án phát triển thị trường. - Phòng Dịch vụ đời sống: có chức năng kiểm tra bảo vệ cơ sở vật chất, môi trường của công ty, chăm sóc sức khỏe đảm bảo bữa ăn ca bồi dưỡng độc hại cho các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và còn có chức năng nữa là bảo hành, bảo trì sản phẩm. - Phòng KCS: thực hiện đầy đủ quy định, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, bán sản phẩm vật tư phụ tùng trong quá trình sản xuất, lưu kho, lưu hành trên thị trường - cùng phòng thị trường giải quyết các thông báo của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thông báo kịp thời về biến động chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm, vật tư phụ tùng khi phát hiện kiểm tra để có các biện pháp khắc phục. Định kỳ cung cấp đầy đủ thông tin về chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm, vật tư cho các đơn vị liên quan. - Phòng quản lý kho: Thực hiện các nhiệm vụ quản lý kho, quản lý tài sản kho hàng về mặt số lượng, chất lượng và các nhiệm vụ quản lý khác theo quy định của Nhà nước, thực hiện các thủ tục xuất nhập kho về vật tư cho sản xuất và thành phẩm bán ra thị trường. - Phòng bảo vệ: thực hiện chức năng an ninh nội bộ, giám sát các hoạt động theo nội giá bảo vệ, thường trực các hoạt động quân sự nội bộ, phòng chống cháy nổ v.v - Văn phòng Giám đốc: thương ftrực về các đầu mối sản xuất kinh doanh trong Công ty giữa Giám đốc với các phòng ban, phân xưởng. Thực hiện các chức năng đón khách, lễ tân, văn thư, điện tín v.v 2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất Hiện nay Công ty tổ chức sản xuất ba mặt hàng: Bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang và phích nước (gồm ruột phích và phích hoàn chỉnh). Quá trình sản xuất khá phức tạp, trải qua nhiều công đoạn sản xuất tại 6 phân xưởng với những nhiệm vụ cụ thể:
- - Phân xưởng thủy tinh: là phân xưởng đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình sản xuất ra bán thành phẩm thủy tinh phục vụ cho sản xuất bóng đèn, phích nước. Chức năng của phân xưởng là sản xuất thủy tinh nóng chảy phục vụ cho việc thổi bình phích và vỏ bóng đèn, bán thành phẩm chính trong công nghệ sản xuất của công ty cung cấp cho các phân xưởng. - Phân xưởng bóng đèn tròn: chức năng sản xuất lắp ghép bóng đèn tròn từ 11W, 25W, 30W, 40W, 60W, 75W, 100W, 200W đến 300W đạt tiêu chuẩn IEC trên các máy lắp ráp của Hungary, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. - Phân xưởng bóng đèn huỳnh quang: có chức năng sản xuất và lắp ghép sản phẩm bóng đèn huỳnh quang các loại với hệ thống máy móc hiện đại gồm các loại bóng huỳnh quang T10 20W - T10 40W, T8 18W - T8 36W, huỳnh quang vòng 22W, 33W. - Phân xưởng phích nước: chuyên sản xuất các loại ruột phích từ bán thành phẩm thủy tinh của phân xưởng thủy tinh cung cấp qua lắp ghép trang bạc, rút chân không - chuyên sản xuất các loại vỏ phích bằng nhựa nhiều màu, bằng sắt in hoa, bằng Inox v.v - Phân xưởng đèn compact, chấn lưu và Starler: chuyên sản xuất bóng đèn compact loại tiết kiệm năng lượng, chấn lưu các loại cho đèn huỳnh quang và starter đèn huỳnh quang. - Phân xưởng thiết bị chiếu sáng: chuyên sản xuất các loại máng đèn huỳnh quang thường, máng cao cấp các loại v.v - Phân xưởng cơ động: bộ phận sản xuất phụ trợ có nhiệm vụ sản xuất hơi nước, khí nén cao áp, hạ áp cho các công đoạn sản xuất của các phân xưởng thủy tinh, bóng đèn phích nước quản lý và cung cấp điện, nước trong toàn công ty. Ngoài ra, công ty còn có hệ thống các cửa hàng có chức năng giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm cho công ty. Hệ thống nhà kho các chức năng dự trữ, bảo quản NVL, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất đồng thời dự trữ, bảo quản sản phẩm làm ra.
- Sơ đồ 3.2.1. Quá trình sản xuất bóng đèn tròn trên dây chuyền sản xuất Thành phẩm: Bóng đèn tròn Gas và hóa chất Kiểm nghiệm thủy tinh PXTT Thủy tinh lỏng Hàn thiếc Vỏ bóng ống thủy tinh Gắn đầu đèn Gắn loa Loa trụ Chăng tóc Vít miệng Rút khí với trụ Sơ đồ 3.2.2. Dây chuyền sản xuất bóng huỳnh quang Tạo dạng Rửa bóng Tráng bột Sấy khử keo Gắn đầu đèn Lắp đèn dầu Rút khí Vít miệng Hàn chân đèn Luyện đèn Kiểm nghiệm Nhập kho
- Sơ đồ 3.2.3. Dây chuyền sản xuất ruột phích Cắt cổ bình Lồng trong bình Bán thành trong Đệm Vít Cắt cổ phẩm thuỷ ngoài amiăng đáy bình tinh Cắt đáy và in ngoài bình dấu ngoài Nhập Kiểm Rút Mạ ủ Vít kho nghiệm khí bạc nhiệt miệng Sơ đồ 3.2.4. Dây chuyền lắp ráp phích hoàn chỉnh Nguyên liệu nhôm Cuốn thân vỏ phích sắt Đúc nhôm Đúc nhôm Cán nhôm Cán nhôm Cán bước nhôm Cán bước nhôm Phụ tùng Tán đinh phích Phụ tùng
- Sơ đồ 3.2.5. Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất TP bóng Huỳnh Quang PX thủy tinh Thành phẩm ruột phích PX bóng đèn PX cơ động PX phích nước TP bóng đèn tròn PX thiết bị TP phích hòan chỉnh chiếu sáng Đường đi của bán thành phẩm Đường đi của năng lượng động lực 2.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại Công ty 2.3.1. Cơ cấu phòng kế toán Hiện nay Công ty là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Công nghiệp hình thức kế toán tại Công ty là hình thức kế toán tập trung. Các phân xưởng không có tổ chức bộ máy kế toán riêng. Quản đốc phân xưởng ngoài nhiệm vụ điều hành, quản lý sản xuất ở phân xưởng còn có thể kiêm nhiệm vụ thống kê ở phân xưởng (về vật tư, thành phẩm trong trườnh hợp phân xưởng không có nhân viên thống kê riêng) và lập bảng đề nghị thanh toán lương trên cơ sở các số liệu thống kê được. Hiện nay do địa bàn hoạt động của Công ty được tập trung tại một địa điểm, phương tiện tính toán ghi chép được trang bị tương đối đầy đủ nên hình thức kế toán tập trung tỏ ra rất phù hợp với Công ty, đảm bảo sự kiểm tra giám sát của kế toán trưởng và sự lãnh đạo kịp thời của Ban Giám đốc. Theo biên chế phòng kế toán của Công ty gồm 14 người: Một kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, 3 phó phòng kế toán, 9 kế toán viên và 1 thủ quỹ. Sau đây là nhiệm vụ và chức năng của kế toán.
- 2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của phòng kế toán - Một Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán thống kê phù hợp theo đúng chính sách chế độ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty. - Hai Phó phòng kế toán đó là một phụ trách về tiêu thụ, kinh doanh, một phụ trách về vật tư tiền gửi, tiên mặt cả hai đều có nhiệm vụ kế toán tổng hợp điều hành trực tiếp toàn bộ công tác kế toán. Cuối tháng tiếp nhận của các kế toán viên lên sổ cái sổ tài khoản và lập báo cáo tài chính cuối kỳ. - Một Phó phụ trách hoạch toán các xưởng và phụ trách hệ thống máy vi tính của toàn bộ Công ty. - Một Thủ quỹ có trách nhiệm thu chi trên cơ sở các phiếu thu chi của kế toán tiền mặt chuyển sang, bảo quẩn lưu giữ tiền mặt - Một Kế toán tiền mặtm tiền gửi ngân hàng và các khoản vay phải quản lý và hoạch toán các khoản vốn bằng tiền, phản ánh, số liệu và có tình hình tăng giảm của các quỹ tiền mặt TGNH và tiền vay. - Một Kế tóan theo dõi công nợ với người bán - Một Kế toán chi phí giá thành tập hợp các khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng, tính giá thành các loại sản phẩm - Hai Kế toán tiêu thụ xác định kinh doanh và công nợ với người mua hàng: xác định kết quả kinh doanh, các khoản thanh toán với Nhà nước và người mua hàng. - Một kế toán TSCĐ + đầu tư xây dựng cơ bản theo dõi TSCĐ hiện có, tăng, giảm theo đối tượng sử dụng về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. - Một Kế toán theo dõi các khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên 2.3.4. Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, hệ thống sổ sách tại Công ty bao gồm: + Nhật ký chứng từ 1, 2, 4, 5, 7 , 8, 10 + Bảng kê số 1, 2, 4, 5, 6, 11
- + Bảng phân bổ số 1, 2, 3 + Sổ chi tiết và sổ cái Công ty áp dụng chế độ kế toán hiện hành theo quy định số 1141/TC- QĐCĐKT ngày 01/01/1995 của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu vào ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán là: VNĐ, áp dụng phương pháp nhập kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân năm sử dụng hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức "Nhật ký chứng từ" Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký Thẻ và sổ kế chứng từ toán chi tiết Bảng tổng Sổ Cái hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
- 3. Khái quát vốn, cơ cấu nguồn vốn và KQSXKD của công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông 3.1. Tình hình vốn kinh doanh của công ty Đơn vị: Triệu đồng Số tiền chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 2003/2002 - Vốn lưu động và đầu tư 174.795 234.402 59.607 ngắn hạn - Vốn cố định và đầu tư dài 94.241 101.424 7.183 hạn - Tổng vốn đầu tư dài hạn 269.037 336.324 67.287 - Doanh thu tiêu thụ 276.860 324.542 47.682 - Lợi nhuận thực hiện 15.310 16.000 690 Từ bảng trên ta thấy việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong năm là tốt. Tổng doanh số tăng 67.287 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 31%, lợi nhuận thực hiện tăng 690 triệu đồng với tỷ lệ tăng 30%. Trong khi đó tổng số vốn kinh doanh tăng 67.287 triệu đồng. Nếu xét về cơ cấu vốn kinh doanh năm 2003 năm 2003 và vốn cố định đều tăng. Tỷ trọng VLĐ/ Vốn khá cao, suy ra cơ cấu vốn chưa hợp lý đối với doanh nghiệp. 3.2. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty Số tiền chênh Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 lệch 2003/2002 I. Tài sản lưu dộng 175.710.566.262 234.402.283.225 586.917.133 II. Tài sản cố định 132.650.400.209 101.922.182.199 -307.282.091 Tổng tài sản 308.330.966.471 336.324.465.424 27.993.498.953 III Nợ phải trả 209.784.035.003 237.461.498.391 27.677.763.388 IV. Nguồn vốn CSH 98.546.931.468 98.862.667.033 315.735.565 Tổng nguồn vốn 308.330.966.471 336.324.465.424 27.993.498.953
- Qua bảng trên ta thấy Tổng tài sản và tổng nguồn vốn đều tăng. Trong phần tài sản năm 2003 TSCĐ là 101.922.182.199 (trđ), tỷ lệ giảm 30,72%. Điều này cho thấy công ty đã chú ý đầu tư máy móc thiết bị nhưng việc kinh doanh chưa hiệu quả nên chưa khai thác được hết công suất của máy móc, thiết bị đã đầu tư. Còn phần nguồn vốn năm 2003 vốn chủ sở hữu tăng 315.735.565 (trđ) tương ứng với tỷ lệ tăng 31%. Nguồn vốn CSH/ NV tăng lên dần qua đó cho thấy công ty đang dần tự chủ về tài chính. 3.3. Tình hình thu nhập của công ty được thể hiện qua số liệu những năm gần đây Thu nhập bình quân/tháng/người Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1952 2.292 2.294 2.340 Qua số liệu trên cho ta thấy tình hình thu nhập bình quân đầu người/tháng năm sau cao hơn năm trước thể hiện sự tăng trưởng tỷ lệ thuận giữa lợi ích người lao động với tăng trưởng SXKD của công ty. II. Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và công tác phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty 1. Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sản xuất và kinh doanh mặt hàng chủ yếu: Bóng đèn và các loại phích nước. Trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty đã bỏ ra nhiều khoản chi phí phát sinh ở các phân xưởng sản xuất, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý. Do Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vừa sản xuất sản phẩm, vừa tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Do vậy cấu thành tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm: - CPSX sản phẩm - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Để thấy rõ tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và công tác quản lý chi phí tại Công ty biểu hiện qua bảng bên: Bảng tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông phát sinh qua 2 năm 2002 - 2003 Chênh lệch Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 2003/2002 A. Tổng doanh thu 276.860 324.542 47.682 B. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 265.740 327.126 61.386 I. Chi phí sản xuất sản phẩm 1. Chi phí nguyên vật liệu 155.882 197.857 41.975 2. Chi phí tiền lương 38.437 49.394 10.957 3. Chi phí Bảo hiểm xã hội 1.512 2.199 687 4. Chi phí khấu hao TSCĐ 18.100 21.190 3.090 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 6.853 9.951 3.098 6. Chi phí khác 44.956 46.535 1.579 II. Chi phí bán hàng 18.797 26.015 7.218 1. Chi phí nhân viên 2.000 4.000 2.000 2. Chi phí dụng cụ 2.500 4.000 1.500 3. Chi phí khấu hao TSCĐ 8.747 10.000 1.253 4. Chi phí khác 5.550 8.045 2.495 III. Chi phí QLDN 19.118 21.024 1.906 1. Chi phí NVL 2.500 3.000 500 2. Chi phí BHXH 2.500 3.000 500 3. Chi phí khấu hao TSCĐ 2.500 2.500 0 4. Chi phí tiền lương 7.000 7.024 24 5. Chi phí dự phòng 3.500 4.000 500 6. Chi phí bằng tiền khác 1.118 1.500 382 Qua bảng trên ta thấy ngay tổng doanh thu năm 2003 tăng so với năm 2002 là 47.682 (trđ), tỷ lệ tăng 30,13%.
- Trong khi đó tổng chi phí sản xuất toàn Công ty năm 2003 tăng so với năm 2002 là 61.386 (trđ), tỷ lệ tăng là 30,16% lớn hơn tỷ lệ tăng của Tổng doanh thu. Do vậy, công ty hoạt động có lợi nhuận. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty được chia thành 3 nhóm: chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí sản xuất sản phẩm: bao gồm chi phí NVL, chi phí tiền lương, chi phí BHXH, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bỏ vào quá trình sản xuất tạo nên thực thể sản phẩm. Chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty năm 2003 tăng so với năm 2002 là 61.386 (trđ), tỷ lệ tăng 58,84%. Cụ thể: - Chi phí NVL: bao gồm NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất (chiếm khoảng 70% tổng giá thành sản phẩm). Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí NVL phát sinh và được hạch toán trực tiếp tại mỗi phân xưởng. Mặt hàng sản xuất và kinh doanh của Công ty là bóng đèn các loại và phích nước, được sản xuất với khối lượng lớn, cho nên NVL rất phong phú và nhiều chủng loại: Công ty đã phân thành 6 loại sau: + NVL chính: đây là NVL quan trọng nhất cấu thành nên hình thái vật chát của sản phẩm như: Cát Vân Hải, Bạch Vân, hộp phích nhựa, nhôm cục, soda, dây dẫn, dây tóc (khỏng 140 quy cách chủng loại) (chiếm 80% tổng chi phí NVL). + Vật liệu phụ: Những vật liệu này kết hợp với NVL chính để hoàn thiện sản phẩm và đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động bình thường như: cacbonic, magie, thiếc hàn, vải thô, bột amiăng, dung môi RP7 (khoảng 180 quy cách chủng loại) (chiếm khoảng 5% tổng chi phí NVL). + Nhiên liệu: Với quy mô sản xuất kinh doanh lớn, sản phẩm đa dạng nên Công ty có nhu cầu rất lớn về năng lượng. Tại Công ty có riêng phân xưởng cơ động cung cấp điện năng cho toà Công ty. Chi phí nhiên liệu chiếm khoảng
- 13% chi phí NVL. Nhiên liệu chủ yếu: than cục xô, khí gas hóa lỏng, dầu đốt lò FO. + Phụ tùng thay thế máy móc thiết bị, Công ty cần nhiều loại phụ tùng thay thế để đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động tốt, kịp thời thay thế những bộ phận hỏng, tránh gián đoạn sản xuất như: băng tải, dây cua roa, cầu dao, van bi + Bao bì ngoài: những vật liệu để đóng gói sản phẩm (không bao gồm những bao bì trong - như vỏ hộp bóng đèn – được xếp vào nhóm vật liệu chính) mà chỉ gồm những vật liệu tạo nên những hộp lớn, kiện sản phẩm như: hộp ngoài bóng đèn, hộp gỗ, túi khuyến mại sản phẩm, xốp chèn hộp + Phế liệu thu hồi: Những vật liệu chủ yếu được thu hồi từ hoạt động sản xuất như bã nhôm phế liệu, dây đồng phế liệu, xỉ thô, mảnh bóng, mảnh phích. Chi phí NVL bao gồm: Chi phí về CCDC như clê, găng tay, quần áo bảo hộ, sọt tre phục vụ sản xuất. Chi phí NVL gồm cả chi phí thu mua, vận chuyển, hao hụt định mức trong quá trình vận chuyển. Chi phí NVL năm 2003 tăng so với năm 2002 là 41.975 (trđ), tỷ lệ tăng là 30,5%. Chi phí NVL tăng là do năm 2003 mở rộng quy mô sản xuất, do vậy cần một khối lượng NVL đáp ứng cho yêu cầu sản xuất. Để hạ thấp chi phí Công ty cần quản lý chặt chẽ khoản chi phí này. - Chi phí tiền lương bao gồm: Lương chính, lương phụ của CNV trong toàn Công ty. Tại Công ty việc tính trả lương cho công nhân viên được áp dụng theo hai hình thức: lương sản phẩm và lương thời gian: + Trả lương theo sản phẩm: áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất (trừ phân xưởng cơ động). Công ty thực hiện giao đơn giá tiền lương sản phẩm xuống các phân xưởng. Quỹ lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm;hoàn thàh của phân xưởng x Đơn giá lương;sản phẩm
- Đơn giá lương sản phẩm: Công ty quy định cụ thể hàng tháng căn cứ và kết quả thống kê được tại mỗi phân xưởng, trên cơ sở “phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành”. Nhân viên tính lương ở các phân xưởng xác định số tiền lươn thực tế phải trả cho từng công nhân sản xuất. + Trả lương theo sản phẩm: áp dụng đối với cán bộ công nhân viên làm ở bộ phận gián tiếp, nhân viên trong các phòng ban nghiệp vụ, nhân viên quản lý phân xưởng và công nhân cơ động. Cơ sở để hạch toán lương thời gian là “Bảng chấm công”, được lập riêng cho từng phòng ban, bộ phận và được tổ trưởng hoặc người được phân công theo dõi “Bảng chấm công” được treo công khai để mọi người có thể theo dõi công lao động của mình. Riêng phân xưởng cơ động còn thực hiện theo quy định tổng mức lương tối đa toàn phân xưởng. Ngoài tiền lương chính các tổ trưởng sản xuất còn phụ cấp trách nhiệm với mức 40.000đ và 50.000đ. Bên cạnh chế độ tiền lương, Công ty còn có chế độ tiền thưởng, trả hàng tháng, hàng quý và được phân bổ chi phí cho các tháng trong quý. Ngoài tiền lương được tính theo sản lượng, chất lượng lao động, Công ty còn chi trả BHXH, BHYT trong các trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, hưu trí Nguồn bù đắp chi phí BHXH là quỹ tiền BHXH, BHYT. Tại Công ty việc tính trích các khoản theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh là theo đúng chế độ quy định: - Trích BHXH: 20% theo lương cấp bậc, trong đó 15% tính vào chi phí, 5% trừ vào thu nhập người lao động. - Trích KPCĐ: 2% theo lương cấp bậc, được toàn toàn bộ vào chi phí. - Trích BHYT: 3% theo lương thực tế, trong đó 2% tiính vào chi phí, 1% người lao động chịu. Như vậy, tại các phòng ban, cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển lên phòng kế toán kiểm tra đối chiếu
- quy ra công để tính lương và BHXH. Bảng chấm công được lưu tại phòng kế toán là căn cứ để tính lương phải trả. Việc trả lương theo sản phẩm kích thích người lao động tăng NSLĐ, nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Công ty cần phát huy còn trả lương theo thời gian: Công ty phải tinh lọc một đội ngũ cán bộ quản lý gọn nhẹ, có trình độ, có năng lực, tránh lãng phí chi phí tin lương và chi phí BHXH. Năm 2003 chi phí tiền lương trong nhóm chi phí sản xuất sản phẩm tăng 10.957 (trđ), tỷ lệ tăng 28,12% so với năm 2002. Chi phí BHXH cũng tăng theo: năm 2003 so với năm 2002 chi phí BHXH tăng 687 (trđ), tỷ lệ tăng 27,25%. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình đang sử dụng phục vụ quá trình sản xuất các TSCĐ hữu hình là nhà xưởng, máy móc thiết bị Tại Công ty có giá trị TSCĐ lớn (101.920.182.199đ năm 2003). TSCĐ ở Công ty được hình thành từ ba nguồn chủ yếu: Nguồn ngân sách cấp, Nguồn vốn Công ty tự bổ sung và nguồn vốn vay của cán bộ CNV trong Công ty. TSCĐ của Công ty được đánh giá theo hai chỉ tiêu cơ bản là nguyên giá và giá trị còn lại trong đó Chi phí vận chuyển;bốc dỡ Nguyên giá TSCĐ = Giá mua (chưa thuế) + lắp đặt chạy;thử (nếu có) Giá trị còn lại = Nguyên giá - Khấu hao lũy kế đến;thời điểm tính Quá trình sản xuất cũng như kinh doanh, quản lý TSCĐ bị hao mòn dần. (Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình). Do vậy, hàng tháng Công ty trích khấu hao TSCĐ tại bộ phận sản xuất,bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý phương khâu hao TSCĐ. áp dụng phương pháp khấu hao đều: Hàng tháng căn cứ vào biên bản mua sắm, biểu tặng làm tăng TSCĐ, biên bản thanh lý, nhượng bán làm giảm TSCĐ, căn cứ vào nguyên giá, thời gian sử dụng để kế toán tính và phân bổ chi nhánh khấu hao cho các đối tượng sử dụng theo quy định như sau: TSCĐ tăng trong tháng thì ngày 1/tháng sau mới thôi tính khấu hao.
- Công thức Số khấu hao;phải tính;tháng này = Số khấu hao; phải tính;tháng trước + Số khấu hao;tăng trong;tháng - số khấu hao;giảm trong;tháng cụ thể Tỷ lệ khấu hao quy định cho từng loại TSCĐ cụ thể chứ không tính khấu hao bình quân Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ bộ phận sản xuất năm 2003 tăng so với năm 2002 là 3090 triệu đồng tỷ lệ tăng 29% chi phí khấu hao tăng vì trong năm Công ty mua sắm mới TSCĐ phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí vê nhận, cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác như: chi phí điện, điện thoại,vệ sinh, chi phí hành mang gia công, chi phí vật liệu thuê ngoài chế biến và các dịch vụ khác. Thuộc loại chi phí này có nhiều khoản chi mang tính chất lặp lại và bằng nhau trong từng kỳ như chi phí điện, nước, điện thoại do vậy Công ty dễ dàng đưa ra định mức giới hạn, khi có sự tăng đột biến Công ty sẽ phát hiện được ngay và tìm nguyên nhân, xử lý. Tuy nhiên có những khoản phát sinh mang tính đột xuất như chi phí vật liệu thuê ngoài chế biến do vậy các nhân viên thuộc các phân xưởng khi thấy hoạt động của mình có nhu cầu thì sẽ báo lên Ban giám đốc để xét duyệt, nếu hợp lý thì sẽ được phê duyệt và yêu cầu phòng kế toán cấp cho người thực hiện. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất năm 2003 tănng so với năm 2002 là 3098 triệu đồng, tỷ lệ tăng 32% với tỷ lệ tăng này Công ty cần nghiên cứu và đề ra các giải pháp hạ thấp chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí dịch vụ khác quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm bao gồm các khoản chi phí sản xuất chưa được hạch toán trong các chỉ tiêu, đã chi bằng tiền như chi phí sản xuất chưa được hạch toán trong các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội họp, công tác phí, chi sửa chữa lặt vặt, chi vật liệu xuất dùng không qua kho. - Chi phí khác năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1579 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 29,8%
- * Chi phí bán hàng Việc sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường thì công tác tiêu thụ đối với Công ty hết sức quan trọng. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ là một trong những nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến quy mô sản xuất của Công ty. Do vậy chi phí bảo hiểm của Công ty bao gồm chi phí liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho việc mở rộng thị trường và nâng cao khả năng sản xuất tiêu thụ sản phẩm (hay chi phí hỗ trợ marketing và phát triển) Chi phí bảo hành của Công ty năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 1253 triệu đồng với tỷ lệ tăng 33,75 tỷ lệ tăng chi phí bảo hàng nhỏ hơn so với tỷ lệ doanh thu. Như vậy tỷ suất chi phí bán hàng/ Doanh thu thu thuần không tăng cho thấy kết quả họat động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục đều đặn - tiết kiệm tối đa các khoản chi phí Thứ nhất các khoản chi trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của Công ty như: Chi phí đóng gói sản phẩm thành từng hộp, từng kiện để bảo quản và thuận tiện trong việc chuyên chở, chi phí vận chuyển sản phẩm đến tay người mua, chi phí bảo quản sản phẩm kể từ lúc xuất kho, thuê kho Để giảm giá chi phí tiêu thụ sản phẩm của Công ty phải lựa chọn phương thức vận chuyển thích hợp để hạ giá thấp chi phí vận chuyển, đảm bảo an toàn cho hàng hoá, giao hàng đúng hạn, tránh tình trạng mất mát, hỏng vỡ sản phẩm. Chi phí tiêu thụ sản phẩm của Công ty được tính trực tiếp hoặc phân bổ cho khối lượng sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ. Thứ hai phải kể đến chi phí hỗ trợ Marketing và phát triển đó là những khoản chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, làm cho việc sản xuất của Công ty mở rộng thị trường và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm như: Chi phí cho công tác điều tra, nghiên cứu thị trường gồm: Chi phí cho công việc điều tra, thu thập thông tin thị trường và phân tích thị trường phục vụ cho các quyết định SXKD của Công ty đạt kết quả cao. Chi phí cho họat động trưng bày, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm nhằm thu hút người mua để mở rộng thị trường và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm.
- Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh gayu gắt hiệt nay thì hoạt động này quan trọng hơn bao giờ hết, là đầu mối cho các hoạt động khác. Quy mô cũng như kết cấu CPBH của Công ty như sau: - Chi phí nhân viên: Bao gồm tiền thuê nhân công trực tiếp bán hàng - đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của Công ty. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 2000 triệu đồng khoản chi phí này tăng lên khá cao chứng tỏ Công ty rất chú trọng quan tâm đến việc thúc đẩy xúc tiến bán hàng - Chi phí dụng cụ: Bao gồm các vật dụng dùng cho công tác bán hàng như: tủ để hàng, giá, kệ . Năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 1500 triệu đồng - Công ty đã đầu tư để nhằm thúc đẩy và phát triển công tác này một cách mạnh nhất. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Tại bộ phận bán hàng TSCĐ HàNG HOá phục vụ công tác tiêu thụ như kho, quầy bán, kết quả phục vụ bán hàng rất ít so với tổng TSCĐ toàn Công ty. Năm 2003 chi phí khấu hao TSCĐ tăng so với năm 2002 là 1253 (triệu đồng) - Chi phí khác phục vụ công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty như chi phí giao dịch, ký kết, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, triển làm hội chợ . Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 2.495 (triệu đồng), Phần tăng khá cao (Công ty cần nghiên cứu các khoản đã lãng phí như chi phí giao dịch . các khoản cần phát huy hơn để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ như quảng cáo lan rộng và hiệu quả. * Cuối cùng: Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 so với 2002 là 1.906 (triệu đồng). Quy mô và kết cấu chi phí quản lý doanh nghiệp như sau: - Chi phí nhân viên quản lý năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 500 triệu đồng cho thấy công ty phát triển theo tỷ lệ thuận với mức sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và đặc biệt là nhân viên quản lý của công ty. - Chi phí bảo hiểm xã hội cũng tăng lên so với năm 2002 là 500 triệu đồng, công ty đã rất quan tâm đến sự an toàn như quyền lợi của người nhân viên - Chi phí khấu hao TSCĐ trong bộ phận này: Chi phí khấu hao qua hai
- năm ở đây là bằng nhau vì tài sản cố định hữu hình được thể hiện qua các trang thiết bị phục vụ cho văn phòng như bàn ghế, điện thoại, máy vi tính - Chi phí tiền lương năm sau cũng cao hơn năm trước cho thấy đời sống cán bộ công nhân viên bộ phận này đã phần nào được tăng lên - Khoản chi phí dự phòng này cũng được tăng lên để phục vụ trong việc sản xuất sản phẩm với số dự phòng tăng là500 triệu đồng chi phí bằng tiền khác khoản này với số lượng tiền là 382 triệu đồng. Tóm lại: Với các khoản chi phí trên và đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp khá hợp lý và tương đối chính xác III. Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh 1. ý nghĩa của việc hạ thấp chi phí sản xuất của doanh nghiệp Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế độc lập, tự hạch toán kinh doanh, cải tiến nâng cao công tác quản lý. Các doanh nghiệp được tự do hoạt động SXKD, tự do cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật quy định. Để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp phải tuân thủ đúng theo cơ chế thị trường, các quy luật kinh tế đặc biệt phải tính đến hiệu quả SXKD. Hiệu quả SXKD càng cao, DN càng có điều kiện mở rộng quy mô SXKD, tăng DT, tăng LN, tăng sức cạnh tranh, nâng cao đời sống CB - CNV, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN Để phát triển bền vững đòi hỏi mỗi DN không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD tức thì mọi biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh. Việc hạ thấp chi phí không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết - cấu tạo nên thực thể của sản phẩm mà việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh ở đây gắn liền với nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đồng thời bảo đảm tối đa chất lượng sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng xã hội. Như vậy việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ làm tăng hiệu quả kinh tế, mà còn tăng hiệu quả xã hội. Việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh, một mặt quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, mặt khác phải phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và đặc điểm SXKD của DOANH NGHIệP.
- 2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của DN Chi phí sản xuất kinh doanh chịu ảnh của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có những nhân tố mang tính chất khách quan và mang tính chất chủ quan. Các nhân tố này có quan hệ với nhau và cùng tác động đến chi phí. a. Những nhân tố khách quan (những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp hay thuộc môi trường hoạt động của DN) - Các DN hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Có nghĩa nhà nước hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết họat động kinh tế ở tầng vĩ mô thông qua luật lệ, các chính sách, biện pháp kinh tế. Nhà nước tạo môi trường, hành lang cho các DN họat động khuyến khích DN đầu tư vào những ngành nghề có lợi cho đất nước cho xã hội Đặc biệt là DN Nhà nước phải tuân thủ chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước như chế độ tiền lương, cơ chế hạch toán kinh tế. Các chế độ, thể lệ của Nhà nước là chỗ dựa cho công tác quản lý CPSXKD của DN. - Mọi họat động SXKD của DN đều xuất phát từ thị trường. Thị trường không chỉ là nơi diễn ra hoạt động mua và bán mà còn thể hiện các quan hệ hàng hoá và tiền tệ. Thị trường - nơi tập trung nhất, đầy đủ nhất kinh tế hàng hoá, trong đó cung - cầu là một phạm trù kinh tế lớn nhất - quyết định trực tiếp giá cả thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh Khi giá cả thị trường tăng (giá nguyên vật liệu dịch vụ tăng ) làm cho CPSXKD tăng và ngược lại, khi giá cả thị trường giảm sẽ là nhân tố khách quan biến động có lợi cho DN Giá cả thay đổi sẽ ảnh hưởng tỷ suất phí vì nó ảnh hưởng đến doanh số bán ra. Mức độ ảnh hưởng của giá cả hàng hoá tiêu thụ đến tỷ suất phí: F' = Error! - Error! F': Mức độ ảnh hưởng của giá cả hàng hoá tiêu thụ tỷ suất phí F1: Tổng CPSXKD
- M1, M01: Tương ứng doanh số bán ra thực hiện theo giá kỳ so sánh, kỳ gốc F' > 0 giá của kỳ thực hiện giá của gốc với cùng mức chi phí và mức hàng hóa tiêu thụ tỷ suất giảm đảm bảo tốt kế hoạch DT bán hàng. - Sự phát triển của KHKTCN góp phần làm giảm lao động trực tiếp, thay đổi cơ cấu chi phí. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN nói chung và CPSXKD của DN nói riêng theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực vì đây là những nhân tố DN không thể cải tạo, kiểm soát được, chỉ có thể thích nghi. Những thuận lợi và khó khăn DN nhận được hoặc gánh chịu thì đối thủ cạnh tranh cũng vậy. Vì thế DN phải biết khai thác triệt để các thời cơ, cơ hội mà mình nhận được để giàn thế thượng phong trong cạnh tranh. b. Những nhân tố chủ quan (bên trong DN) là toàn bộ các yếu tố, tác động mối liên hệ bên trong DN ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh của DN - Mức độ ảnh hoạt động của DN: Tổng chi phí toàn DN được chia thành chi phí khả biến (CPKB) và chi phí bất biến (CPBB) Khi khối lượng hoạt động tăng thì CPKB tăng theo như CPNVLTT, CPNCTT tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhưng CPKB, kết tinh trong một đơn vị sản phẩm không đổi. Hơn thế trong phạm vi giới hạn sản lượng sản xuất thì CPBB cố định như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê kho, nhà xưởng . nhưng CPBB/1 đơn vị sản phẩm giảm giá xuống. (CPSXKD = CPKB + CPBB F = FKB + FBB) Khi khối lượng hoạt động tăng tổng CPSXKD giảm tỷ suất phí giảm thể lực sản phẩm hạ tăng sức cạnh tranh, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- - Cơ cấu sản xuất kinh doanh Nếu doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều ngành mặt hàng có chất lượng tốt, mẫu mã, chủng loại . thỏa mãn tối đa thị hiếu tiêu dùng Tốc độ tiêu thụ tăng vòng quay vốn tăng giảm chi phí bảo hiểm, chi phí lãi vay, chi phí bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm, giảm chi phí hao hụt. - Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ thành phẩm * Nói đến cơ sở vật chất kỹ thuật là nói đến nhà xưởng máy móc thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật càng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị cao, NSLĐ tăng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra ngày một cải tiến tiết kiệm CPNVLTT/1 đơn vị sản phẩm, chi phí tiền lương, tiền công, chi phí khấu hao TSCĐ và đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ giảm chi phí sản xuất kinh doanh * Nói đến mạng lưới tiêu thụ tức nói đến kho tàng, cửa hàng Nếu mạng lưới tiêu thụ được sắp xếp một cách hợp lý, vừa tiện cho việc sản xuất, vừa tiện cho công tác tiêu thụ thì có thể giảm những khâu trung gian không cần thiết, tăng tốc độ tiêu thụ giảm chi phí sản xuất kinh doanh - NSLĐ của người lao động ảnh ưhởng sâu sắc đến chi phí sản xuất kinh doanh của DN. Lao động của con người: 1 trong 3 yếu tố cơ bản không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tăng NSLĐ phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của Ban lãnh đạo. Họ là những người đi đầu mẫu mực, động viên, khuyến khích, thưởng phạt kịp thời cán bộ công nhân viên, xây dựng ý thức tiết kiệm, làm chủ hành động, cống hiến hết mình từ mỗi thành viên tăng năng suất lao động giảm tương đối chi phí tiềnlương, tiền công/1 đơn vị sản phẩm Chi phí sản xuất kinh doanh giảm. Như vậy các yếu tố bên trong doanh nghiệp hoàn tòa có thể cải tạo kiểm soát được. Thế mạnh, nội lực bên trong doanh nghiệp mang đặc trưng riêng có, đối thủ có thể không có. Do vậy tổ chức DN phát huy nội lực của mình là hướng phấn đấu quan trọng nhất giảm chi phí sản xuất kinh doanh của DN một cách tương đối. Việc nghiên cứu các nhân tố trên là cơ sở để DN đề ra các phương hướng
- và biện pháp phấn đấu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3. Một số biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của DN Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề sống còn của các DN là điều DN nào cũng muốn nhưng không phải DN nào cũng có thể thực hiện được và càng không thể đưa ra một hệ thống các biện pháp nhằm giảm chi phí đúng cho mọi DN. Điều đó còn tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình của các nhà quản trị để có thể đưa ra các giải pháp khác nhau nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh. Nhìn chung các DN cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường. Mọi hoạt động SXKD của DN đều xuất phát từ thị trường, DN phải sản xuất và kinh doanh những sản phẩm thị trường có nhu cầu chứ không phải SXKD những thứ mình có, mình thích. Thị trường- yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại hoạt động SXKD của DN. Hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, một mặt tạo cho DN rất nhiều cơ hội kinh doanh, mặt khác đòi hỏi DN phải thích ứng linh hoạt trong cơ chế mới này. Cùng với thời gian, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng không ngừng thay đổi, không có giới hạn. Cùng với thời gian, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng không ngừng thay đổi, không có giới hạn. Bất kỳ DN sản xuất và kinh doanh các sản phẩm không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì không những sản phẩm không tiêu thụ được mà DN còn thua lỗ, thậm chí còn phá sản. Do vậy, để hoạt động SXKD thu đủ chi và có lãi, dòi hỏi các DN phải thường xuyên nghiên cứu thị trường góp phần không nhỏ vào việc mở rộng sản xuất, giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm giảm tỷ suất phí và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. áp dụng các thành tựu của KHKT tiến bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, giảm định mức tiêu hao nguyên - nhiên - vật liệu, giảm lao động sống, hiệu quả sản xuất tăng. Vì vậy, dn phải đón bắt thời cơ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật qua đó hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh.
- Sử dụng với công suất tối đa của TSCĐ. Trong DNSX: TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện năng lực và trình độ SXKD của DN. Nâng cao ý thức bảo dưỡng, sử dụng, khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, tránh lãng phí CPBB nhằm tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt việc cung ứng nguyên nhiên vật liệu, cho sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt việc giảm giá mua nguyên vật liệu, phải bắt đầu từ việc khai thác nguồn mua. Nghiên cứu, lụa chọn nguồn cung ứng đảm bảo về cả chât lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, phương thức thanh toán, giao nhận, tổ chức tốt mạng lưới thu mua phù hợp với điều kiện nguồn hàng và điều kiện sản xuất, áp dụng biện pháp kinh tế trong việc khai thác nguồn mua để khuyến khích bộ phận thu mua và dơn vị nguồn hàng. Bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, không gián đoạn dẫn đến tiết kiệm chi phí thu mua, vận chuyển, chi phí do gián đoạn sản xuất xảy ra, chấp nhận được nguyên nhiên vật liệu tiêu hao và giá cả nguyên nhiên vật liệu. Xác định đúng nguyên nhiên vật liệu, CCDC dự trữ, tổ chức bảo quản hợp lý, luôn cung ứng đủ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh từ đó giảm chi phí do vốn bị ứ đọng, giảm chi phí bảo quản để giảm chi phí sản xuất kinh doanh. - Tổ chức hợp lý khoa học và tinh giảm lao động trong doanh nghiệp. Con người - nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động SXKD. Do đó phải tổ chức và sử dụng một cách hợp lý. Bắt đầu từ công việc tuyển dụng: Nếu kết quả tốt đẹp, lợi ích mang lại rất lớn và lâu dài ngược lại sẽ khó thuyết phục. Tinh thần làm việc cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau tạo sự phấn chấn, năng nổ, sự nhất trí chung về công việc tập thể. Đào tạo CBCNV tinh thông nghề nghiệp, giảm lao động gián tiếp, tăng lao động trực tiếp làm cho tổng chi phí giảm (quỹ lương giảm nhưng tiền lương của nhân viên không giảm, tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động mà họ đạt được). Bố trí nhân sự hợp lý, khai thác tối đa năng lực sẵn có của từng nhân viên, khuyến khích những phát huy, sáng kiến cải tiến vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sử dụng hiệu quả của nguồn vốn: Bên cạnh nguồn vốn cấp, nguồn vốn tự có, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong CBCNV, mở rộng liên doanh liên kết với mục tiêu hàng đầu: hiệu quả kinh tế và an toàn nhằm mục đích giảm chi phí do huy động vốn bên ngoài. DN thực hiện tốt công tác quản lý chi phí: Cuối tháng, quý, năm, DN phải thường xuyên đánh giá việc thực hiện chi phí, xác định các khoản đã tiết kiệm hay bội chi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó; khách quan hay chủ quan. Đánh giá riêng từng khoản mục chi phí, ản hưởng của nó tới tổng chi phí. Từ đó, đề ra các biện pháp điều chỉnh, quản lý. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chế phù hựp làm căn cứ kiểm tra. Nhưng việc kiểm tra có nghiêm ngặt đến đâu vẫn không kiểm soát được rò rỉ, lãng phí thì phải có tinh thần tiết kiệm trong mỗi nhân viên. Những khuyến khích về tinh thần kết hợp, những khuyến khích về vật chất thì người lao động mới thực sự có động lực để tiết kiệm trong mọi hành động. 4. Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh thực sự mang lại hiệu quả, khi tiến hành tổ chức quản lý chi phí công ty dựa vào hệ thống căn cứ sau: - Tiêu chuẩn định mức chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý, hợp lệ. Đây là căn cứ tương đối quan trọng để Công ty tiến hành công tác quản lý chi phí. - Căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó quyết định tổng chi phí cần phải đạt tới trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đầu năm, đến cuối năm công ty tiến hành đánh giá chất lượng hiệu quả công tác quản lý chi phí để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, những mặt mạnh và tồn tại, qua dó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm kế hoạch. Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chi phí thông qua các chỉ tiêu cơ bản về chi phí sản xuất kinh doanh.
- 5.Thực trạng công tác hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Trong cơ chế thị trường hiện nay các DN phải cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và giá cả để tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, phải lấy thu nhập bù đắp chi phí và có lợi nhuận trong điều kiện giá bán trên thị trường chịu tác động của quy luật cung cầu. Cho nên bất cứ DN nào cũng phải quan tâm đến chi phí và giá thành. Đó là những chỉ tiêu phản ánh trình độ kỹ thuật sản xuất, trình dộ tổ chức sản xuất, lao động, vật tư, tiền vốn của DN. Nhận thức được vai trò quan trọng trong công tác phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh. Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã áp dụng nhiều biện pháp thiết thực, hữu hiệu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh được khai thác triệt để. - Biện pháp 1: Công ty đã không ngừng nghiên cứu, mở rộng thị trường. Mở rộng quy mô sản xuất nâng cao chát lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Yếu tố chất lượng sản phẩm được đưa lên hàng đầu, ngoài việc tôn trọng quy trình công nghệ trong sản xuất sản phẩm, trước khi xuất xưởng còn được kiểm tra nghiêm ngặt với nề nếp kiểm tra đã được xây dựng và thực hiện nhiều năm. Đặc biệt trong năm đã nghiên cứu và cho ra đời rất nhiều sản phẩm mẫu mã mới. Sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng về thị hiếu, giá cả, và đặc biệt là chất lượng sản phẩm. - Biện pháp 2: Bên cạnh việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh hiện có, chuyển hướng sang thời kỳ "trọng tâm hoạt động là phát triển". Dự kiến khả năng có thể đạt được về kết quả sản xuất kinh doanh chính, ngoài việc tận dụng để sử dụng các nguồn tài chính trong sản xuất kinh doanh, huy động tối đa nguồn vốn tự bổ sung, còn huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên với mục đích tạo điều kiện để công ty đầu tư, phát triển, mở rộng sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập hợp pháp cho công nhân viên chức cải thiện đời sống.
- - Biện pháp 3: Quá trình sản xuất ở Công ty khá phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn sản xuất (nhiều phân xưởng), quy trình sản xuất vừa nối tiếp vừa song song. Công ty đã không ngừng cải tiến đổi mới quy trình công nghệ trang bị máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Biện pháp 4: Định mức tiêu hao là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết dịnh đến chi phí nguyên vật liệu (một đơn vị sản phẩm). Công ty đã tham khảo các chỉ tiêu định mức của các DN tiên tiến trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó giảm định mức tiêu hao vật tư nhiên liệu trên các dây chuyền lắp ghép. Qua đó giảm chi phí sản xuất. - Biện pháp 5: Công ty áp dụng hai hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất tạo động lực tăng năng suất lao động.
- Phần 3 Một số đề xuất nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 1. Những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh ở công ty. Là một doanh nghiệp trong ngành sứ thủy tinh thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, Công ty BĐPN Rạng Đông thời kỳ chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường không có lãi nhiều. Vài năm gần đây nhờ thành quả của sự nghiệp đổi mới Công ty có những bước tăng trưởng lớn và qua đó tích lũy được một phần để bổ sung nguồn vốn tự có Quá trình SXKD Công ty không ngừng cải tiến, đổi mới công tác quản lý. Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm luôn là khẩu hiệu hô hào cán bộ công nhân viên thực hiện tốt và đầy đủ. Công tác quản lý và thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh, được đặt lên hàng đầu. - Những năm 1990 - 1993 Khi chuyển đổi cơ chế mới. Công ty đã khai thác triệt để các tiềm năng cơ sở vật chất. + Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, bố trí lại lao động + Đổi mới cơ chế điều hành + Phát huy quyền chủ động của cơ sở và thực hiện kinh tế nội bộ rộng khắp - Từ năm 1994 - 1997: Công ty đã nêu cao ý thức tự lực tự cường, không ỷ lại trông chờ vào nhà nước, tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, dùng quỹ khen thưởng để đầu tư và phát triển sản xuất. Đầu tư chiều sâu đúng hướng thích hợp tiết kiệm và đúng điểm huyệt làm bật dậy tiềm năng toàn hệ thống (đầu tư máy thổi BB18, 5 dây truyền lắp ghép bóng đèn; lò phích số 2) - Từ năm 1998 đến nay: Công ty lại tiếp tục phát huy cao nội lực, nêu cao ý thức tự lực, tự cường, không ỷ lại trông chờ vào nhà nước. Thực hiện đầu tư
- hoàn chỉnh đồng bộ các dây truyền công nghệ mới, nâng cao trình độ các khâu công nghệ chủ yếu của công ty lên đạt mức trung bình tiên tiến (hiện đại hóa dây truyền huỳnh quang, dây truyền bóng đèn, dây truyền phích Chuẩn bị nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm thực hiện tiến trình hội nhập vào kinh tế khu vực công ty đã tranh thủ cơ chế chính sách ưu đãi cuả nhà nước: Dây truyền sản xuất và lắp ghép đèn huỳnh quang được xếp vào danh mục khuyến khích ưu đãi đầu tư trong nước, ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp Còn sản phẩm phích tháng 7 năm 1999 được xếp vào danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện. Đây là những điều kiện thuận lợi bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy tận dụng cơ hội, công ty đã không bỏ qua - đẩy mạnh cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ Gần đây ở phân xưởng phích nước đã thay hệ thống đốt bằng khí than sang đốt bằng gas lỏng nên đảm bảo được môi trường làm việc của công nhân và tăng hiệu quả sản xuất. Tại cơ sở phân xưởng cơ động tháng 10 năm 1998 khi có thêm phân xưởng huỳnh quang thì các phân xưởng không sử dụng khí gas nữa mà dùng gas lỏng (mua ngoài) thì khối lượng công việc phân xưởng cơ động giảm đáng kể. Công ty đã bố trí các dây truyền công nghệ hợp lý, thuận tiện cho con đường di chuyển bán thành phẩm và con đường cung cấp năng lượng, động lực. Bố trí lao động phù hợp với dây truyền nhằm khai thác các khả năng tiềm tàng ở mỗi người lao động. Qua đó tiết kiệm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. Công ty đã thực hiên chương trình đào tạo và xây dựng đội ngũ, chăm lo thỏa đáng về vật chất lẫn tinh thần, có chính sách phân phối thu nhập trọng điểm, điều chỉnh hoàn thiện cơ sở phân phối thu nhập giữa các bộ phận trong công ty đạt được một mặt bằng hợp lý, phản ánh được hiệu quả cường độ và thời gian lao động. Duy trì trong công nhân viên chức toàn công ty phong trào thi đua: "Học tập và làm theo lời Bác dạy" thực sự sâu rộng có hiệu quả tham gia tốt các họat động của xã hội tương thân tương ái, công tác đền ơn đáp nghĩa
- nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm cho công nhân viên chức với cộng đồng và xã hội. Qua đó tạo niềm tin yêu của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Họ ý thức được công ty là ngôi nhà thứ hai, nơi họ lao động, học tập, sáng tạo và giúp đỡ lẫn nhau góp phần nâng cao năng suất lao động. Công ty thực hiện trả lương theo sản phẩm. Công ty đã gắn trách nhiệm của người lao động với kết quả sản xuất cuối cùng của họ, gắn liền được lợi ích của người lao động với kết quả sản xuất chung toàn công ty. Đây là ưu điểm mà công ty đã đạt được trong việc khuyến khích tinh thần lao động trong toàn công ty, qua đó không ngừng tăng cao năng suất lao động. Do hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả SXKD và chất lượng sản phẩm do vậy tuy có nhiều vật liệu có thể tận dụng lại được như phế liệu thu hồi làm cho giá thành sản phẩm hạ nhưng chất lượng không được đảm bảo cho nên công ty đã gom phế liệu thu hồi bán lại cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu. Bên cạnh đó công ty duy trì và tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê kế toán, phục vụ công tác điều hành sản xuất, quản lý vật tư thị trường sản phẩm, phân tích định mức chi phí . tạo cơ sở chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc và hệ thống quản lý sản xuất, kỹ thuật, nghiệp vụ. Đó là những tích cực trong công tác quản lý thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh mà công ty phải phát huy. Còn những hạn chế trong công tác quản lý thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải đề ra các giải pháp xử lý. - Tại phân xưởng thủy tinh - khâu khởi đầu của quá trình công nghệ sản xuất ra các bán thành phẩm. Do vậy nguyên nhiên vật liệu được bỏ vào rất lớn. Trong năm công ty đã không chú ý tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu làm cho chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng cao. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều hiện nay ngày càng tỏ rõ nhiều hạn chế. Bởi theo phương pháp này mức khấu hao cố định hàng năm, mức khấu hao phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho
- giá thành ổn định, tính toán đơn giản. Nhưng việc thu hồi vốn chậm không theo kịp hao mòn thực tế nhất là hao mòn vô hình (trong điều kiện sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật) nên Công ty không có điều kiện để đầu tư trang thiết bị TSCĐ mới. - Do sản phẩm của công ty bằng thủy tinh - rất dễ vỡ trong quá trình vận chuyển, bảo quản và lắp ráp. Mặc dù công ty tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm. Theo số liệu thống kê trong năm qua tỷ lệ sản phẩm hỏng chung cho các phân xưởng sản xuất là khoảng 7% - 10%. Đây là khoảng thiệt hại công ty cần chú ý. - Hình thức trả lương theo thời gian - phương thức trả lương cổ điển, tuy dơn giản nhưng đã bộc lộ những nhược điểm. 2. Một số biện pháp đề xuất nhằm hạ thấp CPSXKD tại công ty - Khai thác tối đa năng lực lô thủy tinh sản xuất bán thành phẩm làm giảm mức tiêu hao nhiên liệu, tăng năng suất, hạ chi phí và giá thành bán thành phẩm thuỷ tinh. - Công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, phản ánh chính xác hao mòn thực tế, thu hồi vốn để đầu tư TSCĐ mới. Công ty cần mạnh dạn thanh lý, nhượng bán những TSCĐ đã cũ kỹ, lỗi thời nhằm thu hồi vốn đầu tư mới TSCĐ tăng năng suất lao động. Ngoài ra công ty nên tìm các giải pháp huy động tài sản cố định khác : thuê tài chính làm cho công ty không phải tính trích khấu hao hàng tháng, duy trì chế độ bảo dưỡng tài sản cố định phù hợp. Và vận dụng chế độ giao trách nhiệm vật chất để đảm bảo TSCĐ không bị hư hỏng, mất mát trước thời gian sử dụng. - Trong quá trình sản xuất công ty có thể rút kinh nghiệm và đưa ra biện pháp khắc phục để giảm bớt thiệt hại sản phẩm hỏng như bảo dưỡng máy móc thiết bị, giám sát chặt chẽ khâu k ỹ thuật trong quá trình sản xuất, quy trách nhiệm cụ thể. Hiện nay công ty chưa xây dựng định mức sản phẩm hỏng. Theo em công ty cần cho các bộ phận kỹ thuật và thống kê phân xưởng xem xét nguyên nhân và tỷ lệ sản phẩm hỏng trong một số kỳ hạch toán, để xây dựng định mức sản
- phẩm hỏng nhằm xác định chính xác số thiệt hại được tính vào chi phí và xử lý thiệt hại đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức. Qua đó tăng hiệu quả công tác quản lý và hạch toán chi phí. - Công ty nên thay đổi hình thức trả lương thời gian bằng phương pháp thức lương khoán. Bởi có những nhân viên làm việc tích cực, năng suất cao, hoàn thành trước thời hạn, có những sáng kiến đóng góp vẫn không được tăng lương. Hoặc có thể họ có tư tưởng làm việc chống đối, đi làm cho đủ ngày công quy định thì cũng không bị giảm lương. Để có thể khắc phục nhược điểm này công ty có thể trả lương theo hình thức lương khoán. Nếu mức độ khoán cho từng bộ phậnn mà phù hợp thì sẽ khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên trong các bộ phận. Trả lương theo mức khoán thì trưởng các bộ phận sẽ có trách nhiệm nặng hơn vì họ là những người cân nhắc mức lương của các nhân viên trong phòng. * Một số ý kiến đề xuất - Mở rộng thị trường: Hiện nay công ty họat động SXKD tập trung ở các tỉnh phía Bắc. Công ty cần mở rộng thị trường xuống phía Nam bằng cách đặt tại chi nhánh, văn phòng đại diện Công ty cần tiếp tục giữ vững và tăng cường chất lượng mặt hàng chuyên SXKD. Có những chính sách giá hợp lý cho từng khu vực, thị trường và có đủ sức cạnh tranh, luôn luôn phấn đấu giảm chi phí có thể. Tăng cường các mối quan hệ với khách hàng mới mà công ty chưa có cơ hội hoặc đã bị bỏ lỡ. Các mạng lưới thu mua, tiêu thụ phải phù hợp với từng địa điểm cụ thể có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của thị trường. Nên tổ chức thăm dò và tìm kiếm bạn hàng mới, có những chiến lược quảng cáo lâu dài. - Chi phí nguyên vật liệu: Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh do vậy công ty cần đặc biệt quan tâm khoản chi phí này. Phòng tổ chức điều hành sản xuất tại công ty có nhiệm vụ xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch và cung ứng vật tư dầu tư và đáp ứng
- nhu cầu sản xuất. Bộ phận này cung cấp kịp thời cho các phân xưởng sản xuất tránh gián đoạn quá trình sản xuất. Công ty cần xây dựng chế độ thưởng phạt về vật chất trong các khâu thu mua, dự trữ, tiêu hao, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các định mức đó và đảm bảo lượng hàng tồn kho hợp lý, không quá dư thừa, gây ứ đọng vốn. Phòng tổ chức điều hành sản xuất phải được bố trí cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong giao dịch, khai thác, tìm kiếm các nguồn hàng, đối tác làm ăn nhằm cung ứng nguyên vật liệu cho công ty hàng tháng với chất lượng tốt số lượng không hạn chế về giá cả hợp lý. - Về chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác: Công ty nên thực hiện chế độ khoán chi phí cho các phòng ban, phân xưởng biết sử dụng hợp lý triệt để để tiết kiệm, tránh tình trạng sử dụng bừa bãi lãng phí. - Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn: Trong cơ chế thị trường, DN muốn hoạt động SXKD diễn ra trôi chảy thì điều kiện đầu tiên là không thể thiếu vốn. Việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh Hiện nay công ty đang áp dụng huy động vốn từ người lao động. Tuy nhiên để chủ động hơn về vốn, công ty cần có những biện pháp huy động phong phú hơn. Để xây dựng một kế hoạch về huy động và sử dụng vốn một cách hữu ích. Công ty cần chú trọng các điểm sau: + Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt nhu cầu vốn cho việc thu mua nguyên vật liệu đáp ứng cho quá trình sản xuất thường xuyên, liên tục. Có biện pháp tổ chức huy động nhằm cung ứng kịp thời đầy đủ, tránh lãng phí vốn hoặc thiếu vốn + Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn đã lập theo kế hoạch. Công ty cần xây dựng kế hoạch bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn hiện có, số phiếu cần tài trợ đảm bảo đủ vốn với chi phí thấp nhất tạo cho công ty một cơ cấu vốn linh họat
- + Có kế hoạch cụ thể cho sử dụng vốn - Tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động: Công ty cần sử dụng biện pháp đồng bộ + Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt sản phẩm tồn kho + Đẩy mạnh việc thu nợ với khách hàng, nhanh chóng thu hồi vốn đáp ứng cho yêu cầu sản xuất. + Hạn chế vốn tồn đọng trong các khâu sản xuất, dự trữ - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tổ chức hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất kinh doanh trong cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa luôn được các đơn vị quan tâm, kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh phải phù hợp với chế độ kế toán tài chính hiện hành và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Điều này đòi hỏi kế toán phải làm tốt nhiệm vụ: + Phản ánh với Giám đốc kịp thời thường xuyên liên tục tình hình thực hiện các dự án kinh doanh, kiểm tra định mức dự toán công chi phí và tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh + Hàng ngày kế toán phản ánh chính xác các khoản chi phí phát sinh sau đó phân loại tổng hợp giám sát tình hình thực hiện chi phí ngăn ngừa tiêu cực xảy ra trong mức thực hiện + Cung cấp đầy đủ và chính xác các tài liệu để kiểm tra chặt chẽ và có hệ thống chi phí sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi. + Thanh toán và phân bổ chính xác chi phí sản xuất kinh doanh cho từng loại hình kinh doanh hoặc chi phí cho hàng tồn kho nhằm tính đúng giá vốn của hàng hóa và kết quả tiêu thụ của hàng hoá - Công ty phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra mức độ thực hiện chi phí. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh để ra những quyết định về định mức sát với tình hình thực tế của công ty. Để định mức dược chính xác công ty phải dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và kinh tế tài chính để xác định một cách chính xác về chế độ tiền lương, tỷ lệ khấu hao.
- Kết luận Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí phát sinh muôn hình muôn vẻ vì thì việc quan tâm đến chi phí và hạ thấp chi phí là vấn đề hàng đầu trong việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ vấn đề này em đã nghiên cứu đề tài:"Chi phí sản xuất kinh doanh và các biện pháp hạ thấp chi phí tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông" Nhằm góp phần hoàn thiện về lý luận và có tính khả thi trong thực tế về chi phí sản xuất kinh doanh và một số biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty bóng đèn - phích nước - Rạng Đông. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Phạm Thị Thu Trang. Cám ơn các bác, cô chú, anh chị trong phòng kế toán tài chính của công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này./.