Chuyên đề Lợi nhuận và một số giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần công nghệ C.E.O

docx 46 trang nguyendu 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Lợi nhuận và một số giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần công nghệ C.E.O", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_loi_nhuan_va_mot_so_giai_phap_tang_loi_nhuan_tai_c.docx
  • docxBang Ky Hieu Viet Tat.docx
  • docxDanh Muc Bang Bieu.docx
  • docxGiay Xac Nhan Don Vi Thuc Tap.docx
  • docxHinh thuc trinh bay.docx
  • docxLoi Cam Doan.docx
  • docxLoi Cam On.docx
  • docxTrang Bia.docx

Nội dung text: Chuyên đề Lợi nhuận và một số giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần công nghệ C.E.O

  1. Chuyên đề tốt nghiệp1 Học viện Ngân hàng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I 6 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 6 1.1. Khái niệm về lợi nhuận của doanh nghiệp 6 1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận 6 1.1.2. Nội dung của lợi nhuận 7 1.1.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 7 1.1.2.2. Lợi nhuận khác 7 1.1.3. Vai trò của lợi nhuận 8 1.1.3.1. Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 8 1.1.3.2. Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội 9 1.2. Xác đinh lợi nhuận trong doanh nghiệp 9 1.2.1. Các chỉ tiêu tuyệt đối 10 1.2.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 10 1.2.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác 11 1.2.1.3. Xác định lợi nhuận 11 1.2.2. Các chỉ tiêu sinh lời 12 1.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 12 1.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản 12 1.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 12 1.3. Nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp 12 1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp 12 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận trong doanh nghiệp 13 1.3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu 13 1.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí 14 CHƯƠNG II 15 Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  2. Chuyên đề tốt nghiệp2 Học viện Ngân hàng THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY 15 CỔ PHẦN CÔNG NGHÊ C.E.O 15 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần công nghệ C.E.O 15 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 15 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 16 2.1.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty 17 2.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn 18 2.1.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009-2011 18 2.1.4.2. Cơ cấu tài sản- nguồn vốn 19 2.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận 21 2.2.1. Các chỉ tiêu tuyệt đối 22 2.2.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 22 2.2.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 28 2.2.1.3. Lợi nhuận hoạt động khác 29 2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 30 2.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 31 2.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản 31 2.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 33 2.3. Đánh giá về tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của công ty 34 2.3.1. Những kết quả đạt được 34 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 35 2.3.2.1. Những tồn tại 35 2.3.2.2. Nguyên nhân 35 CHƯƠNG III : 37 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI 37 CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ C.E.O 37 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 37 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O 38 3.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm 38 Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  3. Chuyên đề tốt nghiệp3 Học viện Ngân hàng 3.2.1.1. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm 38 3.2.1.2. Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm 39 3.2.1.3. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 39 3.2.1.4. Tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ 40 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm giảm chi phí 41 3.2.2.1. Đối với giá vốn hàng bán 41 3.2.2.2. Đối với chi phí bán hàng 41 3.2.2.3. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp 42 3.2.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 42 3.2.3. Một số giải pháp khác 43 3.3. Một số kiến nghị nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận 43 3.3.1. Kiến nghị với nhà nước 43 3.3.2. Kiến nghị đối với công ty cổ phần công nghệ C.E.O 44 KẾT LUẬN 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  4. Chuyên đề tốt nghiệp4 Học viện Ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nâng cao lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, lợi nhuận là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi mặt của doanh nghiệp như đảm bảo tình hình tài chính vững chắc, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tăng tích lũy đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thời gian qua nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là gia nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến kinh tế Việt Nam, các cơ hội đan xen thách thức từ quá trình hội nhập đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế nói chung và lên các doanh nghiệp nói riêng. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp chỉ có một con đường duy nhất đó là kinh doanh năng động sáng tạo và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cụ thể là nâng cao lợi nhuận. Xuất phát từ vai trò to lớn đó của lợi nhuận, sau quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Ngân hàng, cùng thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O, với mong muốn có được cái nhìn đầy đủ về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “ Lợi nhuận và một số giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần công nghệ C.E.O”. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn về các giải pháp nhằm tăng lợi nhuận. - Khẳng định vai trò của lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty - Đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O. - Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng lợi nhuận tại công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Chuyên đề lấy tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O trong ba năm 2009, 2010 và 2011 làm đối tượng nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở một số vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan trực tiếp đến tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  5. Chuyên đề tốt nghiệp5 Học viện Ngân hàng 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp, các bảng biểu cùng với phương pháp luận khoa học và phương pháp phân tích Dupont. 5. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được chia thành ba chương như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về lợi nhuận chung của Doanh nghiệp Chương II: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O. Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  6. Chuyên đề tốt nghiệp6 Học viện Ngân hàng CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận Để tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt ngày nay, các doanh nghiệp buộc phải kinh doanh có hiệu quả với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và làm tăng giá trị tài sản cho các cổ đông. Hay nói một cách khác, lợi nhuận không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về lợi nhuận: - Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển trước Marx: “ cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận” - Karl Marx cho rằng: “ giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hóa trong đó lao động thặng dư chính là lao động không được trả công của công nhân đã được vật hóa thì tôi gọi là lợi nhuận”. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta có thể hiểu: “Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ( hay các công ty), là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại”. Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí tạo doanh thu đó Lợi nhuận có một ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: - Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc đồng thời là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. - Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  7. Chuyên đề tốt nghiệp7 Học viện Ngân hàng 1.1.2. Nội dung của lợi nhuận Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, hiệu quả kinh doanh có thể đạt được từ nhiều hoạt động khác nhau. Bởi vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động khác. 1.1.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ hoạt động tài chính. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận tạo ra trong doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ( lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ) và lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Trong đó: - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận thu được do tiêu thụ hàng hóa dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng như tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lãi cổ phần và lãi góp vốn liên doanh. 1.1.2.2. Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc bằng chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. Thu nhập khác thường bao gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định - Thu tiền phạt vi phảm hợp đồng - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ - Thu các khoản nợ không xác định được chủ - Các khoản thu nhập từ năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  8. Chuyên đề tốt nghiệp8 Học viện Ngân hàng Tỷ trọng của mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Đối với các doanh nghiệp thông thường ( khác với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ) thì hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tách rời hoạt động tài chính. Vì vậy, cơ cấu lợi nhuận của các doanh nghiệp này gồm ba loại trên nhưng nhìn chung lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao và có ý nghĩa quyết định trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là đánh giá sự biến động của tổng lợi nhuận cũng như của từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế và kế hoạch, giữa kì này với kì trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó. 1.1.3. Vai trò của lợi nhuận 1.1.3.1. Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp - Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh cả mặt lượng và mặt chất của quá trình sản xuất kinh doanh. Kinh doanh tốt sẽ có lợi nhuận nhiều, khi lợi nhuận nhiều sẽ tạo khả năng để tái đầu tư, tái sản xuất mở rộng, tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Ngược lại, làm ăn kém sẽ dẫn đến thua lỗ và phá sản là tất yếu. Vì vậy, có thể nói rằng tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, trong cơ chế thị trường hoạt động của doanh nghiệp phải có lời. - Lợi nhuận tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường vốn kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp. Với việc kinh doanh có hiệu quả tạo ra lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp bù đắp được những chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh, phục vụ nghĩa vụ với nhà nước và chia cho các chủ thể tham gia liên doanh, phần còn lại sẽ được bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp để tạo cho doanh nghiệp điều kiện để mở rộng sản xuất, đầu tư vào việc đổi mới thiết bị và tận dụng được thời cơ trong kinh doanh. Như vậy, việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp vững chắc. - Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng kích thích người lao động đẩy mạnh sản xuất, nâng cai năng suất lao động. Vai trò đòn bẩy kinh tế được thực hiện thông qua quá trình hình thành, phân phối và sử dụng lợi nhuận. Khi doanh Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  9. Chuyên đề tốt nghiệp9 Học viện Ngân hàng nghiệp làm ăn có lãi, có lợi nhuận thì lợi ích của người lao động sẽ được đảm bảo. Các doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận thì quỹ lương tăng lên giúp tăng thu nhập cho người lao động, tạo tâm lý tốt cho người lao động giúp họ yên tâm lap động sản xuất mà không phải lo lắng mức lương thấp hay việc làm không ổn định. Với một chế độ đãi ngộ tốt cho người lao động sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng năng suất lao động góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.1.3.2. Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội. Lợi nhuận không chỉ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà nó còn đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của xã hội. - Lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản, là nguồn để mở rộng tái sản xuất xã hội. Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải hạch toán lợi nhuận hoặc lỗ rồi từ đó nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước. Sự tham gia đóng góp này của doanh nghiệp được phản ánh ở số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sự điều tiết của nhà nước đối với lợi nhuận thu được của các đơn vị sản xuất kinh doanh, để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viên một phần lợi nhuận của cơ sở sản xuất kinh doanh cho ngân sách nhà nước, đảm bảo sự đóng góp công bằng hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người lao động. - Lợi nhuận là động lực để phát triển kinh tế quốc dân. Sự phát triển của một số quốc gia được thể hiện thông qua sự phát triển của nền kinh tế của quốc gia đó. Vì vậy các quốc gia luôn mong muốn xây dựng được một nền kinh tế phát triển với hệ thống các doanh nghiệp vững mạnh trong kinh doanh, có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp của những quốc gia khác, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc dân phát triển. Như vậy lợi nhuận có vai trò quyết định không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn với cả xã hội. Do vậy, phấn đấu đạt lợi nhuận cao là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. 1.2. Xác đinh lợi nhuận trong doanh nghiệp Để xác định lợi nhuận trong doanh nghiệp ta có thể căn cứ vào các chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ tiêu tương đối. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  10. Chuyên đề tốt nghiệp 10 Học viện Ngân hàng 1.2.1. Các chỉ tiêu tuyệt đối Hoạt động của doanh nghiệp rất phong phú nên lợi nhuận cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau. Thông thường thì lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác. 1.2.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận này có được từ sự chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ( lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ) và lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận từ hoạt = Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất + Lợi nhuận từ hoạt động động kinh doanh kinh doanh tài chính - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận chủ yếu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ trong kỳ được tính theo công thức: Lợi nhuận từ = Doanh thu - Giá vốn - Chi phí bán - Chi phí quản hoạt động thuần hàng bán hàng lý doanh SXKD nghiệp Trong đó các chỉ tiêu được xác định như sau: Doanh thu thuần =Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính toán doanh thu thuần và kết quả kinh doanh trong kỳ. Giá vốn hàng bán: là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm, đối với doanh nghiệp sản xuất thì đó là giá thành sản xuất còn đối với doanh nghiệp thương mại thì đó là toàn bộ các chi phí mua hàng. Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  11. Chuyên đề tốt nghiệp 11 Học viện Ngân hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số các khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp như chi phí nhân viên quản lý - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động tài chính. Lợi nhuận hoạt = Doanh thu hoạt động tài - Chi phí hoạt động tài động tài chính chính chính Doanh thu hoạt động tài chính: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ do hoạt động tài chính mang lại như lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi được chia từ việc đầu tư vốn ra ngoài công ty Chi phí hoạt động tài chính: là số tiền phải bỏ ra cho hoạt động tài chính như chi phí tham gia liên doanh liên kết, chi phí bán chứng khoán 1.2.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động không thường xuyên, không dự kiến trước được, nó được xác định như sau: Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác - Thu nhập khác: bao gồm các khoản như: thanh lý tài sản, nhượng bán tài sản đã hết thời gian sử dụng, nợ khó đòi đã xử lý nay đòi được. - Chi phí khác: bao gồm các khoản như chi phí thanh lý, khoản tiền bị phạt bồi thường hợp đồng và truy thu thuế 1.2.1.3. Xác định lợi nhuận Lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp được xác định như sau: Lợi nhuận = Lợi nhuận + Lợi nhuận + Lợi nhuận trước thuế HĐSXKD HĐTC khác Lợi nhuận sau thuế được xác định như sau: Lợi nhuận sau = Lợi nhuận - Thuế TNDN thuế TNDN trước thuế Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  12. Chuyên đề tốt nghiệp 12 Học viện Ngân hàng 1.2.2. Các chỉ tiêu sinh lời Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta cần xác định tỷ suất lợi nhuận. Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý doanh nghiệp. 1.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 퐿ợ푖 푛h ậ푛 ỷ 푠 ấ푡 푙ợ푖 푛h ậ푛 표 푛h 푡h = × 100 표 푛h 푡h Lợi nhuận được xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế. Doanh thu có thể là doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu, thu nhập khác Ý nghĩa: Phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cho thấy cứ một đồng doanh thu thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản 퐿ợ푖 푛h ậ푛 푠 푡h ế ỷ 푠 ấ푡 푙ợ푖 푛h ậ푛 푡ổ푛 푡à푖 푠ả푛 = × 100 ổ푛 푡à푖 푠ả푛 ì푛h 푞 â푛 Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản phản ánh cứ một trăm đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong điều kiện bình thường, tỷ suất này càng lớn càng chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản là tốt. 1.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 퐿ợ푖 푛h ậ푛 푠 푡h ế ỷ 푠 ấ푡 푙ợ푖 푛h ậ푛 푆 = × 100 푆 ì푛h 푞 â푛 Chỉ tiêu này nói lên với một trăm đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng hấp dẫn các nhà đầu tư. 1.3. Nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp 1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nhà nước chỉ quản lý trên tầm vĩ mô, còn các doanh nghiệp phải độc lập, chủ động và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa trong nền kinh tế có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp tạo nên sự canh tranh khốc liệt trên thị trường. Quy luật đó chỉ chấp nhận những doanh nghiệp làm ăn có lãi và đào thải những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đặt doanh nghiệp trước thách thức muốn tồn tại phải tối đa hóa lợi nhuận. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  13. Chuyên đề tốt nghiệp 13 Học viện Ngân hàng Việc nâng cao lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa là nâng cao khả năng tài chính phục vụ nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đổi mới trang thiết bị, công nghệ, sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao cạnh tranh, củng cố thêm sức manh uy tín trên thị trường. Xuất phát từ những ý nghĩa quan trọng trên việc nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp là rất cần thiết không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với Nhà nước, người lao động, với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận trong doanh nghiệp 1.3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng và cung cấp hàng hóa, dịch vụ cuat doanh nghiệp. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu: - Khối lượng sản phẩm bán ra trong kỳ: chịu ảnh hưởng trực tiếp của khối lượng sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng tăng doanh thu càng cao. Khối lượng sản xuất hoàn thành lại phụ thuộc vào tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp, nhu cầu trên thị trường đòi hỏi, tình hình kí kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng. Vì vậy, việc tổ chức kí kết hợp đồng với đơn vị mua hàng, tổ chức đóng gói vận chuyển nhanh đến nơi tiêu thụ, sử dụng các hình thức thanh toán thích hợp, tôn trọng kỷ luật thanh toán điều đó có ý nghĩa quan trọng để nâng cao doanh thu bán hàng. - Chất lượng sản phẩm: có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng vì chất lượng có liên quan đến giá cả sản phẩm và dịch vụ. Thông thường trong số những sản phẩm sản xuất ra, thường được phân loại thành những cấp khác nhau như loại I, II, III do vậy giá bán của mỗi loại cũng khác nhau. Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm. - Giá cả sản phẩm bán ra: Việc thay đổi giá bán, một phần do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định, một phần nằm trong chính sách giá bán của doanh nghiệp. Để đảm bảo được doanh thu doanh nghiệp phải có quyết định về giá cả. Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thỏa đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp. - Thị trường và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng: thị trường có ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán hàng. Thị trường bao hàm cả phạm vi hoạt động và khả năng thanh toán, sức mua. Nếu sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  14. Chuyên đề tốt nghiệp 14 Học viện Ngân hàng lớn, khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ cao, sức mua lớn thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh. Mặt khác, việc lựa chọn phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng. Thông thường thì bán được sản phẩm sẽ thu được tiền về, song trong điều kiện cạnh tranh, các doanh nghiệp bán hàng thường dành những ưu đãi cho khách hàng và điều đó đều ảnh hưởng tới doanh thu của doanh thu của doanh nghiệp. - Uy tín của doanh nghiệp và thương hiệu của sản phẩm: uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và thương hiệu sản phẩm là một tài sản quý giá làm cho khách hàng, người tiêu dùng tin tưởng và sẵn sàng kí hợp đồng hay tìm mua trên thị trường. Điều đó sẽ giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng lên. Như vậy, doanh nghiệp muốn tăng doanh thu phải có chiến lược bán hàng hợp lý nhưng không được chạy theo số lượng mà bỏ qua chất lượng. Doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và coi chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ là sự sống còn của doanh nghiệp. 1.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí - Nhân tố nhà cung cấp, điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh: nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, số lượng nhà cung cấp ảnh hưởng tới giá vốn của doanh nghiệp. - Các nhân tố về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất: Nếu doanh nghiệp có công nghệ hiện đại sẽ tiết kiệm được chi phí lao động, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh - Các nhân tố về mặt quản lý sản xuất: với một doanh nghiệp có tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính khoa học hợp lý giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu của doanh nghiệp. Để nâng cao được lợi nhuận của doanh nghiệp ta cần phải nghiên cứu kĩ các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể để từ đó có biện pháp tác động cho phù hợp. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  15. Chuyên đề tốt nghiệp 15 Học viện Ngân hàng CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHÊ C.E.O 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần công nghệ C.E.O 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên công ty: Công ty cổ phần công nghệ C.E.O Tên giai dịch quốc tế: C.E.O Technology Joint Stock Company Tên viết tắt: C.E.O TECH., JSC Trụ sở: Số 119-A25 Nghĩa Tân, Ph. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04.66634575 Email: ceo@ceotech.vn Websites: Mã số thuế: 0102642422 Đăng ký kinh doanh: 0102642422 TK VND: 0491001557755 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh Thăng Long. TK VND: 0111100694006 Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, chi nhánh Mỹ Đình. Slogan for logo: CEOTECH - GIẢI PHÁP THÔNG MINH CEOTECH - INTELLIGENT SOLUTION Công ty cổ phần công nghệ C.E.O được thành vào tháng 14/02/2008. Công ty Cổ phần Công nghệ C.E.O (CEOTECH) ra đời là sự kế thừa và phát triển của những chuyên gia giỏi đã từng làm việc và học tập tại: Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội,Trung tâm KHKT phòng cháy chữa cháy – trường Đại Học Phòng cháy chữa cháy; Công ty Thăng Long – Bộ Công an; Công ty TNHH PCCC Hà Nội, Công ty CP Biển Bạc, Công ty TNHH thương mại Bình An; Công ty Tân Viễn Cảnh Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  16. Chuyên đề tốt nghiệp 16 Học viện Ngân hàng Công ty cổ phần công nghệ C.E.O (CEOTECH) đang ngày càng cố gắng và hoàn thiện mình để trở thành công ty góp phần vào sự nghiệp an ninh an toàn và PCCC của Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu. Với phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, giá cả hợp lý, công ty đã chiếm được cảm tình của khách hàng trong địa bàn Hà Nội cũng như trên tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đối với tất cả các khách hàng dù lớn hay nhỏ hơn, Công ty chủ trương xây dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy. Chế độ bảo hành hậu mãi, luôn tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm đưa hệ thống của khách hàng hoạt động hiệu quả nhất, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty CHỦ TỊCH HĐQT GIÁM ĐỐC PHÒNG HC - PHÓ TRỢ LÝ NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC P. KINH PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG CH PHÒNG DOANH MARKETING DỰ ÁN KỸ ĂM SÓC KH KẾ PR THUẬT TOÁN BỘ PHẬN ĐỘI THI BÁN HÀNG CÔNG Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  17. Chuyên đề tốt nghiệp 17 Học viện Ngân hàng - Hội đồng quản trị: Gồm 3 thành viên - Ban giám đốc gồm 4 người: o Giám đốc o P. Giám đốc dự án- kinh doanh o P. Giám đốc tài chính o P. Giám đốc kỹ thuật - Gồm có 7 phòng ban với 46 nhân viên: o Phòng hành chính- nhân sự o Phòng Marketing o Phòng kinh doanh o Phòng dự án o Phòng kỹ thuật o Phòng chăm sóc khách hàng o Phòng Kế toán Các phòng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và các mối quan hệ phối hợp, trợ giúp lẫn nhau, tạo thành một tổ chức hoàn thiện. CEOTECH có những đội ngũ cán bộ cộng tác viên gồm 5 chuyên viên, trong đó 2 tiến sĩ, 3 thạc sĩ và những kỹ thuật viên giỏi về kỹ thuật chuyên dụng. Được ký hợp đồng cộng tác viên và hoạt động trên các lĩnh vực chuyên môn. Họ là những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực an ninh an toàn và công nghệ cao của Việt Nam. CEOTECH đã thành lập được một đội ngũ chuyên gia đông đảo, trẻ trung, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo tại các trường Đại học nổi tiếng trong và ngoài nước. Những con người đã được thử thách và tích luỹ kinh nghiệm trên thực tế. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty Phương thức kinh doanh : - Xuất nhập khẩu - Mua bán trong nước - Tổ chức các dịch vụ tư vấn kinh tế, kỹ thuật, dây chuyền, công nghệ và đầu tư. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh - Tư vấn- thiết kế Hệ thống phòng cháy chữa cháy o Hệ thống báo cháy : Hệ thống báo cháy vùng, địa chỉ Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  18. Chuyên đề tốt nghiệp 18 Học viện Ngân hàng o Hệ thống chữa cháy : Hệ thống chữa cháy vách tường, tự động sprinkler, vòi phun rankcher, khí trơ o Phương tiện chữa cháy ban đầu : Bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy thủ công ( cát, nước, chăn ẩm ). - Tư vấn hệ thống thoát hiểm, thoát nạn : Hệ thống đèn Exit, đèn sự cố ; thang thoát nạn, ống tụt thoát nạn ; hệ thống điều áp buồng thang. - Tư vấn- Thiết kế các hệ thống Camera quan sát- CCTV - Tư vấn- thiết kế các dự án chống đột nhập cho nhà và công trình. - Tư vấn- thiết kế xây dựng giải pháp : chống sét đánh thẳng, chống sét theo đường nguồn, chống sét theo đường tín hiệu. - Xây dựng và phát triển mạng điện thoại, mạng máy tính (LAN), cung cấp giải pháp và thiết bị tin học, phần mềm tin học, thiết bị viễn thông. 2.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn 2.1.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009-2011 Giai đoạn 2009- 2011 là giai đoạn đầy biến động đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty cổ phần công nghệ C.E.O nói riêng, sau đây là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009, 2010 và 2011. Kết quả kinh doanh Năm Năm Năm Năm 2010 so Năm 2011 so 2009 2010 2011 với 2009 với 2010 Tr.đ % Tr.đ % Doanh thu thuần 54,749 67,423 74,521 12,674 23.15 7,098 10.53 Giá vốn hàng bán 47,012 58,426 63,128 11,414 24.28 4,702 8.05 Lợi nhuận gộp 7,737 8,997 11,393 1,260 16.29 2,396 26.63 Doanh thu tài chính 1,498 1,642 1,985 144 9.61 343 20.89 Chi phí tài chính 985 785 846 -200 -20.30 61 7.77 Chi phí bán hàng 1,016 1,148 1,569 132 12.99 421 36.67 Chi phí QLDN 1,263 1,854 1,478 591 46.79 -376 -20.28 LN thuần từ HĐKD 5,971 6,852 9,485 881 14.75 2,633 38.43 Thu nhập khác 451 389 427 -62 -13.75 38 9.77 Chi phí khác 286 145 312 -141 -49.30 167 115.17 LN trước thuế 6,136 7,096 9,600 960 15.65 2,504 35.29 Chi phí thuế TNDN 1,534 1,774 2,400 240 15.65 626 35.29 Lợi nhuận sau 4,602 5,322 7,200 720 15.65 1,878 35.29 thuế Đơn vị : triệu đồng Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  19. Chuyên đề tốt nghiệp 19 Học viện Ngân hàng Bảng 2.1 : Kết quả HĐKD giai đoạn 2009- 2011 Trước tiên, ta có thể thấy lợi nhuận của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm. Tuy doanh nghiệp mới thành lập nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2009 đã đạt được 4,6 tỷ ; và sau đó tiếp tục tăng cho đến năm 2011 thì con số này đã lên đến 7,2 tỷ ; và tương ứng với nó là tốc độ tăng năm 2010 so với 2009 và 2011 so với 2010 là 15,65% và 35,29%. Một kết quả kinh doanh nhìn qua ta có thể thấy là rất tốt. Có được một kết quả kinh doanh như vậy là do doanh nghiệp đã quản lý tốt trong khâu quản lý giá vốn hàng bán, tốc độ tăng của giá vốn luôn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Việc giảm chi phí tài chính năm 2010 cũng là nguyên nhân làm cho lợi nhuận năm 2010 tăng so với năm 2009, trong khi doanh thu tài chính lại tăng. Ngoài ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được doanh nghiệp quản lý khá tốt, tuy rằng con số các chỉ tiêu này tăng nhẹ qua các năm, nhưng đó là do tác động của nền kinh tế nên chi phí tăng lên, do vậy việc đó không quá quan trọng ; hơn nữa tốc độ tăng của các khoản chi phí này thấp hơn của doanh thu thuần nên cũng góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, trong ba năm qua lợi nhuận của doanh nghiệp liên tục tăng. Đây là thành tích của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Có được thành quả này là do ban lãnh đạo công ty đã có những chính sách kinh doanh đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế, đồng thời là sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong công ty. 2.1.4.2. Cơ cấu tài sản- nguồn vốn Năm Năm Năm Năm 2010 so Năm 2011 so Stt Nội dung 2009 2010 2011 với 2009 với 2010 Tr.đ % Tr.đ % I Tài sản ngắn hạn 38,019 40,555 60,139 2,536 6.67 19,584 48.29 Tiền và các khoản tương 1 đương tiền 13,645 8,008 36,423 -5,636 -41.31 28,414 354.81 Các khoản đầu tư tài 2 chính ngắn hạn 0 5,000 0 5,000 Các khoản phải thu ngắn 3 hạn 3,499 2,915 2,819 -585 -16.70 -96 -3.30 - 4 Hàng tồn kho 20,004 26,948 15,189 6,944 34.71 11,760 -43.64 5 Tài sản ngắn hạn khác 871 2,684 710 1,813 208.09 -1,974 -73.56 II Tài sản dài hạn 26,699 28,141 23,566 1,443 5.40 -4,575 -16.26 2 Tài sản cố định 26,403 27,571 22,550 1,168 4.42 -5,021 -18.21 Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  20. Chuyên đề tốt nghiệp 20 Học viện Ngân hàng - Tài sản cố định hữu hình 21,916 13,529 4,443 -8,388 -38.27 -9,086 -67.16 - Tài sản cố định vô hình 1,970 2,068 2,132 98 4.96 64 3.10 - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2,516 11,974 15,974 9,458 375.92 4,000 33.41 Các khoản đầu tư tài 4 chính dài hạn 167 161 198 -6 -3.71 37 23.23 5 Tài sản dài hạn khác 129 409 818 281 218.12 409 100.00 TỔNG CỘNG TÀI III SẢN 64,718 68,696 83,706 3,979 6.15 15,010 21.85 IV Nợ phải trả 35,771 37,770 47,562 1,999 5.59 9,792 25.92 1 Nợ ngắn hạn 27,680 29,923 39,482 2,243 8.10 9,559 31.95 2 Nợ dài hạn 8,091 7,848 8,080 -244 -3.01 232 2.96 V Vốn chủ sở hữu 28,947 30,926 36,144 1,979 6.84 5,218 16.87 1 Vốn chủ sở hữu 28,947 30,685 35,384 1,739 6.01 4,699 15.31 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 18,980 18,980 18,980 0 0.00 0 0.00 - Các quỹ 7,598 7,150 8,585 -448 -5.90 1,435 20.07 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2,369 4,555 7,819 2,187 92.32 3,264 71.65 Nguồn kinh phí và quỹ 2 khác 241 760 241 519 215.84 - Quỹ khen thưởng phúc lợi 241 760 241 519 215.84 TỔNG CỘNG VI NGUỒN VỐN 64,718 68,696 83,706 3,979 6.15 15,010 21.85 Đơn vị : triệu đồng Bảng 2.2 : Tình hình biến động tài sản- nguồn vốn Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn ta có thể thấy được : - Về tài sản : o Tài sản ngắn hạn : tăng dần qua các năm, từ 38 tỷ năm 2009 lên 60 tỷ vào năm 2011. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, lý do chủ yếu khiến khoản này tăng là do sự tăng giảm của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và hàng tồn kho. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2009 là 13,6 tỷ, năm 2009 là 8 tỷ nhưng do khoản mục hàng tồn kho trong năm lại tăng mạnh khiến cho tài sản ngắn hạng tiếp tục tăng so với 2009, vào năm 2011 thì tiền và các khoản tương đương tiền là 36,4 tỷ khiến cho tài sản ngắn hạn tăng cao nhất. Trong năm 2009 và Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  21. Chuyên đề tốt nghiệp 21 Học viện Ngân hàng 2010 do doanh nghiệp mới thành lập nên cần một lượng lớn tiền mặt để đầu tư nên khoản mục này trong 2 năm thấp. Còn hàng tồn kho trong năm 2010 cao vậy do trong năm doanh nghiệp nhập một lượng lớn hàng hóa nhưng chưa xuất bán do giá lúc đó thấp và doanh nghiệp đã chờ sang năm 2011 để xuất bán. o Tài sản dài hạn : Như trên đã nói, trong năm 2009 và 2010 doanh nghiệp đã lấy tiền để đi đầu tư vào tài sản cố định do vậy mà chỉ tiêu tài sản cố định trong năm 2009 và 2010 tăng mạnh. Đây là một điều đáng mừng khi công ty đã đầu tư đúng hướng, đã đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. o Xét về tỷ trọng : Tài sản ngắn hạn liên tục tăng và có tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn. Doanh nghiệp cần xem xét mức tỷ trọng này để tránh rủi ro trong tương lai. - Về nguồn vốn : o Nợ phải trả: của doanh nghiệp tăng dần qua các năm, khả năng phụ thuộc rất lớn vào bạn hàng và kéo theo đó là mức độ rủi ro sẽ gặp phải, tuy rằng doanh nghiệp có thể chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp để phục vụ cho doanh nghiệp của mình. o Về vốn chủ sở hữu: cũng tăng dần qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt. Có được điều này là do lợi nhuận của doanh nghiệp tăng qua các năm nên vốn chủ sở hữu cũng được liên tục bổ sung. o Xét về tỷ trọng: tỷ trọng nợ phải trả trên nguồn vốn chiếm khá lớn khoảng gần 55%. Trong đó thì chủ yếu là nợ phải trả ngắn hạn còn nợ phải trả dài hạn thì rất ít chỉ chiếm khoàng 7%. Điêu này rất rủi ro vì khoản tiền này sẽ phải trả trong ngắn hạn nếu doanh nghiệp làm ăn không tốt thì sẽ tạo áp lực tài chính cho doanh nghiệp.Nhưng nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì ta cũng thấy được là doanh nghiệp đã kinh doanh ổn định, do vậy mà tuy là khoản tiền phải trả trong ngắn hạn nhưng doanh nghiệp cũng có khả năng quay vòng tiền và có đủ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. 2.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận Để thấy rõ được nguyên nhân tăng, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời gian qua ta đi sâu vào phân tích sự biến động của từng bộ phận lợi nhuận, cụ thể đó là: lợi nhuận từ hoạt động SXKD, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  22. Chuyên đề tốt nghiệp 22 Học viện Ngân hàng 2.2.1. Các chỉ tiêu tuyệt đối 2.2.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là hoạt động chính của doanh nghiệp, các nguồn nhân lực, vật lực chủ yếu tập trung cho hoạt động này do vậy kết quả kinh doanh của hoạt động này quyết định đến toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để tìm hiểu về lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ta đi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này, đó là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2010 so Năm 2011 so Năm Năm Năm với 2009 với 2010 2009 2010 2011 Tr.đ % Tr.đ % DT BH & CCDV 54,749 67,423 74,716 12,674 23.15 7,293 10.82 Khoản giảm trừ DT 0 0 195 0 195 DTT về BH&CCDV 54,749 67,423 74,521 12,674 23.15 7,098 10.53 Đơn vị: triệu đồng Bảng 2.3: Biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tuy trong những năm vừa rồi tình hình biến động của nền kinh tế đã gây không ít khó khăn cho nhiều doanh nghiệp nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp vẫn giữ ở mức tăng trưởng ổn định. Điều này có được là do doanh nghiệp đã quản lý tốt khâu bán hàng nên vẫn tiêu thụ được hàng hóa. Đặc biệt trong năm 2011, khi mà có nhiều vụ cháy nổ xảy ra thì dịch vụ tư vấn về các hoạt động cháy nổ đã kiếm được một nguồn thu lớn trong năm này, đã nâng doanh thu từ 54 tỷ vào năm 2009 lến con số 74 tỷ vào năm 2011. Nếu như trong năm 2009 và 2010 doanh nghiệp không có các khoản giảm trừ thì sang năm 2011 doanh nghiệp lại có 195 triệu đồng giảm trừ doanh thu, và số tiền này là do bị trả lại, đây là sai sót trong khâu nhập hàng hóa do không kiểm tra kỹ nên đã nhập một vài sản phẩm kém chất lượng. Do có khoản giảm trừ này đã khiến cho doanh thu BH & CCDV của doanh nghiệp giảm, chỉ tăng 10.82% so với năm 2009. Công ty cổ phần công nghệ C.E.O là một công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, do đó doanh thu của doanh nghiệp đến từ rất nhiều nguồn, trong đó chủ yếu là đến từ dịch vụ tư vấn. Để thấy rõ sự biến động của doanh thu thuần ta chia hoạt động của doanh nghiệp thành hai mảng đó là bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  23. Chuyên đề tốt nghiệp 23 Học viện Ngân hàng Sau đây ta sẽ xem xét sự biến động của hai mảng đó: Năm 2010 so Năm 2011 so Năm Năm Năm với 2009 với 2010 2009 2010 2011 Tr.đ % Tr.đ % Doanh thu bán hàng 16,924 25,903 28,280 8,979 53.05 2,377 9.18 DT cung cấp DV 37,825 41,520 46,241 3,695 9.77 4,721 11.37 Tổng doanh thu 54,749 67,423 74,521 12,674 23.15 7,098 10.53 Đơn vị: triệu đồng Bảng 2.4: Biến động các bộ phận của doanh thu BH&CCDV Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy đều có sự biến động theo chiều hướng tích cực của cả hai mảng doanh thu. Trong năm 2010, doanh thu bán hàng tăng đáng kể, lên tới 53.05% so với năm 2009; trong khi đó doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ tăng 9.77%. Tuy nhiên xét về tỷ trọng, doanh thu cung cấp dịch vụ vẫn chiếm một tỷ trong lớn hơn trong tổng doanh thu. Điều này nói lên rằng doanh thu cung cấp dịch vụ vẫn là nguồn thu quan trọng. Sang năm 2011, khi mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh khó khăn thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì chỉ tiêu doanh thu của mình, cả doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ đều tăng. Trong năm này, doanh thu cung cấp dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn, 11.37% so với năm 2010 trong khi doanh thu bán hàng chỉ tăng 9.18%. Đây là chính sách của doanh nghiệp, sẽ nghiêng dần sang dịch vụ tư vấn các loại liên quan đến phòng cháy chữa cháy, còn các sản phẩm chỉ là đi kèm các dịch vụ nếu như khách hàng có yêu cầu. Như vậy, khi xem xét kĩ hai mảng nhỏ các nguồn tạo nên doanh thu ta thấy mọi thứ đều rất ổn định. Doanh nghiệp đã có những chính sách quản lý cũng như bán hàng tốt để có thể duy trì được mức tăng doanh thu của cả hai mảng một cách ổn định như vậy. Chi phí cho hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Giá trị Giá trị Giá trị /DTT /DTT /DTT Doanh thu thuần 54,749 100.00 67,423 100.00 74,521 100.00 Giá thành toàn bộ 49,291 90.03 61,428 91.11 66,175 88.80 Giá vốn hàng bán 47,012 85.87 58,426 86.66 63,128 84.71 Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  24. Chuyên đề tốt nghiệp 24 Học viện Ngân hàng Chi phí bán hàng 1,016 1.86 1,148 1.70 1,569 2.11 Chi phí QLDN 1,263 2.31 1,854 2.75 1,478 1.98 Bảng 2.5: Biến động chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ  Giá vốn hàng bán Năm 2010 so Năm 2011 so Năm Năm Năm với 2009 với 2010 2009 2010 2011 Tr.đ % Tr.đ % GV hàng hóa đã bán 40,993 55,887 54,705 14,894 36.33 -1,182 -2.11 GV DV đã cung cấp 5,869 2,489 8,423 -3,380 -57.59 5,934 238.41 DP giảm giá HTK 150 50 0 -100 -66.67 -50 -100 Tổng 47,012 58,426 63,128 11,414 24.28 4,702 8.05 Đơn vị: triệu đồng Bảng 2.6: Biến động giá vốn từng lĩnh vực kinh doanh Giá vốn hàng bán là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Năm 2009 giá vốn hàng bán là 47,012 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 85.87% trong tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp; tỷ trọng này lần lượt là 86.66% và 84.71% vào năm 2010 và 2011. Như vậy sự biến động của giá vốn hàng bán là không đáng kể, tỷ trọng giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần luôn được giữ ở một mức ổn định. Xét về tốc độ tăng giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần ta thấy tốc độ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 24.28% đối với giá bán còn doanh thu thuần là 23.15%; tốc độ tăng năm 2011 so với 2010 là 8.05% đối với giá bán còn doanh thu thuần là 10.53%. Như vậy, tuy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn doanh thu thuần vào năm 2010 so với năm 2009- thực ra là không đáng kể, nhưng doanh nghiệp đã kiểm soát được giá vốn và đã làm giảm tốc độ tăng này kéo nó xuống thấp hơn trên 2% so với doanh thu thuần. Doanh nghiệp đã kiểm soát được giá vốn. Để thấy rõ hơn ta đi vào chi tiết các khoản mục giá vốn: - Giá vốn hàng hóa đã bán: Năm 2010 giá vốn hàng hóa đã bán tăng 14,894 tr.đ so với năm 2009, tương đương với 36.63%. Trong năm này là một năm khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp, tỷ lệ lạm phát tăng cao cùng với các biến động của nền kinh tế đã khiến cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng cao, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh; và do giá vốn hàng hóa đã bán chiếm tỷ trọng cao trong giá vốn hàng bán nên ảnh hưởng đó đã khiến cho tốc độ tăng Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  25. Chuyên đề tốt nghiệp 25 Học viện Ngân hàng của giá vốn tăng cao hơn so với doanh thu thuần. Năm 2011, chỉ tiêu này đã giảm đi 1,182 tr.đ so với năm 2010 tương đương với 2.11%. Tuy sự sụt giảm không cao nhưng nó cũng báo hiệu một tình hình kinh doanh tốt hơn so với năm 2010. - Giá vốn dịch vụ đã cung cấp: Năm 2010 giá vốn dịch vụ đã cung cấp đã giảm 3,380 tr.đ tương đương với 57.59% so với năm 2009, trong khi đó doanh thu cung cấp dịch vụ lại tăng 3,695 tr.đ. Nếu như các điều kiện khác không thay đổi thì đây là một tín hiệu tốt của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã quản lý tốt giá vốn dịch vụ đã cung cấp. Năm 2011, giá vốn dịch vụ đã cung cấp đã tăng 5,934 tr.đ tương đương với 238.41%. Sở dĩ có sự gia tăng đáng kể này là do chính sách của công ty, trong năm 2011 công ty đã mở rộng loại hình dịch vụ tư vấn cũng như nâng cấp và đầu tư sâu vào loại hình dịch vụ do vậy mà có sự tăng đột biến như vậy. Tuy nhiên do nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá vốn hàng bán nên không ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu giá vốn hàng bán. - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Trong năm 2009 và 2010 doanh nghiệp có trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho dựa trên chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được. Sở dĩ doanh nghiệp có trích lập dự phòng là do trong năm 2009 và năm 2010 giá cả hàng hóa mua vào không ổn định, thường xuyên thay đổi do lạm phát. Trong năm 2011 doanh nghiệp không tiến hành trích lập vì trong năm này doanh nghiệp chủ yếu hoạt động dựa trên dịch vụ tư vấn do vậy mà việc trích lập là không cần thiết.  Chi phí bán hàng Năm 2010 so Năm 2011 so Năm Năm Năm với 2009 với 2010 2009 2010 2011 Tr.đ % Tr.đ % CP nhân viên bán hàng 209 176 419 -33 -15.79 243 138.07 CP vật liệu bao bì 42 39 52 -3 -7.14 13 33.33 Chi phí dụng cụ đồ dùng 150 142 185 -8 -5.33 43 30.28 Khấu hao TSCĐ 24 15 32 -9 -37.50 17 113.33 Chi phí DV mua ngoài 576 752 864 176 30.56 112 14.89 Chi phí bằng tiền khác 15 24 17 9 60.00 -7 -29.17 Tổng 1,016 1,148 1,569 132 12.99 421 36.67 Đơn vị: triệu đồng Bảng 2.7: Biến động chi phí bán hàng Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  26. Chuyên đề tốt nghiệp 26 Học viện Ngân hàng Qua bảng phân tích số liệu ta thấy trong chi phí bán hàng của doanh nghiệp thì chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là chi phí cho các phương tiện vận tải, chi phí cho việc thuế, đóng gói bao bì khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về phân phối trong nước. Chi phí bán hàng liên tục tăng qua các năm, năm 2010 tăng 12.99% so với năm 2009, năm 2011 tăng 36.67% so với 2010. Như vậy, theo với tình hình nền kinh tế thị trường: lạm phát tăng cao, giá trị đầu vào tăng khiến cho chi phí tăng là chuyện đương nhiên. Nhìn vào bảng số liệu, chi phí bán hàng chủ yếu tăng do chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí nhân viên bán hàng, đây là điều phù hợp đối với đặc điểm kinh doanh của công ty.  Chi phí quản lý doanh nghiệp Năm 2010 so Năm 2011 so Năm Năm Năm với 2009 với 2010 2009 2010 2011 Tr.đ % Tr.đ % CP nhân viên quản lý 326 693 412 367 112.58 -281 -40.55 CP vật liệu quản lý 15 24 32 9 60.00 8 33.33 CP đồ dùng văn phòng 35 52 17 17 48.57 -35 -67.31 CP khấu hao TSCĐ 120 152 174 32 26.67 22 14.47 CP thuế, phí và lệ phí 243 286 244 43 17.70 -42 -14.69 Dự phòng 0 142 210 142 68 47.89 CP dịch vụ mua ngoài 412 320 258 -92 -22.33 -62 -19.38 CP bằng tiền khác 112 185 131 73 65.18 -54 -29.19 Tổng 1,263 1,854 1,478 591 46.79 -376 -20.28 Đơn vị: triệu đồng Bảng 2.8: Biến động chi phí quản lý doanh nghiệp Năm 2010, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh nhất, tăng 46.79% so với năm 2009. Lý do chủ yếu khiến chỉ tiêu này tăng trong năm 2010 đó là do chi phí nhân viên quản lý, lên đến 112.58% so với năm 2009. Sau một năm đi vào hoạt động đã để lộ ra một số bất cập trong bộ phận quản lý doanh nghiệp, chính vì lý do đó vào năm 2010 doanh nghiệp đã thực hiện một số những cải cách về cơ cấu tổ chức, chính sách và quản lý. Để phù hợp với yêu vầu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, doanh nghiệp đã thực hiện sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức, rà soát lại lao động tại các bộ phận. Và do đó chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2010 tăng mạnh. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  27. Chuyên đề tốt nghiệp 27 Học viện Ngân hàng Sau khi có sự cải tổ trong năm 2010, sang năm 2011 đã thấy rõ tác dụng của sự cải tổ, thể hiện qua chi phí nhân viên quản lý giảm 281 tr.đ, tương đương với 40.35% so với năm 2010, đã kéo chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp năm 2011 giảm 376 tr.đ, tương đương 20.28%. Trong cơ cấu biến động chi phí quản lý doanh nghiệp, thì chỉ tiêu này chủ yếu phụ thuộc vào chi phí nhân viên quản lý còn các chi phí khác tuy có biến động nhưng không có ảnh hưởng nhiều, do vậy doanh nghiệp đã cải cấu bộ máy tổ chức, đây là một chính sách đúng đắn, thể hiện rõ sự nhanh nhạy của những người quản lý doanh nghiệp, có đủ năng lực để đứng ra quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2010 so với Năm 2011 so Năm Năm Năm 2009 với 2010 2009 2010 2011 Tr.đ % Tr.đ % Doanh thu thuần 54,749 67,423 74,521 12,674 23.15 7,098 10.53 Giá thành toàn bộ 49,291 61,428 66175 12,137 24.62 4,747 7.73 LN BH&CCDV 5,458 5,995 8,346 537 9.84 2,351 39.22 Đơn vị: triệu đồng Bảng 2.9: Biến động lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ Sau khi phân tích doanh thu và chi phí từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, ta có thể thấy rõ hơn sự biến động từ các bộ phận để tạo lên nguồn lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Qua phân tích ba năm 2009, 2010, 2011, lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua các năm. Năm 2010 tăng 537 tr.đ tương đương 9.84% thì sang năm 2011 thì con số này lên tới 2,351 tr.đ tương đương 39.22% so với năm 2010. Mặc dù nền kinh tế khó khăn, cùng với việc doanh nghiệp là doanh nghiệp trẻ, mới gia nhập thị trường, thiếu kinh nghiệm, còn nhiều bỡ ngỡ vậy mà lại có một kết quả kinh doanh rất tốt. Để có một kết quả kinh doanh như vậy, không thể không nhắc tới đội ngũ ban lãnh đạo cùng với sự đồng tâm của toàn bộ nhân viên trong công ty, họ đều là những người có năng lực, quyết tâm cùng nhau đưa doanh nghiệp vươn cao hơn nữa. Ta có thể thấy, nguồn lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chính của doanh nghiệp, và nó đang có những con số về lợi nhuận đang rất tốt, chính vì vậy trong những năm tới doanh nghiệp nên chú trọng và phát huy mảng kinh doanh lợi thế này của doanh nghiệp. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  28. Chuyên đề tốt nghiệp 28 Học viện Ngân hàng 2.2.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Năm 2010 so Năm 2011 so Năm Năm Năm với 2009 với 2010 2009 2010 2011 Tr.đ % Tr.đ % Doanh thu HĐTC 1,498 1,642 1,985 144 9.61 343 20.89 Chi phí HĐTC 985 785 846 -200 -20.30 61 7.77 Lợi nhuận HĐTC 513 857 1,139 344 67.06 282 32.91 Đơn vị: triệu đồng Bảng 2.10: Biến động lợi nhuận hoạt động tài chính Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động tài chính trong lợi nhuận của doanh nghiệp tuy không cao nhưng việc quản lý tốt nguồn lợi nhuận này cũng sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, thể hiện năng lực vận hành doanh nghiệp của bộ phận quản lý, và tương lai không xa thì đây cũng sẽ là một nguồn thu quan trọng của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua ba năm liên tục tăng,và để thấy rõ sự biến động của doanh thu và chi phí để tạo nên nguồn lợi nhuận này, ta sẽ xem xét bảng số liệu về doanh thu và chi phí sau đây: Năm Năm Năm 2009 2010 2011 Lãi tiền gửi và cho vay 1,124 1,253 1,421 Lãi đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu Cổ tức, lợi nhuận được chia 165 179 225 Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện 79 24 152 Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 3 Lãi bán hàng trả chậm 115 181 185 Doanh thu HĐTC khác 12 5 2 Tổng 1,498 1,642 1,985 Đơn vị: triệu đồng Bảng 2.11: Biến động doanh thu hoạt động tài chính Nhìn vào bảng số liệu về sự biến động doanh thu hoạt động tài chính, ta thấy doanh thu hoạt động tài chính đến từ rất nhiều nguồn khác nhau. Nguồn thu chủ yếu là từ lãi tiền gửi và cho vay, do lãi suất cho vay cao, nên doanh nghiệp đã kiếm được một nguồn lợi nhuận khá lớn từ đây. Một nguồn thu khác nữa là cổ tức, lợi nhuận được chia do công ty đã tiến hành liên doanh, liên kết với đơn vị khác. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  29. Chuyên đề tốt nghiệp 29 Học viện Ngân hàng Doanh thu hoạt động tài chính tăng đều qua các năm, do doanh nghiệp giữ được nguồn thu ổn định từ việc cho vay. Trong tương lai, doanh nghiệp cần mở rộng hình thức đầu tư, sang cả đầu tư cổ phiếu, trái phiếu để có thể nâng cao doanh thu cũng như tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Còn dưới đây là bảng số liệu về chi phí hoạt động tài chính: Năm Năm Năm 2009 2010 2011 Lãi tiền vay 900 716 789 Chiết khấu thanh toán, lãi bán hàng trả chậm 52 15 38 Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện 25 34 12 Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư 5 5 5 Chi phí tài chính khác 3 15 2 Tổng 985 785 846 Đơn vị: triệu đồng Bảng 2.12: Biến động chi phí hoạt động tài chính Qua 3 năm ta thấy chi phí hoạt động tài chính không có sự biến động quá lớn. Và chi phí chủ yếu vẫn là chi phí cho lãi tiền vay. Là doanh nghiệp hoạt động thương mại, nhập khẩu hàng hóa nên cũng có một khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện. Với tình hình kinh tế nhiều biến động thì trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư là cần thiết, tuy nhiên doanh nghiệp trích lập với số tiền hơi ít và bằng nhau ở các năm là chưa hợp lý, doanh nghiệp cần xem xét lại vấn đề này. 2.2.1.3. Lợi nhuận hoạt động khác Năm 2010 so Năm 2011 so với Năm Năm Năm với 2009 2010 2009 2010 2011 Tr.đ % Tr.đ % Thu nhập khác 451 389 427 -62 -13.75 38 9.77 Chi phí khác 286 145 312 -141 -49.30 167 115.17 Lợi nhuận khác 165 244 115 79 47.88 -129 -52.87 Bảng 2.13: Biến động lợi nhuận hoạt động khác Đơn vị: triệu đồng Lợi nhuận từ hoạt động khác là bộ phận lợi nhuận doanh nghiệp có được từ các hoạt động bất thường của mình. Phần lợi nhuận này thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  30. Chuyên đề tốt nghiệp 30 Học viện Ngân hàng Năm 2010, thu nhập khác của doanh nghiệp giảm 62 tr.đ tương đương 13.75% so với năm 2009; tuy nhiên do chi phí khác của doanh nghiệp đã giảm tới 141 tr.đ tương đương 49.30% cho nên lợi nhuận khác của doanh nghiệp vẫn tăng 79 tr.đ so với 47.88% so với năm 2009. Sang đến năm 2011, mặc dù thu nhập khác có tăng 38 tr.đ so với năm 2010 nhưng khoản chi phí khác lại tăng những 167 tr.đ tương đương 115.17%, điều này đã khiến lợi nhuận khác năm 2011 chỉ đạt 115 tr.đ giảm 129 tr.đ so với năm 2010. Sở dĩ chi phí cao như vậy do trong năm này đã phát sinh chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh. Tuy có sự biến động về lợi nhuận khác giữa các năm nhưng do đây là nguồn lợi nhuận chiếm tỷ trọng nhỏ nên nó không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng chứng tỏ được vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, khi xem xét các doanh nghiệp khác nhau về quy mô vốn thì các chỉ tiêu tuyệt đối lại không phản ánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà phải xem xét, đánh giá xem lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được có xứng đáng với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh hay chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra hay không. Để đánh giá được điều đó ta đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu đạt được trong kỳ, với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh. ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng tài sản bình quân tr.đ 63,424 66,707 76,201 Vốn chủ sở hữu bình quân tr.đ 25,096 29,936 33,535 Lợi nhuận trước thuế tr.đ 6,136 7,096 9,600 Lợi nhuận sau thuế tr.đ 4,602 5,322 7,200 Doanh thu và thu nhập khác tr.đ 56,698 69,454 76,933 Tỷ suất lợi nhuận TTS (ROA) % 7.26 7.98 9.45 Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE) % 18.34 17.78 21.47 Tỷ suất lợi nhuận DT (ROS) % 10.82 10.22 12.48 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hệ số vốn chủ sở hữu Hệ số nợ Bảng 2.14: Các chỉ tiêu sinh lời Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  31. Chuyên đề tốt nghiệp 31 Học viện Ngân hàng 2.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu Tỷ suất lợi nhuận doanh thu là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời mà các nhà quản trị luôn quan tâm bởi chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Năm 2009, ROS của doanh nghiệp đạt 8.12% cho thấy trong 100 đồng doanh thu thì có 8.12 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2010, ROS của doanh nghiệp giảm xuống còn 7.66%. Điều này xuất phát từ các nguyên do: giá vốn hàng bán có tốc độ tăng cao hơn doanh thu, đạt 24.28% trong khi doanh thu chỉ là 23.15%; tuy cả lợi nhuận sau thuế, doanh thu và thu nhập khác đều tăng so với năm 2009 nhưng tốc độ tăng của doanh thu và thu nhập khác cao hơn lợi nhuận sau thuế, đạt 22.5% trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 15.65%. Điều đó đã khiến cho ROS của doanh nghiệp trong năm 2010 giảm. Sang năm 2011, ROS của doanh nghiệp đã tăng lên 9.36%, giá vốn hàng bán cũng như các khoản chi phí khác trong năm nay đã được quản lý tốt hơn, khiến cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng mạnh và có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu và thu nhập khác, điều đó đã kéo ROS của doanh nghiệp tăng 1.7%. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của doanh nghiệp qua ba năm như phân tích ở trên tuy có sự biến động nhưng không quá lớn, và điều đó cũng không là quá nghiêm trọng để doanh nghiệp phải xem xét. Một doanh nghiệp với một tỷ suất lợi nhuận doanh thu như vậy có thể coi là tốt và ổn định. 2.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của doanh nghiệp tăng dần qua các năm, thể hiện doanh nghiệp đang làm ăn có lãi. Cụ thể, năm 2009 tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 7.26%, sang năm 2010 tỷ lệ này lên 7.98%, tăng 0.72% so với 2009. Như vậy, cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh năm 2010 sẽ tạo ra nhiều hơn 0.72 đồng so với năm 2009. Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 9.45%, tăng 1.47% so với năm 2010. Như vậy, qua 3 năm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của doanh nghiệp liên tục tăng nhưng tốc độ tăng năm 2011 nhiều hơn tốc độ tăng năm 2010. Để tìm hiểu nguyên nhân tăng của ROA ta đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp Dupont. 퐿ợ푖 푛ℎ ậ푛 푠 푡ℎ ế ỷ 푠 ấ푡 푙ợ푖 푛ℎ ậ푛 푆 = 100 ổ푛 푡à푖 푠ả푛 ì푛ℎ 푞 â푛 Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  32. Chuyên đề tốt nghiệp 32 Học viện Ngân hàng 퐿 푆 & ℎá = & ℎá 푆 ì푛ℎ 푞 â푛 = 푡ỷ 푠 ấ푡 퐿 푆 표 푛ℎ 푡ℎ ℎ푖ệ 푠 ấ푡 푠ử ụ푛 푆 - Biến động năm 2010 so với năm 2009: o Năm 2009: ROA = 8.12% x 0.89 = 7.26% o Năm 2010: ROA = 7.66% x 1.04 = 7.98% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tổng tài sản năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0.72% do ảnh hưởng của 2 nhân tố: o Do tỷ suất lợi nhuận sau thuế doanh thu giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm: ( 7.66% - 8.12% ) x 0.89 = - 0.42% o Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng: ( 1.04% - 0.89% ) x 7.66 = 1.14% o Cộng vào ta được : - 0.42% + 1.14% = 0.72% Như vậy ROA năm 2010 tăng 0.72% so với năm 2009. - Biến động năm 2011 so với năm 2010: o Năm 2010: ROA = 7.66% x 1.04 = 7.98% o Năm 2011: ROA = 9.36% x 1.01 = 9.45% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tổng tài sản năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1.47% do ảnh hưởng của 2 nhân tố: o Do tỷ suất lợi nhuận sau thuế doanh thu tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng: ( 9.36% - 7.66% ) x 1.04 = 1.77% o Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm: ( 1.01- 1.04 ) x 9.36% = - 0.3% o Cộng vào ta được: 1.77% - 0.3% = 1.47% Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  33. Chuyên đề tốt nghiệp 33 Học viện Ngân hàng 2.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Đây là chỉ tiêu rất được chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư quan tâm, chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần công nghệ C.E.O thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong 3 năm lần lượt là: năm 2009 ROE là 18.34%, năm 2010 ROE là 17.78%, năm 2011 ROE là 21.47%. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự biến động của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont: 퐿 푆 ỷ 푠 ấ푡 푙ợ푖 푛ℎ ậ푛 푆 = 100 푆 ì푛ℎ 푞 â푛 퐿 푆 & ℎá 1 = & ℎá 푆 ì푛ℎ 푞 â푛 ệ 푠ố 푆 = ỷ 푠 ấ푡 푙ợ푖 푛ℎ ậ푛 표 푛ℎ 푡ℎ 푖ệ 푠 ấ푡 푠ử ụ푛 푆 푆ố 푛ℎâ푛 푆 - Biến động năm 2010 so với năm 2009 : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2010 là 17.78%, giảm 0.56% so với năm 2009, cho thấy khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên, làm giảm uy tín của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên để có thế kết luận chính xác ta cần tìm hiểu rõ các nhân tố làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu : o Năm 2009 ROE = 8.12% x 0.89 x (1/0.4) = 18.34% o Năm 2010 ROE = 7.66% x 1.04 x (1/0.45) = 17.78% Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm 0.56% do ảnh hưởng của các nhân tố : o Do ROS giảm làm cho ROE giảm : ( 7.66% - 8.12% ) x 0.89 x (1/0.4) = -1.03% o Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng làm ROE tăng : ( 1.04 – 0.89 ) x 7.66% x (1/0.4) = 2.85% o Do hệ số VCSH tăng làm cho ROE giảm : { (1/0.45) – (1/0.4) } x 7.66% x 1.04 = -2.38% o Cộng : -1.03% + 2.85% + -2.38% = 0.56% Như vậy tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm 0.56% do ROS giảm, hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng, và hệ số vốn chủ sở hữu tăng. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  34. Chuyên đề tốt nghiệp 34 Học viện Ngân hàng - Biến động năm 2011 so với năm 2010 : Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên 21.47%, tăng 3.69% so với năm 2010. Như vậy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã có hiệu quả hơn, khả năng sinh lời tăng lên. Cụ thể trong năm 2011 cứ 100 đồng VCSH đưa vào sản xuất thì đã tạo ra nhiều hơn 3.69 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2010. o Năm 2010 : ROE = 7.66% x 1.04 x (1/0.45) = 17.78% o Năm 2011 : ROE = 9.36% x 1.01 x (1/0.44) = 21.47% Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng 3.69% là do ảnh hưởng của các nhân tố : o Do ROS tăng làm cho ROE tăng : ( 9.36% - 7.66% ) x 1.04 x (1/0.45) = 3.94% o Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm nên ROE giảm : ( 1.01 – 1.04 ) x 9.36% x (1/0.45) = -0.66% o Do hệ số VCSH giảm khiến cho ROE tăng : { (1/0.44) – (1/0.45) } x 9.36% x 1.01 = 0.42% o Cộng : 3.94% - 0.66% + 3.69% = 3.69% Như vậy, tỷ suất vốn chủ sở hữu tăng 3.69% chủ yếu là do ROS tăng. 2.3. Đánh giá về tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của công ty 2.3.1. Những kết quả đạt được Công ty cổ phần công nghệ C.E.O chính thức hoạt động vào 14/02/2008, trải qua 4 năm hoạt động công ty đã có những thành tích đáng ghi nhận. Lợi nhuận sau thuế qua từng năm liên tục tăng, cụ thể là : năm 2008 là 3.7 tỷ đồng, năm 2009 là 4.6 tỷ đồng, năm 2010 là 5.3 tỷ đồng, năm 2011 là 7.2 tỷ đồng. Giai đoạn từ năm 2008 trở lại đây là giai đoạn hậu khủng hoảng, là giai đoạn rất khó khăn cho nền kinh tế nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp phải rất vất vả để có thể trụ vững, vượt qua giai đoạn khó khăn này, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phải chịu phá sản. Với một nền kinh tế như vậy, công ty cổ phần công nghệ C.E.O mới thành lập, thiếu kinh nghiệm lại càng khó khăn hơn nhiều để có thể vượt qua được giai đoạn này, nhưng nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp ta có thể tạm thời vui mừng vì doanh nghiệp đã đạt được thành tích mà nhiều doanh nghiệp mong muốn. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  35. Chuyên đề tốt nghiệp 35 Học viện Ngân hàng Công ty cổ phần công nghệ C.E.O với sự chỉ đạo kịp thời của ban giám đốc, sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên, công ty đã duy trì ổn định các mặt hoạt động và đạt được những thành tích đáng tự hào : - Lợi nhuận của công ty liên tục tăng trong 3 năm vừa qua là một thành tích đáng ghi nhận. - Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu liên tục tăng qua 3 năm đã giúp củng cố vị trí của công ty đối với các nhà đầu tư. Trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng của lợi nhuận luôn lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản và tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu đã làm cho tỷ suất lợi nhuận này tăng. - Hoạt động tư vấn đã phát huy hiệu quả, thể hiện chính sách đúng đắn của công ty khi thiên về hoạt động tư vấn trong tương lai. Hoạt động bán hàng tuy không mang lại kết quả như mong muốn nhưng hoạt động cung cấp dịch vụ vẫn mang lại hiệu quả tốt và từ đó làm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1. Những tồn tại Bên cạnh những thành tích đã đạt được công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục là, đó là : - Tài sản ngắn hạn liên tục tăng qua các năm và có tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn. Với việc tài sản ngắn hạn liên tục tăng một phần do lượng tiền mặt không ổn định, một phần do quản lý hàng tồn kho chưa tốt. Với một cơ cấu tài sản như vậy doanh nghiệp sẽ có thể gặp rủi ro trong tương lai. - Khoản nợ phải trả của doanh nghiệp liên tục tăng, lại có tỷ trọng cao khoảng 55%. Trong khoản nợ phải trả thì nợ phải trả ngắn hạn chiếm phần lớn còn nợ phải trả dài hạn chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 7%. Một cơ cấu nợ không an toàn, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong ngắn hạn. - Các khoản chi phí như giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong một số năm chưa thực sự quản lý tốt khiến cho các khoản chi phí tăng cao. 2.3.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan : - Môi trường kinh tế- chính trị- xã hội giai đoạn vừa qua là giai đoạn mà nền kinh tế nước ta gặp nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Chính phủ đã có nhiều sự thay đổi quan trọng trong các chính sách Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  36. Chuyên đề tốt nghiệp 36 Học viện Ngân hàng tài khóa, tiền tệ, tỷ giá và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do không có sự tập trung và nhất quán trong những quyết định về điều hành chính sách và can thiệp thị trường của chính phủ. - Lạm phát cũng là một nhân tố đáng lo ngại khi lạm phát trong những năm vừa qua liên tục tăng và luôn giữ ở mức 2 con số đã ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Giá cả đầu vào tăng, chi phí vận chuyển tăng đã đẩy chi phí giá vốn của doanh nghiệp tăng cao. Chi phí bán hàng và chi phí của doanh nghiệp tăng cũng một phần là do nguyên nhân này. Nguyên nhân chủ quan : - Công tác dự báo thị trường của doanh nghiệp thực hiện chưa tốt, chưa dự báo được các thay đổi trong tương lai khiên cho việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. - Việc quản lý giá vốn hàng bán của công ty chưa chặt chẽ trong các khâu, từ khâu nhập khẩu đến khâu tiêu thụ chưa có người giám sát thường xuyên nên việc quản lý vẫn còn lỏng lẻo dẫn đến tăng chi phí. - Doanh nghiệp chưa có các biện pháp bảo hiểm đối với các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ khi nhập khẩu hàng hóa. - Trình độ nhân viên ở một số bộ phận còn hạn chế, điều này làm cho năng suất cũng như chất lượng lao động chưa đạt đến mức tối đa, hiệu quả công việc chưa cao. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  37. Chuyên đề tốt nghiệp 37 Học viện Ngân hàng CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ C.E.O 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới Trong những năm tới, công ty cổ phần công nghệ C.E.O phấn đấu không ngừng gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh, củng cố vị trí của công ty trên thương trường. Đối với công ty, lợi nhuận không chỉ là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của công ty, nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Chỉ có trên cơ sở kinh doanh có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận thì công ty mới có thể đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, và tồn tại cũng như phát triển được trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế đã bước ra khỏi giai đoạn khủng hoảng, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn như lạm phát cao, nhập siêu và lãi suất biến động. Do đó, công ty cổ phần công nghệ C.E.O cần phải xác định rõ mục tiêu và phương hướng hoạt động cho những năm tiếp theo để phát huy các thế mạnh của mình, vượt qua những khó khăn để gia tăng lợi nhuận.  Mục tiêu chủ yếu của công ty trong thời gian tới Đẩy mạnh các ngành nghề kinh doanh truyền thống đồng thời đầu tư mở rộng và đưa vào hoạt động các dự án mới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả cho hoạt động của công ty.  Chiến lược phát triển trung và dài hạn - Phát huy những lợi thế và uy tín đã tạo dựng được trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, tiếp tục mở rộng thị trường, ngành hàng, mặt hàng kinh doanh cũng như tìm kiếm những cơ hội hợp tác kinh doanh mới trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. - Trong những năm tới mặc dù có nhiều biến động khó dự báo song đã có những tín hiệu khả quan về sự phục hồi kinh tế, hứa hẹn sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Công ty cổ phần công nghệ C.E.O mới thành lập, còn thiếu nhiều kinh nghiệm, nhưng trong thời gian tới sẽ cố gắng tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. - Trên cơ sở kết quả đã thực hiện được trong năm 2011 cùng với lợi thế sẵn có, công ty cổ phần công nghệ C.E.O đang hướng tới một bước tăng trưởng đột phá trong năm 2012 : doanh thu tăng gấp 2 lần ( dự kiến 150 tỷ đồng), lợi nhuận dự kiến đạt mứng 15 tỷ đồng. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  38. Chuyên đề tốt nghiệp 38 Học viện Ngân hàng - Để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đó, Ban Giám đốc cùng các vị lãnh đạo cần định hướng hoạt động như sau : tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhân sự, xem xét điều chỉnh các quy chế, quy định để phù hợp với tình hình hoạt động và yêu cầu phát triển của công ty ; chỉ đạo công tác kinh doanh đảm bảo hoạt động kinh doanh được an toàn, hiệu quả . 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O Xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O và những mục tiêu, phương hướng hoạt động mà công ty đưa ra trong thời gian tới, trong khuôn khổ bài khóa luận của mình em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O. 3.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm 3.2.1.1. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm Để có được lợi nhuận tối đa, trước tiên doanh nghiệp phải xác định cho minh kinh doanh các loại hình hàng hóa, dịch vụ thích hợp trên cơ sở đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Đồng thời phải xem loại hình sản phẩm dịch vụ đó có khả năng chiếm lĩnh thị trường hay không, có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh hay không. Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh là xu hướng phát triển phổ biến của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, bởi lẽ đa dạng hóa vừa đảm bảo phân tán rủi ro vừa tăng được doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có các loại hình kinh doanh phong phú thì sẽ có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Ngày nay, hoạt động kinh doanh sản phẩm và dịch vụ trong điều kiện thị trường rất đa dạng và luôn biến động, sự cạnh tranh giữa các loại hàng hóa và dịch vụ rất gay gắt nên mỗi doanh nghiệp phải hết sức năng động trong việc lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh. Hiện nay, công ty cổ phần công nghệ C.E.O đang hoạt động tốt và là nhà cung cấp uy tín các thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị an ninh, an toàn ; điện tử, viễn thông, tin học. Các sản phẩm đều được nhập khẩu từ nước ngoài, chất lượng, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm, thiết bị đó, công ty nên mở rộng các loại sản phẩm thuộc các lĩnh vực khác nữa, như các sản phẩm điện tử, điện lạnh để có thêm nhiều lựa chọn hơn nữa đối với các khách hàng khi đến công ty. Vì với nhu cầu hiện nay thì nhu cầu cho các sản phẩm điện tử, hàng gia dụng là rất lớn, công ty cần tận dụng tối đa các cơ hội. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  39. Chuyên đề tốt nghiệp 39 Học viện Ngân hàng Công ty cần chú ý tới diễn biến của thị trường để điều chỉnh mặt hàng kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. 3.2.1.2. Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm Hiện nay trên thị trường cạnh tranh bằng giá không còn chiếm ưu thế nữa mà thay vào đó là cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu rất quan trọng, là yêu cầu đầu tiên mà người tiêu dùng đặt ra khi lựa chọn sản phẩm của bất kỳ nhà sản xuất nào, bởi vậy nó là yếu tố sống còn giúp công ty đứng vững trên thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Công ty cổ phần công nghệ C.E.O là công ty thương mại nhưng không phải vì thế mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Bởi vì chất lượng sản phẩm chính là cầu nối giữa công ty và người tiêu dùng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần tìm hiểu kỹ về các đối tác cung cấp sản phẩm cho công ty trước khi ký hợp đồng lấy hàng từ các nhà sản xuất để bán lại cho người tiêu dùng. Trước khi lấy hàng cần kiểm tra các thông số kỹ thuật, bao bì sản phẩm, hạn sử dụng để tránh tình trạng lấy phải những mặt hàng kém chất lượng, mẫu mã lỗi thời, hết hạn sử dung Ngoài ra khi là một công ty thương mại thì khâu hậu mãi cũng vô cùng quan trọng. Các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành sản phẩm cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Do vậy công ty cần xây dựng một đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ tốt và có thái độ phục vụ khách hàng chu đáo. Như vậy sẽ nâng cao được uy tín của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. Bên cạnh hoạt động bán hàng thì hoạt động cung cấp dịch vụ cũng là một hoạt động mang lại lợi nhuận rất lớn cho công ty. Vì thế, trong thời gian tới, công ty nên chú trọng tới chất lượng dịch vụ như chất lượng mặt bằng, các dịch vụ điện nước, vệ sinh, tác phong làm việc của nhân viên để trong thời gian tới hoạt động cung cấp dịch vụ sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa. 3.2.1.3. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Công tác nghiên cứu thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều kiện hiện nay khi mà nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Trước khi quyết định kinh doanh mặt hàng gì doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu thị trường về sản phẩm đó, các đối thủ cạnh tranh trong ngành để có các phương hướng kinh doanh cho phù hợp. Mặt khác, nhu cầu thị trường thường xuyên biến động, nếu doanh nghiệp nắm bắt được xu Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  40. Chuyên đề tốt nghiệp 40 Học viện Ngân hàng hướng thay đổi của nhu cầu thị trường và điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với sự biến đổi đó thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Công ty cổ phần công nghệ C.E.O đã có phòng kinh doanh và phòng Marketing nhưng chưa phát huy hết tác dụng của các phòng ban này. Phòng kinh doanh cần nghiên cứu thêm thị trường để xây dựng các phương án kinh doanh các loại hàng hóa. Phòng marketing cần nghiên cứu thêm về các thị trường mới như bất động sản, để tương lại doanh nghiệp có các chiến lược đầu tư vào thị trường này, ngoài ra tìm kiếm nhu cầu mới của thị trường để từ đó đề xuất các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Phòng marketing hoạt động phải phối kết hợp với các phòng ban khác để giúp các phòng ban khác giảm thiểu được khối lượng công việc, phải thúc đẩy hơn nữa việc tạo dựng uy tín của công ty trên thị trường, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới. 3.2.1.4. Tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ Mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp tiến tới trong sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận và để đạt được mục tiêu này thì các công ty cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, và hiện nay một trong những biện pháp quan trọng là phải tăng cường quảng cáo và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đối với công ty cổ phần công nghệ C.E.O , hiện nay công ty chưa thực sự chú trọng vào việc quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng. Công ty không sử dụng các phương tiện truyền thông như tivi, báo chí, internet để tiếp thị cho sản phẩm, như vậy có thể người tiêu dùng chưa biết nhiều về công ty. Trong thời gian tới công ty nên quảng bá hình ảnh của mình qua các phương tiện truyền thông để người tiêu dùng biến đến công ty để từ đó thúc đẩy quá trình mua hàng và dịch vụ của họ, đồng thời tạo dựng thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài. Ngoài ra công ty nên tích cực tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá cho sản phẩm và thương hiệu, đồng thời qua đó giúp công ty tìm kiếm được các bạn hàng và khách hàng tiềm năng. Đồng thới công ty nên chú trọng tới các biện pháp nhằm xúc tiến bán hàng như chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán vì qua tìm hiểu trong 3 năm qua công ty rất ít chú trọng đến các biện pháp này trong khi đó trên thị trường rất nhiều công ty khác áp dụng và coi đó là một trong những biện pháp chính để thúc đẩy quá trình mua hàng. Đối với những trường hợp hàng bán bị trả lại do không đảm bảo chất lượng thì công ty nên đền bù một phần thiệt hại cho khách hàng để nhằm lấy lại niềm tin, giữ được khách hàng cho những hợp đồng sau. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  41. Chuyên đề tốt nghiệp 41 Học viện Ngân hàng 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm giảm chi phí 3.2.2.1. Đối với giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc giảm giá vốn hàng bán có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Công ty cổ phần công nghệ C.E.O là công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ do đó giá vốn hàng bán của công ty chính là giá trị các hàng hóa mà công ty đã mua vào để bán ra trong kỳ và khấu hao những tài sản cố định mà công ty cho thuê. Vì vậy, để giảm chi phí giá vốn công ty cần tìm kiếm những nhà cung cấp uy tín, có giá cả cạnh tranh, các nhà cung cấp lâu năm và có mối quan hệ mật thiết với công ty để có được nguồn hàng hóa với chất lượng đảm bảo và giá cả tốt nhất. Ngoài ra công ty cần phải tiết kiệm chi phí vận chuyển bốc dỡ vì những chi phí này cùng làm cho giá vốn tăng nhanh. Công ty có thể mua mỗi lần với số lượng cần thiết và chọn hình thức vận chuyển phù hợp. Đề làm được điều này phòng kế hoạch của công ty phải tính toán, dự toán khả năng sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm để lên kế hoạch cụ thể nhập những loại vật liệu gì, bao nhiêu, quy cách như thế nào Mặt khác công ty nên tiến hành kiểm kê hàng tồn kho với khoảng cách thời gian hợp lý để phát hiện ra những mặt hàng lỗi thời hoặc quá hạn sử dụng để loại bỏ hoặc giảm giá hàng bán, tránh tình trạng hàng để trong kho quá lâu chiếm chi phí tồn kho lớn. 3.2.2.2. Đối với chi phí bán hàng Chi phí bán hàng của công ty tăng đều qua các năm vì vậy công ty nên xem xét lại công tác quản lý chi phí ở khâu tiêu thụ, chi phí nguyên vật liệu cho khâu vận chuyển, chi phí nhân viên bán hàng đồng thời phải giám sát, theo dõi các khoản chi phí này để tránh thất thoát lãng phí Công ty cần xem xét lại lực lượng nhân viên bán hàng vì chi phí cho nhân viên bán hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí. Công ty nên kiểm tra mức độ hiệu quả của nhân viên bán hàng, từ đó có thể cắt giảm nhân sự ở một số khâu mà vẫn không ảnh hưởng gì tới năng suất làm việc chung. Hơn nữa, việc phân công công việc một cách hợp lý cũng là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí bán hàng. Mặt khác, công ty nên có những buổi kiểm tra ý thức làm việc của nhân viên, từ đó rút kinh nghiệm để nhân viên làm việc tốt hơn. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  42. Chuyên đề tốt nghiệp 42 Học viện Ngân hàng Ngoài ra, công ty cần nâng cao ý thức tiết kiệm điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài khác cho nhân viên vì trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay thì các chi phí đó dù nhỏ nhưng nếu tiết kiệm cũng sẽ giúp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. 3.2.2.3. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp Để tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp công ty phải duy trì việc quản lý chặt chẽ các khoản chi phí như chi phí văn phòng, chi phí tiếp khách, chi phí cho nhân viên đi công tác, chi cho văn phòng phẩm nhằm giảm thiểu những khoản chi không cần thiết. Ngoài ra, để tổ chức tốt hơn công tác quản lý doanh nghiệp có thể ứng dụng các phần mềm quản lý hiện đại để việc kiểm soát được chặt chẽ hơn, tuy việc đầu tư cho phần mềm sẽ tốn khoản chi phí lớn nhưng hiệu quả mang lại sẽ cao. Mặt khác, công ty cần xem xét, hoàn thiện cơ cấu tổ chức để các bộ phận, phòng ban hoạt động một cách có hiệu quả nhất, nhân viên làm việc với năng suất cao, như thế sẽ giúp tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay thì công ty cũng cần nâng cao ý thức tiết kiệm cho nhân viên như tiết kiệm điện nước, văn phòng phẩm để góp phần làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. 3.2.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Việc sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh đồng nghĩa với việc số lợi nhuận có trên một đồng vốn kinh doanh ngày càng cao hay công ty thu được lợi nhuận lớn nhất với một số vốn kinh doanh nhất định. Từ đó số vốn tiết kiệm được sẽ đưa vào dự án kinh doanh khác để thu lợi nhuận, vì vậy vấn đề đặt ra cho công ty trong thời gian tới là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Dưới đây là một số biện pháp : - Tìm hiểu kỹ đối tượng khách hàng mà công ty cho mua chịu, đặc biệt là tình hình tài chính của họ để từ đó có chính sách đôn đốc, thu hồi các khoản nợ phải thu - Tận dụng triệt để việc khách hàng ứng trước tiền hàng - Chú trọng hơn nữa các ràng buôc trong hợp đồng ký với khách hàng, đặc biệt là các điều khoản về thời hạn thanh toán và hình thức xử lý trong trường hợp nợ quá hạn - Công ty có thể sử dụng các biện pháp tài chính như chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn ghi trong hợp đồng, nhằm Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  43. Chuyên đề tốt nghiệp 43 Học viện Ngân hàng thu hồi các khoản phải thu sớm để đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác. Những ưu đãi này công ty nên ghi rõ trong hợp đồng với khách hàng. - Cần xem xét thường xuyên tình trạng các tài sản cố định để có thể đưa ra các biện pháp phù hợp, thay thế mua mới, bảo trì, bảo dưỡng để có thể đem lại hiệu suất sử dụng tài sản cố định là cao nhất. 3.2.3. Một số giải pháp khác - Tổ chức tốt công tác dự báo thị trường : trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, chính sách tỷ giá, lãi suất thường xuyên thay đổi, cộng với những tác động của lạm phát thì để có được những chính sách kinh doanh đúng đắn công ty cần lưu ý đến công tác dự báo thị trường. Trong thời gian qua, công tác dự báo thị trường của doanh nghiệp chưa mang lại kết quả cao, do đó trong thời gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa đến khâu quan trọng này. - Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực : nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp, đó là nguồn lực bên trong quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, công ty nên cử các cán bộ đi học về công tác quản lý, đồng thời nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhất công việc của mình. - Nâng cao công nghệ của doanh nghiệp : hiện đại hóa hoạt động sản xuất kinh doanh chính là giảm bớt thời gian làm việc và hỗ trợ hoạt động quản trị kinh doanh. Hiện đại hóa hoạt động sản xuất kinh doanh chính là điều kiện then chốt để nân cao năng suất, tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp và tạo ra tiền đề cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. 3.3. Một số kiến nghị nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận 3.3.1. Kiến nghị với nhà nước Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế và dự báo thị trường để công ty có những quyết định kịp thời và sáng suốt trong hoạt động kinh doanh để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhà nước cần có các biện pháp bình ổn tỷ giá hối đoái để giảm bớt những khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nhà nước có thể hỗ trợ phần nào những chi phí phát sinh do biến động tỷ giá hối đoái để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp đỡ một phần khó khăn về vốn vay cho các doanh nghiệp này. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  44. Chuyên đề tốt nghiệp 44 Học viện Ngân hàng Một vấn đề nóng bỏng hiện nay đó là phải kiềm chế lạm phát, đồng thời ổn định nền kinh tế vĩ mô. 3.3.2. Kiến nghị đối với công ty cổ phần công nghệ C.E.O Trong thời gian qua mặc dù công ty cổ phần công nghệ C.E.O đã có những thành tích trong việc không ngừng gia tăng lợi nhuận, đảm bảo công ăn việc làm cho toàn thể nhân viên nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn một số tồn tại trong việc quản lý. Do đó để công ty hoạt động có hiệu quả hơn em xin đưa ra một số kiến nghị như sau : - Công ty nên thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp kỹ năng quản lý, thường xuyên cập nhật những phần mềm quản lý để tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp - Công ty nên có những chế độ thưởng cho nhân viên bán hàng khi họ bán được nhiều sản phẩm, như vậy sẽ kích thích được họ tăng năng suất lao động - Khoản mục giá vốn hàng bán cần được theo dõi chặt chẽ hơn để từ đó tìm ra những khâu chưa được và khắc phục trong quá trình quản lý giá vốn hàng bán. - Bên cạnh đó công ty nên quan tâm đến đời sống của công nhân viên, có mức lương đúng quy định của Nhà nước, phù hợp với bối cảnh giá cả leo thang, đồng thời nên có chế độ đãi ngộ tốt, như vây công nhân viên sẽ gắn bó với công ty và hết mình làm việc. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  45. Chuyên đề tốt nghiệp 45 Học viện Ngân hàng KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận đã trở thành động lực, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Lợi nhuận không những quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà còn là thước đo về trình độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Do đó việc tìm ra biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận là tất yếu và vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Dựa trên những lí luận cơ bản được trang bị trên ghế nhà trường và những kinh nghiệm thu được trong qua trình thực tập tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O em đã hoàn thành khóa luận . Khóa luận đã giúp em giải quyết những vấn đề sau : - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn về các giải pháp nhằm tăng lợi nhuận. - Khẳng định vai trò của lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty. - Đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận tại công ty cổ phần công nghệ C.E.O. - Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng lợi nhuận tại công ty. Do thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11
  46. Chuyên đề tốt nghiệp 46 Học viện Ngân hàng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hải Sản, « Quản trị Tài chính doanh nghiệp », Nhà xuất bản tài chính, 20088. 2. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, TS.Bach Đức Hiền, « Giáo trình Tài chính doanh nghiệp », Nhà xuất bản tài chính, 2008. 3. « Giáo trình kinh tế chính trị Mac- Lenin », Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2007. 4. TS. Lê Thị Xuân, Ths. Nguyễn Xuân Quang, « Phân tích tài chính doanh nghiệp », Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2010. 5. Khóa luận sinh viên các khóa trước. 6. Các trang báo mạng : vneconomy.vn, vietnamnet.vn . Nguyễn Kim Thủy TCDNA_ K11