Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương

docx 77 trang nguyendu 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_giai_phap_phong_ngua_va_han_che_rui_ro_tin_dung_tr.docx

Nội dung text: Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương

  1. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Trong những những thập kỷ gần đây, xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng . Sự phát triển của các thị trường tài chính quốc tế cho phép ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đồng thời thị trường được mở rộng , hoạt động kinh doanh trở lên phức tạp hơn , áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trở lên gay gắt hơn cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên . Trong nền kinh tế thị trường ,kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù cặp đôi. Kinh tế thị trường làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế , bình đẳng hoá hoạt động của các thành phần này và thúc đẩy cạnh tranh lẫn nhau.Rủi ro tuy là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại ,là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi ,song lại là hiện tượng đồng hành với các hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường ,trong quá trình cạnh tranh .Rủi ro xuất hiện ở những điểm yếu , kém hiệu quả , mất cân đối trong phát triển kinh tế. Rủi ro vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những hoạt động kinh tế không có hiệu quả . Nó tạo tiền đề cho quá trình đào thải tự nhiên các doanh nghiệp yếu kém ,thúc đẩy sự chấn chỉnh ,sự thích nghi của các doanh nghiệp ,tạo xu hướng phát triển ổn định và có hiệu quả cho nền kinh tế Trong điều kiện kinh tế thị trường ,hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương nói riêng cũng không nằm ngoài sự tác động trên .Thậm chí với hoạt động ngân hàng hầu như không có loại nghiệp vụ nào ,không có loại dịch vụ nào của ngân hàng là không cỏ rủi ro .Bởi lẽ, ngân hàng thương mại được coi là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền này để cho vay,thực hiện các dịch vụ ngân hàng và kinh doanh chứng khoán.Với đặc trưng cơ bản như vậy hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu ảnh hưởng của
  2. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhiều yếu tố như môi trường ,kinh tế xã hội , pháp lý , cơ chế chính sách vĩ mô ,vi mô. Do vậy , hoạt động kinh doanh ngân hàng chứa đựng tiềm ẩn những rủi ro lớn . Hay nói cách khác ,kinh doanh ngân hàng chính là chấp nhận rủi ro đổi lại có lợi nhuận .Để hạn chế những rủi ro vốn có này , việc quản lý rủi ro là vấn đề thiết yếu trong kinh doanh ngân hàng , đặc biệt trong môi trường kinh tế hoà nhập , toàn cầu hoá như hiện nay ,thị trường tài chính phát triển với sự đa dạng hoá các công cụ tài chính các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển thì quản lý rủi ro kinh doanh ngân hàng là một vấn đề quan tâm hàng đầu trong quản trị ngân hàng. Trước những đề cập tính chất thiết yếu của phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng em nhận thấy rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng trở thành vấn đề bức xúc nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương”. làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình . 2- Mục đích nghiên cứu Hệ thống lại những vấn đề có tính lý luận về rủi ro tín dụng thông qua đó có những cách nhìn nhận cụ thể hơn về rủi ro tín dụng . Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh nhnn&ptnt tỉnh Hải Dương , chuyên đề này rút ra các vấn đề còn tồn đọng , đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT Tỉnh Hải Dương. 3-Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các dự án , phương án sản xuất kinh doanh , các hồ sơ vay vốn tại chi nhánh nhnn&ptnt tỉnh Hải Dương Đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng Phương pháp nghiên cứu :
  3. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên đề này sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp , phương pháp so sánh , các phương pháp duy vật biện chứng , duy vật lịch sử . 4-Bố cục chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng . Chương 2 : Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNN tỉnh Hải Dương. Chương 3 : Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy , cô giáo trong khoa ngân hàng cùng với những đóng góp có giá trị của ban lãnh đạo , các cô , các chú trong phòng tín dụng ,phòng kế toán , phòng ngân quỹ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian có hạn và những hiểu biết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai xót , em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, ban lãnh đạo và của các cô chú , anh chị cán bộ trong chi nhánh để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
  4. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1.Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 1.1.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là giao dịch về tài sản giữa người cho vay và người đi vay , trong đó người cho vay chuyển giao tài sản cho người đi vay , sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả nợ cả gốc và lãi một cách vô điều kiện khi đến hạn thanh toán . Tín dụng ngân hàng không những là phương tiện để tạo vốn mà còn là phương tiện để tạo tiền góp phần tăng tổng phương tiện thanh toán toàn xã hội. Bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả giữa một bên là ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội , được thực hiện trên cơ sở ngân hàng huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh trong hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Tín dụng ngân hàng là sản phẩm đặc thù của ngân hàng thương mại trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng.Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường thông qua việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển , đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng phát triển trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ
  5. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp và tập trung sản xuất , điều hoà vốn trong nền kinh tế do đó tín dụng ngân hàng được xem như là đòn bẩy trong chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. 1.1.2. Đặc trưng hoạt động tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường đã đáp ứng được nhu cầu về vốn giữa một bên có vốn nhàn rỗi và một bên thiếu vốn do đó tín dụng ngân hàng là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế thị trưòng qua đó hoạt động tín dụng ngân hàng mang đầy đủ các đặc trưng sau + Hoạt động tạo lập nguồn vốn : Do tính chất và đặc thù của ngân hàng hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc huy động vốn và sử dụng vốn vay để sinh lời tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội . Nó tạo nguồn vốn chủ lực trong kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào.Ngân hàng thương mại tạo lập vốn qua các hình thức nhận tiền gửi phát hành các giấy tờ có giá, cho thuê tài chính và đi vay - Nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức tiền gửi không kỳ hạn ,tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi thanh toán ,tiền gửi tiết kiệm. - Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá nhằm mục tiêu huy động vốn thông qua các công cụ như kỳ phiếu, trái phiếu các chứng chỉ tiền gửi. - Ngân hàng có thể huy động vốn trong trường hợp cấp thiết dưới hình thức đi vay,có thể vay trên thị trường liên ngân hàng hoăc vay từ ngân hàng trung ương.Trong hoạt động huy động vốn của mình ngân hàng thương mại còn có hoạt động tạo lập vốn tự có thông qua việc phát hành và bán cổ phiếu của ngân hàng ra thị trường để tăng vốn tự có của ngân hàng lên . Thông qua các hoạt động huy động và tạo lập vốn ngân hàng đã tận dụng được những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế + Hoạt động cho vay Để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu mang lại doanh thu , lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng và đây là chức
  6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp năng quan trọng nhất của ngân hàng dựa trên nguyên tắc : “đi vay để cho vay” thì hoạt động cho vay đã mang lại cho các ngân hàng thương mại vừa tạo ra các nguồn thu nhập cho mình vưà đáp ứng nhu cầu về vốn trong xã hội góp phần quan trọng trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. 1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là kết quả của việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng và ngân hàng nhận được các giấy nhận nợ do con nợ phát hành với sự cam kết là sẽ thanh toán cả gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Theo cuốn Risk Management in Banking của Joel Bessis thì rủi ro tín dụng được hiểu là: “Những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoả vay”. Do đó có thể phân rủi ro tín dụng thành các loại sau : - Rủi ro đọng vốn : Đó là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và lãi vay .Sự sai hẹn này do trễ hạn . - Rủi ro mất vốn : Đó là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và lãi vay .Sự sai hẹn này là do không thanh toán 1.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng * Nguyên nhân chủ quan: + Nguyên nhân từ phía ngân hàng: - Do đội ngũ cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp , trình độ nghiệp vụ còn hạn chế . Ngân hàng chưa khai thác đầy đủ lượng thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định để ra quyết định cho vay đối với một khách hàng cũng như giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng còn nới
  7. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lỏng các bước trong quy trình tín dụng tất cả nhưng nguyên nhân đó đều dẫn đến rủi ro không trả được nợ , làm tăng nợ quá hạn cho ngân hàng. Nói tóm lại cán bộ tín dụng phải có khả năng quản lý trong mọi khâu của hoạt động tín dụng ,từ việc hình thành chính sách cho vay , quá trình xét cho vay , kiểm tra và theo dõi khoản vay bao gồm cả việc sử dụng các hệ thống xếp hạng rủi ro để có thể hạn chế tốt nhất những rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ : Tại TP.Hồ Chí Minh ,tại một thời điểm qua khảo sát cho thấy có rất nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có .Ví dụ như Eximbank (74%), Sài Gòn Thương Tín ( 48%) ,Sài Gòn Công Thương (33%), một số ngân hàng còn vi phạm quy định khống chế cho 10 khách hàng lớn nhất không vượt quá 10% vốn tự có như Ngân Hàng Phát Triển Nhà (41%), do vậy đã cho vay tập trung vốn quá lớn cho một khách hàng như Epco, Minh Phụng khi các doanh nghiệp này thua lỗ thì các doanh nghiệp chịu rủi ro lớn. Ngân hàng có thể gặp rủi ro trong việc thiết lập mục tiêu thị trường thiết lập các tiêu chí chấp nhận rủi ro , phân quyền , phân nhiệm trong quá trình quản lý và xét duyệt tín dụng của ban lãnh đạo . Ngay từ quá trình hoạch định rủi ro tín dụng đã được xem xét và chấp nhận ở một mức độ nhất định , tùy theo phương án hoạt động từng thời kỳ của các ngân hàng, dựa trên những giữ liệu quá khứ, môi trường hoạt động hiện tại và mục tiêu thị trường. Ban lãnh đạo có thể chấp nhận rủi ro ở một mức độ cho phép mà tại đó ngân hàng có thể đạt được mục tiêu , muốn vậy bộ máy quản lý và xét duyệt tín dụng cũng được xắp xếp ,phân công lại các tiêu chuẩn đánh giá phân loại tín dụng cũng được bổ xung hoàn thiện Rủi ro tín dụng ở khâu tiếp nhận đơn đề nghị xin vay vốn của khách hàng. Công việc đầu tiên của cán bộ tín dụng là đánh giá sơ bộ ,tìm kiếm những triển vọng xem xét các điều kiện có thể chấp nhận được .Do cán bộ tín dụng cố gắng tìm ra những điều kiện có thể chấp nhận được lên đã khuyếch đại lên dẫn đến rủi ro tín dụng
  8. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Rủi ro tín dụng do khâu thẩm định và đánh giá khoản vay không chính xác . Đây là khâu chủ chốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng sẵn sàng cấp tín dụng hay không cấp tín dụng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : năng lực tài chính ,tính khả thi của dự án vay vốn , thực trạng và triển vọng sản xuất kinh doanh , tài sản thế chấp .Thực tế đây là khâu rất quan trọng quyết đình đến chất lượng tín dụng .Nó không những đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực thực sự thì mới hạn chế được rủi ro tín dụng mà còn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có đạo đức ,trách nhiệm trong kinh doanh đây là khâu có mối quan hệ nhạy cảm giữa khách hàng với cán bộ tín dụng Rủi ro tín dụng phát sinh do cán bộ tín dụng phân tích báo cáo tài chính chưa tốt , việc kiểm tra cơ sở của khách hàng và phỏng vấn trực tiếp khách hàng không đạt được kết quả mong muốn . Do mức độ trung thực của thông tin dẫn đến các trường hợp xảy ra: - Không tính toán chính xác dòng tiền mặt nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn - Không xác định được thực sự quyền sở hữu tài sản của khách hàng nhằm đánh giá năng lực vay nợ Các hạng mục tồn kho ,phải thu ,phải trả không được phản ánh chính xác từ đó tính toán sai về khả năng thanh toán , vốn tự có,vốn chiếm dụng nhằm thực hiện khả năng tài trợ tự tài trợ cũng như năng lực vay nợ của khách hàng Xác định doanh thu và chi phí không phù hợp dẫn đến hiệu quả kinh doanh không được phản ánh chính xác Thiếu khả năng phân tích kỹ thuật nhằm xác định mức khả thi của dự án vay vốn Thiếu khả năng đánh giá tài sản và uy tín đưa ra bảo đảm cho khoản vay *Nguyên nhân khách quan: + Nguyên nhân từ phía khách hàng : - Đối với khách hàng là cá nhân
  9. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Mặc dù quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là cá nhân đơn giản hơn so với khách hàng là doanh nghiệp song thực tế cho thấy khách hàng là cá nhân có số lượng lớn hơn,phân tán giá trị khoản vay nhỏ nên việc tìm hiểu nguyên nhân từ phía khách hàng là cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Với khách hàng là cá nhân thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể là: Hoạt động kinh doanh không thuận lợi ,khả năng quản lý yếu kém . Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản mất hoặc bị suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động . Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống Đạo đức cá nhân không tốt :cố tình lừa ngân hàng ,sử dụng tiền vay bừa bãi. - Đối với khách hàng là doanh nghiệp Doanh nghiệp gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh Thứ nhất là thiệt hại về thị trường cung cấp Do giá nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào tăng bất thường dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tăng làm giá bán tăng do đó doanh nghiệp không tiêu thụ hết mặt hàng sản xuất , gây ra ứ đọng sản phẩm. Vì vậy lợi nhuận giảm ,ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do không đảm bảo về chất lượng , quy cách phẩm chất của các nguyên vật liệu cung ứng , gây khó khăn cho khâu tiêu thụ Do không đủ số lượng nguyên vật liệu cung cấp cho các doanh nghiệp do đó không đảm bảo hết công suất sản xuất của doanh nghiệp làm cho giá sản phẩm tăng và số lượng người mua giảm . Thứ hai là thiệt hại về thị trường tiêu thụ Giá bán thị trường giảm làm thu nhập giảm Khách hàng đã huỷ hợp đồng làm doanh nghiệp bị thua lỗ Hệ thống phân phối không làm tốt chức năng Nền kinh tế trì trệ , thu nhập bình quân của người dân giảm
  10. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Số lượng sản phẩm doanh nghiệp cung ứng trên thị trường lớn hơn nhu cầu thị trường Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của thị trường Thứ ba là do suy giảm chất lượng quản lý Sự yếu kém của đội ngũ nhân viên của một doanh nghiệp làm cho kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện không thành công ,kém hiệu quả -Doanh nghiệp có rủi ro tài chính gia tăng Thứ nhất là rủi ro trong kinh doanh Thứ hai là cơ cấu vốn bất hợp lý.Do tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn cao làm cho nghĩa vụ trả nợ quá lớn, do vậy doanh nghiệp khó trả nợ Do việc sử dụng nợ quá hạn đều đầu tư cho mục đích dài hạn Thứ ba là do doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với thời gian kéo dài. -Do sự biến động chính trị - xã hội làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm sản xuất kinh doanh bị trì trệ ,khách hàng không thu hồi được vốn đầu tư dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng - Do môi trường kinh tế không ổn định :Sự biến động của thị trường đã làm ảnh hưởng đến lãi suất ngân hàng , tỷ lệ lạm phát cao ,chính sách tiền tệ thắt chặt không khuyến khích đầu tư dẫn đến sản xuất bị trì trệ ,nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ - Do điều kiện tự nhiên : Hạn hán , lũ lụt ,động đất đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra rủi ro không lường trước được đối với ngân hàng - Do môi trường pháp lý không thuận lợi :Hệ thống pháp luật ban hành không đồng bộ và không phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh nhiều khi gây cản trở cho hoạt động kinh doanh - Do tác động bởi cơ chế chính sách của nhà nước , của tình hình chính trị trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến việc thực thi các dự án đã cam kết
  11. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2.3.Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ(tại thời điểm báo cáo Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro của tín dụng . Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng tốt .Ở Việt Nam mức độ chấp nhận được là 360 ngày Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi = Tổng dư nợ (tại thời điểm báo cáo) Tỷ lệ nợ khê đọng và nợ khó đòi càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng càng lớn và ngược lại Tỷ lệ rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên tổng giá trị cho vay Tỷ lệ cho vay trong hạn mức tín dụng Các chỉ tiêu này góp phần bù đắp tổn thất xảy ra khi khách hàng không trả được nợ thông qua các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng mà ngân hàng có những biện pháp phòng ngừa và hạn chể rủi ro xảy ra đối với ngân hàng.Tuy nhiên để đánh giá rủi ro tín dụng các ngân hàng thường chú trọng đến các chỉ
  12. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi, tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng ,tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên tổng giá trị cho vay . Để đo lường mức độ tổn thất của tài sản ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu : Tổng giá trị tài sản bị rủi ro = Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại do từng lần rủi ro Tổng giá trị tài sản bị rủi ro trong kỳ Hệ số rủi ro = Tổng giá trị tài sản có sinh lời trong kỳ 1.2.4.Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng + Đối với ngân hàng Mặc dù hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng thương mại trước hết là vấn đề của từng ngân hàng thương mại nhưng rủi ro tín dụng gây ra đã ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng.Ảnh hưởng đến lợi nhuận , uy tín và sự phát triển của ngân hàng .Do rủi ro đưa đến những thiệt hại về tài chính làm cho thu nhập của ngân hàng bị giảm sút , dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm, điều này đồng nghĩa với quả trình mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn . Ngoài ra , nếu một ngân hàng gặp rủi ro lớn thì làm cho dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng và như vậy ngân hàng rất khó khăn trong việc huy động vốn và khi không có nguồn vốn huy động đủ lớn thì ngân hàng khó có thể cấp tín dụng cho khách hàng được. Quá trình này kéo dài sẽ làm cho ngân hàng sụp đổ Đối với thành phần kinh tế Hiện nay khách hàng hoạt động kinh doanh không chỉ dựa hoàn toàn vào vốn tự có của bản thân họ mà chủ yếu là vay ngân hàng . Vì vậy khi ngân hàng gặp rủi ro lớn thì ngân hàng cũng thận trong hơn trong quyết định cho vay đối với một khách hàng .Ngân hàng không dám cho vay nhiều , co cụm vốn , nếu vốn thừa thì họ điều chuyển lên ngân hàng cấp trên .Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp dẫn đến hiện tượng vốn của ngân
  13. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng thì thừa nhưng các thành phần kinh tế không có vốn để hoạt động kinh doanh Đối với những khách hàng gửi tiền :Ngân hàng gặp rủi ro thì khả năng thanh toán của ngân hàng gặp khó khăn có khi ngân hàng còn mất khả năng thanh toán và khi khách hàng đến rút tiền thì ngân hàng không có tiền để trả cho khách hàng + Đối với nền kinh tế Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng những rủi ro và nó không chỉ ảnh huởng đến chính doanh nghiệp sản xuất đó ở tầm vi mô mà nó còn ảnh hường đến nền kinh tế ở tầm vĩ mô . Ngành tài chính ngân hàng không nằm ngoài quy luật trên , khi rủi ro xảy ra nó gây không chỉ thiệt hại về tài chính mà còn tổn thất của cải của nền kinh tế Trong quá trình hội nhập kinh tế các nước phải mở của thị trường tài chính trong nước thì những vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng cần được quan tâm hơn .Nó là một trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển Rủi ro tín dụng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế do vậy tại Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện chương trình đổi mới kinh tế theo hướng tái cơ cấu khu vực sản xuất và thực hiện các biện pháp thận trọng nhằm bình ổn thị trường trong nước ,nhất là sau vụ phá sản của hàng loạt các TCTD năm 1989 , khi lạm phát giảm mạnh từ 308,2% năm 1988 xuống còn 74,3% năm 1989 , mặc dù trước đó các TCTD đã tính đến khả năng giảm phát 1.2.5.Dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng Thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua cho thấy, rủi ro tiềm ẩn lớn nhất là rủi ro tín dụng . Nên quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ và là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng . Để hạn chế được rủi ro tín dụng , vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng thương mại là phải phân tích ,đánh giá được những nguyên nhân chính gây lên rủi ro tín
  14. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp dụng để có những biện pháp thích hợp. Quá đó để có thể hạn chể rủi ro thấp nhất cán bộ tín dụng phải biết cách nhận biết chúng một cách có hệ thống Do vậy , ta có thể xếp các dấu hiệu của rủi ro tín dụng thành các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng Trong quá trình hạch toán của khách hàng ,xu hướng của các tài khoản của khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng -Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối - Khó khăn trong thanh toán lương Sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi Tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau Không có khả năng thực hiện các hoạt động cắt giảm chi phí Gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn - Các hoạt động cho vay Mức độ vay thường xuyên gia tăng Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi Thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến -Phương thức tài chính Sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài hạn Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất . ví dụ : Thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu
  15. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Có biểu hiện giảm vốn điều lệ Nhóm 2 : Nhóm các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý của khách hàng Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích quản trị,điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện : Được hoạch định bởi Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thường nhật Thiếu quan tâm đến vấn đề lợi ích của cổ đông , của chủ nợ Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên Lập kế hoạch xác định mục tiêu kém ; xuất hiện các hành động nhất thời , không có khả năng đối phó với những thay đổi Việc lập kế hoạch những người kế cận không đầy đủ Quản lý có tính gia đình : có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những người quản lý không thuộc gia đình ; cho thành viên của gia đình chưa được đào tạo, huấn luyện đầy đủ đảm bảo vị trí then chốt . Có tranh chấp trong quá trình quản lý : bao gồm các mối quan hệ tranh chấp giữa Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành với các cổ đông khác , chính quyền địa phương , nhân viên , người cho vay , khách hàng chính Có các chi phí quản lý bất hợp lý :Tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại ,phương tiện giao thông đắt tiền ,Ban giám đốc có cuộc sống xa hoa,lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân Nhóm 3 : Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh
  16. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn : khách hàng bị ấn tượng bởi một khách hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở lên lệ thuộc ;Ban giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằm đạt được hợp đồng lớn Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp : không đúng lúc hoặc bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác Sự cấp bách không thích hợp như : do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sản phẩm dịch vụ ra quá sớm ;các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế ; tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc. Nhóm 4 : Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại , biểu hiện: Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm Thay đổi trên thị trường : tỷ giá , lãi suất ; thay đổi thị hiếu ; cập nhật kỹ thuật mới ; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn ; thêm đối thủ cạnh tranh Những thay đổi từ chính sách của nhà nước : Đặc biệt chú ý sự tác động của các chính sách thuế , điều kiện thành lập và hoạt động môi trường Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao Có biểu hiện cắt giảm chi phí sửa chữa , thay thế Nhóm 5 : Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính , kế toán Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ , trì hoãn nộp các báo cáo tài chính Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên Khả năng tiền mặt giảm Tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp Những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán 1.2.6.Yêu cầu và các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng 1.2.6.1.Yêu cầu đối với việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
  17. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Rủi ro tín dụng phải được khống chế trên cơ sở tiêu chí chấp nhận rủi ro từng thời kỳ của ngân hàng Do rủi ro tồn tại một cách tất yếu khách quan , khả năng không chắc chắn của việc thu nợ , lãi đúng hạn vẫn thường xuyên tồn tại và khả năng thua lỗ đối với một khoản tín dụng nói riêng , các tài sản có rủi ro nói chung là một tất yếu . Hội đồng tín dụng của ngân hàng đề ra một mức rủi ro cho phép cho từng thời kỳ cụ thể , có thể từ 0% - 3% trên tổng dư nợ hoặc từ 0% - 30% so với vốn tự có . Tại mức rủi ro này ngân hàng vẫn hoạt động kinh doanh bình thường và vẫn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng phải phù hợp với môi trường kinh doanh và khống chế được các tác động bất lợi từ hoạt động kinh doanh Phòng ngừa rủi ro tín dụng phải chú trọng đến quản lý tài sản làm đảm bảo Rủi ro tín dụng được hạn chế khi có các tài sản thế chấp , cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba bởi khi có rủi ro tín dụng phát sinh , phương pháp thông thường nhất mà ngân hàng làm là thanh lý khoản vay thông qua việc phát mại tài sản , trong trường hợp giá trị làm tài sản đảm bảo đủ để đảm bảo cho giá trị khoản vay và các khoản lãi cộng dồn thì tổn thất hầu như không có hoặc nếu có thì không đáng kể . Tuy nhiên đây là phương pháp cuối cùng khi mà ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để đòi nợ khách hàng Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trên cơ sở phân loại tín dụng và xác lập hệ số rủi ro cho từng khoản vay Việc phân loại tín dụng định kỳ là hết sức cần thiết nhằm sớm phát hiện rủi ro tiềm tàng trong các khoản tín dụng để có những biện pháp để xử lý. Xác lập hệ số rủi ro đối với từng khoản cho vay theo chủ thể , theo ngành nghề , theo mức độ đảm bảo cũng là yêu cầu phòng ngừa và hạn chế rủi ro tốt hơn 1.2.6.2. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng - Thực hiện đầy đủ và đúng quy trình tín dụng - Đánh giá khách hàng
  18. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra , thẩm định để đánh giá chính xác về khách hàng , từ đó có quyết định cho vay đúng đắn và phát hiện được rủi ro tiềm ẩn kịp thời Đánh giá uy tín khách hàng : xem xét sự sẵn lòng trả nợ ngân hàng của khách hàng , tư cách đạo đức của người chủ , người điều hành ,thông qua mối quan hệ của người chủ với những người xung quanh , xem xét đánh giá ngành nghề mà khách hàng kinh doanh Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp như : quyết định thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh , điều lệ hoạt động năng lực pháp lý của người đại diện Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng , đánh giá ảnh hưởng của nó đến mức độ rủi ro của khoản vay sau này Phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận hay năng lực kinh doanh . Đánh giá về thị trường và sản phẩm , xem vị thế doanh nghiệp trên thị trường , sự ưa thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm trong hiện tại và trong tương lai , các nguồn lực cho sản xuất và chất lượng quản lý Sự thiếu trung thực của khách hàng thể hiện trong bản báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh , các tài liệu chứng từ liên quan đến múc đích sử dụng vốn vay đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi các ngân hàng phải thu thập các thông tin , nắm kỹ khả năng tài chính và đánh giá chắc chắn được hiệu quả của dự án của khách hàng vay , tránh tình trạng thẩm định chỉ dựa vào số liệu trong báo cáo tài chính hoặc căn cứ vào hợp đồng kinh tế bằng bản phôtôcopy không đáng tin cậy . Phân tích điều kiện kinh doanh : ngân hàng đánh giá sự biến động của nền kinh tế , khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ mở rộng cho vay , thắt chặt khi suy thoái . - Tăng cường công tác kiểm tra của ngân hàng Kiểm tra khách hàng cả trước trong và sau khi cho vay ; cần kiểm tra khách hàng khi khách hàng bắt đầu đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng đến khi ngân hàng duyệt song kế hoạch vay vốn và cuối cùng là thu hồi hết vốn .
  19. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sau khi đã cho vay ngân hàng cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay có đúng mục đích hay không và đảm bảo vật tư hàng hoá hình thành từ vốn vay , tiến độ thực hiện sản xuất kinh doanh , khả năng tiêu thụ sản phẩm và việc thực hiện trả nợ gốc và lãi ngân hàng đúng hạn - Sử dụng có hiệu quả công cụ đảm bảo Đảm bảo an toàn vốn vay nhất là các khách hàng mới quan hệ tín dụng với ngân hàng lần đầu hoặc có độ tín nhiệm chưa cao với ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng bảo đảm tín dụng để giảm bởt rủi ro trong tín dụng , tạo điều kiện thu hồi nợ chắc chắn . - Đa dạng hoá tín dụng Đa dạng hoá đối tượng đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau nhằm phân tán rủi ro trong tín dụng ngân hàng , không lên cho vay tập trung ở một khu vực hay một lĩnh vực kinh tế nào đó . Ngoài ra , không lên tập trung vốn vay cho một hoặc một số đối tượng khách hàng vì nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến mức độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp . Đối với dự án lớn và có triển vọng ngân hàng có thể thực hiện liên danh liên kết với ngân hàng khác dưới hình thức đồng tài trợ - Thực hiện bảo hiểm tín dụng Đây là hình thức phòng ngừa và hạn chế rủi ro hết sữc mới mẻ . Ngân hàng yêu cầu khách hàng tham gia bảo hiểm đối với lĩnh vực , ngành nghề kinh doanh của họ Ngân hàng trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng từ các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp - Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả với chất lượng cao Nhân tố con người là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại trong quản trị tín dụng . Người làm công tác quản lý tín dụng phải biết vận dụng kiến thức tổng hợp để có thể xem xét chính xác các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ,
  20. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phương thức tổ chức kinh doanh , quan hệ với xã hội và các vấn đề liên quan đến pháp luật đặc biệt là nhân tố con người . Các ngân hàng thương mại phải chú trọng trong công tác đào tạo , bồi dưỡng , nâng cao trình độ của cán bộ quản lý , cán bộ tín dụng sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn của từng người - Ngân hàng cần phải vận dụng các công cụ của mình nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng các hợp đồng swap như: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn , hợp đồng tương lai KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn với nhiều phương thức khác nhau , trong đó rủi ro tín dụng là loại hình rủi ro chiếm tỷ trọng lớn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng . Trong chương đầu tiên của đề tài tập trung tiếp cận một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về khái niệm , đặc trưng các loại hình biểu hiện tín dụng , rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại . Từ những vấn đề mang tính chất cơ bản về tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng trong chương này cũng nêu ra những nguyên nhân , dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng và ảnh hưởng của no đến nền kinh tế ,thông qua những nội dung mang tính chất lý luận này tạo cơ sở và làm sáng tỏ cho việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương CHƯƠNG II THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG
  21. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNT TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNN&PTNT Tỉnh Hải Dương 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương Hải dương là một trong sáu tỉnh , thành thuộc vùng kinh tế động lực phía bắc, nằm giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng và đặc biệt nằm trong khu tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh . Do vậy ,Hải Dương có nhiều lợi thế trong việc tiếp nhận công nghệ mới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, dịch vụ , giao thông vận tải . Những năm gần đây , Hải Dương đã hình thành nhiều khu công nghiệp quan trọng với hàng nghìn doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ , 20 cụm công nghiệp ,làng nghề tập trung . Tốc độ tăng trưởng hàng năm xấp xỉ 10% cao hơn bình quân trung của cả nước Tỉnh Hải Dương tuy không có nhiều ngành nghề dịch vụ du lịch phát triển , tuy nhiên cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp lên đã có tới 7 ngân hàng thương mại hoạt động với nhiều chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch hoạt động rộng khắp trên toàn tỉnh , ngoài ra còn có ngành bưu điện và nhiều quỹ tín dụng nhân dân cùng tham gia một số hoạt động dịch vụ ngân hàng . Thành phố Hải Dương có tới trên 30 điểm giao dịch của các ngân hàng đòi hỏi mỗi ngân hàng đều phải chủ động , năng động hơn trong hoạt động kinh doanh trong đó có NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp đang trên con đường đổi mới , với dấu son lịch sử của ngàng ngân hàng theo Nghị Định 53 /HĐBT ngày 26/03/1988 thì hệ thống Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng ra đời và phát triển cùng với toàn hệ thống , chi nhánh
  22. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương cũng được thành lập theo quyết đính số 57/ NH-QĐ ngày 01/07/1988. Giai đoạn đầu (1988 – 1990) : với tên gọi là” Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Hải Hưng” .Cơ sở vật chất thiếu thốn , chưa có trụ sở giao dịch riêng, trình độ của một số cán bộ còn hạn chế Giai đoạn hai (1990 - !996): với tên gọi “ chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hải Hưng “. Cơ sở vật chất của chi nhánh đã có nhiều thay đổi có ôtô con , máy vi tính và đã có khu đất rộng 4000 m2 để xây trụ sở riêng . Giai đoạn ba 1997 đến nay :với tên gọi trong giai đoạn này là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương . Ngày 19/04/2000 đã có trụ sở khang trang để làm việc , cơ sở vật chất như ôtô , máy tính đã tăng lên , từ ngân hàng tỉnh đến ngân hàng huyện đều tiến hành thanh toán chuyển tiền điện tử 2.1.2. Mô hình tổ chức của chi nhánh Chi nhánh có mạng lưới rộng khắp hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh với 36 điểm giao dịch phục vụ khách hàng bao gồm Hội Sở Tỉnh và 13 Ngân hàng nông nghiệp huyện , thành phố , 15 chi nhánh cấp II , 15 chi nhánh cấp III và 5 phòng giao dịch Tại địa bàn thành phố có 7 địa điểm giao dịch , gồm , Hội sở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh , 4 chi nhánh cấp 2 ( trong đó có 2 chi nhánh theo mô hình trước đây gọi là Ngân hàng cấp 2 loại V ) , 2 phòng giao dịch . Các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện có từ 2 đến 4 điểm giao dịch . Hội sở chính ( số 04 đường Lê Thanh Nghị - thành phố Hải Dương ) gồm 09 phòng ban chức năng cơ cấu như sau : * Giám đốc có nhiệm vụ chủ yếu là điều hành và quản lý mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng pháp luật của Nhà nước các thông tư chỉ thị của
  23. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngân hàng nhà nước , của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam . * Phòng thẩm định thẩm định tính hiệu quả của các khoản vay để tư vấn cho ban giám đốc và phòng tín dụng trong quyết định cho vay * Phòng kế toán ngân quỹ chịu trách nhiệm về công tác tài chính và hạch toán kế toán của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành . Là phòng có trách nhiệm hậu kiểm các chứng từ kế toán của phòng ban khác tại chi nhánh * Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế theo quy định . * Phòng vi tính thực hiện quản lý , bảo dưỡng và sửa chữa máy móc , thiết bị tin học tại chi nhánh *Phòng hành chính quản trị thực hiện công tác xây dựng cơ bản , sửa chữa tài sản cố định , mua sắm công cụ lao động *Phòng tổ chức cán bộ thực hiện công tác quy hoạch cán bộ , đề xuất , đề cử cán bộ , tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ *Phòng kiểm tra , kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm soát các hoạt động tín dụng , kế toán , kho quỹ theo các thể chế , quy định của nhà nước , của ngành để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả không thất thoát vốn của ngân hàng .
  24. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sơ đồ tổ chức tại chi nhánh NHNN và PTNT tỉnh Hải Dương BAN GIÁM ĐỐC Phòng thẩm định Phòng giao dịch số 1 Phòng kế toán Phòng giao dịch số 2 ngân quỹ Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Phòng vi tính Phòng hành chính Phòng tổ chức Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
  25. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.1.2 . Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương . 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương đã tận dụng tốt những cơ hội , bằng nhiều biện pháp hữu hiệu như điều hành lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt , huy động vốn với nhiều hình thức phong phú hấp dẫn như : tiết kiệm dự thưởng đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng kịp thời , nhanh chóng , chính xác , an toàn , thuận lợi đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng . Bảng 01 : Tình hình huy động vốn Đơn vị : Triệu đồng Tăng giảm 2005 Tăng giảm Năm STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 so 2004 2006 so 2005 2004 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ I. Tổng nguồn VHĐ 1.453,2 1.815,0 2.418,1 362 24,9 603,1 33,2 1 HĐV bằng VNĐ 1.334,3 1.589,9 1.959,6 255,6 19,1 369,7 23,2 2 HĐV bằng ngoại tệ 118,9 225,0 458,5 106,1 89,2 233,5 103,7 quy ra VNĐ II Phân theo nguồn 1.453,2 1.815,0 2.418,1 361,8 24,8 603,1 33,2 VHĐ 1 Tiền gửi của TCKT 388,9 523,0 567.6 134,1 34,4 44,6 8,5 2 Tiền gửi tiết kiệm 791,5 1.158,9 1.790,3 367,4 46,4 631,4 79,7 3 Tiền gửi kỳ phiếu 18,4 23,4 49,8 5 27,4 26,4 114,2 và trái phiếu 4 Tiền gửi của TCTD 254,4 109,6 10,2 -114,8 - 56,9 -99,4 -91,6 Nguồn: Bảng cân đối kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên , năm sau cao hơn năm trước . Năm 2005 , nguồn vốn tăng chủ yếu là tăng tiền từ tiền gửi tiết kiệm 367,4 tỷ đồng tăng 46,4 % so với năm 2004 đây
  26. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp là nguồn vốn tương đối ổn định , tiền gửi tiết kiệm tăng do Ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng do đó khách hàng đã gửi tiền của mình vào ngân hàng và hơn nữa mặt bằng về lãi suất tiền gửi của Ngân hàng nông nghiệp cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác . Còn nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng không đáng kể đây là nguồn vốn không ổn định nhưng có mức lãi suất đầu vào thấp . Huy động vốn từ tiền gửi kỳ phiếu , trái phiếu , chứng chỉ cũng tăng nhẹ do ngân hàng phát hành kỳ phiếu , trái phiếu , chứng chỉ nhằm mục đích huy động vốn và khách hàng đầu tư vào hình thức này để hưởng một mức lãi suất cố định . Do năm 2005 cùng với sự biến động về giá cả và một số mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến đã ảnh hưởng đến nền kinh tế gây cho khách hàng tâm lý lãi suất tiền gửi của ngân hàng sẽ biến động do đó khách hàng đã chủ động đầu tư vào kỳ phiếu , trái phiếu , chứng chỉ ngân hàng . Trong khi tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm là do đến hạn thanh toán tiền gửi của tổ chức tín dụng . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thực hiện tốt công tác huy động vốn , do đó tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng cao hơn so vơí các Ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn . Năm 2006 nguồn vốn huy động tiếp tục tăng cao và tăng hơn hẳn so với năm 2004 đây là một bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNN&PTNT Hải Dương . Do ngân hàng đã tận dụng được ưu thế hơn hẳn của mình đối với nguồn vốn tăng từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ phiếu , trái phiếu , chứng chỉ trong khi tiền gửi của tổ chức tín dụng giảm nhẹ hơn so với năm 2005 . Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho NHNN&PTNT Hải Dương . Có được điều này là do cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực tạo công ăn việc làm cho người lao động , tỷ lệ hộ nghèo giảm ,tình hình an ninh , chính trị , trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định . Chi nhánh NHNN&PTNT Hải Dương là đơn vị dẫn đầu về huy động vốn so với các Ngân hàng thương mại khác . Có được kết quả trên là do Chi nhánh rất quan tâm và coi trọng công tác huy động vốn là một trong những
  27. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp công tác quan trọng hàng đầu nhằm phục vụ cho nhu cầu đầu tư và phát triển , bản thân Ngân hàng có nhiều cố gắng , nỗ lực bằng nhiều biện pháp , hình thức huy động vốn phong phú , hấp dẫn với chiến lược quảng cáo tiếp thị , thực hiện bảo hiểm tiền gửi , tạo được niềm tin đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân , nhằm thu hút và khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển địa phương , thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng , luôn khẳng định và giữ được vị thế của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hải Dương . 2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn Cùng với việc đẩy mạnh huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn , việc sử dụng vốn cũng được chi nhánh luôn quan tâm , thường xuyên nắm bắt kịp thời sự chỉ đạo của NHNN&PTNT Hải Dương đề ra phương hướng biện pháp kinh doanh đúng hướng , có hiệu quả phù hợp với từng thời kỳ . Căn cứ vào báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm cho thấy : doanh số cho vay , thu nợ , dư nợ đều tăng trưởng , chất lượng tín dụng không ngừng được tăng lên . Trong các năm từ năm 2004 đến năm 2006 thì doanh số cho vay của Chi nhánh tăng trưởng rất đều và ổn định điều này cho thấy ngân hàng không chỉ tập trung đầu tư vào một lĩnh vực kinh tế mà đầu tư cho vay đối với mọi thành phần kinh tế trên địa bàn . Chú trọng vào các dự án vừa và nhỏ , những khách hàng truyền thống , khu công nghiệp đầu tư vào những dự án , phương án có tính khả thi . Doanh số thu nợ năm sau cao hơn năm trước đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh ngân hàng thể hiện được công tác hoạt động tín dụng nói chung và chất lượng thẩm định các món vay cũng được nâng cao . Cùng với sự tăng trưởng về dư nợ là sự tăng lên của nợ quá hạn điều nay cho thấy mức độ tiềm ẩn rủi ro của khoản tín dụng . Ta có thể thấy tình hình sử dụng vốn qua bảng số liệu sau : Đơn vị : Tỷ đồng Tăng, giảm 2005 so Tăng giảm 2006 so Năm Năm Năm 2004 2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tuyệt Số tuyệt Tỷ lệ % Tỷ lệ % đối đối Doanh số cho vay 1.652 2.145 2.755 493 29,8 610 28,4 Doanh số thu nợ 1.382 1.806 2.318 424 29,2 512 28,3
  28. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Dư nợ 1.555,9 1.895,3 2.332,3 339,4 21,8 437 23,05 Nợ quá hạn 12,3 14,2 27,8 1,9 15,4 13,6 95,7 Nợ quá hạn/Tổng dư 0,79 % 0,75 % 1,2 % nợ (Trích bảng cân đối kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy : Doanh số cho vay năm 2005 tăng 493 tỷ đồng so với năm 2004 , tốc độ tăng 29,8 % . Doanh số thu nợ năm 2005 tăng 424 tỷ đồng so với năm 2004 , tốc độ tăng 29,2% . Dư nợ năm 2005 tăng 339,4 tỷ đồng so với năm 2004 , tốc độ tăng 21,8 % , nợ quá hạn năm 2005 tăng 1,9 tỷ so với năm 2004 , tốc độ tăng 15,4 % đây là điều đáng lo ngại làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng . Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHNN&PTNT Hải Dương từ những năm 2004 đến năm 2006 cho thấy chất lượng sử dụng vốn của chi nhánh rất tốt , mở rộng cho vay nâng cao chất lượng tín dụng , tuy phát sinh nợ quá hạn có tăng chút ít cần có biện pháp giảm giảm nợ quá hạn và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của chi nhánh . 2.1.2.3. Các hoạt động khác * Hoạt động bảo lãnh : Hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ mới mẻ song chi nhánh đã không ngừng mở rộng và phát triển , tại Chi nhánh hoạt động bảo lãnh chủ yếu là : - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Ngân hàng bảo lãnh cho các đơn vị đều có tài sản đảm bảo và ký quỹ lên độ an toàn cao , tăng thu dịch vụ cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương tham gia bảo lãnh nhiều và tập trung ở các đơn vị xây dựng với các công trình lớn . Hoạt động bảo lãnh tính đến nay trong các trường hợp bảo lãnh mà Chi nhánh thực hiện chưa để xảy ra một tranh chấp nào. * Công tác kế toán thanh toán và kết quả tài chính : - Công tác thanh toán
  29. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chi nhánh NHNN&PTNT Hải Dương thực hiện tốt công tác kế toán , thanh toán , xử lý nhanh chóng , chính xác , kịp thời các nghiệp vụ phát sinh đáp ứng nhu cầu thanh toán , giữ được chữ tín với khách hàng , thực hiện tốt chương trình bù trừ điện tử liên ngân hàng , khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt ngày một gia tăng số lượng tài khoản nội và ngoại bảng . - Kết quả tài chính Công tác kế toán tài chính thường xuyên duy trì , thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính của Chi nhánh NHNN&PTNT Hải Dương và chế độ kế toán hiện hành, thực hiện thu đúng , thu đủ , thu kịp thời và thực hành tiết kiệm. Năm 2005 - Tổng thu nhập đạt 258,8 tỷ đồng - Tổng chi phí đạt 223,7 tỷ đồng - Lợi nhuận đạt 35,1 tỷ đồng Năm 2006 - Tổng thu nhập đạt 382,7 tỷ đồng - Tổng chi phí đạt 314,5 tỷ đồng - Lợi nhuận đạt 68,2 tỷ đồng * Công tác tiền tệ kho quỹ Chi nhánh NHNN&PTNT luôn là một trong những chi nhánh Ngân hàng thương mại trong tỉnh có khối lượng thu , chi tiền mặt lớn . Năm 2006 công tác kho quỹ luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối Bảng 03 : Công tác tiền tệ kho quỹ Đơn vị : Tỷ đồng Tăng giảm Tăng giảm STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 2005 so Năm 2006 2006 với 2004 2005 1 Tổng thu TM 7.770 8.552 782 12.783 4231 2 Tổng chi TM 7.776 8.544 768 12.789 4.245 3 Bội chi (VND) 991 512 -479 1.457 945 4 Tổng thu ngoại tệ 24.256 41.112 16856 70.655 29.543
  30. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp USD 5 Tổng chi ngoại tệ 24.195 40.862 16.667 70.544 29.682 USD 6 Bội chi (USD) 5.821 6.025 204 9.101 3.076 7 Tổng thu EUR 657 2.086 1.429 2.873 787 8 Tổng chi EUR 644 2.073 1.429 2.298 225 9 Bội thu (EUR) 166 541 375 395 -146 * Công tác kiểm tra , kiểm soát nội bộ : Chi nhánh luôn quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng kiểm tra, thực hiện bố trí phân công kiểm tra viên , kiểm tra theo chuyên đề nghiệp vụ. Kết quả công tác kiểm tra , kiểm soát nội bộ đã góp phần ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh , đặc biệt là hoạt động tín dụng đã góp phần đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNN&PTNT Hải Dương . Tóm lại , hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua đã thu được những kết quả tốt , các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản đều tăng trưởng đạt và vượt kế hoạch mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giao , thu nhập không ngừng được nâng cao , đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện . Điều này , giúp cho toàn thể cán bộ công nhân viên của đơn vị nhiệt tình hơn , tự tin hơn trong công việc , đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương không ngừng phát triển . 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương 2.2.1.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương Với phương châm “ Phát triển - an toàn - hiệu quả “ Chi nhánh đã thường xuyên bám sát vào các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương ,
  31. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp các định hướng của ngành , của hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam để đề ra phương hướng chiến lược kinh doanh của chi nhánh phù hợp với từng thời kỳ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả . Qua nghiên cứu thực tế hoạt động tín dụng của Chi nhánh cho thấy Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là một ngân hàng thương mại có chất lượng tín dụng tốt . Nhất là những năm gần đây , mặc dù hoạt động của Ngân hàng phải cạnh tranh rất gay gắt song Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao , năm sau cao hơn năm trước , hoàn thành và vượt kế hoạch mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã giao cho Chi nhánh . Có được kết quả trên là do Chi nhánh có nhiều biện pháp để mở rộng thị phần cho vay do có ưu thế là mạng lưới chi nhánh rộng nhiều điểm giao dịch , tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh và phù hợp với khả năng quản lý của Chi nhánh . Việc cho vay đầu tư có sự sànglọc , lựa chọn khách hàng tốt , có tình hình tài chính lành mạnh , có khả năng tự tài trợ cao , tìm kiếm , khai thác những dự án có tính khả thi , hiệu quả để cho vay . Thực hiện tốt chính sách khách hàng nên đã giữ được những khách hàng truyền thống , sản xuất kinh doanh có hiệu quả . Chi nhánh có định hướng đúng trong cho vay để phân tán rủi ro là không tập trung cho vay quá lớn vào một khách hàng mà phải quan tâm đầu tư cho vay với mọi thành phần kinh tế . Chú trọng cho vay tại các khu công nghiệp mới được hình thành . Đầu tư xây dựng , đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại , trên cơ sở đó mở rộng đầu tư ngắn hạn . Chúng ta có thể thấy được điều đó qua bảng kết quả hoạt động cho vay tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương . Bảng 04 : Tình hình cho vay Đơn vị: Tỷ đồng Tăng, giảm 2005 so Tăng giảm 2006 so Năm Năm Năm 2004 2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tuyệt Số tuyệt Tỷ lệ % Tỷ lệ % đối đối
  32. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tổng doanh số 1.652 2.145 2.755 502 30,3 610 28,4 cho vay Doanh số cho vay 951 1.343 1.631 392 41,2 288 21,4 ngắn hạn Doanh số cho vay 701 802 1.124 101 14,4 322 40,1 trung và dài hạn (Tài trợ và uỷ thác) ( Trích bảng cân đối kế toán ) Qua bảng trên cho ta thấy , doanh số cho vay đều tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng nhanh năm sau cao hơn năm trước.Doanh số cho vay tăng 502 tỷ đồng , tỷ lệ đạt 30,3%,doanh số cho vay ngắn hạn tăng 392 tỷ đồng , tỷ lệ đạt 41,2%, doanh số cho vay trung dài hạn tăng 101 tỷ đồng tỷ lệ đạt 14,4%. Cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung dài hạn phù hợp với định hướng , chỉ tiêu mà hệ thống NHNN&PTNT đưa ra , cụ thể là : 60% đối với dư nợ ngắn hạn , 40% đối với dư nợ trung và dài hạn . Doanh số cho vay năm 2005 so với năm 2004 là 520 tỷ đồng , doanh số cho vay năm 2006 so với năm 2005 là 610 tỷ đồng điều này cho thấy chất lượng tín dụng được nâng cao , Ngân hàng đã chủ động đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế . Trong khi đó doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng cao và năm sau tăng hơn năm trước điều này thể hiện rõ doanh số cho vay ngắn hạn tăng còn doanh số cho vay trung dài hạn giảm . Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp đã và đang thực hiện cổ phần hoá đồng thời thực hiện sự chỉ đạo của NHNN&PTNT Việt Nam tích cực cho vay ngắn hạn và giảm dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất thua lỗ , tài chính yếu kém . Hơn nữa các khu công nghiệp của tỉnh mới bước đầu thành lập , chưa có nhu cầu đầu tư vốn , các dự án tính khả thi ít . Vì vậy, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gặp khó khăn trong việc mở rộng cho vay trung dài hạn
  33. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bảng 05 : Tình hình thu nợ Đơn vị: Tỷ đồng Tăng, giảm 2005 so Tăng giảm 2006 so Năm Năm Năm 2004 2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tuyệt Số tuyệt Tỷ lệ % Tỷ lệ % đối đối Doanh số thu nợ 1.382 1.806 2.318 424 30,6 512 28,3 Doanh số thu nợ 596 1.233 1.400 637 106,8 167 13,5 ngắn hạn Doanh số thu nợ 786 872 918 86 10,9 46 5,27 trung và dài hạn (Tài trợ và uỷ thác) ( Trích bảng cân đối kế toán ) Qua bảng trên ta thấy, doanh số thu nợ năm 2005 so với năm 2004 là 424tỷ đồng , tăng 30,6 % điều này cho thấy rằng chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh rất tốt và mức độ tăng về doanh số thu nợ là chủ yếu do các khoản tín dụng ngắn hạn đến hạn thanh toán . Trong năm 2006 doanh số thu nợ tiếp tục tăng so với năm 2005 là 512 tỷ đồng , tăng 28,3 % doanh số thu nợ trong năm 2006 tăng cao nguyên nhân chủ yếu là không những doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2006 tăng mà doanh số thu nợ trungvà dài hạn cũng tăng đây là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng , nó phản ánh lợi nhuận trong năm của ngân hàng . Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chỉ tiêu dư nợ tín dụng là một trong những chỉ tiêu hàng đầu , nó phản ánh hoạt động tín dụng được mở rộng hay thu hẹp nhưng để tăng cường khả năng tài chính của mình bắt buộc các Ngân hàng phải mở rộng tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng Tình hình dư nợ tại chi nhánh trong những năm qua được thể hiện như sau Bảng 06 : Tình hình dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng
  34. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tăng, giảm 2005 Tăng giảm 2006 so Năm Năm Năm so 2004 2005 STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tuyệt Số tuyệt Tỷ lệ % Tỷ lệ % đối đối Tổng dư nợ 1.555,7 1895,3 2332,3 339,6 21,8 437 18,7 1 Tổng dư nợ = VND 1.535 1.866,9 2.302,5 331,9 21,6 435,6 23,32 Dư nợ ngắn hạn 797,3 926,5 1.156,2 129,2 16,2 229,7 24,7 Dư nợ trung và dài 737,7 940,4 1.146,2 202,7 27,4 205,8 21,88 hạn 2 Tổng dư nợ = 20,7 28,3 29,8 7,6 36,7 1,5 5,3 ngoại tệ quy ra VND Dư nợ ngắn hạn 19,3 0 740 -19,3 -1 740 0 Dư nợ trung và dài 1,4 28,3 29,1 26,9 1921,4 0,8 2,82 hạn ( Trích bảng cân đối kế toán ) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao so với trước cả về cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn đặc biệt là cho vay trung , dài hạn bằng ngoại tệ của năm 2005 so với năm 2004 tăng rất cao cho thấy ngân hàng đã chú trọng trong việc đầu tư vốn nước ngoài với thời hạn dài nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế . Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2004 đạt 1.555,7 tỷ đồng , đến năm 2005 đạt 1895,3 tỷ đồng tăng 339,6 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 21,8 % . Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ năm 2005 tăng 129,2 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 16,2 % , dư nợ cho vay trung dài hạn bằng VNĐ năm 2005 tăng 202,7 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 27,4 %. Tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 28,3 tỷ đồng tăng 7,6 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 36,7 % . tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn bằng ngoại tệ quy ra VNĐ tăng rất cao đạt 26,9 tỷ đồng , đạt tỷ lệ 5,2 % . Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ năm 2006 tăng 229,7 tỷ đồng , tỷ lệ tăng đạt 40,3 % , dư nợ cho vay trung dài hạn tăng 205,8 tỷ đồng . Tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy ra VNĐ năm 2006 là 1,5 tỷ đồng , tỷ lệ này tăng chậm là trong năm 2005 dư nợ
  35. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ quy ra VNĐ là không có do Chi nhánh co sự thay đổi trong cơ cấu cho vay . Hoạt động cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ quy ra VNĐ trong năm 2004 là cao thì trong năm 2005 Chi nhánh đã không đầu tư vào loại hình cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ quy ra VNĐ là do ngân hàng ngại rủi ro . Tuy nhiên , Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa trong vấn đề này để khắc phục những bất lợi mà nó có thể gây ra để lượng ngoại tệ huy động được không phải thường xuyên điều chuyển về NHNN&PTNT Việt Nam . 2.1.1.2. Nhận xét chung về tình hình cơ cấu tín dụng của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nhìn chung cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn . Từ năm 2004 đến này tỷ trong cho vay ngắn hạn luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước . Bảng số liệu trên cho thấy chiến lược về hoạt động tín dụng của Chi nhánh có tầm nhìn xa và rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nhà nước nói chung cũng như tỉnh Hải Dương nói riêng . Những năm trước dư nợ cho vay trung và dài hạn thấp là do hoạt động kinh tế ở Hải Dương chủ yếu là hoạt động nông nghiệp , công nghiệp phát triển chậm, doanh nghiệp và các công ty cổ phần chủ yếu là doanh nghiệp địa phương , cơ sở hạ tầng cũ kỹ , lạc hậu sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn , hiệu quả thấp , vốn tự có của doanh nghiệp ít , các doanh nghiệp đang trong quá trình sắp xếp đổi mới lại doanh nghiệp nên chưa có điều kiện để đổi mới dây truyển công nghệ cũng như mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh . Nên Ngân hàng không có điều kiện để mở rộng đầu tư cho vay trung và dài hạn . Nhưng từ năm 2004 Hải Dương đã hình thành và đi vào hoạt động sản xuất các khu công nghiệp quan trọng với nhiều doanh nghiệp ra đời đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm , dịch vụ đáp ứng nền kinh tế từ đó mở rộng quy mô sản xuất , mua sắm máy móc thiết bị hiện đại , dây truyền sản xuất công nghệ tiên tiến . Với cơ hội thuận lợi NHNN&PTNT Hải Dương là ngân hàng có mạng lưới chi nhánh trải khắp các huyện để đáp ứng kịp thời , nhanh chóng
  36. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhu cầu về vốn của các khu công nghiệp phục vụ cho mục tiêu kinh tế chung của tỉnh , kết quả cho vay trung và dài hạn tăng đáng kể . Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được hết các nhu cầu về vốn , chưa khai thác được nhiều dự án đầu tư xuất nhập khẩu , do tỉnh Hải Dương không có doanh nghiệp lớn thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu , các doanh nghiệp nhập máy móc thiết bị để đổi mới công nghệ cũng còn hạn chế nên nguồn vốn huy động ngoại tệ chủ yếu chi nhánh phải điều chuyển về NHNN&PTNT Việt Nam . Có thể nói kết quả cho vay của chi nhánh có xu hướng phát triển tốt , cho vay ngoài quốc doanh tăng nhưng việc đầu tư có sàng lọc và lựa chọn khách hàng , lựa chọn dự án , phương án đầu tư ở mọi lĩnh vực tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo với quy trình cho vay chặt chẽ tư khi tìm kiếm khai thác đến việc thẩm định khách hàng , hoàn thiện hồ sơ cho vay , hồ sơ bảo đảm tiền vay quyết định cho vay trên cơ sở định hướng đúng phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế . Nên chất lượng tín dụng qua nhiều năm tốt , không để phát sinh nợ quá hạn khó đòi , tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi còn cao , đi vào chi tiết từng khoản nợ trên bảng cân đối kế toán ta thấy có những khoản nợ tồn tại qua nhiều năm mà cuối năm 2006 chi nhánh vẫn chưa xử lý hết . Song cũng cần phải làm rõ thực trạng cũng như nguyên nhân của các khoản nợ này , để từ đó có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thời gian tới có hiệu quả hơn nữa . 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng 2.2.2.1. Tình hình nợ xấu Tín dụng mang nội dung ứng trước cho người vay , bởi vậy rủi ro là một thuộc tính vốn có của tín dụng . Rủi ro tín dụng có thể được biểu hiện trựo tiếp là vốn cho vay ra không thu hồi được đủ cả gốc và lãi khi đến hạn , hoặc cũng có thể được biểu hiện dưới dạng rủi ro tiềm ẩn như là những khoản nợ được giãn nợ , khoanh nợ , gia hạn nợ hoặc nợ trong hạn nhưng thực tế đã có nguy cơ khách hàng không trả được nợ đúng hạn trong tương lai khi đến
  37. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hạn do sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc do những nguyên nhân khác mà hiện tại khách hàng và ngân hàng không lường trước hết được . Bảng 07: Thực trạng nợ quá hạn theo thời gian quá hạn Đơn vị: Tỷ đồng Tăng, giảm Tăng, giảm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005 so với 2006 so với Nội 2004 2005 dung Số Số Số Số Số % % % % % tiền tiền tiền tiền tiền Tổng dư nợ 1555,7 1895,3 2322,3 Tổng NQH 12,3 100 14,2 100 27,8 100 1,9 15,4 13,6 95,7 NQH 360 0,66 5,36 1,43 17,1 2,47 8,8 0,77 116,6 1,04 72,7 NQH/Tổng dư 0,79 % 0,75 % 1,2% nợ ( Trích bảng cân đối kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây . Nợ quá hạn năm 2004 tăng chủ yếu là do chuyển từ nợ khoanh , nợ giãn có thời hạn phát sinh từ những năm trước mà Chi nhánh vẫn chưa xử lý được triệt để . Nợ quá hạn ( 6 tháng và trên 6 tháng đến 1 năm tăng chút ít nhưng có khả năng thu hồi ) . Năm 2005 nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng hơn so với năm trước là 1,9 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 15,4 % , Năm 2006 nợ quá hạn tăng hơn so với năm trước đó là 13,6 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 95,7 % điều này đã phản ánh một thực trạng về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn yếu kém , chưa có biện pháp tích cực để thu hồi nợ quá hạn .
  38. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Để phân tích và tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tập trung ở loại cho vay nào và đối với các thành phần kinh tế nào ta tiếp tục xem xét diễn biến nợ quá hạn của Chi nhánh qua bảng số liệu sau : Bảng 08 :Nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo Đơn vị: tỷ đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nội dung Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ quá hạn 0 0% 0 0% 0 0% Không có TSĐB 0 0% 0 0% 0 0% Có TSĐB 0 0% 0 0% 0 0% NQH phân theo thành phần kinh 12.354 100% 14.235 100% 27.890 100% tế KTQD 0 0% 0 0% 0 0% KTNQD 12.354 100% 14.235 100% 27.890 100% NQH phân theo thời hạn cho 12.354 100% 14.235 100% 27.890 100% vay NQH ngắn hạn 2.170 17,56% 4.890 34,3 12.486 44,7 NQH trung và dài 10.184 469,3 9.345 65,6 15.404 55,2 hạn (Trích bảng cân đối kế toán) Qua bảng số liệu trên và tình hình diễn biến nợ quá hạn tại chi nhánh cho thấy nợ quá hạn năm 2004 và 2005,2006 tăng chu yếu là nợ quá hạn theo thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh có tỷ lệ nợ quá hạn cao do khách hàng bị khó khăn về tài chính lên chậm trả nợ khi đến hạn thanh toán dẫn đến nợ quá hạn . Tỷ trọng nợ quá hạn trong những năm gần đây của chi nhánh liên tục tăng là do chi nhánh đầu tư vào các phương án , dự án sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh , cá thế với qui mô nhỏ , vốn tự có thấp Trong khi đó nợ quá hạn theo thời hạn cho vay lại tập trung chủ yếu ở cho vay trung và dài hạn vì đây là khoản cho vay đầu tư vào các khu
  39. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp công nghiệp các dự án , phương án sản xuất kinh doanh với quy mô lớn , khả năng thu hồi vốn trong thời gian dài . Dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng b. Trích lập dự phòng rủi ro Đơn vị :tỷ đồng Tổng dư Số tiền phải Tỷ lệ trích / Nợ quá hạn/ Stt Chỉ tiêu nợ trích Tổng dư nợ Tổng dư nợ 1 Năm 2004 1.556 2,5 0,16% 0.79% 2 Năm 2005 1.895 11 0,58% 0.75% 3 Năm 2006 2.332 17 0,73% 1.2% (Báo cáo phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro) Cuối năm 2004 do Chi nhánh phải giải quyết những khoản nợ quá hạn còn tồn đọng do chuyển những khoản nợ khoanh , giãn hết thời hạn khoanh , giãn nợ sang nợ quá hạn . Do đó NHNN&PTNT hàng năm phải trích ra một khoản tiền rất lớn từ lợi nhuận thu được để bù đắp vào những khoản nợ quá hạn . Trong năm 2004 số tiền phải trích cho dự phòng rủi ro là 2,5 tỷ đồng , tỷ lệ trích là 0,16 % , năm 2005 số tiền phải trích cho rủi ro tín dụng tăng cao đột biến do tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên . Năm 2006 Chi nhánh vẫn chưa giải quyết triệt để các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng dấn đến tình trạng nợ quá hạn của năm trước dồn cho năm sau lên tỷ lệ số tiền trích cho dự phòng lên đến 17 tỷ đồng và tỷ lệ trích là 0,73 % đây là vấn đề mà Chi nhánh NHNN%PTNT cần phải chú trọng quan tâm đến công tác cũng như các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh 2.3. Đánh giá chung tình hình rủi ro tín dụng 2.3.1. Kết quả đạt được của hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng Trong 9 tháng qua , toàn Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương đã có nhiều cố gắng , quan tâm đến việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thị phần tiếp tục được giữ vững ; cơ
  40. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cấu nguồn vốn và sử dụng vốn có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực ; kết quả tài chính phù hợp với mục tiêu để ra ; các hoạt động kinh doanh được giữ vững , ổn định và mở rộng có hiệu quả .Trong 4 tháng đầu năm 2007 , bám sát định hướng kinh doanh do Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chỉ đạo và các mục tiêu mà Đại Hội Công Nhân Viên Chức đề ra , toàn chi nhánh nỗ lực vào các công việc sau : -Tổ chức các Hội nghị : Tổng kết hoạt động kinh doanh 2006 , đề ra mục tiêu, giải pháp trọng tâm hoạt động kinh doanh 2007 ; quyết toán kế hoạch kinh doanh , kế hoạch tài chính năm 2006 ; Hội nghị khách hàng ; Hội nghị đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh , thi đua và hoạt động công đoàn , nhiệm vụ giải cho những tháng tiếp theo . Qua đó phân tích những mặt được , tồn tại , nguyên nhân và bài học kinh nghiệm , đồng thời xác định mục tiêu phấn đấu giải pháp thực hiện Tổ chức bảo vệ kế hoạch kinh doanh , sớm báo kết quả hoạt động kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2007 cho các đơn vị , để các đơn vị xác định mục tiêu phấn đấu và giải pháp thực hiện . - Xây dựng chương trình kế hoạch và giải pháp thực hiện về công tác huy động vốn , đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn ; ứng dụng công nghệ tin học , hiện đại hoá Ngân hàng ; chương trình hành động thực hiện tiết kiệm chống lãng phí ; đề án phát triển các hoạt động ngoại tệ ; kế hoạch triển khai đề án cơ cấu lại NHNN&PTNT Việt Nam , nhiệm vụ giải pháp về công tác tổ chức và cán bộ năm 2007-2010 . - Về nguồn vốn : Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương đã có chủ trương đúng đắn là cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng ổn định ; tăng cường huy động nguồn vốn từ dân cư và nguồn vốn trung dài hạn , giảm dần và tiến tới không đi vay ở tổ chức tín dụng khác , đảm bảo vốn thanh toán Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ hướng tới khách hàng là dân cư để chủ động về nguồn vốn, giảm dần sử dụng vốn cấp trên .
  41. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Về tín dụng : Tập trung tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng trường nguồn vốn . Tiếp tục củng cố và mở rộng thị phần của NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương . Chất lượng tín dụng thường xuyên quan tâm và nâng cao hơn trước nợ xấu 1,2 % thấp hơn so với kế hoạch giao ( 5% ). Các chi nhánh đều chấp hành nghiêm túc phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam . Tổ chức phân loại khách hàng để có định hướng cho vay - Về tài chính : Tăng thu , tiết kiệm chi ; có giải pháp tích cực thu hồi nợ sau xử lý rủi ro ; đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra trừ lãi suất đầu vào theo kế hoạch được giao . Đảm bảo tài chính tăng trưởng bền vững , đủ quỹ thu nhập để thu lương theo chế độ . Việc đầu tư XDCB và mua sắm tài sản đã thực hiện theo đúng kế hoạch do cấp trên phê duyệt . Công tác an toàn kho quỹ được thường xuyên quan tâm , mặc dù mạng lưới chi nhánh nhiều và rộng khắp song không để xảy ra vụ việc mất an toàn tài sản lớn . - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế : Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động kinh doanh ngoại tệ , thanh toán quốc tế , chuyển tiền nhanh WU, thanh toán song phương . Tăng cường kiểm tra , chấn chỉnh hoạt động các điểm chi trả WU . 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng Bên cạnh những thuận lợi mà Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương đã đạt được còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc . - Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tuy khá nhưng không đều ; cơ cấu nguồn vốn có tiến bộ nhưng vẫn chưa vững chắc . Bình quân nguồn vốn thấp so với toàn hệ thống - Tốc độ tăng trưởng tín dụng còn thấp so với chỉ tiêu kế hoạch được giao . Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ rất thấp so với khả năng huy động vốn ngoại tệ tại địa phương . Bình quân dư nợ thấp so với toàn hệ thống
  42. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Chất lượng tín dụng được quan tâm hơn nhưng vẫn còn chứa đựng một số vốn châm luân chuyển . Kết quả thu hồi nợ đã xử lý rủi ro còn thấp - Hoạt động kiểm tra ,kiểm soát đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung chất lượng chưa cao ; chưa thực sự làm tốt công tác cảnh báo , dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh - Công tác maketing còn hạn chế ở hầu hết các chi nhánh và phần lớn cán bộ công viên chức - Chế độ thông tin báo cáo nhiều chi nhánh còn thực hiện chậm , vì vậy đã ảnh hưởng tới việc theo dõi chỉ đạo điều hành . 2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn * Năng lực tài chính , kinh doanh của khách hàng còn yếu kém Một thực trạng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cả doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là vốn tự có rất nhỏ so với tổng nguồn vốn kinh doanh , do đó khả năng tự tài trợ thấp dẫn đến hạn chế trong kinh doanh , không có vốn để đầu tư , vay ngân hàng thì thiếu điều kiện lên không đổi mới được công nghệ để mở rộng sản xuất . Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém do quen hoạt động với thời gian quá dài của thời kỳ bao cấp , khi chuyển sang cơ chế thị trường vừa quản lý yếu kém, vừa thiếu kinh nghiệm , tư duy trì trệ , chậm đổi mới trong sản xuất kinh doanh . Theo kết quả khảo sát năm 1999 của ban đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ cho thấy các doanh nghiệp nhà nước chỉ có từ 5- 10 % vốn tự có , còn lại là vay ngân hàng tư 90 đến 95% để hoạt động sản xuất kinh doanh . Cũng theo báo cáo này , tính đến giữa năm 1999 các doanh nghiệp nhà nước chỉ có 40% làm ăn có lãi , 44% tạm thời thua lỗ , 16 % thua lỗ triền miên . Từ thực tế khảo sát Chính phủ đã chủ trương thực hiện sắp xếp đổi mới đểlành mạnh hoá tài chính của các doanh nghiệp . Hiện nay các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn , đây là nguyên nhân hạn chế đầu tư tín dụng của các ngân hàng , nếu như ngân hàng hạ thấp điều kiện cho
  43. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp vay thì sẽ gặp rủi ro tín dụng và như vậy ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng . * Năng lực quản lý , điều hành còn hạn chế Trong nền kinh tế thị trường tự do hoá và toàn cầu hoá một vấn đề cấp thiết là các doanh nghiệp trong nước cần phải tự đổi mới mình về nhiều mặt công nghê, trình độ quản lý sao cho phù hợp với sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế . Tuy nhiên , một thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp vẫn chưa chuyển biến kịp với sự vận động của thị trường , sản xuất kinh doanh mang tính mạo hiểm , kinh doanh trải chức năng , ngành hàng mới sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng dẫn đến sản xuất kinh doanh kém hiệu quả . *Doanh nghiệp thiếu thông tin Với môi trường kinh doanh như hiện nay , vai trò của công nghệ thông tin mang tính chất sống còn đối với hoạt động kinh doanh của bẩt cứ ngành nào, lĩnh vực nào . Các doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh rất thiếu thông tin về kinh tế tài chính trong nước và quốc tế để phục vụ cho sản xuất kinh doanh . Chính vì vậy doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường , đối tác đã ảnh hưởng rất lớn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh . * Rủi ro về kỹ thuật , vận hành máy móc Trong thực tế có những doanh nghiệp cán bộ quản lý , cán bộ kỹ thuật còn thiếu và còn yếu không đủ trình độ để kiểm tra máy móc thiếi bị , nhất là những máy móc nhập từ nước ngoài dẫn đến nhập những máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ , hiệu quả sử dụng không cao . ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . b. Nguyên nhân từ phía ngân hàng * Thiếu thông tin về khách hàng Để cho vay tốt , thì cán bộ tín dụng thì cán bộ tín dụng phải am hiểu khách hàng về nhiều giác độ như lĩnh vực , ngành nghề kinh doanh môi
  44. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trường hoạt động kinh doanh , tư cách đạo đức , năng lực quản lý điều hành .Nhưng thực tế hiện nay cán bộ tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khó thu thập thông tin chính xác về tình hình vay vốn của khách hàng , có những khách hàng đi vay vốn ở nhiều tổ chức tín dụng nhưng ngân hàng cũng không thể thẩm định thông tin này chính xác vì các ngân hàng cạnh tranh nhau lên đều giấu thông tin . Ngân hàng nhà nước đã thành lập thông tin tín dụng ( CIC ) và các ngân hàng thương mại đã thành lập trung tâm thông tin phòng ngừa rui ro nhưng hiệu quả khai thác kém . * Chất lượng thẩm định chưa cao Do trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng đã được đào tạo song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của ngân hàng trong tình hình mới , thể hiện trình độ hiểu biết về pháp luật , xã hội , kinh tế thị trường , công nghệ thông tin còn rất hạn chế . Việc phân tích , thẩm định khách hàng một cách chính xác và toàn diện , phân tích năng lực tài chính của khách hàng cũng như tính khả thi của dự án , phương án sản xuất kinh doanh còn yếu . Hơn nữa cán bộ tín dụng không được đào tạo về mặt kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn , máy móc thiết bị nên để thẩm định một cách chính xác là rất khó . c. Rủi ro do môi trường kinh doanh * Môi trường kinh tế Hoạt động sản xuất kinh doanh vốn phải chịu rất nhiều tác động của chu kỳ kinh tế . Thông thường hoạt động kinh tế ở các nước phát triển thường diễn ra theo chu kỳ từ 15 đến 20 năm một lần . Tuy nhiên , theo thống kê ở Việt Nam cứ 5 năm lại có sự biến động bất thường khi thiếu , khi thừa sản phẩm . Do đó các rủi ro do môi trường kinh doanh gây ra chiếm tỷ trọng rất lớn . Mặt khác công cuộc đổi mới kinh tế của nhà nước diễn ra trong thời gian ngắn , cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đang trong giai đoạn điều chỉnh và hoàn thiện . Vì vậy , nếu như sự thích ứng cơ chế mới để vận dụng vào các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp
  45. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp không tốt thì mỗi sự thay đổi môi trường kinh tế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp . * Môi trường pháp lý Hành lang pháp lý chưa đầy đủ , chưa đồng bộ , còn nhiều sơ hở nhất là những cơ chế chính sách liên quan đến liên quan đến hoạt động tín dụng kể cả về vĩ mô và vi mô sẽ tác động đến hoạt động mở rộng đầu tư của ngân hàng . Ví dụ : Thực tế hiện nay ở Hải Dương nhiều huyện và ngay cả các phường ở thành phố Hải Dương cũng chưa được cấp giấp phép sử dụng đất đầy đủ , gây khó khăn cho khách hàng trong việc vay vốn ngân hàng hạn chế việc mở rộng tín dụng của ngân hàng . KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong phạm vi nghiên cứu , chuyên đề tập trung trong việc phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương thông qua những dữ liệu thu thập được đã nêu lên được tình hình hoạt động của Ngân hàng từ khâu huy động vốn đến hoạt động cho vay đồng thời nắm bắt thực trạng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro đang được thực hiện tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương . Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng .
  46. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1. Định hướng và mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. 3.1.1.Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. Trên đà tăng trưởng hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là sự gia nhập tổ chức thương mại quốc tế ( WTO ) nền kinh tế việt nam đã có những bước phát triển vượt bậc ,là một trong những con hổ của Châu Á . Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng đã mang lại cho nền kinh tế việt nam một gương mặt khác về kinh tế - chính trị - xã hội . Trong đó hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài . Dự báo được các yếu tố tác động của môi trường sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng nông nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương nói riêng hoạt động một cách chủ động và hiệu quả hơn . Dự đoán trong năm 2007 và các năm tiếp theo hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương có một số thuận lợi sau : * Nền kinh tế việt nam tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực . Thêm vào đó tình hình chính trị , xã hội ổn định . Việc này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài chuyển dịch vùng đầu tư sang việt nam . Sự thực thi của luật doanh nghiệp cũng đã tạo ra hành lang cơ chế thông thoáng cho hoạt động của các doanh nghiệp , đặc biệt là các
  47. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp doanh nghiệp tư nhân , và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế với nhiều khu công nghiệp ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiều cơ hội cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế , từ đó mở rộng thị phần cho vay , nâng cao vị thế của ngân hàng. * Nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng cao : rõ ràng khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế thì việt nam cần phải nỗ lực trong việc thực hiện lộ trình cổ phần hoá doanh nghiệp nên nhu cầu về vốn rất cao. Trong năm 2007 một số khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương cũng đã đi vào hoạt động nên nhu cầu về vốn cũng như mở rộng đầu tư cho các doanh nghiệp là rất lớn . Trước tình hình đó thì chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cần phải biết tận dụng lợi thế đó nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn ,nhu cầu của dân cư về nhà ở, phương tiện sinh hoạt cũng thúc đẩy cho vay tiêu dùng. Xu hướng chuyển sang đầu tư dự án , mở rộng sản xuất thay vì đơn thuần kinh doanh thương mại tiếp tục phổ biến , tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại cho vay nhưng cũng tạo ra những thách thức hạn chế . Bên cạnh những thuận lợi trên , chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn tỉnh Hải Dương cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn cũng như thách thức sau : Do địa bàn Hải Dương với nhiều ngân hàng thương mại khác nhau , nên mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở lên gay gắt và quyết liệt nhằm mở rộng thị phần cho vay . Không chỉ cạnh tranh về cho vay mà còn cạnh tranh về cả lĩnh vực huy động vốn đến các hoạt động dịch vụ ngân hàng . áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng đòi hỏi ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cần phải có những chiến lược kinh doanh lâu dài.
  48. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế thành phố còn ở mức độ thấp . Các khu công nghiệp mới bước đầu đi vào hoạt động lên hoạt động kinh doanh mới ở mức bình thường . Chưa có chuyển biến trong chương trình cho vay kích cầu đầu tư . Trong khu vực nông nghiệp việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi có chất lượng cao còn chậm , chưa có biện pháp đồng bộ kiểm soát sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Vì vậy việc cho vay hộ sản xuất còn nhiều hạn chế . - Mặc dù đã có những khung pháp lý về bảo đảm tiên vay như NĐ178 , NĐ85 của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước, đã trao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho các ngân hàng thương mại cũng như chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương khi cho vay thì một trong những biện pháp bảo đảm tiền vay là tài sản thế chấp , cầm cố bảo lãnh vay vốn để bảo đảm an toàn vốn vay vẫn còn gặp một số khó khăn về các thủ tục hành chính có liên quan đến cấp các giấy tờ sở hữu , quyền sử dụng , quyền đăng ký vì vậy việc cho vay khu vực kinh tế vừa và nhỏ cũng còn nhiều khó khăn vướng mắc. 3.1.2. Định hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. Để tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới , với mục tiêu cơ cấu lại ngân hàng , thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương đề ra định hướng kinh doanh như sau : - Cơ cấu lại tổ chức và nâng cao năng lực điều hành phù hợp với mục tiêu kinh doanh đáp ứng được yêu cầu của khách hàng . Cẩu trúc lại mô hình tổ chức hướng khách hàng kết hợp với sản phẩm thay cho mô hình thuần tuý sản phẩm như hiện nay - Phát triển và mở rộng mạng lưới chi nhánh , đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới dựa trên công nghệ hiện đại . Trong đó : Định hướng cho hoạt động tín dụng
  49. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Đa dạng hoá các hình thức cho vay , đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế , đầu tư mạnh vào các dự án phát triển - Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cần có vốn để đầu tư phát triển . Do đó vai trò huy động vốn của các ngân hàng thương mại có vị trí hết sức quan trọng . Với mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn để thực hiện mục tiêu kinh doanh cũng như hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Hải Dương sẽ duy trì và phát triển bền vững an toàn và hiệu quả với các mục tiêu sau : Nguồn vốn tăng trưởng bình quân từ 25%-28%/ năm. Dư nợ tăng trưởng bình quân từ 20%- 25%/ năm . Nợ quá hạn < 2% so với tổng dư nợ . Đảm bảo thu nhập cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước . - Duy trì tăng trưởng hợp lý , đảm bảo cân đối , an toàn và khả năng sinh lời - Giữ vững vai trò chủ đạo , chủ lực là thị trường nông nghiệp và nông thôn đồng thời củng cố , phát triển thị trường , thị phần ở khu vực thành thị , mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh Song song với việc mở rộng tín dụng , Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương thường xuyên ngăn ngừa và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất , nâng cao chất lượng tín dụng . Để đạt được mục tiêu đã đề ra , Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương cần phải nỗ lực trong việc thực hiện những mục tiêu mà ban lãnh đạo đề ra nhằm hoàn thành mục tiêu chiến lược cho sự phát triển lâu dài của Ngân hàng . Hơn thế nữa , Ngân hàng cần có những giải pháp mang tính chất hỗ trợ : giải pháp của Chính phủ , giải pháp của ngân hàng nhà nước để tạo ra một cơ chế quản lý linh hoạt , một hành lang pháp lý chặt chẽ có hiệu quả .
  50. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng muôn hình muôn vẻ . Thực tiễn ở nước ta cũng cho thấy điều đó . Trong gần 20 năm đổi mới nền kinh tế và đổi mới hoạt động ngân hàng , trong mỗi giai đoạn , nguyên nhân rủi ro tín dụng được nhấn mạnh khác nhau và nguyên nhân chủ yếu khác nhau . Nhìn chung , rủi ro tín dụng diễn biến rất phức tạp . Tuy nhiên trong những năm gần đây rủi ro tín dụng do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan đã giảm hẳn . Nhất là do nguyên nhân chủ quan hiện nay chỉ thấy cá biệt ở phạm vi nhỏ của một vài chi nhánh NHTM nào đó . Đặc biệt , đối với các NHTM cổ phần , nếu trước đây là khối NHTM có rủi ro lớn nhất và đáng lo ngại nhất , thì hiện nay nhìn chung lại có tỷ lệ nợ quá hạn mới phát sinh rất thấp . Mặc dù vậy , với xu hướng hội nhập , với sự ra đời ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế , sự chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá của hộ nông dân , hộ ngư dân , làm cho nền kinh tế năng động hơn . Đồng thời , tính tự chủ của NHTM cao hơn , thì rủi ro tín dụng lại có những diễn biến phức tạp mới đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp . Sau đây em xin được đề xuất một số giải pháp sau đây đối với chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương. 3.2.1. Giải pháp trực tiếp 3.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đối với bất kỳ một ngân hàng nào thì vấn đề lao động bao giờ cũng là vấn đề hàng đầu và quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của ngân hàng đó . Tuy nhiên , điều đó không không đồng nghĩa với việc cứ nhiều lao động hơn thì kết quả cao hơn . Thực tế một ngân hàng có ít lao động hơn lại có thể đem lại kết quả cao hơn .Điều quan trọng chính là do sự chi phối của vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực ở từng ngân hàng là năng lực thực tế của người lao động gắn với thực hiện mục tiêu đặt ra của ngân hàng .Hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương với mục tiêu , nhiệm vụ là phân bổ nguồn vốn có
  51. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hiệu quả ; bảo đảm cung cấp vốn tới các dự án khả thi , phục vụ nhu cầu phát triển nền kinh tế ; mang lại lợi nhuận cho ngân hàng ; và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra . Vì vậy, để bảo đảm thực hiện mục tiêu , nhiệm vụ công tác tín dụng thì yêu cầu người cán bộ tín dụng phải có những kiến thức sâu rộng về các vấn đề sau : - Các loại hình tín dụng ( tín dụng khách hàng , tín dụng thế chấp , bao thanh toán , tín dụng tiêu dùng ) đặc trưng của từng loại hình tín dụng , những loại rủi ro , các nguyên nhân dẫn đến rủi ro , và những điều kiện gắn liền với các loại hình tín dụng đó. - Chu trình cấp tín dụng từ khâu nhận hồ sơ, phê chuẩn tín dụng giải ngân tín dụng đến khâu giám sát các khoản tín dụng sau khi cho vay - Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư, đánh giá khách hàng - Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, cách thức phân loại nợ , trích lập dự phòng rủi ro ; - Kiến thức về kinh tế , luật pháp và các chính sách liên quan đến quyền sở hữu tài sản , đăng ký giao dịch bảo đảm , phát mại tài sản ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng - Trình độ ngoại ngữ và tin học : nghiệp vụ ngân hàng phát triển với tốc độ rất cao mà nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu lại là từ nguồn tài nguyên trí thức bên ngoài .Do đó , ngoại ngữ trở thành một công cụ thiết yếu - Kỹ năng nghề nghiệp cũng là yếu tố trực tiếp tác động đến chất lượng công tác của cán bộ . Do đó cán bộ tín dụng phải đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp Hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm , các ngân hàng Việt Nam chịu sức ép rất lớn của sự phát triển nhanh chóng ở khu vực tài chính . Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng ,đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế về hoạt động kinh tế và ngân hàng . Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng , phong phú về các loại hình tín dụng . Bên cạnh đó cũng ngày càng có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng của hoạt động tín dụng . Những thay đổi liên
  52. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tục , thường xuyên này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực mới hoặc một trình độ cao hơn so với những năng lực vốn có . Hoạt động tín dụng ở các nước cũng bị tác động và phát triển theo xu thế hội nhập hoạt động ngân hàng. Do vậy , cán bộ tín dụng cũng phải được định hướng chuẩn hoá theo kinh nghiệm quốc tế , tránh tình trạng tụt hậu về trình độ và khả năng xử lý công việc. 3.2.1.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Xu hướng hiện nay , quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng ,mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn . Các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn . Lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn . Do đó , công tác thẩm định lại càng quan trọng hơn trước , khi quyết định cho vay . Việc thẩm định dự án , phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án , phương án đó . Để chất lượng thẩm định dự án, phương án đạt chất lượng cần bố trí những cán bộ có trình độ , kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng , thương xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin , cách thức thẩm định dự án Áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án , trên cơ sở đó đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng . Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau , cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin , dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác . Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy tín , khả năng tài chính của khách hàng . Trong thực tế , còn nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai lệch, trong khi công tác thẩm định này chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng . Thẩm định tài chính giúp cho ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư , chẳng hạn chỉ xét duyệt cho vay đối với các dự án khả thi và khách hàng có đủ nguồn vốn tự có tham gia như cam kết sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng .
  53. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Để đánh giá tính hiệu quả của dự án , trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động , các tình huống có thể xảy ra , trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay . Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất . Thẩm định dự án không chỉ thẩm định khi cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư , từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn . 3.2.1.3. Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của dự án Dự án sản xuất kinh doanh là một bài giải trình các mục tiêu kinh tế và các giải pháp kèm theo để thực hiện được mục tiêu đó Trong một hộ gia đình ( khách hàng ) hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng , mỗi một hoạt động có mức thu nhập và lợi nhuận khác nhau , nhưng kết quả chung là kết quả của các hoạt động của khách hàng đó cộng lại . Vì vậy , dự án cho vay vốn phải toàn bộ hoạt động của khách hàng . Một hợp đồng một thương vụ ,hay một ngành nghề cụ thể không phải là nghiên cứu tổng thể để cho vay. Muốn đạt được yêu cầu trên cán bộ tín dụng phải nắm được toàn bộ ngành nghề và các nguồn thu nhập , chi tiêu của gia đình hộ vay . Để dự án được thực hiện được tốt thì tổ chức tín dụng giải quyết cả 3 vần đề trong quan hệ tín dụng là giá cả , rủi ro và lòng tin . Với 3 vấn đề trên thì công việc thẩm đinh cần làm là : - Một là nguồn từ quyết toán khoản vay . Là nguồn trả nợ từ chính hiệu quả của khoản vay nó phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận của người vay mà trực tiếp là phương án vay vốn . - Hai là nguồn từ chính năng lực tài chính của khách hàng vay vốn . Được dùng khi dự án vay thực hiện không thành công , khi đó bản thân vốn nội sinh của doanh nghiệp , với tư cách người đI vay là nguồn thu khác của
  54. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngân hàng . Nguồn này vẫn chứa đựng sự không chắc chắn do ngân hàng cùng phải chia sẻ nguồn thu này với chủ nợ khác . - Ba là tài sản bảo đảm ( cầm cố , thế chấp ) là nguồn thu sau cùng từ phía khách hàng . Nguồn này tỏ ra khá chắc chắn do tính “ ưu quyền “ của ngân hàng trên giá trị tài sản đảm bảo . Tuy không phải là nguồn gắn liền với bản chất của tín dụng do tính thanh lý chậm ,tốn kém chi phí và sức lực , khó tìm kiếm thị trường . Trong cho vay cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính chính xác và hợp lý của các số liệu được khách hàng đưa vào bảng dự trù doanh thu của dự án , phương án . Khi phân tích hệ số tài chính ngoài các chỉ tiêu NPV, IRR , ngân hàng lên chú trọng đến việc phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả . Chỉ tiêu này không chỉ giúp cho nhà thẩm định xác định được giới hạn biến động tối đa của các biến số sao cho dự án không bị thua lỗ mà còn giúp họ xác định được trong các dự án , nhân tố nào ảnh hưởng quan trọng nhất đến chỉ tiêu hiệu quả để kiểm soát chặt chẽ sự biến động của nhân tố đó trong quá trình cho vay . Việc thẩm định một cách kỹ lưỡng sẽ là cơ sở để xác định mức cho vay , thời hạn thu nợ , mức thu nợ hợp lý , tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi . Bên cạnh đó cũng phải lưu ý trong thẩm định là thẩm định về mặt kỹ thuật , công nghệ để có thể thẩm định khoản vay một cách toàn diện hơn tránh nhữn rủi ro có thế xảy ra . 3.2.1.4. Thẩm định khách hàng vay vốn Uy tín của khách hàng phải được đề cập trong thẩm định và cụ thể hơn , nó phải có nội dung trong tờ trình của cán bộ tín dụng , với các tiêu thức cụ thể là : Thẩm định qua hồ sơ quá khứ của khách hàng, thẩm định qua phỏng vấn trực tiếp với mục đích cần đạt rõ ràng là tìm hiểu phẩm chất, tư cách , năng lực của khách hàng trên góc độ như động cơ vay, sự liêm chính, thái độ sẵn lòng trả nợ , thẩm định danh tiếng hoặc tai tiếng, uy tín của khách hàng qua các luồng thông tin và sự giới thiệu của khách hàng khác về khách hàng
  55. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp vay vốn . Mặt khác cũng phải thẩm định chiều sâu của thực trạng tài chính như năng lực quản trị , tình trạng sức khỏe người điều hành , triển vọng của lớp cán bộ kế cận 3.2.1.5. Tuân thủ chặt chẽ quy trìn tín dụng Giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động tín dụng , không thể coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh , thu hút khách hàng , giữ khách hàng mà bỏ qua một khâu nào . Nội dung của giải pháp này được đề xuất như sau : - Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình , việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn . Thông thường cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước , trong và sau khi cho vay . + Kiểm tra trước khi cho vay : kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý , tình hình tài chính , nhu cầu vay + Kiểm tra trong khi cho vay giúp cho cán bộ tín dụng cho vay đúng đối tượng , nhu cầu vay của khách hàng , việc kiểm tra trên thông thường dựa trên các hóa đơn tài chính , hợp đồng kinh tế +Kiểm tra sau khi cho vay : Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề nghị vay không , thường kiểm tra thực tế tài sản sau khi vay để tránh việc khách hàng ký hợp đồng và hoá đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng rồi rút tiền mặt , không có tài sản thực tế . Ngoài ra trong quá trình cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng , việc kiểm tra có thể định kỳ , hay đột xuất . Việc kiểm tra giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và tránh việc bố trí khi có sự kiểm tra từ phía ngân hàng . Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng là cá nhân vay lớn đều phải thông qua hội đồng tín dụng , qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính ,kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro
  56. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3.2.1.6. Kiểm tra , giám sát tín dụng chặt chẽ hơn Thực hiện đúng mục đích an toàn , hiệu quả . Ở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương với số lượng khách hàng đông do đó việc kiểm tra kiểm soát tín dụng thừơng xuyên là tương đối khó khăn . Chính vì vậy nên việc cán bộ tín dụng cần nâng cao hơn kỹ năng giám sát của mình , sao cho thời gian giám sát không nhiều nhưng khai thác được nhiều thông tin là hết sức cần thiết . Đối với nền kinh tế phát triển các doanh nghiệp có thể đánh giá hàng ngày thông qua sự tăng giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán . Còn để nhận biết khoản cho vay có vấn đề chủ yếu dựa vào các dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng Thông qua việc theo dõi vốn vay cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến ky hạn đã thoả thuận trong hợp đồng , nếu khách hàng có khó khăn chính đáng trong việc trả nợ thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập giấy xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ ,còn nếu khách hàng khó khăn của khách hàng không phải do nguyên nhân khách quan mà là do nguyên nhân chủ quan thì ngân hàng phải tư vấn khách hàng để có biện pháp tháo gỡ khó khăn . Còn nếu khoản vay có vấn đề dù đang còn trong hạn thì cán bộ tín dụng cần chuyển khoản vay đó sang bộ phận xử lý rủi ro để có phương án điều chỉnh về trạng thái bình thường trước khi đến hạn . Để làm được điều này thì công tác kiểm tra , kiểm soát nội bộ cần tăng cường hơn nữa nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu dẫn đến rủi ro Việc kiểm tra , kiểm soát như vậy đòi hỏi thàn viên đoàn kiểm soát không chỉ có kỹ năng phân tích tài chính thông thường còn phải am hiểu nhất định về lĩnh vực cho vay và đặc biệt phải có trực giác “nhạy bén “ có thể phát hiện những bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp và lý giải đúng hiện tượng đó . Để có thể làm được như vậy , chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương phải chủ trọng bồi dưỡng kiến thức thực tế cho cán bộ bằng cách tiếp tục đào tạo cán bộ sau khi tuyển dụng , thường
  57. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp xuyên bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ , pháp luật , thị trường các chủ trương chính sách của ngân hàng . 3.2.1.7. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng Việc hình thành và phát triển hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng Việt Nam trong những năm qua là một bước đi khách quan tất yếu , phù hợp với tiến trình phát triển và đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tiền tệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường . Qua 15 năm hoạt động cho thấy , hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng Việt Nam cũng đã đạt được những hiệu quả của hệ thống thông tin tín dụng nói chung và nó mang lại hiệu quả cho tổ chức tín dụng như sau : -Do thu thập được tương đối đầy đủ thông tin về hoạt động tín dụng nên ngân hàng chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng , thẩm định khách hàng và xét duyệt cho vay . -Do chia sẻ thông tin giữa các tổ chức tín dụng đã góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng . Có thể nói đến nay không còn hiện tượng khách hàng có vấn đề nhưng vẫn đi vay ở nhiều ngân hàng cùng một lúc với số tiền lên hàng nghìn tỷ đồng . - Do có cả thông tin về cá nhân vay nên góp phần mở rộng tín dụng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ . Điều này mang lại lợi ích rất lớn : Thứ nhất : Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Thứ hai : Góp phần mở rộng thị trường tín dụng chính thức và thu hẹp thị trường tín dụng không chính thức - Hoạt động thông tin tín dụng góp phần làm thay đổi văn hoá tín dụng và nâng cao đạo đức kinh doanh của người vay Trước những lợi ích và hiệu quả mà thông tin tín dụng mang lại đã góp phần hạn chế những rủi ro mà ngân hàng gặp phải . Đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương với số lượng khách hàng đông như vậy thì vấn đề cập nhật thông tin là hết sức quan trọng . Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
  58. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hải Dương nên thu thập và lưu trữ thông tin thành kho dữ liệu trong đó tập hợp thông tin thành từng lĩnh vực kinh tế khác nhau . Công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho công tác thu thập , xử lý và lưu trữ thông tin tín dụng cũng cần được hiện đại hoá hơn nữa , để làm tăng số lượng cũng như độ chính xác , cập nhật thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng . 3.2.1.8. Nâng cao hiệu quả các bảo đảm tín dụng Thông thường các khoản vay được xác định nguồn trả nợ từ kết quả của dự án sản xuất kinh doanh . Tuy nhiên không ai dám chắc 100% các món vay hoàn trả đúng hạn . Bảo đảm tín dụng đùng để bù đắp khi kinh doanh của người vay bị rủi ro , ngoài ra còn có tác dụng nâng cao trách nhiệm trả nợ của người vay , hạn chế lừa đảo trong vay vốn . Ngân hàng nhận tài sản thế chấp để cho vay vốn ở nông thôn hiện nay đang còn nhiều vướng mắc là khả năng chuyển nhượng , tiêu thụ tài sản khó , đất ở nhiều nơi chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hiện nay Nghị định 178/1999/NĐ- CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính Phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày25 tháng 10 năm 2002 của Chính Phủ sử đổi , bổ xung Nghị định 178/1999/NĐ-CP đã bị bãi bỏ và thay vào đó là Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm 3.2.1.9. Thực hiện biện pháp san sẻ rủi ro Giải pháp san sẻ rủi ro nhằm phân tán rủi ro bất khả kháng , khó tránh khỏi như thiên tai ,hoả hoạn Ngân hàng có thể phân tán rủi ro tín dụng qua các hình thức sau : - Đa dạng hoá danh mục đầu tư bằng cách cho vay với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế - Đa dạng hoá phương thức cho vay : Trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như cho vay hạn mức, cho vay thấu chi , cho vay theo món , cho vay đồng tài trợ